Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CNXH NÓI CHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.9 KB, 16 trang )

A. L
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ỜI MỞ ĐẦU
Cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ 20, về cơ bản trong nền kinh tế
nước ta sản xuất nhỏ vẫn còn là phổ biến, trạng thái kinh tế tự nhiên hiện vật, tự
cung, tự cấp còn chiến ưu thế. Xã hội Việt Nam về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng
của văn minh nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số. Vì vậy Việt Nam
vẫn là nước nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển, Do đó phát triển trở thành
nhiệm vụ, mục tiêu số 1 đối với toàn Đảng, toàn dân ta trong những bước đường
đi tới. Muốn vậy phải chuyển nền kinh tế quốc dân sang trạng thái của sự phát
triển, là phát triển nền kinh tế thị trường cùng với nó là thực hiện công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Để làm được điều đó chúng ta cần phải phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo định hướng XHCN là giải pháp cơ bản để chuyển từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta hiện nay. Chuyển nền kinh tế từ hoạt động
theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, hành chính, quan liêu bao cấp sang phát
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có
sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN là nội dung, bản chất và đặc
điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế của nước ta trong hiện tại và trong tương
lai để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá hiện
đại hoá để huy động sức mạnh của toàn dân vào việc khắc phục nguy cơ tụt hậu
ngày càng xa, cần phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
định hướng XHCN. Đó là chủ trương có tính chiến lược trong công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay mà Đảng và nhà nước ta
đã xác định.
1
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ
NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CNXH
NÓI CHUNG.
1. Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về sự phát sinh và phát triển của sản


xuất hàng hoá và kinh tế hàng hoá, sự khác biệt giữa chúng để làm rõ
vấn đề đã nêu ở trên
Trước khi đi vào nghiên cứu sản xuất hàng hoá và kinh tế hàng hoá ta cần
hiểu rõ hàng hoá là gì?
- Hàng hoá là sản phẩm của lao động mà. Một là: nó có thể thoả mãn được
nhu cầu nào đó của con người; Hai là: nó được sản xuất ra không phải để người
sản xuất ra nó tiêu dùng mà là để bán. Vì vậy hàng hoá trước hết là một đối
tượng bên ngoài, là một vật nhờ có thuộc tính của nó mà thoả mãn được bất cứ
loại nhu cầu nào của con người. Dù nhu cầu đó là do dạ dày hay do ảo tưởng mà
có, thì tính chất của những nhu cầu đó không làm cho vấn đề thay đổi gì cả.
- Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Trong đó giá trị sử
dụng là thuộc tính tự nhiên còn giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá, hai
thuộc tính là hai mặt đối lập cùng tồn tại trong hàng hoá.
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá:
Đó là những công dụng khác nhau do thuộc tính tự nhiên của vật mang lại
có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người.
Ví dụ: cơm để ăn, áo để mặt, máy móc, thiết bị nguyên nhiên vật liệu để
sản xuất…
Hàng hoá phải có giá trị sử dụng nhưng không phải mọi vật có giá trị sử
dụng lại là hàng hoá.
Ví dụ: không khí, ánh sáng..
+ Giá trị của hàng hoá: giá trị của hàng hoá là một phạm trù rất trìu tượng
bởi vì nó là thuộc tính xã hội của hàng hoá và muốn hiểu được giá trị của hàng
hoá chúng ta phải xuất phát từ việc nghiên cứu giá trị trao đổi.
2
Khái niệm giá trị trao đổi: giá trị trao đổi đó là quan hệ tỷ lệ về lượng mà
một giá trị sử dụng này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác mà phương
thức biểu hiện giá trị trao đổi có dạng. Ví dụ như: 1 rìu = 20kg thóc.
a. Sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá:
- Quá trình chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá.

