Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 55 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11
MÔN ĐỊA LÍ
Câu 1. Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát
triển) là
A. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế
B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội
C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội
D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội
Câu 2. Các nước phát triển có đặc điểm là
A. GDP bình quân đầu người cao.
B. Đầu tư ra nước ngoài ít.
C. Chỉ số HDI ở mức thấp.
D. Nợ nước ngoài nhiều
Câu 3. Đặc điểm của các nước đang phát triển là
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
Câu 4. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
A. khu vực II rất cao, Khu vực I và III thấp
B. khu vực I rất thấp, Khu vực II và III cao
C. khu vực I và III cao, Khu vực II thấp
D. khu vực I rất thấp, Khu vực III rất cao
Câu 5.Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia được coi là nước công nghiệp mới (NICs) là:
A. Hàn Quốc, Xin-ga-po, In-đô-nê-xia, Braxin
B. Xin-ga-po, Thái lan, Hàn Quốc, Ác-hen-ti-na
C. Thái lan, Hàn Quốc, Braxin, Ác-hen-ti-na
D. Hàn Quốc, Xin-ga-po, Braxin, Ác-hen-ti-na
Câu 6. Trong tổng giá trị xuất, nhập khẩu của thế giới, nhóm các nước phát triển chiếm
A. 50%
B. 55%


C. gần 60%
D. hơn 60%
Câu 7. Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước phát triển là
A. giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao
B. giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao
C. giá trị đầu tư ra nước ngoài nhỏ, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao
D. giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp
Câu 8. Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển là
A. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức thấp
B. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức thấp
C. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, Chỉ số HDI ở mức cao
D. nợ nước ngoài nhiều, tuổi thọ trung bình cao, Chỉ số HDI ở mức cao
Câu 9. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có đặc trưng là
A. công nghệ có hàm lượng tri thức cao
B. công nghệ dựa vào thành tựu khoa học mới nhất
C. chỉ tác động đến lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
D. xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao
Câu 10. Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

1


B. công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
C. công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.
D. công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
Câu 11. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào thời gian
A. giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
B. cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
C. giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

D. cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
Câu 12. Số người sử dụng Internet trên thế giới năm 2006 là
A. 1000 triệu người
B. 1050 triệu người
C. 1100 triệu người
D. 1150 triệu người
Câu 13. Nền kinh tế tri thức có một số đặc điểm nổi bật là
A. trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu; tầm
quan trọng của giáo dục là rất lớn.
B. trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu;
tầm quan trọng của giáo dục là rất lớn.
C. trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu; giáo
dục có tầm quan trọng lớn.
D. trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có
tầm quan trọng lớn.
Câu 14. Nền kinh tế công nghiệp có một số đặc điểm nổi bật là
A. trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu; giáo dục có
tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế.
B. trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ
yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế.
C. trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là
chủ yếu; giáo dục có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế.
D. trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu, giáo dục có
tầm quan trọng rất lớn trong nền kinh tế.
Câu 15. Đối với nền kinh tế tri thức, tầm quan trọng của giáo dục và vai trò của công nghệ thông tin
và truyền thông lần lượt là
A. lớn và quyết định
C. rất lớn và lớn
B. rất lớn và quyết định
D. lớn và rất lớn

Câu 16. Trong nền kinh tế tri thức, tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ cho tăng trưởng kinh tế
chiếm khoảng
A. trên 60%
B. trên 70%
C. trên 80%
D. trên 90%
Câu17. Trong nền kinh tế nông nghiệp, tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ cho tăng trưởng kinh
tế chiếm khoảng
A. trên 10%
B. dưới 10%
C. trên 20%
D. dưới 20%
Câu 18. Trong nền kinh tế công nghiệp, tỷ lệ đóng góp của khoa học - công nghệ cho tăng trưởng
kinh tế chiếm khoảng
A. dưới 30%
B. trên 30%
C. dưới 40%
D. trên 40%
Câu 19. Đối với nền kinh tế công nghiệp, vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông là
A. không lớn
B. lớn
C. rất lớn
D. quyết định
Câu 20 Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là
A. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt
B. quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt
C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền Kinh tế-Xã hội thế giới
D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học
Câu 21. Xu hướng toàn cầu không có biểu hiện nào sau đây?
A. thương mại thế giới phát triển mạnh


2


B. đầu tư nước ngoài tăng nhanh
C. thị trường tài chính quốc tế thu hẹp
D. các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
Câu 22. Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là
A. 149
B. 150
C. 151
D.152
Câu 23. ĐL1103NCB. Với 150 thành viên (tính đến tháng 1/2007) tổ chức thương mại thế giới
(WTO) chiếm khoảng
A. 85% dân số thế giới
B. 89% dân số thế giới
C. 90% dân số thế giới
D. 91% dân số thế giới
Câu 24. Với 150 thành viên (tính đến tháng 1/2007) tổ chức thương mại thế giới (WTO) chi phối tới
A. 59% hoạt động thương mại của thế giới
B. 85% hoạt động thương mại của thế giới
C. 90% hoạt động thương mại của thế giới
D. 95% hoạt động thương mại của thế giới
Câu 25. ĐL1103CBH. Nhận xét đúng nhất về hoạt động đầu tư nước ngoài thời kỳ 1990 – 2004 là
A. trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu
là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
B. trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng thấp, trong đó một số hoạt
động giảm sút là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
C. trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiểm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi
lên hàng đầu là các hoạt động công nghiệp khai khoáng, cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện – điện tử.

D. trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất vật chất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên
hàng đầu là các hoạt động công nghiệp.
Câu 26. Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả
A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế
C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
Câu 27. Nhận xét đúng nhất về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới là
A. nắm trong tay nguồn của cái vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
B. nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
C. nắm trong tay nguồn của cải vật chất khá lớn và chi phối một số ngành kinh tế quan trọng
D. nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và quyết định sự phát triển của một số ngành kinh tế
quan trọng
Câu 28. NAFTA là tổ chức
A. Liên minh Châu Âu
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Chây Á – Thái Bình Dương
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
D. Thị trường chung Nam Mỹ
Câu 29. MERCÔSUR là tổ chức
A. Thị trường chung Nam Mỹ
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
C. Liên minh Châu Âu
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Câu 30. ĐL1103CBB. APEC là tổ chức
A. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
C. Liên minh Châu Âu
D. Thị trường chung Nam Mỹ
Câu 31. EU là tổ chức
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ

B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
C. Liên minh Châu Âu

3


D. Thị trường chung Nam Mỹ
Câu 32. Trong các tổ chức liên kết sau đây, tổ chức có số dân đông nhất là
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
B. Liên minh Châu Âu
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
D. Thị trường chung Nam Mỹ
Câu 33.Tổ chức liên kết kinh tế khu vực thị trường chung Nam Mỹ tính đến tháng 6-2006 có số thành
viên là
A. 3 quốc gia
B. 4 quốc gia
C. 5 quốc gia
D. 6 quốc gia
Câu 34. Tính đến tháng 1-2007, các nước vùng lãnh thổ là thành viên của Liên minh Châu Âu ( EU)

A. 25
B. 26
C.27
D.28
Câu 35. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) được thành lập vào năm
A. 1991
B. 1992
C. 1993
D. 1994
Câu 35. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm

A. 1966
B. 1967
C. 1968
D. 1969
Câu 36. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực thị trường chung Nam Mỹ được thành lập vào năm
A. 1991
B. 1992
C. 1993
D. 1994
Câu 37. Liên minh Châu Âu ( EU) được thành lập vào năm
A. 1954
B. 1955
C. 1956
D. 1957
Câu 38. Hiện nay trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng thêm khoảng
A. Gần 60 triệu người
B. Gần 70 triệu người
C. Gần 80 triệu người
D. Trên 80 triệu người
Câu 39. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra
A. ở hầu hết các quốc gia
B. chủ yếu ở các nước phát triển
C. chủ yếu ở các nước đang phát triển
D. chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ- la- tinh
Câu 40. Các nước đang phát triển hiện nay chiếm khoảng
A. 70% dân số và 80% số dân tăng hàng năm của thế giới
B. 75% dân số và 85% số dân tăng hàng năm của thế giới
C. 80% dân số và 90% số dân tăng hàng năm của thế giới
D. 80% dân số và 95% số dân tăng hàng năm của thế giới
Câu 41. Dự kiến dân số có thể ổn định vào năm 2025 với số dân khoảng

