Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

THỰC TRẠNG làm THÊM TRÁI NGÀNH NGHỀ của SINH VIÊN KINH tế QUỐC d n năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.3 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING

-----o0o-----

ĐỀ ÁN MÔN HỌC TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

THỰC TRẠNG LÀM THÊM TRÁI NGÀNH NGHỀ CỦA SINH
VIÊN KINH TẾ QUỐC DÂN NĂM 2019

Họ và tên

: NGUYỄN THỊ THANH VÂN

Mã sinh viên

: 1116 5894

Lớp

: Truyền thông Marketing 58

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Minh Hiền
Giảng viên hướng dẫn :​ ThS Hoàng Tuấn Dũng

Hà Nội, tháng 04 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu về thực trạng làm thêm trái ngành nghề của


sinh viên Kinh tế Quốc dân năm 2019” là thành quả của tác giả được thực hiện trong
khoảng thời gian từ 1/2/2019 – 1/4/2019. Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của tác giả
được thực hiện trên tinh thần nghiêm túc và tập trung cao độ. Kết quả của đề tài
nghiên cứu chính xác và mang độ tin cậy cao do dựa trên các nghiên cứu thực tế và
phân tích, xử lý khách quan.


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới những người đã giúp đỡ và ủng hộ tác giả
hoàn thành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu về thực trạng làm thêm trái ngành nghề của
sinh viên Kinh tế Quốc dân năm 2019”.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới khoa Marketing, Thạc sỹ Nguyễn Minh
Hiền và Thạc sỹ Hoàng Tuấn Dũng đã cho tác giả những lời khuyên và định hướng
hữu ích để tác giả nhanh chóng tìm được phương pháp nghiên cứu phù hợp, hoàn
thành tốt đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, người thân và những người bạn đã luôn ở bên
hỗ trợ và trở thành nguồn động lực tinh thần không thể thiếu. Cảm ơn cộng đồng sinh
viên Kinh tế Quốc dân đã tham gia thực hiện và hoàn thành bảng khảo sát.


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
SV chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu dân số của người Việt Nam. Dân
số Việt Nam năm 2017 ước tính đạt 93 triệu người (Tổng cục Thống kê). Nhà nước
đang quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực giáo dục. Theo thống kê của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, tính đến hết năm học 2016-2017, hệ thống hiện có 235 trường đại học,
học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có
100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo

trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.
Tính sơ bộ năm 2017 của Tổng cục Thống kê: cả nước có 1.695.900 SV đại
học, trong đó: SV công lập: 1.432.600 người, SV ngoài công lập: 263.300 người. SV
nam có tổng cộng 791.900 người, SV nữ: 904.000 người. Tính riêng tại Hà Nội năm
2017, SV Đại học là 588.446 SV, trong đó SV công lập là 531.229 người.

Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)
Hình 0.1 Tỷ lệ sinh viên Nam/Nữ tại các trường Đại học ở Việt Nam
Việc học giờ đây không chỉ còn là của nam giới. Sau những cuộc vận động của
chính phủ và của một số bộ phận người dân về bình đẳng giới, phái nữ được tôn trọng
hơn, được giáo dục đầy đủ và tham gia vào nhiều hoạt động xã hội. Số lượng sinh viên
nữ theo học tại các trường đại học chiếm 53% tổng số sinh viên đại học cả nước, cao
hơn 6% so với sinh viên nam.


Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)
Hình 0.2 Tỷ lệ sinh viên đại học ở Hà Nội so với các tỉnh thành khác tại Việt Nam
Số lượng sinh viên lớn. Đặc biệt, tại Hà Nội, sinh viên đại học chiếm tới 35%
sinh viên đại học cả nước. Sinh viên ở các tỉnh phía Bắc có xu hướng ở lại Hà Nội xây
dựng gia đình và tìm kiếm công việc sau khi ra trường. Điều này không chỉ gây áp lực
về quản lý dân số, vấn đề ô nhiễm môi trường, mà còn dẫn đến những hệ lụy về phân
bố nguồn lực lao động không hợp lý giữa các vùng miền, cạnh tranh nghề nghiệp gay
gắt ở các thành phố lớn và vấn nạn thất nghiệp.
SV được đào tạo để trở thành lực lượng trí thức nòng cốt, xây dựng và phát
triển đất nước, cần được quan tâm và đầu tư xứng đáng. Giáo dục đại học cung cấp
các kiến thức cần thiết cho SV, là hành trang để SV bước đầu tiếp cận, làm quen với
các ngành nghề liên quan đến ngành học. Tuy nhiên, bởi thời lượng giảng dạy trên lớp
chưa đủ, đi cùng đó là sự cạnh tranh gay gắt, các yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển
dụng, việc SV mới ra trường có được công việc ưng ý vẫn còn là bài toán khó không
chỉ đối với bản thân SV mà còn các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội. Những năm

