Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học tác phẩm tự sự ở Trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.43 KB, 29 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM TỰ SỰ Ở TRƯỜNG THPT"
1
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn đề tài:
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006- BGDĐT
ngày 5/6/2006 của bộ trưởng bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh,
điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp
tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Thực hiện mục tiêu này, đổi
mới phương pháp dạy học được đẩy mạnh ở tất cả các môn học trong nhà trường THPT.
Đổi mới phương pháp dạy học văn cũng không nằm ngoài mục tiêu ấy.
Là một giáo viên ngữ văn cấp trung học phổ thông tôi cũng trăn trở rất nhiều, gắng tìm
tòi và thử nghiệm để lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp với lớp học và môn
học của mình. Trong quá trình đó, tôi nhận thấy phương pháp dạy học nêu vấn đề rất phù
hợp với bộ môn Ngữ văn. Tôi đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực này vào dạy học
các tác phẩm văn học và nhận thấy rất hiệu quả. Thực sự phương pháp dạy học này đã
đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học văn, phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, và tạo ra nhiều hứng thú cho người dạy. Tuy
nhiên, việc vận dụng phương pháp nên ở mức độ nào, cách vận dụng sao cho đạt hiệu
quả cao nhất… là vấn đề mà bản thân tôi còn không ít trăn trở.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tôi chọn đề tài này vừa để trao đổi kinh nghiệm, vừa để có điều kiện nghiên cứu kĩ
lưỡng, sâu sắc hơn về phương pháp dạy học mà mình tâm đắc. Đồng thời, qua quá trình
nghiên cứu và thực nghiệm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
2
tạo thêm hứng thú, niềm say mê cho các em khi học các tác phẩm văn học trong chương
trình ngữ văn ở trường THPT.


3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi của một đề tài nhỏ này tôi chỉ tập trung vào một số tác phẩm văn
học Việt Nam( gồm cả văn học dân gian và văn học viết) ở chương trình ngữ văn cấp
trung học phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở đọc, tìm hiểu các tài liệu tin cậy, thực dạy, kiểm tra đánh giá học sinh và
dự giờ đồng nghiệp.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Trong đề tài nhỏ này, tôi chỉ dừng lại ở cách thức tạo ra tình huống có vấn đề và cách tổ
chức cho học sinh giải quyết các tình huống đó.
6. Những đóng góp của đề tài.
- Góp phần khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học nêu vấn đề - một phương pháp
có phả năng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học nói chung, giờ
học tác phẩm văn học nói riêng.
- Giúp giáo viên có cơ sở khoa học để vận dụng tình huống có vấn đề vào giảng dạy tác
phẩm văn học, thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1: Cơ sở lí luận
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh
3
gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là
một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong cuộc sống. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết
phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, cuộc sống cá nhân,
gia đình và cộng đồng là rất có ý nghĩa. Và việc tập dượt đó sẽ thực sự hiệu quả khi
người thầy thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề.
1.1.Khái niệm dạy học nêu vấn đề:
Thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixtic” hay còn gọi là phương
pháp phát kiến hay tìm tòi.
Theo V. Ôkôn: “Dạy học nêu vấn đề là tập hợp những hoạt động như tổ
chức các tình huống có vấn đề, phát biểu vấn đề, giúp đỡ cần thiết cho học sinh trong

việc giải quyết vấn đề, kiểm tra phép giải đó và cuối cùng điều khiển quá trình hệ thống
hóa, củng cố kiến thức tiếp thu được”.
V. Ôkôn cho rằng: “Nét bản chất nhất của dạy học nêu vấn đề không phải là sự đặt ra
những câu hỏi mà là tạo ra những tình huống có vấn đề”.
T.V. Kudriaxep cũng phát biểu ý tương tự: “Khái niệm về tình huống có vấn đề và các
biện pháp giải quyết nó tạo nên cơ sở của dạy học nêu vấn đề”.
Như vậy, hạt nhân của phương pháp dạy học nêu vấn đề là tạo ra các tình huống có vấn
đề.
Vậy thế nào là “tình huống có vấn đề”?
1.2. Khái niệm tình huống có vấn đề
Hiện nay chưa có một định nghĩa hoàn toàn thống nhất, sau đay là một số định nghĩa
đáng chú ý:
4
Theo M.I Mackmutov: Tình huống có vấn đề là trở ngại về trí tuệ của con người xuất
hiện khi người đó chưa biết cách giải quyết hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế,
khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc. Tình huống này
kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới. Tình huống có vấn đề là
quy luật của hoạt động nhận thức sáng tạo có hiệu quả. Nó qui định sự khởi đầu của tu
duy, hành động tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu ra và giải quyết các vấn
đề.
Một tác giả khác lại viết: Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí độc đáo của người
gặp chướng ngại nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyết mâu
thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt chước mà, bằng tìm tòi, sáng tạo tích cực đầy
hưng phấn, và khi tới đích thì lĩnh hội được kiến thức, phương pháp giành kiến thức và
cả niềm vui sướng của phát hiện.
Như vậy, có thể coi tình huống có vấn đề trong dạy học là trạng thái tâm lí đặc biệt của
học sinh khi họ gặp mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái
phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhu cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó bằng tìm
tòi tích cực, sáng tạo, kết quả là họ nắm được cả kiến thức và phương pháp giành kiến
thức.