A. 6 tỉ người
B. 7 tỉ người
C. 8 tỉ người
D. 9 tỉ người
Câu 42. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2001-2005 của các nước phát triển70% dân số và
80% số dân tăng hàng năm của thế giới và đang phát triển lần lượt là
A. 1,0% và 1,2%
B. 0,1% và 1,5%
C. 0,8% và 1,9%
D. 0,6% và 1,7%
Câu 43. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình mỗi năm giai đoạn 2005-2006 của thế giới là
A. 1,2%
B. 1,4%
C. 1,6%
D. 1,9%
Câu 44. Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do
A. con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ
B. con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển
C. các sự cố đắm tàu, tràn dầu vỡ ống dầu
D. các thảm họa như núi lửa, cháy rừng…
Câu 45. Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng hàng chục tỉ tấn mỗi năm chủ yếu là do
A. con người sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều
B. các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều
C. các phương tiện giao thông ngày càng nhiều
D. hiện tượng cháy rừng ngày càng nhiều

4


Câu 46. Số người cao tuổi đang tăng nhanh hiện nay không phải ở khu vực

A. Nam Á
B. Tây Á
C. Trung Á
D. Caribê
Câu 47. Dự báo đến năm 2020, số lượng người cao tuổi trên thế giới chiếm khoảng
A. 13% tổng số dân của thế giới
B. 14% tổng số dân của thế giới
C. 15% tổng số dân của thế giới
D.16% tổng số dân của thế giới
Câu 48. Các quốc gia đã chuyển hướng vào việc tìm kiếm các biện pháp phát triển kinh tế theo chiều
sâu bắt đầu
A. từ những thập niên đầu thế kỷ XX
B. từ những thập niên giữa thế kỷ XX
C. từ những thập niên cuối của thế kỷ XX
D. từ những năm cuối của thế kỷ XX
Câu 49. Các biện pháp phát triển kinh tế theo chiều sâu không bao gồm
A. sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng
B. nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên-nhiên liệu, năng lượng
C. nghiên cứu phát triển những loại vật liệu mới, các kỹ thuật công nghệ cao
D. sử dụng nguồn lao động có tri thức qua đào tạo
Câu 50. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các
ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao như:
A. điện tử, năng lượng nguyên tử, luyện kim, công nghệ hóa dầu
B. điện tử, năng lượng nguyên tử, công nghệ hóa dâù, hàng không-vũ trụ
C. năng lượng nguyên tử, công nghệ hóa dầu, vật liệu xây dựng, dược phẩm
D. cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ hóa dầu, hàng không vũ trụ
Câu 51. ĐL1105NCB. Trong thế kỷ XX, sản xuất công nghiệp thế giới tăng
A. 15 lần trong khi thế kỷ XIX tăng 5 lần
B. 20 lần trong khi thế kỷ XIX tăng 3 lần
C. 25 lần trong khi thế kỷ XIX tăng 5 lần

D. 35 lần trong khi thế kỷ XIX tăng 3 lần
Câu 52. Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan
A. rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ổm và nhiệt đới khô
B. hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô
C. hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan
D. rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan
Câu 53. Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi
A. khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn
B. khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh
C. khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.
D. trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.
Câu 54. Châu Phi chiếm 14% dân số thế giới nhưng tập trung tới
A. 1/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới
B. 1/2 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới
C. gần 2/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới
D. hơn 2/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới
Câu 55. ĐL1106CBB. Năm 2004, 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất Châu Phi, đạt từ
4,0% trở lên là
A. Angiêri, Nam phi, Ga-na
B. Nam phi, Ga-na, Công-gô
C. An-giê-vi,Ga-na,Công-gô
D. Nam phi, An-giê-ri, Công-gô
Câu 56. ĐL1106CBB. Nhận xét đúng nhất khi so sánh một số chỉ tiêu về dân số Châu Phi với thế
giới vào năm 2005 là
A. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô cao hơn, tỉ suất gia tăng tự nhiên và tuổi thọ trung bình thấp hơn

5


B. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô thấp hơn, tỉ suất gia tăng tự nhiên và tuổi thọ trung bình cao hơn.

C. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất tăng tự nhiên cao hơn và tuổi thọ trung bình thấp hơn
D. tỉ suất sinh thô thấp hơn, tỉ suất tử thô, tỉ suất tăng tự nhiên và tuổi thọ cao hơn
CÂU HỎI TIẾP THEO
BÀI 2
Câu 1: Tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa là: (Biết)
A. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
B. Tự do hóa thương mại.
C. Kinh tế chậm phát triển.
D. Tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia.
Câu 2: Quá trình toàn cầu hóa kinh tế có mấy biểu hiện:(Biết)
A: 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 3: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế toàn cầu là biểu hiện của:(Biết)
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
D. Các công ty quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
Câu 4: Thương mại thế giới phát triển mạnh được biểu hiện qua đặc điểm:(Biết)
A. WTO với 150 thành viên chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.
B. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
C. Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới.
D. Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
Câu 5: Động lực cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các tổ chức và các nước trong khu
vực là:
A.Các nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh
B. Các tổ chức liên kết hỗ trợ cho nhau.
C.Các tổ chức vừa liên kết vừa hợp tác cạnh tranh với nhau.

D. Cạnh tranh, giúp đỡ, hợp tác với nhau.
Câu 6: Các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội đã liên kết thành các tổ chức
kinh tế đặc thù chủ yếu nhằm:
A. Tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực và của các nước trong khu vực so với thế giới.
B. Làm cho đời sống văn hóa, xã hội của các nước thêm phong phú.
C. Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn giữa các nước trong khu vực.
D. Trao đổi hàng hóa giữa các nước nhằm phát triển ngành xuất nhập khẩu trong từng nước.
Vận dụng cấp thấp:
Câu 7: Tổ chức có dân số đông nhất và GDP cao nhất là:
A. APEC
B. MERCOSUR
C. EU
D. ASEAN
Câu 8: MERCOSUR và NAFTA là hai tổ chức liên kết kinh tế thuộc:
A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Đại Dương
D. Châu Mĩ
Câu 9: Đầu tư nước ngoài năm 1990 là 1774 tỉ USD đến năm 2004 là 8895 tỉ USD. Vậy đầu tư nước
ngoài đã tăng:
A. 7121 tỉ USD B. 7200 tỉ USD C. Trên 7500 tỉ USD
D. 8000 tỉ USD.
Câu 10: Năm 2004 tổng GDP của tổ chức NAFTA là 13323,8 tỉ USD, còn tổ chức ASEAN là 799,9
tỉ USD. Vậy tổng GDP của tổ chức NAFTA gấp mấy lần tổ chức ASEAN:
A. 15,52 lần
B. 16,00 lần
C. 16,65 lần
D. 17,05 lần
Câu 11/ Tổ chức liên kết kinh tế khu vực được thành lập năm 1967 là:
a. ASEAN
b. EU
c. NAFTA

