Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

bài tập lớn giao nhận vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.34 KB, 56 trang )

Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU.................................................................................................................... 3
1.1. Cơ sở pháp lý..............................................................................................................3
1.2 Tổng quan về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu......................................................3
1.2.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding service) và người giao nhận
( Freight Forwarder )..........................................................................................................3
1.2.2 Vai trò của giao nhận và người giao nhận trong thương mại quốc tế.........................4
1.2.3 Những nghiệp vụ cơ bản của hoạt động giao nhận....................................................7
1.2.4. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.......................................................10
Chương II: GIỚI THIỆU MẶT HÀNG VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH GIAO
NHẬN.............................................................................................................................. 14
2.1 Giới thiệu mặt hàng....................................................................................................14
2.1.1.Tên thương mại của mặt hàng.................................................................................14
2.1.2 Bao bì, cách đóng gói sản phẩm.............................................................................14
2.1. Thị trường giao nhận................................................................................................15
2.2 Thiết kế phương thức giao nhận.................................................................................15
2.2.1 Tuyến đường...........................................................................................................15
2.2.2 Phương thức giao nhận............................................................................................15
2.3. Chi phí giao nhận......................................................................................................15
2.3.1. Chi phí trực tiếp......................................................................................................15
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THỰC HIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU LÔ HÀNG ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG............................................................................................................ 21
3.1. Báo giá- hợp đồng.....................................................................................................21
3.1.1.Các báo giá.............................................................................................................. 21
3.1.2 Hợp đồng giao nhận vận tải.....................................................................................24
3.1. 3 Giấy ủy quyền.......................................................................................................31
3.2. Quy trình giao nhận...................................................................................................32


3.2.1

Sơ đồ thực hiện quy trình....................................................................................32

3.2.2 Giải thích trình tự công việc...................................................................................33
3.3. Lập các chứng từ liên quan.......................................................................................42
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 57

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 1


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế thương mại toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải
mới trong những thập niên qua, vận tải quốc tế đang ngày càng thể hiện rõ vai trò quan
trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Song hành cùng sự phát triển kinh tế là tăng
trưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu, do đó ngành giao nhận lại có thêm nhiều cơ hội
phát triển. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận ở Việt Nam là khá lớn.
Vì vậy mà ngành giao nhận vận tải quốc tế ngày càng được hoàn thiện và phát triển hỗ trợ
cho lĩnh vực xuất nhập khẩu
Những năm gần đây giao nhận vận tải phát triển mạnh mẽ là do quy mô của hoạt
động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề giao nhận vận chuyển hàng
hóa giữa các quốc gia vốn không đơn giản như vận chuyển hàng nội địa, bản thân nó là cả
một quy trình, một chuỗi mắt xích nghiệp vụ gắn kết với nhau. Tham gia vào hầu hết các
hoạt động trong vận tải là người giao nhận. Với vai trò là người tổ chức, thực hiện đưa hàng
hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, người giao

nhận vận tải ngày càng đóng vai trò tich cực trong việc phát triển thương mại quốc tế của
mỗi quốc gia.
Do tính chất công việc của người giao nhận rất phức tạp có liên quan đến nhiều hoạt
động nghiệp vụ khác nhau để tổ chức đưa hàng hóa từ nơi này đến nơi khác đòi hỏi người
giao nhận phải am hiểu, không những nghiệp vụ của người chuyên chở mà còn phải am hiểu
cả những phong tục tập quán cũng như các chính sách pháp luật của các quốc gia có liên
quan.
Thấy rõ được lợi ích của việc nắm vững các phương thức và quy trình trong giao
nhận vận tải quốc tế đối với nhà nhập khẩu em đã lựa chọn đề tài: “Quy trình giao nhận
nhập khẩu điện thoại di động”
Bài tập lớn gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Chương 2: Giới thiệu về mặt hàng giao nhận- phương thức giao nhận
Chương 3: Quy trình giao nhận nhập khẩu nguyên công cho lô hàng.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU
Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 2


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1. Cơ sở pháp lý
-

Căn cứ vào luật Thương Mại 2005 của nước CHXHCNVN.