Một tình huống được coi là có vấn đề khi thỏa mãn ba điều kiện sau:
- Tồn tại một vấn đề.
- Gợi nhu cầu nhận thức.
- Gợi niềm tin vào khả năng của bản thân.
Vấn đề trong tác phẩm văn chương là mâu thuẫn giữa tri thức văn học, phương thức phân
tích, cắt nghĩa, bình giá tác phẩm ở học sinh với các giá trị nội dung tư tưởng và giá trị
5
thẩm mĩ cần tìm của tác phẩm. Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết bằng những nỗ lực
hoạt động sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ của học sinh. Nhưng điều quan trọng là làm thế
nào để vấn đề trong tác phẩm trở thành tình huống có vấn đề với học sinh. Giáo sư Phan
Trọng Luận trong cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học văn” xuất bản năm 1998 có
nêu: “Tác phẩm nào cũng có vấn đề cả nhưng không phải bất cứ vấn đề nào trong tác
phẩm cũng tự nhiên trở thành tình huống có vấn đề đối với chủ thể người học”
Chương 2: Cơ sở thực tiễn( thực trạng của vấn đề)
2.1. Về phía học sinh:
Trong quá trình công tác nhiều năm qua, tôi nhận thấy học sinh trung học phổ thông Bá
Thước nói riêng và các trường trung học phổ thông khác nói chung ngày càng ít đam mê,
hứng thú với môn ngữ văn mặc dù nó vẫn được coi là môn học chính. Biểu hiện rõ nhất
của thực trạng này là rất nhiều học sinh không đọc tác phẩm ở nhà không soạn bài theo
yêu cầu và rất ít khi làm bài tập môn văn. Trong giờ học các em hầu như chỉ quen nghe
và ghi chép. Vì vậy, các em hoàn toàn thụ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Có những
tác phẩm dài không có thời gian đọc trên lớp, giáo viên chỉ yêu cầu tóm tắt chi tiết thì
những học sinh này không đáp ứng được yêu cầu và cũng không có cơ sở vững chắc để
đánh giá đúng tác phẩm. Lâu dần thành thói quen, các em sẽ mất đi kiến thức cơ bản
cũng nhu niềm say mê, hứng thú với môn học. Thực trạng này đặt ra nhiều vấn đề phải
suy nghĩ trong đó có vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn. Vì vậy, sử dụng phương
pháp nêu vấn đề cũng là một trong những lựa chọn của nhiều giáo viên để kích thích tư
duy độc lập, sáng tạo của học sinh, để học sinh chủ động tiếp thu tri thức từ đó tăng thêm
cảm hứng say mê với tác phẩm.
2. 2. Về phía giáo viên:

6
Đối với bộ môn ngữ văn ở trường THPT Bá Thước, phương pháp dạy học nêu vấn đề
mới chỉ được sử dụng thường xuyên trong các giờ thao giảng. Trong các giờ dạy ấy, nó
cũng chỉ phát huy được tính chủ động, tích cực của một bộ phận học sinh có ý thức xây
dựng bài tốt. Nguyên nhân là do trong giáo viên còn có những cách nhìn nhận chưa thỏa
đáng về dạy học nêu vấn đề. Một số người cho rằng phương pháp này hay nhưng khó, nó
đòi hỏi người giáo viên phải có khả năng phát hiện tình huống có vấn đề và nghệ thuật
nêu tình huống có vấn đề nên còn ngại. Có người lại băn khoăn rằng phương pháp này
không phù hợp với đối tượng học sinh miền núi (năng lực rất hạn chế, phần lớn các em
rất yếu về kỹ năng nói trước tập thể)… Bên cạnh đó, một tồn tại lớn nữa là nhiều giáo
viên còn lúng túng trong việc tạo ra các tình huống có vấn đề và nhiều khi vấn đề được
đưa ra chưa được giải quyết thỏa đáng nên không gây được hứng thú với học sinh. Cho
nên: Làm thế nào để sử dụng hiệu quả phương phap dạy học này? Vận dụng nó ra sao
cho phù hợp với bài học, đối tượng học? là những câu hỏi đặt ra với tất cả các giáo viên
văn ở nhà trường chúng tôi. Bản thân tôi đã mạnh dạn sử dụng phương pháp này một
cách thường xuyên. Và với các giải pháp của mình bước đầu tôi thu được kết quả khả
quan.
Chương 3: Các giải pháp thực hiện
Từ ý thức về tầm quan trọng của dạy học nêu vấn đề, từ thực trạng của việc dạy và học
môn ngữ văn ở THPT Bá Thước, những năm qua tôi đã cố gắng tìm tòi, vận dụng
phương pháp này vào việc dạy học các tác phẩm văn học và bước đầu đã thấy hiệu quả.
Khi dạy mỗi tác phẩm văn học, tôi chú ý phát hiện ra tình huống có vấn đề và tổ chức,
hướng dẫn cho học sinh giải quyết tình huống được nêu ra.
Theo kinh nghiệm của mình, tôi đã tạo ra các tình huống có vấn đề và tổ chức cho học
sinh giải quyết tình huống theo các cách thức sau đây:
7
3.1. Xây dựng tình huống lựa chọn:
Tình huống lựa chọn là tình huống giáo viên đặt học sinh trước một sự lựa
chọn rất khó khăn. Học sinh được chọn một giải pháp trước hai hay nhiều phương án giải
quyết mà cái nào cũng có vẻ như có lí, có sức hấp dẫn. Tình huống này đòi hỏi học sinh

