Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đề cương giám sát thi công lắp đặt thiết bị cơ điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.14 KB, 69 trang )

PHẦN I: TỔNG QUAN
I. MỞ ĐẦU:
1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Địa chỉ: 86 Lê Thánh Tôn, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh;
Điện thoại: (84-28) 3822 6191; Fax: (84-28) 3829 6723;
2. Đại diện Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG NGẬP
NƯỚC Tp. HCM
Địa chỉ: 10 Trần Nhật Duật, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh;
Điện thoại: (84-28) 6264 5178; Fax: (84-28) 6264 5180;
3. Nhà đầu tư:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TRUNG NAM
Địa chỉ: 07/80 Thành Thái, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh;
Điện thoại: (84-28) 3526 7497; Fax: (84-28) 3526 5354;
4. Chủ đầu tư:
CÔNG TY TNHH TRUNG NAM BT 1547
Địa chỉ: 07A/68 Thành Thái, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh;
Điện thoại: (84-28) 62645178; Fax: (84-28) 62645180;
5. Đơn vị tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công:
- CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VINA MEKONG
Lập Bản vẽ thiết kế thi công các đoạn đề kè xung yếu, các cống
dưới đê từ Vàm Thuật đến Mương Chuối và khu quản lý trung tâm;
- VIỆN THUỶ CÔNG
Lập Bản vẽ thiết kế thi công các công trình cống Kiểm soát triều
Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân;
- CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THUỶ LỢI II
Lập Bản vẽ thiết kế thi công công trình cống Kiểm soát triều
Mương Chuối;
- VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI MIỀN NAM
Lập Bản vẽ thiết kế thi công công trình cống Kiểm soát triều Cây


Khô;
- VIỆN THUỶ LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG
Lập Bản vẽ thiết kế thi công công trình cống Kiểm soát triều Phú
Định;
6. Đơn vị tư vấn giám sát:
LIÊN DANH CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THUỶ
LỢI II (HECII) VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY


DỰNG ECC (BK.ECC), GỌI TẮT LÀ LIÊN DANH TƯ VẤN GIÁM
SÁT HECII - BK.ECC
Thông tin liên hệ của thành viên Liên danh:
- CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THUỶ LỢI II
(HECII)
Địa chỉ liên hệ: 169 Trần Quốc Thảo, quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh;
Số điện thoại: (84-28) 3935 1461; Fax: (84-28) 3846 6293;
- CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ECC
(BK-ECC)
Địa chỉ liên hệ: 385 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng;
Số điện thoại: (84-236) 2229 752; Fax (84-236) 3656 691.


II. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.
1.Phạm vi dự án:

Vùng của dự

Hình 1. Vị trí vùng dự án trên bản đồ Việt Nam

Vùng Dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí
Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (Giai đoạn 1)” là Vùng 1A 1


thuộc Vùng I của Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực
thành phố Hồ Chí Minh (QH 1547), bảo vệ cho khu vực trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh có diện tích khoảng 570km², được giới hạn
bởi: Phía Bắc giáp với rạch Tra; phía Nam giáp với tỉnh Long An;
phía Tây giáp với kênh An Hạ; phía Đông giáp với sông Sài Gòn và
Nhà Bè; thuộc địa bàn các quận/huyện: quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10,
11, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Bình
Chánh, Nhà Bè, Bình Thạnh, Hóc Môn.

Hình 2. Phạm vi vùng dự án - Vùng 1A 1
2. Địa điểm xây dựng:
Các hạng mục công trình đầu mối được xây dựng trên địa bàn


quận Bình Thạnh, quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh thuộc
thành phố Hồ Chí Minh;

Hình 3. Vị trí các công trình xây dựng
3.Mục tiêu dự án:
Mục tiêu chính của dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực
thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu” là
nhằm:
- Kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu cho vùng diện tích 570km² với khoảng 6,5 triệu dân
thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh;

- Chủ động điều tiết hạ thấp mực nước trong các kênh rạch
nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát của các dự án thoát nước đô
thị (Quy hoạch 752) và hỗ trợ trữ nước mưa khi có mưa kết hợp với
triều cường;
- Kết hợp chống sạt lở bờ song và góp phần cải tạo cảnh quan
môi trường.
4.Nội dung và qui mô đầu tư xây dựng:
- Các đoạn đê kè có quy mô đảm bảo yêu cầu ngăn triều và cải
tạo cảnh quan ven sông.
- Khu quản lý trung tâm, các trang thiết bị vận hành đáp ứng
yêu cầu quản lý theo các mục tiêu đầu tư xây dựng đặt ra, với diện
tích sử dụng đủ cho lắp đặt và vận hành các thiết bị kết nối giữa
khu quản lý trung tâm và các hạng mục công trình.
- Các cống kiểm soát triều có quy mô đảm bảo yêu cầu ngăn


triều, tiêu thoát nước, đảm bảo yêu cầu giao thông thủy với cấp kỹ
thuật đường thủy nội địa được quy định theo TCVN 5664:2009,
Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT ngày 13/09/2012 và Quyết định
66/QĐ-UBND ngày 09/06/2004 đồng thời đảm bảo vận tốc dòng
chảy lớn nhất qua cống Vmax < 1,5m/s.


III. NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH.
Nhiệm vụ công trình, giải pháp xây dựng các hạng mục công
trình như sau:
1. Đê bao, cống nhỏ dưới đê từ Vàm Thuật đến Mương
Chuối và Khu quản lý trung tâm:
a. Đê bao:

Xây mới 7801m đê kè với kết cấu chính bằng bê tông cố thép, có
nhiệm vụ ngăn triều từ phía sông xâm nhập vào vùng dự án kết
hợp chống sạt lở bờ sông (đối với đoạn đê chạy sát bờ sông);
b. Cống nhỏ dưới đê:
Xây mới 25 cống nhỏ dưới đê có khẩu độ B=10m, B=2m và
D=1m, có nhiệm vụ ngăn triều từ phía sông và tiêu nước từ vùng
dự án ra sông, đảm bảo yêu cầu giao thông thủy đối với cống Cầu
Kinh và Bà Bướm;
c. Khu quản lý trung tâm:
Xây dựng mới nhà quản lý trung tâm và khu nhà xưởng sửa
chữa, bảo trì, kho, nhà xe, có nhiệm vụ điều hành công tác vận
hành, bảo trì, bảo dưỡng cho toàn hệ thống chống ngập thành
phố;
d. Nhà quản lý cống:
Xây dựng mới nhà quản lý cống tại cống Cầu Kinh nhằm phục vụ
công tác khai thác vận hành.
2. Các cống kiểm soát triều lớn:
Các giải pháp xây dựng được đề nghị áp dụng như sau:
- Xây mới các cống ngăn triều lộ thiên vùng đồng bằng. Kết cấu
chính bằng bê tông cốt thép có nhiệm vụ ngăn triều từ phía sông
và tiêu thoát nước từ vùng dự án ra sông;
- Đảm bảo giao thông thủy trong thời gian ngăn triều bằng việc
bố trí âu thuyền ngay bên cống (cống Tân Thuận, Mương Chuối,
Cây Khô, Phú Định).
IV. PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ.
1. Đê và cống nhỏ dưới đê:
a. Đê bao:
Xây dựng 5 đoạn đê kè với tổng chiều dài 7801m, chi tiết các
đoạn đê kè như sau:
- Đoạn 1 (ĐB1): Từ Cống kiểm soát triều Mương Chuối đến nhà



máy X51 với tổng chiều dài 3841m;
- Đoạn 2 (ĐB2): Từ phà Bình Khánh đến tổng kho xăng dầu
Petechim với tổng chiều dài 814m;
- Đoạn 3 (ĐB3): Từ kho xăng dầu Petechcim đến Kho C tổng kho
xăng dầu Nhà Bè với tổng chiều dài 431m;
- Đoạn 4 (ĐB4): Từ Cống kiểm soát triều Phú Xuân đến Nhà máy
đóng tàu Shipmarine với tổng chiều dài 2155m;
- Đoạn 5 (ĐB5): Từ ngã ba Đào Trí - Gò Ô Môi đến Cống kiểm
soát triều Bà Bướm với tổng chiều dài 560 m.
b. Kết cấu đê:
- Kết cấu đê loại 1: Kết cấu tường cừ ván dự ứng lực kết hợp gia
cố xử lý nền phía sau đê bằng cọc bê tông cốt thép;
- Kết cấu đê loại 4: Kết cấu bằng đê đắp kết hợp tường chắn bê
tông cốt thép trên nền cọc bê tông cốt thép.
c. Cống nhỏ dưới đê:
Tổng cộng có 25 cống nhỏ dưới đê bao gồm:
- Cống loại 1: Cống hở đồng bằng đặt trên lòng sông rạch, lắp
cửa tự động trục đứng đóng mở 02 chiều theo thủy triều, cho phép
giao thông thủy cấp VI, khẩu độ cống B=10m có trạm bơm với lưu
lượng bơm 2 x 1,2m3/s.
- Cống loại 3: Cống hộp đặt dưới đê, lắp cửa tự động trục đứng
đóng mở 02 chiều theo thủy triều, khẩu độ cống B=2m có trạm
bơm với lưu lượng bơm 2 x 0,6m3/s.
- Cống loại 4: Cống tròn đồng bằng đặt dưới đê, lắp cửa clapet
tự động đóng mở 01 chiều theo thủy triều, khẩu độ cống D=1m,
không bố trí trạm bơm.
- Khu quản lý Trung tâm: Bao gồm các hạng mục công trình như
nhà làm việc chính (1 trệt, 2 lầu, cấp III, diện tích sử dụng 750m 2);

Kho xưởng (Nhà cấp IV, diện tích 500m2); Nhà xe (1 trệt, cấp IV,
diện tích 100m2).
2. Cống Bến Nghé:
- Cấp công trình: Công trình cấp I - Công trình thủy lợi;
- Hình thức cống: Cống đồng bằng lộ thiên - Kết cấu bê tông
cốt thép;
- Khẩu độ cống:
B=40m;
- Không có âu thuyền;
- Trạm bơm:
2 x 6m3/s;


