Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phương án đầu tư và kinh doanh nước đóng chai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.71 KB, 15 trang )

PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ & CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI
I.

TỔNG QUAN

Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng và lắp đặt dây chuyền sản xuất nước
uống đóng chai…….
Nguồn vốn thực hiện: Nguồn vốn do chủ đầu tư tự huy động
Cơ quan chủ quản, Chủ đầu tư dự án:
Thời gian thực hiện: 03 tháng, từ tháng
Địa điểm thực hiện, diện tích sử dụng:
- Diện tích sử dụng: ……….m2.
II.

BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT

Hiện tại, trên địa bàn thành phố nói riêng và tỉnh nói chung đang có rất nhiều
cơ sở sản xuất nước uống đóng chai với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu tập trung
hình thức hộ gia đình. Các cơ sở sản xuất này sử dụng dây chuyền công nghệ đơn
giản, có công suất thấp, không đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật. Nguồn nước
sử dụng để sản xuất chủ yếu là từ nguồn nước ngầm, hoặc nguồn nước mặt từ các
hồ thủy lợi, do vậy không đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng nguồn nước, các
tiêu chí về tính chất hóa, lý, vi sinh vật theo quy định của Bộ Y tế đối với nước
uống đóng chai. Ngoài ra, còn có các nguồn cung cấp sản phẩm nước uống đóng
chai khác trên địa bàn tỉnh từ các nhà sản xuất lớn như AQUAFINA, LAVIE, ...
Tuy nhiên, giá thành của các sản phẩm này tương đối cao do được phân phối qua
nhiều khâu trung gian, các đại lý bán lẻ,...
Xưởng sản xuất nước uống đóng chai ….thuộc ………được đầu tư lắp đặt
dây chuyền công nghệ lọc RO của Mỹ với công suất thiết kế 1.000 lít/giờ được
hoàn thành và đưa vào sử dụng kể từ năm 2007 bước đầu đã đáp ứng được một


phần nhu cầu sử dụng nước uống đóng chai của tổ chức và người dân trên địa bàn
thành phố. Chất lượng nước tại nhà Xưởng sản xuất được đánh giá tốt, đáp ứng
được các chỉ số lý hóa, vi sinh vật theo quy định, đặc biệt là chất lượng nước
nguồn lấy từ nhà máy nước sạch đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo quy định của
Bộ Y tế, do vậy, chất lượng nước uống đóng chai của Xưởng sản xuất nước luôn
luôn đảm bảo về chất lượng.

1


Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng lớn mạnh của các cơ sở sản xuất trên
địa bàn, đặc biệt là cạnh tranh về giá cả, mẫu mã sản phẩm đang là vấn đề bức xúc
đặt lên hàng đầu đối với việc sản xuất và kinh doanh nước uống đóng chai. Và chi
phí để đầu tư một dây chuyền công nghệ sản xuất nước đóng chai đáp ứng được
các yêu cầu kỹ thuật thường rất cao; do đó, một sản phẩm đảm bảo chất lượng sẽ
có giá thành tương đối cao, khó cạnh tranh với những sản phẩm khác cùng loại.
Mặt khác, dây chuyền sản xuất nước đóng chai hiện nay đã xuống cấp, công
suất không đủ đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn thành phố. Mẫu
mã sản phẩm không còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên dẫn đến việc
người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn những sản phẩm khác đẹp hơn, có giá thành
rẻ hơn, đáp ứng được yêu cầu về tính thẩm mỹ, tiện dụng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước uống đóng chai cho người dân và tổ
chức trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận, đảm bảo chất lượng nước đóng chai đạt
tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân, tránh các bệnh tật do sử dụng nguồn nước không đảm bảo gây ra, việc
đầu tư xây dựng và lắp đặt dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai công suất
6.000 lít/giờ là rất cần thiết.

A-PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ
I.