-


Thông tư 129-Tgg áp dụng phương pháp giao nhận nguyên hầm đối với hàng hóa vận

chuyển bằng tàu thủy và xà lan.
-

Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy

định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
-

Thông tư số 128/2013/TT-BTC cũng bổ sung thêm những hướng dẫn về thủ tục hải

quan, giám sát hải quan đối với một số trường hợp đặc thù mà các văn bản trước đây chưa
hướng dẫn như: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa là phương tiện vận tải XNK, giám sát hải
quan đối với hàng hóa chưa làm thủ tục nhập khẩu, đang nằm trong khu vực giám sát hải
quan, nhưng phải tái xuất trả lại cho đối tác nước ngoài…
-

Nghị định 330-CP nmă 1981 Quy định về xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng nhập khẩu ở

các cảng biển nước CHXHCN Việt Nam và vận chuyển hàng nhập khẩu từ các cảng tới chủ
nhận hàng do Hội đồng Chính phủ ban hành
-

Nghị quyết số 79/NQ-CP của Chính phủ : Về thực hiện thí điểm biện pháp bình ổn giá

dịch vụ xếp dỡ container khu vực cảng biển nước sâu.
-


Công ước Hague, hague visby 1968, 1979; hamburge 1978.

1.2 Tổng quan về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.2.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding service) và người giao nhận
( Freight Forwarder ).
1.2.1.1 Khái niệm giao nhận
Theo qui tắc mẫu của hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA thì dịch vụ giao nhận là bất
kì loại dịch vụ nào liên quan đén vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói, hay
phân phối hàng hoa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả
các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhập chứng từ có liên quan
đến hàng hóa.
Theo Luật thương mại Việt Nam 2005 qui định rõ, dịch vụ giao nhận hàng hóa là
hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi,
tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 3


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
quan đến giao nhận hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải
hoặc của ngươig làm dịch vụ giao nhận khác ( gọi chung là khách hàng ).
1.2.1.2 Khái niệm người giao nhận
Người giao nhận hoạt động theo sự ủy thác của chủ hàng và bảo vệ quyền lợi cho
chủ hàng. Người giao nhận có thể lo liệu các công việc về vận tải nhưng không phải người
vận tải; cùng với việc vận tải, người giao nhận có thể đảm nhiệm thâm các công việc khác
theo sự ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi gửi tới nơi nhận một cách nhanh chóng,
hiệu quả nhất.
Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao nhận

hàng hóa trong xã hội, bao gồm hai loại: Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa trong
nước, khi các hoạt động của doanh nghiệp chỉ diễn ra trên và trong phạm vi lanhc thổ đất
nước; Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế khi các hoạt động của doanh nghiệp
có những phần việc diễn ra ngoài lãnh thổ đất nước. Sản phẩm của doanh nghiepj là các
dịch vụ trong giao nhận ( dịch vụ giao nhận hàng hóa ) mà doanh nghiệp giao nhận đóng vai
trò người giao nhận ( Forwarder , Freight forwarding, Forwarding agent).
Căn cứ theo Luật thương mại 2005 người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương
nhân có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan
đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi
hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một
cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác..
1.2.2 Vai trò của giao nhận và người giao nhận trong thương mại quốc tế
1.2.2.1 Vai trò của giao nhận
-

Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà

không có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận vào tác ngiệp.
-

Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các phương tiện

vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải trọng của các phương
tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ trợ khác.
-

Giao nhận làm giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu.

