Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Lập kế hoạch truyền thông cho trung tâm tiếng nhật chiaki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.03 KB, 34 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội phát triển theo xu hướng hiện đại hóa, toàn cầu hóa, nhu cầu học ngoại ngữ ngày
càng tăng cao. Việc trang bị thêm một hay nhiều ngôn ngữ mới bên cạnh những kiến
thức, kỹ năng chuyên môn là điều hết sức cần thiết và quan trọng.
Ở Việt Nam nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ
hai khá phổ biến. Người người học tiếng Anh, nhà nhà học tiếng Anh. Nếu như khoảng
mười năm trước đây, có tiếng Anh là điểm cộng vô cùng lớn khi đi xin việc, thì những
năm gần đây, khi tiếng Anh trở nên “phổ thông”, biết tiếng Anh đã không còn là lợi thế
quá lớn nữa. Chính vì thế, có thêm một ngôn ngữ thứ ba ngày càng được nhiều người
quan tâm hơn.
Xã hội hiện đại, văn minh, công nghệ phát triển, điều kiện đãi ngộ cho người lao động
hấp dẫn cùng sự thiếu thốn nhân lực trẻ, Nhật Bản đang là quốc gia được nhiều bạn trẻ
Việt Nam hướng tới. Số lượng du học sinh cùng người lao động tại Nhật Bản tăng lên
nhanh chóng. Thêm vào đó, sự phát triển của mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Nhật
Bản cùng sự đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam kéo theo quy mô người học tiếng Nhật
phát triển mạnh mẽ.
Nhà nước cũng rất chú ý đến việc giảng dạy tiếng Nhật. Tiếng Nhật được đưa vào giảng
dạy ngay từ Tiểu học, Trung học cơ sở, THPT và các trường Đại học chuyên ngữ. Tuy
nhiên, cũng như nhiều môn học khác, thời gian học tập trên trường lớp là không đủ.
Đó chính là lý do các Trung tâm tiếng Nhật ra đời.
Trước đây, người ta thường nghĩ rằng, lĩnh vực giáo dục thì không cần đến marketing.
Nhưng theo thời gian càng chứng minh đó là một suy nghĩ sai lầm. Số lượng trung tâm
tiếng Nhật mọc lên ngày càng nhiều khiến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Nếu
chất lượng giáo dục tốt nhưng hoạt động Marketing không hiệu quả thì khách hàng khó
mà biết tới được.
Theo những lý do trên, em thực hiện đề án này với mục tiêu nghiên cứu thực trạng truyền
thông của công ty TNHH Dịch vụ giáo dục Chiaki – một công ty hoạt động trong lĩnh
vực đào tạo tiếng Nhật. Đây là công ty khá non trẻ với 2 năm hoạt động, hoạt động
Marketing có nhiều điểm nổi bật và nhiều điểm còn khá hạn chế.
Từ những phân tích về các hoạt động Marketing, em xin phép rút ra một số nhận xét cũng
như đề xuất về lĩnh vực Marketing của công ty trong thời gian tới.




MỤC LỤC
Lời nói đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ GIÁO DỤC CHIAKI
1.1 Giới thiệu về công ty
1.2 Kết quả kinh doanh của công ty từ ngày đầu thành lập đến nay
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH KINH DOANH
2.1 Thực trạng thị trường
2.1.1 Phân tích thị trường đào tạo tiếng Nhật tại Hà Nội
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường đào
tạo tiếng Nhật
2.2 Hoạt động truyền thông của công ty
2.2.1 Khách hàng và thị trường mục tiêu
2.2.2 Định vị thương hiệu
2.2.3 Phối thức Marketing 7P
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY
3.1 Mục tiêu Marketing và mục tiêu truyền thông của công ty
3.2 Các kênh Marketing online
3.2.1 Kênh Online
3.2.2 Kênh Offline
3.3 Nhận xét chung
CHƯƠNG 4: CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN
THÔNG CỦA CÔNG TY
4.1 Giải pháp kinh doanh và marketing
4.2 Giải pháp thúc đẩy chất lượng giảng dạy
4.3 Giải pháp tài chính


4.4 Giải pháp nguồn nhân lựa

4.5 Giải pháp quản lý và điều hành
4.6 Giải pháp truyền thông


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ GIÁO DỤC CHIAKI
1.1 Giới thiệu về công ty
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Dịch vụ Giáo dục Chiaki được thành lập ngày 28/07/2017 với trụ sở
đăng ký tại số 6 ngách 96 ngõ 102 đường Trường Chinh, phường Phương Mai, quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Trụ sở hoạt động ban đầu tại Tòa nhà Bộ quốc phòng, số 86 Lê Trọng Tấn, Thanh
Xuân, Hà Nội. Mặc dù nằm ngay trên mặt đường Lê Trọng Tấn, gần các trường Đại
học như Đại học Y Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Đại học Thủy lợi, Đại học Công
đoàn,…tuy nhiên nhu cầu học tiếng Nhật của sinh viên các trường này là không lớn
nên đây hoàn toàn không phải một vị trí hoạt động thuận lợi. Trong ba tháng hoạt
động đầu tiên số lượng học viên và lớp học rất ít (chỉ có 1,2 lớp, mỗi lớp 5-8 học
viên).
Đến tháng 2/2018, công ty chuyển về địa điểm mới tại số 119A Trần Đại Nghĩa, Hai
Bà Trưng. Đây là vị trí có thể nói hết sức thuận lợi, nằm giữa khu vực 3 trường Đại
học lớn: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Xây dựng,
tập trung đông sinh viên – đối tượng khách hàng mục tiêu chính của công ty.
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động chính của công ty
Đúng như tên gọi, công ty hoạt động chính trong lĩnh vực Dịch vụ Giáo dục, mà cụ
thể ở đây là lĩnh vực đào tạo tiếng Nhật.
Cụ thể, các khóa học do công ty cung cấp chia làm hai loại chính:
-

Các khóa học luyện thi Năng lực Nhật ngữ JLPT từ N5 (sơ cấp) đến N1 (cao cấp).
Các khóa học này đi từ tiếng Nhật cơ bản dành cho người mới bắt đầu đến tiếng
Nhật trình độ cao. Mục tiêu chủ yếu của các khóa này là cung cấp kiến thức tiếng

Nhật cho học viên để tham dự và đạt chứng chỉ JLPT – chứng chỉ năng lực tiếng
Nhật quốc tế được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

-

Các khóa học Kỹ năng đặc biệt: bao gồm khóa luyện Giao tiếp, khóa luyện các kỹ
năng phục vụ cho quá trình làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản như kỹ
năng viết email, đặt lịch hẹn với khách hàng, biên phiên dịch,…Đây là các khóa
học có chương trình giảng dạy được thiết kế riêng cho các bạn học viên đang và sẽ
làm việc trong các công ty Nhật Bản. Các khóa kỹ năng là điểm đặc biệt của
Chiaki bởi trên địa bàn Hà Nội có rất ít các khóa học như vậy trong khi nhu cầu


học tập về vấn đề này là vô cùng lớn. Một phần bởi vì quá trình học tiếng Nhật kỹ
năng giao tiếp hết sức quan trọng, một phần là bởi vì người Nhật có hệ thống quy
tắc làm việc trong công ty rất chặt chẽ, nếu không nắm rõ sẽ khó làm việc cùng họ
được.
1.1.3 Ý nghĩa thương hiệu
“Chiaki” không phải một cái tên ngẫu nhiên mà nó mang nhiều ý nghĩa đối với công
ty.
Chiaki là nhân vật chính trong một bộ phim truyền hình Nhật Bản đã hết sức quen
thuộc với thế hệ 9x. 9x Việt Nam. Là một cô gái bé nhỏ, xinh xắn, tốt bụng nhưng hậu
đậu, vụng về lại mang đôi chút ngờ nghệch. Cô mang trong mình niềm khao khát
mãnh liệt với nghề tiếp viên hàng không, với nghị lựa kiên cường, Chiaki đã vượt qua
bao khó khăn, thử thách trong cuộc sống để tìm thấy lý tưởng sống và tình yêu đích
thực của đời mình.
Lấy “Chiaki” đặt tên cho công ty, bà Lê Minh Ngọc – người sáng lập công ty mong
muốn truyền lòng đam mê, nhiệt huyết chinh phục tiếng Nhật cho tất cả nhân viên
cũng như khách hàng của Chiaki.
Tiếng Nhật có thể không dễ, nhưng chỉ cần bạn không từ bỏ, tiếng Nhật sẽ trở thành