phải bộc lộ quan điểm, thái độ của bản thân với mỗi vấn đề được nêu ra. Qua đây, phát
huy được tính tích cực chủ động của mỗi học sinh và tăng hứng thú của các em trong mỗi
giờ học.
Với tình huống này, tôi để học sinh phát biểu ý kiến cá nhân sau đó nhận xét và nêu
định hướng chung cho việc giải quyết tình huống.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể mà tôi đã tiến hành trong các giờ dạy và kết quả thu
được khi giải quyết xong một tình huống có vấn đề( kết quả về kiến thức, kĩ năng và thái
độ)
Ví dụ 1: Bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”
Tình huống: Một truyền thuyết ở vùng Cổ Loa kể lại: Trọng Thủy không tự vẫn,
khi ngó xuống giếng bị oan hồn Mị Châu kéo xuống giếng và dìm chết. Theo anh(chị),
kết cục này có hợp lí không? Anh (chị) thích kết thúc Trọng Thủy tự vẫn hay là bị dìm
chết?.
Định hướng giải quyết tình huống
của giáo viên
Kết quả đạt được sau khi giải
quyết tình huống
- Kết cục này là hợp lí, Trọng Thủy
phải trả giá bằng sinh mạng cho tội
lỗi của mình.
- Học sinh được tự bộc lộ suy nghĩ,
quan điểm riêng của bản thân, không
8
- Cả hai cách kết thúc đều có cái hay
riêng. Để Trọng Thủy bị dìm chết,
tác giả dân gian đã chứng tỏ nỗi căm
hận của Mị Châu nói riêng và của
nhân dân ta nói chung với Trọng
Thủy. Để Trọng Thủy tự vẫn thì kẻ
thù của dân tộc bị trừng phạt nhưng

lại cho thấy tình cảm bao dung, độ
lượng và sự cảm thông của nhân dân
ta đối với Trọng Thủy và đó cũng là
cơ sở cho sự sáng tạo hình ảnh hoàn
mĩ “ ngọc trai – giếng nước”.
khí giờ học sôi nổi hơn.
- Học sinh nắm được ý tưởng nghệ
thuật cũng như tình cảm nhân đạo
của tác giả dân gian.
- Một số học sinh rút ra được bài học
ứng xử trong cuộc sống: cần phải có
một tấm lòng độ lượng, bao dung và
tha thứ cho những lỗi lầm của con
người.
Ví dụ 2: Bài “Tràng giang” (Huy Cận)
Tình huống: Có người cho rằng “Tràng giang” là một bài thơ nói về những rung
cảm của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Người khác lại cho rằng bài thơ hàm
chứa tình yêu đất nước. Anh (chị) đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Định hướng giải quyết tình huống
của giáo viên
Kết quả đạt được sau khi giải
quyết tình huống
Chấp nhận cả hai cách hiểu: bài thơ
là cảm xúc của con người trước
thiên nhiên đồng thời tâm trạng
trong bài thơ cũng “dọn đường cho
- Học sinh được rèn luyện khả năng
nhận xét, đánh giá và bộc lộ quan
điểm riêng.
- Qua việc trả lời câu hỏi học sinh rút

9
lòng yêu giang san đất nước” (Xuân
Diệu)
ra được chủ đề tư tưởng của tác
phẩm: Bài thơ là nỗi sầu của một cái
tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng
lớn, trong đó thấm đượm tình người,
tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà
thiết tha.

3. 2. Xây dựng tình huống nghịch lí:
Tình huống nghịch lí là những tình huống trái khoáy, ngược đời, trái với lẽ thường
được mọi người công nhận. Tình huống này đòi hỏi học sinh phải huy động những kiến
thức tổng hợp để lí giải những vấn đề khó khăn mà tác phẩm đặt ra. Giải quyết được vấn
đề có nghĩa là học sinh đã tự nhiên chiếm lĩnh được tri thức. Bởi vậy, trong khi dạy học
tác phẩm văn học giáo viên cần chú ý phát hiện tình huống nghịch lí từ những điều trái
với tự nhiên, trái với lẽ thường trong cuộc sống và nêu ra để học sinh tham gia giải quyết.
Tình huống này sẽ giúp các em ngộ ra được nhiều điều bổ ích, mới mẻ trong bài học và
trong cuộc sống.
Với tình huống này, tôi thường tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ (5
học sinh/nhóm), các em trong nhóm sẽ trình bày ý kiến và nhóm trưởng tổng hợp, đại
diện trình bày trước lớp. Giáo viên tổ chức, chỉ đạo chung và hỗ trợ các nhóm khi cần
thiết bằng câu hỏi gợi dẫn. Kết thúc hoạt động này, giáo viên đánh giá, nhận xét và nêu
định hướng chung cho việc trả lời câu hỏi.
Ví dụ 1: Bài “Tấm Cám”
10
Tình huống: Về hành động trả thù của Tấm, có bạn học sinh cho rằng: Cô Tấm thực ra
không hiền như lâu nay chúng ta vẫn nghĩ( Quả thị thơm cô Tấm rất hiền) mà trái lại rất
ghê gớm, thậm chí có phần độc ác vì hành động giết người trả thù của Tấm cũng độc ác
không kém hành động giết hại Tấm của mẹ con Cám. Suy nghĩ của anh (chị ) thế nào?