gần đây các trang báo mạng liên tục đưa tin về thực trạng SV mới tốt nghiệp thất
nghiệp, phải giấu tấm bằng Đại học, chấp nhận mức lương thấp chỉ với mong muốn
được nhận vào làm.
Sự cạnh tranh trong thị trường lao động, tâm lý sợ thất nghiệp, áp lực tài
chính,... khiến sinh viên “chỉ cần có cái việc”, chấp nhận gạt đi kiến thức được học,
bằng cấp đạt được để làm các công việc trái ngành.
Vấn đề làm trái ngành nghề đang được mọi người quan tâm và đưa ra nhiều
tranh cãi: nên hay không. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội,
70% SV ra trường làm trái ngành. Việc SV có được công việc như mong ước không


chỉ phụ thuộc vào môi trường học tập mà còn bởi sự nỗ lực học hỏi của chính bản thân
các bạn SV.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đầu ngành về đào
tạo cử nhân khối ngành kinh tế và quản lý. Hơn 60 năm xây dựng và phát triển,
trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính
quy, năng động, dễ thích nghi với nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu các
công nghệ mới. Trong số những SV tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ
những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các
doanh nghiệp.Năm 2018, trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Bảng xếp hạng trang
web các trường đại học trên toàn thế giới (Webometrics Ranking of World
Universities – Webometrics) liệt kê trong danh sách 10 trường đại học mạnh nhất về
năng lực nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.
Hiện trường đang đào tạo khoảng 45.000 SV với 19 ​khoa​, 45 ​chuyên ngành​, 11
viện và 8 ​trung tâm​, 13 b​ ộ môn​, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác.
Năm 2018, trường ĐH kinh tế Quốc dân mở rộng thêm nhiều ngành mới như Quan hệ
công chúng, Thương mại điện tử, luật kinh tế, Kinh tế phát triển, Công nghệ thông
tin,...
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã và đang đào tạo ra nhiều thế hệ SV năng
động, tự tin, giàu kiến thức. Tuy nhiên chỉ kiến thức là chưa đủ, nhà trường cần có

thêm những biện pháp đảm bảo đầu ra nghề nghiệp và chính nỗ lực cố gắng của SV để
SV, phụ huynh và các em học sinh chuẩn bị thi đại học giảm bớt những lo lắng về
công việc sau này trong bối cảnh lĩnh vực kinh tế đa dạng và ngày càng cạnh tranh.
Vấn đề thách thức đặt ra cho SV: lý thuyết và thực tế khác biệt, khó làm đúng
ngành khiến SV phải đi làm thêm để tích lũy kiến thức, nhưng tích lũy kiến thức qua
công việc làm thêm đúng ngành hay trái ngành vẫn còn là câu hỏi lớn. Sinh viên có
nên đi làm thêm trái ngành? Làm việc trái ngành có thực sự hại? Hiện tại đã có một
số nghiên cứu về vấn đề làm trái ngành nghề, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu cụ thể
nào đối với SV trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Việc nghiên cứu và phân tích “Thực
trạng vấn đề làm thêm trái ngành nghề của SV trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm
2019” là cần thiết để giúp SV tránh hoang mang, có định hướng công việc rõ ràng và
tìm được công việc phù hợp.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Sinh viên (SV):
Theo từ điển Cambridge Advanced Learner, sinh viên (university student) là

người học tập tại các trường đại học và cao đẳng. Khái niệm này ở Việt Nam cũng
được hiểu với ý nghĩa tương tự.
SV Kinh tế Quốc dân là SV được đào tạo bởi trường Đại học Kinh tế Quốc
dân.
1.2.

Công việc làm thêm:
Theo Business Dictionary, Việc làm (job) là tập hợp các nhiệm vụ đồng nhất,

liên quan với nhau, tương tự về chức năng. Khi một người làm việc để đổi lấy lương,

công việc sẽ bao gồm các nhiệm vụ và trách nhiệm được xác định cụ thể, đo lường và
đánh giá. Xét trên góc độ rộng hơn, một công việc đồng nghĩa với vai trò và bao gồm
các khía cạnh vật lý và xã hội của môi trường làm việc. Thông thường các cá nhân sẽ
lấy động lực làm việc từ tính độc đáo và hữu ích của công việc đó.
Tại Việt Nam, theo quy định của Điều 13 Bộ Luật Lao động: “Mọi hoạt động
tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Việc
làm có thể chia ra thành: việc làm toàn thời gian, việc làm bán thời gian và việc làm
thêm.
Khái niệm việc làm thêm mô tả một công việc không chính thức, không thường
xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định.
1.3.

