Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận văn xây dựng và sử dụng mô hình với phần mềm coach trong dạy học “các máy điện xoay chiều” vật lí 12 nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 117 trang )

.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2



NGUYỄN THỊ HẠNH

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH VỚI PHẦN MỀM COACH
TRONG DẠY HỌC "CÁC MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU" - VẬT LÍ 12
NHẰM BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2



NGUYỄN THỊ HẠNH

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH VỚI PHẦN MỀM COACH
TRONG DẠY HỌC "CÁC MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU" - VẬT LÍ 12
NHẰM BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CỦA HỌC SINH

Chuyên ngành : Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ mơn Vật lí


Mã số
: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Thuấn

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ
nhiệm cùng các thầy cơ khoa Vật lí, phịng Đào tạo Sau đại học, trƣờng Đại học sƣ
phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong q trình học tập,
thực hiện và hồn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Lí luận
và Phƣơng pháp giảng dạy bộ mơn Vật lí, trƣờng Đại học trƣờng Đại học sƣ phạm Hà
Nội 2, đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy, Cơ giáo tổ Vật lí,
trƣờng THPT Ngơ Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiệt tình giúp đỡ,
trao đổi và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực
nghiệm đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hƣớng dẫn tận tình chu
đáo của TS. Nguyễn Anh Thuấn trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, ngƣời thân, bạn bè
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Dù đã rất cố gắng nhƣng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác
giả mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2018
Tác giả


Nguyễn Thị Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là do tôi tự nghiên cứu, học hỏi và tiếp
thu ý kiến của thầy hƣớng dẫn để hoàn thiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi c ng
xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Hạnh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT

Các chữ viết tắt

Nội dung

1.

GV

Giáo viên

2.

HS


Học sinh

3.



Hoạt động

4.

DH

Dạy học

5.

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

6.

DH PH&GQVĐ

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

7.

NL


Năng lực

8.

NXB

Nhà xuất bản

9.

NTCT

Nguyên tắc cấu tạo

10.

NTHĐ

Nguyên tắc hoạt động

11.

MPĐ

Máy phát điện

12.

MHVC-CN


Mô hình vật chất – chức năng

13.

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

14.

KĐBBP

Khơng đồng bộ ba pha

15.

TBKT

Thiết bị kĩ thuật

16.

TNSP

Thực nghiệm sƣ phạm

17.

TN


Thí nghiệm

18.

SGK

Sách giáo khoa

19.

ƢDKT

Ứng dụng kĩ thuật


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
7. Những đóng góp của luận văn ................................................................................. 4
8. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
MƠ HÌNH VỚI PHẦN MỀM COACH NHẰM BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH ........................................................................... 6
1.1. Năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí .................................................. 6

1.1.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề ............................................................... 6
1.1.2. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề................................................................... 7
1.1.3. Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học vật lí ............... 9
1.2. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề .............................................................. 10
1.2.1. Khái niệm dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề .......................................... 10
1.2.2. Các giai đoạn của tiến trình dạy học theo kiểu dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề .......................................................................................................................... 11
1.2.3. Dạy học giải quyết vấn đề theo con đƣờng lí thuyết và thực nghiệm ............. 13
1.3. Dạy học ứng dụng khoa học kĩ thuật trong Vật lí .............................................. 16
1.3.1. Bản chất của việc nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật của Vật lí trong dạy học16
1.3.2. Các loại mơ hình thƣờng đƣợc sử dụng trong dạy học các ứng dụng kĩ thuật16
1.3.2.1. Mơ hình hình vẽ ............................................................................................ 17
1.3.2.2. Mơ hình vật chất............................................................................................ 17
1.3.3. Các con đƣờng dạy học ứng dụng kĩ thuật của vật lí ...................................... 19
1.3.2.1. Dạy học ƢDKT theo con đƣờng thứ nhất .................................................... 19


