Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đánh giá và tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trong điều kiện nước trời và xây dựng các biện pháp canh tác đậu xanh thích hợp cho vùng đất cát ven biển tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.31 KB, 4 trang )

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT,
LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Tên đề tài luận án: Đánh giá và tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trong điều kiện nước trời và
xây dựng các biện pháp canh tác đậu xanh thích hợp cho vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa.
2. Thông tin về nghiên cứu sinh:
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thế Anh
Năm nhập học: 2011 Năm tốt nghiệp:
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9 62 01 10
Chức danh khoa học, học vị và tên người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Đình Hòa
TS. Nguyễn Thị Chinh
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3. Giới thiệu tóm tắt luận án
Luận án xác định khả năng chịu hạn của các giống đậu xanh cải tiến thông qua đánh giá giai
đoạn nảy mầm trong phòng, giai đoạn cây con ở điều kiện chậu trong nhà lưới và đánh giá trên đồng
ruộng hỗ trợ tuyển chọn giống đậu xanh có khả năng chịu hạn. Các giống đậu xanh nêu trên được đánh
giá lặp lại ở 2 vụ tại 3 địa điểm đại diện của 3 huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa và Tĩnh Gia để xác định
giống phù hợp điều kiện nước trời cho vùng đất cát ven biển Thanh Hóa. Hai giống ĐX16 và ĐX208
có năng suất cao, ổn định được lựa chọn để xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác thích
hợp (phân bón, thời vụ trồng, mật độ gieo) cho vùng đất cát biển, đồng thời đánh giá hiệu quả
kinh tế của mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất. Hai giống đậu
xanh (ĐX16 và ĐX208) tuyển chọn là những giống vừa ngắn ngày, có năng suất cao, ổn định ở cả hai vụ
Xuân và vụ Hè và thích nghi tốt với vùng đất cát ven biển, góp phần vào việc bố trí cơ cấu luân canh cây
trồng, mở rộng diện tích trồng đậu xanh ở vùng đất cát ven biển của tỉnh Thanh Hóa trong vụ Hè thu.
4. Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án
Luận án khẳng định sự kết hợp thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm đồng
ruộng là phương pháp tiếp cận hữu ích, tin cậy để chọn lọc giống đậu xanh thích
nghi điều kiện sản xuất cụ thể. Hai giống đậu xanh ĐX16 và ĐX208 vừa ngắn ngày
vừa có năng suất cao thích hợp với canh tác nước trời vùng đất cát ven biển tỉnh
Thanh Hoá là cơ sở để bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng, hệ thống luân canh và
phát triển diện tích đậu xanh. Giống ĐX208 có thời gian sinh trưởng trong vụ xuân


và hè tương ứng là 68 và 63 ngày, năng suất tương ứng là 12,8 và 15,9 tạ/ha.
Giống ĐX16 có thời gian sinh trưởng rất ngắn 61 ngày trong vụ xuân và 56 ngày
trong vụ hè, năng suất vụ xuân (12,2 tạ/ha) và vụ hè (15,2 tạ/ha) rất thích hợp
trong cơ cấu luân canh cây trồng của địa phương.
Biện pháp canh tác phù hợp với từng giống là tiền đề để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế
cho trồng trọt nói chung và sản xuất đậu xanh nói riêng. Đề tài luận án đã xác định được biện pháp canh
tác tổng hợp đậu xanh cho vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hoá cho hai giống đậu xanh ĐX16 và
ĐX208 đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Thời vụ trồng tốt nhất cho vùng đất đất cát ven
biển Thanh Hóa là vụ Hè thu, từ 10/06 - 24/06 với mật độ từ 20-25 cây/m2 đối với giống ĐX16 và từ
13/06-20/06 với mật độ trồng 15-20 cây/m 2 đối với giống ĐX208. Tuy lượng phân bón như
nhau nhưng thời kỳ bón tối ưu cho 2 giống khác nhau để cung cấp đủ và giảm
thiểu sự thấm dinh dưỡng. Đối với giống ĐX16 liều lượng bón gồm 40kg N + 60kg P 2O5 +
40kg K2O được bón thúc 2 lần, lần I thời kỳ 1-2 lá thật và thời kỳ và 4-5 lá thật; đối với giống
ĐX208 dài ngày hơn, lượng phân bón được bón thúc 2 lần, lần I thời kỳ 1-2 lá thật và lần II muộn
hơn, thời kỳ 6-7 lá thật.
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2019
Nghiên cứu sinh