Làm việc trái ngành nghề:
Người làm việc trái ngành nghề là người làm các công việc có tính chất khác

với kiến thức họ được đào tạo, giảng dạy. SV làm việc trái ngành nghề là SV đi làm
các công việc khác với chuyên ngành được đào tạo tại bậc Đại học.


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU
2.1 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu chỉ ra thực trạng làm thêm trái ngành nghề của sinh viên Kinh tế
Quốc dân năm 2019. Từ đó, tác giả đưa ra các đánh giá, kết luận, kiến nghị để giải
quyết câu hỏi nghiên cứu “Nên hay không làm thêm trái ngành nghề”, giúp SV có cái
nhìn lạc quan về làm trái ngành nghề, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, tự đánh giá, học
tập, hoàn thiện kỹ năng, kiến thức cho công việc.
2.1.2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.2.1 Mục tiêu tổng quát cần đạt được:



Chỉ ra những lí do thôi thúc SV đi làm thêm



Những khó khăn mà SV gặp phải khi đi làm thêm



Chỉ ra xu hướng chung của làm thêm trái ngành nghề của SV Đại học
Kinh tế Quốc dân



Chỉ ra những yếu tố quyết định việc SV làm thêm đúng ngành hay trái
ngành



Những giải pháp giúp SV tìm được công việc làm thêm phù hợp hơn



Giúp SV nắm bắt được các cơ hội việc làm sau khi ra trường

2.1.2.2 Mục tiêu cụ thể cần đạt được:


Các kênh thông tin SV thường theo dõi, tìm kiếm việc làm




Thu nhập trung bình của SV đi làm đúng ngành và trái ngành



Thời gian SV làm thêm mỗi tuần



Mức độ hài lòng của SV đối với công việc đi làm thêm



Giúp SV tự đánh giá khả năng bản thân, mức độ đam mê với công việc
theo chuyên ngành học để quyết định tiếp tục theo đuổi hay kịp thời
chuyển sang nghề khác phù hợp hơn.

2.2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng mà tác giả muốn tập trung trong nghiên cứu trong đề tài này là thực
trạng làm thêm trái ngành nghề của SV trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hoặc
đang đi làm thêm tính đến thời điểm tháng 3/2019.
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu:


Không gian: tại trường đại học Kinh tế Quốc dân





Thời gian khảo sát: từ 15/3/2019 đến 31/3/2019

2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Giới thiệu phương pháp nghiên cứu:
2.3.1.1 Phương pháp nghiên cứu mô tả
Theo cuốn sách Nghiên cứu Marketing - Khoa Marketing Trường Đại học Tài
Chính Marketing: Nghiên cứu mô tả (Descriptive Research) hay còn gọi là nghiên cứu
theo mô hình mô tả: Nhằm mục đích mô tả được chính xác hiện tượng bằng các
phương pháp đo lường và thăm dò. Mô hình này chú trọng phát hiện những chi tiết
chưa được biết đến nhưng không đi sâu vào việc tìm nguyên nhân gây ra kết quả hiện
tại. Nghiên cứu mô tả là một hình thức của nghiên cứu chính thức (Conclusive
Research).
Phương pháp nghiên cứu mô tả là một trong những phương pháp nghiên cứu
được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu mô tả chỉ có thể áp dụng một cách
hữu ích đối với những quyết định bình thường, còn đối với những quyết định có tính
rủi ro cao, các nhà nghiên cứu ít sử dụng nghiên cứu mô tả do độ tin cậy thấp.
Nghiên cứu mô tả mô tả những đặc điểm liên quan đến vấn đề như: giới tính,
tuổi, tình trạng hôn nhân,…
2.3.1.2 Phương pháp nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu định tính là một chuỗi các kỹ thuật giải thích nhằm mô tả, giải mã,
phiên dịch,... hướng tới việc tìm ra ý nghĩa chứ không phải là tần suất của một hiện
tượng đang diễn ra trong xã hội. Các kỹ thuật định tính được sử dụng trong cả quá
trình thu thập và phân tích dữ liệu. Với thu thập dữ liệu, các kỹ thuật được áp dụng
bao gồm: phỏng vấn nhóm tập trung, phỏng vấn sâu cá nhân, nghiên cứu tình huống,
nghiên cứu dân tộc học (ethnography), lý thuyết nền tảng, nghiên cứu hành động và
quan sát. Với quá trình phân tích dữ liệu, nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật phân
tích nội dung thông qua bản tài liệu viết tay hoặc bản ghi âm thu được từ người tham
gia, quan sát hành vi, phỏng vấn người quan sát, đồng thời nghiên cứu các yếu tố
trong môi trường thực tế. Nghiên cứu định tính hướng tới mục tiêu thấu hiểu sâu sắc

