Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

CƠ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học PHẦN CÔNG dân với đạo đức môn GIÁO dục CÔNG dân lớp 10, ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG NGUYỄN HUỆ, TỈNH PHÚ yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.86 KB, 44 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG
PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG
DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI
ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN LỚP 10, Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HUỆ,
TỈNH PHÚ YÊN


Lý luận về phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
Khái niệm nhóm và phương pháp thảo luận nhóm trong
dạy học
Nhóm:
Khái niệm: Nhóm không đơn giản chỉ là là một tập hợp
nhiều người. Thực chất, nhóm là một tập thể gồm những cá nhân
có chung hoạt động để đạt mục đích chung. Các thành viên trong
nhóm có các kỹ năng bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau và
cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu chung.
Đặc trưng của nhóm gồm:
+ Số thành viên trong nhóm: Từ 2 người trở lên
+ Thực hiện nhiệm vụ hay kế hoạch của chung, hướng tới
mục tiêu chung.
+ Sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm thực
hiện nhiệm vụ chung.
Vai trò và hiệu quả của làm việc theo nhóm:
Hoạt động nhóm mang lại những kết quả tốt mà từng cá
nhân không thể làm được hay làm được mà kết quả không cao,


giúp tối ưu hoá hiệu suất làm việc và hoàn thành mục tiêu nhanh


hơn.
Hoạt động nhóm giúp những cá nhân nhỏ lẻ vượt qua rào cản
của bản thân, xã hội để đạt được những mục tiêu cao hơn. Bên
cạch đó còn kéo theo các thành viên khác cùng phát triển, tập
trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau.
Làm việc theo nhóm giúp chúng ta rèn luyện khả năng giao
tiếp, tương tác với mọi người xung quanh, tăng cao khả năng hợp
tác - một khả năng vô cùng cần thiết trong thời kì hội nhập.
Sự hỗ trợ, hợp tác của những người trong nhóm giúp chúng
ta trở nên tự tin hơn và vì thế công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Các hình thức chia nhóm:
Trong hoạt động dạy học, phần lớn các giáo viên sử dụng
một số hình thức chia nhóm như sau:
+ Chia nhóm theo cùng một trình độ
+ Chia nhóm theo nhiều trình độ khác nhau
+ Chia nhóm ngẫu nhiên
+ Chia nhóm theo sở trường của từng người.


Như vậy, có nhiều hình thức chia nhóm khác nhau, mỗi hình
thức có những tính chất và ưu điểm riêng. Vì vậy trước khi quyết
định việc chia nhóm, người giáo viên cần phải xem xét dựa vào
mục tiêu bài học, nội dung bài học, mức độ khó dễ của các nhiệm
vụ học tập, không gian, vị trí, trình độ, sở trường của học sinh để
chia nhóm cho phù hợp”.
Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học:
Phương pháp thảo luận nhóm - một trong những phương
pháp dạy học tích cực.
“Phương pháp là cách thức, con đường, là phương tiện để đạt
tới mục đích”. [5,5]

“Phương pháp dạy học là những cách thức hoạt động tương
tác được điều chỉnh của giáo viên và học sinh hướng vào việc giải
quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá
trình dạy học”. [01]
“Phương pháp dạy học là con đường chính yếu, cách thức
làm việc phối hợp, thống nhất của thầy và trò; trong đó thầy
truyền đạt nội dung trí dục để trên cơ sở đó và thông qua đó chỉ
đạo sự học tập của trò; còn trò lĩnh hội và tự chỉ đạo sự học tập
của bản thân để cuối cùng đạt tới mục đích dạy học”. [30]


“Phương pháp dạy học được hiểu là tổng hợp các cách thức
hoạt động, phối hợp thống nhất của của người dạy và người học
trong quá trình dạy học, nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và nhiệm
vụ dạy học”. [21]
“Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn,
được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học”.
[17,8]
Như vậy, PPDH tích cực là cách dạy hướng tới việc tích cực
hoá hoạt động nhận thức của người học (tức là học tập chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động) chứ không phải tập trung
vào phát huy tính tích cực của người dạy, cho dù để dạy học theo
phương pháp này thì người giáo viên phải nỗ lực và cố gắng hơn
nhiều.
Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực bao gồm:
+ Dạy và học thông qua việc tổ chức các hoạt động của
người học
+ Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:
+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò


Có nhiều PPDH có thể phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, có một số phương pháp
cơ bản đang được quan tâm hiện nay, đó là: Phương pháp đàm
thoại (hay còn gọi là phương pháp vấn đáp), phương pháp nêu vấn
đề, phương pháp động não, phương pháp thảo luận nhóm.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học môn GDCD ở trường
THPT”, hai tác giả Đinh Văn Đức và Dương Thị Thúy Nga đã
viết:
“Phương pháp thảo luận nhóm là sự phát triển của phương
pháp thảo luận trên lớp (Xemina). Phương pháp này hiện được sử
dụng khá phổ biến ở tất cả các môn học trong trường THPT, trong
đó có môn GDCD.
Về thực chất, PPTLN là PPDH trong đó nhóm lớn (lớp học)
được chia ra thành các nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong
lớp đều được làm việc, bàn bạc, trao đổi về một chủ đề cụ thể và
đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.
Mục đích của TLN là làm tăng tối đa cơ hội để học sinh
được làm việc và thể hiện khả năng của mình, được chia sẻ kiến
thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan
đến nội dung bài học.


Đây là PPDH hợp quy luật tâm lý của con người. Mọi cá
nhân từ nhỏ đến lớn đều có xu hướng thích sinh hoạt, quan hệ và
làm việc trong các nhóm nhỏ. Ở đó, cá nhân không những được
thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, có cảm giác an toàn mà còn xuất hiện
những hứng khởi làm tăng hiệu suất làm việc do có sự tương tác

mặt đối mặt giữa các thành viên, có sự phụ thuộc lẫn nhau một
cách tích cực và trách nhiệm giải thích vấn đề thuộc về từng cá
nhân trong nhóm, hình thành kỹ năng hợp tác nhóm và kỹ năng
xử lý tình huống trong nhóm”. [15,163]
Như vậy, thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học, trong
đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để học sinh trong nhóm
tích cực, chủ động nghiên cứu, thảo luận các nhiệm vụ học tập để
đạt được mục tiêu học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của giáo
viên.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học có thể phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương
pháp này hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi ở
các trường THPT trong dạy học môn GDCD lớp 10. Tuy nhiên, do
kiến thức của bộ môn mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa
cao, nên người giáo viên dạy học môn GDCD lớp 10 khi sử dụng


nó có thể chưa thực sự khai thác hết những ưu điểm nổi trội của
PPDH này nên chưa thể mang lại kết quả như mong muốn.
Để sử dụng và phát huy tối đa tính ưu trội của PPTLN trong
dạy học môn GDCD, cần nhận thức rõ những ưu điểm, hạn chế
của PPTLN trong dạy học với tư cách là một PPDH tích cực.
*Những ưu điểm:
Một là, với tư cách là một PPDH tích cực, PPTLN được thực
hiện hiệu quả sẽ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh
từ đó hình thành cho học sinh các kỹ năng như:
+ Kỹ năng làm việc độc lập của học sinh
+ Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm
+ Kỹ năng tự đánh giá của học sinh

Hai là, kiến thức mà học sinh nhận được sẽ giảm bớt tính
chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan, khoa học. Kiến
thức được khắc sâu, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được
giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
Ba là, học sinh được rèn luyện kỹ năng diễn đạt, kỹ năng
phát biểu trước đám đông, phương pháp tư duy khoa học. Nhờ
không khí thảo luận sôi nổi, cởi mở giúp học sinh mạnh dạn, tự tin


hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và còn biết lắng nghe có
phê phán ý kiến của những thành viên khác. Tạo nên yếu tố kích
thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm,
đặc biệt là trong những chủ đề có tính sáng tạo cao.
Bốn là, tạo điều kiện cho giáo viên nhận được nhiều thông
tin phản hồi từ phía học sinh, thu được những tri thức kinh
nghiệm qua các ý kiến phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo của học
sinh. Đây chính là một trong những ưu điểm nổi trội của PPTLN
so với các PPDH khác.
Năm là, PPTLN giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ khó
khăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức
mới. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải
là sự tiếp nhận thụ động từ phía giáo viên”.
Như vậy, sử dụng PPTLN thành thạo trong dạy học sẽ phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp học sinh tập trung
vào bài học, phát triển được các kỹ năng tư duy và óc phê phán,
các kỹ năng giao tiếp, xã hội quan trọng khác”.
*Hạn chế: Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng PPTLN cũng không
tránh khỏi những khó khăn, hạn chế sau đây:



