Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Dạy học chủ đề tích hợp năng lượng gió ở trường trung học cơ sở nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN MAI HÙNG

DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “NĂNG LƢỢNG GIÓ”
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lí
Mã số: 9.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại: Tổ phương pháp giảng dạy
Khoa Vật lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Biên
TS Nguyễn Anh Thuấn

Phản biện 1: PGS. TS Hà Văn Hùng - Trường Đại học Vinh.
Phản biện 2: PGS. TS Phạm Kim Chung - Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
Phản biện 3: TS Cao Tiến Khoa - Trường Đại học Thái Nguyên

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện các nghị quyết của Đảng và Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất
và năng lực (NL) của người học.
Dạy học tích hợp (DHTH) được xem là một trong những hướng dạy học phù
hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bởi vì
mục tiêu quan trọng của DHTH là làm phát triển NL của người học. DHTH với cách
thức tổ chức đưa học sinh (HS) vào những tình huống thực tế để các em tìm tòi và tự
phát hiện, giải quyết vấn đề (GQVĐ) trong các hoạt động học tập qua đó sẽ hình
thành và phát triển các NL cần thiết cho cuộc sống nhất là NL GQVĐ.
Với mục đích đóng góp thêm cho cơ sở lí luận và cách tổ chức triển khai
DHTH một chủ đề nhằm phát triển NL GQVĐ của HS, tác giả nghiên cứu đề tài: Dạy
học chủ đề tích hợp “Năng lượng gió” ở trường trung học cơ sở nhằm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Năng lượng gió” ở
trường trung học cơ sở (THCS) theo tiến trình dạy học phát hiện và GQVĐ nhằm
phát triển NL GQVĐ của HS.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học các môn Vật lí, Địa lí, Sinh học,
Công nghệ ở trường THCS.
- Đối tượng: Cách thức xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Năng
lượng gió” nhằm phát triển NL GQVĐ của HS ở trường THCS.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Năng lượng gió” ở trường

THCS theo tiến trình dạy học phát hiện và GQVĐ thì có thể phát triển NL GQVĐ
của HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận, thực tiễn về DHTH, về phát triển NL GQVĐ của HS.
- Nghiên cứu xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Năng lượng gió” ở
trường THCS nhằm phát triển NL GQVĐ của HS.


- Xây dựng và đề xuất bộ công cụ đánh giá NL GQVĐ của HS.
- Chế tạo một số bộ thí nghiệm đơn giản phục vụ tiến trình dạy học chủ đề tích
hợp “Năng lượng gió”
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng
hợp lí thuyết để nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài, những quan điểm về
DHTH, về NL GQVĐ của HS.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng để thu thập thông tin cần thiết về
thực trạng của DHTH ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy, nghiên cứu để kiểm nghiệm đánh giá các đề xuất của đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giá trị thực tiễn, tính khả
thi và hiệu quả của các kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lí định lượng các số liệu, kết quả
của việc điều tra và quá trình thực nghiệm sư phạm của đề tài.
7. Những đóng góp của luận án
- Đề xuất quy trình xây dựng, tổ chức dạy học chủ đề tích hợp nhằm phát triển
NL GQVĐ của học sinh.
- Cụ thể hoá cấu trúc NL GQVĐ trong đó làm rõ từng mức độ tương ứng của
các biểu hiện hành vi của NL.
- Xây dựng, tổ chức dạy học chủ đề tích hợp "Năng lượng gió” nhằm phát triển

NL GQVĐ của HS THCS.
- Xây dựng được một số thiết bị thí nghiệm phục vụ việc tổ chức hoạt động dạy
học chủ đề tích hợp.
8. Cấu trúc và nội dung của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm 4 chương: Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu; Chương 2 Cơ sở lí luận và thực
tiễn dạy học tich hợp phát triển NL GQVĐ của HS; Chương 3 Xây dựng và tổ chức dạy
học chủ đề tích hợp „„Năng lượng gió‟‟ nhằm phát triển NL GQVĐ của HS THCS;
Chương 4 Thực nghiệm sư phạm.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Những nghiên cứu về DHTH
Cách tiếp cận tích hợp trong xây dựng chương trình giáo dục bắt đầu được đề
cao ở Mỹ và các nước Châu Âu từ những năm 1960 của thế kỉ XX. Tổ chức
UNESCO đã có các hội nghị bàn về DHTH. Các nhà khoa học như V.T.Phormenko,
Xavier Roegiers đã nghiên cứu về chương trình dạy học theo quan điểm tích hợp, D‟
Hainaut (1977), Susan M Drake (2004) đưa ra quan điểm về cách tích hợp với các
môn học là quan điểm “đơn môn”, “đa môn”, “liên môn”, “xuyên môn” ....
Trong nghiên cứu của Labudde (2005), Joyce VanTassel-Baska, Susannah
Wood (2010), đã đưa ra mô hình về DHTH, chương trình DHTH.
DHTH đang là một xu hướng dạy học được nhiều nước trên thế giới quan tâm
và thực hiện. Đây là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL để
đào tạo được con người vừa có đủ tri thức, vừa biết hành động một cách năng động,
sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Ở Việt Nam việc xây dựng chương trình giáo dục theo tư tưởng tích hợp bắt đầu
được chú ý ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỉ XX.
Một số tác giả như Cao Thị Thặng, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Trần
Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công
Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền, Đặng Thị Thuận An ..., đã nghiên cứu cơ sở lí luận về

DHTH và việc dạy các chủ đề tích hợp ở trường phổ thông.
Tác giả Đỗ Hương Trà (2015), Phạm Xuân Quế (2016), Nguyễn Văn Biên, Đỗ
Thị Huệ (2016)… đã công bố kết quả nghiên cứu về DTTH phát triển NL của người
học.
Trong các nghiên cứu trên các tác giả đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm, mục
tiêu của DHTH, cách xây dựng chủ đề DHTH, sử dụng các hình thức dạy học phù
hợp nhằm phát triển NL của người học. Để giúp cho việc áp dụng DHTH của giáo
viên (GV) ở các trường phổ thông trờ nên thuận lợi hơn, chúng tôi thấy cần tiếp tục
nghiên cứu để tìm ra quy trình DHTH phát triển được một NL cụ thể của HS.
1.2. Những nghiên cứu về NL giải quyết vấn đề của HS
- Trên thế giới: Có một số tác giả, tổ chức nghiên cứu về khái niệm và cấu trúc của NL
GQVĐ như Polya, PISA, Australia... đã thống nhất đây là một trong những NL cốt
lõi thuộc nhóm NL chung cần thiết cho mỗi con người trong học tập và trong cuộc
sống.
Một số tác giả như Cotton (2000), Corbett Wilson (2000)... nghiên cứu các yếu
tố phát triển NL GQVĐ của HS, có điểm chung là: (1) Đặt HS vào vị trí trung tâm


của quá trình dạy học; (2) Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức dạy học; (3) Tạo
ra môi trường học tập cởi mở, gắn kết với gia đình và cộng đồng xã hội; (4) Sử dụng
các kĩ thuật và nghệ thuật dạy học.
- Ở Việt Nam một số tác giả như Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn
Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, Đặng Thành Hưng quan niệm NL
là thuộc tính tâm lí của cá nhân, được bộc lộ khi thực hiện một nhiệm vụ.
Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, NL được hiểu là thuộc tính cá
nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho
phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân
khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định,
đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Một số nghiên cứu về NL GQVĐ có thể kể đến như: Lương Việt Thái (2011);