MỤC TIÊU

Nâng công suất sản xuất nước đóng chai từ 1.000 lít/giờ lên 6.000 lít/giờ
thông qua việc lắp đặt mới hệ thống dây chuyền sản xuất nước tự động, sử dụng
công nghệ lọc nước của Mỹ.
Đảm bảo chất lượng nước sản xuất đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn thực
phẩm theo quy định của Bộ Y tế tại QCVN 6-1:2010/BYT đối với sản phẩm nước
uống đóng chai.
Đảm bảo sản lượng sản xuất đủ cung ứng theo nhu cầu thị trường, đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, giá cả.
III.

TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ
1) Tổng quan:

2


Dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai công suất 6.000 lít/giờ sẽ cung
cấp đầu ra khoảng 1.300 chai nước dung tích 500ml, 1.000 chai nước dung tích
300ml, 200 chai nước dung tích 1,5 lít và 193 bình dung tích 20 lít. Giả định dây
chuyền sản xuất nước hoạt động liên tục với công suất 8 giờ/ngày thì sản lượng
đầu ra sẽ đạt như sau:
- Chai 300ml:
- Chai 500ml:
- Chai 1,5 lít:
- Bình 20 lít:
Dân số tỉnh:
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Thành phố/Huyện

8.000 chai;
10.400 chai;
1.600 chai;
1.540 bình;
Dân số (người)
2017

Dân số (người)
2020


Dân số (người)
2025

112.153

123.368

135.705

93.322

102.654

112.920

17.861

19.647

21.612

24.743

27.217

29.939

150.773


165.850

182.435

205.701

226.271

248.898

124.844

137.328

151.061

84.084

92.492

101.742

23.820

26.202

28.822

23.865
39.066

181.385
70.494
39.096
26.966
142.150
79.521
31.962

26.252
42.973
199.524
77.543
43.006
29.663
156.365
87.473
35.158

28.877
47.270
219.476
85.298
47.306
32.629
172.002
96.220
38.674

3



1.471.806

Tổng cộng

1.621.007

1.782.915

Dự báo nhu cầu sử dụng nước uống đóng chai:
T
T

Tên các chỉ tiêu

Đơn vị

2017

2020

2025

1.621.007

1.782.915

10%

15%


1

Dân số và lao động

2

Mức độ phục vụ toàn bộ

%

1.471.80
6
7%

3

Số người sử dụng nước

Người

103.026

162.101

267.437

4

Nhu cầu sử dụng/ngày


4.1 Chai 300ml (8% người sử dụng)

Chai

8.242

12.968

21.395

4.2 Chai 500ml (10% người sử dụng)

Chai

10.303

16.210

26.744

4.3 Chai 1,5 lít (1,5% người sử dụng)
Bình 20 lít (81% người sử dụng;
4.4 tối thiểu 2,6 bình/tháng/hộ; Bình
quân 4,5 người/hộ)
5 Tổng nhu cầu cấp nước trung bình

Chai

1.545


2.432

4.012

Bình

1.597

2.513

4.146

Lít/giờ

5.236

8.238

13.592

%

15%

15%

15%

Người


6

Tỷ lệ nước thất thoát (% /giờ)

7

Lượng nước thất thoát/giờ

Lít/giờ

785

1.236

2.039

8

Lượng nước sản xuất /giờ

Lít/giờ

6.021

9.474

15.630

Lượng nước cần sản xuất trong

giờ dùng lớn nhất

m3/ngà
y

6.000

10.000

15.000

2) Các kết quả chủ yếu của dự án:
Đầu tư lắp đặt mới dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai công suất
6.000 lít/giờ vận hành tự động, bao gồm:
+ Hệ thống tiền lọc:
(a) Bơm lọc công suất 5,5 Hp;
(b) 01 bồn lọc than hoạt tính khử mùi (900, cao 1,8m) sử dụng vật liệu than
hoạt tính, cát lọc thạch anh, tích hợp van xúc xử tự động;
(c) 01 bồn lọc than hoạt tính khử mùi (325, cao 1,35m) sử dụng vật liệu hạt
mềm cation, cát lọc thạch anh, tích hợp van xúc xử tự động;
(d) Bộ lọc PP 5, 40” vỏ inox;

