Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của dịch chiết toàn phần hai loài nấm linh chi canoderma applanatum (pers )pat,; canoderma lucidun (leyss exfr ) karst trên chuột nhắt trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.84 MB, 94 trang )

BÔ Y TẾ

BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO

T R Ư Ờ N G ĐẠI H Ọ C Dược H À NỘI

N G UY ỄN TRANG TH úy

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG
KÍCH THÍCH MIỄN DỊCH CỦA DỊCH CHIẾT
TOÀN PHẦN HAI LOÀI NẤM LINH CHI
GANODERMA APPLANATu M (PERS.) PAT.;
GANODERMA LUCIDUM (LEYSS.EX FR.) KARST.
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

CHUYÊN NGÀNH: Dược LÝ- Dược LÂM SÀNG
MÃ số:60.73.05

LUẬN VĂN THẠC s ĩ Dược HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.PGS.TS.NGUYỄN THƯỢNG DONG
2.PGS.TS.PHAN

HÀ NỘI, 2006

THỊ THU Anh


LỜI CẢM ƠN


Với tất cả lỏng trân trọng, nhân dịp hoàn thành luận văn tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu và Khoa Sau đại học Trường đại học Dược Hà nội.
TS. Nguyễn Thanh Bình - Phó trưởng phòng Đào tạo sau đại học Trường đại học Dược Hà nội - Người đã đóng góp những ỷ kiến quý báu để
luận văn được hoàn thiện hơn.
- Bộ môn Dược lâm sàng - Trường Đại học Dược Hà nội
PGS.TS. Hoàng Kim Huyền - Chủ nhiệm bộ môn Dược lâm sàng Trường Đại học Dược Hà nội - Người đã tận tình dạy dỗ và tận tâm chỉ dẫn
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập ở trường và đặc biệt là trong thời gian
làm luận văn này.
Cùng toàn thể các thầy cô giáo của bộ môn Dược lâm sàng.
- Bộ môn Miễn dịch sinh lý bệnh - Đại học Y khoa Hà nội
PGS.TS. Phan thị Thu Anh - Người cô kính mến, đã tận tình dìu dắt và
truyền thụ kiến thức cho tôi, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Cùng toàn thể các thầy cô giáo và cán bộ của bộ môn Miễn dịch Sinh lý
bệnh.
- Viện Dược liệu - Bộ Y Tê
PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong - Viện trưởng Viện Dược liệu- Người
thầy đã tận tâm chỉ dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn.


Đảng uỷ, Ban giám đốc - Viện Dược liệu đã tạo điều kiện cho tôi được
học tập nâng cao kiến thức chuyên môn và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Khoa Dược lý Sinh hoá - Viện Dược Liệu
DS. Nguyễn Kim Phượng - Trưởng khoa Dược lý Sinh hoá - Người đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.
Cùng toàn thể các đồng nghiệp trong khoa Dược Lý Sinh hoá.
PGS.TS. Bùi Thị Bằng- Khoa Phân tích tiêu chuẩn - Viện Dược liệu Người đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn

thành luận văn.
DS. Nguyễn Minh Châu - Trưởng phòng Quản lý khoa học- Viện Dược
liệu- Người đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bố mẹ, chồng, cùng tất cả những người thân
yêu trong gia đình, nguồn lực động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu. Cảm ơn tất cả bạn bè, lớp cao học khoá 9 đã cùng chia xẻ những khó
khăn, cùng nhau phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hà nội, ngày 28 tháng 12 năm 2006
Tác giả luận văn
_

/

[ ẬUMỷ

Nguyễn Trang Thuý


s

1

Ý/
4

^

Trang

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Những chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
Mục tiêu của luận văn.................................................................................2
PHẦN 1: TỔNG QUAN.......................................................................................3
1.1. Khái niệm về kích thích miễn dịch................................................................3
1.2. Khái quát về tình hình nghiên cứu các chất KTMD.................................... 4
1.3.Một số đặc tính cơ bản của các chất KTMD................................................. 5
1.3.1.Nguồn gốc của các chất kích thích miễn dịch...................................... 5
1.3.2.Bản

chất của các chất kích thích miễn dịch...................................... 6

1.3.3.TÉC dụng và cơ chế tác dụng của các chất KTMD............................... 8
1.3.4.Tác dụng của các chất KTMD phụ thuộc vào liều lượng...................12
1.4.

Úng dụng lâm sàng của các chất KTMD.............................................. 14
1.4.1.Trong các bệnh nhiễm trùng................................................................ 14
1.4.2.Trong các bệnh tự miễn........................................................................14
1.4.3.Trong các bệnh ung thư........................................................................14

1.5.Nấm linh chi, một nguồn dược liệu quý.......................................................14


PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU................................. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................22
2.2. Vật liệu...........................................................................................................23
2.2.1.Mẫu thử.................................................................................................. 23
2.2.2.Cyclophosphamide................................................................................ 23
2.2.3.Nhũ dịch OA..........................................................................................23
2.2.4.Dung dịch BSA...................................................................................... 23
2.2.5.Hồng cầu cừu.........................................................................................23
2.2.6.BỔ

thể chuột nhắt............................................................................... 24

