Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ tự nhiên giwuax các loài cây cây rừng với loài cây Thung (Tetrameles nudiflora và loài cây Phay Duabanga sonneratioides BuchHam tại Vườn Quốc Gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN THÁI

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ TỰ NHIÊN GIỮA CÁC LOÀI CÂY
RỪNG VỚI LOÀI CÂY THUNG (Tetrameles nudiflora) VÀ LOÀI CÂY
PHAY (Duabanga sonneratioides Buch-Ham) TẠI VƢỜN QUỐC GIA
BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Quản lý tài nguyên rừng
Lâm nghiệp
2014 - 2018

Thái Nguyên- 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN THÁI

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ TỰ NHIÊN GIỮA CÁC LOÀI CÂY


RỪNG VỚI LOÀI CÂY THUNG (Tetrameles nudiflora) VÀ LOÀI CÂY
PHAY (Duabanga sonneratioides Buch-Ham) TẠI VƢỜN QUỐC GIA
BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành:
Quản lý tài nguyên rừng
Lớp:
K46QLTNR(N03)
Khoa:
Lâm nghiệp
Khóa học:
2014 - 2018
Giáo viên hƣớng dẫn: Ths. PHẠM ĐỨC CHÍNH
Giảng viên Khoa Lâm nghiệp - Trƣờng ĐH Nông Lâm

Thái Nguyên- 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản
thân tôi, các số liệu được thu thập phân tích khách quan và chưa công bố ở trên
bất kì tài liệu nào. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm trước kết quả nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Giáo viên hƣớng dẫn


Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ trước hội đồng

Ths. Phạm Đức Chính

Hoàng Văn Thái

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp, thầy giáo hướng dẫn đề tài tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên
cứu m i quan hệ t

nhiên gi a các loài cây rừng với loài cây Thung

(Tetrameles nudiflora

và loài cây Phay

Duabanga sonneratioides


Buch-Ham tại Vƣờn Qu c Gia Ba Bể, t nh Bắc Kạn .
Qua thời gian thực tập tại Ba Bể đến nay tôi đã hoàn thành đề tài. Để đạt
được kết quả như ngày hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà
trường. Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp
cùng với sự giúp đỡ của Ban quản lý vườn quốc gia Ba Bể, các cán bộ UBND
xã Nam Mẫu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới giảng viên Ths.
Phạm Đức Chính, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề
tài, để đạt được kết quả tốt nhất và hoàn thiện đề tài
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết lòng động
viên và giúp đỡ tạo điều kiện về mặt vật chất và tinh thần cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng thực hiện thành công đề tài nhưng đề tài
của tôi không thể tránh những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp
của thầy cô và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Văn Thái


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Số ô quan sát và số loài cây bạn của các loài cây nghiên cứu........ 22
Bảng 4.2a. Các giá trị bình quân của các loài nghiên cứu và nhóm cây bạn.. 23
Bảng 4.2b. Các giá trị bình quân của các loài nghiên cứu và nhóm cây bạn . 23
Bảng 4.3. Tổ thành rừng tự nhiên nơi có mặt loài cây Thung ........................ 24

Bảng 4.4. Tổ thành rừng tự nhiên nơi có mặt loài cây Phay .......................... 26
Bảng 4.5. Mức độ xuất hiện của nhóm loài cây bạn với loài cây Thung ....... 28
Bảng 4.6. Nghiên cứu mối quan hệ giữa loài cây Thung và cây bạn ............. 31
Bảng 4.7. Mức độ xuất hiện của nhóm loài cây bạn với các loài cây Phay.... 32
Bảng 4.8. Nghiên cứu mối quan hệ giữa loài cây Phay và cây bạn ................ 35
Bảng 4.9. Danh lục các loài cây bạn đề xuất trồng hỗn giao với cây chính ... 39


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ tần suất các loài cây bạn với cây Thung ............................ 30
Hình 4.2. Biểu đồ tần suất các loài cây bạn với cây Phay .............................. 34
Hình 4.3. Trắc đồ lâm học lâm phần xuất hiện loài cây Thung ...................... 37
Hình 4.4. Trắc đồ lâm học lâm phần có xuất hiện loài cây Phay ................... 38


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

D1,3

: Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m

Hvn

: Chiều cao vút ngọn


VQG

: Vườn Quốc Gia

BTTN : Bảo tồn tài nguyên
Ni

: Số lượng cá thể loài thứ i

Ni%

: Tỷ lệ % số cây của loài so với tổng số cây trong lâm phần

G

: Tổng tiết diện ngang lâm phần (m2)

Gi

: Tỷ lệ % tiết diện ngang của loài so với tổng tiết diện ngang
của lâm phần (m2)

IVI%

: Chỉ số tổ thành sinh thái tầng cây gỗ

OTC

: Ô tiêu chuẩn (hay ô sơ cấp)



vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học...............................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ..........................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất .................................................................................3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................4
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..............................................................................4
2.1.1. Những khái niệm và thuật ngữ liên quan ..........................................................6
2.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................................9
2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam .........................................................................9
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..........................................................................13
2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu (VQ ..............................................13
2.2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu .................................16
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................17
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................17
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................17