Nguyễn Thế Anh


INFORMATION PAGE ON NOVEL THEORETICAL,
ACADEMIC CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION
1. Dissertation title: Evaluation and selection of suitable mung bean varieties for rainfed agriculture
conditions and development of suitable farmingl pratices for coastal sandy areas of Thanh Hoa province
2. Information on PhD candidate:
PhD candidate: Nguyen The Anh
Year of admission: 2011 Year of graduation:
Specialization: Crop science

Code: 9 62 01 10
Title and academic degree of supervisors:
Vu Dinh Hoa, Associate Prof., PhD.
Nguyen Thi Chinh, PhD.
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
3. Dissertation summary
The dissertation identified drought tolerance of improved mungbean varieties through evaluation
of germination in the laboratory, evaluation of young plants in pot experiment in greenhouse and
evaluation under field conditions for selecting drought tolerant genotypes. These varieties were
evaluated in replicated experiments in two cropping seasons at three representative locations of three
districts of Nga Son, Hoang Hoa and Tinh Gia to identify varieties suitable to rainfed conditions for
coastal sandy areas of Thanh Hoa. Two mungbean varieties, ĐX16 và ĐX208 showing high and
stable yield were selected to determine suitable farming practies (fertilization, planting
date, and planting density) for coastal sandy soils and to assess economic efficiency of pilot models
applying these cultural practices. Two selected mungbean varieties, ĐX16 and ĐX208 were of
early maturity and high, stable yield in both spring and summer cropping seasons and well adapted to
coatasl sandy areas, positively contributing to cropping pattern and crop rotation and expanding area
under mungbean in coastal sand areas in Thanh Hoa province.
4. Novel theoretcal, academic contributions of the dissertation
The dissertation confirmed that combination of laboratory with field
experiments were an useful, reliable approach to select mungbean varieties
suitable for particular farming conditions. Two mungbean varieties, ĐX16 and
ĐX208, both early maturing and high-yielding suitable to rainfed farming condition
in coastal sandy areas of Thanh Hoa were the basis for supplementing cropping
pattern and crop rotation and mungban area expansion. Mungbean variety ĐX208
had growth duration of 68 and 63 days and seed yield of 12.8 vand 15.9
quintals/ha in spring and summer season, respectively.. Mungbean variety ĐX16
had growth duration of 61 and 56 days and seed yield of 12.2 and 15.29
quintals/ha in spring and summer season, respectively.
Appropriate cultural practices are prerequisite to improving yield and economic efficiency in

plant production in general and mungbean production in particular. The dissertation has identified
integrated cultural practices for two mungbaen varieties ĐX16 và ĐX208 in coastal sandy areas of
Thanh Hoa, ensuring high yield and economic. Optimum planting date for the coastal sandy
areas of Thanh Hoa is summer-autumn cropping season, from 10 to 24 June with
planting density of 20-25 plants/m2 for mungbean variety ĐX16 and from 13 to 20 June with planting
density of 15-20 plants/m2 for mungbean variety ĐX208. Optimum fertilizer dose of 40kg
N + 60kg P2O5 + 40kg K2O was split into two top applications, at 1-2 true leaf stage and at 4-5 true leaf
stage for mungbea variety ĐX16 and at 1-2 true leaf stage and at 6-7 true leaf stage for mungbean
variety ĐX208.
Ha Noi, 26th March 2019
PhD candidate


Nguyen The Anh



×