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:

Lớp : KTN52-DH3

Trang: 4


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí
không cần thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giao nhận hay do người
giao nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân công.
1.2.2.2 Vai trò của người giao nhận
Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và
thuê dịch vụ của người thứ ba khác. Người làm dịch vụ giao nhận khi nhận việc vận chuyển
hàng hoá thì phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải.
Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải
mới trong những thập niên qua. Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá giữ vai trò
quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ người giao nhận thực hiện
không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chỗ đóng hàng, nơi dùng để
kiểm tra hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn
như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hoá, .v.v...
Người giao nhận đã làm những chức năng sau đây:
 Môi giới hải quan
Người giao nhận tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu bằng việc hoàn tất các
thủ tục hải quan cho hàng hóa vào nước nhập khẩu với vai trò là người môi giới hải quan.
Đồng thời người giao nhận lo liệu thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất và dành chỗ trong vận
tải quốc tế và lưu cước với hang tàu (trường hợp chuyên chở đường biển) với chi phí do
người xuất khẩu chịu phụ thuộc vào điều kiện thương mại được chọn trong hợp đồng mua
bán. Thông thường, tập quán xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB. Ở một số nước như
Pháp, Mỹ người giao nhận hoạt động phải có giấy phép làm môi giới hải quan.
 Khi là đại lý của chủ hàng
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các

nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
-

Giao hàng không đúng chỉ dẫn

-

Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.

-

Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan

-

Chở hàng đến sai nơi quy định

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 5


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
-

Giao hàng cho người không phải là người nhận

-


Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

-

Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế

-

Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên.
Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành

vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác... nếu anh ta
chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết.
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn (Standard
Trading Conditions) của mình.
 Khi là người chuyên chở (principal)
-

Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập,

nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải
chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận
khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình.
Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức
vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà
anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.
- Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự
vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà
còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác,
cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting

carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu
kho, bố xếp hay phân phối ..... thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên
chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người
giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người
chuyên chở.
- Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường
không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 6


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát,
hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
-

Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác

-

Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp

-

Do nội tý hoặc bản chất của hàng hoá

-


Do chiến tranh, đình công

-

Do các trường hợp bất khả kháng

-

Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng

được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.
 Người kinh doanh vận tải đa phương thức MTO
- Trong vận tải đa phương thức, chỉ có một người chịu trách nhiệm duy nhất về hàng hóa
trong toàn bộ hành trình – đó là MTO.
-

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của phương thức vận tải này, người giao nhận đã nhanh

chóng nắm bắt cơ hội và đứng ra cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức.
 Người gom hàng
-

Ở Châu Âu, người giao nhận từ lâu đã đóng vai trò là người gom hàng, ban đầu chỉ với

vận tải đường sắt, sau đó mở rộng ra cả đường biển, đường hàng không… và vận tải đa
phương thức (đặc biệt là sự ra đời và phát triển của container).
-

Khi đóng vai trò là người gom hàng, người giao nhận nhân danh mình thực


hiện nhiệm vụ gom hàng và cấp vận tải đơn gom hàng của mình (House Bill of
-

Lading) hoặc biên lai nhận hàng (Forwarder ‘s Certificate of Receipt) cho từng

chủ hàng lẻ.Khi đó, người gom hàng có thể đóng vai trò là ngườichuyên chở hoặc chỉ là ngư
ời đại lý. Ngày nay, người giao nhận là một nguồn quan trọng cung cấp dịch vụ gom hàng v
à đây cũng là một lĩnh vực mà người giao nhận hoạt động rất có hiệu quả.
1.2.3 Những nghiệp vụ cơ bản của hoạt động giao nhận.
Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý
hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba. Dịch vụ giao nhận hàng hóa gồm bốn loại thông dụng
trên thế giới hiện nay :
Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 7


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Dịch vụ giao nhận
hàng hóa

Đại diện
cho người
xuất khẩu

Đại diện cho
người nhập

khẩu

Dịch vụ
hàng hóa
đặc biệt

Những
dịch vụ
khác

1.2.3.1 Ðại diện cho người xuất khẩu
Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người
xuất khẩu) những công việc sau:
-

Lựa chọn tuyến đường vận tải.

-

Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải.

-

Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan (như: biên lai nhận hàng - the Forwarder

Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - the Forwarder Certificate of Transport).
-

Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp của chính phủ


liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể cả các quốc gia
chuyển tải (transit) hàng hoá, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết.
-

Ðóng gói hàng hoá (trừ khi hàng hoá đã đóng gói trước khi giao cho người giao nhận).