Một là, cá nhân trong nhóm và các nhóm dễ bị chệch hướng
với chủ đề mà giáo viên đưa ra. Với các chủ đề thảo luận có nội
dung phong phú, hấp hẫn… thì ý kiến phát biểu của học sinh dễ bị
tản mạn, thiếu tập trung do mải theo đuổi ý tưởng riêng.
Hai là, PPTLN tốn nhiều thời gian chuẩn bị và thực hiện. Để
tổ chức giờ học sử dụng PPTLN có hiệu quả thì cả giáo viên và
học sinh đều phải chuẩn bị, đầu tư nhiều về thời gian và công sức.
Đặc biệt với những lớp quá đông học sinh thì sẽ gặp nhiều khó
khăn trong công tác tổ chức.
Ba là, hiệu quả học tập của cả nhóm phụ thuộc tinh thần
tham gia thảo luận của các thành viên trong nhóm.
Bốn là, PPTLN dễ tạo hứng thú cho học sinh nhưng cũng dễ
tạo ra trạng thái chán nản, mệt mỏi.
Từ những ưu điểm và hạn chế trên, có thể thấy rằng, thảo
luận nhóm là một trong những PPDH có thể sử dụng và phát huy
được tính tích cực, chủ động của người học trong quá trình giảng
dạy, học tập môn GDCD lớp 10, có thể tạo ra môi trường học tập
thuận lợi mà ở đó trí tuệ tập thể đã được phát huy cũng như vai trò
hoạt động xã hội của cá nhân được trải nghiệm. Nếu giáo viên là
người có tâm huyết, có quy trình và có biện pháp tổ chức thảo
luận hữu hiệu thì những khó khăn, hạn chế trên hoàn toàn có khả


năng khắc phục được. Từ đó, những kiến thức có tính lý luận cao,
đòi hỏi hiểu sâu sắc được học sinh dễ dàng tiếp thu, từ đó có khả
năng vận dụng thành thạo trong hoạt động thực tế của học sinh.
Hình thức và điều kiện thảo luận nhóm trong dạy học
Các hình thức thảo luận nhóm:
“Dạy học là một quá trình bao gồm nhiều hình thức tổ chức
dạy học khác nhau. Thảo luận nhóm là một trong những hình thức

nhằm bồi dưỡng tư duy khoa học, phát huy khả năng tư duy độc
lập của học sinh, giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã
học đẻ lý giải, chứng minh một vấn đề nào đó. Có nhiều hình thức
thảo luận theo nhóm, hiệu quả của chúng tuỳ thuộc vào ý đồ và
tính chất sử dụng của người dạy” [15,164].
Sau đây là một số hình thức TLN phổ biến:
+ Nhóm nhỏ rì rầm:
Khoảng 2 đến 3 người (thường là cùng bàn) để trao đổi (rì
rầm) và thống nhất trả lời một câu hỏi, giải quyết một vấn đề...
Khi chia lớp thành những nhóm nhỏ hoặc nhóm "rì rầm" nhằm
khắc phục hiện tượng "người ngoài cuộc" làm tăng hiệu quả của
PPTLN.
+ Nhóm kim tự tháp:


Là nhóm rì rầm theo hình thức mở rộng. Sau khi thảo luận
theo cặp (nhóm rì rầm), các cặp (2 hoặc 3 nhóm rì rầm) kết hợp
thành nhóm 4 đến 6 người để thực hiện một vấn đề chung.
+ Nhóm nhỏ thông thường:
Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (từ 5 đến 7 người) để
thảo luận một nội dung cụ thể và nhanh chóng đưa ra kết luận.
Nội dung thảo luận thường nhỏ, thời gian thảo luận ngắn (từ 10
đến 15 phút).
+ Nhóm đồng tâm (nhóm bể cá):
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: nhóm thảo luận và nhóm
quan sát (sau đó hoán vị cho nhau). Nhóm thảo luận là nhóm nhỏ
hơn (6 đến 8 người) có nhiệm vụ thảo luận và trình bày vấn đề
được giao, còn các thành viên khác trong lớp đóng vai người quan
sát và phản biện.
Tóm lại, có nhiều hình thức thảo luận theo nhóm, mỗi hình

