Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ham ky 1 : các hàm trong excel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 22 trang )

CHỦ ĐỀ DẠY TIN HỌC 7
Tên chủ đề: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU TRONG EXCEL
Thực hiện: Đoàn Thị Hoàng Thảo
Chức vụ: Giáo viên Tin học Tổ KHTN
BƯỚC 1: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC:

A. MỤC TIÊU (chung cho cả chủ đề)
1. Kiến thức:
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN
- Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính,
cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
- Biết hàm là một dạng đặc biệt của công thức đã được xây dựng sẵn.
- Biết hai cách nhập hàm: Gõ từ bàn phím như công thức hoặc sử dụng nút lệnh
trên thanh công thức.
- Viết đúng cú pháp và tính toán được kết quả đối với các hàm SUM,
AVERAGE, MAX, MIN.
- Sử dụng được địa chỉ khối làm tham số của hàm.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được việc nhập hàm vào
ô tính
- Sử dụng được hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN trong tính toán đơn giản
- Rèn luyện việc nhập công thức.
- Sử dụng được địa chỉ khối
- Lựa chọn được hàm thích hợp để tính toán trong trường hợp cụ thể
- Sử dụng được hàm MAX, MIN để xác định được giá trị lớn nhất, nhỏ nhất
3. Thái độ:
- Yêu thích môn Tin học
- Nghiêm túc, tìm tòi.
- Tích cực trong hoạt động nhóm
- Hợp tác, đoàn kết.
4. Năng lực cần phát triển


Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác.
Năng lực sử dụng CNTT
- Năng lực tính toán


B. CẤU TRÚC CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ VÀ MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
Tên các bài
Tên các bài của
Cấu trúc nội dung
của chủ đề
Nội dung Tích
Định hướng các năng lực cần
chủ đề theo
bài học mới
theo cấu trúc
hợp, liên môn
phát triển cho HS
PPCT cũ
theo chủ đề
mới
Tiết 1: Hàm và 1.Tìm hiểu về hàm,
- Nhận biết: HS biết được hàm là gì
cách sử dụng
lợi ích của hàm.
- Thông hiểu: HS chỉ ra được lợi ích của việc sử dụng
hàm trong
hàm trong chương trình bảng tính

chương trình
2.Cách nhập hàm
- Nhận biết: HS biết cách nhập hàm theo cú pháp
bảng tính
- Thông hiểu: HS biết các cách nhập hàm
- Vận dụng: HS bước đầu thực hiện nhập hàm theo yêu
cầu
3. Một số hàm cơ
- Bài 4: Sử dụng Tiết 2: Tìm
bản
các hàm để tính hiểu một số
3.1 Hàm tính tổng
- Nhận biết:
hàm trong
toán(2 tiết)
. Biết cú pháp hàm SUM
- Bài thực hành: chương trình
. HS nhận biết các kiểu biến trong hàm SUM
bảng tính
Bảng điểm của
- Thông hiểu:
lớp em(2 tiết)
. HS chỉ ra và giải thích được cách sử dụng hàm SUM
trong một tình huống cụ thể
. Hiểu các cách nhập hàm SUM
. Sửa lỗi sai trong hàm
- Vận dụng thấp:
. Sử dụng hàm SUM để tính toán thay công thức
. Sử dụng hàm SUM để tính tổng bài toán đơn giản
3.2 Hàm tính trung

- Nhận biết:


Tên các bài của
chủ đề theo
PPCT cũ

Tên các bài
của chủ đề
theo cấu trúc
mới

Cấu trúc nội dung
bài học mới
theo chủ đề
bình cộng

3.3 Hàm xác định giá
trị lớn nhất

Nội dung Tích
hợp, liên môn

Định hướng các năng lực cần
phát triển cho HS

. Biết cú pháp hàm AVERAGE
. HS nhận biết các kiểu biến trong hàm
- Thông hiểu:
. HS hiểu được lợi ích của hàm AVERAGE so với công