1.3.2.2. Dạy học ƢDKT theo con đƣờng thứ hai ...................................................... 20
1.4. Xây dựng và sử dụng mơ hình với phần mềm Coach trong dạy học Vật lí ....... 21
1.4.1. Xây dựng mơ hình trong dạy học vật lí ........................................................... 21
1.4.2. Sử dụng mơ hình trong dạy học vật lí .............................................................. 23
1.5. Thực trạng việc sử dụng mơ hình trong dạy học ứng dụng kĩ thuật trong dạy
học vật lí ở trƣờng THPT ........................................................................................... 25
1.5.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 25
1.5.2. Đối tƣợng và thời gian khảo sát ....................................................................... 26
1.5.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 26
1.5.4. Phƣơng pháp khảo sát ...................................................................................... 26
1.5.5. Kết quả khảo sát ............................................................................................... 26
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................... 31
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÁC MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC

“CÁC MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU” – VẬT LÍ 12 ................................................... 32
2.1. Mục tiêu dạy học “Các máy điện xoay chiều” - Vật lí 12 .................................. 32
2.1.1. Mục tiêu kiến thức............................................................................................ 32
2.1.2. Mục tiêu kỹ năng .............................................................................................. 32
2.2. Xây dựng mơ hình với phần mềm Coach trong dạy học “Các máy điện xoay
chiều” – Vật lí 12....................................................................................................... 33
2.2.1. Sự cần thiết xây dựng mơ hình với phần mềm Coach trong dạy học “Các máy
điện xoay chiều” – Vật lí 12 ...................................................................................... 33
2.2.2.2. Các mơ hình hiện có đƣợc sử dụng trong giai đoạn giải thích cấu tạo và
nguyên tắc hoạt động của các máy điện xoay chiều .................................................. 36
2.2.2.3. Khó khăn, hạn chế của các mơ hình hiện có................................................. 36
2.2.2. Xây dựng mơ hình máy phát điện xoay chiều ba pha với phần mềm Coach.. 36
2.2.3. Xây dựng mơ hình động cơ khơng đồng bộ ba pha với phần mềm Coach ..... 40
2.3. Công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học “Các
máy điện xoay chiều” – Vật lí 12 ............................................................................... 46
2.3.1. Công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học


“Máy phát điện xoay chiều” ....................................................................................... 46
2.3.2. Công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học
“Động cơ không đồng bộ ba pha” .............................................................................. 50
2.4. Soạn thảo tiến trình dạy Các máy điện xoay chiều – Vật lí 12 .......................... 53
2.4.1. Tiến trình dạy học kiến thức “Máy phát điện xoay chiều” ............................. 53
2.4.1.1. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức .............................................................. 53
2.4.2. Tiến trình dạy học kiến thức “Động cơ khơng đồng bộ ba pha”..................... 63
2.4.2.1. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức .............................................................. 63
2.4.2.2. Tiến trình dạy học cụ thể............................................................................... 66
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................... 70
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 72
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm .............................................. 72

3.2. Đối tƣợng và nội dung thực nghiệm sƣ phạm .................................................... 72
3.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm...................................................................... 72
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................... 72
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.................................................................... 73
3.3.1. Phƣơng pháp điều tra ....................................................................................... 73
3.3.2. Phƣơng pháp quan sát ...................................................................................... 73
3.3.3. Phƣơng pháp thống kê toán học ....................................................................... 73
3.3.4. Phƣơng pháp case - study................................................................................. 74
3.4. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................... 74
3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................ 74
3.5.1. Phân tích định tính............................................................................................ 74
3.5.2. Phân tích định lƣợng ........................................................................................ 80
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................... 81
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng mô tả các thành phần, tiêu chí và chỉ báo mức độ đánh giá năng
lực giải quyết vấn đề................................................................................. 7
Bảng 1.2. Thống kê mức độ sử dụng các phƣơng pháp dạy học trong dạy học
“Các máy điện xoay chiều” .................................................................... 26
Bảng 1.3. Bảng thống kê mức độ sử dụng TN trong dạy học nội dung kiến thức
“Các máy điện xoay chiều” ...................................................................... 27
Bảng 1.4. Bảng thống kê tình hình sử dụng TN truyền thống và TN trên máy
tính trong dạy học nội dung kiến thức “Các máy điện xoay
chiều”của GV với các mục đích khác nhau ........................................... 27
Bảng 1.5. Kết quả lấy ý kiến của GV về việc ĐG năng lực GQVĐ của HS ............ 28