4


(e) Bồn muối tái sinh hạt nhựa, sử dụng muối tinh khiết dạng viên;
(f) Hệ thống điện điều khiển, đồng hồ áp lực và thiết bị phụ trợ;
+ Hệ thống lọc RO: công suất 6.000 lít/giờ, bao gồm 04 màng lọc RO, công
suất 1.500 lít/giờ/cột lọc; 03 vỏ cột lọc; đồng hồ đo áp, máy bơm trục đứng và các
thiết bị phụ trợ;

+ Hệ thống xử lý vi sinh gồm 02 bộ lọc tinh PP20”, 02 bộ đèn tia cực tím
(UV) công suất 5.000 lít/giờ/bộ, máy bơm và các thiết bị phụ trợ;
+ Hệ thống chiết tự động:
(a) Hệ thống chiết bình 20 lít, công suất 200 bình/giờ, gồm hệ thống vòi
châm, vòi chiết, máy vặn nắp bình tự động, máy rửa bình và tráng nước tinh khiết;
thùng sấy nhiệt
(b) Hệ thống chiết chai (300ml, 500ml và 1,5 lít) công suất 3.000 – 4.000
lít/giờ, gồm máy xúc rửa (8 vòi), máy chiết (8 vòi), máy vặn nắp chai, hệ thống cấp
nắp tự động, thùng sấy nhiệt;
+ Hệ thống băng chuyền, tủ điều khiển, máy phun ngày sản xuất và thiết bị
phụ trợ khác.
Đầu tư xây dựng, cải tạo khu vực xưởng sản xuất, diện tích 370m 2, bao gồm
khu nhà xử lý nước, khu nhà thiết bị lọc, khu chiết xuất, khu xúc xả, khu nhà băng
chuyền đóng chai, khu vệ sinh, hệ thống thoát nước thải, nhà kho, ...
3) Các chỉ tiêu cảm quan, hóa lý, vi sinh vật theo tiêu chuẩn QCVN6-1-2010BYT của Bộ Y tế:
Nguồn nước đầu vào: nước sạch đã qua xử lý tại nhà máy nước Tam Kỳ.
Lưu lượng xử lý: 6.000 lít/giờ.
Tiêu chuẩn nước uống đóng chai: QCVN6-1-2010-BYT của Bộ Y tế.
3.1. Chỉ tiêu cảm quan:
TT
1
2
3

Tên chỉ tiêu
Màu sắc, TCU không lớn hơn
Độ đục, NTU không lớn hơn
Mùi, vị

Mức

15
2
Không mùi, không vị

5


3.2. Chỉ tiêu lý, hóa và vi sinh vật:
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.

22.
23.
24.
25.
26.

TÊN CHỈ TIÊU
Chỉ tiêu lý, hóa
Hàm lượng Sb
Hàm lượng As
Hàm lượng Ba
Hàm lượng B
Hàm lượng Bromate
Hàm lượng Chlorate
Hàm lượng Chlorite
Hàm lượng Cd
Hàm lượng Cr
Hàm lượng CNHàm lượng Clo dư
Hàm lượng Pb
Hàm lượng Hg
Hàm lượng Mo
Hàm lượng Cu
Hàm lượng Ni
Hàm lượng Se
Hàm lượng NO3Hàm lượng NO2Hàm lượng Mn
Hàm lượng FChỉ tiêu vi sinh vật
E.Coli
Coliforms
S. feacal
Bào tử vi khuẩn kị

khí khử sunphit
P.aeruginosal

ĐVT

PHƯƠNG PHÁP THỬ

MỨC CHO PHÉP

mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L


SMEWW 3114 B(A)
TCVN 6626:2000(A)
SMEWW 3113 B(A)
SMEWW 4500- B C
ISO 15061:2001

SMEWW 3113 B(A)
TCVN 6222:2008(A)
SMEWW 4500- CN-(A)
SMEWW 4500-Cl B(A)
TCVN 6193:1996(A)
TCVN 7877:2008(A)
SMEWW 3113 B(A)
TCVN 6193:1996(A)
SMEWW 3113 B(A)
SMEWW 3113 B(A)
TCVN 6180:1996(A)
TCVN 6178:1996(A)
TCVN 6002:1995(A)
AOAC 939.11(2010)(A)

