Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

KHÓA LUẬN HOÀN CHỈNH PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 91 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống sự thành công nào cũng gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ ít nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi ngƣời. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập ở giảng đƣờng đại học đến nay, tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô ở
Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng – phân hiệu Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp đã
truyền đạt vốn kiến thức quý báu của mình cho chúng tôi trong suốt thời gian
học tập tại trƣờng và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học và
hƣớng dẫn thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên - Thạc sĩ Trần Thị Ngoan đã tận
tâm hƣớng dẫn, động viên, hỗ trợ trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành
bài khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên KBTTN Núi
Ông đã hỗ trợ giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại khu vực nghiên
cứu.
Do thời gian thực tập có hạn và trình độ bản thân còn hạn chế nên trong
quá trình hoàn thành bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận đƣợc sự giúp đỡ, sự góp ý quý báu, chân thành của thầy, cô giáo
để bài báo cáo khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lê Thanh Vƣơng

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i


MỤC LỤC ........................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1 ............................................................................................................. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3
1.1. Khái niệm và phân cấp đầu nguồn lƣu vực .................................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về lƣu vực trên thế giới ............................................. 4
1.3. Tình hình nghiên cứu về lƣu vực ở Việt Nam .............................................. 6
1.4. Thảo luận. ..................................................................................................... 8
Chƣơng 2 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 10
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 10
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ............................................................................. 10
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 10
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 11
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 11
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin .............................................................. 11
2.4.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu ....................................................................... 13
Chƣơng 3

:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 18
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ....................................................................... 18

3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính .......................................................................... 18
3.1.2. Địa hình ................................................................................................... 19
ii


3.1.3. Thổ nhƣỡng.............................................................................................. 20
3.1.4. Khí hậu, thủy văn..................................................................................... 20
3.1.5. Về tài nguyên rừng .................................................................................. 21
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .............................................................................. 22
3.2.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kinh tế xã hội ................................................. 22
3.2.2. Sản xuất nông nghiệp .............................................................................. 23
3.2.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .......................................................... 25
3.2.4. Hoạt động du lịch, thƣơng mại, dịch vụ .................................................. 26
3.2.5. Công tác quy hoạch, xây dựng và tài nguyên và môi trƣờng .................. 26
3.2.6. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội............................................. 28
Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 31
4.1. Xác định ranh giới của Lƣu vực Thác Bà. ................................................. 31
4.2. Phân cấp đầu nguồn lƣu vực....................................................................... 34
4.2.1. Xây dựng các bản đồ thành phần ............................................................ 34
4.2.2. Xây dựng bản đồ phân cấp đầu nguồn lƣu vực Thác Bà......................... 42
4.3. Đặc điểm các trạng thái rừng của lƣu vực .................................................. 44
4.3.1. Đặc điểm tầng cây cao ............................................................................. 47
4.3.2. Đặc điểm tầng cây thấp ........................................................................... 54
4.3.3. Đặc điểm lớp thảm khô............................................................................ 57
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả cho từng cấp đầu nguồn ......... 59
4.4.1. Giải pháp đối với vùng rất xung yếu ....................................................... 60
4.4.2. Giải pháp đối với vùng xung yếu ............................................................ 60
4.4.3. Giải pháp đối với vùng ít xung yếu ......................................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 62
1. Kết luận .......................................................................................................... 62

2. Tồn tại ............................................................................................................ 63
3. Kiến nghị ....................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 65

iii


DANH MỤC VIẾT TẮT
BQL:

Ban quản lý

HST:

Hệ sinh thái

KBTTN:

Khu bảo tồn thiên nhiên

KBT:

Khu bảo tồn

UBND:

Ủy ban nhân dân

HĐND:


Hội đồng nhân dân

CP:

Độ che phủ

D1,3:

Đƣờng kính ở vị trí 1,3

DT:

Đƣờng kính tán

DEM:

Mô hình số hóa địa hình

GIS:

Hệ thống tông tin địa lý

GPS:

Thiết bị định vị toàn cầu

Hvn:

Chiều cao vút ngọn


Hdc:

Chiều cao dƣới cành

Hcb:

Chiều cao cây bụi

Htt:

Chiều cao thảm tƣơi

M:

Khối lƣợng

N:

Mật độ cây

OTC:

Ô tiêu chuẩn

ODB:

Ô dạng bản

KDL:


Khu du lịch

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Đặc điểm tầng cây cao ...................................................................... 13
Bảng 2.2. Biểu điều tra lớp thảm mục ............................................................... 13
Bảng 2.3. Biểu điều tra tầng cây bụi và lớp thảm tƣơi ...................................... 13
Bảng 2.4: Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hƣởng của độ cao tƣơng đối ............ 14
Bảng 2.5: Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hƣởng của độ dốc ............................ 14
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Tánh Linh năm
2017 ................................................................................................................... 23
Bảng 4.1: Diện tích lƣu vực Thác Bà ................................................................ 33
Bảng 4.2: Phân bố diện tích theo từng cấp độ cắt sau ....................................... 35
Bảng 4.3: Phân bố diện tích theo từng cấp độ dốc ............................................ 36
Bảng 4.4: Phân bố diện tích lƣu vực theo mức độ ảnh hƣởng của độ dốc ........ 38
Bảng 4.5: Phân bố diện tích lƣu vực theo cấp độ cao ....................................... 40
Bảng 4.6: Phân bố diện tích lƣu vực theo cấp dạng địa hình ............................ 42
Bảng 4.7: Bảng ma trận phân cấp đầu nguồn .................................................... 42
Bảng 4.8: Phân bố diện tích lƣu vực theo từng cấp đầu nguồn ......................... 44
Bảng 4.9: Các hiện trạng rừng của lƣu vực Thác Bà ........................................ 45
Bảng 4.10: Hiện trạng cho từng cấp đầu nguồn ................................................ 47
Bảng 4.11. Đặc điểm tầng cây cao ở các trạng thái rừng .................................. 48
Bảng 4.12. Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tƣơi ................................................... 55
Bảng 4.13. Khối lƣợng thảm khô ở các trạng thái rừng .................................... 58

v



DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Quy trình phân cấp lƣu vực Thác Bà................................................. 17
Hình 3.1. Bản đồ KBTTN Núi Ông .................................................................. 19
Hình 4.1: Điểm đầu ra của lƣu vực Thác Bà ..................................................... 31
Hình 4.2: Tọa độ điểm đầu ra của lƣu vực Thác Bà.......................................... 32
Hình 4.3: Ranh giới lƣu vực Thác Bà................................................................ 33
Hình 4.4: Bản đồ phân cấp độ cắt sâu ............................................................... 34
Hình 4.5: Bản đồ phân cấp độ dốc .................................................................... 36
Hình 4.6: Bản đồ phân cấp độ dốc theo cắt sâu ................................................ 37
Hình 4.7: Bản đồ phân cấp độ cao ..................................................................... 39
Hình 4.8: Bản đồ phân cấp địa hình .................................................................. 41
Hình 4.9: Bản đồ phân cấp đầu nguồn Thác Bà ................................................ 43
Hình 4.10. Bản đồ hiện trạng rừng lƣu vực Thác Bà ........................................ 46
Hình 4.11. Biểu đồ đƣờng kính D1.3 của cây gỗ ở các trạng thái rừng ............. 49
Hình 4.12. Biểu đồ mật độ cây gỗ ở các trạng thái rừng................................... 50
Hình 4.13. Biểu đồ đƣờng kính tán của các trạng thái rừng ............................. 51
Hình 4.14. Biểu đồ độ tàn che của các trạng thái rừng ..................................... 52
Hình 4.15. Biểu đồ chiều cao Hvn của cây gỗ ở các trạng thái rừng ................. 53
Hình 4.16. Biểu đồ chiều cao Hdc của cây gỗ ở các trạng thái rừng ................. 54
Hình 4.17. Biểu đồ thể hiện độ che phủ của cây bụi của các trạng thái rừng tại
từng cấp đầu nguồn............................................................................................ 55
Hình 4.18. Biểu đồ độ che phủ thảm tƣơi của từng hiện trạng rừng tại từng cấp
đầu nguồn........................................................................................................... 56
Hình 4.19. Biểu đồ độ độ cao cây bụi các hiện trạng rừng tại từng cấp đầu
nguồn ................................................................................................................. 56
Hình 4.20. Biểu đồ chiều cao thảm tƣơi ở các trạng thái rừng tại từng cấp đầu
nguồn ................................................................................................................. 57

vi



Hình 4.21: Biểu đồ độ che phủ lớp thảm khô của các trạng thái rừng ở từng
cấp đầu nguồn .................................................................................................... 58
Hình 4.22: Biểu đồ khối lƣợng lớp thảm khô ở các trạng thái rừng trong các
cấp đầu nguồn .................................................................................................... 59

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vai trò của rừng rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn nƣớc, đảm
bảo cung cấp nƣớc cho mùa khô, hạn chế lũ lụt vào mùa mƣa và còn cung cấp
các sản phẩm tự nhiên từ rừng phục vụ cho nhu cầu con ngƣời.
Hằng năm ở Việt Nam mỗi khi mùa mƣa đến, khiến mực nƣớc sông,
suối chảy xiết và lũ thác cuồn cuộn đổ về phía hạ lƣu, cuốn theo đó là khoảng
300 triệu tấn bùn cát. Gây ra mối đe dọa lớn luôn rình rập cuộc sống của con
ngƣời và sự phát triển của kinh tế xã hội ở nƣớc ta, vì vậy để giảm thiểu thiên
tai và để cho tất cả mọi nguồn nƣớc trƣớc khi chảy ra biển đều mang lại lợi ích
tối đa cho con ngƣời, đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc suy ngẫm và đƣa ra
những quyết định đúng đắn trong việc quản lý lƣu vực theo hƣớng bền vững
và có hiệu quả kinh tế cao.
Phân cấp đầu nguồn là việc nghiên cứu đặc điểm của vùng đầu nguồn,
phân chia thành từng cấp khác nhau, có sự đồng nhất về tiềm năng xói mòn và
khô hạn, từ đó đƣa ra những cơ sở để tìm ra các giải pháp sử dụng đất thích
hợp và bền vững nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng ngƣời dân sống ở vùng
đó và toàn xã hội.
Bình Thuận có địa hình chủ yếu là đồi núi cao, có kiểu rừng gỗ lá rộng,
kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại chiếm ƣu thế. Bên
cạnh đó, sông ngòi tại Bình Thuận đều ngắn, lƣợng nƣớc không điều hòa, mùa