3.4.1. Vật tư và dụng cụ cần thiết cho nghiên cứu ....................................................17
3.4.2. Phương pháp kế thừa số liệu ...........................................................................18
3.4.2.1. Nội dung phương pháp .................................................................................18
3.4.2.2. Xác định tên cây (định danh loài) ................................................................19
3.4.3. Xử lý số liệu điều tra .......................................................................................19
3.4.3.1. Xác định tần suất xuất hiện các loài .............................................................19


vii

3.4.3.2. Mô phỏng sơ đồ không gian mặt cắt ngàng .................................................19
3.4.3.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài .........................................................20
3.4.4. Tổng hợp viết báo cáo .....................................................................................21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................22
4.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm phần rừng nơi sinh sống của loài cây Thung và
loài cây Phay tại VQ Ba Bể ....................................................................................22
4.1.1. Với loài cây Thung ..........................................................................................24
4.1.2. Với loài cây Phay ............................................................................................26
4.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ tự nhiên giữa các loài cây rừng tự nhiên với các
loài cây Thung (Tetrameles nudiflora tại VQ Ba Bể ............................................28
4.2.1. Tần suất xuất hiện các loài cây bạn trong quá trình điều tra...........................28
4.2.2. Mối quan hệ giữa loài cây Thung với các cây bạn .........................................31
4.3. Mối quan hệ tự nhiên giữa các loài cây rừng khác nhau với loài cây Phay
(Duabanga sonneratioides Buch-Ham) tại Vườn Quốc Gia Ba Bể .........................32
4.3.1. Tần suất xuất hiện các loài cây bạn trong quá trình điều tra...........................32
4.3.2. Mối quan hệ giữa loài cây Phay với các cây bạn ............................................35
4.4. Sơ đồ lâm học (trắc đồ ngang, trắc đồ dọc lâm phần có loài cây Thung
và cây Phay................................................................................................................36
4.5. Đề xuất tập đoàn loài cây trồng rừng hỗn giao với loài cây Thung và loài
cây Phay ....................................................................................................................39

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................41
5.1. Kết luận ..............................................................................................................41
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................43
I. Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................43
II. Tài liệu tiếng Anh .................................................................................................44
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội
và bảo vệ sự phát triển bền vững môi trường của mỗi quốc gia. Đặc biệt, Việt
Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên rừng, đất rừng khá đa dạng và phong
phú, phân bố khắp gần như trên tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc. Theo số
liệu năm 2012, diện tích đất lâm nghiệp lên tới 15,4 triệu ha (chiếm 58,5% diện
tích đất nông nghiệp; chiếm 46,4% tổng diện tích toàn quốc , chưa kể hơn 2,7
triệu đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá chưa có rừng cây. Đây cũng là nơi sinh
sống của hơn 25 triệu người, trong đó có khoảng 12 triệu đồng bào các dân tộc
thiểu số có cuộc sống khó khăn và phụ thuộc vào rừng. Vì vậy, ngành lâm
nghiệp có vai trò đáng kể trong tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn, cũng như đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và góp phần
cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng núi cùng với những
người làm nghề rừng.
Bên cạnh đó ngành lâm nghiệp còn có vai trò vô cùng lớn, đó là vai trò
phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. Bởi vì rừng có chức năng phòng hộ
như hạn chế sói mòn, lũ lụt, hạn hán, điều khóa khí hậu, giảm thiểu tiếng ồn.

Vai trò này ngày càng quan trọng, do Việt Nam là một nước có bờ biển dài và
địa hình dốc, nên Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động xấu nhất
của quá trình biến đổi khí hậu.
Vì thế, đánh giá đúng vai trò, vị trí của ngành lâm nghiệp và tăng cường
công tác bảo vệ, phát triển rừng là trọng trách của ngành lâm nghiệp không chỉ
đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn là trọng trách đối với công
tác chống biến đổi khí hậu của quốc tế. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm


2

cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp đó là: áp lực về dân số ở các vùng có
rừng tăng nhanh, nghèo đói hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân sinh kế chủ
yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn
thấp, kiến thức bản địa chưa được phát huy, hoạt động khuyến nông, khuyến
lâm chưa phát triển, chính sách Nhà nước về quản lý rừng cộng đồng còn nhiều
bất cập, cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi. Hiện trạng này đang đặt
ra một vấn đề là trong khi xây dựng các quy định về quản lý bảo vệ rừng trên
phạm vi cả nước, phải nghiên cứu và tính toán nhu cầu thực tế chính đáng của
người dân mới có thể đảm bảo tính khả thi của các quy định, đồng thời bảo đảm
cho rừng không bị khai thác lợi dụng quá mức, ảnh hưởng xấu đến chức năng
của rừng tự nhiên.
Thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản lý
rừng bền vững chỉ có thể giải quyết thỏa đáng một khi có sự hiểu biết đầy đủ về
bản chất quy luật sống về hệ sinh thái rừng. Do nghiên cứu cấu trúc rừng được
xem là cơ sở quan trọng nhất, giúp các nhà lâm nghiệp có thể chủ động trong
việc xác lập các kế hoạch và biện pháp kỷ thuật tác động chính xác vào rừng,
góp phần quản lý và kinh doanh rừng lâu bền.
Ở nước ta để có cơ sở cho trồng rừng hỗn giao đảm bảo tính khoa học và
thực tiễn góp phần tích cực trong trồng rừng phòng hộ. Bản chất mỗi quan hệ giữa

các loài cây với nhau là rất biện chứng bởi có những cây mang mối quan hệ tương
trợ.
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn về mối quan hệ giữa các loài cây một
cách rõ ràng hơn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
''Nghiên cứu m i quan hệ t nhiên gi a các loài cây rừng với loài cây
Thung (Tetrameles nudiflora) và cây Phay (Duabanga sonneratioides
Buch-Ham) tại vƣờn Qu c gia Ba Bể, t nh Bắc Kạn"