2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................24
2.3.1.Mô hình nghiên cứu.............................................................................. 24
2.3.2.Phương pháp gây suy giảm miễn dịch................................................. 26
2.3.3.Mẫn cảm các kháng nguyên................................................................. 26
2.3.4.Điều trị thuốc thử.................................................................................. 26
2.4. Xét nghiệm và kiểm tra cấu trúc và chứcnăng miễn dịch........................... 26
2.4.1.Các chỉ tiêu dùng để đánh giá.............................................................. 26
2.4.2.Các bước tiến hành kỹ thuật................................................................. 27
2.5. Xử lý số liệu................................................................................................... 31
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN.................................... 32
3.1. Kết quả nghiên cứu........................................................................................32
3.1.1.Kết quả KTMD qua một số thông số chung........................................ 32
3.1.2.Kết quả KTMD qua thông số MD thể dịch và MD tế bào..................53
3.2. Bàn luận.........................................................................................................59
3.2.1. Bàn luận về mô hình nghiên cứu......................................................... 59
3.2.2. Kết quả KTMD qua một số thông số chung.......................................62
3.2.3.Kích thích miễn dịch thể dịch và tế bào............................................. 68



3.2.4.Nhận xét chung..................................................................................... 71
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIế N NGHỊ........................................................... 74
4.1.Kết luận.......................................................................................................... 74
4.2.Kiến nghị........................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................76
PHỤ LỤC 1..........................................................................................................82
PHỤ LỤC 2..........................................................................................................84
PHU Lụ C 3..........................................................................................................85


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

89N:

Dịch chiết toàn phần Nấm linh chi đa

niên có tên

khoa học Ganoderma applanatum (Pers.) Pat.
91N

Dịch chiết toàn phần Nấm linh chi 1

năm có tên

khoa học Ganoderma lucidum (Leyss.ex Fr.) Karst.
BT:


Bình thường.

BSA:

Bovine serum albumin

CY:

Cyclophosphamid.

CY + ĐT:

Tiêm cyclophosphamid và điều trị.

CS:

Chỉ số

ĐƯMD:

Đáp ứng miễn dịch.

HCC:

Hồng cầu cừu.

HHMC

Hoa hồng mẫn cảm


KTMD:

Kích thích miễn dịch.

MD:

Miễn dịch

NK:

Natural killer cell ( tế bào diệt tự nhiên)

OA:

Ovalbumin (albumin lòng trắng trứng với tá chất
Al(OH)3)

QDH

Quầng dung huyết

TBTHHMC:

Tế bào tạo hoa hồng mẫn cảm.

TBTQDH:

Tế bào tạo quầng dung huyết

TLg


Trọng lượng chuột

TLgLTĐ:

Trọng lượng lách tương đối.

TLgTƯTĐ:

Trọng lượng tuyến ức tương đối.

TF

Transfer factor.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1.Lục bảo Linh chi và tác dụng trị liệu.................................................. 15
Bảng 1.2.Tác dụng trị liệu của Linh Chi (G.lucidum)....................................... 16
Bảng 3.1.Khả năng sống sót của các nhóm chuột.............................................33
Bảng 3.2.Trọng lượng chuột............................................................................... 35
Bảng 3.3.Trọng lượng lách tương đ ố i................................................................ 37
Bảng 3.4.Trọng lượng tuyến ức tương đ ố i.........................................................39
Bảng 3.5.Tổng số lượng bạch cầu chung ở máu ngoại v i ................................. 41
Bảng 3.6.Số lượng bạch cầu hạt trung tính ở máu ngoại vi...............................43
Bảng 3.7.Số lượng bạch cầu ái toan ở máu ngoại v i ......................................... 45
Bảng 3.8.Số lượng bạch cầu mono ở máu ngoại v i ...........................................47
Bảng 3.9.SỐ lượng bạch cầu lympho ở máu ngoại v i ........................................49

Bảng 3.10.SỐ lượng tế bào NK ở máu ngoại v i ................................................. 51
Bảng 3.11.Tỷ lệ tế bào lympho lách tạo hoa hồng mẫn cảm vớiHCC............ 53
Bảng 3.12.Tỷ lệ tế bào lympho lách tạo quầng dung huyết với HCC...............55
Bảng 3.13. Phản ứng bì với OA ở các nhóm chuột...........................................57


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1.Nấm Linh chi Ganoderma applanatum (Pers.) Pat...........................82
Hình 1.2.Nấm Linh chi Ganoderma applanatum (Pers.) Pat...........................82
Hình 1.3.Nấm Linh chi Ganoderma lucidum (Leyss.ex.Fr.) Karst................. 83
Hình 1.4.Nấm Linh chi Ganoderma lucidum (Leyss.ex.Fr.) Karst................. 83
Hình 2.1.Tế bào lympho lách không tạo QDH với HCC...................................84
Hình 2.2.Tế bào lympho lách tạo QDH với HCC.............................................. 84
Hình 2.3.TỐ bào lympho lách không tạo HHMC với HCC............................... 85
Hình 2.4.Tế bào lympho lách tạo HHMC với HCC...........................................85
Hình 3.1.Minh hoạ khả năng sống sót của các nhóm chuột............................. 34
Hình 3.2.Minh hoạ trọng lượng chuột............................................................... 36
Hình 3.3.Minh hoạ trọng lượng lách tương đ ố i.................................................38
Hình 3.4.Minh hoạ trọng lượng tuyến ức tương đ ố i.........................................40
Hình 3.5.Minh hoạ tổng số lượng bạch cầu chung ở máu ngoại vi.................. 42
Hình 3.6.Minh hoạ số lượng bạch cầu hạt trung tính ở máu ngoại vi.............44
Hình 3.7.Minh hoạ số lượng bạch cầu ái toan ở máu ngoại v i ....................... 46
Hình 3.8.Minh hoạ số lượng bạch cầu mono ở máu ngoại v i .........................48
Hình 3.9.Minh hoạ số lượng bạch cầu lympho ở máu ngoại v i ......................50
Hình 3.10.Minh hoạ số lượng tế bào NK ở máu ngoại v i ................................ 52
Hình 3.11.Minh hoạ tỷ lệ tế bào lympho lách tạo
hoa hồng mẫn cảm với HCC............................................................. 54
Hình 3.12.Minh hoạ tỷ lệ tế bào lympho lách tạo

quầng dung huyết với HCC............................................................... 56
Hình 3.13.Minh hoạ phản ứng bì với OA ở các nhóm chuột............................ 58