mƣa nƣớc sông chảy mạnh, mùa nắng làm sông bị khô hạn.
Lƣu vực Thác Bà thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có tầm quan
trọng không những cung cấp nƣớc cho KDL Thác Bà mà còn cung cấp nƣớc
sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân đồng thời cung cấp nƣớc tƣới cho đất sản
xuất nông nghiệp. Với vùng đất khô hạn hiện đã và đang đặt ra nhiều vấn đề
thách thức và khó giải quyết trong việc sử dụng bền vững nguồn nƣớc đầu
nguồn, đặc biệt trong lĩnh vực quy hoạch quản lý tài nguyên rừng bền vững
trong lƣu vực.

1


Để góp phần vào việc quản lý lƣu vực, phân cấp lƣu vực bằng các biện
pháp kỹ thuật và công nghệ mới, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phân cấp
đầu nguồn lƣu vực Thác Bà, huyện Tánh Linh – Bình Thuận”

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm và phân cấp đầu nguồn lƣu vực
Theo khái niệm chung, Lƣu vực là một đơn vị diện tích mặt đất mà
trong đó những quá trình tích lũy và vận chuyển của nƣớc diễn ra tƣơng đối
độc lập với các diện tích xung quanh.
Theo tài liệu hƣớng dẫn quản lý lƣu vực của tổ chức Nông lƣơng Thế
giới thì “Quản lý lƣu vực là quá trình thiết lập và thực hiện một chuỗi các
hành động liên quan đến việc đẩy mạnh việc sử dụng hệ thống tự nhiên trong
một lƣu vực (watershed) để đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể.” (FAO

Conservation Guide, 1986)
Phân cấp đầu nguồn là phân chia một cảnh quan (hoặc diện tích đầu
nguồn) thành các cấp khác nhau nhƣ một sự mô tả tiềm năng về các nguy cơ
xói mòn đất theo đặc điểm tiềm năng địa hình dựa vào các đặc trƣng địa lý và
môi trƣờng của chúng.
Mức nhảy cảm ở vùng đầu nguồn không đồng nhất, phụ thuộc vào đặc
điểm của những nhân tố quyết định đến tiềm năng xói mòn và nguy cơ khô
hạn, trong đó quan trọng nhất là độ dốc, độ cao, loại đất và chế độ mƣa. Khi
độ dốc càng lớn, độ cao càng tăng, khả năng chứa nƣớc của đất càng thấp,
lƣợng mƣa càng nhiều thì mức nhảy cảm càng cao. Việc phân tích tính nhảy
cảm của vùng đầu nguồn, phân chia và ghép nhóm các diện tích trong đó
thành những cấp có mức nhảy cảm khác nhau và cần có những biện pháp quản
lý khác nhau đƣợc gọi là phân cấp đầu nguồn.
Ở Việt Nam, vùng đầu nguồn đƣợc phân chia thành 3 cấp với mức độ
xung yếu khác nhau:
- Vùng rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nƣớc, có độ dốc
lớn, gần sông, gần hồ có nguy cơ xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất về điều
tiết nƣớc.
3


- Vùng xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc, mức độ xói mòn và
điều tiết nguồn nƣớc trung bình, nơi có điều kiện phát triển sản xuất lâm
nghiệp, có yêu cầu cao về bảo vệ đất và sử dụng đất.
- Vùng ít xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc thấp, ít nguy cơ xảy
ra xói mòn, dòng chảy và các sự cố khác về môi trƣờng.
1.2. Tình hình nghiên cứu về lƣu vực trên thế giới
Nghiên cứu phát triển phƣơng pháp phân cấp đầu nguồn để giải quyết
các vấn đê thực tiễn đang diễn ra của trƣờng Đại học Kasetsart Bangkok
(1983). Mục tiêu chính của phân cấp đầu nguồn là ngăn chặn suy thoái môi