0,02
0,01
0,7
0,5
0,01
0,7
0,7
0,003

0,05
0,07
5
0,01
0,006
0,07
2
0,07
0,01
50
3
0,4
1,5

CFU/250mL
CFU/250mL
CFU/250mL

TCVN 6187-1:2009(A)
TCVN 6187-1:2009(A)
TCVN 6189-2:2009(A)

0
0
0

CFU/50mL

TCVN 6191-2:1996(A)


0

CFU/250mL

ISO 16266:2006

0

TCVN 6494-4:2000
(ISO 10304-4-1997)

6


Nước nguồn
đầu vào

Bồn lọc

4) Sơ đồBơm
dâylọc
chuyền công nghệ:than hoạt tính

Cation

Bồn lọc
làm mềm nước

Muối tái sinh


Bồn chứa nước
trung gian

Bồn lọc
Thẩm thấu ngược

Lọc tinh

Màng lọc 5

Bơm trục đứng
Lọc RO

Khử trùng

Tia UV

Bồn chứa nước
thành phẩm

7
Hệ thống chiết, rót,
đóng chai


Máy tạo khí Ozon

IV.

THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ


1) Nguồn nước đầu vào:
Nguồn nước đầu vào của hệ thống sử dụng nguồn nước đã qua xử lý tại nhà
máy nước sạch đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt theo quy định của Bộ Y tế; do
vậy, trong hệ thống không cần sử dụng bộ lọc thô nhằm lọc các chất cặn bã lơ lửng
trong nước. Nước nguồn đầu vào sẽ được đưa trực tiếp đến bộ lọc than hoạt tính.
2) Bộ lọc than hoạt tính:
Bộ lọc than hoạt tính gồm có lớp than hoạt tính giúp khử mùi, khử màu
trong nước; lớp cát thạch anh giúp giữ lại các kết tủa của các kim loại nặng để lọc
sâu, nhằm loại bỏ hoàn toàn các chất kết tủa này.
5) Bộ lọc làm mềm nước:
Sử dụng vật liệu cation, tạo quá trình trao đổi ion làm mềm nước. Mục đích
của quá trình này là nhằm khử các chất gây độ cứng cho nước như Ca 2+, Mg2+. Các
ion này không tan trong nước, là nguyên nhân chính gây ra độ cứng của nước.
Nước nguồn sẽ được qua thiết bị làm mềm nước bằng cách cho tiếp xúc với
hạt nhựa trao đổi ion- loại cation Na+. Tất cả các muối có trong nước sau khi qua
làm mềm chuyển thành muối Natri, còn các kim loại khác như Ca, Mg, Fe,… bị
giữ lại ở hạt nhựa cation. Chuẩn độ cứng của nước đã qua xử lý thực tế có thể bằng
không, độ pH và độ kiềm không thay đổi. Nước sau khi qua hệ thống trao đổi ion
hàm lượng sắt đã đưa về tiêu chuẩn cho phép 0,3 mg/l và độ cứng cũng đưa về tiêu
chuẩn của nước tinh khiết.
Theo mức độ lọc nước qua lớp cation trong các bình lọc ngày càng nhiều
nhóm hoạt tính của nó được thay thế bằng ion canxi và magie của nước. Cuối cùng
khả năng trao đổi của cation hoàn toàn bị kiệt vì tất cả các nhóm hoạt tính của
chúng đã bị thay thế bằng ion canxi và magie. Để khôi phục lại khả năng trao đổi
của cation, tiến hành rửa lớp vật liệu lọc bằng dung dịch tái sinh có nồng độ cao
8


của ion Na+. Quá trình hoàn nguyên tiến hành cho đến khi đại bộ phận nhóm hoạt

tính của cation đã được thay thế bằng ion Na+. Sau khi hoàn nguyên lại tiến hành
lọc nước để tiếp tục làm mềm.