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được cấu trúc rừng nơi sinh sống của hai loài cây Thung
(Tetrameles nudiflora) và loài cây Phay (Duabanga sonneratioides
Buch-Ham) Tại vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Xác định mối quan hệ tự nhiên giữa các loài cây rừng khác với hai loài cây
Thung (Tetrameles nudiflora )và loài cây Phay (Duabanga sonneratioides
Buch-Ham) Tại vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất được tập đoàn cây trồng rừng hỗn giao với loài cây Thung
(Tetrameles nudiflora) và loài cây Phay (Duabanga sonneratioides
Buch-Ham). Tại vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các v ng
sinh thái tương tương tự nói chung.
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
Bổ sung những cơ sở khoa học và thực tiễn về mối quan hệ tự nhiên giữa
các loài cây rừng. Đồng thời giúp cho sinh viên tiếp cận phương pháp nghiên
cứu khoa học, giải quyết vấn đề thực tiễn của khoa học đặt ra.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Trên cơ sở các quy luật quan hệ tự nhiên giữa các loài giúp ta lựa chọn
chỉ ra những loài cây có mối quan hệ mật thiết để xây dựng tập đoàn cây trồng

rừng phục vụ trồng rừng phòng hộ hỗn giao hiện nay, nâng cao năng suất của
rừng.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề tái sinh phục hồi rừng ở nước ta đã được đặt ra từ rất sớm, từ đầu
những năm 50 đến 60 của thế kỷ 20 và được sử dụng với cụm từ “khoanh núi
nuôi rừng”, tuy nhiên trong một khoảng thời gian dài, ngành lâm nghiệp phải
tập trung khai thác rừng tự nhiên để phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát
triển miền Bắc, đồng thời chi viện cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền
Nam. Đến đầu thập kỷ 1970, lâm nghiệp tập trung đẩy mạnh trồng rừng với
“tham vọng phủ xanh đất trống đồi núi trọc” trong kế hoạch 5 năm lần 1 và lần
2 như đã được nêu tại các Nghị quyết của Đảng và kế hoạch của Nhà nước vào
giai đoạn này. Do vậy việc “khoanh núi nuôi rừng” lúc này gần như là một khẩu
hiệu nên kết quả và tác dụng rất hạn chế. Đến giữa những năm 1980, “Khoanh
núi nuôi rừng” mới được định hình và chuyển hướng thành thuật ngữ mới là:
Phục hồi rừng bằng “khoanh nuôi xúc tiến tái sinh”.
Phục hồi rừng có thể được hiểu một cách khái quát là quá trình ngược lại
của sự suy thoái. Theo quá trình diễn thế, sau khi phải chịu những tác động phi
tự nhiên phá vỡ bằng sinh thái; với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên và cơ chế
nội cân bằng sinh thái thì nó có xu hướng vận động thiết lập một trạng thái cân
bằng mới (gần giống với trạng thái ban đầu , quá trình này được gọi là diễn thế
phục hồi. Nhưng với những tác động quá mạnh vượt ra ngoài ngưỡng tự điều
chỉnh của hệ sinh thái rừng thì quá trình phục hồi lại sẽ rất chậm hoặc thậm chí
nó không xảy ra. Lúc này cần những hoạt động của con người nhằm thúc đẩy
quá trình đó hoạt động mạnh nhất trong thời gian ngắn nhất. Như vậy, hoạt

động phục hồi rừng được hiểu là các hoạt động có ý thức của con người nhằm
làm đảo ngược quá trình suy thoái rừng. Để phục hồi lại các hệ sinh thái rừng đã


