Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài khảo sát về quyền sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.48 KB, 13 trang )

Bài khảo sát về quyền sở hữu trí tuệ
I. Nội dung
1. Quyền tác

giả

Quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu.
Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như
sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm
tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm
máy tính.
Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một
hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa
công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy đình tại Điều 28, Luật sở hữu trí tuệ.
Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả
đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại
đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ
trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm
i khoản 1 Điều 25 của Luật này.



8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền
nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác
cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến
công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép
của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả
thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết
bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở
hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở
hữu quyền tác giả.

Đăng ký bảo hộ tại cục bản quyền tác giả-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2.

Quyền liên quan

Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình, phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương
trình được mã hóa.
Hành vi xâm phạm quyền liên quan được quy đình tại Điều 35, Luật sở hữu trí tuệ.
Điều 35. Hành vi xâm phạm các quyền liên quan
1. Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức

phát sóng.


2. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
3. Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
4. Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây
phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
5. Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi
âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
6. Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được
phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
7. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan
thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
8. Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản
sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở
để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà
không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
9. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết
bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hoá.
10. Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã
hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.

Đăng ký bảo hộ tại cục bản quyền tác giả-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
II.

Kết quả khảo sát

1. Thực trạng
Ở Việt Nam hiện nay, thực trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra khá phổ biến,

rộng khắp các lĩnh vực: Báo chí, xuất bản, âm nhạc, phát thanh truyền hình, biểu
diễn, trên mạng internet…Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và internet đã
mang đến những tiện ích mới cho người sử dụng nhưng cũng mở ra các lối đi khác


cho nạn xâm phạm bản quyền ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Bên cạnh đó ý thức
về việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của tác giả và các chủ thể liên quan
chưa cao, đồng thời luật sở hữu trí tuệ còn chưa phát huy được hiệu quả trong việc sử
lý những vụ việc vi phạm bản quyền.
2.

Nguyên nhân vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một là, việc xâm phạm sở hữu trí tuệ mang lại lợi nhuận lớn cho những đối tượng
vi phạm.
Hai là, nhiều tổ chức, cá nhân có quyền tác giả chưa chủ động đăng ký, chưa thật sự
có các biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền tác giả của mình.
Ba là, bản thân hệ thống tòa án chưa đủ năng lực xét xử và thực thi quyền tác giả,
kinh nghiệm xét xử và kiến thức chuyên môn về tác giả của các thẩm phán còn hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đảm bảo chất lượng. Thủ tục xét xử tại toà án
còn rườm rà và kéo dài, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc và công sức của người
theo đuổi vụ kiện. Điều này cũng gây ra tâm lý của người dân e ngại không muốn
khởi kiện các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại toà án.
Bốn là, một số quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ còn chưa cụ thể, rõ
ràng về xử lý những vụ xâm phạm, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.
Năm là, nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của người dân chưa cao, chỉ vì thói quen
cũng như lợi ích trước mắt của bản thân và một số tổ chức mà sử dụng, khai thác tác

phẩm bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức kinh doanh, xâm phạm nghiêm trọng đến
quyền tác giả, quyền liên quan của chủ thể khác.
3.
4.
5.
a.

Báo khảo sát
Báo Tiền phong
Thời gian khảo sát
Từ năm 2005-2018
Các trường hợp vi phạm
Vi phạm bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.


Trên báo Tiền phong, ngày 3/10/2018 có đăng bài “Nhạc sĩ Mỹ kiện Noo Phước
Thịnh, đòi bồi thường gần 1 tỷ đồng”
Nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ người

Mỹ Zack Hemsey

đã gửi đơn khởi kiện Noo Phước Thịnh tới

Toà án Nhân dân

thành phố Hồ Chí Minh vì lý do vi phạm

bản quyền khi sử

dụng trái phép ca khúc The Way của anh


để cho vào MV ca

nhạc "Chạm khẽ tim anh một chút" thôi

phát hành cùng

lưu trữ trên mạng internet.
Zack Hemsey khẳng định Noo Phước

Thịnh đã sử dụng

tác phẩm của anh một cách trái phép để dùng vào mục đích thương mại khi chưa
được sự đồng ý của chủ sở hữu.
Trước đó, vào đầu tháng 11/2017, MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" của Noo
Phước Thịnh bất ngờ biến mất khỏi Youtube vì bị tố vi phạm bản quyền âm nhạc. Sau
đó 2 tuần, phiên bản mới của MV này đã xuất hiện trở lại trên trang Youtube của nam
ca sĩ.
Cụ thể, trong MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" có sử dụng một đoạn nhạc
ngắn trong ca khúc "The Way" cho phân đoạn chiếc xe hơi bốc cháy mà chưa xin
phép đơn vị giữ bản quyền. Đại diện Noo Phước Thịnh cũng đã lên tiếng chịu trách
nhiệm vì không kiểm tra kỹ lưỡng.
Zack Hemsey cho hay, anh là chủ sở hữu bản ghi âm ca khúc "The Way" có nguồn
gốc và được công bố lần đầu tiên tại Mỹ, căn cứ vào các quy định pháp luật sau, anh
có toàn quyền tác giả, và quyền liên quan đối với tác phẩm của mình đồng thời đã
trưng ra đầy đủ tất cả các cơ sở pháp lí cũng như bằng chứng chứng minh Noo Phước
Thịnh vi phạm quyền tác giả của mình.
Nhạc sĩ Zack Hemsey khẳng định rằng việc sử dụng tác phẩm này hoàn toàn không
có sự cho phép của anh. Do đó hành vi này “đã ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp tới sự
toàn vẹn của tác phẩm cũng như độc quyền cho phép người khác khả năng thương

mại tác phẩm".


