Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thực tập phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.02 KB, 4 trang )

Thực tập phương pháp nêu và giải quyết vấn
đề
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

(D&3H) Đây là phương pháp mà các nhà sư phạm quan
tâm hơn cả vì nó được coi là tổ hợp các PP tích cực có giá trị đức – trí dục to lớn.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960 được
gọi tắt là PPDH nêu vấn đề: là PPDH mà người GV đưa ra trước HS một hoặc hệ
thống các vấn đề học tập chứa đựng mâu thuẫn, đưa HS vào tình huống có vấn đề
làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, hướng dẫn HS đề xuất giả thuyết, lập kế hoạch và tự
giải quyết vấn đề.
Như vậy HS không những nắm vững kiến thức mà còn phát triển khả năng tư duy,
biết cách phát hiện và giải quyết vấn đề, hình thành phương pháp tự học, tự nghiên
cứu. Phương pháp này đã tạo điều kiện cho HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động,
tích cực nhất.
a.Tình huống có vấn đề
Giáo viên phải biết phát hiện vấn đề. Vấn đề ở đây là những điều mà GV đã biết câu
trả lời nhưng hư cấu thành chưa biết để lôi cuốn HS vào giải quyết.
Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng một nội dung cần xác định, một
nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ, một câu hỏi cần tìm câu trả
lời…
ôCác bước xây dựng tình huống có vấn đề


Bước 1: Tái hiện tri thức đã có liên quan đến tình huống sắp giải quyết (bằng cách
kiểm tra bài cũ, ôn tập kiến thức cũ, đưa ra bài tập hoặc đưa ra hiện tượng thực tế…).
Bước 2: Nêu ra hiện tượng mâu thuẵn với tri thức đã có (mâu thuẫn này là sự không
phù hợp giữa điều đã biết với điều chưa biết, giữa lý luận với thực tiễn…).
ôCác cách xây dựng tình huống có vấn đề
+ Tình huống nghịch lý: là một vấn đề mà mới thoạt nhìn dường như vô lý không phù
hợp với những nguyên lý đã được công nhận, tức là không thể chấp nhận được.


Ví dụ: Al, Fe là những kim loại hoạt động nhưng lại không tan trong HNO3 đặc,
nguội.
+ Tình huống lựa chọn: mâu thuẫn có thể xuát hiện khi ta đứng trước một sự lựa chọn
hết sức khó khăn giữa hai hay nhiều phương án giải quyết. Phương án nào cũng có vẻ
hợp lý nhưng đồng thời lại chứa đựng một nhược điểm riêng cơ bản nào đó. Chủ thể
lại chỉ được phép lựa chọn một giải pháp duy nhất mà thôi.
Ví dụ: Amoniac trong công nghiệp được điều chế từ khí nitơ và khí hiđro theo phản
ứng:
N2(k) + 3H2(k) –> 2NH3 + Q
Hãy lựa chọn điều kiện thích hợp để hiệu suất tổng hợp NH3 là cao nhất? Giải thích
sự lựa chọn đó?
Cách 1: Hạ nhiệt độ.
Cách 2: Tăng áp suất.
Cách 3: Thực hiện phản ứng tổng hợp ở nhiệt độ 450 – 5000C, ở áp suất khoảng 200
– 300 atm, tỉ lệ N2và H2 là 1:3 và có xúc tác.
+ Tình huống vận dụng:
. Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong đời sống hoặc sản xuất.
Ví dụ: Giải thích câu nói :

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
. Vận dụng kiến thức để giải bài tập.


+ Tình huống nhân quả: Xuất hiện trong quá trình đi tìm kiếm nguyên nhân của một
kết quả, nguồn gốc của một hiện tượng, tìm lời giải cho câu hỏi tại sao. Tình huống
này có thể chứa đựng cả ba loại tình huống trên.
Ví dụ: Vì sao nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho nhưng ở điều kiện thường photpho
lại hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ?

b. Các bước của dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Bước 1: Đặt vấn đề
- Tạo tình huống có vấn đề (xây dựng bài toán nhận thức).
- Phát hiện nhận dạng vấn đề nảy sinh.
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.
Trong đó khâu quan trọng nhất là tạo tình huống có vấn đề. Phải nêu ra được những
điều chưa biết là yếu tố trung tâm trong tình huống có vấn đề và gây ra được sự hứng
thú nhận thức, kích thích tư duy của HS.
Bước 2: Giải quyết vấn đề
- Đề xuất cách giải quyết (xây dựng giả thuyết khoa học).
- Lập kế hoạch giải quyết.
- Thực hiện kế hoạch giải quyết.
Trong bước này thực chất là chứng minh giả thuyết. Để chứng minh HS phải biết
cách phân tích tài liệu giáo khoa, từ đó tách ra các yếu tố cốt lõi và các yếu tố thứ
yếu, so sánh chúng, tổng hợp khái quát rồi rút ra kết luận. Giáo viên cung cấp thêm
cho HS những dữ liệu cần thiết, hướng HS vào phân tích, so sánh để rút ra kết luận
đúng đắn.
Bước 3: Kết luận
- Thảo luận kết quả và đánh giá.
- Phát biểu kết luận.
- Đề xuất vấn đề mới.


ô Khi dạy học nêu và giải quyết vấn đề cần chú ý lựa chọn mức độ cho phù hợp với
trình độ nhận thức của HS và nội dung cụ thể của mỗi bài học. Các mức độ đó là:
+ Giáo viên nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
+ Giáo viên nêu vấn đề và tổ chức cho HS tham gia giải quyết vấn đề.
+ Giáo viên cung cấp thông tin cho HS tạo tình huống có vấn đề để HS phát hiện vấn
đề và giải quyết vấn đề.
+ Học sinh tự phát hiện vấn đề, tự lực giải quyết vấn đề và tự đánh giá.

Ví dụ: Khi nghiên cứu phản ứng của dung dịch muối với NH3, tiến hành các thí
nghiệm nêu vấn đề sau:
1, Thí nghiệm 1: Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch AlCl3.
Hiện tượng: Tạo kết tủa trắng, cho tiếp NH3 kết tủa không tan.
Học sinh phát biểu: Al(OH)3 là chất lưỡng tính có thể tác dụng với dung dịch bazơ
nhưng tính bazơ của dung dịch NH3 yếu nên Al(OH)3 không tan trong dung dịch NH3
2, Thí nghiệm 2: Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch CuCl2.
Hiện tượng: Tạo kết tủa trắng xanh, cho tiếp NH3 vào kết tủa tan ra.
Nêu vấn đề: Cu(OH)2 không phải chất lưỡng tính nhưng lại có khả năng tan trong
dung dịch NH3.
Giải quyết vấn đề: Khả năng tan trong dung dịch NH3 của một số hiđroxit kim loại
không tan không được giải thích theo tính lưỡng tính.
Cho học sinh viết cấu hình electron của ion Cu2+, viết công thức phân tử NH3. Nhận
thấy ion Cu2+ có các obitan trống, phân tử NH3 còn cặp điện tử chưa dùng. Giữa Cu2+
và NH3 tạo liên kết phối trí (tạo phức).
Kết luận: Khả năng tan của một số hiđroxit kim loại như: Cu(OH)2, Zn(OH)2, AgOH
…trong dung dich NH3 là do tạo thành các ion phức [Cu(NH3)4]2+, [Ag(NH3)2]+ …
Tổng hợp và sưu tầm



×