thức
. Hiểu được các cách nhập hàm
. Sửa lỗi sai trong hàm
- Vận dụng:
. Sử dụng hàm AVERAGE để tính toán bài toán đơn
giản
. Sử dụng hàm AVERAGE thay cho công thức
- Nhận biết:
. HS biết được ý nghĩa, cú pháp của hàm MAX
. Biết các kiểu biến dùng trong hàm
- Thông hiểu:
. Biết cách sử dụng hàm MAX trong bài toán cụ thể
. Sửa lỗi sai trong hàm
- Vận dụng:
. Sử dụng hàm MAX để tìm GTLN trong bài toán đơn
giản
. Sử dụng hàm MAX để tìm GTLN trong bài toán cụ


Tên các bài của
chủ đề theo
PPCT cũ

Tên các bài
của chủ đề
theo cấu trúc
mới

Cấu trúc nội dung
bài học mới

theo chủ đề

Nội dung Tích
hợp, liên môn

Định hướng các năng lực cần
phát triển cho HS

Liên hệ các bài
toán tính tổng như
dãy số Fibonaci,
số nguyên tố…,
các bài toán về địa
lí: tính nhiệt độ
trung bình trong
một năm, dân
số…, xác định
nhiệt độ cao nhất

thể
- Nhận biết:
. HS biết được ý nghĩa, cú pháp của hàm MIN
. Biết các kiểu biến dùng trong hàm
-Thông hiểu:
. Chỉ ra được sự khác nhau giữa hàm MAX, MIN
. Sửa lỗi sai trong hàm
- Vận dụng:
. Sử dụng hàm MIN để tìm GTNN trong bài toán đơn
giản
. Sử dụng hàm MIN để tìm GTNN trong bài toán cụ

thể
- Nhận biết: Biết được các hàm Sum, Average, Max, Min
- Thông hiểu: Hiểu được các cách nhập hàm Sum,
Average, Max, Min
- Vận dụng: Vận dụng các hàm đã học để giải quyết các
bài toán cụ thể
- Vân dụng cao: Vận dụng các hàm đã học để giải quyết
các bài toán nãy sinh trong thực tiễn
- Vận dụng: Vận dụng các hàm đã học để giải quyết các
bài toán cụ thể
- Vân dụng cao: Vận dụng các hàm đã học để giải quyết

3.4 Hàm xác định giá
trị nhỏ nhất

Tiết 3: Sử Một số hàm trong
dụng các hàm chương trình bảng
để tính toán.
tính
(Tiến hành báo
cáo chủ đề)

Tiết 4,5

Kiểm tra đánh giá
năng lực HS thông
qua một số bài tập


Tên các bài của

chủ đề theo
PPCT cũ

Tên các bài
của chủ đề
theo cấu trúc
mới

Cấu trúc nội dung
bài học mới
theo chủ đề

thực hành

Nội dung Tích
hợp, liên môn

Định hướng các năng lực cần
phát triển cho HS

trong và thấp nhất các bài toán nãy sinh trong thực tiễn
trong năm .


C. GIÁO ÁN MINH HỌA CÁC TIẾT DẠY TRONG CHỦ ĐỀ
Tiết 17:
HÀM VÀ CÁCH SỬ DỤNG HÀM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

- Biết hàm là một dạng đặc biệt của công thức đã được xây dựng sẵn
- Biết hai cách nhập hàm: Gõ từ bàn phím như công thức hoặc sử dụng nút lệnh trên
thanh công thức
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN
2. Kỹ năng:
- Viết đúng cú pháp và tính toán được kết quả đối với các hàm SUM, AVERAGE,
MAX, MIN.
- Sử dụng được địa chỉ khối làm tham số của hàm
3. Thái độ:
- Yêu thích môn tin học.
- Tự giác, tích cực.
- Tự tìm tòi, suy luận.
4. Năng lực hướng đến
- Nhập được các hàm để thực hiện các tính toán theo yêu cầu
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học:
- Hoạt động nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề
2. Kỹ thuật dạy học:
- Chia nhóm
- Giao nhiệm vụ
- Đặt câu hỏi
- Động não
III.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: máy tính, máy chiếu hoặc tivi.
2.Học sinh: SGK, xem bài trước ở nhà.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu các bước nhập công thức vào ô tính.

- Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ trong công thức?
3. Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hàm trong chương trình bảng tính (15’)
6


Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
Mục tiêu: Biết hàm là một dạng đặc biệt của công thức đã được xây dựng sẵn, dùng để
tính toán như công thức.
GV Tạo tình huống xuất phát.
1. Hàm trong chương
- Đặt vấn đề nghiên cứu chủ đề
trình bảng tính.
- Chiếu VD lên màn chiếu yêu cầu HS
thực hiện .
VD1. Viết công thức tính trung bình cộng HS: thực hiện bằng
cho các ô sau: A1, A2, A3 với lần lượt
công thức
các số 3,10,2
.GV: Chốt lại bằng cách sử dụng hàm
Sử dụng công thức:
VD1:
=(A1+A2+A3)/3

Sử dụng hàm:
=AVERAGE(A1,A2,A3)
=AVERAGE(A1:A3)


VD2: Viết công thức tính tổng các ô sau:
A1, A2, A3
GV: Chốt lại bằng cách sử dụng hàm
Sử dụng công thức:
VD1:
=A1+A2+A3

HS: thực hiện bằng
công thức

Sử dụng hàm:
=SUM(A1,A2,A3)
=SUM(A1:A3)

Yêu cầu HS đưa ra kết luận hàm là gì?

HS: trả lời

GV: Chốt lại, và đưa ra một số VD tính
toán trong thực tế để HS nhận biết sử
dụng hàm có lợi ích như thế nào. Như
tính tổng một dãy số, tính điểm trung
bình của em theo từng môn cũng như
trung bình học kì.
- HS trả lời
Yêu cầu học sinh nêu ích lợi của việc sử
dụng hàm.
GV: Đặt vấn đề về cách nhập hàm


- Hàm là một số công
thức được định nghĩa
từ trước.
- Hàm được sử dụng
để thực hiện tính toán
theo công thức với các
giá trị dữ liệu cụ thể.

- Sử dụng hàm có sẳn
giúp cho việc tính toán
nhanh chóng và thuận
tiện hơn.

Hoạt động 2. Cách sử dụng hàm . (18’)
Phương pháp: hoạt động nhóm. Sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột”, kỉ thuật đặt câu
hỏi, giao nhiệm vụ
Mục tiêu: Biết hai cách nhập hàm: Gõ từ bàn phím như công thức hoặc sử dụng nút lệnh
7


trên thanh công thức
2. Cách nhập hàm
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu sgk trình bày
các điểm chung của hàm.
- Gv giới thiệu hàm và các thành phần của
hàm.

GV: - Chia lớp học thành 4 nhóm
Chiếu lại công thức ở VD1 và VD2
- Cho HS hoạt động nhóm nghiên cứu

viết các bước nhập hàm ở 2 VD trên vào
ô tính, - Đại diện 2 nhóm lên thực hiện cả
lớp quan sát, so sánh với kết quả của
nhập công thức.
GV: Mời 2 nhóm còn lại nhận xét, so
sánh kết quả của nhập hàm và nhập công
thức.
GV: Từ đó HS rút ra cách nhập hàm
GV: Chốt lại.

GV: Ngoài cách nhập hàm vào ô tính ta
có thể nhập ở đâu?
GV: Gọi HS chốt lại cách nhập hàm

- Hs nghiên cứu sgk và
trình bày theo yêu cầu

Mỗi hàm có hai phần:
tên hàm và các biến
- Hs chú ý nghe bài.
của hàm. Tên hàm
không phân biệt chữ
hoa chữ thường. Các
biến được liệt kê trong
- HS: Thực hiện
cặp dấu mở - đóng ()
và cách nhau bởi dấu
phấy.
Giữa tên hàm và dấu
mở ngoặc đơn “(“