thức có đặc điểm và ưu thế riêng. Người giáo viên có thể lựa chọn
một hình thức phù hợp hoặc kết hợp nhiều hình thức với nhau một
cách linh hoạt tuỳ thuộc vào tính chất, nội dung của bài học cũng
như các điều kiện dạy học khác nhau.
Điều kiện để thực hiện PPTLN


+ Chia nội dung bài dạy thành những vấn đề nhỏ. Mỗi vấn
đề nhỏ được coi là một chủ đề thảo luận.
+ Chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ, cách chia nhóm tuỳ
thuộc vào nội dung và tính chất của vấn đề thảo luận, cũng như
các điều kiện phục vụ khác (bàn, ghế, phòng học, tài liệu, phương
tiện học tập …). Phương châm là sử dụng linh hoạt nhiều hình
thức nhóm phù hợp với các nhiệm vụ dạy học, đảm bảo cho các
nhóm biết trước mục đích, nội dung thảo luận và được chuẩn bị
đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ cho quá trình thảo luận.
+ Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng điều khiển và duy trì
hoạt động của nhóm và một thư ký ghi đầy đủ các phát biểu trong
thảo luận.
+ Có thể giao nhiệm vụ cho từng cá nhân làm việc độc lập
trong nhóm, sau đó cả nhóm đánh giá và bổ sung . Cũng có thể
giao nhiệm vụ cho cả nhóm. Tuy nhiên cần nhớ: Tại một thời
điểm, mỗi nhóm (cá nhân) chỉ được giao thảo luận một chủ đề
(một nhiệm vụ), không giao cùng một lúc nhiều chủ đề.
+ Tại một thời điểm có thể giao cho nhiều nhóm cùng thảo
luận một chủ đề. Kết thúc chủ đề này lại thảo luận tiếp chủ đề
khác (phát triển bài học theo chiều dọc), cũng có thể giao mỗi
nhóm thảo luận một chủ đề. Sự liên kết các nhóm này sẽ tạo ra sự



thống nhất về kết quả chung của bài dạy (phát triển bài học theo
chiều ngang). Cả hai hướng đều có điểm mạnh và hạn chế nhất
định. Vì vậy, tuỳ theo mục tiêu và nội dung bài dạy, giáo viên có
thể kết hợp cả hai cách trên với mức độ nhất định.
+ Các sản phẩm của cá nhân hay của cả nhóm có thể được
thể hiện trên các văn bản, biểu đồ... Các sản phẩm đó phải được
giới thiệu và trình bày trước nhóm hoặc trước các nhóm khác
trong lớp.
+ Đảm bảo yếu tố thông tin phản hồi từ các nhóm. Biện pháp
thông thường là kiểm tra xem thư ký nhóm ghi chép được những
gì? Hỏi các thành viên có hiểu vấn đề thảo luận không? Có bỏ sót
điều gì quan trọng không? Có thắc mắc gì không? Điều cần lưu ý
là thái độ thân thiện, gần gũi và cởi mở của giáo viên khi đi kiểm
tra các nhóm có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các nhóm và
lượng thông tin phản hồi.
+ Bất kì cuộc thảo luận nào cũng phải có kết luận của giáo
viên, giáo viên cần dành thời gian ghi chép đánh giá sự tiến bộ
của các nhóm, tóm tắt ý tưởng của các nhóm, thực hiện công tác
trọng tài cố vấn cho các nhóm tiếp tục hoàn thiện hoặc phát triển ý
tưởng của mình.


Lý luận về phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
môn Giáo dục công dân lớp 10, phần “Công dân với đạo đức”
Giới thiệu về phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục
công dân lớp 10
Những chuẩn mực đạo đức học sinh đã học ở môn GDCD
bậc THCS được tiếp nối và nâng lên thành những giá trị đạo đức,
tư tưởng, chính trị… ở môn GDCD lớp 10, nhằm giúp học sinh
giải quyết hợp lý, có hiệu quả các mối quan hệ xã hội.