- Địa điểm:
Quận 1 và quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Cống Tân Thuận:
- Cấp công trình: Công trình cấp I - Công trình thủy lợi;
- Hình thức cống: Cống đồng bằng lộ thiên - Kết cấu bê tông
cốt thép;
- Khẩu độ cống:
B=40m;
- Có âu thuyền:
B=15m;
- Trạm bơm:
8 x 6m3/s (giai đoạn 1 lắp 4 bơm, giai đoạn 2
lắp 4 bơm);
- Địa điểm:
Quận 4 và quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Cống Phú Xuân:
- Cấp công trình: Công trình cấp I - Công trình thủy lợi;

- Hình thức cống: Cống đồng bằng lộ thiên - Kết cấu bê tông
cốt thép;
- Khẩu độ cống:
B = 2 x 40m;
- Không có âu thuyền;
- Địa điểm:
Quận 7 và huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí
Minh.
5. Cống Mương Chuối:
- Cấp công trình: Công trình cấp I - Công trình thủy lợi;
- Hình thức cống: Cống đồng bằng lộ thiên - Kết cấu bê tông
cốt thép;
- Khẩu độ cống:
B = 4 x 40m;
- Có âu thuyền:
B = 11m;
- Địa điểm:
huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
6. Cống Cây Khô:
- Cấp công trình: Công trình cấp I - Công trình thủy lợi;
- Hình thức cống: Cống đồng bằng lộ thiên - Kết cấu bê tông
cốt thép;
- Khẩu độ cống:
B=2 x 40m;
- Có âu thuyền
B=15m;
- Địa điểm:
huyện Bình Chánh và Nhà Bè, thành phố Hồ
Chí Minh.
7. Cống Phú Định:

- Cấp công trình: Công trình cấp I - Công trình thủy lợi;
- Hình thức cống: Cống đồng bằng lộ thiên - Kết cấu bê tông
cốt thép;


- Khẩu độ cống:
B=1 x 40m;
- Có âu thuyền
B=15m;
- Trạm bơm:
6x6m³/s (giai đoạn 1 lắp 3 bơm, giai đoạn 2
lắp 3 bơm);
- Địa điểm:
Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
V. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN.
1. Đê kè và cống nhỏ dưới đê:
a. Đê bao:
- Cao trình đỉnh đê:
+3,00m;
- Chiều rộng đỉnh đê: B= 7 m gồm các loại: 1C và 4;
- Kết cấu đê bao và biện pháp xử lý gia cố nền móng:
 Đê bao loại 1C: Kết cấu cừ ván dự ứng lực (DƯL) kết hợp gia
cố xử lý nền phía sau cừ ván;
 Đê bao loại 4: Đê đắp trên nền tự nhiên và tường chắn trên
nền cọc;
b. Cống nhỏ dưới đê:
Bảng 1. Các thông số cơ bản của cống nhỏ dưới đê:
Cống loại Cống loại
Stt
Thông số cơ bản

1
3
Chiều rộng khoang cống
1
10,50
2,30
Bc (m)
Chiều rộng thông nước Bn
2
10,00
2,00
(m)
3 Khẩu độ thông nước D (m)
4 Số khoang cống (n)

9

Chiều dài cầu nxL nhip
(m)

10 Tải trọng cầu

1,00

01

02

01
-1,30

-

+4,00

-

-

3,50

-

-

3x12m

-

-

H8+300kg/
m2

-

-

Cọc BTCT

Cọc tram


M300

M300

Biện pháp xử lý nền cống,
Cọc BTCT
cầu
Vật liệu thân cống BT bền
12
M300
sulfat
11

-

-

Cao trình ngưởng cống Zc
-3,50
-2,00
(m)
Chiều dài nối tiếp T/H Lnt
6
25,50/25,50 6,00/4,95
(m)

8 Khổ cầu

-


-

5

7 Cao trình đáy cầu Zđc (m)

Cống loại
4


13

Kích
thước
BxH/D(m)

cửa

van (10,44x6,90 (2,195x4,00
)
)

14 Vật liệu chính của cửa van

SUS 304

SUS 304

1,10

SUS 304

c. Cống kiểm soát triều lớn:
Bảng 2. Các thông số cơ bản của cống kiểm soát triều lớn:
Bến
Phú
Mương
Phú
Nghé/
Tân
Xuân/
Chuối/
Cây
Định/
Cống/ vị
kênh Thuận/ sông
sông
Khô/
sông
trí
Bến kênh Tẻ Phú
Mương
rạch
Chợ
nghé
Xuân
Chuối Cây Khô Đệm
Cống chính
Khẩu
(m)


độ

Cao trình
ngưỡng
(m)
Cao trình
đỉnh
trụ
pin (m)
Cao trình
đỉnh
cửa
van (m)