+ Khái niệm sản xuất tự cung tự cấp: đó là một kiểu tổ chức sản xuất mà
trong đó sản phẩm của lao động làm ra để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của nội
bộ của từng hộ gia đình, từng công xã hay từng cá nhân riêng lẻ. Sản xuất tự
cung tự cấp hay còn được gọi là sản xuất tự túc tự cấp hoặc nền kinh tế tự nhiên.
Đây là kiểu tổ chức khép kín tức là không có sự giao lưu với bên ngoài vì vậy nó
thường gắn liền với sự bảo thủ, trì trệ, bị giới hạn bởi nhu cầu hạn hẹp, kỹ thuật
thô sơ lạc hậu. Nền kinh tế tự nhiên tồn tại trong các giai đoạn phát triển thấp
của xã hội: thời nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến.
Nhưng ở nước ta hiện nay thì kinh tế tự nhiên vẫn còn tồn tại ở các vùng
sâu, vùng xa, vùng núi phía bắc, tây nguyên,vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
+ Sự xuất hiện của sản xuất hàng hoá.
Trong quá trình sản xuất công cụ dần dần được cải tiến, lực lượng sản xuất
phát triển làm cho sản phẩm sản xuất ra được nhiều nhiều hơn điều đó dẫn tới
việc trao đổi hàng hoá và dẫn tới sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất
hàng hoá là nền sản xuất trong đó người ta sản xuất ra những sản phẩm để mang
ra trao đổi trên thị trường. Sản xuất hàng hoá được ra đời khi có đầy đủ 2 điều
kiện sau:
Phải có sự phân công lao động sản xuất: đó là việc mỗi người sản xuất hoặc
mỗi ngành sản xuất chỉ chuyên môn sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó cho
nhu cầu của xã hội. Cho đến nay trong lịch sử đã diễn ra ba cuộc phân công lớn
đó là: làm cho việc chăn nuôi ra khỏi trồng trọt, làm cho thủ công nghiệp tách ra
khỏi nông nghiệp hình thành các ngành sản xuất độc lập như: rèn, gồm…, Dẫn
tới làm xuất hiện ngành thương nghiệp. Sự phân công lao động dẫn tới kết quả
là tạo nên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất bởi vì mỗi người
sản xuất chỉ làm ra một loại sản phẩm nhất định nhưng trong đời sống của người
đó phải cần đến nhiều loại sản phẩm vì vậy họ có nhu cầu cần trao đổi sản phẩm
của mình với sản phẩm của những người khác.
3
Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Tức là tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của từng cá nhân và vì vậy

người ta có quyền chi phối đối với sản phẩm làm ra. Chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất đã làm cho những ngành sản xuất trở thành độc lập với nhau trong điều
kiện đó để thoả mãn các nhu cầu khác của mình thì người sản xuất có quyền sử
dụng sản phẩm của mình để trao đổi với các sản phẩm khác.
Hai điều kiện trên làm cho những người sản xuất vừa phụ thuộc lẫn nhau
và vừa độc lập đối với nhau. Đây là một quan hệ mang tính thuẫn và để giải
quyết mâu thuẫn này người ta phải tiến hành trao đổi hàng hoá. Vì vậy muốn có
sản xuất hàng hoá phải có đầy đủ cả hai điều kiện nêu trên.
- Ưu thế của sản xuất hàng hoá.
+ Sản xuất hàng hoá làm cho phân công lao động ngày càng phát triển.
Làm cho trình độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá ngày càng nâng cao. Thiết lập
mối liên hệ giữa các ngành, các vùng, các đơn vị sản xuất như vậy nó sẽ xoá bỏ
được tính tự túc tự cấp sự bảo thủ trì trệ và góp phần vào việc đẩy mạnh quá
trình sản xuất hàng hoá.
+ Sản xuất hàng hoá buộc những người sản xuất phải cạnh tranh trên thị
trường bằng cách phải cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để hạ giá thành.
Nâng cao chất lượng hàng hoá. Những việc làm đó có tác dụng thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển. Sản xuất hàng hoá càng phát triển quy mô của nó càng
lớn thì hiệu quả kinh tế của nó đối với xã hội càng lớn và ưu thế của nó so với
sản xuất nhỏ cũng tăng lên.
+ Sản xuất hàng hoá góp phần vào việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung sản xuất mở rộng giao lưu kinh tế trong nước và nước ngoài, hoà nhập vào
kinh tế thế giới.
Với những tác dụng kể trên hiện nay trên thế giới có nhiều nước (trong đó
có nước ta) tập trung vào phát triển kinh tế hàng hoá.
b. Sự tồn tại khách quan của kinh tế hàng hoá trong thời kỳ quá độ nói
chung và ở Việt Nam
- Ở Anh, Đức kinh tế hàng hoá xuất hiện từ cuối chế độ cộng sản nguyên
thuỷ và phát triển tới ngày nay. Ở mỗi nước tính chất và phạm vi của kinh tế
hàng hoá có mức độ khác nhau. Hiện nay hầu hết trên thế giới các nước đều thực