một tình huống cụ thể.
2.3.1.3 Nghiên cứu định lượng:
Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu sử dụng số
liệu và các công cụ khác có thể đo lường được theo hướng điều tra có hệ thống về đối
tượng và mối quan hệ giữa chúng. Nghiên cứu định lượng thường được sử dụng để trả
lời những câu hỏi về mối quan hệ giữa biến đo lường được nhằm giải thích, dự đoán


và kiểm soát tình hình (Leedy, 1983).
Một nghiên cứu định lượng hoàn chỉnh thường kết thúc bằng việc xác nhận
hoặc phủ nhận những giả thuyết được kiểm định trong nghiên cứu. Các nhà nghiên
cứu sử dụng phương pháp định lượng để xác nhận một hoặc nhiều biến được sử dụng
trong công trình nghiên cứu và xử lý dữ liệu thu thập liên quan đến những biến đó.
Phương pháp nghiên cứu định lượng thường bắt đầu với việc thu thập dữ liệu liên
quan tới một giả thuyết hay lí thuyết, kèm theo là số liệu mô tả hoặc số liệu suy luận.
Khảo sát và quan sát là một ví dụ sử dụng rộng rãi công cụ số liệu.
Nghiên cứu định lượng thường được coi là ngược lại so với nghiên cứu định
tính. Trong nghiên cứu định lượng, trọng tâm là đếm và đo lường. Ví dụ, một câu hỏi
định lượng có thể là "Học sinh đã đọc bao nhiêu trang trong một cuốn sách?"
2.3.2 Thông tin cần thu thập:
2.3.2.1 Thông tin thứ cấp:


Các khái niệm: Sinh viên; Công việc làm thêm; Làm việc trái ngành
nghề,...

● Các báo cáo thống kê về số trường đại học, số sinh viên đạt học, tỷ lệ
sinh viên làm trái ngành
● Thông tin giới thiệu, quy mô, ngành nghề đào tạo, số lượng của Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân

● Thông tin về các hoạt động Đoàn trường thu hút sinh viên được đăng tải
trên các trang web và Fanpage của Đoàn trường, Phòng Công tác Chính
và Quản lý sinh viên, các Khoa Viện,...
● Thông tin tuyển dụng trên các diễn đàn sinh viên, Ybox, website nhà
trường, Fanpage các Khoa Viện
2.3.2.2 Thông tin sơ cấp:


Các ý kiến, quan điểm của SV về vấn đề làm việc trái ngành nghề



Ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, doanh nhân thành đạt



Đặc điểm nhân khẩu học của SV Kinh tế Quốc dân

● Thu nhập hàng tháng của sinh viên Kinh tế Quốc dân khi đi làm thêm
● Số giờ làm thêm trong tuần của sinh viên Kinh tế Quốc dân
● Mức độ hài lòng của sinhh viên Kinh tế Quốc dân đối với công việc
● Những khó khăn sinh viên Kinh tế Quốc dân gặp phải khi đi làm thêm
● Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm trái ngành nghề của SV Kinh tế
Quốc dân.


2.3.3 Mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu và số lượng mẫu nghiên cứu: Tác giả lựa chọn phương
pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên với quy mô mẫu được xác định theo công thức của
Linus Yamane: n = N/(1+N*e^2)

Trong đó:
n: Quy mô mẫu điều tra
N: Tổng số SV chính quy đang học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tính theo
số liệu chi tiêu tuyển sinh các năm 2018, 2017, 2016, 2015 tương đương với số lượng
SV các khóa 60, 59, 58, 57)
e: sai số chấp nhận được (Chọn khoảng tin cậy 92%, suy ra e = 0,08)
Thay số liệu vào công thức trên, ta thu được:
n = 20000/(1+ 20000*0,08^2) = 155
Do hạn chế về thời gian, trên thực tế tác giả thu về 130 phiếu khảo sát chất
lượng từ 160 phiếu khảo sát phát ra.
2.3.4 Cách thức tiếp cận để thu thập thông tin
2.3.4.1 Đối với dữ liệu thứ cấp
Nghiên cứu tại bàn: Dữ liệu được thu thập qua các bài báo, báo cáo, trang
thông tin điện tử trực tuyến chính thức, các nghiên cứu trong và ngoài nước, giáo trình
và tạp chí chuyên ngành.
2.3.4.2 Đối với dữ liệu sơ cấp
Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn trực tiếp.
Nghiên cứu định lượng: Thu thập dữ liệu thông qua phiếu khảo sát cá nhân online và
offline.
2.3.5 Quy trình nghiên cứu