HS: Kết quả giống
không được có dấu
nhau
cách hay bất kì kí tự
nào khác.
* Các bước nhập hàm
- HS: Ghi bài
vào ô tính:
+ Chọn ô cần nhập
hàm.
+ Gõ dấu =
+ Gõ tên hàm theo cú
pháp của hàm.
+ Nhấn Enter.
- HS: nghiên cứu trả
* Ngoài ra có thể nhập
lời
hàm vào thanh công
thức
(Insert
Function)

4. Củng cố. (4’)
1.Hàm là gì? Nêu các cách nhập hàm?

8


Bài tập: Cách nhập hàm nào sau đây không đúng?
a) = SUM(5,A3,B1);

b) =SUM(5,A3,B1)
c) =sum(5,A3,B1)
d) =SUM (5,A3,B1)
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. (2’)
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- Yêu cầu 4 nhóm, nghiên cứu SGK mỗi nhóm tìm hiểu về cú pháp của hàm, công
dụng, cho ví dụ minh họa, đặt một số câu hỏi để tiết sau trao đổi thảo luận.
6. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..

9


Tiết 18

Ngày soạn: 21 /10/2018

SỬ DỤNG HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN(TT)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN
- Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính, cũng
như địa chỉ các khối trong công thức.
2. Kỹ năng:
- HS trình bày, báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Đặt câu hỏi và trả lời
- Áp dụng hàm có sẳn để giải quyết các bài toán trong thực tiễn.
3. Thái độ:

Trung thực, khách quan, hợp tác nhóm
4. Năng lực hướng đến:
- Vận dụng các hàm đã học để giải một số bài tập trong thực tiễn
- Tự tìm hiểu thêm các hàm khác trong chương trình bảng tính.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC.
1. PPDH chủ đạo: Nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kỹ thuật dạy học: Lược đồ tư duy, hỏi trả lời, động não.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên:
Tổ chức lớp thảo luận, trao đổi
2.Học sinh:
Bài mới, trả lời các câu hỏi của nhóm bạn
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Ổn định lớp.(1’)
2. Bài cũ: không
3. Bài mới.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1. Trình bày sản phẩm (15’)
Mục tiêu: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ
tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
I. Một số hàm cơ bản
Chia lớp thành 4 nhóm,
trong chương trình bảng
GV: Yêu cầu các em nêu cú HS: thực hiện theo tính:
pháp chung, công dụng của các nhóm
1. Các gặp thường gặp
hàm theo phiếu học tập

a, Hàm tính tổng(SUM):
- Cú pháp:
Tên hàm
Công

= SUM(tên các biến)
dụng
pháp
10


SUM
AVERAGE
MIN
MAX

b. Hàm tính trung bình
cộng(AVERAGE)
- Cú pháp:
= AVERAGE(tên các biến)
c. Hàm xác định giá trị lớn
nhất(MAX)
- Cú pháp:
= MAX(tên các biến)
d. Hàm xác định giá trị nhỏ
nhất(MIN)
- Cú pháp:
= Min(tên các biến)

Đại diện 2 nhóm lên thực hiện cả

lớp quan sát.
GV: Mời 2 nhóm còn lại nhận xét

kết quả.

GV: Chốt lại kiến thức về hàm
thông qua bản đồ tư duy

* Cú pháp chung:
= Tên hàm(tên các biến)
Trong đó:
- Biến có thể là giá trị số, địa
chỉ ô, địa chỉ khối, có thể kết
hợp giữa giá trị số, địa chỉ ô,
địa chỉ khối
- Biến được đặt cách nhau
bởi dấu “,”

