Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

CƠ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRONG dạy HỌC môn GIÁO DỤC CÔNG dân lớp 10 PHẦN CÔNG dân với đạo đức ở TRƯỜNG THCS VÀ THPT TRẦN NGỌC HOẰNG, THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.32 KB, 59 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
LỚP 10 PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO
ĐỨC Ở TRƯỜNG THCS VÀ THPT
TRẦN NGỌC HOẰNG, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

1


Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trong dạy học phần Công dân với đạo đức ở trường
THPT
Quan niệm về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
Quan niệm về kỹ năng sống
Kỹ năng
Theo Lê Văn Hồng, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến
thức để giải quyết một nhiệm vụ mới.
Nguyễn Văn Đồng cho rằng, kỹ năng là năng lực vận
dụng những tri thức đã được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả
một hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể .
Nguyễn Quang Uẩn cho rằng, kỹ năng là năng lực của
con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo
đúng quy trình .
Tóm lại kỹ năng là năng lực được hình thành theo những
quy luật nhất định nên việc hình thành kỹ năng nào cũng bắt
đầu từ sự nhận thức và kết thúc là biểu hiện ở hành động cụ
thể.
2




Kỹ năng sống
Việc hiểu rõ, hiểu đúng khái niệm về kỹ năng sống là
vấn đề quan trọng giúp chúng ta biết được chúng ta cần dạy
cái gì và vì sao phải dạy. Từ thực thế cho thấy việc giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh đã được chúng ta quan tâm từ
trước đây. Thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã bắt xuất hiện ở nước
ta vào những năm 1996 trong chương trình can thiệp sức khỏe
cho thanh thiếu niên. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều chương
trình kỹ năng sớng ra đời. Các chương trình này đều được mọi
người quan tâm từ đó phát triển mạnh mẽ trong trường học
nhưng chủ yếu là về sớ lượng nó gần như mang tính tự phát
và thiếu định hướng một cách cụ thể và rõ ràng. Vì vậy năm
2012 các Sở Giáo dục và Đào tạo nhắc nhở các trường trong
việc thực hiện vấn đề giáo dục kỹ năng sống để đạt hiệu quả.
Vì vậy để đảm bảo việc giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quả
cao vừa qua Bộ Giáo dục và đào tạo đã gửi công văn
4026/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 01 tháng 09 năm 2017 về
việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng
sống (KNS). Tùy theo mỗi quan niệm lại có cách phân loại kỹ
năng sớng khơng giớng nhau.
3


+ Các quan niệm về kỹ năng sống của thế giới:
Theo Tở chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên
hiệp quốc (UNESCO) dựa trên cơ sở là bốn mục tiêu cơ bản
của việc học: Học để biết- Học để làm- Học để khẳng định

mình – Học để cùng chung sớng. Dựa vào đó, UNESCO định
nghĩa “Kỹ năng sớng là những khả năng thực hiện các hành vi
có tính thích nghi và tích cực, nó giúp cá nhân ứng phó một
cách hiệu quả với những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống
hằng ngày”. Ở đây ta thấy một điều quan trọng là kỹ năng
sống không phải hành vi, hoặc khả năng thực hiện những
hành vi bất kỳ mà những hành vi đó phải là những hành vi có
tính tích cực hoặc có tính thích nghi.
Quan niệm hẹp hơn là quan niệm do Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) nhấn mạnh sự học tập qua quá trình trải nghiệm
của con người, qua sự tích lũy kinh nghiệm sống, cấu trúc
kinh nghiệm và chủ động nắm lấy kinh nghiệm. Theo đó,
WHO định nghĩa “Kỹ năng sớng là năng lực giao tiếp đáp
ứng và những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết
có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng
ngày”
4


Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)
định nghĩa “Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội có
liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thể
hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích
nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của
cuộc sống”
Như vậy “kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân
của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác, với
xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình h́ng của
cuộc sớng. Hay nói cách khác kỹ năng sớng chính là nhịp cầu
giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói

quen tích cực, lành mạnh”
+ Kỹ năng sớng theo một số tác giả Việt Nam
Theo Nguyễn Quang Uẩn, một trong những tác giả đầu
tiên, đưa ra khái niệm kỹ năng sớng sau khi UNICEF triển
khai các chương trình kỹ năng sống gần 10 năm. Tổng hợp
quan điểm của UNESCO và WHO,năm 2008 Nguyễn Quang
Uẩn cho rằng “Kỹ năng sống là một tổ hợp phức tạp của một
hệ thống các kỹ năng nói lên năng lực sớng của con người,
giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc
5


sớng hằng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định
của cuộc sống”. Cũng theo quan điểm này của ông kỹ năng
sống được phân thành ba loại: kỹ năng cá nhân, kỹ năng quan
hệ với người khác và kỹ năng công việc. Điểm mấu chốt ở
đây là kỹ năng sống phản ánh năng lực sống và đặc biệt quan
trọng là những kỹ năng này giúp con người thực hiện cơng
việc có kết quả. Như vậy khơng phải mọi hành động đều được
coi là kỹ năng mà phải là những hành động giúp ta đạt kết
quả.
Tác giả Trần Thị Lệ Xuân xem xét kỹ năng sống trong
mối quan hệ với giá trị sống. Tác giả coi kỹ năng sống là
những năng lực( góc độ kỹ thuật của hành động) mà nó phản
ánh những giá trị sớng trong những hoạt động và giao tiếp
hằng ngày. Quan niệm này của tác giả tập trung vào khía cạnh
kỹ thuật, làm thế nào để thực hiện, của hành động. Đồng thời
quan điểm này nhấn mạnh vào giá trị, kỹ năng sống phản ánh
giá trị sống của con người. Đây là một cách tiếp cận khá phổ
biến ở Việt Nam hiện nay, chịu ảnh hưởng của chương trình

giáo dục giá trị sớng.
Qua một sớ quan điểm của các tác giả Việt Nam về kỹ
năng sống chúng ta thấy rằng các tác giả chịu ảnh hưởng rất
6


nhiều quan điểm của WHO và có điểm chung là các quan
điểm này cho rằng kỹ năng sớng có liên hệ với các khái niệm
năng lực hay khả năng.
+ Kỹ năng sống theo ngôn ngữ đời thường
Trong đời sống hằng ngày các khái niệm như kỹ năng
nấu ăn, kỹ năng đọc, kỹ năng đá bóng...thường xuyên được sử
dụng. Những thuật ngữ này là danh từ ghép chỉ kỹ năng trong
một lĩnh vực nhất định. Kỹ năng ở đây được hiểu là khả năng
ứng dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tế. Hiểu
một cách đơn giản kỹ năng nấu ăn là khả năng nấu ăn của một
người, và thông thường là khi nói đến kỹ năng là chúng ta đề
cập đến một khả năng thực hiện nhiệm vụ tương đới thành
thạo. Một người có kỹ năng nấu ăn là một người biết nấu ăn
tương đối thành thạo.
Tương tự như vậy, theo cách hiểu thông thường kỹ năng
sống là khả năng giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong cuộc
sống, từ việc ăn uống, vệ sinh, cho đến giao tiếp, làm việc,
nói, đọc, viết, giao tiếp xã hội...và đây là cách hiểu khá phổ
biến ở nước ta hiện nay.

7


Như vậy, kỹ năng sống theo cách nghĩ thông thường là

những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Cách hiểu này rất
rộng giúp tạo ra nhiều chương trình đa dạng phong phú về
đào tạo trẻ em, có lợi cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên với
cách hiểu này sẽ không phù hợp khi không ứng dụng vào
trong trường học. Vì chương trình trong giáo dục trường học
đòi hỏi có trọng tâm, đảm bảo được tính hiệu quả và phù hợp
với mơi trường trường học.
Tóm lại Kỹ năng sớng là tập hợp các khả năng và hành
vi tích cực giúp mỗi cá nhân thích nghi và đáp ứng được
những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống
“Theo UNICEF, giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản
là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi
nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi. Ngắn
gọn nhất là khả năng chuyển đởi kiến thức (phải làm gì” và
thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng
vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế
nào)”{16,5}