40

1x40=40 2x40=80 4x40=160
Biên:
-6,5m
Giữa:
-10m

2x40
=80

40,0

-5,5


-5,50

-3,6

-5,5

-5,0

+3.0

+3,50

+3,50

+3,50

+3,50

+3,50

+3,0

+3,0

+3,0

+3,0

+3,0


+3,0

Cọc
khoan
nhồi

Cọc
khoan
nhồi

Cọc
ống thép

Cọc
khoan
nhồi

Cọc
khoan
nhồi

Cừ
Cọc ống
Cừ larsen
larsen
thép

Cừ
larsen


Cừ
larsen

Thép
cường
độ cao

Thép
cường
độ cao

Thép
cường
độ cao

Thép
cường
độ cao

Cửa
phẳng

Cửa
Cửa
Cửa phẳng
phẳng
phẳng

Cửa
phẳng


Cọc
Giải pháp
khoan
XL nền
nhồi
Giải pháp
Cừ
XL chống
larsen
thấm
Loại
vật Thép
liệu
cửa cường
van
độ cao
Kiểu đóng
Cửa cung
mở
cửa
chìm
van

Thép
cường
độ cao

Âu thuyền
Bề rộng âu

thuyền (m)
Chiều dài
âu (m)
Cao độ đáy
âu

-

15

-

11,0

15

15

-

100

-

100

100

100


-

-5,5

-

-5,5

-5,5

-5,5


Giải pháp
XL nền
Giải pháp
XL chống
thấm
Loại
vật
liệu
cửa
van
Kiểu
mở
van

đóng
cửa


-

Cọc
khoan
nhồi

-

Cừ
Cừ larsen
larsen

-

-

Cầu công tác
Loại kết
cấu
Bề rộng
(m)
Cao trình
đáy dạ cầu
(m)
Trạm bơm

-

Cọc BTCT


Cọc
khoan
nhồi

Cọc
khoan
nhồi

-

Cừ
larsen

Cừ
larsen

Thép
Thép
Thép
Thép
Thép
cường
cường
cường
cường
cường
độ cao độ cao
độ cao
độ cao độ cao
Cửa chữ

Cửa chữ Cửa chữ
Cửa chữ
nhân,
nhân,
nhân,
nhất, đóng
đóng mở
đóng mở đóng mở
mở bằng
bằng xi
bằng xi
bằng
xi lanh
lanh
lanh
xilanh
thủy lực
thủy lực
thủy lực thủy lực
Kết cấu Kết cấu
BTCT
BTCT

Kết cấu
BTCT

Kết cấu Kết cấu
BTCT
BTCT


5,0

5,0

2,4

5,0

5,0

9,3

+8,5

+8,5

9,3

9,3

-

-

-

6x6m3/s

2x6m3/s 2x6m3/s



d. Các khối lượng chính:
Bảng 3. Khối lượng công tác chính của dự án
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26


Hạng mục công tác

Đơn vị tính

Khối lượng


VI. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
XÂY DỰNG.
1. Các văn bản phê duyệt:
- Hồ sơ thiết kế được duyệt; Hồ sơ mời thầu; Dự thầu và các
quyết định phê duyệt kèm theo;
- Hợp đồng kinh tế số: 009/2016/HĐTV-TVGS về việc: “Tư vấn
giám sát thi công xây dựng công trình: Giải quyết ngập do triều
khu vực Tp. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (Giai
đoạn 1)” ngày 02 tháng 06 năm 2016 giữa Công ty TNHH Trung
Nam BT 1547 và Liên danh Tư vấn giám sát HECII - BK.ECC.
2. Các văn bản luật:
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực từ
ngày 01/01/2015;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội;
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 của
Quốc hội;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến
đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của
Quốc hội;

- Luật đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội;
- Luật Tiêu chuẩn và Qui chuẩn kỹ thuật do Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
- Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày
15/06/2004.
3. Các nghị định, thông tư chính sách:
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ
Về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ
về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/4/2015
quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 15/02/2015của Chính phủ


về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng
theo Luật Xây dựng;
- Nghị định 38/2013/NĐ-CP, ngày 23/04/2013 về quản lý và sử
dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay
ưu đãi của các nhà tài trợ.
- Nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 28/08/2011 quy định mức
lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty,
doanh nghiệp, HTX, tổ HT, trang trại, hộ gia đình, cá nhân & các tổ
chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động;
- Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT ngày 13/9/2012 của Bộ GTVT
quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa;

- Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT ngày 31/03/2011, quy định về
quản lý đường thủy nội địa;
- Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT, quy định về công tác điều tiết
khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy
nội địa.
4. Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng:
- TCVN 8646:2011: Công trình thuỷ lợi - Phun phủ kẽm bảo vệ
bề mặt kết cấu thép và thiết bị cơ khí - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 5408:2007: Lớp phủ kẽm nhúng nóng trên bề mặt sản
phẩm gang thép - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
- TCVN 8215:2009: Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu
về thiết kế thiết bị quan trắc - Cụm công trình đầu mối;
- TCVN 8637:2011: Công trình thuỷ lợi - Máy bơm nước - Yêu cầu
kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu;
- TCVN 8638:2011: Công trình thuỷ lợi - Máy bơm nước - Yêu cầu
kỹ thuật lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy bơm chìm;
- TCVN 8639:2011, Công trình thủy lợi - Máy bơm nuớc - Yêu cầu
kỹ thuật và phương pháp khảo nghiệm các thông số máy bơm;
- TCVN 8423:2010: Công trình thuỷ lợi - Trạm bơm tưới, tiêu
nước - Yêu cầu thiết kế công trình thuỷ công;
- TCVN 8640-2011: Công trình thuỷ lợi - Máy đóng mở kiểu cáp Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu;
- TCVN 8300:2009: Công trình thủy lợi - Máy đóng mở kiểu xi
lanh thủy lực -Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, lắp đặt, nghiệm thu,


bàn giao;
- TCVN 8298-2009: Công trình thuỷ lợi - Yêu cầu kỹ thuật trong
chế tạo, lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép;
- TCVN 3890-2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho
nhà và công trình - trạng bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;

- TCVN 4244-2005: Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng;
- TCVN 6834/2-2001 (ISO 9956-2:1995): Đặc tính kỹ thuật và sự
chấp nhận các quy trình hàn vật liệu kim loại - Phần 2: Đặc tính kỹ
thuật quy trình hàn hồ quang;
- TCVN 3223-2000: Que hàn điện dùng cho thép các bon và hợp
kim thấp.
- TCVN 6735-2000: Kiểm tra hàn siêu âm.
- TCVN 6700/1-2000 (ISO 9606-1:1994): Kiểm tra chấp nhận thợ
hàn - Hàn nóng chảy - Phần 1: Thép.
- TCVN 6370-1998: Cáp thép thông dụng - Lõi sợi chính - Đặc
tính kỹ thuật;
- TCVN 3146-1986: Công tác hàn điện - Yêu cầu chung về an
toàn;
- TCVN 4091-1985: Về nghiệm thu các công trình xây dựng
- TCVN 4086-1985: An toàn điện trong xây dựng.
- Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác Khảo sát, thiết kế, thi
công, nghiệm thu và quản lý vận hành các dự án đầu tư xây dựng
công trình thuộc quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Tp.
Hồ Chí Minh.
- Specifications for Highway Bridges – Part IV Substructures,
Japan Road Association, March 2002.
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng chuyên ngành hiện hành;
Các văn bản mang tính pháp lý khác.


PHẦN II: CÁC QUY ĐỊNH THỰC HIỆN
- Đề cương tư vấn giám sát do tổ chức Tư vấn giám sát lập,
được Chủ đầu tư chấp thuận sẽ gửi sau tới Nhà thầu khi khởi công
công trình, là văn bản cụ thể hóa các quy định của quy trình, quy
phạm hiện hành;

- Là bản quy định cụ thể các yêu cầu về giám sát chất lượng, số
lượng mẫu thí nghiệm và đo đạc kiểm tra chất lượng nhà thầu phải
làm, biểu mẫu trong quá trình thi công…;
- Các ý kiến chỉ đạo, hoặc yêu cầu của Chủ đầu tư, Tư vấn giám
sát đối với Nhà thầu và ngược lại đều được thể hiện bằng văn bản
hoặc ghi trong sổ nhật ký công trình, khi giao nhận các văn bản
nêu trên phải vào sổ công văn đi - đến có ký nhận;
- Nội dung của đề cương này nhằm thống nhất phương pháp
kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình trong quá trình thi công,
tiêu chuẩn nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác cho các giai
đoạn thi công chính, cho từng phần cũng như cho hạng mục đã
hoàn tất;
- Căn cứ được dùng khi tiến hành công tác Tư vấn giám sát,
kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình bao gồm:
 Các chỉ dẫn kỹ thuật của hợp đồng xây lắp, các phương
pháp đảm bảo kỹ thuật thi công đề xuất của Nhà thầu được chấp
thuận;
 Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
 Các tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm kỹ thuật thi công của
Nhà nước;
 Các văn bản được xác lập trong quá trình thi công đã được
cấp có thẩm quyền duyệt về chế độ quản lý chất lượng, nghiệm
thu và bàn giao công trình;
- Công tác giám sát và nghiệm thu kỹ thuật phải tuân thủ
nguyên tắc:
 Thiết kế theo tiêu chuẩn, quy trình nào thì Tư vấn giám sát
phải giám sát và nghiệm thu theo tiêu chuẩn, quy trình đó;
 Các tiêu chuẩn, quy trình áp dụng phải nằm trong hệ thống
Quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành đã được
Bộ NN&PTNT ban hành hoặc cho phép áp dụng;