4
hiện kinh tế hàng hoá đó là mô hình kinh tế mà giai đoạn phát triển cao là kinh
tế thị trường.
- Nền kinh tế đa và đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư
liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Công nghệ mới, trình độ quản lý nhằm tạo
cơ sở để phát triển hàng hoá. Trong thời kỳ quá độ từ TBCN lên XHCN, xét về
mặt sở hữu đó là quá trình chuyển từ sở hữu tư nhân về TLSX lên sở hữu xã hội
về tư liệu sản xuất. Cho nên trong nền kinh tế sẽ tồn tại nhiều hình thức sở hữu
khác nhau. Do vậy ứng với nó là nền kinh tế nhiều thành phần do đặc điểm của
thời kỳ quá độ: đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế là sự tồn tại của nền kinh
tế nhiều thành phần và ứng với nó là một xã hội có nhiều giai cấp.
+ Thành phần kinh tế: đó là những tổng thể kinh tế bao gồm những cơ sở
về nền kinh tế với những quan hệ kinh tế có những đặc trưng nhất định và những
quan hệ kinh tế này là do chế độ sở hữu TLSX quyết định. Khi cách mạng vô
sản thành công thì chúng ta phải cải tạo nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu. Bao
gồm hai loại chính sau:
Tư bản lớn:
Nguyên tắc cải tạo: phải quốc hữu hoá các tư liệu sản xuất và phải tiến
hành qua nhiều giai đoạn trong 1 thời gian dài, tiến hành bằng nhiều biện pháp
thích hợp. Vì vậy trong thời kỳ quá độ vẫn tồn tại thành phần kinh tế tư bản tư
nhân và người ta hướng thành phần này theo con đường CNTB nhà nước.
Tư hữu nhỏ: là tư hữu của những người sản xuất cá thể, những người sản
xuất hàng hoá nhỏ. Với loại này về nguyên tắc thì không tịch thu các TLSX của
họ mà cải tạo họ một cách dần dần thông qua công cuộc hợp tác hoá. Vì vậy
trong thời kỳ quá độ tồn tại nền kinh tế hợp tác xã.
Hiện nay ở nước ta còn tồn tại nhiều trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất: hiện đại có, thô sơ có, nửa cơ khí có. Vì vậy việc thiết lập quan hệ sở hữu
đối với TLSX cũng phải đa dạng do đó ở nước ta còn nhiều thành phần kinh tế.
Trong quá trình xây dựng nên kinh tế mới thì có thể xuất hiện thêm một số thành
phần kinh tế khác: kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản nhà nước.

+ Cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
Theo tư tưởng của Lênin và căn cứ vào điều kiện kinh tế của nước ta, tại
Đại hội VIII của Đảng thì ở nước ta đang tồn tại 5 thành phần kinh tế:
5
Thành phần kinh tế nhà nước (kinh tế quốc doanh)
Thành phần kinh tế hợp tác xã
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước
Thành phần kinh tế cá thể và tiểu thủ
Thành phần kinh tế tư bản tư nhân.
Vai trò và tác dụng: trong thời kỳ quá độ ở nước ta thành phần này giữ vai
trò là những hình thức kinh tế giữ sinh ra để chuyển biến từ những thành phần
kinh tế phi XHCN thành thành phần kinh tế XHCN: nó tạo thêm công ăn việc
làm, làm tăng thêm sản phẩm xã hội và nó là điều kiện để chúng ta tiếp xúc với
công nghệ mới, cách thức quản lý mới và qua đây ta hoà nhập được với thế giới.
II. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHẢI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HÀNG HOÁ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở NƯỚC TA
Nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại và phát triển ở nước ta là tất yếu
khách quan bởi vì: nền kinh tế nhiều thành phần là một cái tồn tại khách quan
của lịch sử và trong thời kỳ quá độ thì có những thành phần kinh tế vẫn có lợi
cho sự phát triển đất nước: kinh tế cá thể. Phát triển như vậy nhằm thực hiện nhu
cầu của quy luật mà là quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là
nhằm cho sản xuất phát triển liên tục không bị gián đoạn. Phát triển như vậy là
nhằm tạo ra sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường
hiện nay
1. Do yêu cầu của việc phát triển lực lượng sản xuất và thực chất của nó là
chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn (XHCN)
Về phương diện kinh tế, có thể khái quát rằng lịch sử phát triển sản xuất và
đời sống xã hội của nhân loại đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế thích
ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội,

hai thời đại kinh tế khác hẳn nhau về chất. Đó là thời đại kinh tế tự nhiên, tự
cung, tự cấp; và thời đại kinh tế hàng hoá.
Kinh tế tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế xã hội đầu tiên của nhân loại. Đó là
phương thức sinh hoạt kinh tế ở trình độ thấp ban đầu là sử dụng những tặng vật
của tự nhiên và sau đó được thực hiện thông qua những tác động trực tiếp vào tự
6

×