CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA VIỆC PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC
PHẢN BIỆN CHO HỌC
SINH THPT TRONG
DẠY HỌC MÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN
1
2
Cơ sở lí luận của việc phát triển NLPB cho học sinh
THPT trong dạy học môn GDCD
-Vai trò phản biện và năng lực phản biện của học sinh
khái niệm phản biện và tư duy phản biện
Đôi khi hai thuật ngữ này được mọi người đánh đồng là
một và và cố ý không nhìn thấy sự khác biết giữa chúng. Trên
thực tế hai thuật ngữ này vừa có điểm chung vừa có điểm
riêng.
Trước hết có thể hiểu đơn giản: Phản biện là một hành
động thể hiện ý kiến, quan điểm khác biệt của chủ thể đối với
ý kiến quan điểm của đối tượng nào đó. Các quan điểm đưa ra
thường được nhìn nhận và đánh giá trên những phương diện
khác nhau, đôi khi các quan điểm đó còn đối lập (trái chiều)
với quan điểm gốc ban đầu. Còn tư duy phản biện là một quá
trình tư duy biện chứng, bao gồm quá trình mà chủ thể phải
lắng nghe, phân tích, so sánh, đánh giá một vấn đề nào đó,
cuối cùng thể hiện lập luận của mình một cách rõ ràng, lôgic
về vấn đề đó nhưng với cách nhìn khác nhau.
Khi bàn về tư duy phản biện, đã có rất nhiều nhà khoa
3
học nghiên cứu và đưa ra ý kiến của mình về thuật ngữ này:
Michael Scriven “Tư duy phản biện là khả năng, hành
động để thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập
được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và tranh
luận” [17,tr.27].
Hatcher – Nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng: “Tư duy
phản biện là loại tư duy nỗ lực để đưa ra một phán đoán
sau khi đã tìm cách thức đáng tin cậy để đánh giá thực chất
về mọi phương diện của các bằng chứng và các luận cứ”
[28]
Hoặc trong tài liệu tập huấn về Kỹ Năng Sống của tổ
chức World Vision Việt Nam lại cho rằng: “Tư duy phản biện
là: thái độ sẵn lòng quan tâm suy nghĩ chu đáo về những vấn
đề và chủ đề xuất hiện trong cuộc sống cá nhân; sự hiểu biết
về phương pháp điều tra và suy luận có lý; và một số kỹ năng
trong việc áp dụng các phương pháp đó. Tư duy phản biện
đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để khảo sát niềm tin hay giả thuyết
bất kỳ có xem xét đến các bằng chứng khẳng định nó và
những kết luận xa hơn được nhắm đến” “Tư duy phản biện là
một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá
4
một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã
đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của
vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng
chứng, tỉ mỉ và công tâm” [28] .
Như vậy, tư duy phản biện không đơn thuần chỉ là những
ý kiến “phản biện” như tên gọi. Những hoạt động trong quá
trình tư duy phản biện thường bao gồm: nêu quan điểm và bảo
vệ quan điểm, sử dụng những bằng chứng phù hợp, tạo mối
liên hệ giữa các ý, đánh giá, phân tích, phân loại, so sánh, chỉ
ra khó khăn và cách khắc phục. Một quá trình tư duy phản
biện được coi là tốt khi đạt được những tiêu chí: rõ ràng,
mạch lạc, chính xác, thống nhất, ngắn gọn, phù hợp, có những
giải thích và lý do phù hợp, khách quan, toàn diện và có chiều
sâu. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác
giả luận văn chỉ cố gắng đi làm rõ khái niệm phản biện.
“Phản biện là tư duy có suy xét, phân tích, đánh giá và
tìm hiểu thông tin với thái độ hoài nghi tích cực, sau đó lập
luận và chứng minh lập luận ấy bằng những thông tin đã
được kiểm chứng để đưa ra một kết luận cuối cùng mang tính
thuyết phục, phù hợp với thực tiễn và quy luật logic nhằm giải
5
quyết các vấn đề đặt ra”.
Năng lực phản biện
Mỗi con người là một cá thể riêng biệt, có những đặc
điểm riêng về tố chất và khả năng của mình làm cho người đó
có thể thích nghi tốt và có hiệu quả với một dạng hoạt động
nào đó, và sự thành công trong công việc của họ phần lớn tùy
thuộc vào năng lực của họ đối với hoạt động đó. Năng lực
(competency) là một trong những thành tố quan trọng trong
cấu trúc nhân cách. Bàn về khái niệm này đã có rất nhiều nhà
nghiên cứu, học giả trong nước và ngoài nước quan tâm với
rất nhiều quan niệm tùy thuộc vào phạm vi và lĩnh vực tiếp
cận khác nhau.