 Ngoài ra trong nhiệm vụ cụ thể của công trình, có thể coi
các “Chỉ dẫn Kỹ thuật” của mỗi hạng mục do cơ quan Thiết kế lập


là tài liệu cơ sở khi tiến hành công tác giám sát và nghiệm thu trên
công trường;
- Các biện pháp kiểm tra chất lượng phải thực hiện theo đúng
các chỉ dẫn của qui trình và qui phạm có liên quan, trong đó phải
nêu rõ đối tượng kiểm tra, phần việc đã thực hiện, nội dung và
khối lượng đã kiểm tra, kết quả kiểm tra và kết luận. Không chấp
nhận các loại văn bản kiểm tra chỉ nêu một cách chung chung
hoặc khái quát mà không có số liệu dẫn chứng cụ thể để làm căn
cứ cho việc kết luận;
- Nhà thầu có thể tự làm các thí nghiệm, đo đạc kiểm tra nếu
như có đầy đủ tư cách pháp nhân, thiết bị kiểm tra phải được cơ
quan Nhà nước có chức năng cấp giấy phép, người làm thí nghiệm
phải có chứng chỉ thí nghiệm viên; hoặc nhà thầu có thể thuê tổ
chức có tư cách pháp nhân, có đầy đủ các điều kiện nêu trên thực
hiện đánh giá chất lượng vật liệu. Mọi công tác kiểm tra thí
nghiệm, đo đạc lấy mẫu tại hiện trường đều phải có sự giám sát và
chứng kiến của Tư vấn giám sát, được thể hiện bằng biên bản xác
nhận công tác tại hiện trường;
- Khi chuyển giai đoạn các phần đã thi công thuộc hạng mục
của công trình, Tư vấn giám sát viên ký vào biên bản đánh giá
chất lượng công trình và báo cáo kết quả cho Tư vấn giám sát
trưởng kiểm tra và ký báo cáo cho Chủ đầu tư để tiến hành cho
phép chuyển giai đoạn;
- Chỉ được phép thi công chuyển giai đoạn cho các phần việc và
hạng mục tiếp theo, hoặc tiến hành nghiệm thu bàn giao công
trình khi chất lượng thi công của các phần việc hoặc hạng mục

công trình đã thi công được kiểm tra đầy đủ, nghiêm túc, đúng thủ
tục và chất lượng được đánh giá là đạt yêu cầu bằng văn bản có
đầy đủ chữ ký xác nhận của các đơn vị có liên quan;
- 10.Đối với những khiếm khuyết không đảm bảo yêu cầu về
chất lượng, mỹ thuật cho công trình nhất thiết phải được sửa chữa
hoặc làm lại, sau đó phải được tiến hành kiểm tra đánh giá lại chất
lượng cho các hạng mục đó. Nếu nhà thầu không sửa chữa đạt yêu
cầu hoặc chậm tiến độ, thì Tư vấn giám sát báo Chủ đầu tư thuê
bất kỳ một Nhà thầu khác (đơn giá do Chủ đầu tư tự quyết định)
làm công việc này và sẽ trừ vào kinh phí xây lắp của gói thầu;
- Các tài liệu và biên bản về công tác kiểm tra đánh giá chất


lượng từng bộ phận công trình là các văn bản pháp lý không thể
thiếu trong hồ sơ hoàn công và là căn cứ để tiến hành thanh quyết
toán công trình;
- Trong báo cáo đánh giá chất lượng công trình với Chủ đầu tư, tổ
chức Tư vấn giám sát có trách nhiệm báo cáo đầy đủ đúng thứ tự
các hạng mục công tác kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, các sai số đo
phải đạt yêu cầu, đối chiếu với qui trình, qui phạm và đồ án thiết
kế dùng đánh giá kết luận về chất lượng của công trình.


PHẦN III: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ VẤN GIÁM
SÁT
Việc giám sát thi công xây lắp công trình phải bảo đảm các yêu
cầu sau đây:
- Thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình;
- Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây lắp;
- Căn cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và

các tiêu chuẩn, quy chuẩn nước ngoài được phê duyệt áp dụng;
- Căn cứ nội dung hợp đồng được ký giữa Chủ đầu tư và nhà
thầu;
- Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
1. Đơn vị thực hiện:
Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Thủy Lợi II (HECII)
và Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng ECC (BK.ECC), gọi
tắt là Liên danh Tư vấn giám sát HECII - BK.ECC.
2. Nội dung công việc Tư vấn giám sát:
Trừ khi được chỉ ra khác trong hợp đồng Tư vấn giám sát, nội
dung tổng quát công việc của Tư vấn giám sát bao gồm:
- Giám sát chất lượng thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị;
- Giám sát tiến độ thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị;
- Giám sát khối lượng thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị;
- Giám sát an toàn lao động trên công trường xây dựng;
- Giám sát môi trường xây lắp.
a.Giám sát chất lượng:
Giám sát chất lượng thi công lắp đặt thiết bị bao gồm nhưng
không giới hạn các công việc sau:
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi
công công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư sự phù hợp năng lực
của nhà thầu thi công xây lắp công trình với hồ sơ dự thầu và hợp
đồng xây lắp, bao gồm:
 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về nhân lực, thiết
bị thi công của nhà thầu thi công xây lắp công trình đưa vào công
trường;
 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về các hệ thống
quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây lắp công trình;
 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy phép sử

dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi
công xây lắp công trình;