Nguyễn Thị Lan Phương (2014), Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Anh Thuấn, Phạm Xuân
Quế, Ngô Diệu Nga, Phạm Thị Phú, Nguyễn Lâm Đức..... Các nghiên cứu này chỉ ra
quan niệm chung về NL GQVĐ; xác định các thành tố của NL GQVĐ và đánh giá
NL GQVĐ của HS ở trường phổ thông. Trong đó, nhóm tác giả Nguyễn Thị Lan
Phương ở viện khoa học giáo dục Việt Nam đã chỉ ra cấu trúc NL GQVĐ cần phát
triển ở HS sẽ gồm bốn thành tố là: (1)Tìm hiểu vấn đề; (2) Thiết lập không gian vấn
đề; (3) Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp; (4) Đánh giá và phản ánh giải pháp. Mỗi
thành tố bao gồm một số hành vi của cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi làm việc
nhóm trong quá trình GQVĐ.
- Nghiên cứu về phát triển, bồi dưỡng và đánh giá NL GQVĐ trong các môn
học có thể kể đến: Nguyễn Lâm Đức (2016), Nguyễn Thị Thủy (2018), Từ Đức Thảo
(2014), Phan Anh Tài (2014), Trong các công trình này, các tác giả nêu định nghĩa
NL và phân tích các thành tố của NL GQVĐ cụ thể trong phạm vi của từng luận án,
đề xuất các biện pháp dạy học và kiểm tra đánh giá để hình thành và phát triển NL
GQVĐ của HS.
Theo chúng tôi để phát triển NL GQVĐ của HS phải tổ chức cho HS tham gia
vào các hoạt động học tập được thiết kế sao cho khi HS tham gia hoạt động ấy sẽ bộc
lộ những hành vi của NL GQVĐ. Việc xây dựng và tổ chức các chủ đề có nội dung
tích hợp với các hoạt động học tập được thiết kế nhằm hình thành và phát triển những
thành tố của NL GQVĐ sẽ làm phát triển NL GQVĐ của HS.
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Những nghiên cứu về DHTH hầu hết đều cho thấy DHTH có cơ hội để phát


triển NL của HS, tuy nhiên việc xây dựng và tổ chức chủ đề tích hợp nhằm phát triển
NL GQVĐ vẫn cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hơn. Vấn đề chúng tôi
nghiên cứu là xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp ở trường THCS như thế
nào để phát triển NL GQVĐ của HS? Như vậy cần làm rõ các vấn đề sau:
1) Cấu trúc NL GQVĐ của HS gồm thành tố, biểu hiện hành vi nào?
2) Việc xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp nhằm phát triển NL

GQVĐ của HS cần thực hiện theo quy trình nào?
3) Làm thế nào để đánh giá được sự phát triển NL GQVĐ của HS?
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC TÍCH HỢP
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH
2.1. Năng lực giải quyết vấn đề của HS trong học tập
Một số khái niệm:
- Vấn đề là một nhiệm vụ mà người học không thể giải quyết được chỉ bằng kinh
nghiệm sẵn có, theo khuôn mẫu có sẵn mà phải tìm tòi sáng tạo để giải quyết và khi
giải quyết được thì người học thu được kiến thức, kỹ năng mới.
- Tình huống có vấn đề là tình huống HS gặp khó khăn, cần nỗ lực mới vượt qua
khi tham gia GQVĐ trong đó.
- Giải quyết vấn đề là khả năng suy nghĩ và hành động trong những tình huống
không có quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường có sẵn. Người GQVĐ không phải
ngay lập tức biết cách làm thế nào để đạt được nó.
- Năng lực GQVĐ được hiểu là khả năng cá nhân huy động hiệu quả kiến
thức, kỹ năng với thái độ tích cực để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó
không có sẵn quy trình, thủ tục giải pháp thông thường.
Năng lực GQVĐ của HS trong học tập được thể hiện trong các hoạt
động của quá trình GQVĐ, Từ cấu trúc NL chung, khái niệm NL GQVĐ và tiến trình dạy
học GQVĐ, chúng tôi xây dựng cấu trúc NL GQVĐ của HS trong quá trình học tập gồm
các thành tố như hình 2.2
Năng lực GQVĐ

Tìm hiểu vấn đề

Trình bày và
phát biểu vấn
đề

Đề xuất giải

pháp và thực
hiện giải pháp

Đánh giá giải
pháp, điều chỉnh
giải pháp


Hình 2.2 các thành tố NL GQVĐ
- Đánh giá NL được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức,
kỹ năng. Để đánh giá đạt NL ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được
GQVĐ trong tình huống mang tính thực tiễn, khi đó HS vừa phải vận dụng những
kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của
bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường.
Để đánh giá được NL GQVĐ của HS chúng tôi sử dụng kết hợp đánh giá kết
quả và đánh giá quá trình, đánh giá theo tiêu chí. Chúng tôi đã xây dựng bộ công cụ
đánh giá NL GQVĐ của HS theo 4 thành tố, các biểu hiện hành vi và tiêu chí chất
lương bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các biểu hiện hành vi và tiêu chí chất lƣợng của các thành tố NL GQVĐ
Thành tố
Biểu hiện hành vi
Tiêu chí chất lƣợng
1. Tìm hiểu vấn đề 1.1. Tìm hiểu tình 1.1.1. Quan sát, mô tả được các quá trình,
huống vấn đề
hiện tượng trong tình huống.
1.1.2. Tìm kiếm thông tin, tìm ra giới hạn,
phạm vi của vấn đề,
1.1.3. Phát hiện vướng mắc cần giải quyết.
1.2. Xác định vấn Xác định được những thông tin liên quan
đề

đến tình huống vấn đề.
2. Trình bày, phát 2.1. Trình bày vấn Sử dụng các mô hình (bảng biểu, hình vẽ,
biểu vấn đề
đề
biểu tượng, lời nói…) để diễn đạt lại vấn
đề.
2.2. Phát biểu vấn Phát biểu vấn đề dưới dạng câu hỏi ngắn
đề
gọn, khoa học.
3. Đề xuất giải 3.1. Đề xuất giải 3.1.1. Thu thập, phân tích thông tin liên
pháp và thực hiện pháp
quan đến vấn đề; xác định thông tin cần
giải pháp GQVĐ
thiết để GQVĐ.
3.1.2. Đưa ra phương án giải quyết; (Đề
xuất giả thuyết; phương án kiểm tra giả
thuyết bằng suy luận lôgic hoặc thực
nghiêm.)
3.1.3. Lựa chọn phương án tối ưu, lập kế
hoạch thực hiện


Thành tố

Biểu hiện hành vi
Tiêu chí chất lƣợng
3.2. Thực hiện giải Hành động theo phương án đã chọn để
pháp
GQVĐ; khám phá các giải pháp mới mà
có thể thực hiện được và điều chỉnh hành