công cụ hữu ích trong tay bạn.
1.2 Kết quả kinh doanh của công ty từ những ngày đầu thành lập đến nay
Được thành lập từ tháng 8/2017, qua gần 2 năm phát triển, Công ty và trung tâm
Ngoại Ngữ Chiaki càng ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực
giảng dạy tiếng Nhật trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Với mục tiêu mang tiếng Nhật đến gần hơn tới các bạn học sinh/ sinh viên, Chiaki đã
và đang khai giảng thành công hàng loạt các lớp học thuật với trình độ từ N5 đến N2,
cũng như các lớp học kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật từ sơ cấp cho đến thương mại cao
cấp.
Tỷ lệ đậu N3,N2 của học viên Chiaki trong kỳ thi JLPT tháng 12/2018 vừa qua đạt
con số 60%, tháng 7/2019 đã lên tới 80%, là bằng chứng thể hiện chân thực chất
lượng đầu ra của Trung tâm. Chiaki luôn cố gắng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại
cùng dàn giáo viên uy tín, giàu kinh nghiệm để luôn đảm bảo chất lượng giảng dạy tại
trung tâm.


Số lượng học viên năm 2018

285 bạn

Số lượng học viên lớp N3

74 bạn

Số lượng học viên lớp N2

88 bạn

Tỷ lệ đỗ N3, N2


90%

Số học viên có offer từ công ty Nhật

Khoảng 110 bạn

Số học viên đang làm việc tại các doanh nghiệp Khoảng 30 bạn
Nhật tại Việt Nam
Thống kê số lượng học viên tại Chiaki năm 2018
Bắt đầu tuyển sinh từ tháng 8/2017, đến nay số lượng học viên tại Trung tâm tính đến hết
năm 2018 đã lên tới 285 học viên, đến từ nhiều trường Đại học khác nhau, trong đó
chiếm đa số vẫn là sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Nhiều học viên sau khi
học tiếng Nhật tại Chiaki đã tìm được công việc đáng mơ ước tại Nhật Bản hay các công
ty Nhật Bản tại Việt Nam.

Biểu đồ tỷ lệ học viên tại Chiaki


Theo biểu đồ trên, học viên là sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội chiếm đa số
với 39%, trường Đại học Kinh tế quốc dân chiếm 18%, trường Đại học Hà Nội và Đại
học Ngoại thương chiếm 9%, 25% còn lại là các bạn đến từ các trường Đại học, Trung
học phổ thông hoặc người đi làm khác.
Nguyên nhân mà số lượng học viên là sinh viên Bách khoa chiếm đa số một phần vì vị
trí Chiaki nằm ở ngay gần Bách khoa, tiện cho các bạn đi lại và học tập. Thứ hai là trong
trường Đại học Bách khoa có khoa Công nghệ thông tin liên kết trực tiếp với Nhật Bản
(Hedspi), với tiếng Nhật là môn học chính và đòi hỏi đầu ra là trình độ N3 nên nhu cầu
học tiếng Nhật của sinh viên khoa này là rất cao. Hơn nữa, bà Lê Minh Ngọc – giám đốc
Trung tâm lại đang là giảng viên môn Tiếng Nhật IT, có tầm ảnh hưởng nhất định đến
sinh viên trong khoa.
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH KINH DOANH

2.1 Thực trạng thị trường

2.1.1 Phân tích thị trường đào tạo tiếng Nhật tại Hà Nội
2.1.1.1 Quy mô người học tiếng Nhật trong những năm gần đây

Trong buổi họp báo ra mắt bộ giáo trình “Marugoto – Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật
Bản” phiên bản tiếng Việt, ông Ando Toshiki – Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn
hóa Nhật Bản – Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: “Theo một kết
quả khảo sát của chúng tôi, số người học tiếng Nhật tại Việt Nam có thời điểm đứng
thứ 8 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.”
Số lượng thí sinh dự thi kỳ thi Đánh giá Năng lực Nhật ngữ JLPT năm 2017 đạy
71.242 người, đứng thứ 3 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Nhìn vào những số liệu thống kê liên quan đến lượng người theo học tiếng Nhật,
lượng thi sinh tham gia kỳ thi JLPT, chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam đã trở thành
quốc gia phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực này, tiếng Nhật cũng xuất hiện ngày càng
nhiều với người Việt Nam.
Quy mô người học tiếng Nhật tăng nhanh vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các cơ
sở đào tạo tiếng Nhật trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
2.1.1.2 Quy mô người lao động và du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

Theo báo cáo từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội), tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong riêng tháng


11/2018 là 13.064 người. Trong đó, riêng Nhật Bản là quốc gia tiếp nhận nhiều lao
động Việt Nam nhất với 8.939 lao động, vượt qua Đài Loan (Trung Quốc).
Những năm gần đây, Nhật Bản là sự lựa chọn số 1 của nhiều du học sinh, người lao động
Việt Nam. Thị trường làm việc tại Nhật Bản với nhiều hứa hẹn hấp dẫn như: thu nhập
cao, chế độ bảo hiểm - an sinh xã hội tốt, quyền lợi người lao động được bảo đảm là lý do
khiến tỷ lệ lao động Việt Nam tại Nhật tăng lên nhanh chóng.

Hiện nay có 2 hình thức lao động ở Nhật là thực tập sinh kỹ thuật và du học vừa học vừa
làm. Người lao động đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian từ 3 - 5 năm; được
hưởng mức lương cơ bản theo hợp đồng trong khoảng từ 25 - 30 triệu đồng/tháng (chưa
khấu trừ thuế, bảo hiểm). Sau khi hoàn thành chương trình thực tập, về nước đúng thời
hạn, người lao động sẽ được tổ chức IM Japan hỗ trợ từ 600.000 - 1.000.000 yên/người
(tương đương khoảng từ 120 - 200 triệu đồng), tùy vào số năm thực tập để khởi nghiệp.
Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự luật mới về việc tiếp nhận người lao động
nước ngoài. Đây là nỗ lực của quốc gia này nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động
kéo dài những năm gần đây.
Với việc áp dụng luật mới này, chính phủ Nhật Bản dự định tiếp nhận số lao động nước
ngoài lên tới 345.000 người, thuộc các ngành xây dựng, dịch vụ thực phẩm, điều dưỡng
và một số lĩnh vực khác trong 5 năm.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, luật mới này cũng sẽ là cơ hội để
các bạn đã tham gia chương trình thực tập sinh 3 năm, 5 năm có thêm cơ hội để tiếp tục
được nâng cao trình độ tiếng Nhật, tay nghề, kỹ năng tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, cơ hội càng nhiều thì thách thức càng lớn bởi thị trường xuất khẩu lao động
Nhật Bản vốn nổi tiếng "khó tính" với những điều kiện, yêu cầu khắt khe hơn.
Để nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần chú trọng đào tạo tay
nghề, ngoại ngữ để có thể tuyển chọn những lao động có đủ trình độ tham gia làm việc tại
thị trường Nhật Bản.
Nhu cầu sang Nhật Bản tăng cao kéo theo nhu cầu học tiếng Nhật ngày càng lớn, cơ
hội và thị trường kinh doanh của công ty được mở rộng đáng kể.
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường
đào tạo tiếng Nhật
2.1.2.1 Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản
Nhật Bản là nước G7 đầu tiên đã đón Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tới thăm
(năm 1995), cũng là nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ “Đối tác chiến lược” với Việt