Nguồn: tác giả đề xuất (2019)
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Bối cảnh chung
Thời gian thu nhập dữ liệu từ 15/3/2019 đến 31/3/2019 là khoảng thời gian
chương trình học tại trường ở tuần 9 và tuần 10, SV Kinh tế Quốc dân chưa có nhiều

bài tập lớn, bài tập nhóm, kiểm tra. Bên cạnh đó, Đoàn trường tổ chức nhiều chương
trình lớn thu hút đông đảo SV tham dự như NEU Career Expo 2019 (24/3), NEU
Glamour 2019 (29/3), Talkshow “Phát triển khởi nghiệp với tập đoàn đa quốc gia và
làm thế nào để khởi nghiệp thành công” (30/3),...
Đây là cơ hội tốt để tác giả tiếp cận với nhiều SV Kinh tế Quốc dân - những
người quan tâm nhất định đến vấn đề việc làm nói chung và làm trái ngành nghề nói
riêng.
3.2 Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu:
Cơ cấu mẫu theo giới tính
Với tổng số 130 mẫu, tác giả thu được: 35 nam và 95 nữ; tương ứng với tỷ lệ
phần trăm là: 26,9% và 73,1%. Quá trình thu thập không có giới tính khác. Lý do dẫn
tới sự chênh lệch về giới như vậy là do sự hạn chế của phương pháp chọn mẫu thuận
tiện.
GT1
Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative
Percent

Valid

Nu

95


73.1

73.1

73.1

Nam

35

26.9

26.9

100.0

Total

130

100.0

100.0

Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính


Cơ cấu mẫu theo khóa học
Khóa

Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative
Percent

Valid

K60

17

13.1

13.1

13.1

K59

25

19.2

19.2

32.3


K58

65

50.0

50.0

82.3

K57

14

10.8

10.8

93.1

Khác

9

6.9

6.9

100.0


Total

130

100.0

100.0

Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.2 Cơ cấu mẫu theo khóa học
Qua nghiên cứu định tính, tác giả nhận thấy có sự khác biệt trong thái độ, động
cơ làm việc và định hướng nghề nghiệp giữa các khóa học khác nhau. Để đảm bảo
tính khách quan, tác giả đã lựa chọn các mẫu thuộc các khóa sau: Khóa 60, Khóa 59,
Khóa 58, Khóa 57 và các SV khóa trên vẫn đang học tập tại trường Đại học Kinh tế
Quốc dân. SV Khóa 58 chiếm tỷ trọng lớn nhất (50%); tiếp theo là Khóa 59 (19,2%);
SV Khóa 60 đứng thứ 3 với 13,1%; Khóa 57 chiếm 10,8%; thấp nhất là các SV khóa
khác (6,9%).
SV Khóa 58 tương đương với năm 3 đại học là nhóm SV đi làm thêm nhiều.
SV Khóa 57 cũng là nhóm đi làm thêm nhiều, song kỳ 2 năm học 2018 - 2019, đa số
SV K57 đi thực tập chuyên đề, ít phải đến trường. SV Khóa 60, 59 dành nhiều thời
gian cho học tập và câu lạc bộ hơn là việc đi làm thêm. Do đó, tác giả chọn cơ cấu
mẫu nghiên cứu sao cho tỷ lệ Khóa 58 chiếm phần trăm lớn nhất.
Cơ cấu mẫu theo ngành học
Mẫu nghiên cứu khảo sát thực trạng làm thêm trái ngành nghề đến từ các ngành
khác nhau để đảm bảo tính đại diện. Trong đó, sinh viên ngành Marketing chiếm 30%,
Tài chính - Ngân hàng chiếm 14,6%, Quản trị kinh doanh chiếm 8,5%, ngành Kế toán


chiếm 6,9%. Hai ngành Bất động sản và Kinh tế phát triển có cùng tỷ lệ 3,8%. Sinh

viên các ngành khác chiếm 32,3% tổng số sinh viên tham gia khảo sát.
Ngành học

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Marketing

39

30.0

Tài chính - Ngân hàng

19

14.6

Quản trị kinh doanh

11

8.5

Kế toán

9

6.9


Bất động sản

5

3.8

Kinh tế phát triển

5

3.8

Khác

42

32.3
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả (2019)