6) Cụm lọc tinh:
Cụm lọc tinh được lắp đặt bao gồm 2 bộ lõi lọc PP cấu tạo bởi sợi
polipropylen và 1 bộ lõi lọc than hoạt tính với kích thước khe lọc 5µm. Nước sau
hệ thống lọc áp lực được bơm qua cụm lọc tinh để làm sạch tối ưu, loại bỏ các cặn
bẩn lớn hơn 5 micron, khử mùi, các hợp chất từ clorine và khuẩn coliform trong
nước.
7) Hệ thống lọc RO:
Màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phân tử nước nhờ
áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra 1 dòng chảy mạnh đẩy các thành phần hóa
học, các kim loại, tạp chất,... có trong nước chuyển động mạnh, văng ra vùng có áp
lực thấp hay trôi theo dòng nước ra ngoài theo đường thải. Trong khi đó các phân
tử nước thì lọt qua các mắt lọc kích cỡ 0,001 micron nhờ áp lực dư, với kích cỡ
mắt lọc này thì hầu hết các thành phần hóa chất kim loại, các loại vi khuẩn đều
không thể lọt qua. Do đó nước qua giai đoạn lọc này đảm bảo sạch theo tiêu chuẩn.
8) Hệ thống tiệt trùng O3/Tia UV:
Nước sau lọc RO được khử trùng bằng khí Ozone và chiếu tia cực tím UV
để đảm bảo tiêu diệt toàn bộ các vi sinh vật, vi trùng có hại cho sức khỏe con
người. Nước sau khi tiệt trùng đảm bảo đạt tiêu chuẩn nước uống tinh khiết.
9) Dây chuyền đóng chai:
Nước sau khi được xử lý, tiệt trùng sẽ được chứa trong bồn chứa nước thành
phẩm.
Dây chuyền đóng chai được chia thành 02 loại: dây chuyền đóng bình 20 lít
tự động và dây chuyền đóng chai 1,5 lít, 500ml và 300ml.
Chai, bình sau khi được xúc xử tự động, khử trùng và tráng nước tinh khiết
sẽ được đưa vào bằng chuyền inox đến vòi chiết rót, qua máy vặn nắp tự động. Tại
đây, sau khi bình/chai được đóng nắp sẽ được đặt màng co, nhãn bằng phương
9



pháp thủ công và chuyển đến thùng sấy nhiệt và máy phun ngày sản xuất và đến
băng chuyền đầu ra.
Đối với loại chai đóng lốc sẽ được bọc màng co và chuyển đến thùng hấp
nhiệt cho loại lốc 12 chai và 24 chai.
V.

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

1) Nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn vay thương mại
2) Tổng mức đầu tư: 8.876.123.800 đồng
ĐVT: VNĐ

TT

Hạng mục

I

Hệ thống xử lý và dây chuyền
sản xuất

ĐVT

Số lượng

3.530.000.000

Thuế VAT (10%)

II

353.000.000

Tổng I:

3.883.000.000

Xây dựng nhà xưởng

2.500.000.000

III Dự phòng:

200.000.000

Tổng cộng (I + II + III):
IV
1

Thành tiền

6.583.000.000

Chi phí mua sắm vật tư, công cụ
dụng cụ
Vỏ bình (mua 60% lượng dùng
năm đầu tiên)

2.293.123.880

1.910.123.880

2

Máy vi tính + máy in

Bộ

2

20.000.000

3

bàn ghế

Bộ

2

3.000.000

4

Xe tải

Xe

1


350.000.000

5

Chi mua sắm khác
Tổng cộng: (I + II + III + IV)

V

10.000.000
8.876.123.880

Cơ cấu nguồn vốn:
Vốn DN tự có
Vốn vay TM

15% 1.331.418.582
85% 7.544.705.298

Lãi suất vay

12%

10


B- CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
I.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC


Để việc đầu tư dây chuyền công nghệ nước uống đóng chai công suất 6000
lít/giờ đạt được hiệu quả tối ưu nhất, chiến lược kinh doanh đúng đắn là một phần
tất yếu làm nên sự thành công cho toàn bộ dự án.
Chiến lược kinh doanh sẽ phân tích sơ bộ về cơ hội cũng như yếu điểm của
khi thâm nhập vào thị trường nước uống đóng chai hiện nay. Bên cạnh đó, cũng sở
hữu những thế mạnh cạnh tranh riêng cần được khai thác để đạt hiệu quả kinh
doanh cao. Ngoài ra, dựa trên mục tiêu đầu tư cũng như tổng mức đầu tư dự tính
ban đầu, chiến lược kinh doanh sẽ đề ra chính sách tài chính phù hợp để mang lại
hiệu quả kinh tế và tính ổn định cho dự án.
VI.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1) Đối tượng khách hàng

Nước là nguồn tài nguyên quý giá và rất cần thiết cho sự sống của con người
nói riêng và các sinh vật sống trên Trái Đất nói chung. Các nghiên cứu khoa học
cho thấy con người có thể sống dù nhịn ăn 5 ngày nhưng nếu nhịn uống trong
khoảng thời gian tương tự thì sự sống sẽ không thể được duy trì. Vì vậy đối tượng
khách hàng được nhận định là tất cả mọi người: mọi độ tuổi, mọi giới tính, mọi
nguồn thu nhập, v.v. Cũng chính vì lẽ đó, ngành công nghiệp sản xuất nước uống
đóng chai ra đời tạo nên một thị trường tiềm năng và đầy hấp dẫn.
2) Đối thủ cạnh tranh
Thực tế cho thấy, có rất nhiều loại nước uống đóng chai trên thị trường hiện
nay, trong đó có những nhãn hiệu đến từ những nhà sản xuất lớn như Aquafina,
Dasani, La Vie, Vĩnh Hảo, Bạch Mã v.v. Trong số đó, La Vie đặc biệt có trên 20
năm tuổi, trở nên rất quen thuộc và đáng tin cậy đối với người tiêu dùng. Theo
khảo sát thị trường năm 2009, thương hiệu La Vie gây nhiều chú ý khi chiếm tới
31% thị phần- dẫn đầu thị trường; Aquafina của PepsiCo xếp sau với gần 30%.
Nhìn chung, cả 4 nhãn lớn là La Vie, Aquafina, Vĩnh Hảo và Joy (nay là Dasani

của Coca-Cola Việt Nam) chiếm khoảng 80% thị phần. Tuy nhiên, một nghiên cứu
khác được thực hiện vào năm 2011 kết luận rằng “nếu xét về mặt doanh thu năm
2011, Pepsi đang đứng đầu thị phần với nhãn Aquafina, La Vie xếp thứ hai, tiếp
11


theo là nước khoáng Khánh Hòa.” Điều này cho thấy, tính cạnh tranh ngày một trở
nên khốc liệt hơn và chưa bao giờ có tín hiệu hạ nhiệt.
Ứng phó với thực trạng đó, La Vie đã chọn cách đi vào chiều sâu khi tập
trung vào việc đầu tư, phát triển dây chuyền sản xuất và nâng cấp công nghệ để
chất lượng nước uống trở nên ngon hơn, có tính cạnh tranh hơn. Trong khi đó,
Aquafina lại đang có thế mạnh ở mặt hàng chai nhỏ (350ml - 500ml) và yếu tố
thắng thế của thương hiệu này chủ yếu nằm ở cách định vị khách hàng. Do đó,
Aquafina trở thành đối thủ "đáng gờm" của La Vie, sau đó là Coca-Cola với sản
phẩm Dasani.
Quay lại câu chuyện, vì là sản phẩm mới nên kế hoạch trước mắt là sẽ dần
dần đánh gục những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh. Sau khi đã tạo được
tên tuổi và đưa được nhãn hiệu đến với người tiêu dùng, sẽ đặt mục tiêu cao hơn,
đó là mở rộng phạm vi phân phối ra toàn quốc và hướng đến cạnh tranh với các
nhãn hàng lớn như La Vie, Aquafina, Dasani.
3) Cơ hội thị trường
Nhận định về thị trường nước đóng chai toàn cầu, MarketLine đưa ra phân
tích, dù mức độ mở rộng có chậm lại trong vòng 5 năm (2010 - 2015), nhưng thị
trường châu Á - Thái Bình Dương vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, đạt mức
12%/năm (trên 35 tỷ USD), vượt qua thị trường Mỹ và châu Âu. Riêng tại Việt
Nam, thị trường nước uống đóng chai tăng trưởng bình quân 6%/năm trong giai
đoạn 2009 - 2014. Tuy nhiên, chính sự thu hút đặc biệt này cũng đã tạo ra mặt bằng
cạnh tranh lớn và ngày càng gay gắt trên thị trường.
Mặc dù có vô số các thương hiệu, nhu cầu sử dụng nước uống vẫn còn khá
cao và các nhà sản xuất vì thế đang tranh giành nhau từng khoảng trống trên thị