Nam vào năm 2009. Đồng thời, Nhật Bản cũng đã công nhận quy chế kinh tế thị trường

cho Việt Nam từ năm 2011 và mời lãnh đạo Việt Nam tham dự Diễn đàn G7 mở rộng vào
năm 2016.
Đối với Việt Nam, Nhật Bản luôn là đối tác quan trọng hàng đầu về kinh tế, thương mại
và đầu tư với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội trên tư cách là
nhà tài trợ viện trợ phát triển ODA lớn nhất (từ 1992 đến nay đạt xấp xỉ 30 tỷ USD), nhà
đầu tư lớn thứ hai (với gần 4000 dự án, tổng số vốn cam kết 55,4 tỷ USD) và đối tác du
lịch lớn thứ ba (800.000 lượt du khách Nhật Bản tới Việt Nam năm 2017) và đối tác
thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (33,5 tỷ USD năm 2017).
Theo ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện JETRO, dựa vào những thống kê về tiến trình
đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, từ đây tới năm 2028 sẽ có thêm ít nhất 1.000 công ty
Nhật Bản đến đầu tư tại Việt Nam, trong đó có khoảng 80 công ty sản xuất lớn nhất Nhật
Bản. Số lượng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam ngày càng tăng lên, kéo theo nhu cầu
về nguồn nhân lực vừa có chuyên môn, vừa có năng lực tiếng Nhật tăng lên nhanh chóng.
Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, năm 2018, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài đạt hơn 142.800 người (trong đó có khoảng 50.300 lao động nữ ) vượt 30% so với
kế hoạch, tăng 6% so với năm trước. Năm qua cũng ghi nhận lần đầu tiên thị trường Nhật
Bản thu hút lao động nhiều nhất với hơn 68.700 người, vượt qua Đài Loan là gần 60.400
lao động; Hàn Quốc với trên 6.500 lao động.
Dễ dàng nhận thấy, nhu cầu nhân lực và chế độ đãi ngộ mà Nhật Bản dành cho người lao
động Việt Nam đã thu hút không nhỏ lượng người tham gia học tiếng Nhật, mở rộng cơ
hội và thị trường kinh doanh cho các trung tâm đào tạo tiếng Nhật.

2.1.2.2 Các đối thủ cạnh tranh

2.1.2.2.1 Trung tâm tiếng Nhật Riki
Trung tâm tiếng Nhật Riki là một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Chiaki.
Riki luôn cạnh tranh với Chiaki chủ yếu về phương diện giá và kênh phân phối.
a. Giới thiệu chung về Riki
Công ty TNHH Giáo dục và Thương mại Riki Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đào tạo
ngoại ngữ và tư vấn Du học Nhật Bản.



Riki tiền thân là câu lạc bộ tiếng Nhật thành lập năm 2016 với hoạt động chủ yếu là giảng
dạy Tiếng Nhật và giao lưu văn hóa giữa du học sinh Nhật đang học tập, sinh sống tại
Việt Nam và các bạn trẻ đam mê ngôn ngữ, văn hóa Nhật Bản.
Hiện tại Riki có 5000 học viên đã và đang theo học, gần 40 giáo viên trình độ N2 và N1,
250 lớp đã khai giảng ở các trình độ từ sơ cấp- trung cấp-thượng cấp, 3 cơ sở đào tạo tại
Cầu Giấy và Hà Đông.
Hiện nay Riki đã có 4 cơ sở
Cơ sở 1: 19A, Ngách 51, Ngõ 5, Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy
Cơ sở 2: B78, Ngõ 54, Đường Nguyễn Khuyến, Văn Quán Hà Đông
Cơ sở 3: Văn Phòng B10, Ngõ 57, Nguyễn Khánh Toàn Cầu Giấy
Cơ sở 4: E8 ngõ 181 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội
b. Điểm mạnh của Riki
Đối tượng khách hàng mục tiêu của Riki chia làm hai nhóm chính là người có nhu cầu du
học, xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và sinh viên các trường Đại học có mong muốn học
tiếng Nhật.
Địa điểm học là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách hàng, nhất là các bạn
sinh viên (đối tượng khách hàng mục tiêu). Nhiều cơ sở đồng nghĩa với việc khách hàng
có nhiều lựa chọn hơn khi đến với Riki. Một trong những điểm mạnh của Riki là ở hệ
thống kênh phân phối. Với các cơ sở trải dài trên địa bàn Hà Nội, trong đó một số cơ sở ở
gần các trường Đại học lớn như Đại học Kiến trúc, Học viện Ngân hàng, Đại học Thủy
lợi, Đại học Công đoàn,… Đây là điểm mà Chiaki đang còn yếu vì mới chỉ có một cơ sở
ở Trần Đại Nghĩa.
Một lợi thế thứ hai cũng là điểm cạnh tranh chính của Riki và Chiaki là phương diện giá
cả. Có thể nói giá cả hai bên chênh lệch nhau không nhiều và đôi khi giá khóa học của
Riki thấp hơn Chiaki.
Đối với nhóm khách hàng là sinh viên thì giá cả là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến sự lựa
chọn sản phẩm. Trước khi đi đến quyết định lựa chọn địa điểm học thì khách hàng
thường có xu hướng cân nhắc và suy xét giữa các nơi. Sự chênh lệch về giá cả hay các

chương trình khuyến mãi sẽ là điểm thu hút khách hàng hơn.
Thêm vào đó, Riki còn có các khóa học tiếng Nhật online dành cho các bạn không có
điều kiện đi học trực tiếp tại trung tâm. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay thì các
khóa học online khá được ưa chuộng, một phần vì tính tiện lợi có thể học ở bất cứ đâu
của nó. Riki đã rất khai thác điểm mạnh này khi có các chương trình đăng ký học trực


tiếp được tặng kèm các khóa online bên cạnh việc bán riêng khóa học online. Giao diện
của khóa học online cũng khá thân thiện và dễ dùng với người học.
c. Điểm yếu
Theo điều tra các khách hàng đã từng học ở Riki thì một điểm yếu dễ dàng nhận thấy của
Riki đó là sự liên kết giữa học viên với nhau và với trung tâm là chưa chặt chẽ. Không
khí trong lớp học chưa thực sự tạo hứng thú và say mê cho học viên lên lớp. Một học
viên của Riki từng chia sẻ với Chiaki rằng: “Khi đến lớp học mình thậm chí còn không
biết tên bạn ngồi bên cạnh là gì. Mọi người hình như chỉ đến lớp để học và không có sự
trao đổi giữa mọi người, làm mình khá lười đi học”. Đối với việc học ngoại ngữ thì hứng
thú học tập là yếu tố vô cùng quan trọng, thêm vào đó tiếng Nhật được xem là một trong
những ngôn ngữ khó nhất thế giới, nên nếu trong lớp học không có sự gắn kết, hòa đồng
giữa mọi người thì dễ gây nản và bỏ cuộc giữa chừng.
Đội ngũ giáo viên của Riki chưa phải thực sự nổi bật về mặt phương pháp giảng dạy và
kinh nghiệm giảng dạy cũng như danh tiếng. Riki có cả giáo viên người Việt và người
Nhật, tuy nhiên chỉ có một giáo viên người Nhật và độ tuổi không còn trẻ, không quá phù
hợp với hoạt động giao tiếp với sinh viên để tăng phản xạ giao tiếp, bởi hiện nay giới trẻ
Nhật có khá nhiều xu hướng mới, đòi hỏi sự cập nhật trong ngôn ngữ cao.
2.1.2.2.2 Trung tâm tiếng Nhật EIKOH
Ekioh cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp đáng lưu ý của Chiaki. Ekioh
nổi tiếng bởi chất lượng giáo dục mặc dù học phí khá cao.
a. Giới thiệu chung về EIKOH
Công ty TNHH EIKOH Việt Nam được khởi điểm từ tháng 8/1997, ngày thành lập chính
thức ngày 12/9/2002, với lịch sử khá lâu đời. Trung tâm nổi tiếng với việc đào tạo tiếng

Nhật theo phương pháp đào tạo của Nhật Bản.
Trải qua hơn 17 năm không ngừng phát triển, số lượng học viên học tại EIKOH ngày
càng tăng lên, rất nhiều học viên sau khi tham gia các khóa đào tạo tiếng Nhật tại
EIKOHđã đạt được kết quả cao trong các kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT. Hiện nay,
Eikoh không ngừng phát triển và mở rộng các loại hình đào tạo, nhằm đáp ứng hơn nữa
nhu cầu đa dạng của học viên.
Các dịch vụ EIKOH cung cấp hiện nay:
-

Đào tạo tiếng Nhật (với các mô hình lớp tiếng Nhật công ty, lớp tiếng Nhật đại trà)

-

Đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài


-

Cung cấp các dịch vụ dịch thuật, phái cử phiên dịch.