Bảng 3.3 Cơ cấu mẫu theo ngành học
3.2.2 Kết quả nghiên cứu về thực trạng làm thêm trái ngành nghề
3.2.2.1 Tỷ lệ SV làm thêm đúng ngành/trái ngành
SV làm đúng chuyên ngành chiếm 30%. SV làm việc trái chuyên ngành chiếm
70%. Từ số liệu nghiên cứu được, ta thấy phần lớn SV Kinh tế Quốc dân đang làm
thêm trái với ngành học được đào tạo tại trường.
ChuyenNganh
Frequency

Percent


Valid Percent

Cumulative
Percent

Valid

Không

91

70.0

70.0

70.0



39

30.0

30.0

100.0

Total


130

100.0

100.0

Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.4 Tỷ lệ SV làm thêm đúng ngành/trái ngành
3.2.2.2 Tỷ lệ SV nam/nữ làm thêm đúng ngành


Trong 39 SV làm việc đúng chuyên ngành, sinh viên nam chiếm 26% và sinh
viên nữ chiếm 74%. Không có giới tính khác.
GT1
Frequency

Valid

Percent

Valid

Cumulative

Percent

Percent

Nu


29

74.4

74.4

74.4

Nam

10

25.6

25.6

100.0

Total

39

100.0

100.0

Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.5 Tỷ lệ sinh viên nam/nữ làm thêm đúng ngành
3.2.2.3 Tỷ lệ SV nam/nữ làm thêm trái ngành
Tổng số SV làm trái ngành trong 130 mẫu khảo sát thu được là 91 SV. Trong

đó, SV nam chiếm 27% (25 SV), SV nữ chiếm 73% (66 SV) và không có giới tính
khác. Tỷ lệ này khá tương đồng với kết quả có được đối với SV làm thêm cùng ngành
nghề.
GT1
Frequency

Valid

Percent

Valid

Cumulative

Percent

Percent

Nu

66

72.5

72.5

72.5

Nam


25

27.5

27.5

100.0

Total

91

100.0

100.0

Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.6 Tỷ lệ sinh viên nam/nữ làm thêm trái ngành


KẾT LUẬN 1:
Tỷ lệ SV nam làm thêm trái ngành so với sinh viên nam làm thêm đúng ngành
Công thức tính:
Tỷ lệ SV nam làm thêm trái ngành so với sinh viên nam làm thêm đúng ngành = Số
sinh viên nam làm thêm trái ngành/ Số sinh viên nam làm thêm đúng ngành
= 25/10 = 2,5
Tỷ lệ SV nữ làm thêm trái ngành so với sinh viên nữ làm thêm đúng ngành
Công thức tính:
Tỷ lệ SV nữ làm thêm trái ngành so với sinh viên nữ làm thêm đúng ngành = Số
sinh viên nữ làm thêm trái ngành/ Số sinh viên nữ làm thêm đúng ngành

= 66/29 = 2,28
Việc làm thêm trái ngành nghề phụ thuộc vào giới tính: Tỷ lệ nam làm thêm trái
ngành cao hơn so với nữ.

3.2.2.4 Mức thu nhập của SV làm thêm đúng ngành và trái ngành
Mức thu nhập chung của sinh viên Kinh tế Quốc dân khi đi làm thêm:
Trong 130 mẫu nghiên cứu: 49 SV cho biết thu nhập của họ từ 1.000.000VND
đến 2.000.000VND (37,7%) chiếm tỷ trọng cao nhất. Các mức thu nhập chiếm tỷ
trọng tiếp theo lần lượt là: từ 2.000.000VND đến 3.000.000VND (31,5%); trên
3.000.000VND (20,8%); dưới 1.000.000VND (10%). 90% SV Đại học Kinh tế Quốc
dân cho biết họ có mức thu nhập từ 1.000.000VND trở lên. Các sinh viên chấp nhận
mức thu nhập thấp để đổi lại các yếu tố khác thuận lợi hơn như: không yêu cầu kinh
nghiệm, thời gian linh động, không áp đặt doanh số,...
ThuNhap
Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative
Percent


Valid

Duoi 1tr

13


10.0

10.0

10.0

Tu 1-2tr

49

37.7

37.7

47.7

Tu 2-3tr

41

31.5

31.5

79.2

Tren 3tr

27


20.8

20.8

100.0

Total

130

100.0

100.0

Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.7 Thống kê tần suất mức thu nhập chung của
sinh viên Kinh tế Quốc dân
ThuNhap
Frequency

Valid

Percent

Valid

Cumulative

Percent


Percent

Duoi 1tr

2

5.1

5.1

5.1

Tu 1-2tr

11

28.2

28.2

33.3

Tu 2-3tr

13

33.3

33.3


66.7

Tren 3tr

13

33.3

33.3

100.0

Total

39

100.0

100.0

Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.8 Thống kê tần suất mức thu nhập của sinh viên làm thêm đúng ngành
ThuNhap
Frequency

