Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tìm hiểu về thực trạng học và viết chữ Hán của sinh viên học Hán ngữ cơ sở 1 tại trường Đại học Dân lập Hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.29 MB, 76 trang )


1
LỜI NÓI ĐẦU

Tiếng Hán trong mười năm trở lại đây đã thực sự gây nên ―cơn sốt‖ tại Việt nam.
Bạn có thể bắt gặp chữ Hán ở bất kỳ nơi nào ở đất nước này, từ những nơi linh thiêng nhất
như chùa chiền, miếu mạo hay những biển hiệu cửa hàng hiện đại nơi đô thị và gần gũi hơn
nữa là những đồ dùng nhu yếu phẩm hàng ngày như quần áo, bao bì thực thẩm, thuốc men.
Những bộ phim truyền hình dài tập Trung Quốc như món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi
tối lại kéo các thành viên gia đình quay quần bên máy thu hình.
Cùng với sự phát triển của hợp tác kinh tế quốc tế, lượng công ty, doanh nghiệp
Trung Quốc đầu tư vào Việt nam nói chung và Hải phòng nói riêng không ngừng tăng lên.
Đáp ứng yêu cầu ―Đào tạo theo nhu cầu xã hội‖, các trường Đại học mở rộng quy mô liên
kết đào tạo với Trung Quốc, Đài Loan; các trung tâm Ngoại ngữ mọc lên như nấm sau mưa;
các lớp Hán ngữ liên tục chiêu sinh nhằm đáp ứng nhu cầu của người học.
Ở Đại học Dân lập Hải phòng (HPU), tiếng Hán đứng sau ngôn ngữ toàn cầu Tiếng
Anh và trở thành một trong hai ngoại ngữ được sinh viên lựa chọn, nhằm tăng cơ hội tìm
kiếm việc làm và muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử văn hóa lâu đời của đất nước Trung
Quốc láng giềng.
Tuy vậy, sinh viên ngay từ những bài đầu của học phần 1 đã cảm nhận ngay được sự
khó khăn khi lần đầu tiên thực sự bắt tay vào học loại văn tự tượng hình này bởi những đặc
điểm vốn có của nó như: khó nhớ, khó đọc, khó viết với lượng chữ quá nhiều, cấu tạo phức
tạp, âm đọc không theo quy luật. Những ấn tượng về nét ―phương múa rồng bay‖ của thư
pháp chữ Hán bị thay thế bởi những cách viết như ―vẽ chữ‖, nguệch ngoạc, sai kết cấu, nét
nọ ghép với nét kia. Chữ Hán của các em chưa được đánh giá cao bởi tỷ lệ chữ viết sai, viết
xấu khá nhiều với các lỗi sai khác nhau. Có những em yêu thích luyện viết chữ Hán song
không được luyện tập bài bản nên thiếu sự kiên trì và chữ Hán viết cũng thiếu chính xác.
Mặt khác, chất lượng chữ Hán của sinh viên cũng phản ánh phần nào những hạn chế
của chương trình giảng dạy nói chung và phương pháp truyền đạt của giáo viên nói riêng.
Vì vậy, với tư cách là giáo viên Hán ngữ, tôi mong muốn được tìm hiểu sâu về thực
trạng học và viết chữ Hán của sinh viên học Hán ngữ cơ sở 1 tại trường Đại học Dân lập


Hải phòng, trên cơ sở đó đề xuất ra các phương pháp và thủ thuật dạy học phù hợp với sinh
viên cũng như giáo viên nhằm nâng cao trình độ viết chữ Hán của các em.


___________________________________
(Ghi chú: Hán ngữ cơ sở 1 có thời lượng từ 75 tiết đối với sinh viên NA, QT – VH hoặc 200 tiết đối với sinh
viên liên kết 1+3, với nội dung chính là môn Tổng hợp tiếng, bài 1 – 15 giáo trình Hán ngữ, NXB Ngôn ngữ
văn hóa Bắc Kinh, 2006)
-->

×