EIKOH với lợi thế là công ty 100% vốn đầu tư Nhật Bản, cùng lịch sử lâu đời, đây là đối
thủ cạnh tranh rất đáng lưu ý về mặt chất lượng giáo dục.
b. Điểm mạnh
Điểm mạnh đầu tiên của EIKOH chính là đây là công ty có 100% vốn từ Nhật Bản và có
lịch sử hình thành lâu đời nên nhận được sự tin tưởng rất lớn trong cộng đồng học tiếng
Nhật tại Hà Nội. Hầu hết các trung tâm trên địa bàn Hà Nội đều có tuổi đời khá trẻ, hoặc
chỉ thành lập được vài năm đã ngưng hoạt động, nên tuổi đời của EIKOH chính là lợi thế
cạnh tranh của họ. Nhìn vào những dấu mốc hoạt động của công ty dễ khiến khách hàng
nảy sinh cảm giác tin tưởng hơn những trung tâm đào tạo khác.
Điểm mạnh thứ hai của EIKOH chính là chất lượng giáo dục đã được khẳng định. Đối

với ngành dịch vụ thì chất lượng là điều mà khách hàng hết sức e ngại, bởi chỉ có thể trải
nghiệm rồi thì người ta mới biết được chất lượng khóa học như thế nào. Đối với EIKOH
thì hơn mười năm hoạt động cùng với tỷ lệ đỗ trong các kỳ thi Năng lực tiếng Nhật,
những feedback của những người học tiếng Nhật đi trước phần nào cũng khiến sự tin
tưởng của khách hàng tăng lên.
Điểm mạnh thứ ba của EIKOH là hoạt động đa dạng lĩnh vực: đào tạo tiếng Nhật đại trà,
đào tạo tiếng Nhật cho các công ty, đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài, đào tạo
tiếng Nhật cho trẻ em. Điểm này khiến khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi đến với
trung tâm.
c. Điểm yếu
Một trong những điểm yếu của EIKOH là thời gian cho mỗi trình độ khá dài.
Đơn cử như trình độ sơ cấp N5, EIKOH chia ra làm 2 khóa sơ cấp, lên đến 121 buổi. Mặc
dù mỗi tuần học liên tục trong 5 buổi nhưng chỉ riêng N5 đã kéo dài đến hơn 6 tháng.
Những người có nhu cầu học nhanh, học gấp sẽ khó có thể phù hợp với những khóa học
như vậy.
Thời gian cho mỗi khóa học dài kéo theo chi phí học tập không phải là rẻ. Tiếng Nhật trải
qua các trình độ từ N5 đến N1, mỗi khóa lại chia ra nhiều giai đoạn nên không phải ai
cũng có đủ thời gian và tiền bạc để theo học từ trình độ sơ cấp đến cao cấp được.
2.1.2.2.3 Các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực
Khu vực hoạt động của Chiaki nằm ở trung tâm Bách khoa – Kinh tế - Xây dựng, nơi tập
trung rất đông sinh viên – là đối tượng khách hàng mục tiêu nên các đối thủ cạnh tranh
nhỏ lẻ là khá nhiều.
Trong các trường Đại học có nhiều mô hình dạy tiếng Nhật miễn phí do chính sinh viên
tổ chức hoặc các trung tâm tiếng Nhật khác tổ chức. Mô hình này khá hấp dẫn với các
bạn sinh viên vì mức học phí mỗi tháng chỉ từ 100.000 – 200.000 đồng, thêm vào đó
được tặng sách, được học ở ngay trường Đại học, tiện lợi cả về mặt học tập và tài chính.


Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của mô hình này là chất lượng giáo dục không được đảm
bảo, số lượng người học một lớp rất đông, giáo viên không thể quan tâm đến từng người.

Giáo viên cũng đang là sinh viên, phát âm và kiến thức chưa chuẩn chỉnh, có thể khiến
học viên bị sai phát âm ngay từ đầu, sau này rất khó khăn trong việc sửa lại.
Ngoài ra, trên địa bàn Hai Bà Trưng cũng có một số trung tâm tiếng Nhật nhỏ như Soft,
Kohi,…Mặc dù thành lập trước nhưng một phần vị trí không thuận lợi và chất lượng
không có gì nổi bật nên không xếp vào nhóm đối thủ cạnh tranh đáng lưu ý.
2.2

Hoạt động truyền thông của công ty

2.2.1 Khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu
2.2.1.1 Khách hàng mục tiêu
Công ty hướng đến ba nhóm khách hàng mục tiêu cơ bản:
a. Học sinh THCS, THPT có định hướng du học tại Nhật Bản hoặc có theo học tiếng
Nhật ở trường
Với độ tuổi từ 14 – 17 tuổi, hiện đang là học sinh THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội,
các em là nhóm đối tượng mà công ty hướng tới. Hiện nay tiếng Nhật đã được đưa
vào giảng dạy như một ngôn ngữ thứ hai tại nhiều trường học, tuy nhiên, số lượng tiết
học tiếng Nhật trên trường là rất ít, chỉ khoảng 2 tiết/tuần trong khi tiếng Nhật là một
ngôn ngữ khó, nếu không có sự đầu tư và học tập một cách liên tục sẽ rất khó khăn
trong quá trình học cao lên.
2 tiết học/tuần trong vòng mấy năm học, các em cao nhất mới đạt đến trình độ N4.
Mặc dù N5 là yêu cầu cơ bản để các em sang Nhật theo diện du học hoặc thực tập
sinh, tuy nhiên nếu muốn giành học bổng hoặc những cơ hội tốt hơn thì trình độ tiếng
Nhật vẫn là yếu tố quan trọng.
Với tâm lý chung của các bậc phụ huynh, luôn suy nghĩ học ở trường là không đủ và
mong muốn con đi học thêm thì đối với môn ngoại ngữ như tiếng Nhật cũng không
phải ngoại lệ. Thêm vào đó, với các gia đình ở Hà Nội thì khi đã quyết định đầu tư
cho con cái, học phí không phải một vấn đề quá lớn.
Điều quan trọng nhất để thu hút nhóm khách hàng này là thuyết phục phụ huynh lựa
chọn Chiaki thay vì các trung tâm đào tạo khác. Yếu tố môi trường, không khí học tập

trong lớp cũng hết sức cần thiết bởi lứa tuổi này là lứa tuổi dậy thì, tâm sinh lý đang
trong quá trình thay đổi, thích thể hiện bản thân và có xu hướng theo bạn bè. Tạo
được không khí học tập sôi nổi, hào hứng, kèm thêm các hoạt động ngoại khóa sẽ là
yếu tố thu hút học viên là đối tượng này hơn nữa.
b. Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng


Nhóm đầu tiên đó là sinh viên các ngành chuyên ngữ, gồm chuyên Nhật và chuyên
ngôn ngữ khác nhưng cần học thêm một ngôn ngữ thứ ba.
Nhóm thứ hai là sinh viên khối ngành kỹ thuật có nhu cầu và mong muốn sang Nhật
làm việc với mức lương cao hơn ở Việt Nam, mà chiếm phần lớn trong nhóm này là
sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội.
Nhóm thứ ba là các bạn sinh viên yêu thích văn hóa và con người Nhật Bản, muốn
học tiếng Nhật để tìm hiểu sâu hơn về xứ sở mặt trời mọc.
Với độ tuổi khá trẻ, từ 18 – 25 tuổi, nhóm khách hàng này là những người thích thể
hiện cá tính, quan điểm cá nhân của mình với mọi người xung quanh. Họ là những
người có định hướng gắn bó với tiếng Nhật trong công việc sau này.
Điểm cần lưu ý với nhóm khách hàng là sinh viên chính là yếu tố địa điểm và chi phí.
Gần các trường Đại học lớn sẽ là ưu thế vô cùng lớn của Chiaki. Mức học phí đưa ra
không phải quá cao so với mặt bằng chung, đảm bảo phù hợp với khả năng chi trả của
nhóm đối tượng này.
c. Người đi làm
Họ là những người trong độ tuổi từ 26 – 40, đang hoặc chuẩn bị làm việc trong các
công ty Nhật Bản. Đặc điểm của nhóm đối tượng này là cần tiếng Nhật để sử dụng
giao tiếp trong công việc, cần thi lấy chứng chỉ JLPT để được nâng lương,…
Thêm vào đó, họ không có quá nhiều thời gian trong tuần để học tiếng Nhật, khi ở nhà
cũng không thể học ở nhà.
Đối với nhóm khách hàng này Chiaki đã thiết kế riêng ra các khóa học diễn ra vào
cuối tuần (thứ 7, chủ nhật) cùng các khóa kỹ năng cần thiết khi làm việc trong các
công ty Nhật Bản như các khóa Giao tiếp, luyện kỹ năng Biên phiên dịch, kỹ năng

viết email,…
Với 3 nhóm khách hàng mục tiêu trên, Chiaki đã thiết kế riêng những khóa học phù
hợp với đặc điểm từng nhóm, mang lại sự lựa chọn phù hợp nhất cho từng khách
hàng.
2.2.1.2 Thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu mà Chiaki xác định từ khi thành lập cho đến nay đang dừng lại ở
khu vực Hai Bà Trưng với các trường Đại học lớn có các ngành liên kết với Nhật Bản
như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Xây dựng, Viện
Đại học Mở,… cùng các trường THPT đã đưa tiếng Nhật vào giảng dạy như THPT Tô
Hoàng, Thăng Long,…
Đây là thị trường tiềm năng bởi số lượng người học tiếng Nhật ngày càng phát triển.


2.2.2 Định vị thương hiệu
Mặc dù là thương hiệu khá mới trong lĩnh vực đào tạo tiếng Nhật, tuy nhiên định vị
của công ty chính là trung tâm đào tạo hàng đầu đảm bảo về mặt chất lượng giáo dục
và chất lượng dịch vụ trên địa bàn Hà Nội.
Phấn đấu trở thành thương hiệu “Top of mind” khi khách hàng có mong muốn và nhu
cầu tìm hiểu về tiếng Nhật.
2.2.3 Phối thức Marketing 7P
2.2.3.1 Product (Sản phẩm)
Là yếu tố đầu tiên trong hệ thống marketing mix của 7P trong Marketing dịch vụ.
Chất lượng sản phẩm được đo lường giữa sự kỳ vọng của khách hàng và chất lượng
dịch vụ mà họ nhận được.
Sản phẩm của công ty là các khóa học tiếng Nhật, thuộc lĩnh vực dịch vụ giáo dục.
Chính vì vậy, trải nghiệm trong quá trình học tập tại trung tâm ảnh hưởng rất lớn đến
đánh giá và quyết định sử dụng lại dịch vụ của khách hàng. Chính vì thế, Chiaki luôn
chú trọng đến chất lượng dịch vụ bên cạnh chất lượng giáo dục.
Học viên được chăm sóc tận tình từ khi biết đến trung tâm đến khi kết thúc khóa học.
Trong suốt mỗi khóa học, học viên được theo dõi sát sao về từng buổi học, có

feedback cuối buổi học để lấy ý kiến học viên. Đặt phương châm “học viên là trên
hết”, Chiaki luôn tôn trọng và có sự điều chỉnh phù hợp về giáo viên, lộ trình học sao
cho phù hợp nhất.
Đến hiện nay, ngoài nổi tiếng với chất lượng giảng dạy, Chiaki còn được các bạn học
viên yêu mến bởi sự nhiệt tình, tận tâm trong khâu dịch vụ
2.2.3.2 Price (Giá)
Mỗi khóa học tại Chiaki được định giá dựa trên chi phí đầu vào, bao gồm chi phí giáo
viên, chi phí tài liệu, chi phí nhân viên, chi phí phòng ốc,…
Giá dịch vụ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của
khách hàng. Đối với các dịch vụ giáo dục, nhất là đào tạo ngoại ngữ, khách hàng
thường dựa trên giá cả để phán đoán chất lượng đào tạo. Giá cao đồng nghĩa với việc
được học thêm với giáo viên người bản ngữ, tuy vậy với đối tượng khách hàng mục
tiêu chủ yếu là sinh viên thì mức giá quá cao sẽ là một cản trở không nhỏ. Giá quá
thấp lại dễ khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng.
Chiaki định giá các sản phẩm của mình còn dựa trên các đối thủ cạnh tranh như Riki,
đưa ra mức giá phù hợp với sinh viên nhưng không phải quá thấp để không đảm bảo
được chất lượng giáo dục.


2.2.3.3 Promotion (Truyền thông)
Các cách thức, kênh tiếp cận khách hàng mà Chiaki sử dụng chủ yếu mà Chiaki lựa
chọn hiện nay là kênh online như các trang mạng xã hội Facebook, Youtube,…
Ngoài ra, các kênh tiếp cận offline như trực tiếp phát tờ rơi, các cuộc thi, đặt bàn
tuyên truyền,… cũng ngày càng phát triển.
2.2.3.4 Place (Kênh phân phối)
Hiện nay trụ sở hoạt động chính của Chiaki đặt tại 119A Trần Đại Nghĩa, ngay chính
giữa khu vực 3 trường Bách khoa – Kinh tế - Xây dựng, tập trung số lượng lớn sinh
viên và người đi làm. Địa điểm phù hợp là một trong những thuận lợi lớn khiến
Chiaki trở thành địa chỉ học tiếng Nhật yêu thích của các bạn sinh viên.
2.2.3.5 Physical evidence (Điều kiện vật chất)

Không gian tại Chiaki là một không gian mở và thân thiện với học viên. Với thiết kế
đặc biệt, phòng học và môi trường làm việc của nhân viên rộng mở, liên kết với nhau,
khiến cho mối quan hệ giữa đội ngũ nhân viên và học viên trở nên gần gũi, thân thiết.
Các phòng học được sắp xếp theo hình chữ U để học viên và giáo viên tăng độ tương
tác với nhau.
Theo khảo sát cuối mỗi khóa học, thiết kế phòng học tiện nghi, thân thiện, décor xinh
xắn là điểm khiến các bạn vô cùng yêu thích tại Chiaki.
2.2.3.6 People (Con người)
Con người là yếu tố mang tầm quyết định chủ chốt nên việc đào tạo nhân sự luôn là
mối quan tâm hàng đầu của Chiaki.
Đội ngũ nhân viên luôn được đào tạo cẩn thận trong các khâu chăm sóc khách hàng.
Lấy yếu tố “khách hàng là thượng đế”, đến với Chiaki, học viên được cảm thấy thoải
mái nhất, học tiếng Nhật bằng niềm say mê chứ không phải bắt buộc, học trong áp
lực.
2.2.3.7 Process (Quy trình cung ứng)
Quá trình phân phối dịch vụ là rất quan trọng vì nó đảm bảo việc cùng một tiêu chuẩn
dịch vụ được phân phối nhiều lần cho khách hàng. Do đó Chiaki cũng có những dịch
vụ tốt nhất để đem đến những trải nghiệm chân thực cho khách hàng.
Thực hiện quy trình dịch vụ sẽ giảm thiểu được các sai sót không đáng có và nhận
được phản ứng tích cực từ phía khách hàng.
Chương 3: HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY
3.1 Mục tiêu Marketing của công ty