trường. Với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các nhãn nước, cuộc chạy đua của
các thương hiệu hứa hẹn sẽ bùng nổ khốc liệt trên thị trường nước uống đóng chai
tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Lẽ dĩ nhiên, chính sách giá và chọn kênh phân
phối là yếu tố quan trọng trong cuộc chiến giành thị phần của những tên tuổi lớn.
VII.

CHIẾN LƯỢC MARKETING
1) Sản phẩm (Product)

Là nhân tố mới trên đường đua giữa các thương hiệu. Về mặt chất lượng, với
ấn tượng ban đầu khá tốt đẹp đối với người tiêu dùng, sản phẩm tự tin sẽ là một đối

12


thủ đáng gờm cho bất kỳ thương hiệu nào đã và đang tồn tại. Tuy nhiên để khẳng
định được vị trí của mình trên thị trường, bên cạnh những giá trị truyền thống của
nước uống đóng chai, cần phải có những bước sáng tạo riêng cho dòng sản phẩm
của mình để thu hút người tiêu dùng.
Về mặt hình thức, sản phẩm dự kiến sẽ cho ra đời 4 loại dung tích khác
nhau: 330ml, 500ml, 1.5l và 20l. Theo đó, kiểu dáng cũng sẽ được linh hoạt thay
đổi cho phù hợp theo dung tích cũng như thẩm mỹ đối với khách hàng. Màu sắc
chủ đạo của sản phẩm sẽ dựa trên nền xanh nước- màu sắc truyền thống của công
ty [...]
4) Giá thành sản phẩm (Price)
Như đã đề cập ở trên, chính sách giá và kênh phân phối là 2 yếu tố quan
trọng quyết định sự thành công trong những cuộc cạnh tranh đầy cam go. “Ngonbổ- rẻ” là tiêu chí lựa chọn sản phẩm phổ biến hàng đầu của hầu hết mọi người tiêu
dùng.
Tuy vậy, không nhất thiết phải cố thiết lập một mức giá thấp hơn so với các
nhãn nước khác. […..]

5) Chính sách ưu đãi (Promotion) & Quảng cáo (Advertising)
Là một sản phẩm mới, muốn thu hút được người tiêu dùng thì việc quảng
cáo và thực hiện các chính sách ưu đãi là hết sức cần thiết. Một số hình thức ưu đãi
có thể thực hiện như sau:
 1.000 vị khách may mắn đầu tiên mua sản phẩm nước đóng chai sẽ
được tài trợ sử dụng nước uống miễn phí trong vòng 1 năm;
 Chia sẻ trang web hoặc fanpage của sản phẩm; tag tên bạn bè hoặc
người thân thì sẽ nhận được phiếu mua hàng trị giá 200.000VNĐ tại
siêu thị …..;
 Cung cấp thông tin cá nhân cho các đại lý bán lẻ hoặc gọi điện để
nhận tư vấn của Công ty thì sẽ có cơ hội sở hữu chuyến du lịch 4 ngày
3 đêm tại Thailand;
 V.v.
6) Kênh phân phối (Distribution)
Bán sỉ và lẻ

13


VIII.