ĐẬT VÂN ĐỂ
Miễn dịch học đã và đang ngày càng phát triển trở nên có vị trí quan
trọng trong sinh học, y học và được ứng dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực của y
học như phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị. Một trong những đóng góp quan
trọng của miễn dịch học là giúp y học tìm hiểu và phát hiện ra các chất điều
hoà và kiểm soát hoạt động hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong quá trình
hoạt động của hệ thống miễn dịch, có những chất cẩn thiết có vai trò truyền
thông tin giữa các tế bào để chúng phối hợp hoạt động, kích thích hay kìm
hãm sự trưởng thành và hoạt động của chúng.
Vai trò của các chất kích thích miễn dịch là tăng cường đáp ứng miễn
dịch, đặc biệt ở cơ thể có tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát ( như nhiễm
trùng mạn tính, ung thư...) và lập lại cân bằng miễn dịch trong quá trình diễn
biến bệnh lý.
Ở Việt Nam, bệnh nhiễm trùng vẫn còn đứng hàng đầu trong mô hình
bệnh tật hiện nay. Nhiễm trùng đường tiêu hoá do vi khuẩn, ký sinh trùng, các
bệnh khác như sốt rét, phong, lao, nhiễm độc hoá chất và tia xạ, các bệnh ung
thư, AIDS, bỏng... là những bệnh rất phổ biến gặp ở người lớn và trẻ em [6].
Tất cả những bệnh lý trên đều gây suy giảm miễn dịch ở mức độ khác
nhau cần được điều trị trong khi nền công nghiệp dược phẩm hiện đại của ta
chưa phát triển để sản xuất đủ thuốc đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của
ngành y tế, thì việc tìm kiếm, nghiên cứu và ứng dụng các dược liệu từ thảo
mộc có tác dụng kích thích miễn dịch trở thành một nhiệm vụ quan trọng và
cấp thiết ở nước ta, phù hợp với xu thế của thế giới hiện nay là tăng cường
dùng các thuốc có nguồn gốc thảo mộc, vì cơ thể dễ dung nạp hơn, nhất là ở
người cao tuổi, rẻ tiền và ít có tác dụng phụ.



Xuất phát từ mong muốn tìm kiếm thuốc kích thích miễn dịch, chúng
tôi đã quan tâm đặc biệt đến hai loài nấm Linh chi, tên khoa học Ganoderma
applanatum (Pers.) Pat. là Nấm linh chi đa niên, hoá gỗ, ký hiệu 89N và
Ganoderma lucidum (Leyss.ex Fr.) Karst. là nấm Linh chi 1 năm, hoá gỗ, ký
hiệu 91N.
Theo kinh nghiệm dân gian, thì nấm Linh chi được dùng dưới dạng chè
tan, cao lỏng, viên nén, viên nang có tác dụng điều hoà đường máu, mỡ máu
trong cơ thể [25],]26],[27], bảo vệ gan [25],[26], hạn chế sự phát triển khối u
[26],[27], làm chậm quá trình lão hoá [25].
Trên thế giới, người ta đã sử dụng rộng rãi trà Linh chi để tăng cường
miễn dịch, chống các gốc oxy tự do, chống mệt mỏi, cản trở sự bức xạ nhiệt,
tăng cường giấc ngủ, tăng cường trí nhớ [25],[26],[27]. Để khẳng định điều
này, trước tiên chúng ta phải chứng minh bằng thực nghiệm. Trong nước ta
vẫn chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn hiệu lực kích thích
miễn dịch của dịch chiết toàn phần Nấm linh chi, vì vậy:
Mục tiêu của luận văn là:
1. Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của dịch chiết toàn phần
hai loài

nấm Linh chi

Ganoderma applanatum (Pers.) Pat. và Ganoderma

lucidum (Leyss.ex Fr.) Karst, qua một số thông số miễn dịch chung trên chuột
nhắt trắng thực nghiệm bị suy giảm miễn dịch do cyclophosphamid.
2. Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế
bào của

dịch chiết toàn


phầnhai loài nấm linh chi Ganoderma applanatum

(Pers.) Pat. và Ganoderma lucidum (Leyss.ex Fr.) Karst. trên chuột nhắt trắng
thực nghiệm bị suy giảm miễn dịch do cyclophosphamid.


Phần 1
TỔNG QUAN

1.1. KHÁI NIỆM VỂ KÍCH THÍCH MIÊN DỊCH
Ở người, hệ thống miễn dịch đảm nhiệm một chức năng quan trọng là
chống lại tất cả các kháng nguyên (các chất lạ khác biệt với cơ thể về mặt di
truyền) mỗi khi chúng xâm nhập để bảo vộ tính đặc thù, toàn vẹn và hằng định
của cơ thể. Hệ thống miễn dịch bình thường được thể hiện ở sự bình thường
với tất cả các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
ĐƯMD là một trong các hiện tượng sinh học quyết định sự sống của
mọi cơ thể sống cũng như nhiều quá trình sinh học khác, ĐƯMD luôn được
điều hoà và duy trì ở trạng thái cân bằng ổn định bởi hai quá trình ức chế miễn
dịch và KTMD. Cùng với sự phát hiện ra các bệnh lý miễn dịch (quá mẫn, suy
giảm miễn dịch...) người ta đã quan tâm và nghiên cứu các chất ĐKTM.
Các nhân tố ức chế miễn dịch tác động đến cơ thể gây thay đổi ở một
hay nhiều chỉ tiêu miễn dịch dẫn đến xu hướng làm giảm đáp ứng của hệ miễn
dịch với một hay nhiều kháng nguyên.
Các nhân tố kích thích miẽn dịch là các tác nhân nào đó (vật lý, hoá
học, sinh học...) có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi một hay
nhiều chỉ tiêu miễn dịch có xu hướng làm tăng cường đáp ứng của hệ miễn
dịch với một hay nhiều kháng nguyên.
Khái niệm KTMD là biện pháp sử dụng các chất hoặc các nhân tố
KTMD khác để làm tăng cường đáp ứng miễn dịch. Các chất điều hoà miễn

dịch là các chất có tác dụng điều chỉnh các trạng thái rối loạn miễn dịch về
trạng thái cân bằng, bình thường.