3.1.1 Thương hiệu
Chiaki định vị thương hiệu của mình là một trong những trung tâm đào tạo tiếng Nhật
dẫn đầu về chất lượng đào tạo cũng như chất lượng dịch vụ tại Hà Nội. Chính vì thế,
các hoạt động Marketing phải đưa ra các chiến lược hiệu quả để khẳng định được vị
thế của công ty trên thị trường đào tạo tiếng Nhật Hà Nội.
Tại Hà Nội có không ít những trung tâm đào tạo tiếng Nhật, và hầu như loại giáo trình

dùng để giảng dạy khá là giống nhau. Ví dụ như ở trình độ sơ cấp N5, N4 các trung
tâm đề sử dụng bộ giáo trình Minna no Nihongo. Đến các trình độ N3, N2, N1 thì có
các bộ sách Soumatome, Shinkanzen, Try!,…
Sự giống nhau trong giáo trình đòi hỏi sự khác biệt nổi bật của Chiaki để thu hút
khách hàng mục tiêu.
Để trở thành thương hiệu “top of mind” khi khách hàng nghĩ tới một trung tâm đào
tạo tiếng Nhật thì chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng hàng đầu. Hoạt động
truyền thông không thể tạo ra yếu tố chất lượng giáo dục này nhưng phải làm cho
khách hàng thấy được điều đó thông qua các hoạt động truyền thông.
Đặc điểm nổi bật của ngành dịch vụ là tính vô hình. Khách hàng chỉ có thể biết được
chất lượng dịch vụ khi đã trải nghiệm, đồng thời với việc đã chi trả một khoản chi phí
nhất định. Chính vì thế, để khiến khách hàng tin tưởng và lựa chọn đòi hỏi những hoạt
động Marketing thích hợp.
3.1.2 Thị phần trên thị trường
Giai đoạn 2018 -2023, mục tiêu tổng quát về thị phần của Công ty TNHH Dịch vụ
Giáo dục Chiaki đề ra như sau:
Đầu tiên, phát triển Chiaki trở thành một trong những trung tâm chiếm giữ thị phần
cao nhất về đào tạo tiếng Nhật tại thành phố Hà Nội. Từ nền tảng chất lượng giáo dục
được xây dựng làm bước đệm cho mục tiêu này.
Thứ hai, phổ cập tiếng Nhật đến các bạn học sinh cấp 2, cấp 3. Hiện nay đã có nhiều
trường cấp 2, cấp 3 đưa tiếng Nhật vào làm một môn giảng dạy chính trong nhà trường
như THPT Kim Liên, THPT Việt Đức, THPT Chu Văn An,.. Ngoài việc tổ chức các khóa
học với chương trình riêng phù hợp với lứa tuổi, các hoạt động ngoại khóa, Chiaki có kế
hoạch liên kết, hợp tác với ban lãnh đạo các trường để chính thức vào giảng dạy tiếng
Nhật cho các em học sinh, định hướng tiếng Nhật ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường.
Thứ ba, mở các cơ sở mới tại các quận khác trên thành phố Hà Nội, cũng như Sài Gòn và
Đà Nẵng, mở rộng thị trường không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà vươn ra toàn quốc. Khi



thị trường Hà Nội đã bão hòa, việc tìm kiếm thêm các thị trường tại các tỉnh thành khác
là việc hết sức quan trọng để mở rộng thị phần cũng như phát triển công ty.
3.1.3 Doanh thu
Tổng doanh thu hợp nhất 5 năm giai đoạn 2018-2023 đạt 33,877 tỷ đồng, năm 2023 đạt
9,177 tỷ đồng.
Tổng lợi nhuận trước thuế 5 năm giai đoạn 2018-2023 đạt 8.477 tỷ đồng, năm 2023 đạt
720 triệu đồng.
Mục tiêu mỗi năm:
-

5 tháng cuối năm 2018 và 2019:

Tối đa hóa công suất 4 phòng học và mở rộng thêm một địa điểm khác (4 phòng) tại khu
vực Bách Khoa, mục tiêu tổng doanh thu : 5,2 tỷ VNĐ.
Với cấp độ THCS: mở được 2 lớp (mỗi lớp gồm 7 khóa học kéo dài 2,5 năm), mỗi lớp
gồm 12 - 13 học sinh, tập trung ở các trường THCS Phương Mai, Nguyễn Phong Sắc.
Tham gia giảng dạy tiếng Nhật chính thức tại 3 trường THCS trên địa bàn Hà Nội trong
năm 2019.
-

Năm 2020/2021:

Mỗi năm mở rộng thêm một cơ sở ( 4 phòng ) tại một trong ba quận Thanh Xuân/Đống
Đa/Cầu Giấy. Mục tiêu tổng doanh thu: năm 2020 là 5,37 tỷ VNĐ, 2021 là: 6,48 tỷ VNĐ.
Với cấp độ THCS: mỗi năm mở được 3- 4 lớp (mỗi lớp gồm 7 khóa học kéo dài 2,5
năm), mỗi lớp gồm 12 - 13học sinh, tập trung ở các trường THCS Phương Mai, Nguyễn
Phong Sắc và các trường ở khu vực Đống Đa, Hai Bà Trưng.
Tham gia giảng dạy tiếng Nhật chính thức từ 4-5 trường THCS trên địa bàn Hà Nội.
-


Năm 2022 và 2023:

Mở cơ sở tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, đạt được 5 cơ sở trên toàn
quốc. Doanh thu mỗi năm lần lượt là 7,65 tỷ và 9,177 tỷ đồng.
Với cấp độ THCS: mỗi năm mở được 5 - 6 lớp (mỗi lớp gồm 7 khóa học kéo dài 2,5
năm), mỗi lớp gồm 12 - 13 học sinh, tập trung ở các trường THCS Phương Mai, Nguyễn
Phong Sắc và các trường ở khu vực Đống Đa, Hai Bà Trưng.
Tham gia giảng dạy tiếng Nhật chính thức từ 6-7 trường THCS trên địa bàn Hà Nội.


3.1.4 Mục tiêu truyền thông
Thông qua các hoạt động truyền thông, Chiaki đặt ra các mục tiêu truyền thông cụ thể
như:
Khách hàng nhận thức được thương hiệu Chiaki là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực
đào tạo tiếng Nhật, với chất lượng giáo dục và chất lượng dịch vụ luôn đi đôi với nhau.
Đào tạo tiếng Nhật không chỉ là học những kiến thức lý thuyết trong sách vở, mà tại
Chiaki, các bạn sẽ được chú trọng hết mức đến kỹ năng giao tiếp cùng các kỹ năng mềm
cần thiết để sau này làm việc trong môi trường công sở Nhật Bản.
Thay đổi hành vi của khách hàng: Từ luôn phân vân, hoài nghi trước chất lượng dịch vụ
đến tin tưởng hoàn toàn ở chất lượng đào tạo của Chiaki.
3.2 Các kênh Marketing
3.2.1 Kênh Online
Kênh online là kênh truyền thông chủ yếu và quan trọng của Chiaki trong giai đoạn
này.
3.2.1.1 Thông điệp truyền tải
Thông điệp chung xuyên suốt từ khi thành lập đến nay mà Chiaki muốn truyền tải đến
tất cả các bạn học viên chính là: “Tiếng Nhật có thể không dễ, nhưng chỉ cần bạn
không từ bỏ, tiếng Nhật sẽ trở thành công cụ dễ dàng sử dụng trong tay bạn” và ‘Cho
dù là học sinh, sinh viên hay người đi làm thì khi đến với Chiaki sẽ tìm được môi
trường học tiếng Nhật phù hợp nhất.”

Tiếng Nhật được xem là một trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới bởi sự phức
tạp ngay từ việc học bảng chữ cái (có đến 3 bảng chữ cái; Hiragana, Katakana và
Kanji), trong đó với khoảng hơn 2000 chữ Kanji phức tạp là một trong những lý do
khiến nhiều người học tiếng Nhật bỏ dở giữa chừng. Để đi được cả một quãng đường
dài từ tiếng Nhật Sơ cấp đến tiếng Nhật thứ cấp, chính người học cần nỗ lực lớn và có
mục tiêu, động lực học tập rõ ràng.
Xác định rõ những khó khăn mà người học tiếng Nhật thường mắc phải, tất cả các
hoạt động Marketing của Chiaki đều hướng đến việc làm nổi bật phương pháp học tập
gây được say mê, hứng thú học tập cho mọi học viên.