Ở bình diện Triết học, NL của con người là sản phẩm
của sự phát triển xã hội, nó không những do hoạt động của bộ
não quyết định mà trước hết là do trình độ phát triển lịch sử
mà loài người đã đạt được.
Ở bình diện tâm lý học, NL là tập hợp các tính chất hay
phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên
trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động
nhất định.
6
Ở bình diện Giáo dục học, NL là khả năng được hình
thành và phát triển cho phép con người đạt được thành công
trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. NL
được thể hiện ở khả năng thi hành mọt hoạt động, thực thi
một nhiệm vụ.
Trong Lý luận dạy học hiện đại, NL được xem là điểm
hội tụ của nhiều yếu tố như: tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh
nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức.
Theo từ điển tiếng Việt, NL “là khả năng làm việc tốt”
Ngoài ra, theo quan điểm cá nhân, nghiên cứu về khái
niệm này, cũng đã có nhiều hướng tiếp cận khác nhau của các
chuyên gia, học giả trong và quốc tế như sau:
Trong Hội nghị chuyên đề về những NL cơ bản của
OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Organization
for Economic Cooperation and Development), F.E.Weinert
cho rằng “NL được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự
thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con
người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể”. Cũng tại
diễn đàn này, J.Coolahan quan niệm : NL là “những khả năng
cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và
7
thiên hướng của một con người được phát triển thông qua
thực hành giảng dạy”. [47]
Tóm lại, dù cách diễn đạt khác nhau nhưng về cơ bản tất
cả những quan điểm và quan niệm trên đều có những điểm
tương đồng nhất định khi bàn đến khái niệm năng lực. Đó là,
nói đến NL chính là nói đến khả năng thực hiện trên cơ sở
kiến thức, ý thức, kỹ năng và thái độ tích lũy được của bản
thân. Như vậy, có thể đi đến định nghĩa về năng lực như sau:
Năng lực là sự huy động, vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ
năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin,
ý chí... vào việc thực hiện thành công hoạt động, giải quyết
hiệu quả nhiệm vụ trong một bối cảnh nhất định.
Theo quan điểm của Giáo dục vì sự phát triển bền vững
trong DH, thì năng lực của HS được hình thành, phát triển và
thể hiện thông qua các quá trình hoạt động nhận thức và trải
nghiệm nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn trong những
bối cảnh cụ thể. Vì thế, vấn đề đổi mới dạy học theo hướng
tiếp cận NL hay nói cách khác là phát triển NL ở các trường
THPT là một xu thế hiện nay trên thế giới và Việt Nam.
Năng lực phản biện là một trong những năng lực cần
8
thiết được quan tâm giáo dục và phát triển cho học sinh càng
sớm càng tốt. Theo định nghĩa về năng lực ở trên thì chúng ta
có định nghĩa về năng lực phản biện: Năng lực phản biện là
sự huy động, vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và
các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí...
vào việc thể hiện quan điểm riêng của cá nhân về một về đề
nào đó (khác với quan điểm mà một chủ thể khác đã đưa ra)
trong một hoàn cảnh nhất định.
Các thành tố của năng lực phản biện gồm:
+ Có hiểu biết về lĩnh vực hoặc vấn đề mình định phản
biện.
Người có NLPB phải là người có những kiến thức cơ
bản, nhất định về những lĩnh vực định phản biện. Ví dụ, HS
muốn phản biện lại bài học trên lớp của GV thì bản thân HS
đó phải có những hiểu biết (tri thức nhất định) về bài học của
GV và từ đây HS mới có thể phản biện và tương tác được với
GV. Hoặc ví dụ, HS muốn phản biện lại một số vấn đề, tình
huống xảy ra trong cuộc sống của các em liên quan đến hoạt
động quản lý ở khối phường xã thì bản thân các em cũng cần
có những hiểu biết nhất định về công việc quản lý của các cấp
9
chính quyền ở địa phương.
+ Có khả năng đánh giá, phân tích, lập luận.