HS: Quan sát, ghi nhớ

Hoạt động 2. Vận dụng các hàm để làm các bài tập: (20’)
Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng các hàm đã học để thực hiện được các bài toán đơn
giản và các bài toán ứng dụng trong đời sống
Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập
GV: Các em đã nắm chắc được
II. Vận dụng các hàm để
kiến thức về các hàm chưa?
làm các bài tập:
GV: Vậy các em hãy vận dụng
kiến thức các hàm đã học vào

giải quyết các bài tập sau:
Bài tập 1:
GV: Để thống kê tình hình đánh Hs thực hiện theo
bắt hải sản trong những năm nhóm
Bài tập 1:
gần đây. Cán bộ phụ trách ngư
Hãy giúp cán bộ ngư nghiệp
nghiệp của xã lập mẫu như sau:
xã tổng hợp các năm để
11


hoàn thành báo cáo
Yêu cầu: Hãy giúp cán bộ ngư
nghiệp xã tổng hợp các năm để HS: Thực hiện theo
hoàn thành báo cáo
nhóm
GV: Gọi HS lên máy thực hiện
Gọi HS khác nhận xét
Chốt vấn đề, chuyển ý
GV: Bộ phận y tế học đường Hs: thực hiện theo Bài tập 2:
của trường tiến hành kiểm tra nhóm
sức khỏe các em học sinh: tổ
chức cân nặng và đo chiều cao
học sinh lớp 7A. Em giúp bộ
phận y tế học đường và thực
hiện yêu cầu sau:
a.Trung bình mỗi em cao bao
nhiêu cm?
b. Xác định chiều cao lớn nhất

của lớp?
c. Xác định chiều cao thấp nhất
của lớp?
4.Củng cố: (7’)
Bài tập: Năm học 2017-2018 nhà trường phát động Liên đội THCS Trà Don thực
hiện kế hoạch bán hàng tại lễ hội sâm với số tiền thu được. Phong trào thực hiện được
chia làm 3 đợt:
Đợt 1: 1500000đ
Đợt 2: 1500000đ
Đợt 3: 1700000đ
Em hãy giúp thầy giáo Tổng phụ trách Đội lập trang tính để thực hiện các yêu cầu
sau:
a. Tính tổng tiền thu được của các liên đội
b. Tính trung bình mỗi đợt liên đội bán được bao nhiêu
c. Xác định tổng số tiền bán thấp nhất của liên đội trong 3 đợt
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà (2’)
- Học bài cũ.
- Làm BT1,BT2,BT3,BT4 phần thực hành
- Làm BT 4.5,4.6,4.7 SBT
- Đọc thêm bài: Sự kì diệu của số Pi
- Tìm hiểu thêm các hàm trong Excel (Tài liệu ở thư viện trường, trên mạng
internet,…).
- Hướng dẫn trả lời bài tập 1(SGK trang 31)
6. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.................................................................................................................................
12


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


13


Tiết 19:

Ngày soạn: 21/10/2018

TÌM HIỂU MỘT SỐ HÀM TRONG CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như SUM, AVERAGE, MAX, MIN
- Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ tính, cũng
như địa chỉ các khối trong công thức.
2. Kỹ năng:
- Viết đúng cú pháp hàm
- Ghi lại kết quả thảo luận nhóm
3. Thái độ:
Tích cực, trung thực, khách quan, hợp tác nhóm
4. Năng lực hướng đến
- Dự đoán được các hàm sẽ dùng để giải bài tập
- Vận dụng các hàm đã học để giải một số bài tập trong thực tiễn
- Tự tìm hiểu thêm các hàm khác trong chương trình bảng tính.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC.
1.Phương pháp: Thảo luận nhóm, bàn tay nặn bột, giải quyết vấn đề
2.Kỹ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ nhóm, kiểm tra, lược đồ tư duy
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên. Giấy A0. Bút xạ, hướng dẫn HS thao tác trên phần mềm
bản đồ tư duy.
2. Chuẩn bị của học sinh.

- Cú pháp các hàm
- Ví dụ
- Bộ câu hỏi
- Bài tập được giao
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Ổn định lớp. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (4’)
- Hàm là gì? Lợi ích của hàm?
3. Bài mới.
Hoạt động 1.Tìm hiểu các hàm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
I. Các hàm cơ bản (15’)
GV:
I. Các hàm cơ bản
- Định hướng các nội dung cần
báo cáo
- Yêu cầu các nhóm tìm ra
phương án trình
14


- GV: Quan sát, trợ giúp
II. Tiến hành thí nghiệm.(20’)
- GV: Theo dõi, hướng dẫn các - HS: tiếp tục làm việc
II. Tiến hành thí
nhóm
theo nhóm.
nghiệm.