Nội dung chương trình môn GDCD lớp 10 được chia thành
hai phần như sau:
Phần thứ nhất: “Công dân với việc hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học”.
Phần thứ hai: “Công dân với đạo đức”.
Ở phần thứ hai, nội dung chương trình được chia thành 7 bài
với thời lượng phân phối như sau:
ST
T

BÀI TÊN BÀI

THỜI
LƯỢN
G


(Tiết)
01

10

Quan niệm về đạo đức

01

02

11


Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

02

03

12

04

13

05

14

06

15

07

16

Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia
đình
Công dân với cộng đồng
Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
Công dân với một số vấn đề cấp thiết của

nhân loại
Tự hoàn thiện bản thân

02
02
02

01
01

Nội dung “Công dân với đạo đức” có ý nghĩa quan trọng
trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức về các phạm trù
cơ bản của đạo đức, có sự hiểu biết sâu sắc và chính xác hơn về
giá trị đạo đức trong xã hội. Từ đó có hành vi, thái độ phù hợp với
những chuẩn mực đạo đức của xã hội hiện đại. Ngoài ra, phần
“Công dân với đạo đức” còn giúp hình thành kiến thức, kỹ năng,
thái độ cho học sinh như:


-Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được các giá trị, chuẩn
mực đạo đức cơ bản như lương tâm, tình yêu, nghĩa vụ… để chủ
động giải quyết tốt, hợp lý các quan hệ với gia đình và xã hội.
Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết và có phương pháp rèn
luyện để đạt được những phẩm chất, năng lực chủ yếu của con
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, xác định được
trách nhiệm của bản thân để dễ dàng hòa nhập với cộng đồng sau
khi ra trường.
Về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng những nội dung kiến
thức đã học để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của bản
thân và gia đình, có sự lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp trong các

tình huống của đời sống xã hội.
Học sinh biết cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn những
hành vi của bản thân cũng như mọi người xung quanh.
Học sinh biết tự điều chỉnh hành vi của mình và đấu tranh,
phê phán những hành vi sai trái của người khác; biết bảo vệ và
thực hiện đúng đắn các quyền, nghĩa vụ của công dân.
Giúp học sinh biết xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện kỹ
năng và kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra, rèn luyện thói quen,
hành động phù hợp với các chuẩn mực xã hội.


Về tư tưởng, thái độ: Giúp học sinh thêm yêu quê hương,
yêu tổ quốc Việt Nam, biết trân trọng, kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp của đất nước.
Giúp học sinh yêu cái chân - thiện - mỹ; đồng tình ủng hộ
những việc tốt, sẵn sàng đấu tranh với những hành vi sai trái.
Giúp học sinh tự giác thực hiện những chuẩn mực về đạo
đức, các quy định của pháp luật, các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước.
Giúp học sinh có hoài bão và quyết tâm thực hiện các mục
tiêu của cá nhân, góp phần thực hiện lý tưởng Dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Các nhân tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sử
dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học phần “Công
dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10
Giáo viên:
Giáo viên bộ môn GDCD là người có vai trò trực tiếp tổ
chức, hướng dẫn các hoạt động thảo luận nhóm như:
Xác định chủ đề, nội dung thảo luận.
Xác định phương pháp thảo luận, bố trí chia nhóm phù hợp.



Giao nhiệm vụ cho từng nhóm và giới hạn thời gian thảo
luận.
Giám sát hoạt động thảo luận của các nhóm.
Vì vậy, buổi thảo luận nhóm có thành công hay không phụ
thuộc khá nhiều vào vai trò của người giáo viên giảng dạy bộ môn
GDCD và việc giáo viên sử dụng thành thạo hay không PP dạy
học này.
Học sinh:
Học sinh là nhân tố quan trọng quyết định kết quả của buổi
thảo luận nhóm. Mỗi học sinh có những lượng tri thức, những cái
tôi cá nhân khác nhau, nhưng khi làm việc theo nhóm, cần có sự
tương tác, chia sẻ thông tin, tinh thần đồng đội, tin tưởng, tôn
trọng lẫn nhau để cùng nhau làm việc và đạt được mục tiêu chung.
Vì vậy, mỗi cá nhân học sinh trong nhóm có một vai trò riêng góp
phần giúp nhóm hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu của bài
học.
Mục tiêu, nội dung bài học:
Tùy từng nội dung bài học mà giáo viên sẽ xác định sử dụng
phương pháp dạy học cho phù hợp.