Câu 12/ Khối thị trường chung Nam Mĩ có tên viết tắt tiếng Anh là:
a. EU
b. NAFTA
c. APEC
d. MERCOSUR

d. APEC

6


Câu 13/ Tổ chức thương mại thế giới ( WTO) gồm 150 thành viên tính đến:
a. Tháng 1 -2007
b. Tháng 1 – 2006
c. Tháng 1 – 2005
d. Tháng 1 -2008
Câu 14/ Tổ chức có vai trò quyết định đối với tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới là:
a. EU
b.WTO
c. NAFTA
d. APEC
Câu 15/ Mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay đã vượt qua ranh giới các quốc gia,bất chấp sự khác
biệt về chính trị đã thể hiện tinh thần:
a. Hợp tác
b. Cạnh tranh
c. Hai bên cùng có lợi
d. Tất cả vì lợi nhuận riêng
Câu 16/ Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu nền kinh tế thế giới:
a. Thương mại thế giới phát triển mạnh
b. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh

c. Thu hẹp phạm vi hoạt động của các công ty xuyên quốc gia
d. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng
Câu 17/ Thành viên thứ 150 của WTO là:
a. Việt Nam
b. Campuchia
c. Trung Quốc
d. Liên Bang Nga
Câu 18/ Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có số lượng thành viên ít nhất là:
a. MERCOSUR
b. ASEAN
c. EU
d. NAFTA
Câu 19/ Có nhiều nước ở nhiều châu lục tham gia là đặc điểm của tổ chức liên kết kinh tế nào:
a. APEC
b. ASEAN
c. EU
d. NAFTA
Câu 20/ Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào:
a. EU và NAFTA
b. EU và ASEAN
c. NAFTA và APEC
d. APEC và ASEAN

Bài: 3

Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu

Câu 1: Dân số thế giới năm 2005 là:
A. 6747 triệu người
B. 6447 triệu người C. 6477 triệu người

Câu 2: Già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước:
A. Giàu
B. Phát triển
C. Đang phát triển
Câu 3: Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước:
A. Phát triển
B. Giàu
C. Nghèo
Câu 4: Ước tính trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất nóng lên:
A. 0,6 độ c
B. 0,7 độ c
C. 0,8 độ c

D. 6744 triệu người
D. Nghèo
D. Đang phát triển
D. 0,9 độ c

Câu 5: Nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường là do:
A. Lượng chất thải công nghiệp và sinh hoạt tăng.
B. Gia tăng dân số.
C. Tác động của con người có quy mô toàn cầu.
D. Lạm dụng phân bón hóa học.
Câu 6: Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất trên thế giới là:
A. Châu Á
B. Châu Mĩ
C. Châu Phi
D. Châu Đại Dương
Câu 7. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên sẽ gây ra hậu quả:
A. Thảm thực vật bị thiêu đốt.

B. Mực nước sông ngoài hạ thấp.
7


C. Hạ thấp mực nước ngầm
D. Nước biển sẽ tăng lên.
Câu 8: Dự báo vào năm 2100, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm:
A. 1,3 0C đến 5,80C

B. 1,40C đến 5,80C

C. 1,30C đến 5,70C

D.1,40C đến 5,70C

Câu 9: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ( đơn vị %)
Nhóm tuổi
0 - 14
15 - 64
65 trở lên
Nhóm nước
Đang phát triển
32
63
5
Phát triển
17
68
15
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước đang phát

triển và phát triển là:
A. Cột chồng

B. Miền

C. Tròn

D. Đường biểu diễn

Câu 10: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm giai đoạn 2001 -2005 của nhóm nước đang
phát triển là:
A. 1,2%
B. 1,3%
C. 1,4 %
D. 1,5%

Câu 11: Đến năm 2005, số dân của thế giới đạt:
A.Trên 6,5 tỉ người.
B.Gần 6,5 tỉ người.
C. 6 tỉ người.
D. Dưới 6 tỉ.
Câu 12: Dân số già gây ra những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?
A. Nạn thất nghiệp tăng lên.
B. Chi phí phúc lợi xã hội tăng lên.
C.Thiếu nhân lực thay thế.
D. Cả B và C đúng.
Câu 13: Tuổi thọ trung bình của các nước phát triển:
A.Thấp hơn tuổi thọ trung bình của thế giới.
B.Thấp hơn tuổi thọ trung bình của các nước đang phát triển.
C.Cao hơn tuổi thọ trung bình của thế giới.

D.Ngày càng thấp.
Câu 14: Khu vực tập trung nhiều người cao tuổi nhất thế giới hiện nay là:
A.Tây Âu.
B.Bắc Mĩ. C.Tây Á.
D.Châu Đại Dương.
Câu 15: Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là:
A.Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển
B.Khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.
C.Tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực.
D.Chất thải ra môi trường không qua xử lý.
Câu 16: Theo Liên Hiệp quốc, hiện nay trên toàn cầu có khoảng bao nhiêu người bị thiếu nước sạch:
A.1,3 tỉ người. B.1 tỉ người. C.2,3 tỉ người.
D.1,2 tỉ người.
Câu 17: Bảo vệ hòa bình và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của:
A.Toàn nhân loại
B.Các nước phát triển.
C.Các tổ chức quốc tế.
D. Các quốc gia giàu có.
Câu 18: Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là:
A.Trái đất nóng lên, khí hậu thay đổi thất thường.
B.Việc khai thác thiên nhiên quá mức của con người.
C.Nguồn chất thải độc hại từ sản xuất và sinh hoạt.
D.Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.
Câu 19: Cho bảng số liệu:
8


Gia tăng dân số tự nhiên ở một số nước năm 2005
Tỉ suất sinh
Nước

Tỉ suất tử (0/00)
(0/00)
Haiti
14,0
Ni giê
22,0
CHDC Công gô
14,0

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
(0/0)
1,9
2,4
3,1

Tỉ suất sinh ở một số nước năm 2005 lần lượt là:
A.33,0, 56,0, 45,0

B. 56,0, 33,0, 45,0

C. 33,0, 45,0, 56,0

C. 43,0, 56,0, 45,0

Câu 20: Cho bảng số liệu:

Nước
Nga
Đức
Hungari


Gia tăng dân số tự nhiên của một số nước châu Âu năm 2005
Tỉ suất sinh
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
Tỉ suất tử (0/00)
(0/00)
(0/0)
11,0
16,0
9,0
10,0
9,0
13,0

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của một số nước châu Âu năm 2005 lần lượt là:
A.-0,5; -0,1; -0,4

B. .-0,1; -0,5; -0,4

C.-0,5; -0,4; -0,1

D. .-0,6; -0,1; -0,4

BÀI 4: THỰC HÀNH TÌM HIỂU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Câu 1: Đối với các nước đang phát triển, toàn cầu hóa có cơ hội thuận lợi để: ( nhận biết )
A. Mở rộng đầu tư sang các nước khác
B. Tránh được hạn chế của hàng rào thuế quan
C. Thanh toán dần nguồn nợ nước ngoài
D. Đẩy mạnh xuất khẩu các loại máy móc và hàng tiêu dùng

Câu 2: Để biến thách thức thành cơ hội tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các nước đang phát
triển nên chọn giải pháp: ( nhận biết )
A. Mở rộng mọi lĩnh vực kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài
B. Chọn các công nghệ thích hợp với trình độ kĩ thuật trong nước
C. Đi tắt, đón đầu các công nghệ và kinh nghiệm quản lí tiên tiến của thời đại
D. Mạnh dạng phát triển các ngành dịch vụ phục vụ nhu cầu và thị hiếu lớp trẻ
Câu 3: Để nhanh chóng tiếp cận những tri thức và tiến bộ khoa học công nghệ của thời đại, các nước
đang phát triển cần ưu tiên phát triển: ( nhận biết )
A. Công nghệ điện tử - tin học
B. Công nghệ năng lượng nguyên tử
C. Công nghệ sinh học
D. Công nghệ hàng không vũ trụ
Câu 4: Chọn ý sai xu thế hòa nhập vào nền kinh tế - xã hội thế giới cũng dễ kéo theo sự hòa tan: (
nhận biết )
A. Lối sống truyền thống
B. Các giá trị đạo đức lâu đời
C. Những tinh hoa văn hóa dân tộc
D. Tự chủ kinh tế và quyền lực quốc gia
Câu 5: Ý nào không đúng, những thách thức về kinh tế hiện nay của các nước đang phát triển trước
xu thế toàn cầu hóa, đó là: ( thông hiểu )
A. Tình trạng cạnh tranh không bình đẳng với các nước lớn
B. Hàng rào thuế quan giữa các nước được xóa bỏ
9


C. Việc chấp nhận sự phân công lao động quốc tế bất lợi
D. Sự tiếp nhậ những công nghệ lỗi thời
Câu 6: Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, ngành công nghệ nào có vai trò thiết yếu đối với đời sống
và sản xuất của đại bộ phận nhân dân hiện nay ? ( thông hiểu )
A. Công nghệ hàng không vũ trụ