Người có NLPB cần phải tiếp cận hiên tượng từ nhiều
quan điểm khác nhau, phải có khả năng xem xét, đánh giá sự
vật hiện tượng trên nhiều phương diện và góc độ khác nhau,
phải có óc suy luận, tưởng tưởng, phân tích và đưa lý thuyết
đó vào thực tiễn, dùng thực tiễn để kiểm nghiệm và đánh giá
lý thuyết mà mình đang muốn phản biện.
+ Có khả năng sử dụng ngôn ngữ để thể hiện lập luận
của mình và tương tác với đối tượng cần tương tác.
Người có NLPB thường cũng là những người tương đối
hoạt ngôn. Không chỉ sắc sảo trong tư duy mà còn sắc sảo và
tinh tế trong ngôn ngữ. Họ có khả năng tranh luận, đưa ra các
lý lẽ với các bằng chứng xác thực để dồn đối phương vào
đường cùng trong tranh luận. Họ có khả năng sử dụng ngôn
ngữ thuần thục: biết đặt câu hỏi khó, đưa ra các phản đoán,
thiết lập các giả định làm cho đối phương khó có thể trả lời.
+ Có thái độ đúng đắn, có bản lĩnh: dám nói, dám thể hiện
ý kiến của mình.
10
Người có NLPB thường là những người có bản lĩnh
chiến đấu cao. Họ thẳng thắn và tôn trọng lẽ phải. Điều gì họ
cho là đúng, thì chết họ cũng phải chứng minh là đúng. Song
họ lại không phải là những người bảo thủ vì đơn gian khi dám
thể hiện tiếng nói của mình, tiến hành phản biện người khác
thì tức là họ chấp nhận tham gia cuộc tranh luận – mà bất cứ
cuộc tranh luận nào cũng có những ý đúng, sai hoặc thậm chí
không đúng, không sai mà chỉ là cách nhìn và cách lập luận là
khác nhau. Vì thể những người có NLPB cũng luôn sẵn sàng
thay đổi quan điểm khi sự suy luận cho thấy phải làm như
vậy.
Các biểu hiện cơ bản của NLPB của học sinh
NLPB giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo những góc
độ khác nhau, vừa sâu sắc, vừa toàn diện. NLPB là khả năng
của một người, cho phép họ dùng lập luận, ngôn ngữ, hành
động để biểu đạt ý tưởng của mình (trước các ý tưởng trái
ngược của người khác), cho phép họ bảo vệ mình (phản ứng
mang tính tự vệ) trước các thế lực tiêu cực ngoài xã hội –
đang cố gắng làm phương hại đến họ.
Vì thế, những nghiên cứu gần đây cho thấy, các nhà giáo
11
dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn
vào việc dạy HS và giúp HS hình thành NLPB. Ngày nay,
nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã coi trọng việc
hình thành NL PB trong dạy học. Ở Mĩ, người ta đề cao tính
dân chủ trong giáo dục, tạo điều kiện cho người học phát huy
khả năng phản biện. Hệ thống giáo dục Anh thì coi việc hình
thành NLPB như một môn học chính quy. Ở Việt Nam, các
nhà giáo dục cũng đã quan tâm đến phát triển NLPB cho HS.
Mới đây nhất, trong “Quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành
kèm
theo Thông
tư
số:
13/2012/TT-BGDĐT,
ngày
06/4/2012, chương II, điều 7, mục 2c” có nói: “Hướng dẫn
HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện”
[8].
Một số biểu hiện nhận diện về năng lực phản biện của
HS: (1) Có khả năng quan sát tốt, không chỉ nhìn thấy vấn đề
mà phải hiểu vấn đề; (2) Luôn nghi ngờ, tò mò và có mong
muốn đi tìm chân lý; (3) Tư duy sắc xảo, có tư duy tổng hợp,
phân tích loogic một vấn đề; (4) Có khả năng ra quyết định;
(5) Có ngôn ngữ lưu loát mạch lạc, có thuật hùng biện tốt.
12
Trên thực tế cho thấy, trong quá trình dạy học, GV cần
yêu cầu HS phải suy nghĩ, tự tìm kiếm thông tin cho mình,
tìm tòi những ý tưởng mới và tranh luận trong môi trường học
tập. Để đạt được mục tiêu đó, người giáo viên cũng cần phải
nêu câu hỏi theo các tiêu chí: sáng tỏ, độ tin cậy, sự đúng đắn,
độ chính xác, hợp lý, không thiên vị.