1.2. KHÁI QUÁT VỂ TÌNH HÌNH NGHIÊN cúu CÁC CHẤT KÍCH THÍCH
MIỄN DỊCH
Từ lâu, việc tiêm phòng vacxin để phòng chống các bệnh nhiễm trùng
được xem như biện pháp kích thích miễn dịch. Trong thành phần vacxin,
ngoài các kháng nguyên của vi khuẩn, virút gây bệnh thường có kèm các tá
chất, chính các tá chất ấy có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất kháng thể
chống lại các kháng nguyên của các vacxin đưa vào mạnh hơn là nếu chỉ đưa
kháng nguyên đơn độc. Người ta gọi các tá chất là các trợ chất và tác dụng của
nó như là chất KTMD [36].
Cùng với việc y học phát hiện ra các bệnh lý miễn dịch ( quá mẫn, suy
giảm miễn dịch, bệnh tự miễn) cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX
thì các chất KTMD hay các chất điều hoà miễn dịch cũng được quan tâm và
nghiên cứu sâu hơn. Hiện nay, ở nước ta có nhiều trung tâm nghiên cứu về
miễn dịch và giới thiệu kết quả nghiên cứu ở các tạp chí y học và chuyên
ngành [10],[34]. Mặc dù y học đã sản xuất được nhiều chất KTMD, như việc
tiếp tục tìm kiếm các chất KTMD mới vẫn đang là một hướng nghiên cứu
quan trọng hiện nay vì bệnh lý miễn dịch rất phức tạp và đa dạng. Nhiều chất
KTMD đã tỏ ra là có kết quả tốt trong điều trị một số bệnh lý hay gặp trên lâm
sàng, ngoài tác dụng phục hồi các chỉ tiêu miễn dịch, chúng còn có hiệu quả
cải thiện bệnh cảnh lâm sàng rõ rệt: các hoóc môn tuyến ức trong điều trị
viêm gan virus mạn tính hoạt động, Broncho-vaxom trong điều trị viêm phế
quản mạn tính.
Nhiều chất KTMD sử dụng vẫn ở dạng chế phẩm hỗn hợp , đôi khi chưa
tinh chế như T IP (Tolpa torf preparation), Isorel... tiếp tục nghiên cứu tác
dụng KTMD của chế phẩm ở dạng hỗn hợp đồng thòi sử dụng các biện pháp
tinh chế, chiết tách để xác định tác dụng riêng của các thành phần trong đó,



như peptid chiết xuất tò album viscum, tiến tới xác định các nhóm chức có
hoạt tính như azimexon [43].
Nghiên cứu xác định bản chất, công thức hoá học, cấu trúc phân tử của
các chất KTMD cũng được chú ý: một số chất KTMD đã được xác định rõ về
bản chất, công thức hoá học, cấu trúc phân tử ( levamisol, IL-2) [12], tuy
nhiên vẫn còn nhiều chất KTMD vẫn còn chưa biết công thức hoá học và cấu
trúc phân tử của chúng.
Một số chất KTMD đã được biết rõ tác dụng và cơ chế tác dụng như
IL-12, melation, các lectin của cây tầm gửi [35]. Nhiều chất tuy đã biết tác
dụng

KTMD song còn chưa rõ cơ chế tác dụng như: các funtumin, TF,

R.U.41.740, chất chiết của vỏ đậu xanh.
Nghiên cứu các biện pháp nhằm làm tăng hiệu lực KTMD của thuốc và
hạn chế tác dụng phụ cũng được tiến hành ở một số chất KTMD.
Nghiên cứu về cách thức sử dụng các thuốc KTMD như liều thích hợp
và tối ưu, thời điểm dùng, đường dùng, liệu trình điẻu trị, cũng được quan tâm
đối với mỗi một chất KTMD trước khi đưa vào sử dụng trên lâm sàng.
Mỗi chất KTMD đều có xuất xứ và các đặc tính riêng của nó, cũng có
một số chất có một số đặc tính giống nhau. Để có một cách nhìn khái quát,
toàn diện về chúng, chúng tôi sẽ nêu những điểm cơ bản chung nhất liên quan
đến bất cứ chất KTMD nào mà các nhà nghiên cứu và lâm sàng đều cần phải
quan tâm; dựa vào những điểm cơ bản ấy có thể phân loại các chất KTMD
thành phần các nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm ấy các chất KTMD trong đó
có những đặc tính chung khác biệt với các chất KTMD ở các nhóm khác.
1.3. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH c ơ BẢN CỦA CÁC CHẤT KÍCH THÍCH MIÊN
DỊCH