B. Công nghệ sinh học
C. Công nghệ năng lượng mới
D. Công nghệ nguyên tử
Câu 7: Chọn ý sai tuy hàng rào thuế quan đã bãi bỏ, nhưng các nước lớn vẫn tìm cách hạn chế sự
xâm nhập hàng hóa của các nước đang phát triển bằng hình thức: (Vận dụng )
A. Áp đặt luật bán phá giá
B. Dựng hàng rào vệ sinh và an toàn sản phẩm
C. Tăng thuế cho các mặt hàng điện tử, máy móc
D. Chính sách trợ giá cho hàng nông sản trong nước
Câu 8: Trước áp lực của xu thế toàn cầu hóa, nhu cầu nguyên nhiên liệu ngày càng lớn; các nước
đang phát triển cần khai thác tài nguyên theo hướng: (Vận dụng )
A. Khai thác mạnh nguồn khoáng sản để tăng nguồn thu ngoại tệ
B. Đẩy mạnh khai thác rừng để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp gỗ, giấy
C. Có kế hoạch khai thác, tiết kiệm, kết hợp với bảo vệ và tái tạo
D. Tìm ra các vật liệu nhân tạo để thay thế nguyên liệu cũ
Câu 9: Điều nào không xảy ra trước việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí của
xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa ? (Vận dụng )
A. Tạo bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
B. Gây tình trạng căng thẳng về việc làm
C. Đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật
D. Tạo bước phát triển tăng tốc của các ngành dịch vụ
Câu 10: Những hậu quả không mong muốn về mặt xã hội khi nước ta gia nhập vào tổ chức thương
mại thế giới WTO: ( vận dụng )
A. Sự phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài
B. Sự thao túng, độc quyền của các công ty đa quốc gia
C. Phân hóa mức sống ngày càng sâu sắc giữa các bộ phận dân cư
D. Sự thiếu bền vững và ổn định của nền kinh tế
BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
1/ Các khó khăn về mặt tự nhiên của Châu Phi có nguồn gốc chủ yếu từ:

a. Địa hình
b. Khí hậu
c. Sinh vật
d. Các nhân tố kiến tạo
2/ Tài nguyên mà đa số các nước Châu Phi thiếu trầm trọng là:
a. Các khoáng sản quí
b. Năng lượng Mặt Trời
c. Nước ngọt
d. Rừng
3/ Vấn đề nổi bật nhất trong việc sử dụng tự nhiên ở Châu Phi là
a. Phát triển thủy lợi, khai thác hợp lí các tài nguyên, phòng chống các loài sinh vật có hại
b. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản xuất khẩu, xây dựng nhiều đập nước, tiêm phòng gia súc, gia cầm
c. Đẩy mạnh chăn nuôi, treo trồng theo cách truyền thống, khai thác triệt để tài nguyên sinh vật vùng
xavan
d. Đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản để bù đắp cho những khó khăn trên đất liền
4/ Đặc điểm tài nguyên khoáng sản của Châu Phi, nhất là khoáng sản quí:

10


a. Có trữ lượng rất lớn có thể khai thác lâu dài phục vụ cho xã hội
b. Có trữ lượng lớn đang được khai thác hợp lí nên đem lại lợi ích lâu dài
c. Phân bố đồng đều đem lại lợi ích cho tất cả các nước
d. Chỉ tập trung ở một số nước, trữ lượng hạn chế, bị khai thác quá mức dẫn đến bị cạn kiệt.
5/ Châu phi là châu lục có tỉ lệ tăng dân số:
a. vào loại cao trên thế giới
b. Thấp nhất thế giới
c. Trung bình của thế giới
d. Cao nhất thế giới
6/ Gia tăng dân số của Châu Phi chủ yếu là do:

a. Tỉ suất tử thấp
b. Tỉ suất sinh thấp
c. Nhập cư cao
d. Tỉ suất sinh cao
7/ Tốc độ tăng trương GDP của Châu Phi có đặc điểm:
a. Tất cả các nước Châu Phi đều tăng trưởng với tốc độ cao
b. Tất cả các nước Châu Phi đều tăng trưởng với tốc độ thấp
c. Một vài nước tăng trưởng với tốc độ thấp còn đại đa số với tốc độ cao
d. Một số nước tốc độ cao, nhưng nhiều nước vẫn tăng trưởng chậm
8/ Châu phi có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cao hơn mức chung của thế giới dẫn đến:
a. Nền kinh tế được cải thiện nhanh chống, thu nhập bình quân sẽ tăng nhanh hon tốc độ chung của
thế giới
b. Nền kinh tế đáp ứng được nhu cầu cho số dân ngày càng tăng lên
c. Tình hình kinh tế - xã hội vẫn khó được cải thiện với tốc độ tăng như vậy vì dân số tăng quá nhanh
và trong xã hội lại nảy sinh nhiều vấn đề mới
d. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thá hợp lý hơn
9/ Giải pháp nào nhằm hạn chế tình trạng xa mạc hóa ở Châu Phi
a. Trồng rừng
b. Khai thác hợp lý tài nguyên rừng
c. Đẩy mạnh thủy lợi hóa
d. Ứng dụng cộng nghệ mới
10/ Ý nào không phải là nguyên nhân là cho nền kinh tế một số nước Châu Phi kém phát triển:
a. Bị cạnh tranh bởi các nước phát triển
b. Xung đột sắc tộc
c. Khả năng quản lý đất nước kém.
d. Từng bị thực dân thống trị lâu dài
TRẮC NGHIỆM – BÀI 5 (TIẾT 2)
Mức độ biết:
Câu 1: Phần lớn lãnh thổ của khu vực Mĩ La tinh có khí hậu:
A. Ôn đới.

B. Nhiệt đới.
C. Nhiệt đới ẩm.
D. Xích đạo.
Câu 2: Mĩ Latinh giàu nhất là nguồn khoáng sản nào?
A. Kim loại màu, kim loại hiếm, phốtphat
B. Kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu
C. Kim loại đen, kim loại màu, dầu mỏ
D. Kim loại đen, kim loại màu, kim loại hiếm
Câu 3: Đầu thế kỷ XXI tỷ lệ dân thành thị của Mi la tinh chiếm tới:
A. 55% dân số
C. 65% dân số
B. 75% dân số
D. 85% dân số
Câu 4: Trong tổng số dân cư đô thị của Mĩ la tinh có tới:

11


A. 1/4 sống trong điều kiện khó khăn
B. 1/3 sống trong điều kiện khó khăn
C. 1/2 sống trong điều kiện khó khăn
D. 3/4 sống trong điều kiện khó khăn
Mức độ hiểu:
Câu 5: Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển:
A. Cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ
B. Cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc
C. Cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ
D. Cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia đại gia súc
Câu 6: Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Mĩ la tinh giảm mạnh trong thời kỳ 1985-2004 là
do:

A. Tình hình chính trị không ổn định
B. Chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo
C. Thiên tai xảy ra nhiều, kinh tế suy thoái
D. Chính sách thu hút đầu tư không phù hợp
Mức độ vận dụng thấp:
Câu 7: Đô thị hóa tự phát của Mĩ Latinh có thể dẫn đến những hậu quả nào?
A. Người dân góp phần phát triển kinh tế các đô thị.
B. Nhà nước không cần quan tâm đến việc chia đất cho người nghèo.
C. Khoảng cách giàu – nghèo ngày càng xa.
D. Gây nên các vấn đề xã hội, môi trường bị ô nhiễm.
Câu 8: Những nước nào sau đây thuộc khu vực Mĩ La tinh?
A. Braxin, Chi Lê, Hamaica, Achentina, Panama.
B. Pêru, Chi Lê, Ixraen, Ai Cập, Venêxuêla.
C. Ấn Độ, Maroc, Hamaica, Achentina, Panama.
D. Braxin, Chi Lê, Hamaica, Nam Phi, Arập Xêut.
Mức độ vận dụng cao:
Câu 9: Cho Bảng sau: GDP và tổng số nợ của một só nước Mĩ Latinh năm 2004 (đơn vị: Tỉ USD)
Quốc gia
GDP
Tổng số nợ
Vê nê xu ê la
109,3
33,3
Pa na ma
13,8
8,8
Chi Lê
94,1
44,6
Ha mai ca