NHỮNG PHƯƠNG ÁN MARKETING DỰ TÍNH

Thị trường nước uống đóng chai hiện nay đang ngày càng trở nên căng
thẳng khi mà cuộc cạnh tranh giữa các nhãn hàng bao gồm cũ lẫn mới không hề có
xu hướng suy giảm. Để có thể đến gần hơn với người tiêu dùng thì ngoài những
chính sách ưu đãi, các phương án marketing cũng thật sự cần thiết:
1) Sử dụng thử miễn phí
Sử dụng thử sản phẩm là một trong những cách thức phổ biến: “truyền thống
nhưng luôn được trông ngóng”. Tâm lý của khách hàng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ

em luôn muốn nếm thử, dùng thử hoặc tận mắt thấy được tính năng và điểm đặc
biệt có thể thu hút họ từ dòng sản phẩm mới. Nước uống đóng chai không phải là
một sản phẩm mới lạ, nhưng với chất lượng tuyệt vời, không mùi, không lợ, chắc
chắn sẽ mang đến cảm nhận rất riêng cho người tiêu dùng.
2) Tài trợ cho các chương trình, sự kiện
Chương trình, sự kiện là những tụ điểm không chỉ quy tụ đông đảo nhiều
thành phần người tiêu dùng. Đặc biệt tại các sự kiện lớn, logo của công ty hay sản
phẩm không chỉ được trưng bày xung quanh sự kiện, mà ban tổ chức cũng sẽ lướt
qua danh sách cũng như tiểu sử, hoạt động và dịch vụ của doanh nghiệp (sản
phẩm) để gián tiếp quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp đã tài trợ cho chương
trình. Đây cũng là một hình thức đáng chú trọng trong quá trình xây dựng thương
hiệu và phát triển hình ảnh của sản phẩm.
Là nước uống đóng chai, ngoài việc được xướng tên trong danh sách nhà tài
trợ, công ty cũng có thể hỗ trợ nước uống phục vụ cho toàn sự kiện. Với cách làm
này, ngoài việc quảng bá thương hiệu, khách hàng cũng có thể trực tiếp dùng thử
nước uống đóng chai.
3) Kết hợp với trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, nhà máy
Trường học, bệnh viện, khu CN, nhà máy hoặc các doanh nghiệp, tổ chức
đều có nhu cầu sử dụng nước cao vì đây đều là những nơi có lượng người ra vào,
làm việc và học tập liên tục. Nếu sản phẩm có thể liên hệ trở thành nhà cung cấp
chính cho các đơn vị kể trên thì nguồn thu chính thức sẽ trở nên đáng kể. Bên cạnh
đó, những địa điểm nêu trên cũng là nơi ra vào tấp nập, sẽ là hình thức PR gián tiếp
cho sản phẩm.
14


4) Kết hợp với các tổ chức phi chính phủ
Các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì lợi ích của người được thụ hưởng,
không vì lợi ích của cá nhân hay tổ chức riêng rẽ nào. Vì vậy, việc hỗ trợ nước
uống miễn cho các tổ chức phi chính phủ trong những đợt từ thiện hoặc hỗ trợ một

phần tiền nước uống cho các tổ chức này trong suốt quá trình hoạt động, không chỉ
đưa được thương hiệu của sản phẩm lan rộng hơn mà còn tạo nên hình ảnh đẹp đối
với xã hội.
5) Kết hợp với các khách sạn, nhà hàng
Đối với mảng nhà hàng, khách sạn, công ty sẽ cho ra đời mẫu sản phẩm
unique chỉ cung cấp riêng cho nhà hàng, khách sạn có nhu cầu. Mẫu sản phẩm này
sẽ được thiết kế dựa trên tông màu chủ đạo là xanh ngọc sáng, với thiết kế sang
trọng và độc đáo, tạo nên vẻ riêng biệt cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, công ty cũng nhận dịch vụ thiết kế và cung cấp mẫu mã với
màu sắc theo đơn hàng của khách sạn, nhà hàng hoặc đơn vị bất kỳ nếu có nhu cầu,
để sản phẩm trở nên khác lạ và mang tính độc quyền hơn.
IX.
X.

KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
PHÂN TÍCH RỦI RO

C-HIỆU QUẢ KINH TẾ

15



×