1.3.1. Nguồn gốc của các chất kích thích miễn dịch


1.3.1.1. Các chế phẩm sinh học kích thích miễn dịch:
Đó là các chất chế tiết của các tế bào miễn dịch, viêm, có tác dụng tăng
cường đáp ứng miễn dịch. Các chế phẩm này được sản xuất bằng cách:
• Chiết xuất từ huyết thanh, dịch nghiền các tổ chức, môi trường nuôi cấy
các tế bào miễn dịch với kháng nguyên. Đó là các chế phẩm KTMD sinh
học tự nhiên như: TF ( transfer factor), các cytokin, huyết thanh siêu mẫn
[17].
• Bán tổng hợp hay tổng hợp dựa vào thành phần hoá học, cấu trúc phân tử
của các chất kích thích miễn dịch sinh học tự nhiên.
• Phân lập các hoóc môn tuyến ức, các interleukin, các interferon, các
cytokin tái tạo và sửa chữa vết thương, các yếu tố chuyển TF (transfer
factor), các kháng thể đơn dòng [18].
1.3.1.2. Các chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc hoá chất
Đó là các chất hoá học có trong tự nhiên hay tạo ra bằng tổng hợp hoá
học dựa vào công thức ban đầu của một số chất kích thích miễn dịch hoá học.
1.3.1.3. Các chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc vi sinh vật
Các chế phẩm có nguồn gốc vi khuẩn, nấm , virút như BCG, MDP...
1.3.1.4. Các chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc thực vật
Nhiều loại thực vật được dùng làm thuốc chữa các bệnh nhiễm trùng,
ung thư đã có từ lâu, mỗi địa phương có kinh nghiệm riêng về chế biến và sử
dụng các dược liệu đó. Ví dụ như cây tầm gửi, lectin của 1 số cây họ đậu...
1.3.2. Bản chất của các chất kích thích miễn dịch
Do cấu trúc và chức năng của các tế bào và của hệ thống miễn dịch rất
phức tạp, đa dạng nên bản chất của các chất có khả năng điều biến hoạt động
của các tế bào và hệ thống này cũng rất đa dạng và trong nhiều trường hợp



người ta còn chưa biết bản chất thực sự của các chất ấy. Các chất KTMD hiện
nay có thể là:
1.3.2.1. Các phân tử protid
Là các acid amin, peptid, polypeptid và protein như L.arginin,
ankephalin, tulfsin, các cytokin, các kháng thể đơn clôn...
Là các glycoprotein: đa số chất KTMD nguồn gốc nội sinh ( IL-2, IFNa, GM-CSF, G-CSF...) một số chế phẩm KTMD từ vi khuẩn ( R.U.41.740...)
1.3.2.2. Các phân tử lipid
Đó là các phân tử lipid thuần hay lipid tạp do kết hợp với glucid: lipid X
(O - axeflated-disacharide phosphates) là các chất tổng hợp, lipid A
(lipopolysaccarrid) chế từ vi khuẩn...
1.3.2.3. Các phân tử glucid
Là các glucid đơn thuần hoặc phối hợp với các thành phần khác là lipid
hay protid: Lentinan ( polysaccarid) chế từ vi khuẩn, Grifolan (1-3-D-Glucan)
chế từ nấm... các polysaccarid chế từ streptococcus hay từ C.albican ià các
chất tạo nên do sự trùng hợp rất cao của các phân tử glucid ( > 90% là
glucose).
1.3.2.4. Các phân tử lipoprotein
Các lipomonoacid tổng hợp : lipid liên kết với serine hay ornithine,
MDP (muramyl dipeptid) và các đồng phân cuả chúng, lipopeptid, các chất
này chế từ vi khuẩn hay tổng hợp hoá học tạo ra.
1.3.2.5. Các phân tử nucleoprotein : Broncho - vaxom.
1.3.2.6. Các chất hoá học
Là các chất hữu cơ, trong thành phần phân tử và cấu trúc phân tử rất đa
dạng, được tạo ra bằng con đường tổng hợp hoá học hay ở trong tự nhiên.


Nhiều chất KTMD có gốc lưu huỳnh trong phân tử, các nhân thơm (benzen,
pyrimindin, Uraxin...) là các chất KTMD có hiệu lực mạnh như isoprinosine,
lobenzarit...
1.3.2.7. Các lectin, dẫn xuất alcaloid, peptid thực vật

Các thành phần này hiện nay được xác định là yếu tố có tác dụng
KTMD và gây độc đối với các tế bào ung thư. Có nhiều chế phẩm KTMD có
nguồn gốc thực vật.
Việc xác định bản chất các chất KTMD từ thực vật có nhiều khó khăn
vì trong nhiều trường hợp chưa có cách gì để tách chúng ra được. Đôi khi tác
dụng KTMD của các chế phẩm KTMD có nguồn gốc thực vật rất có thể là do
hỗn hợp của các thành phần có bản chất khác nhau tạo nên.
1.3.3. Tác dụng và cơ chế tác dụng của các chất kích thích miễn dịch
Các chất kích thích miễn dịch khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác
dụng của nó trên toàn cơ thể và đặc biệt là trên hệ thống miễn dịch, làm cho
hệ miễn dịch từ chỗ vói chức năng hoạt động yếu (hoặc bình thường) trở nên
hoạt động tốt hơn, đáp ứng với khả năng của kháng nguyên ở mức độ thấp
được nâng lên ở mức độ cao hơn, để có thể loại trừ các tác nhân gây bệnh là vi
sinh vật xâm nhập vào cơ thể.
Do cấu trúc, bản chất, nguồn gốc của các chất KTMD khác nhau, nên
mỗi chất có tác dụng và cơ chế tác dụng riêng cuả nó, tuy rằng có một số chất
có thể có tác dụng và cơ chế tác dụng tương tự nhau. Ngay với một chất
KTMD nhất định, tác dụng của nó cũng khác nhau cho mỗi tình huống sử
dụng cụ thể; nó phụ thuộc vào liều lượng, cách thức dùng, đường dùng, thời
điểm đưa thuốc vào cơ thể. Tác dụng của thuốc còn phụ thuộc ở cả tình trạng
cơ thể và các thuốc khác dùng đồng thời. Cho đến nay chưa có khả năng trình
bày lần lượt cơ chế tác dụng của các chất KTMD, vì nhiều chất có tác dụng