8,0
6,0
Để vẽ biểu đồ thể hiện GDP và tổng số nợ của một số nước ở Mĩ Lattinh năm 2004, biểu đồ
nào là thích hợp nhất?
A. hình cột.
B. Đường biểu diễn
C. hình tròn
D. miền.
Câu 10: Nước nào sau đây có tỉ lệ nợ cao nhất ở Mĩ Latinh?
GDP
Tổng số nợ
Quốc gia
(tỉ USD)
(tỉ USD)
Vê nê xu ê la
109,3
33,3
Pa na ma
13,8
8,8
Chi Lê
94,1
44,6
Ha mai ca
8,0
6,0
A. Vê nê xu ê la
B. Pa na ma
C. Chi lê
D. Ha mai ca

12


BÀI 5 TIẾT 3
Câu 1. Khu vực có lượng dầu mỏ khai thác nhiều nhất thế giới hiện nay là
A. Trung Á.
B. Bắc Âu.
C. Tây Nam Á.
D. Đông Âu.
Câu 2. Tây Nam Á là khu vực nổi tiếng thế giới với loại tài nguyên
A. than đá.
B. dầu mỏ.
C. kim cương.
D. quặng kim loại.
Câu 3. Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo
A. Thiên Chúa giáo.
B. Hhật giáo.
C. Hồi.
D. Do Thái.
Câu 4. Số quốc gia của khu vực Trung Á là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 5. Điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên Trung Á?
A. Khí hậu thuận lợi cho trồng bông.
B. Thảo nguyên rộng thuận lợi cho nuôi cừu và đại gia súc.
C. Khoáng sản giàu có.
D. Đất đai phù sa màu mỡ.
Câu 6. Tây Nam Á có nguồn dầu khí tập trung nhiều ở khu vực

A. phía tây.
B. phía đông.
C. ven biển Caxpi.
D. ven vịnh Pecxich.
Câu 7. Các quốc gia ở khu vực Trung Á chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi đạo
A. Phật giáo.
B. Hồi.
C. Thiên chúa giáo.
D. Do Thái.
Câu 8. Trung Á là khu vực
A. sớm xuất hiện các quốc gia có nền văn minh nổi tiếng.
B. có phần lớn dân cư theo đạo hồi.
C. thành phần dân tộc không quá phức tạp.
13


D. các nước đều thuộc Liên Bang Xô Viết trước đây.
Câu 9. Vấn đề đã nảy sinh lâu dài nhất ở Tây Nam Á, cần được giải quyết là
A. dịch bệnh hoành hành.
B. xung đột sắc tộc, tôn giáo.
C. Phân biệt chủng tộc.
D. nạn khủng bố.
Câu 10. Cho bảng số liệu:
Dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực và trên thế giới
Đơn
vị: Nghìn thùng
Lượng dầu thô khai thác Lượng dầu thô tiêu dùng
Đông Á
3418,8
14520,5

Tây Nam Á
21356,6
6117,2
Bắc Mỹ
7986,4
22226,8
Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của các khu vực nêu trên.
A. Cột đơn.
B. Cột ghép.
C. Cột chồng.
D. Đường biểu diễn.

Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC
Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á
Câu 1: Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là:
A. than, sắt
B. dầu mỏ, khí tự nhiên
C. kim loại màu
D. đồng, bô-xít
Câu 2: Trung Á được tiếp thu nhiều giá trị văn hoá cả phương Đông và phương Tây là do:
A. Tiếp giáp với Châu Âu và Châu Á
B. Dân nhập cư từ Trung Quốc và các nước phương Tây
C. Ảnh hưởng của hai tôn giáo lớn là hồi đạo hồi và đạo thiên chúa
D. Từng có “ con đường tơ lụa” đi qua
Câu 3: Dầu mỏ, khí tự nhiên của khu vực Tây Nam Á tập trung nhiều nhất ở vùng:
A. Bán đảo Tiểu Á
B. Đồng bằng Lưỡng Hà
C. Vịnh Péc-xich
D. sơn nguyên I- ran
Câu 4: Khí hậu của Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển

trồng:
A. Lúa gạo
B. Lúa mì C. Bông
D. Cao lương
Câu 5: Nhân tố có ý nghĩa quyết định của tình trạng bất ổn ở Tây Nam Á và Trung Á hiện nay là:
A. vị trí địa- chính trị chiến lược
B. Dầu mỏ và hồi giáo cực đoan
C. Đa sắc tộc và đa tôn giáo
D. Đất đai và nguồn nước ngọt
Câu 6: Tây Nam Á có vị trí địa quan trọng vì:
A. Nằm ở vị trí tiếp giáp giũa 3 châu lục Á, Âu, Phi
B. Mằm trên đường hàng hải quốc tế nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương
C. Trấn giữ con đường hàng hải quốc tế nối Tây- Đông
D. Có con đường tơ lụa đi qua nên thừa hưởng nhiều giá trị văn hoá
Câu 7: Lý do làm cho tây Nam Á và Trung Á trở thành nơi cạnh tranh của nhiều cường quốc:
A. Là nơi có nguồn dầu mỏ dồi dào
B. Là khu vực có vị trí địa chính trị quan trọng
C. Là nơi có nhiều tôn giáo
D. Tồn tại nền văn minh rực rỡ
14


Cho biểu đồ sau: Trả lời cho câu 8; câu 9; câu 10

Câu 8: Khu vực có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất thế giới ( năm 2003) :
A. Tây Âu
B. Đông Á C. Tây Nam Á
D. Bắc Mĩ
Câu 9: Khu vực có lượng dầu thô khai thác lớn nhất thế giới (năm 2003) là:
A. Bắc Mĩ

B. Đông Á C. Tây Nam Á` D. Đông Âu
Câu 10: Khu vực có lượng dầu thô chệch lệch giữa khai thác và tiêu dùng lớn nhất là:
A. Đông Á
B.Tây Nam Á
C. Bắc Mĩ D. Tây Âu

Bài 6 – Tiết 1 - TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ HOA Kì

Câu 1. Các bộ phận chính hợp thành lãnh thổ Hoa Kì hiện nay là
A. Toàn bộ lục địa Bắc Mĩ.
B. Phần trung tâm Bắc Mĩ và bán đảo Alaxca.
C. Lục địa Bắc Mĩ và quần đảo Haoai.
D. Phần trung tâm Bắc Mĩ , bán đảo Alaxca và quần đảo Haoai.
Câu 2. Vị trí địa lí Hoa Kì nằm ở
A. Tây bán cầu.
B. Đông bán cầu.
C. Bắc bán cầu.
D. Nam bán cầu.
Câu 3. Đặc điểm nổi bật của địa hình Hoa Kì là
A. Độ cao không chênh lệch giữa các vùng.
B. Cao ở phía Tây và Đông, thấp ở vùng trung tâm.
C. Độ cao giảm dần từ Tây sang Đông.
D. Độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Câu 4. Nguyên nhân cơ bản làm cho dân số Hoa Kì tăng nhanh từ ngày lập quốc đến nay là
A. Gia tăng tự nhiên. B. Tỉ suất gia tăng cơ học.
C. Tỉ suất sinh cao.
D. Tỉ suất tử thấp.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phải là lợi thế của vị trí địa lí Hoa Kì từ trước tới nay
15



A. Tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh thế giới.
B. Mở rộng với các thị trường Âu, Á, Phi.
C. Phát triển giao thông hàng hải.
D. Nằm xa khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới.
Câu 6. Đặc điểm nổi bật nhất trong phân bố dân cư Hoa Kì là
A. Mật độ dân số váo loại thấp.
B. Phân bố dân cư không đều giữa các vùng.
C. Phân bố dân cư tương đối năng động.
D. Tỉ lệ dân thành thị thấp.
Câu 7. Khó khăn lớn nhất do cộng đồng dân nhập cư mang lại cho Hoa Kì là
A. Nguồn lao động dồi dào.
B. Có cả nguồn lao động trí tuệ và lao động giản đơn.
C. Sự phức tạp về văn hóa, ngôn ngữ.
D. Tiết kiệm được chi phí đào tạo.
Câu 8. Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1800 – 2005
( Đơn vị: triệu người)
Năm
1800
1840
1880
1900
1940
1980
2005
Số dân
5
17
50