Định hướng giải quyết tình huống
của giáo viên
Kết quả đạt được sau khi giải
quyết tình huống
- Tấm là nhân vật văn học đại diện
cho cái thiện mà nhân dân lao động
sáng tạo ra để thể hiện quan niệm,
thái độ của mình về cuộc sống. Cái
tư tưởng cốt lõi mà dân gian muốn
gửi gắm đến người đọc, người nghe
là: “thiện luôn thắng ác”, “ở hiền
gặp lành, ở ác gặp ác”. Với suy nghĩ
như thế, dân gian không cho rằng
hành động của Tấm là độc ác thậm
chí là cần thiết đối với Cám tức là kẻ
ác cần bị trừng trị đích đáng.
- Hiền không đồng nghĩa với nhút
nhát, sợ hãi, nhường nhịn hay là
chịu khuất phục trước cái ác, cái
xấu. Trong quan niệm của dân gian
là “ đi với bụt mặc áo cà sa, đi với
- Học sinh có cơ hội củng cố và tích
hợp kiến thức vì cần phải huy động
những kiến thức về tác phẩm, về thể
loại truyện cổ tích, về tư tưởng của
dân gian mới có thể lí giải được vấn
đề.
- Các em được tự bộc lộ suy nghĩ
riêng của bản thân, được đặt mình
vào vị trí của Tấm, của tác giả dân

gian để lí giải hành động của Tấm.
Từ đó, hiểu được nội dung tư tưởng
của tác phẩm mà tác giả dân gian
muốn gửi gắm qua nhân vật.
- Học sinh hiểu sâu hơn những triết
lí sống của dân gian và rút ra cho
mình những bài học bổ ích về cách
ứng xử trong cuộc sống “gieo gió gặt
11
ma mặc áo giấy”. bão”, “nhân nào quả ấy”, “ác giả ác
báo”, “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với
ma mặc áo giấy”
Ví dụ 2: Bài “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến)
Tình huống: Nguyễn Khuyến là nhà thơ yêu nước. Thế nhưng trong hoàn cảnh đất nước
bị thực dân Pháp xâm lược, ông quan to nhà Nguyễn này đã không đứng ra giúp dân
giúp nước mà lại về ở ẩn và tìm thú vui với cảnh “ tựa gối ôm cần” nơi thôn dã. Điều
này có gì mâu thuẫn? Anh (chị ) thử lí giải?
Định hướng giải quyết tình huống
của giáo viên
Kết quả đạt được sau khi giải
quyết tình huống
Nguyễn Khuyến là một vị quan to
triều Nguyễn, yêu nước thương dân
nhưng bất lực trước thời cuộc,
không cam tâm làm tay sai cho thực
dân Pháp nên đã cáo bệnh từ quan.
“Tựa gối ôm cần” là tư thế của một
người câu cá, cũng là một tâm thế
nhàn thoát vòng danh lợi tầm thường
của bậc ẩn sĩ.

- Học sinh huy động được kiến thức
tổng hợp về hoàn cảnh lịch sử triều
đình nhà Nguyễn, cùng cảm nhận,
miêu tả của tác giả về bức tranh mùa
thu để hiểu tình cảnh, tâm sự của nhà
thơ. Từ đó, các em thấy được tâm
trạng rất đáng cảm thông, rất đáng
trân trọng ở nhà thơ Nguyễn
Khuyến.
- Không chỉ hiểu tâm sự của Nguyễn
Khuyến trong bài thơ, học sinh còn
12
có cơ sở để hiểu rộng hơn về tâm
trạng và quan điểm xử thế của những
nhà nho yêu nước thời phong kiến:
“lánh đục về trong” để giữ gìn tiết
tháo (ví dụ như Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm…)
3.3. Xây dựng tình huống nhân quả:
Tình huống nhân quả là tình huống giáo viên yêu cầu học sinh đi tìm nguyên nhân của
một kết quả, bản chất của một hiện tượng, nguồn gốc quy luật của một sự kiện, động cơ
sâu xa của một hành vi nào đó. Tình huống này đòi hỏi học sinh phải trả lời câu hỏi “tại
sao” và để trả lời thấu đáo các em cần phải thảo luận, tranh luận để đi đến câu trả lời
thuyết phục nhất. Các em được thể hiện khả năng phán đoán, suy luận của mình trước
những tình huống đặt ra. Từ đó, mỗi học sinh sẽ nắm được nội dung kiến thức cần đạt.
Với tình huống này, tôi thường tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ (5 học
sinh/nhóm), các em trong nhóm sẽ trình bày ý kiến và nhóm trưởng tổng hợp, đại diện
trình bày trước lớp. Giáo viên tổ chức, chỉ đạo chung và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
bằng câu hỏi gợi dẫn. Kết thúc hoạt động này, giáo viên đánh giá, nhận xét và nêu định
hướng chung cho việc trả lời câu hỏi.