trƣờng. Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu cơ bản nhƣ: bản đồ địa hình tỷ lệ
1:50.000, bản đồ đất tỷ lệ 1:100.000, bản đồ địa chất tỷ lệ 1:250.000 với lích
thƣớc ô lƣới nhỏ nhất là 1km2.
Năm1990, trƣờng đại học Chiang Mai đã nghiên cứu phân cấp đầu
nguồn với mục đích quy hoạch sử dụng đất một cách bền vững về mặt sinh
thái và kinh tế. Tiêu chí sử dụng trong phân tích gồm: độ dốc, độ cao, độ che
phủ rừng, nguồn nƣớc, vị trí của làng ngƣời dân, cơ sở hạ tầng.
Nghiên cứu đánh giá hiểm hoạ xói mòn và chất lƣợng đất cho các nƣớc
thuộc phía Nam của cộng đồng Châu Âu (1991). Nó đƣợc dựa trên 5 tập hợp
dữ liệu: đất, khí hậu, độ dốc, thực vật và thuỷ lợi. Tất cả dữ liệu này đƣợc
đồng nhất về lƣới chiếu, đƣợc kiểm tra về độ chính xác và độ tƣơng thích. Kết
quả nghiên cứu đã thu đƣợc trong thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất.
Năm 1993, trƣờng đại học Giessen đã thực hiện lên kế hoạch nghiên
cứu quản lý vùng đầu nguồn tại Tây Nguyên nhiệt đới của vùng hạ lƣu Sông
Mê Kong. Mục đích của dự án này phân tích xung đột việc sử dụng đất tại
vùng đầu nguồn, sử dụng phƣơng pháp tiếp cận khác nhau và đặc biết ứng
dụng công nghệ mới vào trong việc quản lý lƣu vực đầu nguồn.
Nghiên cứu sửa đổi khả năng phân loại cho một lƣu vực ở phía bắc Thái
Lan của Tiến sỹ Weyerhaeuser (1994). Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu cơ bản
nhƣ: bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000, bản đồ sử dụng đất và ảnh vệ tinh
4


Lansat. Các nhận tố phân tích để đƣa ra các giá trị cấp đầu nguồn gồm: độ
dốc, độ cao, tài nguyên nƣớc, cơ sở hạ tầng và che phủ rừng. Nghiên cứu phân
chia khu vực phía bắc Thái Lan thành 5 cấp đồng thời khuyến nghị mục đích
sử dụng đất tƣơng ứng với từng cấp đầu nguồn.
Năm 1996, nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của tài nguyên nƣớc và các
vấn đề thiếu nƣớc trong mùa khô nên chính phủ của Thái Lan đã giải quyết
vấn đề đó bằng “ phân cấp đầu nguồn”, giải pháp này đã thực hiện phân lƣu

vực thành 5 khu vực: khu vực 1 (WSC1) chiếm 17,86% diện tích và khu vực
2: chiếm 8,3% (WSC2) tập trung bảo vệ rừng, khu vực 3: chiếm 7,54%
(WSC3), khu vực 4: chiếm 16% (WSC4), khu vực 5: chiếm 50,3% (WSC5)
sản xuất nông nghiệp. Các thông số sử dụng nhƣ sau: độ dốc, độ cao, thành
phần cơ giới đất, độ che phủ rừng và địa chất.
Năm 2003, Thomas Kohler và Thomas Breu đã ứng dụng GIS phân cấp
đầu nguồn cho vùng hạ lƣu của Sông Mê kong với phạm vi 4 nƣớc: Thái lan,
Lào, Campuchia, Việt Nam. Kết quả của bài nghiên cứu đã góp phần cho việc
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng hạ lƣu Sông Mê Kong, trong
nội dung các chuyên gia chỉ sử dụng 3 nhân tố: độ dốc, độ cao, địa hình và
đƣa ra phƣơng trình nhƣ sau:
WSC = 1,76 – (0,035độ dốc) + (0,163*địa hình) + (0,002 độ cao).
Năm 2005, Andreas Heinimann đã nghiên cứu phân cấp đầu nguồn trên
phạm vi cả nƣớc Lào, kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao mo hình sản
xuất, hạn chế việc chặt phá rừng làm nƣơng rẫy và xây dựng bản đồ quy hoạch
sử dụng đất.
TS. Claudia Sadoff và các nhà khoa học thuộc Viện quản lý nƣớc Quốc
tế (IWMI) năm 2012 đã nghiên cứu và cho ra mắt ấn phẩm “Quản lý nƣớc
xuyên biên giới”, công trình đã nêu lên đặc điểm của các lƣu vực xuyên biên
giới, cách quản lý, bảo vệ để thu đƣợc lợi ích tối đa từ các lƣu vực đó. Nghiên
cứu đã đƣợc Maria Mutagamba (Bộ trƣởng Bộ nƣớc và Môi trƣờng – Chủ tịch
hội đồng các bộ trƣởng song Nile) kí và công nhận.
5


Đại học California, Mỹ (2015) sử dụng dữ liệu vệ tinh thời tiết và vệ
tinh đo trọng lực Trái đất của NASA để mô tả tổn thất nƣớc ngầm trong lòng
đất thông qua dữ liệu từ không gian. Nghiên cứu đã trình bày đƣợc mối liên hệ
giữa dân số và nguồn nƣớc ngầm trên trái đất, từ đó chỉ ra những khu vực có
nguồn nƣớc ngầm quá tải và những khu vực cạn kiệt nguồn nƣớc ngầm để đƣa