5

bị thoái hoá, chúng ta có rất nhiều lựa chọn tùy thuộc vào từng đối tượng và
mục đích cụ thể. Lamb và ilmour (2003 đã đưa ra ba nhóm hành động nhằm
làm đảo ngược quá trình suy thoái rừng là cải tạo, khôi phục và phục hồi rừng.
Các khái niệm này được hiểu như sau:
- Cải tạo hay là thay thế (reclamation or replacement): Khái niệm này
được hiểu là sự tái tạo lại năng suất và độ ổn định của một lập địa bằng cách
thiết lập một thảm thực vật hoàn toàn mới để thay thế cho thảm thực vật gốc đã
bị thoái hoá mạnh. Ở vùng nhiệt đới, các xã hợp thực vật được thay thế này
thường đơn giản nhưng lại có năng suất cao hơn thảm thực vật gốc. Các lập địa
rừng nghèo kiệt, trảng cây bụi… là đối tượng của hoạt động này và cũng là
những cơ hội cho việc thiết lập các rừng công nghiệp sử dụng các loài cây nhập
nội sinh trưởng nhanh hơn và có giá trị kinh tế cao hơn so với thảm thực vật
gốc.
- Khôi phục (restoration): Hiểu một cách chính xác về mặt lý thuyết thì
khôi phục lại một khu rừng bị suy thoái (rừng nghèo là đưa khu rừng đó trở về
nguyên trạng ban đầu của nó. Đưa về nguyên trạng bao gồm cả các thành phần
thực vật, động vật và toàn bộ các quá trình sinh thái dẫn đến sự khôi phục lại
hoàn toàn tính tổng thể của hệ sinh thái.
- Phục hồi (rehabilitation): Khái niệm phục hồi rừng được định nghĩa như
là gạch nối (trung gian) giữa cải tạo và khôi phục. Trong trường hợp này, một
vài cố gắng có thể được thực hiện để thay thế thành phần dễ thấy nhất của thảm
rừng gốc, đó thường là tầng cây cao bao gồm cả các loài bản địa được thay thế
bằng các loài có giá trị kinh tế và sinh trưởng nhanh hơn.
Ngoài ba nhóm hành động này, việc phục hồi rừng còn bao gồm:

- Trồng rừng (afforestation): Trồng rừng được hiểu là sự chuyển đổi từ
đất không có rừng thành rừng thông qua trồng cây, gieo hạt thẳng hoặc xúc tiến
tái sinh tự nhiên (Smith, 2002).


6

- Trồng lại rừng (reforestation): Là hoạt động trồng rừng trên đất không
có rừng do bị mất rừng trong một thời gian nhất định.
Sự khác nhau giữa trồng lại rừng và trồng rừng nằm ở thời gian không có
rừng của đối tượng (đất trồng rừng), hoạt động trồng rừng ở đối tượng có thời
gian rất lâu không phải là rừng thì gọi là trồng rừng; còn hoạt động đó trên đối
tượng mới không có rừng trong thời gian ngắn thì gọi là trồng lại rừng. Trong
nhiều trường hợp, trồng rừng, trồng lại rừng được hiểu đồng nghĩa với sự cải
tạo (hay là sự thay thế). Theo chúng tôi thì nên hiểu cải tạo rừng là hoạt động
thay thế rừng nghèo kiệt thành rừng trồng có năng suất cao hơn, còn trồng rừng
và trồng lại rừng là hoạt động gây lại rừng trên đất trống đồi núi trọc.
Phục hồi rừng có thể được giải thích như một phương pháp phối hợp giữa
các hoạt động thay thế, phục hồi và khôi phục. Hoạt động phục hồi có thể thay
đổi tuỳ thuộc vào mục đích, điều kiện của đối tượng (rừng nghèo) và rừng
mong muốn đạt đến.
2.1.1. h ng hái ni

và thuật ng

i n quan

2.1.1.1. Các mối quan hệ hỗ trợ
* Quan hệ hội sinh: Mối quan hệ này được thể hiện dưới nhiều cách, trong
đó loài sống hội sinh có lợi, còn loài được hội sinh không có lợi và cũng không

bị hại. Ví dụ, nhiều loài phong lan lấy thân gỗ khác để bám. Ở biển, cá ép luôn
tìm đến các loài động vật lớn (cá mập, vích… , thậm chí cả tàu thuyền để ép
chặt vào, nhờ đó, cá dễ dàng di chuyển xa, dễ kiếm ăn và hô hấp. Các loài động
vật nhỏ sống hội sinh với giun biển.
* Quan hệ hợp tác: Đây là kiểu quan hệ giữa các loài, trong đó, chúng
sống dựa vào nhau, nhưng không bắt buộc. Ví dụ, ở biển, các loài tôm, cá nhỏ
thường bò trên thân cá lạc, cá dưa để ăn các ngoại kí sinh sống ở đây làm thức
ăn; sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy, rận” để ăn.


7

* Quan hệ cộng sinh: Đây là kiểu quan hệ mà 2 loài chung sống thường
xuyên với nhau mang lợi cho nhau. Ví dụ, cuộc sống cộng sinh của kiến và cây:
kiến sống dựa vào cây để lấy thức ăn và tìm nơi ở, nhờ có kiến mà cây được bảo
vệ. Trong nhiều trường hợp, sống cộng sinh là cách sống bắt buộc, khi rời khỏi
nhau cả 2 đều chết. Ví dụ, động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả
năng phân giải cellulose thành đường để nuôi sống cả 2; vi sinh vật sống trong
dạ dày động vật nhai lại có vai trò tương tự. Khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô
của san hô, hến biển, giun biển… khi quang hợp, tạo ra nguồn thức ăn bổ sung
cho các động vật này. Nấm và vi khuẩn lam cộng sinh với nhau chặt chẽ đến
mức tạo nên 1 dạng sống đặc biệt, đó là địa y.
2.1.1.2. Các mối quan hệ đối kháng
* Quan hệ ức chế - cảm nhiễm: Ức chế - cảm nhiễm là mối quan hệ trong
đó 2 loài này sống bình thường nhưng lại gây hại cho nhiều loài khác. Ví dụ,
trong quá trình phát triển của mình, khuẩn lam thường tiết ra các chất độc, gây
hại cho các loài động vật sống xung quanh. Một số loài tảo biển khi nở hoa,
gây ra “thủy triều đỏ” làm cho hàng loạt động vật không xương sống, cá, chim
chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chuỗi thức ăn. Trong
nhiều trường hợp, người cũng bị ngộ độc vì ăn hàu, sò, cua, cá trong v ng thủy