8


Giáo dục kỹ năng sớng hiện nay đóng vai trò rất quan
trọng thể hiện qua các vấn đề sau:
Kỹ năng sớng góp phần xây dựng cuộc sớng văn minh
cho từng cá nhân và cả cộng đồng.
Cuộc sống của con người ḿn tớt đẹp thì phải bắt
nguồn từ những hành vi tốt đẹp. Thực tế cho chúng ta thấy
rằng xã hội đang đối mặt với những vấn đề vô cùng phức tạp
như: ý thức chấp hành luật giao thông đang rất hạn chế, khi đi

trên đường bạn không ít lần bắt gặp những tình h́ng vi
phạm như chạy sai làn đường, lạng lách, chạy quá tốc độ,
vượt đèn đỏ, hay trong văn hóa ứng xử: mọi người to tiếng
nhau, khi trò chuyện không biết lắng nghe, hút thuốc nơi công
cộng, vức rác bừa bài... Tất cả những điều này chứng tỏ hành
vi thiếu kỹ năng.
Giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động sư phạm có
mục đích, kế hoạch, phương pháp nhằm hình thành và phát
triển các khả năng và hành vi tích cực giúp mỗi cá nhân thích
nghi và đáp ứng được những yêu cầu và thách thức của cuộc
sớng. Đó là q trình mà thơng qua các tác động sư phạm để
chuyển đởi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì,
9


cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành
động (làm gì và làm như thế nào)
Vì vậy, giáo dục kỹ năng sớng cho học sinh được hiểu là
giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm
giúp các em có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức),
những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm
(giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp học sinh biết
phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình
h́ng khác nhau của cuộc sớng.
Sau một thập kỷ áp dụng giáo dục kỹ năng sống trên thế
giới, các cuộc nghiên cứu đánh giá kết quả và cho thấy những
thanh thiếu niên được giáo dục kỹ năng sống đã có những
hành vi đởi mới, những hành vi đó được quan sát thấy như
sau:
Biết hợp tác tớt trong đội, nhóm.

Có lối sống lành mạnh, nhận thấy trách nhiệm về sức
khỏe của mình.
Giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình.
Biết phân tích có phán đốn các giá trị, quy chuẩn trong
10


truyền thơng và ngồi xã hội.
Thành cơng hơn trong các cuộc phỏng vấn xin việc làm.
Biết tự khẳng định và xử sự bình đẳng.
Biết biểu lộ sự bao dung, sự tôn trọng người khác.
Ý thức về giá trị bản thân.
Nhạy bén đối với các vấn đề giới, tôn trọng quyền con
người.
Biết quan tâm đến nhu cầu của người khác và sẵn sàng
giúp đỡ họ”{16,35}
Giáo dục kỹ năng sống góp phần quan trọng trong
việc giải quyết hiệu quả những khó khăn mà học sinh
đang đối mặt.
Trong xã hội hiện đại, học sinh phải đới mặt với mn
vàng thách thức và khó khăn. Chính vì vậy sẽ có nhiều kỹ
năng sớng học sinh cần phải học. Tuy nhiên với gánh nặng về
việc học tập chính quy vốn đã bị coi là quá tải, nhà trường
không đủ thời gian và nguồn lực để dạy học sinh tất cả những
điều các em cần. Chính vì vậy, chúng ta cần phải lựa chọn
11


một số nội dung quan trọng nhất trong kỹ năng sống cho học
sinh. Việc lựa chọn các kỹ năng sống nhằm đới phó trực tiếp

với những thách thức và nguy cơ từ xã hội và môi trường hiện
nay. Ở nước ta hiện nay những thách thức và nguy cơ là
những vấn đề như: bạo lực học đường, sức khỏe sinh sản, các
nguy cơ đối mặt với sức khỏe tâm thần, sức ép học tập, vấn đề
nghiện và sử dụng chất kích thích, ô nhiễm môi trường. Việc
lựa chọn những kỹ năng đưa vào chương trình phải ưu tiên
giải quyết các vấn đề trên. Trong đó chú trọng các kỹ năng
sau:
- Những yếu tố tác động đến quá trình giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh THPT
- Người học
Người học là người tự giác, tích cực, chủ động, độc lập,
chiếm lĩnh tri thức trong học tập, khám phá tri thức trên cơ sở
kinh nghiệm sống của bản thân, cùng hợp tác với người học
khác trong một lớp học. Người học là người thực hiện chính
và đóng vai trò quyết định trong quá trình dạy học đặc biệt là
quá trình tiếp thu các kỹ năng sống.
- Người dạy
12