Bảng 1.6. Bảng thống kê kết quả điều tra phƣơng pháp học tập của HS khi học
vật lí ........................................................................................................ 30
Bảng 2.1. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học
“Máy phát điện xoay chiều” – Vật lí 12 ............................................... 46
Bảng 2.2. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học
“Động cơ khơng đồng bộ ba pha” – Vật lí 12........................................ 50
Bảng 3.1. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Trƣơng Thanh Hậu ....................... 76
Bảng 3.2. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Lê Hoàng Huy............................... 77
Bảng 3.3. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Nguyễn Thị Thúy An .................... 78
Bảng 3.4. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Lê Hoài Nam................................. 79
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh sau khi TNSP .............. 80


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ khái qt tiến trình xây dựng kiến thức theo kiểu DHPH và
GQVĐ ...................................................................................................... 12
Hình 1.2. Sơ đồ khái quát tiến trình xây dựng kiến thức theo con đƣờng lí
thuyết của kiểu DHPH và GQVĐ ........................................................... 14
Hình 1.3. Sơ đồ khái quát tiến trình xây dựng kiến thức theo con đƣờng thực
nghiệm của kiểu DHPH và GQVĐ ......................................................... 15
Hình 1.4. Sơ đồ khái quát tiến trình xây dựng kiến thức về ƢDKT theo con
đƣờng 1 .................................................................................................... 20
Hình 1.5. Sơ đồ khái quát tiến trình xây dựng kiến thức về ƢDKT theo con
đƣờng 2 .................................................................................................... 21
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha,
rơto là nam châm điện có hai cặp cực ..................................................... 34
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều ba pha ........... 35
Hình 2.3. Mơ hình ngun tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều


........ 37

Hình 2.4. Bảng số liệu và sơ đồ biểu diễn sự biển đổi (e1,t); (e2,t); (e3,t) theo thời
gian .................................................................................................................. 38
Hình 2.5. Đồ thị (e1,t); (e2,t); (e3,t) sau khi khớp hàm nhờ phần mềm Coach ......... 39
Hình 2.6. Mơ hình từ trƣờng quay ............................................................................ 41
Hình 2.7. Gán các giá trị ban đầu trong mềm Coach ................................................ 42
Hình 2.8: Bảng số liệu (B,t) sau khi vận hành mơ hình ........................................... 42
Hình 2.9. Đồ thị lí thuyết (B1,t); (B2,t); (B3,t); (B,t) sau khi vận hành mơ hình ...... 43
Hình 2.10. Đồ thị (B1,t); (B2,t); (B3,t)và (B,t) sau khi khớp hàm ............................. 45
Hình 2.11. Hình ảnh từ trƣờng quay ......................................................................... 45


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thế kỷ 21, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang tiếp tục phát
triển với những bƣớc tiến nhảy vọt, đƣa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp
sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế trí thức. Sự phát triển kinh tế - xã hội
trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay đặt ra những yêu cầu mới đối với ngƣời lao
động, do đó c ng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào
tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo đội ng nhân lực có khả năng đáp ứng
đƣợc những đòi hỏi mới của xã hội, đặc biệt là NL hành động, tính năng động, sáng
tạo, tính tự lực và trách nhiệm c ng nhƣ NL cộng tác làm việc, NL giải quyết các vấn
đề phức hợp.
Chƣơng trình giáo dục định hƣớng phát triển NL đã đƣợc bàn đến nhiều từ
những năm 90 của thế kỉ 20 và ngày nay đã trở thành xu hƣớng giáo dục quốc tế.
Với nền giáo dục Việt Nam, nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 Khố XI về đổi mới
căn bản, tồn diện GD & ĐT xác định nhiệm vụ của đổi mới là: “Tiếp tục đổi mới

mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng
sự phát triển phẩm chất, NL của người học”, “cuộc cách mạng về phương pháp
giáo dục phải hướng vào người học, rèn luyện và phát triển khả năng GQVĐ một
cách năng động, độc lập sáng tạo ngay trong q trình học tập ở nhà trường phổ
thơng. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS NL tư
duy sáng tạo, NLGQVĐ”. Đề án “Đổi mới chƣơng trình, SGK giáo dục phổ thơng
sau năm 2015” của Bộ GD & ĐT đã chỉ rõ các định hƣớng đổi mới chƣơng trình,
sách giáo khoa là: Tiếp cận theo hƣớng phát triển NL, xuất phát từ các NL mà mỗi
HS cần có trong cuộc sống nhƣ NL nhận thức, NL hành động, NLGQVĐ, NL sáng
tạo, NL làm việc nhóm, NL thích ứng với mơi trƣờng ... Nhƣ vậy, trong q trình
dạy học ở trƣờng trung học phổ thơng nhiệm vụ phát triển các NL trong đó có
NLGQVĐ cho HS trở thành nhiệm vụ rất quan trọng.
Đối với môn Vật lí, các kiến thức vật lí ln gắn liền với thực tiễn và chủ yếu
đƣợc rút ra từ những quan sát và thí nghiệm. Những định luật, thuyết vật lí c ng chỉ


2

trở thành kiến thức vật lí khi đƣợc thực nghiệm kiểm chứng. Bởi vậy, trong dạy học
vật lí ở trƣờng phổ thơng, thí nghiệm ln giữ một vai trị hết sức quan trọng trong
việc nâng cao chất lƣợng chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng của học sinh. Thực tế DH ở
phổ thơng cho thấy việc sử dụng thí nghiệm đang gặp nhiều khó khăn. Một trong
những nguyên nhân cơ bản là do thiết bị thí nghiệm đƣợc trang bị chƣa đáp ứng
đƣợc địi hỏi của việc dạy học vật lí theo hƣớng tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh. Trong chƣơng trình vật lí phổ thơng có nhiều hiện tƣợng, q trình vật
lí phức tạp cần đƣợc trực quan hóa qua thí nghiệm nhƣng với những thí nghiệm
trong danh mục tối thiểu thì khơng thể đáp ứng đủ. Bên cạnh đó, có một số thí
nghiệm mà GV khơng thể tiến hành trên lớp học.
Vì vậy, việc sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mơ
phỏng các sự vật, hiện tƣợng, khái niệm, thí nghiệm...có vai trò to lớn trong việc đổi

mới phƣơng pháp dạy học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn, góp phần bồi dƣỡng
năng lực GQVĐ của HS. Hiện nay có rất nhiều phần mềm có tính năng nói trên,
trong đó phần mềm Coach với tƣ cách là phần mềm tạo phần mềm với các tính năng
nhƣ ghi dữ liệu, điều khiển, đo lƣờng hình ảnh, video, xử lý số liệu... có thể tùy
chỉnh để sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học và nghiên cứu giáo dục.
Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, bồi dƣỡng năng lực GQVĐ của HS,
chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Xây dựng và sử dụng mơ hình với phần
mềm Coach trong dạy học “Các máy điện xoay chiều” -Vật lí 12 nhằm bồi dưỡng
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh".
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng mơ hình dùng phần mềm Coach đáp ứng các yêu cầu về mặt khoa
học kĩ thuật, về mặt khoa học sƣ phạm và sử dụng chúng trong dạy học Các máy
điện xoay chiều - Vật lí 12 theo dạy học giải quyết vấn đề nhằm bồi dƣỡng năng lực
giải quyết vấn đề của học sinh.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng các mơ hình với phần mềm Coach đáp ứng các yêu cầu về mặt
khoa học kĩ thuật, về mặt khoa học sƣ phạm và sử dụng chúng trong dạy học “Các


