Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 40 trang )

Phần mở đầu
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào lớp 1, cuộc sống của trẻ có nhiều biến đổi to lớn. Nếu như ở mẫu
giáo, chơi là hoạt động chủ đạo thì ở tiểu học hoạt động học lại là hoạt động chủ
đạo. Việc chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học tập có ý thức là một rào
cản rất lớn đối với học sinh lớp 1. Các em thường khó tập trung trong một thời gian
dài, học theo cảm hứng và dễ bị cẳng thẳng về mặt tâm lí. Vì vậy, kết quả học tập
của các em chưa cao. Người giáo viên phải có biện pháp giúp trẻ có hứng thú học
tập, học với niềm thích thú, say mê với tất cả các môn học nói chung và phân môn
Công nghệ Giáo dục nói riêng. Để làm được điều đó, người giáo viên phải kết hợp
sử dụng nhiều phương pháp dạy học với nhiều hình thức khác nhau để lôi cuốn trẻ
vào bài học. Trò chơi học tập là một giải pháp có tính hiệu quả cao.
Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục là một môn học khởi đầu nhìn từ góc độ
kiến thức nó chiếm một mảng kiến thức rất nặng so với khả năng tiếp thu của học
sinh lớp 1. Điều này gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh trong các giờ học Công
nghệ Giáo dục, làm giảm khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh. Trò chơi học tập
là một giải pháp có tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay trong các
sách Công nghệ Giáo dục được bán ra thị trường vắng bóng các trò chơi học tập và
giáo viên chỉ dạy học theo lộ trình 4 việc được thiết kế sẳn trong sách thiết kế, làm
cho các giờ học Công nghệ Giáo dục trở nên nhàm chán, đơn điệu, hiệu quả không
cao.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế trò chơi học tập trong dạy
học môn Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã có những công trình
nghiên cứu và nhiều ý kiến xung quanh vấn đề trò chơi học tập và sử dụng trò chơi
học tập trong quá trình dạy học môn Tiếng việt ở tiểu học.
Các tác giả Trần Mạnh Hưởng (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phương Nga
thông qua cuốn “Trò chơi học tập Tiếng Việt 2, 3”, NXBGD, 2003, 2004 đã bàn về



việc sử dụng TCHT. Theo đó, tác giả đã quán triệt một yêu cầu có tính khoa học
đối với việc sử dụng trò chơi học tập khi dạy học Tiếng Việt là: “Những trò chơi
đưa vào sách thường dựa vào nội dung cụ thể của từng phân môn”. Tuy nhiên, các
tác giả không đi sâu vào giới thiệu hệ thống trò chơi học tập và quá trình dạy học
các phân môn hay khi tổ chức rèn luyện các năng lực sử dụng ngôn ngữ cho từng
đối tượng học sinh để có thể gợi ý sử dụng trò chơi hợp lí.
Ngoài ra còn có nhiều luận văn tốt nghiệp cũng như nhiều bài tiểu luận đã chỉ ra
vai trò của việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhất là dạy học
phân môn Tiếng việt ở tiểu học lớp 1 như: Luận văn “Vận dụng phương pháp tổ
chức trò chơi Tiếng Việt ở Tiểu học” (Trần Thị Hồng khóa 2007 – 2011) đã nghiên
cứu về vận dụng tổ chức trò chơi cho 7 phân môn của môn Tiếng Việt. Luận văn đã
đề xuất một số trò chơi phục vụ cho việc dạy học môn Tiếng Việt. Trong đó, tác giả
nhấn mạnh: “Qua trò chơi, trẻ không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể
chất, mà còn được hình thành nhiều kĩ năng Tiếng Việt, hành vi đạo đức. Chính
trong quá trình vui chơi học sinh tự mình khám phá, phát hiện ra các kiến thức,
rèn luyện các kĩ năng, giúp các em hiểu bài và nhớ lâu hơn".
Tóm lại, những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về sử dụng trò chơi học tập
trong phân môn Tiếng việt là tư liệu quý giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn thực trạng dạy môn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, thành phố Huế từ đó thiết
kế hệ thống bài tập trò chơi học tập Công nghệ Giáo dục lớp 1.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học
môn Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục.
- Thiết kế trò chơi học tập để rèn kĩ năng học tốt môn Công nghệ Giáo dục
cho học sinh lớp 1.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU



Thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục
- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, thành phố Huế
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học trong quản lí giáo dục
7. CẤU TRÚC NỘI DUNG
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có 3
chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học
môn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ Giáo dục.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học
môn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ Giáo dục.
Chương 3: Thiết kế và tổ chức thực hiện các trò chơi học tập trong dạy học
môn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ Giáo dục 1.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI


HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 – CÔNG
NGHỆ GIÁO DỤC
1.1. Trò chơi học tập
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Trò chơi
Theo wikipedia Tiếng Việt: Trò chơi là một hoạt động thường dùng để giải
trí và đôi khi cũng được sử dụng như một công cụ giáo dục. Nhiều trò chơi đã phát
triển thành những môn thể thao và được tổ chức với quy mô lớn như các Đại hội
thể thao. Những đặc điểm của trò chơi là: vui, độc lập (hạn chế trong một địa điểm
và một khoảng thời gian), may rủi, không sinh lợi (những người chơi không đạt tới

một lợi ích vật chất cụ thể), có luật chơi.
Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn
diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em, trò chơi là hoạt
động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định
hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm
chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành, thỏa mãn, thể hiện
và phát triển. Trẻ em do được chơi nên phát triển. Do vậy, chơi là hoạt động chủ
đạo trong giáo dục trẻ em.
1.1.1.2. Trò chơi học tập
Trò chơi học tập thuộc nhóm trò chơi có luật là do người lớn nghĩ ra cho trẻ
em chơi và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc phát triển
hoạt động trí tuêh cho trẻ. Trò chơi học tập có nguồn gốc trong nền giáo dục dân
gian và trong trò chơi có chứa đựng các yếu tố dạy học. Hay nói cách khác TCHT
là dạng trò chơi có luật chặt chẽ mang tính định hướng đối với sự phát triển trí tuệ.
TCHT thực hiện chức năng của hoạt động nhận thức, nó tạo điều kiện cần thiết để
Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có
nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua


các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng; kiến
thức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê,
hứng thú trong học tập, trong việc làm.
1.1.2.

Đặc điểm của trò chơi học tập
TCHT là một dạng hoạt động vì vậy nó mang trong mình những đặc điểm

chung của các loại hoạt động: có phương hướng, có mục đích, có ý thức và có dặc
điểm chung của trò chơi. Đặc điểm của trò chơi nói chung là mang lại cảm xúc
chân thực, mạnh mẽ, đa dạng. Trò chơi bao giờ cũng mang đến cho trẻ em niềm

vui sướng, thoả mãn, bằng lòng. Chơi mà không có niềm vui sướng thì không còn
là chơi nữa. Ngoài ra TCHT còn có những đặc điểm sau:
- TCHT có luật rõ ràng, do người lớn đặt ra nhằm đạt được mục đích giáo
dục và dạy học.
- TCHT bao giờ cũng có kết quả nhất định. Kết quả đó phải được thực hiện
trong việc giải quyết nhiệm vụ của TCHT, đồng thời phải mang lại niềm vui, sự
thoả mãn cho những người tham gia TCHT. Kết quả của TCHT thể hiện sự cố gắng
trong suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo trong việc nắm kiến thức và trong tính hợp tác của
nhóm trẻ.
- TCHT có cấu trúc chặt chẽ, bao gồm các yếu tố: Mục đích của TCHT
(Nhiệm vụ nhận thức); Hành động chơi; Luật chơi và tổ chức chơi.
- Trong TCHT, vị trí của mọi thành viên tham gia trò chơi đều như nhau và
được xác định bằng luật chơi. Việc thực hiện luật chơi là tiêu chuẩn khách quan để
đánh giá khả năng của trẻ em.
- Trong TCHT, sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi chơi rõ ràng.
Trong quá trình chơi nếu trẻ không tuân thủ theo luật chơi thì sẽ không đạt được
mục đích của trò chơi. Vì thế trong TCHT, việc kiểm tra lẫn nhau dễ dàng hơn và
có hiệu quả hơn vì luật chơi được quy định rõ ràng.
1.1.3. Phân loại trò chơi học tập
Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập. Căn cứ vào các quá trình tâm lý