-

Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá (nếu được yêu

cầu).
-

Chuẩn bị kho bảo quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếu cần).

-

Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám sát hải

quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải.
-

Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu.

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 8



Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
-

Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá đến cảng đích bằng cách liện hệ với người vận

tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
-

Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có).

-

Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát hay tổn thất

của hàng hoá.
1.2.3.2 Ðại diện cho người nhập khẩu
Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người
xuất khẩu) những công việc sau:
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhập khẩu chịu trách
nhiệm về chi phí vận chuyển.
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá.
- Nhận hàng từ người vận tải.
- Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phí khác liên
quan.
- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết).
- Giao hàng hoá cho người nhập khẩu.
- Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát của hàng hoá.
1.2.3.3 Dịch vụ hàng hóa đặc biệt
Ngoài các công việc trên của khách hàng, nếu khách hàng yêu cầu người giao nhận
có thể thực hiện một số dịch vụ khác liên quan đến các loại dịch vụ hàng hóa đặc biệt:

-

Vận chuyển hàng công trình như máy móc, thiết bị … phục vụ cho các công trình xây

dựng lớn mang tính chất quốc gia như sân bay, nhà máy lọc dầu.
-

Dịch vụ về vận chuyển quần áo treo trên mắc, giá trong những container đặc biệt. Những

loại quần áo này sau khi đến nơi sẽ được chuyển trực tiếp từ container vào cửa hàng.
-

Triển lãm ở nước ngoài. Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãm giao cho

chuyển chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài…

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 9


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.2.3.4 Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác theo yêu
cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về thị trường mới, tình
huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàng phù hợp, v.v
1.2.4. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.2.4.1 Nguyên tắc:
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại

các cảng biển Việt nam như sau:
-

Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp

đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.
-

Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ

hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) (quy
định mới từ 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải
kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh
toán các chi phí có liên quan.
-

Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ

hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí,
chi phí liên quan cho cảng.
-

Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tầu, cảng nhận hàng bằng

phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.
-

Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.
Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những


chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong
một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.
Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan….
 Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm.
1.2.4.2 Trình tự giao nhận hàng hoá NK tại các cảng biển
 Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng.
Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 10


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giao nhận trực
tiếp với tầu
Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho
cảng một số chứng từ



Bản lược khai hàng hoá (2 bản)



Sơ đồ xếp hàng (2 bản)



Chi tiết hầm hàng (2 bản)




Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)

Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tầu
Trực tiếp nhận hàng từ tầu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như:Biên
bản giám định hầm tầu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tầu về những tổn
thất xảy sau này.


Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt



Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt



Bản kết toán nhận hàng với tầu (ROROC)



Biên bản giám định



Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)............




Khi dỡ hàng ra khỏi tầu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hoá.

Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho


Làm thủ tục hải quan



Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá.

 Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng

 Cảng nhận hàng từ tầu:
+ Dỡ hàng và nhận hàng từ tầu (do cảng làm)
+ Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải cùng lập)

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 11


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
+ Ðưa hàng về kho bãi cảng
 Cảng giao hàng cho các chủ hàng
+ Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vạn đơn gốc, giấy giới thiệu của
cơ quan đến hãng tầu để nhận lệnh giao hàng (D/O - delivery order).
+ Hãng tầu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng
+ Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai

+ Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến văn
phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O
+ Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận
này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng
+ Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:
 Xuất trình và nộp các giấy tờ:.
+ Tờ khai hàng NK.
+ Giấy phép nhập khẩu.
+ Bản kê chi tiết.
+ Lệnh giao hàng của người vận tải.
+ Hợp đồng mua bán ngoại thương.
+ Một bản chính và một bản sao vận đơn.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ.
+ Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có.
+ Hoá đơn thương mại.
 Hải quan kiểm tra chứng từ
 Kiểm tra hàng hoá
 Tính và thông báo thuế

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 12


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
 Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày) và xin
chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan. Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải
quan” chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng
 Hàng nhập bằng container


 Nếu là hàng nguyên (FCL)
+ Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới
thiệu của cơ quan đến hãng tầu để lấy D/O
+ Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có thể đề
nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ
container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
+ Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng
D/O đến Văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhận D/O
+ Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng

 Nếu là hàng lẻ (LCL):
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tầu hoặc đại lý của người
gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủ tục như trên.