động của mình.
4. Đánh giá giải 4.1. Đánh giá giải 4.1.1. Giám sát, đánh giá từng bước trong
pháp, điều chỉnh pháp
quá trình thực hiện giải pháp.
giải pháp
4.1.2. Đánh giá độ tin cậy và kết quả thu
được, rút ra kết luận từ kết quả thu được
4.2. Điều chỉnh Phát hiện hạn chế của giải pháp đã thực
giải pháp
hiện, đưa ra biện pháp để khắc phục hoặc
tìm giải pháp mới
Căn cứ vào tiêu chí của các thành tố chúng tôi xây dựng các mức độ ứng với
từng thành tố sau đó xây dựng rubric làm công cụ để đánh giá NL GQVĐ cúa HS.
Sau khi thực nghiệm vòng 1 chúng tôi đã điều chỉnh lại và xin ý kiến chuyên gia về
cấu trúc NL GQVĐ và các mức NL đã xây dựng.
Bảng 2.2: Mức đánh giá NL GQVĐ của HS
Thành tố
Mức
1.
Tìm Mức 5
hiểu vấn M1.5
đề
Mức 4
M1.4
Mức 3
M1.3
Mức 2
M1.2
Mức 1
M1.1

2. Trình Mức 5
bày, phát M2.5
biểu vấn Mức 4
đề
M2.4
Mức 3
M2.3
Mức 2
M2.2
Mức 1
M2.1

Mô tả mức độ chất lƣợng
Tự đặt lại vấn đề trong một tình huống mới. Tự phát triển vấn
đề mới
Phân tích được mối quan hệ cốt lõi của tình huống.
Phát hiện được những vướng mắc trong tình huống cần giải
quyết
Phát hiện được vấn đề chung và dấu hiệu ngoài của tình
huống.
Lựa chọn được câu hỏi (vấn đề) trong đoạn thông tin cho trước
(bối cảnh giả định), chỉ ra được nhiệm vụ cần giải quyết.
Diễn đạt vấn đề bằng ít nhất 2 cách và chỉ ra các nhiệm vụ bộ
phận của vấn đề
Sử dụng được thêm ít nhất một phương thức khác (hình vẽ,
biểu bảng,..) để diễn đạt lại vấn đề.
Diễn đạt vấn đề bằng nhiều câu hỏi có logic với quá trình
khám phá vấn đề
Diễn đạt vấn đề bằng nhiều câu hỏi, trong đó có câu hỏi là vấn
đề cần giải quyết.

Diễn đạt vấn đề bằng 1 câu hỏi


Thành tố
Mức
Mô tả mức độ chất lƣợng
3. Đề xuất giải pháp và thực hiện giải pháp GQVĐ
3.1. Đề Mức 5
Đề xuất được nhiều giải pháp khác nhau, lựa chọn ra giải pháp
xuất giải M3.1.5
tối ưu (khả thi) để giải quyết một vấn đề mới
pháp:
Mức 4
Đề xuất các giải pháp để GQVĐ mới (thực tiễn)
M3.1.4
Mức 3
Đề xuất các giải pháp để GQVĐ đặt ra (giả định)
M3.1.3
Mức 2
Lặp lại các bước theo một quy trình GQVĐ đã biết để giải
M3.1.2
quyết một vấn đề tương tự
Mức 1
Nhận ra được các bước thực hiện GQVĐ theo văn bản có sẵn.
M3.1.1
3.2 Thực Mức 5
Thực hiện giải pháp một chuỗi vấn đề liên tiếp, những vấn đề
hiện giải M3.2.5
nảy sinh để có kết quả tốt.
pháp:

Mức 4
Thực hiện các giải pháp GQVĐ nảy sinh từ trong chính quá
M3.2.4
trình thực hiện GQVĐ ban đầu.
Mức 3
Thực hiện được nhiều kiến thức để giải quyết 1 vấn đề thực
M3.2.3
Mức 2
Thực hiện được giải pháp trong đó huy động ít nhất 2 kiến
M3.2.2
thức, 2 phép đo… để GQVĐ giả định
Mức 1
Thực hiện được giải pháp để GQVĐ cụ thể, giả định (vấn đề
M3.2.1
học tập) mà chỉ cần huy động 1 kiến thức cụ thể hoặc tiến
hành một phép đo cụ thể, tìm kiếm đánh giá 1 thông tin cụ thể.
4. Đánh Mức 4
Đánh giá được kết quả cuối cùng, đánh giá các giải pháp để
giá giải M4.4
mang lại kết quả GQVĐ.
pháp
Mức 3
Đánh giá được từng giai đoạn và điều chỉnh được từng giải
Điều
M4.3
pháp để hướng tới kết quả cuối cùng
chỉnh giải Mức 2
Đánh giá được kết quả cuối cùng và chỉ ra được nguyên nhân
pháp
M4.2

dẫn đến những kết quả thu được
Mức 1
So sánh kết quả cuối cùng thu được với đáp án của GV và rút
M4.1
ra kết luận (đúng hay sai) khi giải quyết những vấn đề cụ thể
2.2. Khái niệm DHTH và Mục tiêu của DHTH
2.2.1. Khái niệm DHTH
Trong luận án này DTTH được hiểu là định hướng dạy học để HS phát triển
khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng ... thuộc nhiều lĩnh vực nhau để giải
quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay
trong quá trình lĩnh hội tri thức rèn luyện kỹ năng; phát triển được những NL cần


thiết, nhất là NL GQVĐ.
2.2.2. Mục tiêu cơ bản của DHTH
DHTH có mục tiêu cơ bản sau:
- DHTH nhằm phát triển NL người học
- DHTH làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa
- Lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các môn học
- Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các môn học
2.2.3. Phân loại các mức độ tích hợp
Nhiều nhà khoa học đã phân chia các mức độ tích hợp theo các cách khác
nhau, trong luận án này chúng tôi cũng nhất trí cách phân loại các mức độ tích hợp
sau: Đơn môn, Kết hợp/ Lồng ghép, Liên môn, Xuyên môn.
2.3. Quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp nhằm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề của HS
2.3.1. Quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp phát triển NL giải
quyết vấn đề cho HS
Chúng tôi đề xuất Quy trình xây dựng và tổ chức dạy học phát triển NL như
hình 2.3