KTMD đã biết rõ ràng thì cơ chế tác động của chúng lên cơ thể và hệ thống
miễn dịch ra sao vẫn chưa rõ. Sau đây là những nét khái quát, chung nhất các
phương thức mà phần lớn các chất KTMD sẽ tác động lên hệ thống miễn dịch
để cuối cùng dẫn đến tăng cường hoạt động của nó.
1.3.3.1. Vị trí tác động của các chất kích thích miễn dịch
Miễn dịch không đặc hiệu hay miễn dịch tự nhiên gồm nhiều thành

phần với các cơ chế bảo vệ khác nhau, được gọi là “hàng rào miễn dịch”
không đặc hiệu của cơ thể. Các chất KTMD có thể tác động vào một hay
nhiều khâu này để tăng cường chức phận cuả nó.
a. Hàng rào vật lý:
Gồm có da và niêm mạc có nhiệm vụ che chắn bề mặt cơ thể để ngăn
cản sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Cấu tạo đặc thù của tế bào da là các
lớp ngoài có xu hướng sừng hoá, tế bào biểu mô niêm mạc có nhung mao và
chất nhầy che phủ giúp cho da, niêm mạc đảm nhiệm được chức năng của nó.
Các chất KTMD như acridin và dẫn xuất của nó có tác dụng kích thích sinh
trưởng các tế bào biểu mô, tăng tiết chất nhầy làm tăng cơ chế bảo vệ tự nhiên
của da.
b. Hàng rào hoá học:
Gồm các chất hoà tan trong các dịch của cơ thể ( huyết tương, dịch kẽ,
dịch tiết) như : các thành phần bổ thể, các yếu tố đông máu, các protein pha
cấp... có vai trò ngăn chặn, loại trừ vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, virút theo cơ
chế không đặc hiệu [17]. Nhiều chất KTMD đã tác động làm tăng cường chức
phận bảo vệ của cơ thể đó là: IL-6 làm tăng số lượng và hoạt hoá tiểu cẩu,
tăng hàm lượng protein pha cấp, Broncho-vaxom làm tăng các interferon.
c. Hàng rào tế bào:


Là các tế bào tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp loại trừ vi khuẩn, vi rút,
ký sinh trùng, tế bào ung thư.
Đây là bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong cơ chế bảo vệ tự nhiên
của cơ thể. Các thành phần của hàng rào này là: các tế bào thực bào ( bạch cầu
hạt trung tính và đại thực bào), bạch cầu ái toan, bạch cầu NK, tế bào nội mô,
bạch cầu ái kiềm, tế bào mast...Rất nhiều chất KTMD tác động vào hàng rào
này làm tăng số lượng và chức phận của nó: các chất KTMD kích thích các tế
bào thực bào tăng cường thực bào như các hoóc môn tuyến ức, một số IL.
Hầu hết các chất KTMD có nguồn gốc hoá chất, một số chất KTMD từ

vi sinh vật, thực vật. Một số chất KTMD tác động vào tế bào NK: Tuftsin,
Linomide, các hoóc môn tuyến ức, EL-2, R.u.41.740. Một số chất KTMD có
tác động tăng cường hoạt động của các tế bào viêm: IL-1, IL-6.
1.3.3.2. Tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Phương thức này do các tế bào lymphô đảm nhiệm: các tế bào sản xuất
các phân tử tiếp nhận đặc hiệu (kháng thể dịch thể và tế bào) để kết hợp với
kháng nguyên rồi qua đó loại trừ chúng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tế
bào lymphô B đảm nhiệm chức năng đáp ứng miễn dịch dịch thể bằng cách
sản xuất các kháng thể dịch thể (Ig) và tế bào lymphô T chịu trách nhiệm
ĐƯMD qua trung gian tế bào. Có rất nhiều chất KTMD đã tác động vào các tế
bào lymphô, đại thực bào để tăng cường ĐƯMD đặc hiệu:
a. Những chất làm tăng cường ĐƯMD dịch thể:
Các chất KTMD có nguồn gốc hoá chất (levamisol, forphenicinol). Các
chất từ vi sinh vật (R.u 41740), các chất sinh học (IL-15,TNF, IFN), các chất
từ thực vật ( Isorel, lectin của một vài loài thuộc họ đậu).
b. Những chất làm tăng cường ĐƯMD tế bào:


Các chất KTMD có nguồn gốc hoá chất (azimexon, linomide,
levamisol..), các hooc môn tuyến ức, các chất kích thích miễn dịch từ vi sinh
vật ( protein A), các chất từ thực vật lectin của một số họ đậu.
c. Một số chất làm tăng cường cả ĐƯMD dịch thể và tế bào: Bestatin, Isorel,
forphenicinol, RU, IL-2, TNF.
Nhìn chung hầu hết các khâu của quá trình đáp ứng miễn dịch đều có
những chất KTMD có thể tác động đến và trong từng khâu ấy đều thấy có mặt
các chất KTMD có nguồn gốc và bản chất khác nhau.
1.3.3.3. Cơ chế của các chất kích thích miễn dịch
Mỗi chất KTMD sẽ có cơ chế riêng của nó, nhưng nhìn chung các chất
KTMD tác động lên tế bào miễn dịch và hệ thống MD đều thể hiện những
điểm cơ bản sau:

a.Kích thích làm tăng sinh tế bào:
Chất KTMD tác động để làm nhanh quá trình phân bào ở các tế bào
gốc đa năng hay tế bào gốc đã định hướng. Chất kích thích miễn dịch có thể
tác động đến quá trình biệt hoá và trưởng thành của các tế bào bạch cẩu ở tuỷ
xương hay tuyến ức như các G-CSF, M-CSF, GM-CSF.
Như vậy chủ yếu là chất KTMD tác động đến các tế bào miễn dịch làm
cho chúng từ chỗ chưa có hoặc chưa hoàn chỉnh về chức năng thành các tế bào
có chức năng miễn dịch thực thụ. Sự phát triển đầy đủ về số lượng các tế bào
có chức năng của mỗi dòng là cơ sở để chúng làm tròn chức phận.
b.Chất KTMD làm tăng cường hoạt động chức năng của các tế bào miễn dịch:
Mỗi loại tế bào miễn dịch có chức năng riêng, khi tế bào được hoạt
hoá, sẽ tham gia vào ĐƯMD không đặc hiệu hay đặc hiệu chống lại các tác
nhân gây bệnh nào đó. Hoạt hoá các tế bào thực bào sẽ dãn đến các khả năng
ăn các vật lạ, tiêu hoá chúng, chế tiết các yếu tố hoà tan của tế bào làm cho


ĐƯMD, viêm mạnh hơn nhiều khi chúng ở trạng thái nghỉ. Tương tự như thế,
các tế bào lymphô B được hoạt hoá sẽ biệt hoá thành tương bào sản xuất
kháng thể dịch thể; tế bào lymphô T hoạt hoá sẽ gây độc các tế bào nhiễm
virut, tế bào ung thư trực tiếp hay gián tiếp thông qua lymphokin. Chất KTMD
chủ yếu làm tăng quá trình này, thường là nó phục hồi các chức phận của các
tế bào miễn dịch đã bị suy giảm do một lý do nào đó gây ra. Phục hồi chức
năng của mỗi tế bào là cơ sở phục hồi chức phận của cả dòng tế bào đó.
Chất KTMD giúp cho các tế bào miễn dịch liên hệ, hợp tác với nhau tốt
hơn trong quá trình ĐƯMD. Dù rằng các tế bào hoạt động bình thường, chức
năng của mỗi tế bào vẫn được đảm bảo như bình thường, nhưng chúng không
liên hệ, hợp tác được với nhau và với các dòng tế bào khác thì cũng sẽ dẫn đến
rối loạn miễn dịch. Các chất KTMD dùng trong các trường hợp suy giảm miễn
dịch có thể như là một việc bổ sung thêm các thiếu hụt trong điều kiện bệnh lý
các chất có chức năng điều hoà ĐƯMD.

1.3.4. Tác dụng của các chất KTMD phụ thuộc vào liều lượng và cách sử
dụng:
Hiệu lực tác dụng của thuốc KTMD liên quan mật thiết với nhiều yếu
tố. Nó phụ thuộc vào liều lượng, thời điểm dùng, đường dùng, các thuốc khác
dùng đồng thời và trạng thái của cơ thể khi sử dụng thuốc:
1.3.4.1. Liều lượng thuốc KTMD sử dụng ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu lực tác
dụng của nó.
Mỗi chất KTMD thường có tác dụng tối ưu ở một dải liều nhất định.
Liều nhỏ hơn liều thích hợp sẽ không có tác dụng, liều cao quá liều thích hợp
nhiều khi lại gây ra tác dụng ngược lại, nghĩa là ức chế miễn dịch hoặc có
nhiều tác dụng phụ. Ví dụ như TNF chỉ có tác dụng tăng cường phản ứng quá
mẫn chậm ở liều thích hợp; IFN là những chất có tác dụng điểu hoà miễn
dịch, dùng liều nhỏ nó có tác dụng hoạt hoá đại thực bào và tăng cường đáp


ứng miễn dịch. Có thể gây thương tổn tổ chức; tác dụng ức chế miễn dịch do
dùng liều cao hoặc có tác dụng chống tăng sinh tế bào hay do hoạt hoá các tế
bào lymphô T ức chế.
1.3.4.2. Tác dụng của các chất KTMD phụ thuộc vào thời điểm khi sử
dụng:
Đối với nhiều chất KTMD, thời điểm sử dụng thuốc cũng hết sức quan
trọng. Nếu thuốc KTMD dùng không đúng thời điểm đôi khi có hại hơn là có
lợi. Một chất KTMD có thể trở thành một chất ức chế miễn dịch khi đưa vào
cơ thể ở thời điểm không thích hợp, tính chất tác dụng hai mặt này phụ thuộc
vào thời sinh học của thuốc KTMD.
Interferon là chất thể hiện rõ sự phụ thuộc của tác dụng vào thời điểm
sử dụng. Dùng Interferon sau khi cơ thể bị mẫn cảm với kháng nguyên sẽ kích
thích tăng cường ĐƯMD với kháng nguyên đó. Nếu dùng Interferon trước hay
đồng thời với thời điểm gây mẫn cảm kháng nguyên sẽ ức chế sản xuất kháng
thể dịch thể và tế bào đặc hiệu với kháng nguyên.