triều đỏ.
* Quan hệ cạnh tranh giữa các loài và sự phân li ổ sinh thái: Hai loài có
chung nguồn sống thường cạnh tranh với nhau: trong rừng, các cây ưa sáng
cạnh tranh nhau về ánh sáng. Các loài cỏ dại cạnh tranh với lúa về nguồn muối
dinh dưỡng. Hai loài trùng cỏ (Paramecium caudatum và Paramecium aurelia)
cùng sử dụng nguồn thức ăn là vi sinh vật. Khi nuôi trong 1 bể, chúng cạnh
tranh nhau gay gắt, do đó, mật độ của 2 loài đều giảm, nhưng loài Paramecium
caudatum giảm hẳn và trở thành loài thua cuộc.


8

Những loài cùng sử dụng 1 nguồn thức ăn vẫn có thể chung sống hòa bình
trong 1 sinh cảnh. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường
hướng tới sự phân li ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn
thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó . Ví dụ, loài trùng cỏ Paramecium
caudatum và Paramecium bursaria tuy c ng ăn vi sinh vật vẫn có thể chung
sống trong 1 bể nuôi vì chúng đã phân li nơi sống: loài thứ nhất chỉ sống ở tầng
mặt, giàu oxy; loài thứ 2 nhờ cộng sinh với tảo nên có thể sống được ở đáy bể,
ít oxy.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 3 loài sẻ ăn hạt cùng phân bố trên 1 hòn
đảo thuộc quần đảo Galapagos. Những loài này khác nhau về kích thước mỏ
nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích
thước mỏ của mỗi loài. Do đó, chúng không cạnh tranh với nhau. Ở 2 đảo khác,
mỗi đảo chỉ có 1 loài thì kích thước mỏ của chúng khác với kích thước mỏ của
các cá thể cùng loài khi phải chung sống với các loài khác trên c ng 1 đảo. Như
vậy, do sự có mặt của những loài khác trên đảo, kích thước mỏ có sự thay đổi
bởi áp lực chọn lọc để giảm sự cạnh tranh.
Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là 1 trong những động lực của
quá trình tiến hóa.

* Quan hệ con mồi - vật ăn thịt và vật chủ - vật kí sinh: Mối quan hệ con
mồi - vật ăn thịt được đề cập chủ yếu ở bài quan hệ dinh dưỡng trong quần xã.
Trong mối quan hệ này, con mồi có kích thước nhỏ, nhưng số lượng đông, còn
vật ăn thịt thường có kích thước lớn, nhưng số lượng ít. Con mồi thích nghi với
kiểu lẩn tránh và bằng nhiều hình thức chống lại sự săn bắt của vật dữ, còn vật
ăn thịt có răng khỏe, chạy nhanh và có nhiều “mánh khóe” để khai thác con mồi
có hiệu quả.
Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, ăn dịch trong cơ thể


9

vật chủ hoặc tranh chất dinh dưỡng với vật chủ, thường không giết chết vật chủ;
còn vật chủ có kích thước rất lớn, nhưng số lượng ít.
Trong thiên nhiên, các mối quan hệ giữa các loài, nhất là những mối quan
hệ cạnh tranh, vật ăn thịt - con mồi, vật chủ - vật kí sinh… đóng vai trò kiểm
soát và khống chế số lượng của các loài (khống chế sinh học), thiết lập nên
trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên.
2.1.2. h ng nghi n ứu tr n th gi i
Trên thế giới,

việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã được tiến hành từ lâu

nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động
vào rừng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng.
Theo Baur G.N.(1976)[ 2] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái
học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng,
trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt
lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên.
Theo Odum E.P (1971)[12] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên

cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái
niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc
trên quan điểm sinh thái học.
Catinot (1965) [3]; Plaudy J. [6] đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng
bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc
mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến...
Bên cạnh đó các công trình của các tác giả Richards, Baur, Catinot, Odum,
Van Stennis... được coi là nền tảng cho những nghiên cứu về cấu trúc rừng.
2.1.3. h ng nghi n ứu

Vi t a

Việc nghiên cứu quan hệ giữa các loài có một ý nghĩa rất quan trọng
trong bảo tồn đa dạng sinh học. Trong động vật nếu muốn bảo tồn các loài hổ
chẳng hạn thì không thể không bảo tồn các loài làm thức ăn cho hổ. Trong