ra giải pháp sử dụng nguồn nƣớc bền vững cho từng khu vực. Bài viết đƣợc
đăng trên Tạp chí tài nguyên nƣớc thế giới (6/2015).
Và một số nghiên cứu khác nhƣ: Sử dụng thông tin khoa học và logic để
phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hệ sinh thái thuỷ sinh, xây dựng các tiêu
chuẩn và biện pháp rõ ràng để kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc quản lý
lƣu vực…
1.3. Tình hình nghiên cứu về lƣu vực ở Việt Nam
Việc quản lý và phân cấp lƣu vực ở nƣớc ta đang là một vấn đề đƣợc
quan tâm trong những năm gần đây. Các lƣu vƣc sông nhất là các lƣu vực đầu
nguồn vẫn chƣa đƣợc khảo sát, đánh giá và phân cấp một cách hợp lý, các
biện pháp quản lý và bảo vệ lƣu vực thƣờng chỉ tập trung ở các phần của lƣu
vực nơi mà sự xói mòn đã xảy ra ở mức cao và sự can thiệp đƣợc xem là cấp
bách, hay ở những nơi mà các biện pháp kiểm soát xói mòn đƣợc coi là rất
quan trọng trong việc duy trì các chức năng thiết yếu mà các phần này của lƣu
vực đang nắm giữ vai trò then chốt. Một số đề tài nghiên cứu về lƣu vực ở
nƣớc ta nhƣ:
Chu Văn Chung (2007) đã ứng dụng công nghệ GIS trong phân cấp
xung yếu lƣu vực tại xã Hiếu, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu
đã xây dựng đƣợc phƣơng pháp phân cấp xung yếu của một lƣu vực; đề xuất
đƣợc phƣơng pháp quản lý lƣu vực và tài nguyên của lƣu vực.
Nguyễn Thám và Hồ Đình Thanh (2011), đã ứng dụng công nghệ GIS
thành lập bản đồ phân chia lƣu vực song phục vụ cho việc cảnh báo nguy cơ lũ
quét tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu đã đƣợc đánh giá rất cao và đƣợc đăng trên Tạp
chí khoa học Đại học sƣ phạm TP. HCM.
6


Nguyễn Tiến Chính và Trần Quang Bảo (2014), đã ứng dụng cộng nghệ
GIS nghiên cứu phân cấp đầu nguồn tại khu vực hồ thủy điện Nậm Chiến,
huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá đặc điểm

các trạng thái rừng tự nhiên, đặc điểm và hiệu quả tồng hợp các mô hình rừng
trồng cây ăn quả, các mô hình cây lƣơng thực. Trên cơ sở đó nghiên cứu đã đề
xuất đƣợc một số giải pháp sử dụng đất thích hợp cho từng cấp đầu nguồn
trong lƣu vực thủy điện Nậm Chiến.
Năm 2014, Nguyễn Trần Đăng Quang đã ứng dụng GIS phân cấp rừng
phòng hộ đầu nguồn tỉnh Gia Lai. Dựa vào các chỉ tiêu phân cấp rừng phòng
hộ đầu nguồn nhƣ: Lƣợng mƣa, độ dốc, độ cao tƣơng đối và thành phần cơ
giới, từ các giá trị chỉ tiêu đã xây dựng bản đồ phân cấp rừng phòng hộ đầu
nguồn qua kết quả thống kê diện tích lƣu vực nằm trong cấp rất xung yếu
chiếm 0,23% tổng diện tích, cấp xung yếu chiếm 82,98% tổng diện tích, cấp ít
xung yếu chiếm 16,79% tổng diện tích và đề xuất các giải pháp nhƣ: đối với
cấp xung yếu yêu cầu bảo vệ đất cao, cần xây dựng rừng phòng hộ kết hợp với
sản xuất lâm nghiệp, đảm bảo độ che phủ tối thiệu 50%, đối với cấp ít xung
yếu có độ dốc < 8 có mức độ xói mòn thấp, có khả năng và nhƣ cầu sản xuất
nông lâm nghiệp, đảm bảo tỷ lệ che phủ tối thiểu 30% và đối với cấp rất xung
yếu có nhƣ cầu cao nhất về điều tiết dòng nƣớc, danh cho việc xây dựng rừng
phòng hộ, đảm bảo độ che phủ tối thiểu 70%.
Phạm Văn Duẩn và cộng sự (2016) đã thực hiện đề tài “ Ứng dụng GIS
thử nghiệm phân cấp mức độ xung yếu đầu nguồn tại tỉnh Đắk Nông”.
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong những năm gần đây đã bắt đầu xuất
hiện các đề tài ứng dụng GIS trong nghiên cứu không chỉ với tài nguyên thiên
nhiên mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, đó là dấu hiệu của sự phát triển công
nghệ khoa học và hệ thống thông tin địa lý của tỉnh. Một số nghiên cứu đáng
kể trong địa bàn tỉnh nhƣ:

7


Một số nghiên cứu tại tỉnh Bình thuận:
Sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng Bình Thuận cùng Trung tâm Công nghệ

thông tin và truyền thông Bình Thuận (2011), đã thực hiện nghiên cứu “Ứng
dụng GIS xây dựng CSDL, bộ bản đồ phục vụ quản lý và cấp phép trong lĩnh
vực tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, đây là một trong những
nghiên cứu lớn trong lĩnh vực này của tỉnh với quy mô ở tất cả các huyện
trong tỉnh, ngoài ra còn có một số đề tài quy mô nhỏ hơn nhƣng đã đƣợc đánh
giá khá cao.
Lƣơng Thị Ánh (2015), đã nghiên cứu mô phỏng dòng chảy lƣu vực
sông Lũy (Phan Thiết – Bình Thuận). Nghiên cứu đã làm rõ đƣợc đặc điểm
địa chất và chế độ thủy văn; mô phỏng dòng chảy và đƣa ra một số giải pháp
phòng tránh lũ lụt cho ngƣời dân tại lƣu vực sông Lũy.
Tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã có 2 nghiên cứu về phân cấp
đầu nguồn của sinh viên Phân hiệu trƣờng Đại học Lâm nghiệp.
- Nguyễn Hữu Thế (sinh viên Phân hiệu trƣờng Đại học Lâm Nghiệp,
Đồng Nai - 2017) Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu phân cấp đầu nguồn lưu
vực Huy Khiêm, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.”
- Hudthaphone Sombounkhan (sinh viên Phân hiệu trƣờng Đại học Lâm
nghiệp, Đồng Nai - 2017)Khóa luận tốt nghiệp“Nghiên cứu phân cấp đầu
nguồn lưu vực La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.”
1.4. Thảo luận.
Qua một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến phân cấp đầu nguồn trên
thế giới thì nhận thấy rằng những quốc gia này rất quan tâm đến bảo vệ vùng
đầu nguồn. Còn tại Việt Nam những chuyên đề nghiên cứu thì hầu nhƣ chỉ tập
trung đến các lĩnh vực đất đai và môi trƣờng của các vùng có nguy cơ xói mòn
hoặc suy thoái đất, còn những nghiên cứu về lƣu vực đầu nguồn vẫn còn khá
ít, chủ yếu thực hiện ở các tỉnh phía Bắc.
Phân cấp đầu nguồn là một trong những lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi sự
nghiên cứu kỹ lƣỡng, bổ sung kiến thức chuyên môn, thƣờng thì chỉ có những
8



nhà nghiên cứu hay những đề tài lớn mới thực hiện, đến nay đề tài về phân cấp
đầu nguồn đã và đang thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu,
không chỉ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu mà còn nhận đƣợc sự quan tâm
của các bạn sinh viên.
Tại KBTTN Núi Ông chƣa có đề tài nào nghiên cứu về phân cấp đầu
nguồn, để nâng cao tính hiệu quả công việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
đầu nguồn, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu phân cấp đầu nguồn lƣu vực
Thác Bà, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận”.
Tôi hy vọng rằng đề tài nghiên cứu này sẽ góp một phần cung cấp đƣợc
thông tin quan trọng, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp về phát triển lƣu
vực đầu nguồn theo hƣớng bền vững.

9


Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý với từng
cấp đầu nguồn và đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng tại khu
vực nghiên cứu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng đƣợc bản đồ Phân cấp đầu nguồn cho lƣu vực Thác Bà.
- Xác định đƣợc một số đặc điểm trạng thái rừng ở các cấp đầu nguồn
tại lƣu vực.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp sử dụng đất hợp lý cho từng cấp đầu
nguồn ở lƣu vực Thác Bà.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Phân cấp đầu nguồn lƣu vực Thác Bà tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình
Thuận.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: lƣu vực Thác Bà, thuộc KBTTN Núi Ông, huyện Tánh
Linh, tỉnh Bình Thuận.
- Nội dung: Phân cấp đầu nguồn lƣu vực Thác Bà, Huyện Tánh Linh,
Tỉnh Bình Thuận.
- Đề tài sử dụng tiêu chí phân cấp đầu nguồn gồm: độ cao, độ đốc, địa
hình.
- Đề tài điều tra một số đặc điểm tầng cây cao, tầng cây thấp và lớp
thảm khô tại 3 trạng thái rừng chính gồm: rừng trung bình, rừng phục hồi,
rừng hỗn giao.

10


2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định Ranh giới lƣu vực
- Xây dựng bản đồ phân cấp đầu nguồn cho lƣu vực Thác Bà.
- Phân tích một số đặc điểm trạng thái rừng ở các cấp đầu nguồn tại lƣu
vực.
- Đề xuất giải pháp sử dụng đất thích hợp cho từng cấp đầu nguồn.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1.1. Phương pháp kế thừa
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tại KBTTT
Núi Ông, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận và các kết quả nghiên cứu trƣớc
tại khu vực nghiên cứu liên quan đến xói mòn, sử dụng đất...
- Thu thập các phần mềm, bản đồ liên quan: bản đồ địa hình, bản đồ

hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng rừng.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
a. Xác định ranh giới lƣu vực:
Sử dụng máy GPS để xác định tọa độ điểm đầu ra lƣu vực, sau đó sử
dụng bản đồ địa hình cùng với dữ kiệu DEM với sự hỗ trợ của phần mềm
ARCGIS tiến hành khoanh vẽ lƣu vực.
b. Điều tra các đặc điểm trạng thái rừng:
Sau khi phân cấp đầu nguồn lƣu vực thành 3 cấp, Lập OTC với diện
tích 500m2 tƣơng ứng với 3 cấp đầu nguồn. Vì thời gian và nhân lực hạn chế,
đề tài chọn 3 trạng thái rừng chiếm tỉ lệ lớn trong lƣu vực để điều tra đánh giá
đặc điểm các trạng thái ảnh hƣởng đến nguy cơ khô hạn và tiềm năng xói
mòn.