Người dạy là người đào tạo, được tập huấn chuyên môn
nhất định để hướng dẫn người học tiếp nhận kiến thức mới, là
người bạn đồng hành với người học, phối hợp với người học
trong việc thực hiện các phương pháp học. Hoạt động dạy không
phải là đọc tấu một vỡ kịch của riêng người dạy mà nó là hoạt
động phới hợp giữa người dạy và người học trên con đường lĩnh
hội kiến thức mới.
Người dạy là nhà giáo dục, người thầy, người tổ chức,
người định hướng và giúp đỡ người học. Kinh nghiệm, kiến

thức đã tích lũy được của người dạy sẽ tạo cho người học sự
hứng thú, kích thích, tích cực trong các hoạt động học tập.
Trong giảng dạy, người dạy là người lập kế hoạch nội
dung, phương pháp, định hướng mục tiêu dạy học, từ đó đề
xuất phương pháp và nội dung sư phạm cho phù hợp.
Người dạy là người hỡ trợ, giúp đỡ khi người học gặp
khó khăn trong quá trình dạy học. Khi lập kế hoạch dạy học
và tổ chức dạy học, người dạy luôn đặt vị trí của mình vào
người học để thấu hiểu những khiếm khuyết của người học, từ
đó trợ giúp người học vượt qua trở ngại trong việc học, và xây
dựng chiến lược hỗ trợ cho người học mọi lúc, mọi nơi.
13


Người dạy đóng vai trò chủ đạo của q trình dạy học,
điều phối các hoạt động dạy học, điều hòa mối quan hệ, tạo
nên sự tương tác cho người học với nhau một cách hiệu quả.
Hoạt động giao tiếp của người dạy với người học diễn ra khi
có sự trao đổi thông tin, câu hỏi, hoặc câu trả lời tác động đến
người học. Sự giao tiếp giữa người học và người dạy giúp họ
xích lại gần nhau hơn, vai trò người dạy càng được tơn trọng
và giữa gìn. Như vậy, theo quan điểm sư phạm tương tác
người dạy tạo cho người học sự hứng thú, tích cực trong học
tập của mình.
- Mơi trường
Mơi trường là tồn bộ sự vật, hiện tượng diễn ra xung
quanh người học, tác động đến người học được khái niệm là
mơi trường bên ngồi
Trong giáo dục, khi nói đến ảnh hưởng của mơi trường
đới với sự hình thành nhân cách của người học, trước hết phải

đề cập đến môi trường xã hội, bao gồm môi trường lớn chính
là môi trường chính trị và môi trường nhỏ được hiểu là môi
trường kinh tế sản xuất và môi trường hoạt gia đinh.

14


Tuy nhiên, mơi trường ln đóng vai trò quan trọng và
gây ảnh hưởng dến sự hình thành và phát triển nhân cách con
người xét ở nhiều góc độ khác nhau như sau:
Môi trường đưa những yếu tố khách quan đối với nhân
cách con người trong giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.
Môi trường tạo ra và cung ứng các phương tiện, điều
kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách theo yêu cầu
khách quan đã xác định được.
Môi trường chú trọng đến sự khai thác và sử dụng hợp lí,
có tác động hiệu quả đến khả năng hiện có của con người đới
với nhân cách đang phát triển, nhằm thúc đẩy bản thân nó
phát triển theo định hướng xác định.
Mơi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa
dạng đã được đề cập ở trên.
Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân
cách sớng ảnh hưởng đó khơng giớng nhau về tính chất, mức độ
các loại thành phần xã hội…

15


Môi trường không những đem lại ảnh hưởng tích cực mà

còn cả tiêu cực cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Và đặc biệt môi trường ở đây chú trọng ở ba yếu tớ cơ
bản: Gia đình – Nhà trường – Xã hội.
+ Gia đình: “ Gia đình có vai trò rất quan trọng đới với
q trình hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, lối
sống, kỹ năng sớng của mỡi người. Gia đình là trường học
đầu tiên của mỗi cá nhân”{16,20}. Từ khi chào đời em bé đã
được gia đình chào đón trong sự vui mừng khơn xiết. Cũng từ
đình mỡi con người trưởng thành hình thành các năng lực cơ
bản của con người như nghe, nói, đọc, viết, biết nhận thức
những điều cơ bản nhất như tập nói, tập đi, tập chào hỏi, cũng
từ gia đình những giá trị văn hóa được hình thành và lưu giữ
qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên ngày nay do nhiều nguyên nhân
khác nhau như điều kiện kinh tế, nghề nghiệp, nơi ở, nhận
thức của các bậc phụ huynh từ đó ảnh hưởng tích cực hoặc
tiêu cực đến con của mình. Gia đình là cái nơi góp phần to lớn
vào việc giáo dục và phát triển các kỹ năng, nhân cách tớt đẹp
của con người. Một gia đình hạnh phúc là điều kiện thuận lợi
để con cái được ươm mầm giáo dục và ngược lại gia đình
khơng hạnh phúc, thường xun cãi nhau, bạo lực, nghiện
16