10

nghiên cứu lâm sinh học người ta thường chú ý mối quan hệ giữa các loài trong
thiết kế trồng rừng hỗn loài, thiết kế khu khoanh nuôi và bảo vệ.
Trong những năm gần đây cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về mối
quan hệ giữa các loài cây nhất là cho rừng tự nhiên. Những công trình đầu tiên
phải kể đến là những nghiên cứu có tính chất thăm dò của các thầy giáo ở
trường Đại học Lâm nghiệp tại VQG Ba Vì, VQG Cát Bà, VQG Bến En và khu
bảo tồn thiên nhiên Thượng tiến Kim Bôi, Hoà Bình. Nguyễn Thị Mừng (2000)
có kết quả về nghiên cứu quan hệ giữa cây Giáng hương với các loài khác.
Nguyễn Văn Thêm (2004 [10] có những nghiên cứu về quan hệ giữa
các loài Chò Xót Thành ngạnh, Hà Nu, Trắc
Hoàng Văn Thắng (2003)[9] nhìn chung các loài cây nghiên cứu có các

chỉ tiêu D1.3 và Hvn lớn hơn các loài cây bạn (trừ vạng trứng . Điều đó chứng tỏ
các loài nghiên cứu đều ở tầng trội của rừng. Giá trị của D1.3 và Hvn của cả loài
nghiên cứu và cây bạn cho biết chúng đang ở giai đoạn rừng trung niên nên
mỗi loài cây đều đã có một không gian sống tương đối ổn định. Vì thế mối
quan hệ giữa các loài lúc này ngoài sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng
chúng còn chịu ảnh hưởng bởi phitônxit của mỗi loài xung quanh. Giá trị bình
quân khoảng cách từ loài cây nghiên cứu đến các loài cây bạn xung quanh cho
thấy khi nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây rừng tự nhiên mà các loài
cây nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên thì thay cho phương pháp ô 6 cây có thể
điều tra các ô hình tròn với bán kính là R= 4.3m. Vì khi điều tra mối quan hệ
theo phương pháp lập ô thì việc xác định diện tích ô rất quan trọng. Nếu diện
tích ô quá lớn sẽ có nhiều loài cùng xuất hiện cho dù chúng không có quan hệ
với nhau, ngược lại khi diện tích ô quá nhỏ lại bỏ qua nhiều loài mặc dù chúng
có quan hệ. Nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa các loài trong rừng tự
nhiên là vấn đề phức tạp. Để có những cơ sở khoa học chắc chắn cần phải căn
cứ vào đặc điểm sinh vật học và đi sâu nghiên cứu về phitônxit của từng loài.


11

Trong khi chưa có điều kiện nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các loài cây
trong rừng tự nhiên bằng phương pháp đó thì việc nghiên cứu mối quan hệ
giữa các loài: vạng trứng, sồi phảng, lim xanh và trám trắng với các loài cây
khác trong rừng tự nhiên bằng phương pháp tần suất xuất hiện cho ta một số
kết quả ban đầu rất quan trọng làm cơ sở cho việc chọn và phối hợp nhóm loài
cây khi xây dựng mô hình trồng rừng hỗn loài. Từ kết quả nghiên cứu, có thể
rút ra một số kết luận sau: Số loài cây bạn xuất hiện cùng các loài cây nghiên
cứu đều rất lớn. Thấp nhất là 34 loài (của 21 ô trám trắng) và cao nhất là 44
loài (của 39 ô vạng trứng); Vạng trứng và giẻ là hai loài thường gặp nhiều nhất
với vạng trứng. Nhóm loài xuất hiện nhiều nhất cùng sồi phảng là sồi phảng,

táu và trâm. Xuất hiện nhiều nhất với lim xanh gồm ràng ràng, giẻ và lim
xanh. Các loài giẻ, ràng ràng và lim xanh là nhóm loài xuất hiện cùng trám
trắng với tần suất lớn nhất; Cả 3 loài: vạng trứng, sồi phảng và lim xanh đều
xuất hiện cùng với chính nó với tần suất cao, nghĩa là chúng đều có tính quần
thể rất rõ rệt. Riêng trám trắng thì đặc tính này thể hiện kém hơn. Trên đây chỉ
là những kết quả ban đầu. Đối với rừng tự nhiên thứ sinh đã phục hồi thì các
mối quan hệ trên là tương đối ổn định, còn đối với rừng tự nhiên thứ sinh đang
trong giai đoạn phục hồi thì số loài cây bạn và mức độ xuất hiện của chúng có
thể sẽ thay đổi tuỳ theo các giai đoạn phát triển của rừng. Vì thế, cần nghiên
cứu thêm để có kết quả sát thực hơn.
Mặc dù các nghiên cứu trong nước chưa thực sự đa dạng, chưa đánh giá
được một cách đầy đủ và toàn diện về sinh khối nhưng những nghiên cứu ban
đầu về lĩnh vực này có ý nghĩa rất quan trọng, làm nền tảng phục vụ cho việc
xây dựng các biện pháp, định hướng phát triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh
hợp lý.
Trần Đình Lý và các cộng sự (1995) [7] Nghiên cứu xác định diện tích và
hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng. Nghiên cứu