11


- Mỗi trạng thái rừng trên 1 cấp điều tra 1 OTC của khu vực gồm:
rừng giàu, rừng trung bình và rừng phục hồi. Nhƣ vậy đề tài lập 9
OTC với diện tích là 500 m2/OTC trong mỗi OTC sẽ tiến hành xác
định các yếu tố nhƣ sau:
12


- Trong các OTC điều tra một số đặc điểm nhƣ:
 Tầng cây cao: Sử dụng thƣớc dây 1,5m để đo đƣờng kính D1.3, dùng
thƣớc cuộn 25m để đo đƣờng kính tán cây Dt, dùng sào cao 8m để
đo chiều cao Hvn và Hdc, ngoài ra còn điều tra độ tàn che của tán
rừng, tính mật độ M và đánh giá phẩm chất cây gỗ.
 Tầng cây thấp: dùng thƣớc dây 1,5m để đo chiều cao tầng cây bụi
Hcb và lớp thảm tƣơi Htt, ngoài ra còn đánh giá độ tàn che của tầng

cây thấp (CPcb;CPtt).
 Lớp thảm khô: thu gom lớp thảm khô trong ô dạng bản 1m2 sau đó
dùng cân đồng hồ 5kg để cân lấy kết quả, khối lƣợng thảm khô của 1
OTC sẽ là trung bình cộng của 5 OTC dạng bản điều tra ở ô đó.
Kết quả điều tra đƣợc thể hiện trong mẫu sau:
Bảng 2.1: Đặc điểm tầng cây cao
Trạng
thái

Mật độ
(cây/ha)

D1,3
(cm)

DT
(m)

Hvn
(m)

Hdc
(m)

Tan
che
(%)

Sinh trƣởng
(%)

T
TB X

Bảng 2.2. Biểu điều tra lớp thảm mục
TT

Trạng thái

CP (%)

M (kg/m2)

M (kg/ha)

Bảng 2.3. Biểu điều tra tầng cây bụi và lớp thảm tƣơi
TT

Trạng thái

Cây bụi
H (m)
CP (%)

Thảm tƣơi
H(m)
CP (%)

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng các phần mềm nhƣ excel, mapinfo xử lý tính toán các số liệu
13



+ Nhập các số liệu thu thập đƣợc vào phần mềm excel và tính toán các
chỉ tiêu nhƣ: D1,3, Hvn, Hdc, Dt ...
+ Sử dụng phần mềm Mapinfo để tính toán diện tích của các trạng thái
rừng .
2.4.2.1. Phương pháp phân cấp đầu nguồn
Đề tài lựa chọn 3 tiêu chí phân cấp gồm: độ dốc, độ cao và địa hình dựa
theo phƣơng pháp phân cấp đầu nguồn do Ủy ban Sông Mê Kong áp dụng .
Các tiêu chí phân cấp đƣợc chia theo tiêu chí phân cấp của Quyết định số
61/2005/QĐ-BNN của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và quyết định
số 17/2015/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý
rừng phòng hộ, cụ thể nhƣ sau:
- Phân cấp độ cao: Dựa vào sự chênh lệch độ cao giữa mức cao nhất và
thấp nhất trong lƣu vực chia thành 3 cấp:
Bảng 2.4: Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hƣởng của độ cao tƣơng đối
Cấp
Ký hiệu Chỉ tiêu của độ cao tƣơng đối
Cấp 3
C3
1/3 độ chênh cao về phía trên (đỉnh)
Cấp 2
C2
1/3 độ chênh cao ở khoảng giữa (sƣờn)
Cấp 1
C1
1/3 độ chênh cao về khoảng dƣới (chân)
- Phân cấp độ dốc: căn cứ vào 3 kiểu địa hình khác nhau sẽ chia thanh
3 cấp nhƣ sau:
- Vùng A: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu > 50m

- Vùng B: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ 25 - 50m.
- Vùng C: Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu < 25m.
Bảng 2.5: Tiêu chí phân cấp mức độ ảnh hƣởng của độ dốc
Chỉ tiêu phân cấp theo kiểu địa hình
Vùng
Cấp
Cấp 3
Cấp 2
Cấp 1

Ký hiệu

A ( > 50m)

B ( 25 – 50m) C ( < 25m)