ngập sẽ khiến tâm lý của những người sống trong gia đình
chán nản, tự ti sớng khép kín từ đó dễ sa vào các tệ nạn xã
hội.
+ Nhà trường: Bên cạnh việc tiếp nhận giáo dục từ gia
đình, nhà trường là cơ sở giáo dục có hệ thớng là nơi tổ chức
các hoạt động giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện về
trí lực, thể lực và các kỹ năng cần thiết để các em phát triển

toàn diện. Nhà trường luôn lên kế hoạch, tổ chức hướng dẫn,
triển khai những nội dung phù hợp với đặc điểm của từng đối
tượng học sinh, với điều kiện cơ sở vật chất hiện có để phát
triển nhân cách tồn diện, phát triển kỹ năng sống cho học
sinh, phối hợp chặt chẽ với gia đình để có thể phát huy những
tác động tích cực và kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn những tác
động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của các em.
+ Xã hợi: Ngồi việc tiếp cận giáo dục từ gia đình, nhà
trường học sinh còn chịu sự tác động từ xã hội như bạn bè,
sách báo, hàng xóm,phong tục tập quán địa phương, mạng xã
hội, phim ảnh...Điều đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên các em
chịu ảnh hưởng chi phối từ bạn bè là rất lớn nếu như các em
khơng kiên định, khơng có kỹ năng ứng xử trước những hành
vi xấu thì các em rất dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, các
17


hành vi xấu như bạo lực học đường, uống rượu, nghiện
game...Bên cạnh đó văn hóa nơi cộng đồng dân cư cũng ảnh
hưởng rất lớn đến việc giáo dục phát triển kỹ năng sớng của
học sinh. Mơi trường văn hóa cộng đồng thân thiện giúp hình
thành nhân cách một cách trọn vẹn và dễ dàng hơn.
Do đó chúng ta thấy rằng để nâng cao hiệu quả của việc
giáo dục kỹ năng sớng cho học sinh thì các yếu tớ ảnh hưởng
từ người dạy, người học và mơi trường phải có mới liên hệ
chặt chẽ và mật thiết để bổ sung cho nhau bởi “ Bản chất con
người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.
Vai trị của mơn Giáo dục cơng dân với việc giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh THPT
Mơn GDCD trường THPT là mơn học có vai trò rất quan

trọng có nhiều khả năng giáo dục KNS, thể hiện :
- Vai trò của môn Giáo dục công dân
“Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD chứa đựng những
yếu tố của giáo dục kĩ năng sống, phù hợp với trọng tâm của
giáo dục kĩ năng sớng là q trình đới thoại, tương tác lẫn
nhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của người học để thực hành
18


kĩ năng; phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của
người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống.
Một trong những đặc điểm của môn GDCD trường
THPT là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục, trong đó có các
nội dung giáo dục về các vấn đề xã hội. Vì vậy việc tích hợp
nội dung giáo dục KNS vào môn GDCD là điều có thể thực
hiện và phù hợp với xu thế hiện nay.
Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội không thể chỉ xuất
phát từ yêu cầu của nhà giáo dục mà phải xuất phát từ quyền
lợi và nhu cầu phát triển của trẻ. Giáo dục KNS giúp HS có
những kĩ năng thiết thực để sớng an tồn, lành mạnh, có hiệu
quả, do đó HS hứng thú học tập và lĩnh hội các chuẩn mực
một cách chủ động, tự giác”{7,30}
- Đặc điểm kiến thức của phần “Công dân với đạo đức”
Mục tiêu:
Học xong phần này HS cần đạt được các yêu cầu sau
đây:
“- Về kiến thức:

19



Nắm vững một số phạm trù cơ bản của đạo đức học có
quan hệ trực tiếp đến mục tiêu đào tạo THPT
Nắm được các yêu cầu cơ bản về đạo đức của người
công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Về kỹ năng:
Có kỹ năng phân tích, đánh giá các quan điểm, các hành
vi, hiện tượng đạo đức trong đời sớng hằng ngày ở gia đình,
nhà trường và ngồi xã hội.
Biết tự điều chỉnh, hoàn thiện bản thân theo các yêu cầu
đạo đức xã hội và tôn trọng các giá trị đạo đức xã hội.
Về thái độ:
Có tình cảm và niềm tin đối với các quan điểm đạo đức
đúng đắn, dám phê phán các thái độ và hành vi đạo đức lệch
lạc.
Có quyết tâm học tập, rèn luyện, tự hồn thiện bản thân
theo các yêu cầu đạo đức xã hội.”{ 3,29}
Nợi dung chương trình:“Phần cơng dân với đạo đức
gồm có 07 bài, cụ thể như sau:
20


Bài 10. Quan niệm về đạo đức (1 tiết)
Nêu được thế nào là đạo đức.
Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức
với pháp luật và phong tục, tập quán trong việc điều chỉnh
hành vi của con người.
Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân,
gia đình và xã hội.
Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi

phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục, tập
quán.
Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức (2 tiết)
Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm,
danh dự và hạnh phúc.
Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà đạo đức xã hội
đặt ra cho con nguời. Từ đó có nhận thức đúng đắn về đạo
đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới.

21


Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản
thân.
Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình,
biết phấn đấu cho bản thân và cho xã hội.
Đánh giá một cách khoa học về các hiện tượng đạo đức
trong xã hội và hành vi đạo đức diễn ra trong đời sớng hàng
ngày.
Coi trọng việc giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đức
mới,tiến bộ.
Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người khác, tự
giác thực hiện hành vi của bản thân theo các giá trị, chuản
mực của xã hội.
Có ý thức tự giác thực hiện hành vi của bản thân theo
các giá trị chuẩn mực mới trong cuộc sống.
Bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.
(2 tiết)
Hiểu được thế nào là tình u? Thế nào là tình u chân

chính, hơn nhân và gia đình?
22


Biết được các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn
nhân ở nước ta hiện nay.
Nêu được các chức năng cơ bản của gia đình
Hiểu được các mới quan hệ trong gia đình và trách niệm
của mỡi thành viên.
Biết nhận xét, đánh giá một số quan niệm sai lầm trong
tình u, hơn nhân và gia đình.
Thực hiện tớt trách nhiệm của bản thân trong gia đình
Yêu quý gia đình.
Đồng tình ủng hộ các quan niệm đúng đắn trong tình u
hơn nhân và gia đình.
Bài 13. Cơng dân với công cộng. (2 tiết)
Học sinh hiểu được trách nhiệm đạo đức của người công
dân trong mối quan hệ với cộng đồng.
Biết cư xử đúng đắn và xây dựng đợc mối quan hệ với
mọi người xung quanh.

23


Biết lựa chọn và tham gia các hoạt động phù hợp xây dựng
cộng đồng.
Học sinh trên cơ sở hiểu rõ: Nhân nghĩa, hoà nhập, hợp
tác là những giá trị đạo đức của con người Việt Nam hiện nay,
từ đó có thái độ yêu quý, gắn bó, có trách nhiệm với tập thể
lớp, trường học, quê hương và cộng đồng nơi ở.

Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. (2 tiết)
Nêu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ
thể của lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Hiểu và biết được lòng yêu nước nồng nàn của chủ tịch
Hồ Chí Minh và con đường cứu nước đầy gian khở của
Người.
Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là
công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam.
Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê
hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.

24


Học tập để xây dựng đất nước mình giàu đẹp xứng đáng
với những gì cha ơng đã ngã x́ng cho chúng ta có ngày hơm
nay.
u quý, tự hào về q hương, đất nước, dân tộc.
Biết hành động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước
qua các việc làm cụ thể.
Có ý thức học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo
vệ quê hương, đất nước.
Tích cực trong các hoạt động của lớp trường.
Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của
nhân loại. (1 tiết)
Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay
như: Ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, những dịch bệnh
hiểm nghèo.

Hiểu được trách nhiệm của cơng dân nói chung và của
học sinh nói riêng trong việc tham gia giải quyết một số vấn
đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.

25


×