Với phần “Công dân với đạo đức” trong môn GDCD lớp 10,
nội dung các bài học đều có thể sử dụng PPTLN, bởi vì, tuy rằng
kiến thức khá trừu tượng nhưng lại gần gũi với đời sống con
người Việt Nam, đều là những chuẩn mực đạo đức cơ bản mà học
sinh được tiếp cận, được giáo dục một cách tự nhiên nhất, dung dị
nhất trong môi trường gia đình, xã hội từ tấm bé.
Cơ sở vật chất: PPTLN cũng yêu cầu phải có một số điều

kiện vật chất cụ thể, như: Phòng học, bảng, máy tính, máy chiếu,
bàn ghế, dụng cụ giảng dạy của giáo viên, dụng cụ học tập của
học sinh… Nếu một trong những loại cơ sở vật chất nêu trên
không đảm bảo, chẳng hạn, phòng học chật hẹp, bàn ghế quá
nhỏ… cũng ảnh hưởng phần nào đến hoạt động thảo luận nhóm,
sẽ khiến học sinh không có đủ không gian để trao đổi, chia sẻ
thông tin dẫn đến hoạt động thảo luận nhóm không đạt được mục
tiêu mà giáo viên đề ra.
Vai trò của việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục
công dân lớp 10.
Đối với giáo viên:
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm giúp giáo viên bổ
sung và mở rộng thêm những kiến thức của phần “Công dân với


đạo đức” mà khi lên lớp không có thời gian thực hiện, nhất là
những kiến thức chỉ có thể làm sáng rõ thông qua việc liên hệ,
minh chứng bằng những sự việc, sự vật cụ thể trong sinh hoạt,
trong đời sống hàng ngày.
Thông qua PPTLN, giáo viên có thể đánh giá chính xác khả
năng tiếp thu và trình độ tư duy của học sinh, nhất là đối với
những tri thức lý luận có tính khái quát cao, mang định tính, khó
đo lường, làm cơ sở cho việc phân loại học sinh từ ngay trong quá
trình học tập.
Thảo luận nhóm cũng giúp cho giáo viên có cơ hội trực tiếp
điều chỉnh những nội dung chưa chính xác và định hướng kiến
thức phù hợp, cần thiết cho học sinh.
Thông qua PPTLN, giáo viên dễ dàng biết được khả năng
vận dụng lý luận, những phạm trù đạo đức, yêu cầu đạo đức vào

thực tiễn đời sống xã hội của học sinh.
Đối với học sinh:
Môn GDCD, phần “Công dân với đạo đức” có lượng kiến
thức khá trừu tượng, nhưng thông qua thảo luận nhóm giúp học
sinh hiểu và nắm chắc nội dung cơ bản của bài học, khắc sâu
những kiến thức cơ bản về thế giới quan, các giá trị đạo đức, tình


yêu, gia đình, cộng đồng, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc… trong thời đại mới.
Thảo luận nhóm giúp học sinh biết vận dụng những kiến
thức cơ bản của bài học vào trong thực tiễn cuộc sống.
PPTLN cũng giúp học sinh hình thành kỹ năng giao tiếp, khả
năng tư duy độc lập, mở rộng và nâng cao kiến thức, tính tích cực,
chủ động sáng tạo, tự giải quyết tình huống đạo đức có thể xảy ra
trong đời sống thường nhật.
Khi học tập bằng PPTLN, học sinh sẽ có khả năng hợp tác,
tinh thần phối hợp trong học tập cũng như trong đời sống hàng
ngày, là cầu nối gắn với thực tiễn. Đặc biệt với phần "Công dân
với đạo đức" – PPTLN giúp hình thành nhu cầu vận dụng những
tri thức đã học vào quá trình học tập, rèn luyện đạo đức cho học
sinh, hình thành hành vi đạo đức theo đúng chuẩn mực đạo đức,
giúp học sinh chủ động nuôi dưỡng hứng thú môn học.
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG
PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC PHẦN
“CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN LỚP 10 CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG NGUYỄN HUỆ, TỈNH PHÚ YÊN