Hình 2.3. Quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp
phát triển NL GQVĐ của HS
2.3.2. Dạy học chủ đề tích hợp theo tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn
đề nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS
Khi tổ chức dạy học chủ đề có nội dung tích hợp có thể sử dụng nhiều phương
pháp dạy học tích cực nhằm phát triển NL cho HS. Dạy học phát hiện và GQVĐ là
phương pháp dạy học dạy HS thói quen tìm tòi GQVĐ theo cách của các nhà khoa
học, không những tạo nhu cầu, hứng thú học tập, giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức,
mà còn phát triển được NL GQVĐ của HS.
2.4. Khảo sát thực trạng vận dụng DHTH
Để điều tra thực trạng vận dụng DHTH tại các trường phổ thông, chúng tôi đã
khảo sát 296 GV về DHTH bằng phiếu hỏi, phân tích 113 chủ đề tích hợp được GV
từ các tỉnh xây dựng, tổ chức dạy thử nghiệm và được các sở Giáo dục và Đào tạo
các tỉnh lựa chọn gửi về cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp” do Bộ Giáo dục –Đào tạo


tổ chức năm học 2014-2015.
Qua phân tích, phân loại 113 chủ đề DHTH chúng tôi thấy đa số các GV đã
xây dựng chủ đề tích hợp theo các bước của tài liệu tập huấn. Các GV đã tìm hiểu
các kiến thức của các môn học khác có thể tích hợp được với môn của mình để xây
dựng chủ đề liên môn với mục tiêu phát triển NL của HS. Tuy một số ít chủ đề GV
liệt kê tích hợp nhiều môn chỉ đóng vai trò công cụ không phải liên môn nhưng nội
dung của các chủ đề đã có sự liên môn của ít nhất là 2 môn học. Hầu hết các chủ đề
đều bám sát với chương trình phổ thông hiện tại chưa tách ra thành các chủ đề lớn
tính xuyên môn, các chủ đề chưa xây dựng được các hoạt động học tập nhằm phát
triển một NL cụ thể của HS.
Chƣơng 3. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

“NĂNG LƢỢNG GIÓ” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
3.1. Xây dựng chủ đề tích hợp “Năng lƣợng gió” trong chƣơng trình THCS
nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
3.1.1. Lựa chọn chủ đề tích hợp liên môn.
Chúng tôi lựa chọn xây dựng chủ đề tích hợp liên môn “Năng lượng gió” vì
chủ đề này gắn với thực tế về việc con người sử dụng nguồn năng lượng trên trái đất.
Đây là vấn đề nổi cộm của cả thế giới khi các nguồn năng lượng hóa thạch dầu mỏ,
than đá ngày càng cạn kiệt cần tìm nguồn năng lượng thay thế như năng lượng mặt
trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối.... Vấn đề đặt ra là làm thế nào để con
người có thể sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong cuộc sống, đó là nhu cầu HS
cần tìm hiểu về năng lượng tái tạo trong đó có năng lượng gió.
3.1.2. Nội dung của chủ đề tích hợp“Năng lượng gió”
Trong chương trình các môn khoa học tự nhiên đang thực hiện ở THCS hiện
nay không có bài học nào học riêng về năng lượng gió. Khi nghiên cứu về chương
trình các môn khoa học tự nhiên ở THCS, chúng tôi thấy nội dung kiến thức khoa học
của chủ đề liên quan đến các kiến thức môn Vật lí là khái niệm công cơ học, cơ năng,
động năng, thế năng, sự chuyển hóa năng lượng dạng động năng và thế năng, hiện


tượng bức xạ nhiệt, đối lưu HS được học ở Vật lí lớp 8. Hiện tượng cảm ứng điện từ;
máy phát điện, sản xuất điện năng HS được học ở Vật lí lớp 9.
Kiến thức môn Địa lí: Khái niệm về khí áp, gió, hoàn lưu khí quyển, các loại
gió trên trái đất HS được học ở Địa lí lớp 6. Đặc điểm khí hậu và gió ở Việt Nam HS
học ở Địa lí lớp 8.
Kiến thức môn Sinh học:Vấn đề bảo vệ môi trường HS được học ở Sinh học
lớp 9.
Kiến thức môn Công nghệ: Khái niệm về chi tiết máy, ghép nối chi tiết, truyền
chuyển động HS được học ở Công nghệ lớp 8.
Với đặc điểm kiến thức liên quan đến chủ đề năng lượng gió được đề cập

không tập trung trong chương trình học các môn khoa học tự nhiên cấp THCS, đòi
hỏi GV phải kích thích, hướng dẫn HS huy động được những kiến thức, kỹ năng đơn
lẻ vào giải quyết nhiệm vụ học tập trong chủ đề qua đó thể hiện NL của HS.
3.1.3. Mục tiêu dạy học của chủ đề tích hợp “Năng lượng gió”
Chủ đề tích hợp liên môn “Năng lượng gió” được xây dựng với mục tiêu dạy
học phát triển NL GQVĐ của HS do đó các hoạt động học tập trong chủ đề được xây
dựng nhằm phát triển các thành tố của NL GQVĐ. Thông qua từng hoạt động học tập
cụ thể trong chủ đề, HS huy động kiến thức kỹ năng của môn Vật lí, Địa lí, Công Nghệ,
Sinh học để GQVĐ đặt ra, từ đó phát triển một trong những NL thành tố Tìm hiểu vấn
đề; Trình bày, phát biểu vấn đề; Đề xuất giải pháp và thực hiện giải pháp GQVĐ;
Đánh giá giải pháp, điều chỉnh giải pháp.
3.1.4. Nội dung các hoạt động của chủ đề tích hợp“Năng lượng gió”
Trong chủ đề này chúng tôi xây dựng 8 hoạt động của HS, ở mỗi hoạt động có
nội dung gắn với những biểu hiện hành vi của NL GQVĐ mà HS sẽ bộc lộ khi thực
hiện hoạt động học tập. Các hoạt động của chủ đề được mô tả ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Bảng mô tả các hoạt động của chủ đề
Hoạt động

Biểu
hiện
Mô tả hoạt động
(HS thực hiện nhiệm vụ, hành vi sẽ Công cụ
cách thức)
đánh giá


Mô tả hoạt động
(HS thực hiện nhiệm vụ,
cách thức)

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn -HS quan sát hình vẽ và
gốc của gió trên trái đất
hoàn thành PHT số 1
1 Tìm hiểu về nguồn gốc của gió - Cá nhân HS trả lời câu hỏi
trên trái đất.
trong PHT số 1.
2. Trình bày và phát biểu vấn đề
cần giải quyết:
- Trình bày phát biểu vấn đề
Gió trên trái đất có nguồn gốc và thảo luận thống nhất vấn
như thế nào?
đề cần giải quyết
Hoạt động 2: Giải thích sự tạo - Cá nhân HS trả lời câu hỏi
gió trên trái đất.
trong PHT số 2.
1. Đề xuất giả thuyết về nguồn Báo cáo kết quả PHT số 2
gốc của gió.
(Đại diện mỗi nhóm 1 HS)
- HS thảo luận chọn giả
2. Đề xuất phương án kiểm tra giả thuyết và cách kiểm tra hợp
thuyết
lí nhất.
- HS nhận nhiệm vụ tiến
3. Thực hiện phương án kiểm tra hành làm mô hình tạo gió
giả thuyết (làm mô hình sự tạo trên trái đất theo cách đã
gió trên trái đất)
chọn tại nhà
- Báo cáo kết quả theo PHT
số 3
Hoạt động 3: Mô tả sức mạnh - HS quan sát video và hoàn

của gió
thành PHT số 4
1. Mô tả hiện tượng quan sát - Cá nhân HS trả lời câu hỏi
được về sức mạnh của gió.
trong PHT số 4.
2. Trình bày và phát biểu vấn - Thảo luận các câu hỏi vấn
đề cần giải quyết.
đề, xác định vấn đề cần giải
Sức mạnh của gió thể hiện gió quyết.
có năng lượng ở dạng nào? - Trình bày, phất biểu vấn
Làm thế nào để đo sức mạnh đề
của gió?
Hoạt động 4: Chế tạo dụng cụ - HS hoàn thành PHT số 5
đo tốc độ của gió
và trình bày kết quả PHT số
1. Đưa ra giả thuyết về cách đo 5
sức mạnh gió
-HS thảo luận thống nhất
2. Trình bày cách làm để kiểm tra cần đo tốc độ gió để biểu thị
giả thuyết
sức mạnh của gió, chọn
3. Thực hiện chế tạo dụng cụ đo cách làm khả thi
tốc độ gió
- HS nhận nhiệm vụ tiến
hành làm dụng cụ đo tốc độ
gió mô hình tạo gió trên trái
đất theo cách đã chọn tại
nhà
- Báo cáo kết quả theo PHT
số 6