Percent

Valid

Cumulative


Percent

Percent


Valid

Duoi 1tr

11

12.1

12.1

12.1

Tu 1-2tr

38

41.8

41.8

53.8

Tu 2-3tr


28

30.8

30.8

84.6

Tren 3tr

14

15.4

15.4

100.0

Total

91

100.0

100.0

Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.9 Thống kê tần suất mức thu nhập của sinh viên làm thêm trái ngành
94,9% SV làm đúng chuyên ngành có thu nhập trên 1.000.000VND; trong khi
đó, tỷ lệ SV làm trái chuyên ngành có thu nhập trên 1.000.000VND thấp hơn nhưng

vẫn ở mức cao 87,9%.
Tỷ lệ SV làm đúng chuyên ngành thu nhập trên 2 triệu cao hơn so với SV làm
trái chuyên ngành (66,6% so với 46,2%).
Descriptive Statistics
N

Minimum

Maximum

Sum

Mean

Std.
Deviation

ThuNhap

91

Valid N

91

1.00

4.00

227.00


2.4945

.89906

(listwise)
Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.10 Thống kê mô tả mức thu nhập của SV làm thêm trái ngành
Descriptive Statistics
N

Minimum

Maximum

Sum

Mean

Std.
Deviation


ThuNhap

39

Valid N

39


1.00

4.00

115.00

2.9487

.91619

(listwise)
Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.11 Thống kê mô tả mức thu nhập của SV làm thêm đúng ngành
Thu nhập trung bình của sinh viên làm thêm đúng ngành (2,9487) cao hơn trái
ngành (2,4945). Đồng thời độ lệch chuẩn mức thu nhập của sinh viên làm thêm đúng
ngành (0,91619) cũng cao hơn sinh viên làm thêm trái ngành (0,89906).
KẾT LUẬN 2:
Sinh viên làm thêm đúng ngành có mức thu nhập cao hơn và biến động mạnh hơn
so với sinh viên làm thêm trái ngành.
3.2.2.5 Số giờ làm thêm của sinh viên làm thêm trái ngành và đúng ngành
Descriptive Statistics
N

Minimum

Maximum

Sum


Mean

Std.
Deviation

SoGio

91

Valid N

91

1.00

4.00

219.00

2.4066

1.10532

(listwise)
Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.12 Số giờ làm thêm của sinh viên làm trái ngành
Descriptive Statistics
N

Minimum


Maximum

Sum

Mean

Std.
Deviation

SoGio

39

1.00

4.00

121.00

3.1026

.82062


Valid N

39

(listwise)

Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.13 Số giờ làm thêm của sinh viên làm đúng ngành
Số giờ đi làm thêm của sinh viên làm trái ngành trải dài theo các khoảng: Dưới
7h, Từ 7 - 14h, Từ 14 - 21h, Trên 21h, có giá trị trung bình là 2,4066; độ lệch chuẩn
là 1,10532. Đối với sinh viên làm thêm đúng ngành: giá trị trung bình là 3,1026; độ
lệch chuẩn 0,82062
KẾT LUẬN 3: Sinh viên làm thêm trái ngành dành ít thời gian đi làm hơn so với
sinh viên làm thêm đúng ngành nhưng lại có mức biến động về số giờ làm mạnh
hơn.

3.2.2.6​ L
​ ý do làm thêm của SV làm việc đúng ngành và trái ngành:
Qua nghiên cứu định tính, tác giả đưa ra 6 nguyên nhân chính cho việc SV lựa
chọn công việc làm thêm của mình: Do yêu thích; Có thêm thu nhập cho bản thân;
Tích lũy kiến thức, học hỏi kinh nghiệm; Người thân, người quen làm trong ngành
nghề đang làm; Dễ tìm việc; Được mọi người coi trọng.
Descriptive Statistics
N

Minimu

Maxim

m

um

Sum

Mean


Std.
Deviation

C7YeuThich

91

1.00

5.00

273.00

3.0000

.74536

C7ThuNhap

91

1.00

5.00

328.00

3.6044


1.03149

C7KinhNghiem

91

1.00

5.00

304.00

3.3407

.90945

C7NguoiQuen

91

1.00

5.00

213.00

2.3407

.90945



C7DeTim

91

1.00

5.00

262.00

2.8791

.80049

C7CoiTrong

91

1.00

5.00

249.00

2.7363

.62955

Valid N


91

(listwise)
Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.14 Lí do yêu thích công việc của sinh viên làm thêm trái ngành
Descriptive Statistics
N