12

đưa ra một cách nhìn hệ thống và toàn diện về biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi
phục hồi rừng. Với việc phân biệt rõ ràng giữa rừng và thảm thực vật, nghiên cứu
đưa ra khái niệm khoanh nuôi phục hồi rừng là “quá trình lợi dụng triệt để quy
luật tái sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm
thúc đẩy quá trình phục hồi lại rừng trong một thời gian xác định theo mục đích
đặt ra”. Qua cách nhìn nhận đó xác định được đối tượng cụ thể cho khoanh nuôi
phục hồi rừng. Xác định thời gian khoanh nuôi và tiêu chuẩn cần đạt của rừng
khoanh nuôi. Xác định được nội dung công việc cần tiến hành trong quá trình
khoanh nuôi ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu đã xây dựng được bản quy

phạm cho khoanh nuôi phục hồi rừng và xây dựng được danh lục sơ bộ gồm 155
loài cây bản địa có thể sử dụng cho việc khoanh nuôi và phục hồi rừng. Đây là
công trình đầu tiên ở việt nam đề cập một cách hệ thống từ cơ sở khoa học đến
quy phạm khoanh nuôi phục hồi rừng ở Việt Nam. Nghiên cứu này mới chỉ dừng
lại ở việc xây dựng quy phạm chưa xây dựng được quy trình khoanh nuôi cụ thể
cho từng vùng và từng loại hình rừng cụ thể.
Đào Công Khanh (1996 [4], Bảo Huy (1993) [1] đã căn cứ vào tổ thành
loài cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp
lâm sinh.
Lê Sáu (1996) [5] dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết
hợp với hệ thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà Nừng
thành 6 trạng thái.
Vũ Tiến Hinh (1991) [8] Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của rừng
tự nhiên ở Hữu Lũng (Lạng Sơn và v ng Ba Chẽ (Quảng Ninh đã nhận xét: hệ
số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên hệ chặt
chẽ. Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành
tầng tái sinh cũng vậy.


13

Nguyễn Văn Trương (1983 [11] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp cây
tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tán rừng
2.2. Tổng quan khu v c nghiên cứu
2.2.1. i u i n tự nhi n khu vự nghi n ứu V
Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, cách tỉnh 60 km về phía Bắc,
có diện tích tự nhiên là 67.412 ha. Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn Phía Tây
giáp tỉnh Tuyên Quang Phía Nam giáp huyện Chợ Đồn và huyện Bạch Thông
Phía Bắc Giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng
Huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn với 200 thôn bản.

Dân số toàn huyện có gần 47 nghìn người, trong đó có khoảng 95% là người
dân tộc thiểu số. Thành phần dân tộc chính là: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng,
Hoa và một số dân tộc khác.
2.2.1.1. Địa hình
Ba Bể chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, đất nông nghiệp chiếm
10%. Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núi nên giao thông
đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùng cao. Ở đây chủ yếu
là núi cao xen lẫn những khối núi đá vôi hiểm trở, phân lớp dầy, trong quá trình
cacxtơ tạo thành những hình dạng kỳ thú, đặc trưng là dãy núi Phja Bjooc có độ
cao 1.578m, là mái nhà của 03 huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông.
Cùng với đó, trên địa bàn huyện có 2 con sông Năng và Chợ Lùng chảy
qua. Sông Năng bắt nguồn từ dãy núi cao Phja Giạ (thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh
Cao Bằng) chảy vào địa phận huyện Ba Bể từ xã Bành Trạch theo hướng Đông Tây; sông Chợ Lùng bắt nguồn từ phía Nam huyện Ba Bể theo hường Đông Nam
- Tây Bắc sau đó đổ vào hồ Ba Bể rồi thông ra sông Năng; cách cung sông âm
chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, xuyên suốt địa giới của huyện với
nhiều ngọn núi cao tr ng điệp đã tạo nên địa hình hiểm trở rất đặc trưng của huyện
Ba Bể.


14

Ngoài ra, trên địa bàn Ba Bể có nhiều tuyến giao thông chạy qua
như: Quốc lộ 279, tỉnh lộ 201, 254… Hiện nay, 15/16 xã ở Ba Bể có đường ô tô
về đến trung tâm xã.
2.2.1.2. Khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm từ 21oC - 23oC, vào m a đông thường xuất
hiện sương muối, ở khu vực khe núi đôi khi có băng giá. Là v ng khuất gió
m a đông bắc, nhưng lại đón gió m a Tây Nam nên mưa nhiều, lượng mưa
trung bình hơn 1.600 mm và có thảm thực vật phong phú.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở độ cao từ 500 - 1000m

so với mặt biển, Ba Bể có đủ nhiệt độ, nắng, mưa... thích hợp cho sự phát triển
của động vật, thực vật. Vùng hồ Ba Bể và sườn núi Phja Bjoóc gần như mát mẻ
quanh năm. Tuy nhiên đôi khi thời tiết cũng rất khắc nghiệt. M a đông ở Ba Bể
thường có sương muối, băng giá hoặc có những đợt mưa ph n, gió bấc kéo dài
không có lợi cho sự sinh trưởng của động, thực vật, ảnh hưởng tới hoạt động,
sức khoẻ con người. M a mưa nhiều xã ven sông Năng thường bị ngập lụt.
2.2.1.3. Sông ngòi
Ba Bể có nhiều sông, suối, lòng sông suối thường sâu, để có nước tưới
cho đồng ruồng, nhất là các chân ruộng bậc thang, đồng bào các dân tộc có
nhiều kinh nghiệm làm mương, phai, bắc máng, làm guồng nước. Đồng bào
còn lợi dụng sức nước để phục vụ sản xuất, đời sống như cối giã gạo, máy bật
bông, làm thuỷ điện mi ni, xuôi mảng... Đường thuỷ sông Năng phối hợp với
các đường bộ tạo nên hệ thống giao thông tương đối thuận lợi thông thương
giữa các huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn, Na Hang (Tuyên Quang).
2.2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Ở Ba Bể tập trung nhiều loại khoáng sản như: Vàng gốc (nguyên sinh) và
vàng sa khoáng, khoáng sắt và sắt - mangan, đá vôi biến chất thành đá hoa như