- Kiểm tra tiến trình thực hiện
- HS Các nhóm họp
của các nhóm, điều chỉnh các
thống nhất nội dung,
câu hỏi, câu trả lời
hoàn thành báo cáo.
- GV: Yêu cầu các nhóm nộp
báo cáo. Trình chiếu kết quả của
HS lên màn hình (Nếu còn thời
gian thì thảo luận kết quả của
một số nhóm).
4. Củng cố.(3’)
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. (2’)
- Chuẩn bị tốt nội dung báo cáo, các câu hỏi và yêu cầu trao đổi thảo luận trong tiết
sau
- Các nội dung báo cáo được trình bày trên Word hoặc Powerpoint
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

15


Tiết 20

Ngày soạn: 21/10/2018

BÀI TẬP ỨNG DỤNG
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Thực hiện được việc nhập hàm vào ô tính
- Sử dụng được hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN trong tính toán đơn giản
2.Kỹ năng
- Rèn luyện việc nhập công thức.
- Kỹ năng quan sát.
3. Thái độ:
Rèn tính cẩn thận
4. Năng lực hướng đến
- Vận dụng các hàm đã học để giải một số bài tập trong thực tiễn
- Tự tìm hiểu thêm các hàm khác trong chương trình bảng tính.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC.
1.PPDH: Giải quyết vấn đề.
2.Kỹ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, hỏi trả lời, động não.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên :
Giáo án, một số bài tập nâng cao
2.Chuẩn bị của học sinh :
Nghiên cứu các bài tập ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (4’)
- Nêu các bước nhập hàm vào ô tính.
3. Bài mới.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm các bài tập1, 2.(15’)
I. Bài tập

GV: Gọi HS lên làm HS:Trình bày
BT1:
bài tập SGK/39
Các HS còn lại quan
Tại ô F3 gõ công thức =(C3+D3+E3)/3
sát, sửa sai (nếu có)
Các ô khác tương tự
BT2:
- Chiều cao trung bình
=(D3+D4+D5+D6+D7+D8+D9+D10+
D11+D12+D13+D14)/12
- Cân nặng trung bình
=(E3+E4+E5+E6+E7+E8+E9+E10+
16


E11+E12+E13+E14)/12
GV: Chốt lại: Nếu
trong BT1,BT2 dùng
hàm sẽ đơn giản hơn.
Hoạt động 2: Sử dụng các hàm đã học để làm bài tập 3,4. (20’)
GV: Chia nhóm đôi HS:
BT3:
làm BT3, BT4
- Thảo luận
Dùng hàm AVERAGE, MAX, MIN.
GV:
- Thực hành
- Tính điểm trung bình
- Quan sát, hướng

=AVERAGE(C3:E3)
dẫn
- Dùng hàm MAX, Min xác định môn
- Chốt kiến thức
có điểm trung bình cao nhất, thấp nhất.
BT4:

- Tính tổng theo từng năm
Năm 2001:= SUM(B4,C4,D4)
Các năm khác tương tự
- Tính trung bình theo từng ngành trong
6 năm
Nông nghiệp = AVERAGE(B4:B9)
Công nghiệp = AVERAGE(C4:C9)
Dịch vụ = AVERAGE(D4:D9)
4. Củng cố (3’)
- Chốt lại cách áp dụng các hàm của HS
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà (2’)
- Học bài, hệ thống lại kiến thức trọng tâm
- Áp dụng các hàm vào các bài tập cụ thể trong các môn khác
6. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