Một số ưu điểm của việc phát triển NLPB cho học sinh
Học sinh THPT chính là những chủ nhân tương lai gần
nhất của đất nước – các em sớm phải học cách ra quyết định
và chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân mình. Việc
đồng thuận một cách vô điều kiện với ý kiến, quan điểm hoặc
quyết định của người khác là điều chưa chắc đã tốt cho sự
phát triển của dân tộc sau này, cho tập thể hoặc cho chính cá
nhân người đồng thuận. Mà để ra được quyết định và chịu
trách nhiệm với quyết định của mình hoặc chịu trách nhiệm
với chính lá phiếu đồng thuận của mình thì bản thân mỗi em
học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần học
cách lắng nghe, học cách quan sát và học nghi ngờ để đưa ra
quan điểm tranh luận… để đi đến chân lý cuối cùng, đi đến
những quyết định tốt nhất ít gây tổn hại nhất. Vì vậy, việc tập
13
trung vào giáo dục để phát triển năng lực phản biện cho học
sinh ngày từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là đặc biệt cần
thiết.
Một là, Việc phát triển năng lực phản biện cho học
sinh sẽ giúp chính các em trở thành một công dân thực thụ
- những người thực sự có ích cho gia đình và xã hội sau
này.
Giúp học sinh có ý thức trau dồi tri thức để làm chủ bản
thân và xã hội.
Việc học tập mà tăng cường hoạt động phản biện trên
lớp sẽ tạo điều kiện cho người học sử dụng những kinh
nghiệm hiểu biết đã có của bản thân vào việc hình thành kiến
thức mới. Người học không tiếp nhận kiến thức dưới dạng
có sẵn mà phải sử dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của
mình vào việc giải quyết những tình huống do GV đưa ra.
Đó là quá trình đồng hóa và điều ứng giữa những nhận thức
cũ và mới. Chính điều này sẽ giúp người học ghi nhớ và
hiểu kiến thức sâu hơn so với việc chỉ nghe GV truyền đạt,
giảng giải. Bên cạnh đó, thông qua trao đổi, tranh luận và
phản biện liên tục, thường xuyên được lặp lại trên lớp học
14
sẽ giúp cho HS tăng cơ hội học tập và tìm kiếm tri thức tốt
hơn nhiều so với cách dạy học truyền thống. Bản thân HS sẽ
chủ động tìm kiếm tri thức khi những tri thức đó đang thực
sự trở thành tri thức cần thiết – HS cần nó ngay và mong
muốn sử dụng được ngay, để dùng những tri thức đó tương
tác với người khác. Tri thức chỉ đến và ở lại với HS khi HS
thực sự cần, mà khi HS thực sự cần thì chúng sẽ tự tìm cách
kiếm – Đây thực sự là một quá trình học tập đề cao tính tự
chủ và tính thiết thực trong quá trình học. Và với những tri
thức mà HS tự tìm kiếm và tích lũy, theo thời gian, sự tích
lũy càng nhiều các giúp HS có một phông tri thức rộng để
các em thực sự trở thành những người đủ tri thức để làm chủ
bản thân và xã hội.
Giúp học sinh hình thành tư duy lôgic và được rèn luyện
óc phê phán.
Các cuộc tranh luận thường xuyên trong quá trình học,
với hoạt động phản biện diễn ra liên tục gắn với các tình
huống có vấn đề mà GV để xuất trong quá trình học hoặc HS
tự tìm kiếm và tung ra trong quá trình học sẽ giúp HS rèn
luyện tư duy phê phán một cách tốt nhất. Vì thường xuyên bộ
15
óc của các em phải làm việc và tiếp nhận thông tin mới, xử lý
thông tin dưới các chiều cạnh khác nhau, rồi biểu đạt quan
điểm của mình với những ngôn từ sắc sảo và tinh tế, Tất cả
điều đó đã tạo ra những cơ hội để HS mở rộng khả năng suy
nghĩ và tư duy của mình.
Giúp học sinh có thể tự tin và trung thực bày tỏ quan
điểm cá nhân.