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 13


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Chương II: GIỚI THIỆU MẶT HÀNG VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH
GIAO NHẬN.
2.1 Giới thiệu mặt hàng.
2.1.1.Tên thương mại của mặt hàng
- Tên mặt hàng: Cellphone, Smartphone handsets and related accessories ( Điện thoại
di động )
Tính năng: Nghe – gọi – nhắn tin , giải trí đa phương tiện

Thuộc loại hàng linh kiện điện tử.
Là mặt hàng có giá trị cao, dễ bị hư hỏng , hỏng hóc nếu bảo quản không hợp lý
trong quá trình vận chuyển.
Xuất xứ: Korea
2.1.2 Bao bì, cách đóng gói sản phẩm
Linh kiện điện tử là đối tượng hàng hóa dễ bị tác động bởi các va đập vật lý như va
đập, chèn nén.. trong quá trình vận chuyển. Do đó cần phải sử dụng các loại vật liệu đệm
( bột mềm, xốp, mút…) bao bọc quanh hàng hoặc đóng hộp gỗ để giảm thiểu các va đập
này.
Mỗi một điện thoại, một tai nghe và linh kiện pin được đóng gói trong 1 hộp cattong
của nhà sản xuất, 10 hộp đóng thành 1 kiện, mỗi 1 kiện được đóng thùng caton loại 2 lớp
chịu được áp lực đến 18kg/cm hoặc 250PSI. Trên mỗi thùng được dán biểu tượng tránh
mưa, kỵ nước, hàng dễ vỡ, tránh nhiệt độ cao, và các chỉ dẫn hướng xếp hàng, trọng tâm
của hàng, Kèm theo đó là các thông tin nơi nhận cuối cùng là Hải Phòng, cảng dỡ cuối
cùng là Hải Phòng, quốc gia xuất xứ Hàn Quốc, tổng số kiện là thùng carton được gia cố
thêm bằng các khung gỗ, vừa có tác dụng giữ hàng, vừa có tác dụng giảm sóc từ các ngoại
lực tác dộng tới hàng.
Phương thức đóng gói

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 14


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
- Tên hàng: Cellphone, handsets and related accessories
- Số lượng container: 5
- Loại container 40 feet
- Số lượng bao đóng trong 1container:232 kiện – 232 thùng catton 2 lớp

- Trọng lượng tịnh: 27000.00 KG
- Trọng lượng cả bao bì: 28104.00 KG
2.1. Thị trường giao nhận
Tình hình chung: Công ty nhập khẩu ủy thác với số lượng tương đối đều vào hàng
tháng trong năm do nhu cầu về điện thoại ngày càng tăng của người dân. Công ty nhập
hàng về và giao cho các nơi đầu mối như tại Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh….
Với sự cạnh tranh gay gắt như ngày nay, để có thể đứng vững trên thị trường được thì cần
phải có hàng hóa chất lượng cao, nguồn hàng uy tín, ổn định, giá cả hợp lý… Công ty cắt
giảm chi phí và giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa.
Các hình thức hoạt động ngoại thương bao gồm cả cơ chế xuất nhập khẩu theo nghị định
thư và xuất nhập khẩu tự cân đối do các đơn vị thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Các đơn vị xuất nhập khẩu có điều kiện phát triển năng động, nâng cao hiệu quả kinh doanh
của mình.
2.2 Thiết kế phương thức giao nhận
2.2.1 Tuyến đường
Tuyến đường : Hàng nhập khẩu được gửi theo đường biển ( seaway) từ cảng Pusan –
Hàn Quốc đến cảng Hải Phòng rồi sau đó sẽ vận chuyển bằng đường bộ đến kho của công
ty FPT tại Hà Nội
Tàu : Starline –HQ 1419W
2.2.2 Phương thức giao nhận
a. Điều kiện Incoterm: FOB, Pusan Korea, Incoterm 2010.
2.3. Chi phí giao nhận
+ Tổng 1160 kiện với 5 container (mỗi container chở 232 kiện)