Chiaki cam kết luôn là người đồng hành trên con đường chinh phục tiếng Nhật cũng
như đất nước Nhật Bản cùng các bạn học viên.
3.2.1.2 Phân tích một số kênh online chính hiện nay
3.2.1.2.1 Facebook
a. Tổng quan
Đến nay thì Facebook vẫn là kênh truyền thông chính và hiệu quả nhất của Chiaki.
Fanpage chính thức Trung tâm tiếng Nhật CHIAKI đạt 11,5K lượt like, 12K lượt
follow. Mỗi bài đăng có lượt tiếp cận trung bình từ 5000 – 6000 người, lượt like từ
50-200 like và 20 – 100 comment.
Tài khoản cá nhân Nihongo Chiaki có 1,4 nghìn bạn bè và lượt follow, với lượt tương
tác từ 80 – 100 like và 10 – 50 comment trên một bài viết.
Có thể nhận ra công ty xây dựng kênh truyền thông Facebook khá thành công với một
Fanpage tự xây dựng từ ban đầu chứ không hề mua lại page thì lượng like và tương
tác đạt đến con số như trên.
b. Ưu điểm
- Tiếp cận khách hàng tiện lợi, nhanh chóng, gần gũi
Theo thống kê của Facebook, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 về số lượng người
dùng Facebook với 58 triệu người dùng. Dễ dàng nhận thấy Facebook là ứng dụng mà
ở bất kỳ đâu người ta cũng có thể truy cập.

Đối tượng khách hàng mục tiêu của Chiaki đều là nhóm khách hàng trẻ, dành nhiều
thời gian trong ngày để lướt Facebook, chính vì thế nhưng thông tin bổ ích, thú vị, hài
hước về Nhật Bản khiến nhiều người chú ý đến công ty hơn. Thêm vào đó, việc đăng
tải những bài viết có nội dung liên quan đến những kinh nghiệm sinh sống, học tập ở
Nhật Bản cũng nhận được nhiều lượt chia sẻ, tăng độ nhận biết cho thương hiệu.
Công ty có thể tiếp cận đến nhóm khách hàng mục tiêu nhanh chóng và chính xác hơn
nhờ có quảng cáo của Facebook. Thông qua những tiêu chuẩn khách hàng mà công ty
đề ra, Facebook có thể đưa thông tin sản phẩm đến gần hơn với khách hàng và khách
hàng cũng dễ dàng tương tác, tìm hiểu về sản phẩm.
Với tỷ lệ phản hồi tin nhắn 98% trong thời gian chỉ 5 phút, sự tương tác giữa khách
hàng và công ty như một sợi dây xuyên suốt, liền mạch. Tỷ lệ trả lời nhanh, kịp thời
giải đáp cũng như cung cấp thông tin cũng là một yếu tố khiến khách hàng hài lòng.
- Chi phí không phải quá cao


Với trung bình khoanh vùng 7500 đối tượng xác định và chỉ chạy quảng cáo từng đợt
và tùy theo mục đích tuyển sinh nên có thể nói chi phí dành cho quảng cáo Facebook
là không quá lớn so với các kênh website hoặc offline khác.
So với doanh thu mà quảng cáo trên Facebook mang lại thì chi phí bỏ ra là hoàn toàn
xứng đáng.
Chẳng hạn như với một chiến dịch quảng cáo khóa học N5, chi phí chạy bài quảng
cáo trên Facebook sẽ trong khoảng 300.000 – 500.000 đồng, thêm vào đó có sự
seeding của team marketing, vừa tăng tương tác vừa đưa bài đăng đến gần hơn với
nhóm khách hàng mục tiêu. Tuyển sinh được khóa N5 10 thành viên qua chiến dịch
quảng cáo này đã thu về lợi nhận 20 triệu đồng / khóa cho công ty.
- Tạo dựng được cộng đồng
Xây dựng cộng đồng trên Facebook là điểm hết sức đặc biệt. “Cộng đồng tiếng Nhật
tại Hà Nội” được lập ra với mục đích gắn kết những người có chung niềm đam mê về
tiếng Nhật hay đất nước Nhật Bản, từ đó phủ sóng thương hiệu rộng rãi hơn đến
khách hàng tiềm năng.

Với số lượng thành viên là 2000 người, chủ yếu là sinh sống và làm việc trên địa bàn
Hà Nội, group là nơi công ty có thể chia sẻ thông tin về sản phẩm một cách nhanh
chóng, gần gũi và chân thực. Sự khéo léo lồng ghép giữa thương hiệu và thông tin
chia sẻ không gây phản cảm với người nhận tin là một thành công của việc thành lập
group này.
c. Nhược điểm
Phụ thuộc quá nhiều vào Facebook:
Trong vòng 2 năm trở lại đây, sự thay đổi thuật toán của Facebook khiến nhiều trang
kinh doanh phải “điêu đứng”. Facebook hạn chế sự tương tác của các trang Fanpage,
khiến ngay cả những người theo dõi trang cũng không thể xem được bài viết trên
trang.
Điều này khiến chi phí quảng cáo đội lên rất nhiều bởi chỉ khi quảng cáo mới có
tương tác trở lại.
Giai đoạn tuần cuối cùng của tháng 3, chi phí Marketing trên Facebook đã đội lên tới
2 triệu đồng, gấp đôi những tháng bình thường nhưng lượng tương tác vẫn chưa thể
thường xuyên như trước đây.
Mặc dù điểm này có thể khắc phục nhưng cũng chứng tỏ một điều nếu chỉ dựa vào
Facebook sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự thay đổi của Facebook, thứ mà chúng ta
không thể kiểm soát hay dự đoán trước được.


Trong tương lai, việc bổ sung thêm các kênh online khác là vô cùng cần thiết.
3.2.1.2.2 Youtube
a. Tổng quan
Youtube là kênh học tập và giải trí của rất nhiều người.
Youtube được xem là một mạng xã hội để người ta update video và tương tác, gây chú
ý bằng những video của mình.
Đối với tài khoản Youtube của công ty, đây là nơi lưu giữ những khoảnh khắc của học
viên trong lớp học, video phỏng vấn các bạn học viên, video giải trí hay video học
tập, chia sẻ kiến thức tiếng Nhật do các giáo viên, nhân viên trong trung tâm thực

hiện.
Youtube là kênh truyền thông khá hay vì nó chỉ dùng video, thông qua video này có
thể khéo léo lồng ghép yếu tố của doanh nghiệp.
b. Ưu điểm
Youtube là nơi update video hiệu quả bởi người dùng Youtube đều dành để xem video
trên đó.
Người ta có thể dễ dàng tìm kiếm các video qua các chủ đề, những thẻ tên mà người
đăng gắn cho video. Những video của công ty với nội dung phong phú trên nhiều lĩnh
vực góp phần xây dựng kênh Youtube của Chiaki.
Chất lượng video trên Youtube cũng được đảm bảo hơn so với khi đăng trên trang
Fanpage khiến người dùng khi có nhu cầu xem video thường tìm đến Youtube hơn là
Facebook, nhất là các video có liên quan đến kiến thức.
c. Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của kênh truyền thông này chính là lượng người biết đến còn
quá ít. Kênh Youtube của Chiaki hiện nay mới chỉ có 20 lượt đăng ký theo dõi, mỗi
video trung bình mới có từ 5 – 30 lượt view.
Chưa có sự đầu tư trong tuyên truyền, xây dựng kênh Youtube khiến cho mặc dù
video được cập nhật nhưng lượt tương tác hầu như chưa có hoặc tương tác rất ít.
3.2.1.2.3 Website
a. Tổng quan
Website chính thức của Chiaki được thiết kế theo dạng website động, với số lượt
người ghé thăm đang còn chưa nhiều.
Theo số liệu thống kê từ website thì mỗi tuần hầu như chỉ có từ 1-10 người truy cấp
mỗi tuần, số người đăng ký khóa học trong website mới là 5-7 người, không phải
khách hàng quá ưu tiên.