 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về phòng thí
nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm phục vụ
thi công xây lắp của nhà thầu thi công xây lắp công trình đề xuất.
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về chất lượng thiết
bị, vật tư, vật liệu đến công trường trước khi thi công và lắp đặt
vào công trình do nhà thầu thi công xây lắp công trình, nhà thầu
cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
 Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy chứng
nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các
phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết
bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, thiết bị lắp đặt cho công
trình trước khi đưa vào công trình;
Trường hợp nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu,
thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây lắp, nhà
thầu cung cấp thiết bị thực hiện thì Tư vấn giám sát báo cáo chủ
đầu tư để tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và
thiết bị lắp đặt vào công trình xây lắp.
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các quá trình lắp
đặt thiết bị và chạy thử;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư trong quá trình thi
công xây dựng công trình bao gồm:
 Giám sát, kiểm tra sự phù hợp của biện pháp thi công do
nhà thầu thi công xây lắp đệ trình;
 Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình
nhà thầu thi công xây lắp công trình triển khai các công việc tại

hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của
chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
 Xác nhận bản vẽ hoàn công;
 Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu theo quy định;
 Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây
lắp, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây lắp, nghiệm thu
thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây lắp
và hoàn thành công trình xây lắp;
 Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để đề nghị chủ đầu
tư điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;
 Báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư để tổ chức kiểm định chất
lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây
lắp khi có nghi ngờ về chất lượng;


 Báo cáo Chủ đầu tư và phối hợp với các bên liên quan giải
quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công
trình.
- Các yêu cầu cụ thể khác:
 Thiết lập hệ thống và các yêu cầu cho việc báo cáo và
nghiệm thu (trong giai đoạn sau đấu thầu) cùng các nhà Tư vấn,
Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ;
 Giám sát và báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ thi công tại các
thời điểm hoàn thành các công tác thi công được tiến hành đảm
bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí thực hiện và tiến
độ quản lý chất lượng;
 Giám sát và báo cáo các tác động của tất cả các phát sinh,
sự chậm trễ đối với các thỏa thuận về tiến độ. Tiếp nhận và xem
xet trình nộp các yêu cầu thanh toán của Nhà thầu đề xuất lên
Chủ đầu tư;

 Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc
thầu phụ trong việc trình nộp tất cả các chỉ dẫn và hướng dẫn bảo
trì, vận hành, chứng chỉ thí nghiệm, bảo hành, bảo đảm, bản vẽ
hoàn công và sơ đồ lắp đặt;
 Nghiệm thu các công tác đã hoàn thành trong việc tuân thủ
theo Hồ sơ hợp đồng và bản vẽ trước khi phát hành chứng chỉ
nghiệm thu;
 Nghiệm thu các công tác cần sửa chữa trong quá trình hoàn
chỉnh và cuối quá trình hoàn chỉnh, phối hợp cùng các nhà thầu tư
vấn trước khi phát hành chứng chỉ hoàn thành;
 Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc
thầu phụ trong giai đoạn vận hành và thử nghiệm, sắp xếp bàn
giao cho Chủ đầu tư sau khi hoàn tất công tác thử nghiệm vận
hành và triển khai toàn bộ các công tác liên quan;
 Thực hiện cho Chủ đầu tư việc Tư vấn giám sát thi công và
lắp đặt thiết bị của Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu,
biện pháp thi công, vấn đề an toàn và vệ sinh công trường. Kiểm
tra trình độ tay nghề, hiệu quả chi phí thiết kế, tiêu chuẩn kỹ
thuật, dàn xếp tranh chấp đối với các hợp đồng liên quan;
 Phối hợp với các nhà thầu tư vấn khác do Chủ đầu tư chỉ
định cho dự án;
 Giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công một cách
tổng thể dựa theo bản vẽ, hợp đồng, tiêu chuẩn kỹ thuật và các
điều kiện khác được thể hiện trong các hồ sơ liên quan;


 Tham dự các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp phối hợp
cần thiết cùng nhà thầu hoặc thầu phụ trong suốt quá trình thi
công;
 Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp (Các bản vẽ