Hoạt động 5: Chế tạo mô hình - Cá nhân HS hoàn thành và
thuyền buồm có thể đi ngược báo cáo PHT số 7
chiều gió
- Thảo luận xác định vấn đề
1. Tìm hiểu về cấu tạo, hoạt cần giải quyết
Hoạt động

Biểu
hiện
hành vi sẽ
đánh giá
- Biểu hiện
HV
nhận
diện,
xác
định vấn đề,
trình bày và
phát biểu vấn
đề.

Công cụ
PHT số 1,
quan sát +
rubric

- Biểu hiện PHT số 2+
HV đề xuất quan sát +
giải
pháp rubric

GQVĐ
- Biểu hiện
HV thực hiện
giải pháp,
- Biểu hiện
HV đánh giá
giải
pháp,
điều
chỉnh
giải pháp
- Biểu hiện
HV
nhận
diện,
xác
định vấn đề,
trình bày và
phát biểu vấn
đề.

PHT số 3+
quan sát +
rubric
PHT số 4+
quan sát +
rubric

- Biểu hiện PHT số 5+
HV đề xuất quan sát +

giải
pháp rubric
GQVĐ
- Biểu hiện
HV
Thực
hiện
giải
pháp,
- Biểu hiện
HV đánh giá
giải
pháp,
điều
chỉnh
giải pháp
- Biểu hiện
HV
nhận
diện,
xác
định vấn đề,

PHT số 6+
quan sát +
rubric
PHT số 7+
quan sát +
rubric



Mô tả hoạt động
(HS thực hiện nhiệm vụ,
cách thức)
động của thuyền buồm
- Trình bày và phát biểu vấn
2. Trình bày vấn đề cần giải quyết đề
và phát biểu vấn đề cần giải quyết
Làm thế nào thuyền buồm có thể - HS hoàn thành phiếu và
đi ngược chiều gió?
trình bày kết quả PHT số 8
3. Chế tạo mô hình thuyền buồm - HS thảo luận thống nhất
đi ngược chiều gió
phương án chế tạo mô hình
- Đưa ra giả thuyết về cơ chế thuyền buồm đi ngược chiều
chuyển động ngược chiều gió của gió
thuyền buồm.
- HS nhận nhiệm vụ về nhà
- Đề xuất phương án chế tạo mô chế tạo mô hình thuyền
hình thuyền buồm đi ngược gió.
buồm có thể đi ngược chiều
- Thực hiên chế tạo, báo cáo kết gió và hoàn thành PHT số 9
quả. Đánh giá kết quả
Hoạt động

Hoạt động 6: Chế tạo mô hình
bơm nước bằng sức gió.
1. Phát hiện vấn đề cần giải
quyết trong một đoạn thông tin
được đưa ra.

2. Trình bày vấn đề cần giải quyết
và phát biểu vấn đề cần giải quyết
Làm thế nào để bơm nước bằng
sức gió?
3. Chế tạo mô hình bơm nước
bằng sức gió
- Đưa ra giả thuyết về cơ chế bơm
nước bằng gió.
- Đề xuất phương án chế tạo mô
hình thuyền bơm nước bằng gió.
- Thực hiên chế tạo, báo cáo kết
quả. Đánh giá kết quả

- Cá nhân HS hoàn thành
PHT số 10
- Thảo luận xác định vấn đề
cần giải quyết
- Trình bày và phát biểu vấn
đề

Hoạt động 7: Chế tạo mô hình
điện gió
1. Phát hiện vấn đề cần giải
quyết trong một đoạn thông tin
được đưa ra.
2. Trình bày vấn đề cần giải quyết
và phát biểu vấn đề cần giải quyết
Làm thế nào sản xuất điện từ gió?
3. Chế tạo mô hìnhsản xuất điện
gió

- Đưa ra giả thuyết về cơ chế hoạt
động của tuabin gió.
- Đề xuất phương án chế tạo mô

- Cá nhân HS hoàn thành và
báo cáo kết quả PHT số13
- Thảo luận xác định vấn đề
cần giải quyết
- Trình bày và phát biểu vấn
đề
- HS quan sát cấu tạo và
hoạt động của mô hình máy
phát điện và hoàn thành
PHT số 14.
- HS hoàn thành và trình
bày kết quả PHT số 15.
- Thảo luận chọn phương án

- HS hoàn thành và trình
bày kết quả PHT số 11
- HS thảo luận thống nhất
phương án chế tạo mô hình
- HS nhận nhiệm vụ về nhà
chế tạo mô hình bơm nước
bằng sức gió và hoàn thành
PHT số12

Biểu
hiện
hành vi sẽ

đánh giá
trình bày và
phát biểu vấn
đề.
- Biểu hiện
HV đề xuất
giải
pháp
GQVĐ
- Biểu hiện
HV
Thực
hiện
giải
pháp,
- Biểu hiện
HV đánh giá
giải
pháp,
điều
chỉnh
giải pháp
- Biểu hiện
HV
nhận
diện,
xác
định vấn đề,
trình bày và
phát biểu vấn

đề.
- Biểu hiện
HV đề xuất
giải
pháp
GQVĐ
- Biểu hiện
HV
Thực
hiện
giải
pháp,
- Biểu hiện
HV đánh giá
giải
pháp,
điều
chỉnh
giải pháp
- Biểu hiện
HV
nhận
diện,
xác
định vấn đề,
trình bày và
phát biểu vấn
đề.
- Biểu hiện
HV đề xuất

giải
pháp
GQVĐ
- Biểu hiện
HV
Thực

Công cụ

PHT số 8+
quan sát +
rubric

PHT số 9+
quan sát +
rubric
PHT số 10+
quan sát +
rubric

PHT số 11+
quan sát +
rubric
PHT số 12+
quan sát +
rubric

PHT số 13+
quan sát +
rubric

PHT số15+
quan sát +
rubric
PHT số 15+
quan sát +


Mô tả hoạt động
(HS thực hiện nhiệm vụ,
cách thức)
hình tuabin gió.
khả thi
- Thực hiên chế tạo, báo cáo kết - Nhận nhiệm vụ chế tạo tua
quả
bin gió, báo cáo kết quả
- Đánh giá kết quả
theo PHT số 16
Hoạt động