15

xung quanh hồ Ba Bể, sắt, mangan ở Bản N ng. Ngoài ra còn có đá quý ở Bản
Đuống, Bản Vàng…
Đất Ba bể có thể trồng nhiều loại cây thương phẩm có giá trị kinh tế cao
như: hồng không hạt, hoa lily, ngô, đậu tương, trúc. Hiện tại, Ba Bể đã phát
triển được hơn 1.000 ha mơ, mận, dứa. Đất đai ở Ba Bể cũng thích hợp cho
việc chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, dê.
Núi đá xen lẫn núi đất chiếm phần lớn diện tích đất đai tự nhiên. Rừng có
nhiều gỗ quý (đinh, lim, nghiến, táu… c ng nhiều cây dược liệu và nhiều loại
chim muông, thú rừng như phượng hoàng, công, trĩ, hươu, nai, sơn dương, khỉ,

lợn rừng, kỳ đà…
Do kiến tạo địa chất, sự bồi đắp của các con sông, suối đã tạo cho Ba Bể
những bồn địa, những thung lũng lòng máng, lòng chảo, đất đai khá màu mỡ
thích hợp với việc trồng lúa, ngô, các loại rau, đậu, cây công nghiệp (mía, bông
và cây ăn quả (cam, quýt, chuối, hồng).
Đặc biệt, Vườn Quốc gia Ba Bể là một di sản thiên nhiên quý giá với hệ
thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi có tới 417 loài thực vật và 299 loài động
vật có xương sống. Nhiều loài động vật quý vẫn còn lưu giữ được như phượng
hoàng đất, gà lôi, vọc mũi hếch… Trong hồ vẫn còn 49 loài cá nước ngọt, trong
đó có một số loài cá quý hiếm như cá chép kính, cá rầm xanh, cá chiên…
Cùng với đó, hồ Ba Bể rộng gần 500ha gắn liền với dòng sông Năng và
hệ thống hang động, thác nước thiên nhiên kỹ vĩ trở thành khu danh lam thắng
cảnh nổi tiếng ở khu vực miền núi phía Bắc.
Hiện nay, Ba Bể đang quy hoạch xây dựng vùng Ba Bể - Chợ Đồn - Na
Hang (tỉnh Tuyên Quang), vùng lòng hồ Ba Bể và phụ cận theo mô hình phát
triển kinh tế đô thị kết hợp với bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái.
Vườn có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc. Nó nằm trên
địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc


16

huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc gia này cách thành phố Bắc Kạn 50 km
và Hà Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn
quốc gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và
sự đa dạng sinh học. Năm 2004, Ba Bể đã được công nhận là một di sản thiên
nhiên của ASEAN. Trước đó, đây từng là Khu danh lam thắng cảnh và Di tích
lịch sử, là Khu rừng cấm hồ Ba Bể.
2.2.2. i u i n


n sinh inh t

h i hu vự nghi n ứu

Mặc dù diện tích đất tự nhiên là khá lớn nhưng đất giành cho sản xuất
nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Người dân chủ yếu là dân tộc Tày. Ngoài ra,
các dân tộc Nùng có số lượng nhỏ. Tổng diện tích tự nhiên là 43.818,27 ha,
trong đó đất nông nghiệp là 31.844,15 ha (72,67% , đất phi nông nghiệp có tỷ
lệ rất nhỏ 4,42%; và 20,45% diện tích tự nhiên chưa được sử dụng. Trong cơ
cấu đất nông nghiệp, đất cho sản xuất nông nghiệp là 3.350,86 ha, (10,52%) và
đất lâm nghiệp là 28.196,51 ha (88,55% . Trong cơ cấu đất lâm nghiệp, đất
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chiếm 69,64%, đất rừng sản xuất chỉ chiếm
25,51%.
Dân cư sống ở 99 thôn/bản, mật độ trung bình là 58,3 người/km2, thấp
hơn trung bình huyện Ba Bể (69,6 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung
bình của các xã trong VQG Ba Bể (giai đoạn 2003 - 2005 là 1,23%; cao hơn so
với trung bình toàn huyện Ba Bể (năm 2008 là 0,78% .
Hiện nay, sinh kế của dân cư trong v ng chủ yếu nhờ nông nghiệp, làm
ruộng nước, kết hợp chăn nuôi, trồng màu (ngô . Lúa nước là cây trồng chính
và nguồn lương thực chính của người dân trong vùng. Ngoài 2 cây trồng chính
lúa và ngô, còn có sắn, đỗ tương, đỗ xanh.


×