Với cách dạy học truyền thống, HS thường chỉ có cơ hội
học từ thầy, thụ động, còn dạy học tăng cường phản biện sẽ
giúp HS có cơ hội chủ động, tích cực sáng tạo thông qua quá
trình trao đổi, thảo luận, chia sẻ kiến thức và hiểu biết với các
thành viên khác trong lớp và với chính GV. Khi được trình
bày, thảo luận trong nhóm, trước lớp HS sẽ tiếp nhận từ bạn
mình, từ GV những đóng góp trực tiếp để HS ngày một tự tin
hơn, có cơ hội rèn luyện và thể hiện bản thân theo hướng dám
nghĩ, dám nói, dám làm không sợ khó.
Hơn nữa, học tập theo hướng tăng cường phản biện sẽ
nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm, trong
lớp như: kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực
và cách giải quyết vấn đề; tăng cường các kỹ năng biểu đạt,
16
phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt, cử
chỉ; khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau. Từ
đây những người có năng lực phản biện cũng sẽ sớm có thái
độ đúng đắn và tích cực trước những quan điểm trái chiều của
người khác và tự tin bộc lộ quan điểm của bản thân mình.
Hai là, Việc phát triển năng lực phản biện cho học
sinh giúp cho quá trình dạy và học trở năng động, thú vị và
hiệu quả hơn
Sự phản biện lẫn nhau trong học tập giữa GVvới HS và
giữa các HS với nhau là môi trường khá lý tưởng giúp người
học có thể huy động tốt nhất mọi kiến thức và kinh nghiệm
của mình để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Quá trình học
tập, vì thế, trở nên nhẹ nhàng, đầm ấm hơn trong tâm thế tin
tưởng, chia sẻ lẫn nhau mang đậm màu sắc của sự tôn trọng
và cầu thị. Chính tâm thế ấy sẽ giúp người học vượt qua
những rào cản tâm lý của bản thân để chủ động tìm kiếm và
bổ sung nguồn tri thức. Những trải nghiệm của bản thân về
quá trình và kết quả phản biện, từ đó, cũng trở nên sâu sắc
hơn không chỉ ở cách thức, phương pháp phản biện mà còn là
17
bản lĩnh và tâm thế để phản biện, chiếm lĩnh tri thức ấy.
Muốn vậy, GV cần chú ý tăng cường một số yếu tố sau
để quá trình hoạt động phản biện trên lớp đạt hiệu quả tốt
nhất: (1) Giáo viên sẽ phải có tự trau dồi kiến thức nhiều hơn
nữa để có thể tự tin giáo dục và phát triển năng lực phản biện
cho học sinh. Muốn vậy, chính người GV phải sẵn sàng đón
nhận những câu hỏi đa chiều từ phía học sinh; (2) Giáo viên
cũng phải lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực – đặc
biệt các phương pháp mang tính tương tác nhiều hơn khi tiến
hành dạy học nhằm phát triển năng lực phản biện cho học
trò); (3) Nếu GV thực sự quan tâm đến việc phát triển năng
lực phản biện cho học trò thì người học thực sự sẽ trở thành
trung tâm của quá trình học và tri thực sẽ thực sự được đề cao.
Ba là, Việc phát triển năng lực phản biện cho học sinh
giúp cho xã hội ngày càng phát triển theo hướng tính cực –
đảm bảo sự công bằng, tiến bộ và dân chủ.
-Thế hệ tương lai của đất nước mà có được năng lực
phản biện tốt sẽ góp phần thúc đẩy xã hội dân chủ phát triển
Học tập theo hướng tăng cường phản biện từ nhỏ sẽ giúp
HS sử dụng hợp lý những kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã
18
hội. Đó là những kỹ năng giao tiếp như: biết chờ đợi đến lượt;
tóm tắt và xử lý thông tin; biết cách xây dựng niềm tin như
bày tỏ sự ủng hộ qua ánh mắt nụ cười, yêu cầu giải thích, giúp
đỡ và sẵn sàng giúp đỡ; khả năng giải quyết bất đồng như
kềm chế bực tức, không làm xúc phạm người khác khi bất
đồng ý kiến… Đây là nền tảng quan trọng để HS có những
đóng góp cơ bản sau này vào sự nghiệp xây dựng đất nước,
hướng tới một xã hội tôn trọng sự công bằng, lẽ phải; Hướng
tới một xã hội dân chủ, tiến bộ và trong sạch.
Góp phần làm cho việc ra quyết định của các cấp lãnh
đạo phải được cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng, tránh sai lầm
chủ quan.