3

máy điện xoay chiều” - Vật lí 12 theo dạy học giải quyết vấn đề thì sẽ bồi dƣỡng
đƣợc năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phần mềm Coach trong dạy học Các máy điện xoay chiều– Vật lí 12
THPT theo định hƣớng dạy học giải quyết vấn đề.
- Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng phần mềm Coach xây dựng mơ hình trong dạy học vật lí.
Phạm vi kiến thức về Các máy điện xoay chiều – Vật lí 12.

Phạm vi thực nghiệm sƣ phạm trƣờng THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch – Vĩnh
Phúc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc dạy học theo hƣớng phát triển năng lực giải
quyết vấn đề của học sinh, đặc biệt là lý luận về xây dựng và sử dụng phần mềm
xây dựng mơ hình trong dạy học vật lí.
- Nghiên cứu thực tiễn dạy học ứng dụng kĩ thuật và sử dụng phần mềm mơ
phỏng trong dạy học Vật lí ở trƣờng phổ thơng.
- Nghiên cứu mục tiêu kiến thức, kĩ năng, các thí nghiệm cần tiến hành trong dạy
học Các máy điện xoay chiều - Vật lí 12 theo dạy học giải quyết vấn đề.
- Điều tra thực tế dạy học các kiến thức về Các máy điện xoay chiều - Vật lí
12, đặc biệt là tình hình sử dụng thiết bị thí nghiệm và phần mềm mơ phỏng thí
nghiệm.
- Nghiên cứu việc sử dụng phần mềm Coach về mặt kĩ thuật và về mặt dạy
học. Xây dựng mơ hình Các máy điện xoay chiều với phần mềm Coach - Vật lí 12 .
- Đề xuất phƣơng thức sử dụng mơ hình Các máy điện xoay chiều và soạn
thảo một số tiến trình dạy học có sử dụng mơ hình đã xây dựng.
- Xây dựng công cụ đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh trong dạy học Các
máy điện xoay chiều - Vật lí 12.
- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính khả thi của việc sử mơ hình Các máy
điện xoay chiều - Vật lí 12.


4

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu cơ sở lý luận tâm lý học, giáo dục học và lí luận DH bộ mơn Vật
lí, các tài liệu về dạy học GQVĐ trong DH môn vật lí.
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc, các chỉ thị của Bộ

Giáo dục và Đào tạo về vấn đề đổi mới phƣơng pháp DH hiện nay ở trƣờng phổ thông.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ DH của bộ môn vật lí ở trƣờng
THPT hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng của việc phát huy tính tích cực
nhận thức cho HS dạy học ứng dụng kĩ thuật của Vật lí và việc sử dụng phần mềm
xây dựng mơ hình trong dạy học mơn Vật lí cho HS hiện nay thơng qua các phiếu
điều tra và phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh.
- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát để thu thập thơng tin về sự tích cực, sáng
tạo của học sinh trong giờ học và trong các hoạt động.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các
nội dung đƣợc đề xuất.
Phương pháp thống kê toán học
- Phân tích, xử lý các số liệu thu đƣợc qua thực nghiệm.
7. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc xây dựng và sử dụng mơ hình với phần
mềm Coach trong dạy học ứng dụng kĩ thuật Vật lí ở THPT góp phần bồi dƣỡng NL
GQVĐ của HS.
- Xây dựng đƣợc mơ hình Các máy phát điện xoay chiều -Vật lí 12 THPT để
sử dụng trong dạy học mơn Vật lí.
- Đề xuất đƣợc biện pháp sử dụng mơ hình các máy điện xoay chiều đã xây
dựng và biện pháp sử dụng, sử dụng phối hợp mơ hình với TN truyền thống trong tổ
chức hoạt động nhận thức của HS khi dạy học một số kiến thức về các máy điện
xoay chiều.





×