> 35°
25 - 35°
< 25°

> 25°
15 - 25°
< 15°

14

> 15°
8 - 15°
< 8°



- Phân cấp địa hình: Dạng địa hình đƣợc phân thành 3 dạng:
Địa hình lõm có giá trị âm.
Địa hình lồi có giá trị dƣơng.
Địa hình bằng phẳng có trị gần bằng 0.
- Phân cấp đầu nguồn: phân thành 3 dạng xung yếu:
Ít xung yếu.
Xung yếu.
Rất xung yếu.
2.4.2.2. Quy trình phân cấp đầu nguồn
Sử dụng phƣơng pháp Raster với sự hỗ trợ của phầm mềm ArcGIS 10.5
để xây dựng bản đồ phân cấp đầu nguồn và có các bƣớc thực hiện nhƣ sau:
1 Xác định hệ thống sông suối của lƣu vực từ bản đồ địa hình của lƣu
vực (DEM)
Bƣớc 1: Mở lƣu vực trong ArcMap
Bƣớc 2: Sử dụng công cụ Fill để làm bằng bề mặt của lƣu vực.
Bƣớc 3: Sử dụng công cụ Flow Direction để xác định hƣớng dòng chảy
Bƣớc 4: Sử dụng công cụ Flow Accumulation để xác định tích luỹ dòng
chảy
Bƣớc 5: Sử dụng công cụ Reclassify trong Menu Spatial Analysis để xác
định hệ thống sông suối.
Bƣớc 6: Sử dụng công cụ Stream Order để xác định bậc sông suối.
Bƣớc 7: Sử dụng công cụ Stream to Feature để chuyển sông suối dạng
Raster về Vector.
Bƣớc 8: Sử dụng phần mềm SnagIt và Powerpoint để thể hiện kết quả theo
sơ đồ nhƣ sau:
2 Khoanh vẽ lƣu vực từ DEM
- Sử dụng công cụ Watershed trong Hydrology (ArcToolbox => Spatial
Analysis)
- Chồng ghép lƣu vực đƣợc khoanh với hệ thống sông suối của lƣu vực.

15


+ Phân cấp đầu nguồn theo phƣơng pháp mô hình số hoá địa hình
(DEM):
Sử dụng bản đồ địa hình của lƣu vực, phân cấp đầu nguồn theo các tiêu
chí sau:
Độ dốc: Đƣợc chia làm 3 cấp: thấp, trung bình, cao.
Độ cao: Đƣợc chia làm 3 cấp: thấp, trung bình, cao.
Địa hình: Đƣợc chia làm 3 cấp: lõm, bằng phẳng, lồi.
1. Xây dựng bảng ma trận 2 chiều giữa cấp độ dốc và độ cao để xác định
3 cấp đầu nguồn.
2. Sử dụng công cụ Spatial Analyst Toolbar => Reclassify để chia độ dốc
thành 3 cấp: 1, 2, 3.
3. Sử dụng công cụ Spatial Analyst Toolbar => Reclassify để chia độ cao
thành 3 cấp: 10, 20, 30.
4. Sử dụng công cụ Curvature phân cấp dạng địa hình thành 3 cấp: 100,
200, 300.
5. Sử dụng công cụ Spatial Analyst Toolbar => Raster Calculator… để
chồng 3 lớp bản đồ cấp độ dốc, địa hình và độ cao.
6. Sử dụng công cụ Spatial Analyst Toolbar => Reclassify để phân cấp
đầu nguồn cho lƣu vực theo 3 cấp.
7. Tạo Layout cho bản đồ phân cấp đầu nguồn.
Bản đồ phân cấp đầu nguồn lƣu vực Thác Bà đƣợc xây dựng bằng
phƣơng pháp Rasrer theo trình tự các bƣớc nhƣ sơ đồ hình 2.1.

16


DEM THÁC BÀ


BẢN ĐỒ ĐỘ
DỐC

BẢN ĐỒ ĐỘ
CAO

BẢN ĐỒ ĐỘ
CẮT SÂU

BẢN ĐỒ PHÂN CẤP
ĐỘ DỐC

BẢN ĐỒ PHÂN
CẤP ĐỘ CAO

BẢN ĐỒ
ĐỊA HÌNH

BẢN ĐỒ PHÂN
CẤP ĐỊA HÌNH

BẢN ĐỒ PHÂN CẤP ĐẦU NGUỒN

Hình 2.1. Quy trình phân cấp lƣu vực Thác Bà

17


Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính
- Khu BTTN Núi Ông nằm trên địa bàn hành chính 2 huyện: Huyện
Hàm Thuận Nam (xã Mỹ Thạnh) và Huyện Tánh Linh (bao gồm các xã: La
Ngâu. Đức Bình, Đức Thuận, Gia Huynh, Suối Kiết và Thị trấn Lạc Tánh),
tỉnh Bình Thuận. Nằm cách TP Phan Thiết 40 km về phía Tây Bắc và cách
TP. Hồ Chí Minh 160 km về phía Bắc.
- Có tọa độ địa lý: từ 10 0 59’ đến 10 0 10’ vĩ độ Bắc và từ 107 0 33’ đến
107 0 53’ kinh độ Đông.
- Ranh giới của Khu bảo tồn: Phía Bắc, Đông Bắc giáp sông La Ngà;
Phía Nam và phía Đông Nam giáp Công ty Lâm nghiệp Sông Dinh và CTLN
Tánh Linh; Phía Đông giáp Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – KaBét;
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh lộ 720 và Quốc lộ 55
- Đặc điểm vị trí cho thấy khu vực phía Tây của KBT tiếp giáp với
nhiều khu dân cƣ và gần các trục giao thông, mặc dù tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đi lại nhƣng cũng là áp lực gây khó khăn cho công tác bảo vệ, ngăn
chặn việc tiếp cận vào Khu bảo tồn trái phép.

18


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×