Hoạt động 8 . Đánh giá tiềm
năng gió ở Việt Nam, đánh giá
việc sử dụng năng lượng gió tại
Việt Nam hiện tại và tương lai.
1. Đánh giá tiềm năng về năng
lượng gió ở Việt Nam . Nêu
những vùng miền ở Việt Nam
có thể sử dụng năng lượng gió
để sản xuất điện.
2.Thực trạng sử dụng năng
lượng gió ở Việt Nam

3. Trình bày ưu nhược điểm của
sử dụng năng lượng gió. Ảnh
hưởng của sử dụng năng lượng
gió tới môi trường

- HS nhận nhiệm vụ tìm
kiếm thông tin, chuẩn bị
bài trình chiếu ở nhà và
đến báo cáo tại lớp.
- Trình bày bài trình chiếu

Biểu
hiện
hành vi sẽ
đánh giá
hiện
giải
pháp,
- Biểu hiện
HV đánh giá
giải
pháp,
điều
chỉnh
giải pháp
- Biểu hiện
HV tìm kiếm
và phân tích
thông tin liên
quan đến vấn

đề.
- GQVĐ từ
việc xử lí
thông tin thu
thập được.
- Đánh giá
vấn đề và liên
hệ với các
thông tin liên
quan đến vấn
đề đang giải
quyết.

Công cụ
rubric

Quan sát+
bảng kiểm

3.1.5. Kế hoạch dạy học chủ đề
Chúng tôi thực hiện chủ đề này vào thời điểm học kỳ 2 của lớp 8 sau khi HS cơ
bản hoàn thành chương trình các môn học lớp 8. Chủ đề được thực hiện trong giờ
ngoại khóa với thời lượng 5 buổi tổ chức tại lớp, các buổi bố trí cách ngày, kéo dài
trong 2 tuần để HS có thời gian tìm hiểu, tham khảo tài liệu, internet và thực hiện các
nhiệm được giao.
3.2. Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Năng lƣợng gió”
Ví dụ: Nội dung 1 Tìm hiểu nguồn gốc của gió


Tiến trình xây dựng kiến thức

1. Làm nảy sinh vấn đề từ tình huống thực tế: Tìm hiểu về nguồn gốc của gió trên
trái đất.
2. Phát biểu vấn đề cần giải quyết:
Gió trên trái đất có nguồn gốc như thế nào?
3. Giải quyết vấn đề:
- Đề xuất giả thuyết: Khi không khí bị chiếu nóng giãn nở bốc lên cao sẽ tạo ra
vùng có khí áp thấp, không khí ở vùng lạnh hơn có khí áp cao. Sự chuyển động của
không khí từ nơi áp cao đến nơi áp thấp tạo ra gió.
- Thiết kế thí nghiệm kiểm tra giả thuyết
+ Dụng cụ: mô hình tạo gió gồm các chai nhựa, đèn dây tóc, que hương...
+ Tiến hành: lắp các chai nhựa để khí có chu trình tuần hoàn kín.
Chiếu sáng vào 1 chai nhựa làm nóng không khí trong chai, quan sát chiều chuyển
động của khói do que hương tạo ra.
+ Kết quả khói chuyển động theo chiều xác định, đúng với giả thuyết.
4. Kết luận:
Do sự chiếu sáng không đồng đều của mặt trời tạo ra sự chênh lệch khí áp giữa các
vùng trên trái đất. Không khí chuyển động từ vùng khí áp cao sang vùng khí áp
thấp tạo thành gió.

5. Vận dụng kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra tiếp theo:
Giải thích sự tạo thành gió Tín phong, Tây ôn đới, Đông cực

Hình 3.2 Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức tìm hiểu nguồn gốc của gió
* Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành nội dung này, HS có thể:
- Có kỹ năng đặt câu hỏi xung quanh một hiện tượng được quan sát.
- Xác định vấn đề cần giải quyết là giải thích nguồn gốc của gió trên trái đất.
Phát biểu rõ ràng vấn đề cần giải quyết: Gió trên trái đất có nguồn gốc như thế nào?
- Đề xuất giả thuyết về nguồn gốc của gió trên trái đất.
- Đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành thí nghiệm, đánh giá giải pháp đã thực

hiện để kiểm tra nhận định nguồn gốc của gió.
- Giải thích rõ ràng về hiện tượng hình thành gió trên trái đất bằng kiến thức
vật lí, địa lí.


- Chia sẻ sự am hiểu về thông tin liên quan đến nguồn gốc của gió.
- Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập, hoàn thành các PHT.
* Phương tiện:
- Hình ảnh về gió, hoàn lưu gió trên trái đất. PHT, máy chiếu
- Các vật liệu dễ kiếm để làm thí nghiệm.
* Hình thức dạy học: tổ chức học ngoại khóa
* Công cụ đánh giá NL: PHT, rubic, quan sát
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CỤ THỂ
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc của gió trên trái đất
- Mục tiêu: Xác định vấn đề
cần giải quyết là giải thích nguồn gốc
của gió trên trái đất. Chia sẻ sự am
hiểu về thông tin liên quan đến nguồn
gốc của gió. Phát biểu rõ ràng vấn đề
cần giải quyết: Gió trên trái đất có
nguồn gốc như thế nào?
- Chuẩn bị: PHT số 1
- Tiến hành:

+ Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: phát PHT cho mỗi nhóm, yêu cầu cá nhân
HS quan sát hình vẽ và hoàn thành PHT số 1.
+ Học sinh quan sát hình vẽ và hoàn thành PHT số 1
(GV thu PHT trước khi hướng dẫn thảo luận).
+ Giáo viên hướng dẫn thảo luận về các câu hỏi vấn đề mà HS nêu ra để dẫn đến
thống nhất vấn đề cần giải quyết. Gió trên trái đất có nguồn gốc như thế nào?

+ Học sinh nêu câu hỏi cần giải quyết, thảo luận trong nhóm và thảo luận toàn
lớp để đi đến thống nhất vấn đề cần giải quyết. Phát biểu vấn đề cần giải quyết: Gió
trên trái đất có nguồn gốc như thế nào? Hoặc gió trong tự nhiên được hình thành như
thế nào?
+ Nếu không có HS nào phát biểu được vấn đề, GV đặt câu hỏi vấn đề: Gió
trên trái đất được hình thành như thế nào?
+ Giáo viên hướng dẫn HS cách tìm hiểu và phát biểu vấn đề trên PHT số 1. (GV


chiếu cho HS xem ví dụ về cách trả lời PHT số 1 để làm mẫu cho các phiếu sau).
Hoạt động 2: Giải thích sự tạo gió trên trái đất
- Mục tiêu:
+ Đề xuất giả thuyết về nguồn gốc của gió trên trái đất.
+ Đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành thí nghiệm, đánh giá giải pháp đã thực
hiện để kiểm tra nhận định nguồn gốc của gió.
+ Giải thích được nguồn gốc của gió trên trái đất bằng kiến thức vật lí, địa lí.
- Chuẩn bị: PHT số 2, PHT số 3
- Tiến hành:
+ GV: Để giải thích sự tạo gió trên trái đất cần phải làm gì?
+ HS: nêu các bước GQVĐ là đưa giả thuyết về gió trên trái đất, Kiểm tra giả
thuyết, kết luận.
(Nếu HS không nêu được các bước thì GV trợ giúp)