được huy động để giải quyết nhiệm vụ chơi có thể phân loại trò chơi học tập như
sau:
1.1.3.1. Phân loại theo mục đích
Trò chơi học tập phát triển các giác quan: (thị giác, thính giác, xúc giác,
khứu giác, vị giác) là các trò chơi rèn luyện hoạt động cảm nhận của trẻ. Ví dụ như
trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”, trẻ dùng tay để nhận biết và gọi tên hình.
Trò chơi phát triển trí nhớ: là các loại trò chơi nhằm giúp trẻ nhớ lại, nhận
biết lại các sự vật và hiện tượng đã tri giác trước đây hay những tri thức đã được

học dưới dạng biểu tượng hay khái niệm. Ví dụ trò chơi “Cái gì biến mất”, đòi hỏi
trẻ phải quan sát và nhớ kỹ để phát hiện xem hình gì đã vừa bị lấy đi.
Trò chơi phát triển trí tưởng tượng: là các trò chơi giúp trẻ sử dụng vốn tri
thức và những biểu tượng đã có để thực hiện nhiệm vụ chơi. Ví dụ trò chơi “ người
họa sĩ tài ba”, GV yêu cầu trẻ dùng những hình đã học để vẽ ngôi nhà, chiếc
thuyền, máy bay,...
Trò chơi phát triển tư duy: là các trò chơi học tập đòi hỏi trẻ phải vận dụng
các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng
hóa... để giải quyết nhiệm nhiệm vụ mà trò chơi đặt ra. Nhờ đó óc phán đoán, suy
luận, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa... được phát triển.
1.1.3.2. Phân loại trò chơi theo sự năng động
- Trò chơi động : Là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến cơ bắp
của người chơi như chạy nhảy, nhào lộn, kéo đẩy, gồng gánh, vượt chướng ngại
vật…
- Trò chơi tĩnh: Là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, người chơi ít di
chuyển cũng như ít vận động cơ bắp. Những trò chơi tĩnh như: bắn tên, ghi nhớ
lâu…
1.1.3.3. Phân loại trò chơi theo không gian
- Trò chơi ngoài trời: Hầu như tất cả những trò chơi đều có thể chơi ở ngoài trời
nhưng chúng ta phải chú ý sân chơi phải phù hợp với trò chơi


Ví dụ: Sân đất cứng, sân gạch hay xi măng thì không nên chơi những trò chơi
mạnh bạo, có thể té ngã gây thương tích. Đối với sân có nhiều cây cối, chướng
ngại thì không nên chơi rượt đuổi hay bịt mắt….
- Trò chơi trong nhà: Thường áp dụng trong giờ giải lao của một buổi hội họp, học
tập hoặc vì trời mưa gió không thể chơi ngoài trời được. Trò chơi trong nhà thường
là trò chơi tĩnh, ít di chuyển.
1.1.3.4. Phân loại trò chơi theo mức độ
- Trò chơi nhỏ: Là những trò chơi được tổ chức trong nhà hay trên sân bãi nhỏ, ứng