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 15



Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
2.3.1. Chi phí trực tiếp.
1. Cước phí vận chuyển từ Hàn Quốc về Hải phòng theo hình thức thuê tàu chợ 470
USD/TEU, vậy 5 Container 40’ :
CVC= 5* 470 = 2350 (USD)
2. Hoa hồng môi giới thuê tàu (1,5%)
CHH= 2350 *1,5% = 35,25 (USD)

3. Chi phí trả cho hãng tàu
-

Phí lấy D/O ( Dekivery Order): CD/O= 25 (USD)

-

Phí THC:
=> Chi phí THC: 255*5= 1275 (USD)

-

Phí H/C:30*5 = 150 USD

-

Phí CIC: 65*5 = 325 USD

-

Phí vệ sinh cont :11*5=55 USD


Tổng chi phí nộp cho hãng tàu = 1830 USD
4.Phí làm thủ tục hải quan:
- Làm thủ tục xuất khẩu tại cảng Pusan: 15USD/ Lô hàng.
- Làm thủ tục nhập khẩu tại cảng Hải Phòng: 9,5USD/ Lô hàng.
=> Chi phí hải quan: CHQ = 15 + 9,5=24,5 (USD)
5.Phí kiểm hoá Container : CKH= 5 * 15 = 75 (USD)
6. chi phí nâng hạ cont tại cảng Hải Phòng:
= Số lần nâng (hạ) * đơn giá = 5 x 30USD =150 USD
7. Phí vận tải đường bộ:
- Từ kho người bán ra cảng Pusan để vận chuyển hàng về cảng đích:
5*60= 300(USD)
- Từ Cảng Hải Phòng về kho người nhập khẩu tại Hà Nội:
Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 16


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
5*50= 250(USD)
=> Chi phí vận tải đường bộ: CĐB= 550 (USD)
8. Phí bảo hiểm
Tính phí bảo hiểm: I = [(C+F) * (1+a) / (1 - R) ] * R
Trong đó:
- I: phí bảo hiểm
- C: giá xuất khẩu
- F: cước vận chuyển
- a: lãi dự tính (%)
- R: Tỉ lệ phí bảo hiểm (%)
Vậy: I = = 1291,5(USD)

9.Chi phí khác :
- Seal: CSeal= 7USD
- Telex release: CTL= 15USD

=> tổng chi phí trực tiếp:
CTT =6325.6 USD
b. Chi phí gián tiếp:
Doanh thu thực hiện lô hàng: 10.000 USD
1. Chi phí khấu hao:
Tổng tài sản : 7.109 ( VND )
- Giá trị khấu hao mỗi năm : 7.109 x 10% = 700.106 ( VND )
- Tỷ lệ phân bổ khấu hao cho 1 đơn vị doanh thu
= Giá trị khấu hao năm / Tổng doanh thu năm trước
= = 3,5%
Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 17


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
- Giá trị khấu hao cho lô hàng = tỷ lệ phân bổ x doanh thu lô hàng
= 3,5% x 212. 10 6 = 7,42.106 (VND)
2, Chi phí tiền lương
Tổng quỹ lương năm trước : 750.106 ( VND )
- Tỷ lệ phân bổ chi phí lương cho 1 đơn vị doanh thu
= Tổng quỹ lương năm trước/ Tổng doanh thu năm trước
= = 3,75%
- Giá trị phân bổ cho lô hàng = tỷ lệ phân bổ x doanh thu lô hàng
= 3,75% x 212.106 = 7,95.106 ( VND )

3, Chi phí quản lý:
- Chi phí năm trước : 95.106 ( VND )
- Tỷ lệ phân bổ chi phí cho 1 đơn vị doanh thu
= Chi phí/ Doanh thu năm trước
= x 100% = 0,6%
- Chi phí quản lý phân bổ cho lô hàng
= tỷ lệ phân bổ x doanh thu lô hàng
= 0,6% x 212.106 = 1,272.106 ( VND )
4, Chi phí khác: 5.106 VND
=> Tổng chi phí gián tiếp:

CGT=21,642.106 (VND)

b. Tổng chi phí cho toàn bộ lô hàng

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 18


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

BẢNG TỔNG CHI PHÍ
USD/VND= 21200

STT

Thành tiền


Các khoản chi phí

USD

VNĐ

6328,25

134.158.900

1830

39.543.300

I

Chi phí trực tiếp

1

Chi phí liên quan trả cho hãng tàu

3

Chi phí hoa hồng

35,25

2


Chi phí nâng hạ

150

3.180.000

3

Chi phí vận chuyển

2350

49.820.000

4

Chi phí kiểm hóa

75

1.590.000

5

Chí phí hải quan

24,5

519.400


6

Chi phí bảo hiểm

1291,5

27.379.800

7

Chi phí vận chuyển đường bộ

550

11.660.000

8

Chi phí khác

22

466.400

II

Chi phí gián tiếp

21.642.000


1

Chi phí khấu hao

7.420.000

2

Chi phí lương

7.950.000

3

Chi phí quản lý

1.272.000

4

Chi phí khác

5.000.000
Tổng chi phí

155.800.900

Doanh thu của người giao nhận sau khi thực hiên xong việc giao hàng là :

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:

Lớp : KTN52-DH3

Trang: 19


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Doanh thu = 212.000.000VND theo sự thoả thuận giữa công ty giao nhận và người
nhập khẩu(người uỷ thác)
Tổng chi phí: 155.800.900 VND
Lợi nhuận =212.000.000 -155.800.900 =56.199.100(VND)
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận = x100%
= 26,51%

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THỰC HIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU LÔ HÀNG
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
3.1. Báo giá- hợp đồng
Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 20


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
3.1.1.Các báo giá
Dựa vào các báo giá do các hãng tàu gửi tới trong đợt này công ty sẽ chọn lấy một báo giá
với giá cước vận chuyển phù hợp nhất:
 Báo giá công ty TNHH Thương mại và dịch vụ giao nhận Hải Hoàng
HAI HOANG TRADE AND SERVICE DELIVERY CO., LTD
Room 2 Floor 4 TD Khanh Hoi Business Center, Lot2/3C Le Hong Phong St.,Ngo Quyen

Dist,HP
Tel: 031 3246 776;

Fax: 031 3246 776

Email:

QUOTATION
To : FPT CO ., LTD
From : HOANG HA TRADE AND SERVICE DELIVERY CO., LTD
Date 1- October - 2014
We, Hai Bang trade abd service delivery co., Ltd would like to express our best regards to you.
FCL:
CẢNG ĐI -

CẢNG ĐẾN -

POL
PUSAN

POD
HAIPHONG

CƯỚC BIỂN - O/P

NGÀY ĐI-

20GP/40GP/40HQ

ETD


400USD /490/550

MON

Vietnam local charge import
1.

DO fee: USD 40.00 / shpt

2.

THC fee: USD 200/260 / shpt

3.

Handling fee: USD 40/ shpt

4.

CIC : USD 50/100 / shpt

5.

Cleaning fee : USD 12/ cont

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 21


SỐ NGÀY ĐI T/T
10-15days


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Above rate is not included VAT 10%
Validity: the above rate is valid until the end of Jul 20
We thank you for support and highly appreciate your continuously cooperation.
For further information and booking, please do not hesitate to contact us at any time.
Thanks & Best regard
Mss Ha/ 01656.221.823
 Báo giá của công ty TNHH Dịch vụ Hàng Hải Seatran
SEATRAN MARTIME SERVICE.,LTD
No 32 Nguyen Binh Khiem,Lach Tray Ward,Ngo Quyen District, Hai Phong
Tel : 8431 979595/979356/979357

Fax: 8431 3979494

Email : setran.martimecom.vn

SERVICE QUOTATION
TO: FPT CO .,LTD
Thank for your support in our service
We are seatran trading abd service Co .,LTD very pleased to submit our best transportation
charge as flollows:

N

CON


DOC

THC

HC

O

T

(USD/

(USD/CONT)

(USD/ (USD/CO FEE(USD/C
ONT)
CON NT)

BILL)

CIC

T)

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 22


CLEANING

SEAL TRUCKING
(USD

AUS-

)

HP(USD/CO
NT)


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1

1x 20’ 25

190

25

50

11

6

420


2

1x 40’ 25

255

30

66

11

6

470

Above rate is included VAT
(For further information, please contct us)
Thanks & Best regard
Mr Manh/ 0167.095.1278

 Báo giá của công ty Vận tải và Dịch vụ Orimas:
ORIMAS TRANPORTSTION AND TRANDING CO.,LTD
No 54 Le Loi, Ngo Quyen Distric, Haiphong
Tel : 031.3710666

Fax : 031.3250587

Email:


SERVICE QUOTATION
TO: FPT CO .,LTD
Thank for your support in our service
We are Orimas Transport and Trading Co .,LTD very pleased to submit our best
transportation charge as flollows

I, OCEAN FREIGHT
From : Pusan port to Haiphong port
FCL:
Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 23


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

NO

CONTAIN BILL(per

THC

HC

CIC

Cleaning SEAL

ER


bill)

fee

1

1x20’

$

40

$

240

$

32 $ 70

$

12

$

9

2


1x40’

$

40

$

280

$

32 $ 70

$

12

$

9

II, REMARK
Above rate is not included VAT
(For further information, please contct us)
Thank for your kind co-operation and we do look forward to receiving your great
support.
Thanks & Best regard
Mr Hung/ 0906.221.435



Từ 3 bảng báo giá do các đối tác gửi tới công ty nhận thấy báo giá từ công ty TNHH

Dịch vụ Hàng Hải Seatran là phù hợp. Trên cơ sở đó kết hợp cùng sự đàm phán và thống
nhất của các bên thiết lập Hợp đồng giao nhận vận tải.

3.1.2 Hợp đồng giao nhận vận tải
Trên cơ sở bảng thiết lập Hợp đồng giao nhận vận tải :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
*******
HỢP ĐỒNG THUÊ VẬN TẢI
Số 80/2014/HDVC
-

Căn cứ Bộ luật dân sự số 33/2005/Qh11 ngày 27/6/2005 của Nước cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực kể từ ngày
Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 24


Bài tập lớn môn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
01/01/2006 và căn cứ vào quết định 45/2005/QH ngày 14/6/2005 của Quốc hội về việc thi
hành Bộ luật dân sự.
-


Căn cứ vào Bộ luật dân sự và Luật thương mại đã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kì họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực thi hành
ngày 01/01/2006.

Hôm nay ngày 10 tháng 10 năm 2014 tại Công ty TNHH cổ phần FPT,c húng tôi gồm:
BÊN A

:

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT

(Bên thuê dịch vụ)
Địa chỉ

:

Lô B2, Phố Duy Tân, Đường Phạm Hùng,quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt

Nam

Tel

:

0433 845 132/ Fax: 0433 845 133

Tài khoản số :

12311222 tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội


Mã thuế

:

0101333456

E- mail

:



Do bà

:

Nguyễn Phương Linh – Chức vụ: Giám đốc – làm đại diện

BÊN B:CÔNG TY TNHH DICH VỤ HÀNG HẢI SEATRAN
Địa chỉ

Số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm,phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải

Phòng
Tel : 8431 979595/979356/979357
Email : setran.com.vn
Mã thuế :

Fax: 8431 3979494


0201019508

Tài khoản số: (VND) 69787979

; (USD) 71011099 tại ngân hàng ACB Chi Nhánh Hải

Phòng
Do ông :

Mai Công Luật– Chức vụ : Giám Đốc – đại diện

Cùng thỏa thuận ký hợp đồng này với các điều kiện và điều khoản sau:

Sinh viên: Đặng Thị Quỳnh Anh:
Lớp : KTN52-DH3

Trang: 25


×