Ví dụ 1: Bài “Chí Phèo” ( Nam Cao)
Tình huống: Khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã nghĩ “hắn tự phải đến nhà con đĩ Nở
kia. Đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”. Nhưng sau đó, Chí
Phèo lại đến nhà Bá Kiến và đâm chết lão ta. Anh (chị) hãy giải thích tại sao?
13
Định hướng giải quyết tình huống
của giáo viên
Kết quả đạt được sau khi giải
quyết tình huống
Đọc kĩ văn bản ta thấy rằng Chí
Phèo đã uống rất nhiều rượu nhưng
không say mà càng uống càng tỉnh, “
tỉnh ra, chao ôi buồn! Hơi rượu
không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng
thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt
khóc rưng rức”. Có lẽ, lúc ấy hắn đã
đủ nhận thức rõ kẻ thù của mình
chính là Bá Kiến chứ không phải bà
cô Thị Nở, kẻ đã đẩy hắn vào mọi bi
kịch không ai khác mà chỉ có Bá
Kiến. Lời nói cuối cùng đầy chua
xót của Chí “ai cho tao lương
thiện? Tao không thể là người
lương thiện nữa” đã chứng tỏ Chí
hoàn toàn tỉnh táo. Câu nói đó là
biểu hiện cao nhất của sự tuyệt vọng
và của niềm khát vọng trong Chí:
Khát vọng trở lại làm người lương
thiện nhưng không bao giờ thực hiện
được nữa. Từ đây bản tính lương

- Học sinh tranh luận rất sôi nổi và đi
đến thống nhất cách hiểu hành vi của
Chí Phèo: Giết Bá Kiến là hành động
“lấy máu rửa thù” của người nông
dân. Vì đến phút cuối Chí Phèo đã
tỉnh táo nhận ra kẻ thù của đời mình
chính là Bá Kiến.
- Học sinh hiểu được sự đa dạng,
phức tạp trong diễn biến tâm lí của
nhân vật. Qua đó, hiểu sâu một nét
phong cách nghệ thuật rất độc đáo
của Nam Cao là khả năng khám phá
“con người bên trong con người”.

14
thiện đẹp đẽ trong con người Chí
Phèo được khẳng định.
Ví dụ 2: Bài “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)
Tình huống: Hành động đánh vợ của người đàn ông là do thói quen khó sửa, do
sở thích kì quặc, hay là một lí do nào khác? Tại sao mỗi khi đánh vợ người đàn ông lại
“rên rỉ đau đớn”?
Định hướng giải quyết tình huống
của giáo viên
Kết quả đạt được sau khi giải
quyết tình huống
Hành động đánh vợ của ông ta
không phải do thói quen, cũng
không phải do sở thích kì quặc mà là
một hành động giải tỏa nỗi ẩn ức, bế
tắc trong lòng ông ta. Nghèo khổ,

túng quẫn vì trốn lính, quá nhiều
con…là những lí do biến người
chồng “hiền lành” thành một kẻ vũ
phu, thô bạo. Mỗi khi đánh vợ người
đàn ông ấy lại “rên rỉ đau đớn” vì
chính lúc đó vết đau trong lòng ông
ta đang rỉ máu, quằn quại. Vậy xét
đến cùng, ông ta cũng chỉ là một nạn
- Học sinh hiểu thấu đáo nguyên
nhân của hành động đánh vợ ở người
đàn ông và thông cảm cho ông ta.
Tuy vậy, trong cuộc sống mọi người
cần tránh cách hành xử như người
đàn ông ấy để không gây tổn thương
đến những người xung quanh.
- Các em cũng hiểu rõ thông điệp từ
tác phẩm mà nhà văn muốn nhắn gửi
là: phải nhìn nhận cuộc sống và con
người một cách đa diện, nhiều chiều,
phát hiện ra bản chất sự thật sau vẻ
ngoài của hiện tượng.
15
nhân của hoàn cảnh sống khắc
nghiệt nên cũng đáng được cảm
thông, chia sẻ.
3.4. Xây dựng tình huống giả định.
Tình huống giả định là tình huống giáo viên nêu ra một số giả thiết nào đó khi phân
tích tác phẩm văn học để làm rõ vấn đề hay sự việc cần tìm hiểu. Tình huống này giúp
học sinh được biểu lộ năng lực thích ứng trong tình huống của cuộc sống, học sinh được
nhập vai để phát huy trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo.

Với tình huống này, tôi đã tổ chức cho học sinh giải quyết bằng cách phát biểu ý kiến cá
nhân, sau đó nhận xét, đánh giá và nêu định hướng chung để làm rõ vấn đề cần tìm hiểu.
Ví dụ 1: Bài “Chí Phèo” (Nam Cao).
Tình huống: Thử hình dung sau khi giết Bá Kiến, Chí Phèo không tự sát thì cuộc
sống của hắn tiếp đó sẽ ra sao? Từ đó, anh (chị) có nhận xét gì về sự lựa chọn của Chí
Phèo?
Định hướng giải quyết tình huống
của giáo viên
Kết quả đạt được sau khi giải
quyết tình huống
Sau cái chết của Bá Kiến, dân làng
Vũ Đại ( kể cả Thị Nở) càng ghê sợ
và xa lánh Chí; Lí Cường sẽ cho
người đánh đập, hành hạ Chí Phèo
- Học sinh được phát huy trí tưởng
tượng phong phú và năng lực sáng
tạo dồi dào khiến giờ học thêm sôi
nổi, hấp dẫn .
16
để Chí sống không bằng chết cũng
có thể hăn sẽ bỏ tù Chí Phèo để trả
thù cho bố…. Và dù có khát khao
lương thiện đến cháy bỏng, Chí vẫn
phải sống nốt phần đời còn lại trong
cô độc và tuyệt vọng, trong men say
và tội lỗi. Qua đó, ta hiểu rằng chỉ
có cái chết mới giúp Chí Phèo thoát
khỏi bi kịch đau đớn ấy và tự sát là
cách duy nhất để Chí Phèo được
chết như một con người.

