Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Chuyên đề 15: Lý thuyết và bài tập về đồng phân của aminoaxit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.06 KB, 5 trang )

Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

CHUYÊN ĐỀ 15: ĐỒNG PHÂN CỦA AMINO AXIT
Công thức phân tử CxHyO2N có các đồng phân cấu tạo mạch hở thường gặp:
- Amino axit H2N–R–COOH
- Este của amino axit H2N–R–COOR’
- Muối amoni của axit hữu cơ RCOONH4 và RCOOH3NR’
- Hợp chất nitro R–NO2
VD: viết CTCT thu gọn các đồng phân mạch hở có CTPT C3H7O2N.
- amino axit:
CH3-CH2(NH2)-COOH ;
H2N-CH2-CH2-COOH
- Amino este:
HCOOCH2-CH2-NH2
;
HCOOCH(NH2)-CH3
CH3COOCH2-NH2
- Muối không no: CH2=CH-COONH4
- Hợp chất nitro:
CH3CH2CH2NO2

;

H2N-CH2-COO-CH3
;

CH3-CH(CH3)-NO2

Amino axit:

H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-COONa + H2O



Amino este:

H2N-R-COOH + R’OH → H2N-R-COOR’ + H2O
H2N-R-COOR’ + NaOH → H2N-R-COONa + R’OH
muối

Muối amoni:

ancol

RCOOH + NH3 → RCOONH4
R-COONH4 + NaOH → R-COONa + NH3 ↑ + H2O
muối

amoniac

Muối tạo ra từ axit hữu cơ và amin
RCOOH + R’NH2 → RCOONH3R’
R-COONH3R’ + NaOH → R-COONa + R’NH2 ↑ + H2O
muối
amin
Nếu R, R’ là các gốc no thì CTPT muối dạng CnH2n+3O2N
RCOONH3R’ có tính lưỡng tính
RCOONH3R’ + HCl → RCOOH + R’NH3Cl
RCOONH3R’ + NaOH → RCOONa + R’NH2 + H2O
Muối tạo ra từ axit vô cơ và amin:
RNH2 + HNO3 → RNH3NO3
RNH3NO3 + NaOH → RNH2 + NaNO3 + H2O



Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

TOÁN VỀ ĐỒNG PHÂN CỦA AMINO AXIT
Câu 1:
Hai chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch NaOH loãng:
A. ClH3NCH2COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5
B.
CH3NH2

H2NCH2COOH
C. ClH3NCH3 và CH3NH2
D. CH3NH3Cl và H2NCH2COONa
Câu 2:
Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với dung dịch NaOH, H 2SO4 và làm
mất màu dung dịch Br2 có công thức cấu tạo :
A. CH3CH(NH2)COOH
B. H2NCH2CH2COOH
C. CH2=CHCOONH4
D. CH2=CH-CH2COONH4
Câu 3:
Cho các loại hợp chất: amino axit (X), muối amoni của axit cacboxylic
(Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng
được với dd NaOH và dung dịch HCl là:
A. X, Y, Z, T
B. X, Y, Z
C. X, Y, T
D. Y, Z, T
Câu 4:
Chất X có CTPT C4H9O2N.

Biết: X + NaOH → Y + CH4O
Y + HCl dư → z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là:
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH
D. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH
Câu 5:
Cho 2 hchc X và Y có cùng CTPT là C 3H7NO2. Khi phản ứng với dung
dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa, và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH 2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là:
A. CH3OH và NH3
B. CH3OH và CH3NH2
C. C2H5OH và N2
D. CH3NH2 và NH3
Câu 1:
Một hợp chất hữu cơ X chứa 4 nguyên tố C, H, O, N và có khối lượng
phân tử M = 89. Đốt cháy hoàn toàn 4,45g X cho 3,15g H 2O, 3,36 lít CO2 (đktc). X
tác dụng với dung dịch NaOH cho được ancol metylic. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2= CH-COONH4
B. CH3-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-COO-CH3
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 2:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lit khí CO 2,
0,56 lit khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam nước. Khi X tác dụng với dung dịch
NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. CTCT thu gọn của X là:
A. H2NCH2COOCH3
B. H2NCH2COOC2H5
C. H2NCH2COOC3H7
D. H2NCH2CH2COOH



Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

Cho axit cacboxylic X phản ứng với chất Y thu được một muối có CTPT
C3H9O2N (sản phẩm duy nhất). Số cặp chất X và Y thoả mãn điều kiện trên là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4:
Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR’ (R, R’ là các gốc
hidrocacbon), phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản
ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết
với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hoá thành anđehit). Cho toàn
bộ lượng Y tác dụng với lượng dư dd AgNO 3/NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa.
Giá trị của m là:
A. 2,67
B. 3,56
C. 4,45
D. 5,34
Câu 5:
Chất hữu cơ X có 1 nhóm amino, 1 chức este. Hàm lượng nitơ trong X là
15,73%. Xà phòng hóa m gam chất X, hơi ancol bay ra cho đi qua CuO nung nóng
được anđehit Y. Cho Y thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có 16,2 gam Ag kết tủa.
Giá trị của m là:
A. 3,3375 gam.
B. 6,6750 gam.
C. 7,6455 gam.
D. 8,7450 gam.

Câu 6:
Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C 2H7O2N tác dụng vừa
đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lit hỗn hợp Z
(ở đktc) gồm 2 khí đều làm xanh quỳ tím ẩm. Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng
13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là:
A. 8,9 gam
B. 14,3 gam
C. 15,7 gam
D. 16,5 gam
Câu 7:
Hợp chất X có CTPT là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với
dd NaOH sinh ra chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy
quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu dd nước
brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 8,2
B. 9,4
C. 9,6
D. 10,8
Câu 8:
Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức mạch hở X có CTPT C 3H9O2N
tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô
cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là:
A. CH3CH2COONH4
B. CH3COONH3CH3
C. HCOONH2(CH3)2
D. HCOONH3CH2CH3
Câu 9:
Hợp chất X có CTPT trùng với CTĐGN, vừa tác dụng được với axit vừa
tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần %
khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%;

còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung
dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là:
A. CH2=CHCOONH4
B. H2NCOOCH2CH3
Câu 3:


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

C. H2NCH2COOCH3
D. H2NC2H4COONH3CH2CH3
Câu 10:
Cho 8,9 gam hợp chất hữu cơ X có CTPT C 3H7O2N phản ứng với 100ml
dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn thu được 11,7
gam chất rắn. CTCT của X là:
A. HCOONH3CH=CH2
B. CH2=CHCOONH4
C. H2NCH2CH2COOH
D. H2NCH2COOCH3
Câu 11: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C 3H7NO2, đều
là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng
khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là
A. vinylamoni fomat và amoni acrylat.
B. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.
C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat.
D. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.
Câu 12:
Hợp chất hữu cơ X có CTPT C 2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH thu
được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của
Y là:

A. 45
B. 46
C. 68
D. 85
Câu 13:
0,1 mol chất X (CH6O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH
đun nóng thu được chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn Y thu
được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 5,7
B. 12,5
C. 15
D. 21,8
Câu 14:
Este X (có khối lượng phân tử bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol
đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X
phản ứng hết với 300 ml NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y
được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 24,25
B. 26,25
C. 27,75
D. 29,75
Câu 15:
Một muối X có công thức phân tử C3H10O3N2. Cho 14,64 gam X phản ứng
hết với 150 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được chất rắn
và phần hơi. Trong phần hơi có một chất hữu cơ Y bậc 1, trong phần rắn chỉ là hỗn
hợp của các hợp chất vô cơ. Chất rắn có khối lượng là:
A. 14,8 gam.
B. 14,5 gam.
C. 13,8 gam.
D. 13,5 gam.



Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An



×