17


Tiết 21


Ngày soạn: 21 /10/2019

BÀI TẬP ỨNG DỤNG
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Thực hiện được việc nhập hàm vào ô tính
- Sử dụng được hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN trong tính toán đơn giản
2.Kỹ năng
- Rèn luyện việc nhập công thức.
- Kỹ năng quan sát.
3. Thái độ:
Rèn tính cẩn thận
4. Năng lực hướng đến
- Vận dụng các hàm đã học để giải một số bài tập trong thực tiễn
- Tự tìm hiểu thêm các hàm khác trong chương trình bảng tính.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC.
1.PPDH: Giải quyết vấn đề.
2.Kỹ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, hỏi trả lời, động não.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên :
Giáo án, một số bài tập nâng cao
2.Chuẩn bị của học sinh :
Nghiên cứu các bài tập ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1.Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (2’)
- Nêu các bước nhập hàm vào ô tính.
3. Bài mới.
Hoạt động của gv

Hoạt động của hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hành và kiểm tra trên máy bài tập 1,2 .(15’)
II.Thực hành
GV: Gọi các nhóm thực
HS: Hoạt động nhóm, BT1, BT2: sử dụng công thức
hành kiểm tra.
thực hành.
GV: Quan sát nhắc nhở các
lỗi thường gặp trong thực
hành.
* Những em làm bài xong
sớm thì cho sử dụng hàm để
tiếp tục làm BT1,BT2
18


Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành và kiểm tra trên máy bài tập 3,4 . (25’)
GV: Gọi các nhóm thực
HS: Hoạt động nhóm, II.Thực hành
hành kiểm tra.
thực hành.
BT3,BT4: Sử dụng hàm
GV: Quan sát nhắc nhở các
lỗi thường gặp trong thực
hành.
4. Củng cố (không)
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà (2’)
- Học bài, hệ thống lại kiến thức trọng tâm
- Áp dụng các hàm vào các bài tập cụ thể trong các môn khác

6. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

19


D. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
1. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Cách nhập hàm nào sau đây không đúng?
a) = SUM(5,A3,B1);
b) =SUM(5,A3,B1)
c) =sum(5,A3,B1)
d) =SUM (5,A3,B1)
Câu 2: Để tính tổng của A1 và A2, em sử dụng công thức nào trong các công thức sau:
a) Sum(A1, A2)
b) = Sum (A1,A2)
c) = Sum(A1+A2)
d) = Sum(A1,A2)
Câu 3: Trong các hàm sau hàm nào là hàm tính trung bình cộng?
a) MAX
b) SUM.
c) AVERAGE
d) MIN
Câu 4: Cần tính tổng hai ô D2 và H5, sau đó chia cho 4. Công thức nào sau đây là
đúng?
a) D2+H5*4
b) (D2+H5):4
c) = (D2+H5)/4

d) = (C2+H5)*4
Câu 5: Công thức nào sau đây đúng (với a, b, là các biến)
a) = Max(a;b;c)
b) = Max(a:b:c)
c) = Max(a,b,c)
d) = Max(a:b)
Câu 6: Giả sử cần tính tổng các giá trị trong các ô C2 và D4, sau đó nhân với giá trị
trong ô B2. Công thức nào sau đây là đúng
a) (C2+D4)x B2
b) (C2+D4)*B2
c) = (C2+D4)*B2
d) = (C2+D4)B2
Câu 7: Lệnh nào sau đây là đúng khi nhập công thức vào ô tính:
a) =SUM(A6:H6)
b) SUM = (A6:H6)
c) SUM(A6:H6)=
d) Cả a,b,c đều sai
Câu 8: Ở chế độ mặc định của Excel cách nhập hàm nào sau đây sai?
a) =MIN(A1,A2,A3)
b) =MIN(A1:A3)
c) =MIN(A2,A1,A3)
d) =MIN (A1:A3)
2. Mức độ thông hiểu:
Câu 9: Khối B1:B6 lần lượt chứa các số 6 , 7, 9, 2, 15, 20. Hãy điền kêt quả của
những công thức sau:
Công thức
Kết quả
a) = MAX(B2:B4)
b) = MIN(B1:B6)
c) = AVERAGE(B1:B2,B4)

d) = SUM(B1,B4,B6)
e) = MAX(B1:B6,100)
f) =SUM(B1,B3,100)
Câu 10: Hãy chọn đáp án đúng:
Tại ô E1 có công thức = AVERAGE(15,24,45). Khi đó E1 có giá trị là:
a) 15
b) 30
c) 32
d) 28
20