1.3.4.3. Tác dụng của các chất KTMD chịu ảnh hưởng bởi việc dùng đồng
thòi các chất KTMD và thuốc khác
Một số chất KTMD chỉ thể hiện rõ rệt tác dụng của nó khi chúng được
dùng phối hợp với nhau. Melatoin chỉ có tác dụng KTMD làm tăng số lượng tế
bào lymphô, lymphô T, tế bào NK, tế bào có CD25+, bạch cầu ái toan ở các
bệnh nhân ung thư tổ chức mềm đã di căn, khi dùng cùng với IL-2.
1.3.4.4. Tác dụng của các chất KTMD phụ thuộc vào trạng thái của cơ thể
Chất KTMD không hoặc ít có tác dụng trên cơ thể bình thường, tác
dụng của nó chỉ thể hiện trên cơ thể bệnh lý có rối loạn miễn dịch. Vì vậy, hầu
hết các thử nghiệm nghiên cứu tác dụng của các chất KTMD được tiến hành
trên các mô hình suy giảm miễn dịch thực nghiệm, in vivo và in vitro. Việc áp


dụng các chất KTMD vào thực tiễn lâm sàng chủ yếu là được chỉ định dùng
cho các bệnh lý suy giảm miễn dịch thứ phát.
1.4. ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA CÁC CHẤT KÍCH THÍCH MIÊN DỊCH
1.4.1. Trong các bệnh nhiễm trùng
a. Nhiễm trùng đường hô hấp:
Các bệnh đã được sử dụng thuốc KTMD như viêm phế quản cấp, mạn
tính, viêm thanh quản, khí quản, viêm amidan, họng, viêm mũi xoang có mủ,
viêm tai.
b. Viêm gan vi rút mạn tính tiến triển
c. Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
d. Các bệnh khác như: phong ác tính, lao kháng thuốc...
1.4.2. Trong các bệnh tự miễn
Việc áp dụng liệu pháp KTMD ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là
nhằm phục hồi tình trạng suy giảm miễn dịch sau dùng thuốc chống viêm và
ức chế miễn dịch để điều trị bệnh (corticoid, các thuốc chống viêm không
steroid).
1.4.3. Trong các bệnh ung thư

Nhiều chất KTMD đã được sử dụng ở nhiều loại ung thư khác nhau;
chủ yếu thuốc được dùng cho bệnh nhân ung thư đã di căn, sau phẫu thuật cắt
bỏ khối u, và sau liệu pháp hoá học, tia xạ trị liệu. Chất KTMD đã hạn chế
được di căn và tăng thời gian sống thêm có ý nghĩa hơn so với không dùng
thuốc KTMD.
1.5. NẤM LINH CHI, MỘT NGUỒN DƯỢC LIỆU QUÝ


Hơn 4000 năm trước đây ( từ thời Hoàng đế 2550 - 2140 trước Công
nguyên), giá trị dược liệu của nấm Linh Chi đã được ghi chép trong các thư
tịch cổ ( Zhao, J.D...1994) [26],[27]. Cách đây 400 năm, nhà y-dược nổi tiếng
của Trung Quốc Lý Thời Trân đã phân ra các nhóm Linh chi chính và khái
quát tác dụng trị liệu của chúng [Bảng 1.1]
Bảng 1.1. Lục bảo Linh chi và tác dụng trị liệu ( Lý Thời Trân, 1590)
Tên gọi

Màu sắc

Đặc tính dược lý
Vị chua, tính bình, không độc,

Thanh chi ( Long c h i)

Xanh

chủ trị sáng mắt, bổ gan khí an
thần, tăng trí nhớ

Hồng chi ( Xích chi,
đơn c h i)

Hoàng chi ( Kim chi)

Đỏ

Vàng

Vị đắng, tính bình, không độc, an
thần, ích tỳ khí.
Vị ngọt, tính bình, không độc, an
thần, ích tỳ khí
Vị cay, tính bình, không độc, ích

Bạch chi ( Ngọc chi)

Trắng

phổi, thông mũi, an thần, chữa
ho, nghịch hơi

Hắc chi ( Huyền chi)

Đen

Tử chi

Tím

Vị mặn, tính bình, không độc, trị
chứng bí tiểu, ích thận khí
Vị ngọt, tính ôn, không độc, trị

đau nhức khớp xương, gân cốt

Theo Đỗ Tất Lợi [14] Linh Chi có tác dụng kiện não ( giúp sáng suốt
minh mẫn), bảo can ( bảo vệ gan), cường tâm ( trợ sức cho tim), kiện vị (giúp
tiêu hoá tốt), cường phế ( trợ phổi), trường sinh ( kéo dài tuổi thọ), giải cảm,


giải độc...Tác dụng trị liệu cơ bản của Linh Chi Ganoderma lucidum được tóm
tắt trong bảng 1.2.
Bảng 1.2.TÉC dụng trị liệu của Linh Chi (G.ỉucidum)
Tác dụng

Chủ trị

-Giảm hưng phấn của thần kinh trung ương, giảm đau.
An thần

-Trị suy nhược thần kinh, điều tiết chức năng thần kinh
thực vật.
-Cường tim, hạ huyết áp, hạ lipid máu, chống sơ cứng

Tim mạch

động mạch, nâng cao ngưỡng thiếu oxy giúp cơ tim
chịu được trạng thái thiếu máu.
-Hạ cholesterol huyết thanh.
-Cải thiện bệnh viêm gan mãn tính và xơ gan.

Bảo vệ gan


-Hạ đường huyết và giải độc, chống tác dụng của chất
phóng xạ.

-Trị xơ cứng bì, viêm da cơ.
Viêm nhiễm

-Viêm phế quản mãn tính.
-Loét bao tử.

-Trị chứng giảm bạch cầu.
Miễn dịch

-Chống tế bào ung thư.
-Chặn phát triển của SIDA.

Linh Chi được xếp vào “ Thượng dược” trong sách “ Thần nông bản
thảo” cách đây khoảng 2000 năm thời nhà Châu và sau đó được nhà y dược
nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trần phân ra thành “ Lục bảo Linh Chi”


×