- Học sinh thấm thía hơn bi kịch bị
cự tuyệt quyền làm người của Chí
Phèo. Qua đó, hiểu đầy đủ về tội ác
của cái xã hội tàn bạo đương thời.
Ví dụ 2: Bài “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)
Tình huống: Giả sử nhà văn để cho người nghệ sĩ chứng kiến bi kịch của gia đình
hàng chài hôm trước rồi sáng hôm sau mới phát hiện vẻ đẹp của cảnh biển mờ sương thì
có được không? Vì sao? Từ đó, anh (chị) hãy đọc ra ý tưởng nghệ thuật của nhà văn về
cách nhìn nhận và đánh giá con người và mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống?
Định hướng giải quyết tình huống
của giáo viên
Kết quả đạt được sau khi giải
quyết tình huống
Không thể đảo như thế, vì nhà văn
đã có dụng ý khi để cảnh tượng “trời
cho” hiện ra trước như một vỏ bọc
- Học sinh nắm chắc được ý đồ nghệ
thuật của nhà văn khi sắp xếp các chi
tiết theo trình tự của nó. Từ đây, các
17
bên ngoài hòng che giấu cái bản chất
thực sự của đời sống bên trong. Nhà
văn khẳng định: Đừng nhầm lẫn
hiện tượng với bản chất, giữa hình
thức bên ngoài với nội dung bên
trong không phải bao giờ cũng có sự
thống nhất; đừng vội đánh giá con
người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài,
phải phát hiện ra bản chất thực sau
vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.

em rút ra bài học về lựa chọn chi tiết,
sự việc tiêu biểu trong tác phẩm tự
sự.
- Học sinh rút ra được bài học trong
cuộc sống: không nên đánh giá con
người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài
mà phải phát hiện ra bản chất thực
sau vẻ bề ngoài ấy vì giữa nội dung
bên trong và hình thức bên ngoài
không phải bao giờ cũng có sự thống
nhất.
Ví dụ 3: Truyện “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”
Tình huống: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp
lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
( Đề bài làm văn số 2)
Định hướng giải quyết tình huống
của giáo viên
Kết quả đạt được sau khi giải
quyết tình huống
Có thể kể và kết thúc theo nhiều
cách khác nhau miễn là bài viết có
tính thuyết phục và phù hợp với ý đồ
nghệ thuật của tác giả dân gian:
- Học sinh được rèn luyện kĩ năng
làm văn tự sự, được nhập vai đồng
sáng tạo với tác giả.
18
- Gặp lại Trọng Thủy dưới thủy
cung , Mị Châu nặng lời phê phán
rồi quay đi, bỏ mặc Trọng Thủy đầu

tóc bơ phờ, nét mặt đau khổ, dáng
hình mờ dần và tan trong dòng nước
xanh.
- Mị Châu bình tĩnh phân tích mọi lẽ
đúng, sai lúc hai người còn sống.
Hiểu lời Mị Châu, Trọng Thủy rất
ân hận, muốn nối lại duyên xưa. Tuy
cảm động trước thái độ ấy của Trọng
Thủy nhưng Mị Châu không chấp
nhận. Nàng tỏ ý muốn “đem tình
cầm sắt đổi ra cầm kì”
- Học sinh hiểu sâu sắc hơn giá trị tư
tưởng và giá trị nghệ thuật của tác
phẩm đặc biệt là đặc điểm của thể
loại truyền thuyết.
- Qua bài văn tự sự của mình các em
cũng đã bày tỏ nhiều quan niệm sống
hay như: phải biết khát vọng nhưng
không nên tham vọng, phải biết
thông cảm và tha thứ…
Riêng đối với tình huống giả định viết tiếp cốt truyện của các tác phẩm tự sự này tôi
thường nêu ra dưới dạng bài tập về nhà hoặc bài viết trên lớp( từ 1 tiết trở lên). Sau đó,
tôi nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh và định hướng giải quyết tình huống cho các
em thông qua các giờ trả bài kiểm tra.
3.5. Xây dựng tình huống phản bác
Tình huống phản bác là tình huống giáo viên cố tình đưa ra ý kiến sai lệch, thiếu chính
xác để học sinh dùng lập luận bác bỏ ý kiến này và đưa ra ý kiến đúng đắn trên cơ sở đó
nắm vững nội dung bài học. Tình huống này đòi hỏi học sinh phải biết dùng lí lẽ và dẫn
19
chứng để bác bỏ ý kiến sai lệch và thuyết phục mọi người bằng ý kiến đúng. Giải quyết