76
132
227
295,5
Để thể hiện sự tăng nhanh dân số của Hoa Kì trong giai đoạn 1800 – 2005, biểu đồ nào sau đây thích
hợp nhất?
A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền.
Câu 9. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI CỦA HOA KÌ NĂM 1950 và 2005
( Đơn vị: %)
Năm
1950
2005
Nhóm tuổi
Từ 0 - 14 tuổi
27,0
20,0
Từ 15 – 64 tuổi
65,0
68,0
Trên 65 tuổi
8,0
12,0
Để thể hiện cơ cấu theo nhóm tuổi của Hoa kì trong năm 1950 và 2005, biểu đồ nào sau đây thích
hợp nhất?
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ cột.
Câu 10. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI CỦA HOA KÌ NĂM 1950 và 2005
( Đơn vị: %)

Năm
1950
2005
Nhóm tuổi
Từ 0 - 14 tuổi
27,0
20,0
Từ 15 – 64 tuổi
65,0
68,0
Trên 65 tuổi
8,0
12,0
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Cơ cấu dân số già.
B. Cơ cấu dân số trẻ.
C. Nhóm dưới 15 tuổi có xu hướng giảm.
D. Nhóm trên 65 tuổi có xu hướng tăng.
Câu 11. Các dạng địa hình của vùng núi phía Tây gồm:
A. Núi cao, cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp, bồn địa.
B. Núi cao, đồng bằng phù sa rộng lớn, bồn địa.
C. Núi già, cao nguyên, đồng bằng phù sa rộng lớn, bồn địa.
16


D. Núi già, cao nguyên, đồng bằng, bồn địa.
Câu 12. Nhận xét không đúng về thiên nhiên của Hoa Kỳ:
A. Quốc gia rộng lớn nhất thế giới.
B. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư.

D. Nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới
Câu 13. Lãnh thổ Hoa Kỳ không tiếp giáp với:
A. Bắc Băng Dương.
B. Đại Tây Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương.
Câu 14. Về tự nhiên, Alatxca của Hoa Kỳ không có đặc điểm:
A. Là bán đảo rộng lớn.
B. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
C. Khí hậu ôn đới hải dương.
D. Có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên.
Câu 15. Nhận xét không đúng về đặc điểm tự nhiên vùng núi Coóc-đi-e là:
A. Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng Bắc-Nam.
B. Xen giữa các dãy núi là bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
C. Ven Thái Bình Dương là các đồng bằng nhỏ hẹp, đất tốt, khí hậu nhiệt đới, hải dương.
D. Có nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng lớn.
Câu 16. Nhận xét không đúng về đặc điểm tự nhiên vùng phía Đông Hoa Kỳ là:
A. Gồm dãy núi già Apalát và các đồng băngh ven Đại Tây Dương.
B. dãy núi già Apalát cao trung bình 1000-1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng rộng.
C. Đồng bằng ven Đại Tây Dương, đất phì nhiêu, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới hải dương.
D. vùng núi Apalát có nhiều than đá, quặng sắt, nguồn thủy năng phong phú.
Câu 17. Yếu tố vừa là khó khăn, đồng thời cũng là thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ là:
A. Lãnh thổ rộng lớn.
B. Có nhiều động đất và núi lửa.
C. Có tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
D. Có nhiều người nhập cư.
Câu 18. Nhận định nào sau đây không đúng về người nhập cư ở Hoa Kỳ:
A. Có nguồn tri thức lớn.
B. Mang lại lực lượng lao động dồi dào.
C. Mang theo nguồn vốn lớn.

D. Khó khăn cho giải quyết việc làm.
Dựa vào lược đồ tự nhiên Hoa Kỳ, trả lời câu 9, câu 10 dưới đây:

Câu 19. Địa hình vùng đồi núi phía Tây tác động đến khí hậu của vùng này như thế nào?
A. Ôn đới hải dương.
B. Hoang mạc, bán hoang mạc.
17


C. Cận nhiệt đới.
D. Cận nhiệt Địa Trung Hải.
Câu 20. Điều kiện tự nhiên của vùng trung tâm thuận lợi phát triển ngành kinh tế:
A. Công nghiệp luyện kim.
B. Nông nghiệp.
C. Phát triển rừng.
D. Chăn nuôi.
Bài 6 tiết 2
Câu 1. Miền Đông Bắc Hoa Kì sớm trở thành “cái nôi” của ngành công nghiệp, nhờ :
A. Dầu mỏ phong phú.
B. Giàu than và thủy điện.
C. Đồng bằng rộng lớn.
D. Nhiều kim loại quý hiếm.
Câu 2 . Nhân tố chủ yếu làm tăng GDP của Hoa Kỳ là
A. nền công nghiệp hiện đại, phát triển mạnh
B. đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp
C. sức mua trong dân cư lớn
D. nền kinh tế có tính chuyên môn hóa cao
Câu 3 . Hoa Kỳ có số sân bay nhiều
A. thứ nhất thế giới
B. thứ hai trên thế giới

C. thứ ba trên thế giới
D. thứ tư trên thế giới
Câu 4 . Chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ là sản phẩm của ngành
A. nông nghiệp
B. thủy sản
C. công nghiệp chế biến
D. công nghiệp khai khoáng
Câu 5 . Trong ngành công nghiệp khai khoáng, Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về khai thác
A. vàng, bạc
B. chì, than đá
C. phốt phát, môlipđen
D. dầu mỏ, đồng
Câu 6 . Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ đang mở rộng xuống vùng
A. phía Tây Bắc và ven Thái Bình Dương
B. phía Nam và ven Thái Bình Dương
C. phía Đông Nam và ven vịnh Mêhicô
D. ven Thái Bình Dương và vịnh Mêhicô
Câu 7 . Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kỳ như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, hóa
chất, dệt… tập trung chủ yếu ở vùng
A. Đông Bắc
B. ven Thái Bình Dương
C. Đông Nam
D. Đồng bằng Trung tâm
Câu 8. Hoa Kỳ có nền nông nghiệp phát triển và đứng hàng đầu thế giới chủ yếu là do
A. đất đai màu mỡ, sản xuất chuyên môn hóa cao, gắn liền với công nghiệp chế biến và thị
trường tiêu thụ
B. đất đai rộng lớn và màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, gắn liền với thị trường
tiêu thụ
C. đất đai rộng lớn và màu mỡ, khí hậu đa dạng, nguồn nước dồi dào, công nghiệp chế biến
phát triển

D. đất đai rộng lớn và màu mỡ, khí hậu đa dạng, nguồn nước dồi dào, cơ giới hóa cao
Câu 9 . GDP của toàn thế giới 40 887,8 tỉ USD ; GDP của Hoa Kì đạt 11 667,5 tỉ USD vào năm 2004
. Tính tỉ trọng GDP của Hoa Kì so với thế giới vào năm 2004 .
A. 28,5%
B. 29%
C. 29,5%
D. 30%
Câu 10 . Cho bảng số liệu : Cơ cấu GDP của Hoa Kì vào năm 2004
( Đơn vị : % )
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Cơ cấu GDP
0,9
19,7
79,4
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu GDP của Hoa Kì năm 2004 là :
A. Miền
B. Cột
18


C. Đường

D. Tròn

BÀI 6 TIẾT 3 THỰC HÀNH
TÌM HIỂU SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ SẢN XUẤT CỦA HOA KÌ
Câu 1: Dựa vào hình 6.6 Phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì, hãy xác
định vùng lâm nghiệp nằm chủ yếu ở khu vực:

A. Phía Đông
B. PhíaTây
C. Trung Tâm
D. Phía Bắc
Câu 2: Dựa vào hình 6.6 Phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì, hãy xác
định vùng trồng cây ăn quả và rau xanh nằm chủ yếu ở:
A. Các bang phía Bắc
B. Các bang ở giữa
C. Các bang phía Nam
D. Các bang phía Tây
Câu 3: Dựa vào hình 6.6 Phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì, hãy xác
định vùng trồng ngô, đỗ tương, bông, thuốc lá nằm chủ yếu ở:
A. Các bang phía Bắc
B. Các bang phía Tây
C. Các bang phía Nam
D. Các bang ở giữa
Câu 4: Dựa vào hình 6.6 Phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì, hãy xác
định nông sản chính ở bán đảo Alaxca là:
A. Vùng trồng lúa
B. Vùng trồng ngô
C. Vùng lâm nghiệp
D. Vùng chăn nuôi
Câu 5: Dựa vào hình 6.7 Các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì, hãy phân biệt đâu là ngành
công nghiệp truyền thống của Hoa Kì là:
A. Đóng tàu
B. Hóa dầu
C. Điện tử viễn thông
D. Chế tạo máy bay
Câu 6: Dựa vào hình 6.7 Các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì, hãy phân biệt đâu là
ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kì là:

A. Luyện kim
B. Cơ khí
C. Điện tử
D. Thực phẩm
Câu 7: Các trung tâm công nghiệp như Xittơn, Xan Phranxixcô, Lốt Angiơlet trong hình 6.7
Các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì, là đang nói đến vùng nào của Hoa Kì:
A. Phía Tây
B. Phía Đông
C. Phía Nam
D. Trung Tâm
Câu 8: Các trung tâm công nghiệp như Đalat, Hiuxtơn, Atlanta, Memphit và Niu Ooclin trong
hình 6.7 Các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì, là đang nói đến vùng nào của Hoa Kì:
A. Phía Tây
19


B. Phía Đông
C. Phía Nam
D. Trung Tâm
Câu 9: Dựa vào hình 6.7 Các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì, phân biệt đâu là trung
tâm công nghiệp có quy mô lớn :
A. Xittơn, Xen Lui, Lốt Angiơlet, Bantimo
B. Đitroi, Niu Iooc, Đalat, Hiuxtơn, Atlanta
C. Đalat, Candat Xiti, Atlanta, Memphit
D. Sicago, Bôxtơn, Lốt Angiơlet, Bantimo
Câu 10: Dựa vào hình 6.7 Các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì, phân biệt đâu là trung
tâm công nghiệp có quy mô rất lớn :
A. Xittơn, Xen Lui, Lốt Angiơlet, Bantimo
B. Đitroi, Niu Iooc, Đalat, Hiuxtơn, Atlanta
C. Đalat, Candat Xiti, Atlanta, Memphit

D. Sicago, Đitroi, Lốt Angiơlet, Philadenphia

BÀI 7( TIẾT 1)
Câu 1. Liên minh EU ra đời vào năm nào?
a. 1951
b. 1957
c. 1967
d. 1993
Câu 2: Cơ quan quyền lực cao nhất của EU là?
a. Tòa án châu Âu
b. Hội đồng bộ trưởng
c. Hội đồng châu Âu
d. Hội đồng châu Âu tối cao
Câu 3: Năm 1951 là năm ra đời của tổ chức nào sau đây?
a. Cộng đồng than và thép châu Âu
b. Cộng đồng kinh tế châu Âu
c. Cộng đồng nguyên tử châu Âu
d. Cộng đồng châu Âu (EC)
Câu 4: Tổ chức nào sau đây không là tiền thân của Liên minh châu Âu?
a. Cộng đồng than và thép châu Âu
b. Cộng đồng kinh tế châu Âu
c. Cộng đồng nguyên tử châu Âu
d. Cộng đồng quân sự châu Âu
Câu 5: Hiện nay, giá nông sản của EU thấp hơn so với thị trường thế giới là vì:
a. Áp dụng KHKT trong sản xuất
b. EU trợ cấp cho hàng nông sản
c. Sản xuất đa dạng nông sản
d. Mở rộng thị trường tiêu thụ
Câu 6: Gây trở ngại lớn nhất cho việc phát triển của EU là sự khác biệt về:
a. Chính trị, xã hội

b. Dân tộc, văn hóa
c. Ngôn ngữ, tôn giáo
d. Trình độ phát triển
Câu 7: Khoảng cách giữa vùng giàu nhất và nghèo nhất ở EU là?
a. 4 lần
b. 4,5 lần
c. 5 lần
d. 5,5 lần
Câu 8: Hiện nay EU so với thế giới đang dẫn đầu về hoạt động:
a. Đầu tư nước ngoài

20


b. Giao thông vận tải
c. Sản xuất nông nghiệp
d. Thương mại
Câu 9: Dựa vào bảng số liệu sau:
Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới
Chỉ số
EU
Hoa Kì
Nhật Bản
GDP (tỉ USD- 2004)
12690,5
11667,5
4623,4
Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP (%- 2004)
26,5
7,0

12,2
Tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới (%-2004))
37,7
9,0
6,25
Theo bảng trên, hãy nhận xét về GDP của EU so với Hoa Kì và Nhật Bản?
a. GDP của EU cao hơn Hoa Kì và Nhật Bản
b. GDP của Nhật Bản thấp hơn Hoa Kì và EU
c. GDP của Hoa Kì thấp hơn EU và Nhật Bản
d. GDP của Hoa Kì và Nhật Bản thấp hơn EU
Câu 10: Dựa vào bảng số liệu sau:
Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới
Chỉ số
EU
Hoa Kì
Nhật Bản
GDP (tỉ USD- 2004)
12690,5
11667,5
4623,4
Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP (%- 2004)
26,5
7,0
12,2
Tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới (%-2004))
37,7
9,0
6,25
Theo bảng trên, hãy nhận xét về tỉ trọng xuất khẩu GDP của EU so với Hoa Kì và Nhật Bản?
(VẬN DỤNG)

a. Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của EU cao hơn Nhật Bản và Hoa Kì
b. Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của Nhật Bản cao hơn Hoa Kì, thấp hơn EU
c. Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của Hoa Kì thấp hơn EU và Nhật Bản
d. Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của Hoa Kì và Nhật Bản thấp hơn EU

Câu 11. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh Châu Âu ( EU) vào năm
A. 1992
B. 1993
C. 1996
D. 1992
Câu 12. EU là bạn hàng lớn nhất của: ( nhận biết )
A. Nhật Bản B. Châu Phi C. Hoa Kì D. Các nước Đang phát triển
Câu 13: Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP của EU năm 2004 là bao nhiêu?
A. 36,7 %.
B. 12,5 %.
C. 26,5 %.
D. 37,5 %.
Câu 14. Tiền thân của EU ngày nay là :
A. Cộng đồng thương mại châu Âu
đồng nguyên tử châu Âu
C. Cộng đồng Than và thép châu Âu
D. Cộng đồng kinh tế châu Âu
Câu 15. Gây trở ngạy lớn nhất cho việc phát triển EU là sự khác biệt về.
A. Trình độ phát triển của các nước thành viên.
B. Dân tộc, văn hóa.
C. Ngôn ngữ.
D. Chính trị, xã hội.
Câu 16. Mục đích của sự hình thành và phát triển EU là:
A. Xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các thành viên.
B. Tăng cường liên kết toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

C. Liên kết lợi ích kinh tế của các thành viên.
D. Lập hàng rào thuế quan chung đối với bạn hàng.

B. Cộng

Câu 17: Dựa vào bản đồ Liên minh Châu Âu- năm 2007 hãy: cho biết các nước gia nhập EU 1973
21


A. Ailen, pháp, Đức
C. Đan Mạch, Anh, Ailen

B. Thụy Điển, Anh, Ba Lan
D. Tây Ban Nha, Phần Lan, Anh.

Câu 18 : Dựa vào bản đồ Liên minh Châu Âu- năm 2007 hãy: cho biết các nước tham gia thành lập
EU năm 1957.
A. Pháp, Đức, Anh, Liên Bang Nga, Bỉ, Áo
B. Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua
C. Anh, Liên Bang Nga, Bỉ, Italia, Áo, Pháp
D. Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua, Anh, Áo, Litva.
Câu 19: Cho bảng số liệu:
Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đề thế giới
Chỉ số
EU
Hoa Kì
Số dân ( triệu người –
459,7
296,5
2005)

GDP ( tỉ USD- 2004)
12690,5
11667,5
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên.
A. Tỉ trọng GDP của EU lớn hơn Hoa Kì và Nhật Bản.
B. GDP của EU, Hoa Kì và Nhật Bản đều cao.
C. Phần trăm GDP Hoa kì lớn hơn Nhật Bản.
D. Tỉ trọng GDP của EU, Hoa Kì, Nhật Bản đều tăng.
Câu 20. Cho biểu đồ tròn về một số chỉ số của EU so với thế giới.