dụng trong những sinh hoạt, học tập, họp mặt, tiệc vui… và thời gian chơi cũng rất
ngắn chỉ khoảng 5-10 phút.
- Trò chơi lớn: Là những trò chơi được dàn dựng công phu dựa theo một câu
chuyện, một truyền thuyết, một lịch sử… Cũng có khi dùng trò chơi lớn như một
cách ôn tập các môn đã học. Trò chơi lớn được dàn dựng ở những địa thế rộng lớn
như núi rừng, đồng rộng, sông biển… Được tổ chức từ vài giờ đến vài ngày, cá biệt
có những trò chơi kéo dài hàng tháng.
Ngoài ra, người ta còn phân trò chơi theo từng thể loại như: Trò chơi luyện
giác quan (bịt mắt, ai đây), trò chơi khóe léo (ném bóng, thổi đèn cầy), trò chơi
nhanh nhẹn (đập tay, ném bóng), trò chơi lí luận (có, không), trò chơi phản xạ
(chuyền dép), trò chơi luyện trí nhớ (nhớ tên).
1.1.4. Vai trò của trò chơi học tập đối với Tiếng Việt dạy học lớp 1
Vui chơi vẫn còn chiếm vị trí đáng kể trong đời sống các em đặc biệt giai đoạn
đầu bậc tiểu học.
Thông qua trò chơi trẻ dần hoàn thiện các thuộc tính tâm lí,nhân cách, trí tuệ
và cả thể lực cũng được nâng lên. Có nghĩa là trẻ em lớn lên trong vui chơi.
Khi chơi trẻ được hoạt động, được nhận thức hiện thực khách quan một cách
cụ thể và trả lời kích thích biến đổi thực tiễn.
Trong lúc chơi hình thành cho trẻ các khả năng quan sát, óc phán đoán, phối
hợp tập thể, hoàn thiện khả năng ngôn ngữ.


Mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau song trò chơi nhìn chung là giúp các
em rèn luyện những đức tính quý báu. Đồng thời, trò chơi còn huấn luyện cho các
em các kĩ năng ứng dụng học vần vào cuộc sống hằng ngày.
1.2. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 1 nhìn từ góc độ trò chơi
1.2.1. Tính cách
Hành vi của học sinh lớp 1 thường mang tính tự phát. Các em rất cả tin, hồn
nhiên trong mối quan hệ với thầy cô và bạn bè. Các em nghĩ mọi chuyện rất đơn
giản. Đặc biệt các em có tính bắt chước người khác và bắt chước rất nhanh.

Chính vì vậy, khi chọn trò chơi, giáo viên phải xây dựng luật chơi cụ thể, dễ
hiểu, thưởng phạt rõ ràng, tạo ra một sân chơi công bằng, lành mạnh.
1.2.2.

Nhu cầu

Lớp 1 là lớp chuyển giao giữa mầm non và tiểu học. Do vậy, học sinh lớp một
vẫn còn những đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo – nhu cầu thích vui chơi cao. Để
cuốn học sinh vào hoạt động học tập một cách tự nhiên, hiệu quả, giáo viên cần sử
dụng các trò chơi học tập một cách phù hợp. Như vậy, học sinh vừa được chơi, vừa
được học.
1.2.3.

Tình cảm

Học sinh lớp 1 giàu cảm xúc, khả năng kiềm chế tình cảm chưa cao, tình cảm
dễ nảy sinh nhưng không bền vững. Các em dễ dàng nảy sinh với những cái mới lạ,
tạm quên hoặc quên hẵn những cái cũ.
Trò chơi học tập sẽ có tác dụng làm đời sống tình cảm của học sinh lớp 1
phong phú hơn, khả năng kiềm chế tốt hơn.
1.2.4.

Ý chí và hành động ý chí

Ý chí của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng chịu sự chi
phối của tình cảm, tình cảm có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ý chí. Các em ít khi tự
mình giải quyết được nhiệm vụ và thường phải có sự trợ giúp của người khác. Tính
bột phát và ngẫu nhiên trong hành động của các em còn nhiều.