được tình huống học sinh sẽ tránh được cách hiểu vấn đề thiên lệch, thiếu chính xác.
Với tình huống này, tôi thường tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ (5 học
sinh/nhóm), các em trong nhóm sẽ trình bày ý kiến và nhóm trưởng tổng hợp, đại diện
trình bày trước lớp. Giáo viên tổ chức, chỉ đạo chung và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
bằng câu hỏi gợi dẫn. Kết thúc hoạt động này, giáo viên đánh giá, nhận xét và nêu định
hướng chung cho việc trả lời câu hỏi.
Ví dụ 1: Bài “ Vội vàng ( Xuân Diệu)
Tình huống: Học xong bài “Vội vàng” có bạn học sinh cho rằng cuộc đời là hữu hạn và
tuổi trẻ thật ngắn ngủi. Vì vậy, từ khi còn trẻ phải biết tìm cách tận hưởng mọi thú vui
của cuộc sống kẻo sau này hối tiếc. Anh( chị) có đồng tình với suy nghĩ này không? Vì
sao?
Định hướng giải quyết tình huống
của giáo viên
Kết quả đạt được sau khi giải
quyết tình huống
Đây là cách hiểu chưa đúng về lẽ
sống vội vàng của Xuân Diệu. Ta
nên hiểu bài thơ là lời giục giã thanh
niên hãy sống mê say, mãnh liệt, hết
mình, hãy nâng niu từng phút, từng
giây của cuộc đời và tuổi trẻ để tận
hiến và tận hưởng, hãy sống sao cho
mỗi giây phút trôi qua tràn đầy ý
- Học sinh hiểu đúng đắn về triết lí
sống vội vàng của Xuân Diệu.
- Các em rút ra được bài học bổ ích
cho bản thân: sống không phải chỉ để
tận hưởng mà còn phải tận hiến, phải
làm sao để hài hòa giữa cá nhân và
tập thể, riêng và chung, sống hết

mình và sống có ích cho mọi người
20
nghĩa.
Ví dụ 1: Bài “ Thương vợ”( Trần Tế Xương)
Tình huống: Có ý kiến cho rằng hai câu thơ:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không”
Là tiếng chửi đầy căm phẫn của Bà Tú khi bất lực trước hoàn cảnh . Theo anh (chị) ý
kiến này có đúng không? Ý nghĩa của tiếng chửi đó là gì?
Định hướng giải quyết tình huống
của giáo viên
Kết quả đạt được sau khi giải
quyết tình huống
- Đây không phải là lời của bà Tú, vì
từ đầu đến cuối bài thơ hình ảnh bà
Tú chỉ hiện lên gián tiếp qua nỗi
lòng tác giả.
- Tiếng chửi đó trực tiếp thể hiện
những suy nghĩ, trăn trở của Tú
Xương. Nhà thơ tự rủa mình vô tích
sự, khiến vợ phải khổ nhưng rộng
hơn ý nghĩa rủa mình là tác giả chửi
“thói đời” bạc bẽo khiến cho người
- Học sinh hiểu rõ nỗi niềm tâm sự
và nhân cách cao đẹp của Tú Xương.
- Các em cũng hiểu được những bất
công, thiệt thòi mà người phụ nữ
trong xã hội phong kiến phải chịu
đựng từ đó thông cảm sâu sắc với
họ.

21
phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, bất
công. Qua tiếng chửi người đọc thấy
được hình ảnh một Tú Xương đầy
tâm sự, suy tư, một Tú Xương có
nhân cách cao đẹp giàu lòng yêu
thương, cảm thông và tự trọng.
3.6.Thiết kế một giáo án cụ thể có sử dụng tình huống có vấn đề
Sau đây là phần câu hỏi và định hướng trả lời trong một giáo án có sử dụng các câu hỏi
nêu vấn đề để đặt học sinh vào các tình huống có vấn đề. Tôi chỉ thực hiện cho phần đọc
– hiểu văn bản và phần tổng kết, củng cố bài học.
Bài: “Đây thôn Vĩ Dạ” ( Hàn Mặc Tử)
22
Câu hỏi cho hoạt động học Định hướng trả lời cho hoạt động học
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi,
Em hãy cho biết: Ai hỏi? Giọng
điệu hỏi? Ý nghĩa lời hỏi?

Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ
trong tưởng tượng của nhà thơ
hiện lên với những màu sắc và
hình ảnh như thế nào?
+ Em hiểu như thế nào về cụm từ
“nắng hàng cau” và “nắng mới
lên”?
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cho
em suy nghĩ gì?
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả
2.Tác phẩm:

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1:
*Câu hỏi mở đầu
+ Câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái.
Đó lời trách móc nhẹ nhàng của người
con gái thôn Vĩ, lời mời gọi tha thiết về
thôn Vĩ. Đây cũng là lời tự vấn, lời
nhắc nhở sao không về thôn Vĩ .
+ Nhiều thanh bằng gợi nỗi buồn chơi
vơi,1 thanh trắc cuối câu gợi cảm giác
đau nhói trong tâm hồn thi nhân.
+ Với âm điệu nhẹ nhàng, lời thơ mượt
mà dung dị, nhà thơ muốn bày tỏ nỗi
niềm muốn trở về thôn Vĩ
*Thiên nhiên Vĩ Dạ buổi sớm mai:
+ “ Nắng hàng cau”: là cái nắng tinh
khôi, trong trẻo.
+ “Nắng mới lên” là nắng buổi ban mai
còn tinh khôi, thanh khiết. Đó là ánh
nắng ấm áp, nguyên lành.
+ “vườn ai”: đại từ phiếm chỉ “ai” gợi
cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng
về một vẻ đẹp bí ẩn không thể chiếm
23
Chương 4: Kết quả kiểm nghiệm
4.1. Nhận xét chung
Thực ra, dạy học nêu vấn đề đã được sử dụng từ những năm 60 của thế kỉ XX ở
nước ta. Bản thân tôi cũng đã sử dụng phương pháp này trong dạy học từ khi mới chập
chững bước vào nghề. Nhưng khoảng ba năm trở lại đây, chủ trương sử dụng phương
pháp dạy học tích cực được đẩy mạnh tôi mới mạnh dạn sử dụng thường xuyên phương

pháp này. Áp dụng trong dạy học tác phẩm văn học tôi nhận thấy hiệu quả khá tốt. Hầu
hết các em học sinh đều rất hứng thú học tập, không khí giờ học sôi nổi hẳn lên. Phần lớn
học sinh có ý thức đọc trước tác phẩm, nắm được cốt truyện, nhân vật để có thể trình bày
ý kiến riêng của mình trước những tình huống có vấn đề. Học xong tác phẩm, ấn tượng
về cốt truyện, nhân vật lưu lại khá sâu đậm trong tâm trí các em. Nhiều hình tượng nhân
vật đã bước ra ngoài trang sách đi vào đời sống tâm hồn của các em, trở thành những
người gần gũi, thân quen như cô Tấm, Chí Phèo, Thị Nở, Tràng, Mỵ… Mỗi tác phẩm
dường như đã giúp các em trưởng thành hơn về nhận thức, nâng cao được năng lực phát
hiện và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Kết quả này không phải
lúc nào cũng đo, đếm được bằng điểm số, bằng tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi, khá. Song tôi
thấy chắc chắn hiệu quả của phương pháp này trong mỗi suy nghĩ và hành động của các
em. Tôi thấy thật thú vị khi một học sinh của mình đã tưởng tượng về cuộc gặp gỡ giữa
Mị Châu và Trọng Thủy ở dưới thủy cung rất có hậu. Nhờ liều thuốc kì diệu của vua
Thủy Tề, Mị Châu đã quên hết quá khứ buồn đau mà vui vẻ tha thứ, đoàn tụ với Trọng
Thủy. Từ đó, em rút ra được bài học bổ ích trong cuộc sống là phải biết tha thứ, độ lượng
với những người đã hối lỗi ăn năn, không nên lãng phí cuộc sống bằng việc chôn giữ hận
thù. Hoặc, về cái kết của truyện “Tấm Cám”, có em đã không muốn Tấm giết Cám mà để
cho hai mẹ con Cám xuống tóc đi tu nơi của phật từ bi. Tại đó, họ sẽ nghe tòa án lương
24
tâm phán xét, sẽ ăn năn hối cải. Như vậy, họ đã nhận sự trừng phạt mà vẫn còn cơ hội
sám hối, và cô Tấm sẽ hoàn toàn thanh thản sống hạnh phúc bên nhà vua đến trọn đời.
Lại có học sinh thích một cái kết thúc như kiểu truyện “ Thạch Sanh”. Tấm sẽ tha chết
cho hai mẹ con Cám nhưng đuổi họ khỏi hoàng cung. Ra đường, cả hai mẹ con Cám đều
bị sét đánh chết.
Như vậy, có thể nói các em đã không còn thơ ơ với tác phẩm, không học một cách
hời hợt, đối phó nữa. Đọc kĩ tác phẩm, tranh luận để hiểu sâu sắc tác phẩm đã trở thành
nhu cầu rất tự nhiên của mỗi học sinh. Đây là điều đáng mừng mà bất cứ người giáo viên
ngữ văn nào cũng mong đợi.
4.2. Kết quả cụ thể
4.2.1. Kết quả theo dõi tinh thần xây dựng bài trên lớp của học sinh:

Trong năm học vừa qua, tất cả các giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở lớp
11A1(sĩ số: 41 học sinh) tôi đều có sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để đặt học sinh vào tình
huống có vấn đề. Tuy nhiên, căn cứ vào từng tác phẩm mà tôi đưa ra mức độ và số lượng
câu hỏi khác nhau. Qua theo dõi tinh thần, và thái độ học tập của học sinh tôi thấy có
nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các em tỏ ra hào hứng phát biểu suy nghĩ của mình
trước mỗi tình huống được đưa ra. Số lượng học sinh chủ động tham gia phát biểu ý kiến
xây dựng bài tăng lên đáng kể, nhiều em học sinh đã mạnh dạn, tự tin hơn khi nói trước
tập thể, không còn tình trạng học sinh bị “bắt cóc” phát biểu không trả lời được. Kết quả
theo dõi cụ thể như sau :
Thường xuyên
phát biểu
Phát biểu không
thường xuyên
Rất ít khi phát
biểu
25
Đối tượng
học sinh
Thời điểm

×