+ GV phát PHT số 2, yêu cầu cá nhân HS hoàn thành PHT số 2.
+ Cá nhân HS trả lời câu hỏi trong PHT số 2 và nộp PHT số 2
(GV quan sát nếu thấy HS không trình bày được phương án kiểm tra thì GV trợ
giúp bằng phiếu trợ giúp 2.1)
+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, sau đó là toàn lớp các giả thuyết về
nguồn gốc của gió mà các nhóm đưa ra và đi đến thống nhất giả thuyết: Khi không
khí bị chiếu nóng giãn nở bốc lên cao sẽ tạo ra vùng có khí áp thấp, không khí ở vùng

lạnh hơn có khí áp cao. Sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao đến nơi áp thấp
tạo ra gió.
+ Giáo viên yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, sau đó là toàn lớp về các đề xuất
phương án kiểm tra giả thuyết bằng các thí nghiệm.


(Nếu HS vẫn không có phương án làm mô hình thí nghiệm kiểm tra giả thuyết
thì GV đưa phiếu hỗ trợ 2.2)
+ HS làm theo phương án của nhóm hoặc theo phiếu hỗ trợ 2.2 chế tạo mô
hình thí nghiệm kiểm tra giả thuyết về nguồn gốc của gió và vận hành mô hình để
kiểm tra.
+ Giáo viên yêu cầu HS hoàn thành PHT số 3 và rút ra kết luận về nguồn gốc
của gió trên trái đất: Do sự chiếu sáng không đồng đều của mặt trời tạo ra sự chênh
lệch khí áp giữa các vùng trên trái đất. Không khí chuyển động từ vùng khí áp cao
sang vùng khí áp thấp tạo thành gió.
3.3. Đánh giá NL GQVĐ của HS trong DHTH chủ đề “Năng lƣợng gió”
Sau khi thực hiện dạy học chủ đề tích hợp, GV cần đánh giá các khía cạnh sau:
- Đánh giá việc tổ chức dạy học chủ đề có phù hợp với đối tượng HS không,
HS có hứng thú với các hoạt động học tập trong chủ đề không.
- Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu phát triển NL GQVĐ của HS, thông qua
kết quả đánh giá các hoạt động học tập.
Bảng 3.2 mô tả yêu cầu đạt được tương ứng với các mức NL của thành tố của
NL GQVĐ.
Bảng 3.2: ĐÁNH GIÁ NL GQVĐ THEO CÁC MỨC ĐỘ
Nội dung 1 Nguồn gốc của gió
Thành tố
Mức
1. Tìm hiểu Mức 5
vấn đề
1M1.5

Mức 4
1M1.4
Mức 3
1M1.3
Mức 2
1M1.2
Mức 1
1M1.1
2. Trình bày, Mức 5
phát biểu vấn 1M2.5
đề
Mức 4
1M2.4
Mức 3
1M2.3

Yêu cầu đạt đƣợc
HS có thể đặt câu hỏi về tình huống, đặt câu hỏi tại sao lại tìm hiểu về
gió và có thể đưa ra tình huống mới về nguồn gốc của gió.
HS huy động kiến thức về gió, khí áp, hoàn lưu khí quyển, các đai áp
đã biết để phân tích tình huống, tìm được mối liên quan giữa chúng và
với sự chiếu sáng của mặt trời xuống trái đất.
HS xác định câu hỏi chưa trả lời được, cần tập trung giải quyết như:
Gió trên trái đất được sinh ra từ đâu? Nguồn gốc của gió như thế nào?
Tại sao trái đất có gió? Vì sao trái đất phân thành các đai áp cao, đai
áp thấp?...
HS đặt được các câu hỏi liên quan đến gió, tự trả lời các câu hỏi đã đặt
ra khi quan sát hình ảnh về gió trên trái đất trong tình huống GV đưa
ra.
HS lựa chọn được câu hỏi, nhiệm vụ cần giải quyết khi GV trợ giúp

bằng cách đưa ra một số câu hỏi, nhiệm vụ liên quan đến tình huống
về nguồn gốc của gió
HS diễn đạt vấn đề như mức 4 và chỉ ra được nhiệm vụ trong vấn đề
cần giải quyết.
HS sử dụng sơ đồ mối quan hệ giữa gió, khí áp, hoàn lưu để diễn đạt
vấn đề từ đó phát biểu vấn đề bằng một hay nhiều câu hỏi.
HS đưa ra các câu hỏi phát biểu vấn đề xuất phát từ các câu hỏi xung
quanh tình huống và là những vấn đề vướng mắc cần giải quyết.


Mức 2
1M2.2

Mức 1
1M2.1
3.1. Đề xuất Mức 5
giải pháp:
1M3.1.5
Mức 4
1M3.1.4
Mức 3
1M3.1.3
Mức 2
1M3.1.2
Mức 1
1M3.11
3.2 Thực hiện Mức 5
giải pháp:
1M3.2.5
Mức 4

1M3.2.4
Mức 3
1M3.2.3
Mức 2
1M3.2.2
Mức 1
1M3.2.1
4. Đánh giá Mức 4
giải pháp
1M4.4
Điều
chỉnh Mức 3
giải pháp
1M4.3
Mức 2
1M42
Mức 1
1M4.1

HS đặt các câu hỏi liên quan hình ảnh được quan sát như: Gió sinh ra
từ đâu?
Gió trên trái đất có nguồn gốc từ đâu?
Làm thế nào mà gió được sinh ra?
Gió trên trái đất có nguồn gốc như thế nào? …
Gió trên trái đất có nguồn gốc như thế nào? (hoặc một câu hỏi khác
tưng tự)
HS đề xuất được nhiều giải pháp khác nhau về mô hình tạo ra gió và
lựa chọn giải pháp khả thi nhất để thực hiện.
HS đề xuất giải pháp có tính thực tế, cụ thể, chi tiết để thực hiện. Mô
hình tạo gió trên trái đất làm từ dụng cụ gì, lắp ghép thế nào, vận hành