Câu 11: Trong ô A1 có dữ liệu số 23, ô B1 có dữ liệu số là 12, ô D1 có dữ liệu số là 9.
Kết quả của hàm tại ô G1= Sum(A1,B1,D1,A1) là:
a ) 68
b) 86
c) . 67
d) 76
Câu 12: Giả sử trong các ô A1, B1 lần lượt chứa các số -4, 3. Em hãy cho biết kết quả
của công thức sau:
a) = SUM(A1, B1)
b) =SUM(A1,B1,C1
)
c) = SUM(A1,B1, -5)
d) = SUM(A1,B1,2)
e) =AVERAGE(A1,B1,4)
f)
=AVERAGE(A1,B1,0)
Câu 13: Giả sử ở các ô A1,B1,C1 lần lượt có giá trị là 9, 12, 11,. Cho biết kết quả của
công thức sau: D1= Max(A1, B1, C1)

a)
8
b) 32
c) 12
d) Đáp án khác
3. Mức độ vận dụng thấp
Câu 14: Cho bảng. Hãy trình bày các cách dùng các hàm tính:
a) Tổng chi phí tại ô F3,F4,F5,F6.
b) Chi phí trung bình tại ô G3,G4,G5,G6
c) Chi phí cao nhất tại ô C8,D8,E8,F8,G8
d) Chi phí thấp nhất tại ô C9,D9,E9,F9,G9

Câu 15: Cho trang tính như sau:

Cho bảng. Hãy trình bày các cách dùng các hàm tính:
a) Tổng tiền mỗi lớp nộp tại ô E5.
b) Trung bình mỗi lớp nộp tại ô E13.
c) Số tiền ủng hộ cao nhất ở ô E14.
d) Số tiền ủng hộ cao nhất ở ô E15
4. Mức độ vận dụng cao:

21


Câu 16: Năm học 2017-2018 nhà trường phát động Liên đội THCS Trà Don thực
hiện kế hoạch bán hàng tại lễ hội sâm với số tiền thu được. Phong trào thực hiện được
chia làm 3 đợt:
Đợt 1: 1500000đ
Đợt 2: 1500000đ
Đợt 3: 1700000đ

Em hãy giúp thầy giáo Tổng phụ trách Đội lập trang tính để thực hiện các yêu cầu
sau:
a. Tính tổng tiền thu được của các liên đội
b. Tính trung bình mỗi đợt liên đội bán được bao nhiêu
c. Xác định tổng số tiền bán thấp nhất của liên đội trong 3 đợt
Câu 17: Bộ phận y tế học đường của trường tiến hành kiểm tra sức khỏe các em học
sinh: tổ chức cân nặng và đo chiều cao học sinh lớp 7A. Em giúp bộ phận y tế học
đường lập trang tính và thực hiện yêu cầu sau:
a.Trung bình mỗi em cao bao nhiêu cm?
b. Xác định chiều cao lớn nhất của lớp?
c. Xác định chiều cao thấp nhất của lớp?
d. Xác định cân nặng cao nhất của lớp?
e. Xác định cân nặng thấp nhất của lớp?
Câu 18: Tạo dãy số Fibonaci
Dãy số Fibonaci được Fibonaci, một nhà toán học người I-ta-li-a, công bố vào năm
1202 trong cuốn sách Liber Abacci. Dãy Fibonaci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt
đầu bằng hai số hạng 1 và 1, các số hạng sau đó được thiết lập tho quy tắc mỗi số hạng
luôn bằng tổng hai số hạng ngay trước nó.
Các số hạng đầu tiên của dãy: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21,…
Em có thể dung Excel để tính các số Fibonaci thứ nhất đến số Fibonaci thứ 50 theo
hai mẫu dưới đây không? Nếu được, hãy chia sẻ với bạn bè của mình nhé.

(a)

(b)

22




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×