b. Ưu điểm
Website của Chiaki được thiết kế theo dạng web động, tức là các phần trong website
có chuyển động tùy theo thao tác của người dùng. Đây là một điểm khá bắt mắt thu

hút người xem.
Website được thiết kế theo màu chủ đạo là màu xanh lá cây, các mục sắp xếp rõ ràng,
hợp lý; các chương trình khuyến mãi đặc biệt cũng được đặt ngay ở đầu trang để gây
sự chú ý với khách ghé thăm. Cuối trang có mục thông tin liên hệ cùng mục đăng ký
học qua thông tin cá nhân chi tiết để khách hàng có thể liên lạc.
c. Nhược điểm
Cho đến nay Website vẫn chưa phải là một kênh truyền thông online hiệu quả. Có thể
kể tới như:
Nội dung kiến thức trên web còn khá nghèo nàn. Mặc dù thư viện kiến thức đã chia ra
các mục theo trình độ rất rõ ràng, nhưng số bài kiến thức trong mỗi mục là chưa nhiều,
nhiều bài viết còn chưa đạt chuẩn. Khi tìm kiếm trên google khá lâu để có thể tìm thấy
bài viết trên website Chiaki.
Dạng web động vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm. Nếu ưu điểm là bắt mắt, thu hút thì
nhược điểm của hình thức này là làm cho tốc độ web giảm đi khá nhiều. nhất là khi truy
cập bằng điện thoại. Quãng thời gian mà khách hàng đợi thông tin hiển thị rất có thể họ
thiếu kiên nhẫn và rời đi tìm một trang web khác.
3.2.1.3 Một số chiến dịch truyền thông Online nổi bật
3.2.1.3.1 Cuộc thi online “Người thầy trong tôi” tháng 11/2017
a. Mục tiêu
Cuộc thi “Người thầy trong tôi” được tổ chức khi Chiaki vừa thành lập được 3 tháng,
chưa được nhiều người biết đến, chính vì thế mục tiêu lớn nhất của cuộc thi này là tăng
độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu đến cộng đồng người học tiếng Nhật thông qua
lượt tương tác trên các bài thi.
b. Kết quả cuộc thi
Cuộc thi diễn ra trong vòng nửa tháng (bao gồm cả thời gian nhận bài thi, vote, chấm
điểm và trao giải). Số lượng bài thi nhận được là 10 bài, điểm đặc biệt là đối tượng dự
thi bao gồm cả các em học sinh cấp 2, cấp 3, sinh viên Đại học.
Sau cuộc thi, BTC lựa chọn được 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải do khán giả bình
chọn.
c. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm

- Ưu điểm


Với mục tiêu tăng độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu trong giai đoạn đầu tiên mới
thành lập, cuộc thi đã làm tốt vai trò của mình.
Bài viết đạt nhiều like nhất là 122 like, gầm 200 lượt share. Với một Fanpage mới xây
dựng có chưa đến 2k like thì có thể thấy đây là một con số tích cực. Trong các hạng
mục giải thưởng có giải do khán giả bình chọn, người chiến thắng là người có số like
và share cao nhất, chính vì thế, không chỉ người tham gia dự thi mà có cả người thân,
bạn bè của họ cũng share bài viết từ Fanpage ở chế độ công khai, càng làm cho nhiều
người biết đến thương hiệu Chiaki hơn.
Đặc biệt, bài viết dự thi viết bằng tiếng Nhật nên lượng khách hàng mới tiếp cận được
cũng có quan tâm đến tiếng Nhật, không bị lan man, mất tập trung sang các đối tượng
ít liên quan khác.
Đối tượng dự thi đến từ các đơn vị khác nhau, từ học sinh cấp 2, cấp 3 đến sinh viên
các trường Đại học có liên quan đến tiếng Nhật như Đại học Bách khoa Hà Nội, đại
học Hà Nội,… giúp Chiaki đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.
Những bài viết với nhiều cảm xúc lắng đọng, nhiều câu chuyện hay, nhiều bức ảnh ý
nghĩa thu về cũng là một thành công rất lớn của cuộc thi lần này.
- Nhược điểm
Nhược điểm đầu tiên của cuộc thi này là chưa có kế hoạch tổ chức cụ thể, khoa học.
Thời gian diễn ra cuộc thi chỉ vọn vẻn trong nửa tháng, kể cả nhận bài, đăng bài bình
chọn, chấm bài khiến số lượng bài thi chưa được nhiều. Lý do chính vì ý định tổ chức
cuộc thi đến cũng khá tự phát nên thời gian chuẩn bị không có nhiều.
Thứ hai, về giải thưởng của cuộc thi là tiền mặt. Mặc dù giải thưởng tiền mặt sẽ thu
hút người tham gia hơn, tuy nhiên sau cuộc thi lại chưa để lại nhiều dấu ấn trong lòng
người tham gia.
Thứ ba, cách thức chấm thi đang còn lỏng lẻo, chưa quy định chặt chẽ. Bài dự thi tính
điểm dựa trên lượt like, lượt share. Có một hiện tượng xảy ra đó là một bài có thể share
nhiều lần trên một tài khoản và chưa có quy định là phải share công khai. Chính vì vậy,

nhiều lượt share không đến được với mọi người, truyền thông chưa có tác động được
đến đối tượng khác.
d. Đánh giá chung
Là một Trung tâm đào tạo mới thành lập, việc tổ chức hoạt động online đang còn nhiều
hạn chế, chưa có kinh nghiệm.
Sau cuộc thi này cần rút ra kinh nghiệm cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho bất kỳ sự
kiện nào và tổ chức một cách chặt chẽ hơn.


3.2.1.3.2 Cuộc thi online “Bách khoa trong tôi” tháng 10/2018
a. Mục tiêu
“Bách khoa trong tôi” được Chiaki tổ chức và phát động nhằm mục tiêu tăng độ nhận
diện thương hiệu của Chiaki đến đông đảo các bạn sinh viên Bách khoa – đối tượng
khách hàng mục tiêu của Chiaki.
Thời điểm phát động cuộc thi, Chiaki đã chuyển địa chỉ về 119A Trần Đại Nghĩa, chỉ
cách cổng Bách khoa khoảng 100m, tận dụng vị trí thuận lợi cũng như nhu cầu học tiếng
Nhật của sinh viên Bách khoa là rất lớn, Chiaki đã thông qua cuộc thi này để đến gần hơn
với trường.
b. Kết quả cuộc thi
Từ khi phát động đến chấm bài, trao giải, cuộc thi diễn ra trong vòng một tháng. Đã có
hàng chục bài viết được gửi về với nội dung đa dạng, phong phú không chỉ đến từ sinh
viên Bách khoa mà còn cả các bạn sinh viên các trường Đại học khác có lòng yêu mến
ngôi trường này và cả các cựu sinh viên trường đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.
Sức hút của cuộc thi đã vượt qua dự tính ban đầu của Ban tổ chức.
Sau cuộc thi, đã có 2 giải nhất và 2 giải nhì được chọn ra do Ban tổ chức và do khán giả.
c. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm
-

Ưu điểm


Ưu điểm đầu tiên của cuộc thi này là sức lan tỏa của nó đến cộng đồng sinh viên trên địa
bàn Hà Nội. Mỗi bài viết đều có lượng tương tác “khủng”, trong đó bài giải nhất do khán
giả bình chọn có 400 lượt reaction, 340 comment và hơn 400 lượt share công khai. Đây
hoàn toàn là tương tác tự nhiên do thí sinh tham dự kêu gọi bình chọn, lượt tiếp cận lên
đến 30.000 người. Hơn nữa, có hàng chục bài dự thi với lượt reaction trung bình là 150
250 like mỗi bài thì độ phủ của thương hiệu được nhân lên là rất lớn.
Hơn nữa, đối tượng tham gia không chỉ bao gồm sinh viên Bách khoa mà có cả các sinh
viên trường khác, cựu sinh viên trường, khiến cuộc thi được lan tỏa đến nhiều đối tượng
khác nhau, đặc biệt là trong khối ngành Hedspi – ngành học do chính phủ Nhật Bản liên
kết với trường đào tạo, sử dụng tiếng Nhật trong giảng dạy hàng ngày.
Thứ hai, cuộc thi khiến cho thương hiệu Chiaki trở nên gần gũi với sinh viên trường Bách
khoa hơn. Giám đốc Trung tâm, bà Lê Minh Ngọc hiện đang là giảng viên Tiếng Nhật IT
của trường, nhờ vậy một bộ phận sinh viên cũng đã biết tới sự có mặt của Chiaki nhưng


×