Khi chơi trò chơi, các em được rèn luyện tính kiên trì độc lập và tự chủ để đi
đến chiến thắng cuối cùng. Đây là động cơ thúc đẩy các em trong học tập.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ
CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 –
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
Thực hiện điều tra giáo viên và học sinh khối lớp 1 trường Tiểu học Lý Thường
Kiệt trên địa bàn thành phố Huế. Chúng tôi xin đưa ra một số kết quả về thực trạng
sử dụng trò chơi học tập vào dạy học môn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ Giáo dục ở
học sinh của trường.
2.1 Đối với giáo viên
Qua trao đổi và dự giờ với giáo viên chúng tôi nhận thấy 100% giáo viên có ý
thức được tầm qua trọng của trò chơi học tập vào dạy học môn Tiếng Việt 1 –
Công nghệ Giáo dục. Giáo viên đều thấy được trò chơi học tập sẽ giúp học sinh
hứng thú, thoải mái trong quá trình học tập cũng như khả năng tiếp thu bài học tốt
hơn.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ kiến thức Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục có
mảng kiến thức tương đối năng cho học sinh. Gây ra yêu cầu đảm bảo một buổi
học giáo viên phải thực hiện đủ 4 việc: Chiếm lĩnh ngữ âm, Viết, Đọc và viết
Chính tả. Nên giáo viên chỉ chú trọng dạy kiến thức, kĩ năng cho học sinh chứ ít
quan tâm đến việc học sinh có thích học hay không. Trên thực tế điều tra, chúng tôi
cũng nhận thấy hầu như giáo viên lớp 1 dạy Công nghệ Giáo dục phụ thuộc rất lớn
đến sách thiết kế. Mặc dù biết tầm qua trọng của việc sử dụng trò chơi học tập
trong dạy học cho học sinh lớp 1 những vì sự chủ quan, cũng như phụ thuộc quá
lớn đến sách thiết kế nên giáo viên ít hoặc không sử dụng trò chơi học tập vào phân
môn Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục.
2.2. Đối với học sinh
Qua điều tra học sinh khối lớp 1 trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, thành phố
Huế. Chúng tôi nhận thấy, ở độ tuổi 6 – 7 các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời,

nghe lời cô giáo, dễ khích lệ, động viên, khen thưởng….Nhưng học sinh lớp 1
cũng dễ thay đổi và thường thích những các mới, cái lạ. Nếu trong các tiết học giáo
viên chỉ dạy kiến thức mà không thay đổi các hình thức dạy học thì học sinh
thường không hứng thú và lười phát biểu trong các giờ học dẫn đến hiệu quả giáo


dục không cao. 100% học sinh được khảo sát đều rất thích được chơi các trò chơi
học tập trong các tiết học nhất là trong tiết dạy TiếngViệt 1- Công nghệ Giáo dục.


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC TRÒ
CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 –
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
3.1. Thiết kế trò chơi dạy học
3.1.1. Nguyên tắc thiết kế
Để thiết kế cũng như tổ chức thực hiện được các trò chơi học tập trong dạy học
môn Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục, giáo viên cần chú ý đến các nguyên
tắc:
- Nguyên tắc 1: Trò chơi đảm bảo tính hệ thống
- Nguyên tắc 2: Trò chơi đảm bảo tính khoa học
- Nguyên tắc 3: Trò chơi đảm bảo tính vừa sức
- Nguyên tắc 4: Trò chơi đảm bảo tính hợp lí
- Nguyên tắc 5: Trò chơi đảm bảo tính khả thi
- Nguyên tắc 6: Trò chơi đảm bào tính tường mình
- Nguyên tắc 7: Trò chơi đảm bảo tính công bằng
3.1.2. Yêu cầu tổ chức trò chơi
Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội đủ 3 yếu tố sau:
+ Xây dựng bầu không khí: Trò chơi phải góp phần xây dựng một bầu không
khí vui tươi, sống động, lôi kéo mọi người cùng tham gia, xóa bỏ xa lạ, ngại
ngùng, khép kín, thụ động, giải tỏa mọi căng thẳng, đem lại niềm vui và nụ cười.

+ Rèn luyện kĩ năng: Làm sao để cho các bài tập thể dục biến thành trò chơi
phản xạ nhanh, tháo vát. Các bài tập thể dục biến thành trò chơi phản xạ nhanh,
tháo vát…Các bài khoá huấn luyện kĩ năng khô khan biến thành trò chơi ứng dụng
thực hành hiệu quả và hấp dẫn…Các bài toán rối trí biến thành trò chơi động não,
suy luận, phân tích lý thú…