thi công, chế tạo, triển khai, lắp đặt, quy trình thực hiện, biện pháp
thi công, mẫu vật liệu, báo cáo thí nghiệm, do các nhà thầu hoặc
thầu phụ đệ trình);
 Phát hành chỉ dẫn của nhà quản lý giám sát thi công cho
việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa so với hợp đồng gốc, bao gồm
bất kỳ việc chỉnh sửa nào có sự chấp thuận của Chủ đầu tư;
 Cung cấp cho Chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên
hàng tuần;
 Giám sát, quản lý tất cả nhân viên thuộc quyền của mình;
 Kiểm tra và xác nhận tất cả các bản vẽ hoàn công của các
Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ trình nộp sau khi hoàn tất hợp đồng;
 Cung cấp các danh sách chỉnh sửa cần thiết sau khi thực
hiện công tác nghiệm thu bàn giao;
 Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên Chủ đầu tư sau khi thỏa
mãn với các công tác nghiệm thu hoàn thành, các công tác còn
tồn đọng và danh sách các công tác cần thiết phải sửa chữa;
 Thực hiện các trách nhiệm khác theo như hợp đồng đã lập
với Chủ đầu tư.
b. Giám sát tiến độ:
Giám sát tiến độ thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị bao gồm
nhưng không giới hạn các công việc sau:
 Xem xét các kế hoạch tiến độ thi công của nhà thầu được
lập theo năm, quí, tháng và tuần
c. Giám sát khối lượng:
Giám sát khối lượng thi công lắp đặt thiết bị bao gồm nhưng
không giới hạn các công việc sau:
- Khối lượng gia công, thí nghiệm vật liệu đầu vào….
- Khối lượng lắp đặt thiết bị.
d. Giám sát an toàn lao động:
Giám sát an toàn lao động trên công trường xây lắp bao bao

gồm nhưng không giới hạn các công việc sau:
- Kiểm tra yếu tố an toàn lao động được nêu trong Biện pháp thi
công của nhà thầu;
- Kiểm tra tiêu chuẩn và điều kiện an toàn lao động trên các
thiết bị thi công của nhà thầu;
- Kiểm tra hợp đồng lao động giữa nhà thầu và người lao động;


- Kiểm tra việc mua bảo hiểm của nhà thầu cho người lao động;
- Kiểm tra trang thiết bị an toàn của người lao động;
- Kiểm tra các biện pháp bảo vệ an toàn điện, PCCC;
- Kiểm tra đào tạo an toàn lao động cho người lao động và nhận
thức của người lao động về an toàn lao động;
- Kiểm tra sự phù hợp về điều kiện thời tiết khi thi công.
e.Giám sát môi trường lắp đặt thiết bị:
Giám sát môi trường lắp đặt thiết bị trên công trường xây lắp
bao gồm, nhưng không giới hạn các công việc sau:
- Kiểm tra yếu tố bảo vệ môi trường nêu trong Biện pháp thi
công của nhà thầu;
- Kiểm tra sự phù hợp tiêu chuẩn môi trường các thiết bị thi
công của nhà thầu;
- Kiểm tra biện pháp giảm thiểu khói, bụi, tiếng ồn trong quá
trình thi công;
- Kiểm tra biện pháp xử lý chất thải rắn, nước trước khi phát
thải ra môi trường;
- Kiểm tra mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh.
3. Trách nhiệm của Tư vấn giám sát:
Trừ khi được chỉ ra khác trong hợp đồng Tư vấn giám sát, trách
nhiệm của Tư vấn giám sát gồm:
a.Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký

kết:
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư để đảm bảo nhà
thầu thi công xây dựng công trình theo đúng nội dung của hợp
đồng, đảm bảo chất lượng, đúng tài liệu thiết kế và tuân thủ các
quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn được nêu trong hợp đồng;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư để đảm bảo nhà
thầu thi công đúng tiến độ theo hợp đồng;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư để đảm bảo nhà
thầu thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn lao động
trên công trường và vệ sinh môi trường;
- Tham gia vào các cuộc họp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu (khi
có yêu cầu).
b. Nghiệm thu công trình:
- Nghiệm thu xác nhận khi vật tư, vật liệu và thiết bị đến công
trường đúng thiết kế và đảm bảo chất lượng theo nội dung hợp
đồng;
- Nghiệm thu từng công việc lắp đặt thiết bị trong quá trình thi
công xây lắp;
- Nghiệm thu các bước lắp đặt trong quá trình lắp đặt thiết bị;


- Nghiệm thu xác nhận khi công trình, hạng mục công trình đã
được thi công, lắp đặt và chạy thử hoàn thành và bảo đảm chất
lượng, đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
- Xác nhận trên các bản vẽ hoàn công;
- Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và
các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình;
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất
lượng;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

- Không được thông đồng với nhà thầu thi công, với chủ đầu tư
công trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả
giám sát;
- Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với
khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy
chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người giám sát không báo cáo
với chủ đầu tư công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý, các
hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
c. Đề xuất và kiến nghị:
Đề xuất với Chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về
thiết kế để kịp thời sửa đổi;
4. Quyền của Tư vấn giám sát:
- Được cung cấp, tiếp các tài liệu liên quan đến công trình như
tài liệu thiết kế, quy trình thi công, biện pháp thi công, vật tư, thiết
bị của công trình cũng như vật tư, thiết bị thi công, nhân lực của
nhà thầu;
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây lắp thực hiện theo đúng hợp
đồng;
- Yêu cầu dừng thi công nếu thấy biện pháp và/hoặc thiết bị
và/hoặc người tham gia thi công không đảm bảo điều kiện an toàn;
- Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do
mình đảm nhận;
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất
lượng;
- Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
5. Sản phẩm của Tư vấn giám sát:
Trừ khi được chỉ ra khác trong hợp đồng Tư vấn giám sát, Sản
phẩm của Tư vấn giám sát bao gồm:



×