Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích ý nghĩa văn chương của hoài thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.41 KB, 3 trang )

Phân tích Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh
Mở bài:
Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt
Nam. Với bài viết Ý nghĩa văn chương, ông thẻ hiện quan niemj của mình về
nguồn gốc, vai trò và nhiệm vụ của văn chương đối với tâm hồn con người và đời
sống. Từ đó, ông xác định vị trí và nhiệm vụ của người nghệ sĩ sáng tác đối với
cuộc sống văn chương của con người và đời sống này.

Thân bài:
Bài viết có ba luận điểm chính. Thứ nhất, Hoài Thanh xác định nguồn gốc cốt yếu
của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Luận điểm này nêu lên quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu của văn
chương là tình cảm.

“Cốt yếu” ở đây là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Hoài
Thanh cho rằng” “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người “. Tức
là trước hết văn chương phải là tiếng nói yêu thương giữa con người với con
người. Từ đó, suy rộng ra là tình yêu thương đối với “cả muôn vật, muôn loài”.
Nói như vậy là rất đúng, rất hợp lí, rất nhân bản.

Cách trình bày quan niệm rất thú vị, độc đáo, hấp dẫn người đọc. Tác giả đã kể một
câu chuyện cảm động để dẫn dắt tới ván đề bàn bạc.

Trên thực tế còn có nhiẻu quan niệm khác nhau về nguồn gốc văn chương như: văn
chương bắt nguồn từ lao động, từ nghi lẽ tôn giáo, từ giải trí, mua vui… Các quan
niệm này và quan niộm của Hoài Thanh không mâu thuẫn nhau mà có tác dụng bổ
sung cho nhau.


Tiếp đến, văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng
những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Văn chương sẽ là hình dung của sự


sống muôn hình vạn trạng. Cách sử dụng từ “hình dung” rất đắc địa. Một mặt
“hình dung” được hiểu là hình ảnh.

Văn chương là hình ảnh của cuộc sống phong phú, văn chương phản ánh sự đa
dạng của cuộc sống: thế giới tự nhiên muôn màu, sự biến hóa của cuộc sống xã
hội,… Mặt khác, “hình dung” còn giúp người ta nhận thấy quá trình sáng tạo của
nhà văn. Nhà văn không bê y nguyên những gì của cuộc sống bèn ngoài đặt vào
trong trang sách của mình. Cuộc sống bên ngoài được nhìn nhận qua lăng kính của
nhà văn và nhà văn sẽ tái hiện nó bằng trí tưởng tượng, bằng cách cảm, cách nghĩ
của mình.

Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Cuộc sống được nhà văn trình bày trên trang
giấy đã là một sự sáng tạo. Song hơn thế, nhà văn còn sáng tạo ra những thế giới
khác, những người, những sự vật khác mà nó chưa có trong thực tế để gọi nó trong
thực tế. Chẳng hạn, đó là thế giới tiên cảnh, thế giới siêu nhân, thế giới của những
loài chim, chú dế,…

Nhà văn thường dựng lên trong tác phẩm của mình một bức tranh cuộc sống theo lí
tường thẩm mĩ của mình để mọi người thấy cần phải vươn tới một cuộc sống tốt
đẹp hơn. Hay nói như nhà thơ Nguyễn Đình Thi: “Nghệ thuật có sứ mạng quan
trọng là nâng cao sự hiểu biết của con người, nhưng sứ mạng hết sức quan trọng
nữa của nó là nuôi sống tình cảm, làm cho tình cảm con người luôn luôn mói mẻ,
như một bông hoa lúc nào cũng vừa mói nở ra xong, không bao giờ héo”.

Sau cùng, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn
có. Những tình cảm ta không có là những tình cảm mà trước khi đọc tác phẩm văn
chương. Những tình cảm đó chưa nảy sinh trong tâm hồn ta như : tình thương đối



với những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tình yêu đôĩ với miền đất lạ,
niềm xót xa về cảnh ngộ nhũng đứa trẻ lang thang… Nhưng khi đọc văn chương
viết về những con người, cảnh tượng, vùng đất ấy,… trong ta nảy nở những xúc
cảm mới lạ đó.

Những tình cảm ta sẵn có là những tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn ta
như: tình thương yêu dành cho cha mẹ, tình yêu đối với thiên nhiên, lòng yêu
nước… Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có nghĩa là văn chương làm
cho những tình cảm ấy đẹp hơn, trong sáng hơn, cao cả hơn.

Như vậy, văn chương đã tác động đến người đọc đến thế giới tình cảm của con
người một cách thật tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và
phong phú, giúp con người biết sống đẹp hơn, cao thượng hơn và giàu lòng vị tha
hơn. Chỉ có một tâm tình cao quý, một phong cách thanh khiết, từ trong lòng, dưói
ngòi bút chợt tự nhiên tuôn chảy, chính là bài thơ chân thực sẵn có trong trời đất
vậy. Văn chương làm cuộc đời thêm đẹp và cuộc đời không thể thiếu văn chương.
Vì thế vị thế của các văn nhân là rất lớn.

Kết bài:
Với hệ thống luận điểm phong phú, được trình bày cụ thể, rõ ràng, giàu sức thuyết
phục, lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc; vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, tác
giả đã làm sáng tỏ công dụng và ý nghĩa của văn chương. Văn chương giúp cho
người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện
những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử
loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo
nàn về tâm linh đến mức nào.




×