+ Giáo dục chiều sâu: Yêu cầu này, chúng ta không nhận thấy bộc lộ một cách
rõ rệt nhưng lại hết sức quan trọng. Nó góp phần vun đắp tính nhân bản một cách
âm thầm nhưng hiệu quả có thể nói là thấm phái sâu xa hơn so với các bài công
dân, đạo đức trong các trường lớp. Nó giúp các em hiểu được tinh thần đồng đội và
kĩ luật tập thể, tính trung thực trong thi đấu, mối tương quan ứng xữ tốt đẹp trong
xã hội, tôn trọng người khác.
Dưới đây là 3 yêu tố cần phải có khi xây dựng một trò chơi học tập. Nếu thiếu
một trong 3 yếu tố trên trò chơi sẽ trở thành phản tác dụng, có tai hại nhất thời
hoặc sâu xa tùy vào nhận thức của người tổ chức.
3.1.3. Quy trình thiết kế trò chơi học tập
3.1.3.1 Lựa chọn trò chơi
Các trò chơi giáo viên giới thiệu và sử dụng phải luôn tạo ra khí thế thi đua
lành mạnh giữa các tổ, các nhóm học sinh.
Trò chơi trong lớp phải mang rõ tính chất học tập: Hình thành hay khắc sâu,
cũng cố kiến thức, kĩ năng gì liên quan đến bài học
3.1.3.2. Chuẩn bị tổ chức trò chơi
Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ chơi đầy đủ.
Giáo viên dự tính số lượng người tham gia, địa điểm tổ chức trò chơi.
Giáo viên cần nắm rõ luật chơi và tìm cách phổ biến cho học sinh một cách dễ
hiểu.
Giáo viên cần có những phương án khác nhằm tránh những trường hợp thay
đổi đột ngột.
Giáo viên phải đảm bảo các bước thực hiện phải được an toàn.

3.1.3.3. Thực hiện trò chơi
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi:


+ Tổ chức người tham gia trò chơi: Số lượng tham gia, số đội tham gia (mấy
đội tham gia), quản trò, trọng tài.
+ Các dụng cụ dùng để chơi: Quân bài, thẻ, cờ, giấy khổ A4….
+ Cách chơi: Từng việc cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi,
những điều người chơi không được làm.
+ Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải các cuộc chơi (nếu
có).
Bước 3: Thực hiện trò chơi
3.1.3.4. Nhận xét, đánh giá sau khi chơi
Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của
từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút ra kinh nghiệm.
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho
đội đoạt giải thưởng.
Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thực hiện.
3.1.3.5. Rút ra bài học kinh nghiệm
Tùy vào mục đích của người quản trò mà bài học kinh nghiệm của từng trò
chơi sẽ khác nhau. Nhưng tất cả các bài học đều nhằm mục đích giúp lần tổ chức
trò chơi sau thành công hơn.
3.1.4. Thiết kế các loại trò chơi sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn
Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục.
3.1.4.1. Trò chơi âm chữ
3.1.4.1.1. Cặp đôi phù hợp


Mục đích


Giúp học sinh:
- Cũng cố và rèn luyện khả năng nhận dạng chữ cái.


- Phát triển trí nhớ, sự nhanh nhạy, khéo léo ở trẻ.


Chuẩn bị

- Giáo viên chuẩn bị trò chơi đã được xây dựng ở nhà.
- Giáo viên xem xét máy chiếu, cơ sở vật chất phòng học.


Cách tiến hành

-

Luật chơi

+ Giáo viên chiếu lên màn hình các hình ảnh cũng như các chữ cái ứng với hình
ảnh được sắp xếp không theo thứ tự.
+ Lần lượt học sinh nối hình ảnh phù hợp với chữ cái. Đồng thời đọc to chữ
vừa nối.
Ví dụ 1: Khi dạy bài chữ “s” trang 56 sách CGD 1. Giáo viên sẽ tổ chức trò
chơi học tập mở đầu bài học hoặc trước giờ đọc cho học sinh.
- Giáo viên chiếu lên màn hình các chữ cái cũng như các hình ảnh ứng với các
chữ cái được sắp xếp không theo thứ tự.



Slide 1
- Giáo viên làm mẫu cho học sinh.
- Giáo viên yêu cầu từng học sinh lên bấm chuột nối hình ảnh phù hợp với chữ
cái. Đồng thời đọc to chữ vừa nối.


Slide 2
Ví dụ 2: Khi dạy bài chữ “p” và chữ “ph” trang 52 - 53 sách CGD 1.