Vài nét về trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ, tỉnh
Phú Yên
Tháng 10/1954, trường THPT Nguyễn Huệ ra đời trong bối
cảnh chính trị xã hội phức tạp. Trải qua quá trình hình thành và
phát triển, trường THPT Nguyễn Huệ đã tạo được một bề dày
truyền thống về chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhiều thế hệ học
sinh trưởng thành đã và đang đóng sức mình cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với những kết quả đạt được, nhà trường được Chính phủ,
lãnh đạo các cấp ghi nhận và khen tặng nhiều phần thưởng cao
quý: 01 Huân chương Giải phóng hạng ba; 01 Huân chương Lao
động hạng ba; 01 Huân chương Lao động hạng hai; 01 Huân
chương Lao động hạng nhất và nhiều cờ thi đua dẫn đầu ngành,
nhiều bằng khen, giấy khen…
Với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cho học sinh đạt từ 98 - 100%, tỷ lệ
trúng tuyển đại học trên 60%, trường Nguyễn Huệ được coi là cơ
sở đào tạo cấp THPT có chất lượng cao nhất ở Phú Yên. Hiện nay,
cùng với Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Trường THPT
Nguyễn Thị Minh Khai và Trường THPT Lê Hồng Phong, Trường
THPT Nguyễn Huệ là một trong bốn trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp
và đại học cao nhất trên toàn tỉnh.


Đội ngũ các thầy giáo, cô giáo đều yêu nghề và không ngừng
học hỏi để nâng cao trình độ. Với 100% giáo viên đạt chuẩn và
trên chuẩn, có hơn 50 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh. Hiện tại trường
có 103 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, trong đó có 19 Thạc
sỹ và 07 giáo viên đang theo học cao học. Với đội ngũ giáo viên
và cơ sở vật chất hiện có, nhà trường được đánh giá là một đơn vị
mạnh về chất lượng giáo dục toàn diện bậc THPT của tỉnh.

Về đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD
Số lượng giáo viên: 05 giáo viên (3 nữ 2 nam)
Trình độ đào tạo: cả 05 giáo viên đều tốt nghiệp ĐHSP chính
quy (01 thạc sĩ), 03 giáo viên có chuyên ngành Giáo dục chính trị,
02 giáo viên dạy kiêm nhiệm.
- Thâm niên giảng dạy:

Trên 10 năm: 02 giáo viên

Trên 16 năm: 02 giáo viên
Thầy tổ trưởng có thâm niên trên 18 năm
Danh hiệu: 2 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh.
Nguyễn Huệ là ngôi trường giàu truyền thống với số tuổi hơn
quá nửa đời người. Nhà trường được xây dựng, xác định là 1 trong
3 trường THPT trọng điểm của tỉnh. Cơ sở vật chất đầy đủ hoàn


thiện hiện đại, nhà trường là nơi hội tụ, dừng chân của các thầy cô
giáo dạy giỏi, yêu nghề. Học sinh trường Nguyễn Huệ có sự sàng
lọc, đạt điểm cao vượt trội trong thi tuyển đầu vào.
Khảo sát thực trạng việc sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong dạy học phần "Công dân với đạo đức" môn Giáo
dục công dân lớp 10 cho học sinh trường trung học phổ thông
Nguyễn Huệ, tỉnh Phú Yên.
Tiến hành nghiên cứu thực trạng, nhằm tìm hiểu việc sử
dụng PPTLN trong dạy học phần "Công dân với đạo đức" môn
GDCD lớp 10 cho học sinh trường THPT Nguyễn Huệ, tỉnh Phú
Yên.
Nội dung khảo sát:
+ Tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh về đặc trưng

cũng như tầm quan trọng của PPTLN trong dạy học phần "Công
dân với đạo đức" môn GDCD lớp 10.
+ Mức độ sử dụng PPTLN trong dạy học trong dạy học phần
"Công dân với đạo đức" môn GDCD lớp 10.
+ Tìm hiểu những biện pháp và quy trình mà giáo viên
thường sử dụng khi tổ chức thảo luận nhóm cho học sinh.


×