Minimu

Maxim

m

um

Sum

Mean

Std.
Deviation

C7YeuThich

39

1.00


5.00

129.00

3.3077

.86310

C7ThuNhap

39

1.00

5.00

141.00

3.6154

1.04164

C7KinhNghiem

39

1.00

5.00


142.00

3.6410

1.08790

C7NguoiQuen

39

1.00

3.00

103.00

2.6410

.53740

C7DeTim

39

1.00

5.00

110.00


2.8205

.82308

C7CoiTrong

39

1.00

5.00

118.00

3.0256

.90284

Valid N

39

(listwise)
Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.14 Lí do yêu thích công việc của sinh viên làm thêm đúng ngành
Trung bình mức độ đồng ý của SV làm việc đúng ngành với 6 nguyên nhân
trên (3,18) cao hơn SV làm trái ngành (2,98). Trong đó, 5/6 nguyên nhân được SV
làm đúng ngành đánh giá là đồng ý hơn so với SV làm trái ngành. Các SV làm việc
đúng ngành do yêu thích công việc (3,3077) cao hơn so với SV làm trái ngành (3,0) là
điều thực tế quan sát chúng ta cũng có thể nhìn ra.

Cả 2 nhóm SV đều cho thấy nguyên nhân chính khiến họ đi làm thêm là để Có


thêm thu nhập cho bản thân (Đúng ngành: 3,6154; Trái ngành: 3,6044); Tích lũy kiến
thức và học hỏi kinh nghiệm (Đúng ngành: 3,641; Trái ngành: 3,3407); Do yêu thích
(Đúng ngành: 3,3077; Trái ngành: 3). Tuy nhiên “Có thêm thu nhập” và “Tích lũy
kinh nghiệm” cũng là 2 lí do có độ lệch chuẩn cao nhất: có nhiều ý kiến trái chiều.
Người thân, người quen làm trong ngành nghề đang làm là nguyên nhân ít nhận
được sự đồng ý nhất (Đúng ngành: 2,641; Trái ngành: 2,3407). Đây được coi là tín
hiệu đáng mừng khi SV đã có những định hướng riêng cho nghề nghiệp sau này của
bản thân, biết đi làm thêm để tích lũy kiến thức.
KẾT LUẬN 4: Lý do đi làm của sinh viên làm thêm đúng ngành và trái ngành
không có nhiều sự khác biệt. Sinh viên đưa ra các đánh giá về lí do đi làm có xu
hướng hướng về trung lập, ít đưa ra quyết định rõ ràng đồng ý hay không đồng ý.
Tuy nhiên 3 nguyên nhân chính được chỉ ra là: Có thêm thu nhập, Do yêu thích và
Tích lũy kinh nghiệm.
3.2.2.7 Mức độ hài lòng đối với công việc của SV đi làm trái ngành/đúng
ngành
Descriptive Statistics
N

Minimu

Maxim

m

um

Sum


Mean

Std.
Deviation

C6Luong

91

1.00

5.00

282.00

3.0989

.80353

C6Thuong

91

1.00

5.00

258.00


2.8352

.88523

C6Sep

91

1.00

5.00

306.00

3.3626

.93709

C6DongNghiep

91

1.00

5.00

325.00

3.5714


.77664

C6CSVC

91

2.00

5.00

324.00

3.5604

.74846

C6ThangTien

91

1.00

5.00

246.00

2.7033

.78166


C6AnToan

91

1.00

5.00

327.00

3.5934

1.05386

C6CSXH

91

1.00

5.00

276.00

3.0330

.86217


C6KhoiLuong


91

1.00

5.00

283.00

3.1099

.86217

C6KhachHang

91

1.00

5.00

286.00

3.1429

.64242

Valid N

91


(listwise)
Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)
Bảng 3.15 Mức độ hài lòng đối với công việc của sinh viên làm thêm trái ngành
Descriptive Statistics
N

Minimu

Maxim

m

um

Sum

Mean

Std.
Deviation

C6Luong

39

2.00

5.00


131.00

3.3590

.66835

C6Thuong

39

1.00

5.00

115.00

2.9487

.82554

C6Sep

39

1.00

5.00

138.00


3.5385

.96916

C6DongNghiep

39

2.00

5.00

141.00

3.6154

.67338

C6CSVC

39

1.00

5.00

133.00

3.4103


.84970

C6ThangTien

39

1.00

5.00

124.00

3.1795

.88472

C6AnToan

39

2.00

5.00

148.00

3.7949

.69508


C6CSXH

39

1.00

4.00

117.00

3.0000

.68825

C6KhoiLuong

39

2.00

5.00

125.00

3.2051

.76707

C6KhachHang


39

2.00

5.00

123.00

3.1538

.74475

Valid N

39

(listwise)
Nguồn: Dữ liệu phân tích SPSS của tác giả (2019)


×