Slide 1

Slide 2


Lưu ý:


- Thời điểm sử dụng: Trong thời gian kiểm tra bài cũ hoặc giữa việc 3 với việc 4.
- Giáo viên nên để học sinh tự nối sẽ giúp học sinh hứng thú và kích thích khả
năng vận động của học sinh.
3.1.4.1.2. Lật chữ đoán hình


Mục đích

Giúp học sinh:
- Luyện đọc và nhận dạng được các mặt chữ có chứa trong hình.
- Rèn luyện kĩ năng nhanh nhẹn, quan sát.
- Phát triển tư duy của trẻ cũng như giúp học sinh có vốn hiểu biết nhất định về
thế giới xung quanh.



Chuẩn bị

- Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi và hình ảnh được xây dựng bằng powerpoint.


Cách tiến hành

- Luật chơi:
+ Giáo viên chia lớp thành 2 đội và yêu cầu học sinh đặt tên cho mỗi đội.


+ Mỗi đội sẽ lần lượt nhìn chữ viết trên mỗi khung hình rồi trả lời hình ảnh
được dấu sau mỗi chữ cái đó. Nếu học sinh nêu tên trùng với bức ảnh phía sau
thì đội đó được 10 điểm, nếu đoán nếu đoán sai sẽ nhường quyền cho đội bạn.
+ Giáo viên thiết kế mỗi câu hỏi thuộc vào các chủ đề khác nhau như: Động vật,
thực vật, đồ vật….
+ Đội nào có số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.
Ví dụ 1: Chủ đề động vật


Slide đầu tiên là tên động vật



Slide thứ 2 sẽ là hình ảnh tương ứng với tên gọi ở slide thứ nhất.


Ví dụ 2: Chủ đề đồ vật



Slide đầu tiên là tên đồ vật: Cái mũ



Slide thứ 2 sẽ là hình ảnh tương ứng với tên gọi ở slide thứ nhất.


Ví dụ 3: Chủ đề thực vật


Slide đầu tiên là tên thực vật: Hạt dẻ



Slide thứ 2 sẽ là hình ảnh tương ứng với tên gọi ở slide thứ nhất.




Lưu ý

- Thời điểm sử dụng: Trong thời gian cũng cố ở cuối giờ hoặc giữa giờ nghĩ giải
lao.
- Giáo viên nên tổ chức chơi theo nhóm tạo được không khí lớp học.
3.1.4.2. Trò chơi học vần
3.1.4.2.1. Ô chữ kì diệu



Mục đích

Giúp học sinh:
- Cũng cố những kiến thức đã học ở bài học vần
- Giúp học sinh tăng vốn từ tiếng việt thông qua các vần được sử dụng vào các
tiếng khác nhau.
- Học sinh có thể ghi nhớ và giúp cũng cố luật chính tả ở học sinh lớp 1.


Chuẩn bị

- Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi và ô chữ tường ứng


Cách tiến hành


Ví dụ: Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này với bất kì tiết học vần của học
sinh. Giáo viên chỉ cần thay đổi câu hỏi, cách tổ chức và khen thưởng. Dưới đây
là hình ví dụ cho một bài tổng hợp về học vần.
-

Luật chơi:




Giáo viên đưa ra 9 hàng dọc và 9 hàng ngang.
Mỗi câu hỏi tương ứng với một từ khóa ở hàng dọc yêu cầu học sinh phải
tìm được đáp án và đọc to chữ cái đó. Nếu trả lời đúng học sinh sẽ đươc

phần thưởng, nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho học sinh khác.


+ Học sinh chọn bất kì một ô số và câu hỏi sẽ hiện ra.

+ Học sinh trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà từ giáo viên. Nếu trả lời sai
sẽ nhường quyền trả lời cho các bạn khác. Khi câu hỏi hiện ra thì âm thanh sẽ
được phát ra và học sinh chọn vào phương án đúng.


+ Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý để học sinh giải các ô chữ hàng ngang theo
thứ thự từ trên xuống.



Lưu ý:

- Thời điểm sử dung: Trong tiết 3, khi luyện đọc giáo viên tổ chức giải ô chữ rồi
lấy ngữ liệu của trò chơi để luyện đọc hoặc trong thời gian cũng cố ở cuối bài.


×