Dạy học nhằm phát triển năng lực phản biện còn có hiệu
quả là sẽ giúp cho GV có được nhiều thông tin phản hồi từ
phía HS. Bản thân HS chính là tấm gương soi những vết nhọ,
những lỗi sai mà đôi khi vô tình hoặc cố ý GV mắc phải. Với
hình ảnh này phóng to thì trong tương lai không xa tất cả công
dân của dân tộc việc cũng chính là những tấm gương soi vĩ
đại phản chiếu và chỉ ra những lỗi lầm, những tiêu cực, những
quan liêu, tham nhũng của các nhà lãnh đạo, quản lý (nếu có).
19
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực
phản biện cho học sinh
Sự tác động từ phía giáo viên và nhà trường
Điều quan trọng nhất trong việc giáo dục phát triển năng
lực phản biện cho học sinh là hình thành cho các em một môi
trường tương tác, có tính mở cao – một môi trường dân chủ
thật sự, biết lắng nghe và tranh luận trong sự tôn trọng và lịch
sự.
Việc phát triển năng lực phản biện cho học sinh ngay khi
còn học ở phổ thông thì giáo viên và nhà trường là một trong
những nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp vào sự phát triển
năng lực phản biện của học sinh. Bởi lẽ, chính nhà trường
(Ban giám hiệu và các thầy cô) phải là người có ý thức tạo ra
môi trường tương tác mở.
Chính thầy cô phải là tấm gương cho sự tranh luận và
phản biện thường xuyên. Nếu những người lớn học được cách
tôn trọng lẽ phải, sẵn sàng tương tác, tranh luận hoặc phản
biện để tìm ra lẽ phải thì học trò của họ, những đứa con nhỏ
của họ sẽ luôn học được họ những kĩ năng phẩm chất và niềm
tin vào việc sống và tôn trọng sự thật.
20
Chính thầy cô phải gạt bỏ bớt đi những lễ nghi phong
kiến cũ như: “trò không được cãi thầy”, “Cấp dưới không
được cãi cấp trên”, “nhân viên không được cãi thủ trưởng”…
tất cả những tư duy cũ đó cần được gạt bỏ để nhường chỗ cho
tư duy của một xã hội dân chủ thật sự - mọi người biết lắng
nghe nhau, và tranh luận hoặc bày tỏ ý kiến của bản thân
trong môi trường cởi mở, tôn trọng nhau. Vì thế, thầy cô phải
tạo điều kiện, khuyến khích học trò đặt câu hỏi phản biện,
không chấp nhận tri thức một chiều. Tạo cơ hội cho các em
được tranh luận thường xuyên với chính thầy và bạn học của
mình.
Sự tác động từ phía gia đình
Trong cuộc sống, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng
trong việc hình thành nhân cách. Đặc biệt, môi trường gia
đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân
cách con người.
Gia đình là tế bào xã hội, những mối quan hệ trong gia
đình cũng được xây dựng từ những tình huống, hoàn cảnh giao
tiếp mà thành. Vấn đề giải quyết những tình huống xảy ra trong
gia đình được HS xử lý như thế nào nó ít nhiều tạo nên thói
21
quen, thành kỹ năng mà mỗi HS có được trước khi đến trường.
Mỗi HS có một hoàn cảnh cá nhân khác nhau, mặc dù
nhu cầu, mong muốn của mỗi cha mẹ dành cho con cái là
hoàn toàn giống nhau như: mong con ngoan, học giỏi, nghe
lời cha mẹ.... nhưng cách thức hành xử, ứng xử có lẽ lại tùy
thuộc vào từng hoàn cảnh gia đình, giàu nghèo, nghề nghiệp,
trình độ nhận thức khác nhau.... của phụ huynh, như vậy, ít
hay nhiều, HS vẫn chịu ảnh hưởng khác nhau từ những tác
động trong gia đình về quan điểm, nhận thức, thói quen...
Nếu một đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong một môi
trường gia đình mà yếu tố dân chủ được đặt lên cao thì bản
thân đứa trẻ sẽ không cảm thấy xa lạ với việc tranh luận,
không xa lạ trong việc biểu đạt ý kiến riêng của cá nhân; đứa
trẻ đó cũng sớm hình thành được ý thức sẵn sàng đấu tranh để
bảo vệ lẽ phải, sớm có kĩ năng lắng nghe và đặt câu hỏi; sớm
có thái độ tích cực và chấp nhận kết quả cuối cùng trong tranh
luận (dù kết quả cuối cùng không như mong muốn của bản
thân đứa trẻ).
Đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong gia đình mà cha mẹ tiến
bộ, tôn trọng và thường xuyên hỏi ý kiến con, cho phép con
22
thể hiện quan điểm cá nhân trong sự lễ phép và lịch sự. Cha
mẹ cũng thường xuyên lắng nghe và chấp nhận nếu ý kiến của
con mình là đúng và xác đáng, thậm chí bố mẹ học được cách
xin lỗi con khi cha mẹ biểu đạt sai vấn đề gì đó. Nếu cha mẹ
thực sự tôn trọng các đặc trưng của một môi trường dân chủ
thì cha mẹ đó tất yếu cũng sẽ tạo ra những điều kiện cần và đủ
để con cái mình hình thành thói quen, kĩ năng và ý thức tương
tác trong môi trường dân chủ.
Sự tác động từ phía xã hội
Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ
kéo theo việc tiếp cận thế giới xã hội trở nên nhanh chóng và
tiện lợi hơn bao giờ hết. Việc tiếp nhận mọi vấn đề xã hội nó
quá dễ dàng với bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào không ngoại
trừ kể cả trẻ em, học sinh mọi lứa tuổi cho đến các cụ già, đặc
biệt nó không phân biệt vùng miền, sự đa dạng hóa và đem
thế giới đến trong ngôi nhà của bạn chỉ bằng một thiết bị điện
tử nhỏ đã khiến cho nhận thức cũng như nhân cách của mọi
người bị chi phối lớn.
Mọi vấn đề của xã hội được cập nhật hằng ngày nhưng
lại bằng rất nhiều nguồn dẫn khác nhau, đến từ nhiều cách
23
nhìn khác nhau do địa chỉ cung cấp thông tin khác nhau,
chính thống có, phi chính thống có.... tất cả điều đó đem lại
cho đứa trẻ nhiều nguồn thông tin để lựa chọn, cho phép đứa
trẻ dễ dàng tìm kiếm tri thức từ kho tàng tri thức rộng lớn của
nhân loại. Với inernet và công nghệ thông tin phát triển mạnh
làm cho các nguồn thông tin thậm chí va chạm và tương tác
mạnh với nhau, ngày nay chúng ta dễ dàng tìm kiếm được các
diễn đàn mở trên mạng xã hội, những sự tranh luận về những
vấn đề học thuật trên mạng xã hội… Những tương tác và
tranh luận thường xuyên trong một môi trường xã hội mở và
dân chủ cũng góp phần tích cực hình thành ở đứa trẻ tri thức,
kinh nghiệm và thói quen tranh luận trong một môi trường
tương tác.
Sự tự ý thức của bản thân học sinh
Việc hình thành và phát triển năng lực phản biện là cả
một quá trình, là sự rèn luyện và có ý thức rèn luyện của
chính học sinh. Năng lực phản biện chỉ có thể được hình
thành khi học sinh thực sự hiểu về hoạt động phản biện, có tri
thức để phản biện, có kĩ năng phản biện và phản biện đã trở
thành thói quen. Tất cả những điều này chỉ có thể có được khi
24
chính từng cá nhân học sinh nhận thực một cách sâu sắc về ý
nghĩa và vai trò của việc có được năng lực phản biện là cần
thiết đối với các em.
HS là chủ thể cần hình thành và phát triển năng lực phản
biện. Nếu chủ thể không tự ý thức được vai trò cần thiết của
năng lực phản biện cho bản thân các em thì không ai có thể
giúp đỡ, nhồi nhét hoặc ép buộc các em có được năng lực này.
Vì vậy, việc tự ý thức và nhận thức một cách sâu sắc về tàm
quan trọng của năng lực phản biện đối với việc hình thành các
năng lực cần thiết của các em là một điều cần được đặc biệt
quan tâm. Năng lực phản biện mà các em có – nó vừa là mục
tiêu năng lực mà HS cần có, đồng thời nó vừa là công cụ cần
có để HS rèn luyện và hình thành các năng lực khác.
Cơ sở thực tiễn của việc phát triển NLPB cho học
sinh THPT trong dạy học môn GDCD lớp 12 trường
THPT Lê Trung Kiên, Phú Yên
Đặc điểm nội dung tri thức môn GDCD lớp 12; Vài nét
về trường và đặc điểm học sinh lớp 12 của trường THPT Lê
Trung Kiên
Đặc điểm nội dung tri thức môn GDCD lớp 12
25