thế nào để kiểm tra được giả thuyết…
HS đề xuất các giải pháp vấn đề mang tính ý tưởng như phải tạo được
chênh lệch khí áp từ sự chênh lệch nhiệt độ của các vùng khí bằng
cách đốt nóng, hay chiếu sáng khí trong bình chứa…
Hoặc thí nghiệm tương tự đối lưu khí đã học.
HS suy luận từ giả thuyết để tìm phương án kiểm tra giả thuyết về
nguồn gốc của gió bằng lí thuyết hay thực nghiệm
HS đưa ra giả thuyết về nguồn gốc của gió, tìm phương án kiểm tra
giả thuyết.
HS thực hiện được một loạt các vấn đề phát sinh trong quá trình làm
và vận hành mô hình tạo gió để kết quả tốt.
HS đưa ra những vấn đề cần giải quyết để thấy được kết quả Trong
quá trình thực hiện làm mô hình tạo gió có vấn đề nảy sinh như quan
sát không rõ kết quả sự tạo gió như giả thuyết,
HS vận dụng được kiến thức về khí áp nhiệt độ, đối lưu, truyền
nhiệt… để vận hành mô hình tạo gió trên trái đất.
HS vận dụng được kiến thức về sự nở vì nhiệt, đối lưu khí để thực
hiện làm mô hình thí nghiệm về tạo gió
HS thực hiện làm mô hình tạo gió bằng thí nghiệm đối lưu khí theo sự
trợ giúp của GV ở từng thao tác cụ thể.
HS đánh giá toàn bộ quá trình làm mô hình, vận hành mô hình, đánh
giá các giải pháp đã thực hiện để mô hình hoạt động tốt.
HS đánh giá được kết quả ở từng bước trong quá trình làm mô hình,
chỉ ra hạn chế cần khắc phục và đưa ra các giải pháp khắc phục để
thực hiện giải pháp mang lại kết quả tốt.
HS đánh giá được kết quả mô hình tạo gió của nhóm thành công hay
không thành công, những hạn chế trong quá trình làm như các chỗ nối
không kín, khó quan sát khối hương di chuyển thành dòng….
HS làm theo hướng dẫn của GV
(bằng các phiếu trợ giúp) và so sánh với kết quả GV đưa ra.


Tên mức
Mức 5

Nhóm mức cần đạt đƣợc ở các thành tố
M1.5, M2.5, M3.1.5, M3.2.5, M4.4

Mức 4

M1.4, M2.4, M3.1.4, M3.2.4, M4.3

Mức 3

M1.3, M2.3, M3.1.3, M3.2.2, M3.2.3 M4.2


Tên mức
Mức 2

Nhóm mức cần đạt đƣợc ở các thành tố
M1.2, M2.2, M3.1.2, M3.2.1, M4.1

Mức 1

M1.1, M2.1, M3.1.1
Chƣơng 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

4.1. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm sƣ phạm
Để kiểm định cấu trúc NL GQVĐ của HS bằng thực nghiệm, đánh giá sự phát
triển NL GQVĐ của HS trong DHTH, chúng tôi tổ chức thực nghiệm sư phạm với

HS lớp 8 ở 03 trường THCS thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Thực
nghiệm sư phạm được tổ chức 2 vòng độc lập vòng 1 thực hiện ở học kỳ 2 năm học
2015-2016 với 17 HS lớp 8, trường THCS Thực hành Sư phạm, do cô giáo Nguyễn
Thị Nhung thực hiện. Vòng 2 thực hiện ở học kỳ 2 năm học 2016-2017 với 19 HS lớp
8, trường THCS Nam Khê, do cô giáo Vũ Thị Liên thực hiện và 19 HS lớp 8 trường
THCS Trưng Vương do cô giáo Vũ Thị Hằng Mơ thực hiện.
4.2. Thực nghiệm sƣ phạm
Trong chủ để tích hợp “Năng lượng gió” này chúng tôi xây dựng 5 nội dung
vấn đề cần giải quyết, mỗi vấn đề có 24 mức NL tương ứng với các tiêu chí, như vậy
toàn chủ đề sẽ có 120 mức tương ứng với các mức độ của NL GQVĐ. Khi HS đạt
được một mức NL nào đó chúng tôi mã hóa số 1, khi chưa đạt mã hóa số 0, khí HS
đạt mức cao tức là đã bao hàm cả mức thấp. Thông tin để đánh giá mức NL GQVĐ
của HS chủ yếu lấy từ các phiếu học tập (PHT), ở các hoạt động của HS, cùng với
quan sát của người đánh giá trong quá trình tổ chức dạy thực nghiệm.
Để đánh giá độ tin cậy của kết quả thu được theo công thức Spearman-Brown,
chúng tôi phân 120 mức thành 2 nhóm chẵn lẻ, tính tổng các nhóm chẵn và tổng các
nhóm lẻ rồi tính hệ số tương quan chẵn – lẻ (rhh) sử dụng công thức trong phần mềm
Excel: rhh = correl(array1, array2)
Kết quả hệ số tương quan chẵn lẻ tính được là rhh = 0,5
Độ tin cậy Spearman-Brown; rSB = 2 * rhh / (1 + rhh) = 0,7 như vậy số liệu này
đáng tin cậy.
Nhìn vào kết quả đạt được từng mức của các tiêu chí ta thấy ở những nội dung
hoạt động sau của chủ đề số lượng HS đạt được các mức cao hơn so với các nội dung


đầu chủ đề. Có thể đánh giá chung khí trải qua các hoạt động của chủ đề NL GQVĐ
của HS đã tăng lên.
Để thấy được NL của HS qua từng nội dung của chủ đề chúng tôi phân mức
NL GQVĐ theo nhóm các mức của các thành tố mà HS đạt được. Ví dụ như: Bảng
4.5 biểu diễn các mức độ NL đạt được của 5 HS trong nội dung 1 (Nguồn gốc của

gió). Có 4 HS đạt mức NL 3, và 01 HS đạt mức NL 4.
Bảng 4.5 Mức NL của HS trong nội dung 1

Từ cách phân mức NL của HS qua 5 nội dung chúng tôi đánh giá sự phát triển
NL GQVĐ của HS như hình 4.6

Hình 4.6 biểu diễn NL của HS qua 5 nội dung
Phân tích kết quả của 5 HS đạt số mức NL thành tố nhiều nhất trong nhóm
thực nghiệm, HS Bùi Quế Anh có tổng số mức đạt là 59 thì 4 nội dung đầu đạt mức
NL 3 ở nội dung cuối có mức NL 4. HS Phùng Thị Khánh Hòa có tổng số mức đạt là
58, ở 3 nội dung đầu ở mức NL 3, ở nội dung 4, nội dung 5 ở mức NL 4. HS Bùi Sơn
Dương và Phạm Mai Dương ở nội dung đầu ở mức NL 3 nhưng nội dung 2 sau ở
mức NL 2 sau đó đạt mức 3 và 4 cho thấy mức NL của 2 HS này không ổn định. HS
Nguyễn Đức Nhật có đồ thị giảm sau đó tăng cho thấy mức NL của HS này thất


thường. Nhìn chung 5 HS này đều có sự tăng NL ở các nội dung sau của chủ đề.
Phân tích kết quả của 5 HS có số mức NL thành tố mức độ đạt ít, hình 4.7. HS
Đỗ Thanh Thúy cả 5 nội dung đều ở mức 2 không thấy sự tăng NL. HS Phạm Mỹ
Khuyên, Hà Anh Tuấn nội dung 4 có tăng lên mức NL 3 nhưng ở nội dung 5 đạt
mực NL 2 thấy sự tăng không bền vững. HS Bùi Anh Thơ có mức NL không ổn định
nhưng có dấu hiệu tăng ở 2 nội dung 4 và 5. HS Duyên Mỹ Linh có mức NL tăng dần
qua các nội dung cho thấy NL có sự phát triển rõ. Mặc dù ở nhóm có số mức đạt
được ít nhưng HS Linh có sự phát triển NL tốt.

Hình 4.7 biểu diễn NL của HS qua 5 nội dung


×