Nhật Bản
127,7
4623,4

+ Mẫu ma trận :

22


Dựa vào biểu đồ trên em hãy chọn nhận xét đúng nhất về vị thế của Eu trên thế giới.
A. Diện tích nhỏ, dân số lớn, xuất khẩu lớn.
B. Dân số nhỏ, diện tích nhỏ, xuất khẩu lớn.
C. Dân số, diện tích, xuất khẩu đều nhỏ.
D. Dân số, diện tích, xuất khẩu đều lớn.

Câu 21. Thời điểm được coi là năm ra đời của Liên minh Châu Âu là:
A. năm 1951.

B. năm 1957.


C. năm 1958.

D. năm 1967.

Câu 22. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm:
A. 1957

B. 1958

C. 1967

D. 1993

Câu 23. Từ 6 nước thành viên ban đầu, đến đầu năm 2007 EU đã có số nước thành viên là:
A. 15

B. 21

C. 27

D. 29

Câu 24.Năm 2004, so với toàn thế giới dân số của EU chiếm:
A. 5,2%

B. 6,5%

C. 7,1%

D. 7,5%


Câu 25. Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị của EU đều do:
A. Chính phủ các quốc gia thành viên giải quyết
B. Toàn án Châu Âu giải quyết
C. Các cơ quan đầu não của EU giải quyết
D. Ủy Ban Liên minh Châu Âu giải quyết
Câu 26. Kinh tế của EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động:
A. Xuất, nhập khẩu
B. Đầu tư nước ngoài
C. Tài chính, ngân hàng
D. Giao thông và thông tin liên lạc
Câu 27. EU trở thành một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu TG là nhờ:
A. Đẩy mạnh hợp tác, đầu tư nước ngoài với các tổ chức, khu vực lân cận
B. Xây dựng và phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, con người, tiền vốn
giữa các nước thành viên
C. Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỷ trọng xuất khẩu/ GDP của EU đều đứng đầu thế
giới
D. Tăng cường hợp tác trên lĩnh vực an ninh và đối ngoại
23


D. EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới, đứng đầu thế giới về GDP (2005)
Câu 28. Ý nào sau đây không phải là mục đích của EU:
A. Tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
B. Tự do lưu thông con người và tiền vốn.
C. Hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh, đối ngoại.
D. Hợp tác, liên kết chủ yếu về kinh tế
Câu 29. Nhận xét đúng nhất về việc EU không tuân thủ đầy đủ các qui định của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) là:
A. Không trợ cấp cho hàng nông sản của các nước thành viên.

B. Hạn chế nhập khẩu đối với các mặt hàng ‘nhạy cảm’ như than, sắt.
C. Không áp đặt mức phạt thế quan với các mặt hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn so với giá ở nước
xuất khẩu.
D. Giá nông sản các nước thành viên luôn cao hơn so với các nước TG
Câu 30. Trong chính sách đối ngoại và an ninh chung của Liên minh châu Âu (EU) không có
nội dung về:
A. Hợp tác trong chính sách đối ngoại.
B. Phối hợp hành động đẻ giữ gìn hòa bình.
C. Hợp tác trong chính sách nhập cư.
D. Hợp tác về chính sách an ninh.
Bài 7 – tiết 2: EU – Hợp tác cùng phát triển
Câu 1. Đồng tiền chung Ơ-rô của EU được đưa vào giao dịch thanh toán từ năm: (biết)
A. 1989
B. 1995
C. 1997
D. 1999
Câu 2. Tính đến năm 2004, số nước thành viên của EU sử dụng đồng Ơ-rô làm đồng tiền chung
là: (biết)
A. 13 nước.
B. 15 nước.
C. 16 nước.
D. 17 nước.
Câu 3. Các nước sáng lập ra tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt là: (biết)
A. Đức, Pháp, Anh.
B. Đức, Ý, Anh.
C. Pháp, Tây Ban Nha, Anh.
D. Anh, Pháp, Hà Lan.
Câu 4. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ được hoàn thành vào năm: (biết)
A. 1990
B. 1994

C. 1995
D. 1997
Câu 5. Quốc gia được đánh giá là giữ vai trò hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển EU là:
(hiểu)
A. Anh và Đức.
B. Pháp và Đức.
C. Bỉ và Anh.
D. Hà Lan và Anh.
Câu 6: Nhận xét đúng nhất về tự do lưu thông ở Thị trường chung châu Âu là: (hiểu)
A. con người, hàng hóa, cư trú.
B. dịch vụ, hàng hóa, tiên vốn, con người.
C. dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc.
D. tiền vốn, con người, dịch vụ.
Câu 7: Ý nào không phải là lợi ích mà đường hầm giao thông dưới biển Măng – Sơ đem lại?
A. vận chuyển hàng hóa thuận lợi từ Anh sang châu Âu lục địa và ngược lại
B. có thể cạnh tranh với vận tải hàng không trong tương lai vì chi phí vận chuyển thấp hơn
C. gia tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển giữa các nước trong EU
24


D. người dân có thể đi lại dễ dàng hơn từ Anh sang châu Âu lục địa và ngược lại bằng phương tiện ô
– tô
Câu 8. Một công ty viễn thông của Hà Lan có thể đảm nhận 1 hợp đồng ở bên trong nước Đan
Mạch mà không phải xin giấy phép của chính quyền Đan Mạch, đó là ví dụ thể hiện lợi ích:
A. tự do lưu thông tiền vốn
B. tự do lưu thông hàng hóa
C. tự do lưu thông dịch vụ
D. tự do di chuyển
Câu 9: biểu hiện nào sau đây không nằm trong các mặt tự do lưu thông ở EU:
A. người Anh có thể làm việc và hưởng các quyền lợi như người bản xứ ở bất kỳ quốc gia thành viên

nào
B. một công ty du lịch của Pháp có thể đảm nhận một hợp đồng bên nước Tây Ban Nha mà không
phải xin giấy phép của chính quyền sở tại
C. một người Thụy Điển có thể dễ dàng mở tài khoản tại các nước thành viên khác
D. một người Hà Lan có thể dễ dàng đổi giấy tờ tùy thân để trở thành công dân của nước Đức

Câu 10. Dựa và hình bên, xác định tổ hợp công nghiệp hàng không E-Bớt có trụ sở đặt ở:
A. Li-vơ-pun (Anh).
B. Hăm-buốc (Đức).
C. Tu-lu-dơ (Pháp).
D. Boóc- đô (Pháp).

Bài 7. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) (tiếp theo)
Tiết 3. THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
Câu 1. Kinh tế các nước EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động :
A. Xuất nhập khẩu
B. Đầu tư nước ngoài
C. Tài chính, ngân hàng
D. Giao thông và thông tin liên lạc
Câu 2. Người dân của các nước thành viên EU có thể mở tài khoản tại các ngân hàng của các
nước khác là hình thức biểu hiện của:
A. Tự do di chuyển.
C. Tự do lưu thông tiền vốn.
B. Tự do lưu thông dịch vụ.
D. Tự di lưu thông hàng hóa.
Câu 3. Người dân của các nước thành niên có thể làm việc ở mọi nơi trong EU là hình thức biểu
hiện của:
A. Tự do di chuyển.
C. Tự do lưu thông tiền vốn.

B. Tự do lưu thông dịch vụ.
D. Tự di lưu thông hàng hóa.
25


×