Vì vậy, theo Điều 28 và 35 Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi của ca sĩ Noo Phước Thịnh
đã “cấu thành hành vi xâm phạm bản quyền tác giả/quyền liên quan đang được bảo
hộ của nhạc sĩ Zack Hemsey.”
Nhạc sĩ Zack Hemsey yêu cầu Noo Phước Thịnh chấm dứt ngay và xóa vĩnh viễn
MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" có sử dụng tác phẩm "The Way" khỏi tất cả
các phương tiện lưu trữ, các trang mạng và bất kỳ phương tiện nào mà công chúng có
thể tiếp cận. Tổng số tiền mà nhạc sĩ Zack Hemsey yêu cầu Noo bồi thường lên tới
850 triệu đồng bao gồm các khoản phí thuê luật sư, đền bù thiệt hại về vật chất và
tinh thần...
b.

Vi phạm bản quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh.

Tháng 7/2014, ông Mạc Bảo
Khánh phát hiện công ty Toàn Cầu
Xanh sử dụng bức ảnh mang tên
“Đà Nẵng - hướng về tương lai” có
chữ ký chìm của mình đăng trên
trang

điện

tử của
công ty ngày 20/7/2014, và tự ý
đổi tên tác phẩm thành “Đà Nẵng
và những cây cầu” để sử dụng với mục đích thương mại, quảng bá cho dự án Cổng
thông tin điện tử Đà Nẵng mà công ty này đang thầu. Nhiều lần liên hệ với công ty để

làm rõ vụ việc nhưng đều bị từ chối nên ông Khánh khởi kiện.
Tòa án nhân dân quận Hải Châu thành lập hội đồng định giá bức ảnh trên trị giá 20
triệu đồng. Đại diện công ty Toàn Cầu Xanh đồng ý với định giá trên, tuy nhiên vẫn
cho rằng mình chỉ sử dụng ảnh sau khi ảnh đã được đăng tải trên một báo điện tử và
vẫn có chữ ký điện tử của tác giả trên bức ảnh.
Tại phiên tòa, bên nguyên đơn, ông Mạc Bảo Khánh khẳng định bức ảnh này được
đăng trên một tờ báo điện tử với tư cách là một ảnh báo chí chứ không hề nhượng


quyền thương mại cho bất kì cá nhân, đơn vị nào. Căn cứ Điều 28, 202, 204, 205
Luật Sở hữu trí tuệ; Điều 130, 138 Bộ luật Tố tụng dân sự, công ty Toàn Cầu Xanh
phải bồi thường 90% giá trị của bức ảnh. Kết quả, hội đồng xét xử buộc công ty Toàn
Cầu Xanh phải bồi thường cho anh Mạc Bảo Khánh 14 triệu đồng (70% giá trị bức
ảnh) do vi phạm quyền sở hữu tác phẩm.
Vụ kiện này không chỉ vì mục đích tiền bạc mà nhằm tuyên truyền nâng cao nhận
thức trong cộng đồng tác giả, doanh nghiệp và nhân dân về vấn đề tôn trọng quyền,
tài sản sở hữu trí tuệ của các cá nhân và tổ chức đã được nhà nước công nhận và bảo
hộ.
c. Vi phạm bản quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí.
Báo Tiền Phong đưa tin ngày
27/6/2006 “Nhà xuất bản VHTT thua
trong một vụ kiện bản quyền” về
việc Nhà báo Phạm Thị Hà (bút danh
Hà Linh, công tác tại Thời Báo Kinh
tế Việt Nam, phụ trách chuyên mục
kinh tế đối ngoại và doanh nhân thế
giới) khởi kiện Nhà xuất bản Văn
hóa - Thông tin (NXB VHTT), về việc đã xuất bản cuốn sách có nhan đề "Doanh
nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường" đứng tên tác giả Phan Lan,
trong đó có sử dụng 8 tác phẩm báo chí nhưng không được sự đồng ý của tác giả

Phạm Thị Hà, và không ghi đúng tên tác giả của 8 tác phẩm báo chí này.
Chị Hà đã dẫn chứng 8 bài viết của chị đều được đăng trên Thời báo Kinh tế Việt
Nam, trong các số ra từ tháng 7/2003 đến tháng 3/2004, bao gồm: Vua dầu lửa
Rockefeller-Người có tham vọng chi phối cả nước Mỹ; Wilbur Ross trở thành tỷ phú
nhờ các công ty phá sản; Vị Tổng giám đốc có mức lương 1 triệu USD mỗi tháng... 8
bài viết này so sánh với 8 tác phẩm trong cuốn sách gần như được sao chép toàn bộ,
ngoại trừ 1 số thay đổi nhan đề của tác phẩm gốc và đảo thứ tự các đoạn văn.


Đáp lại những cáo buộc của chị Hà, đại diện NXB-VHTT cho rằng, để xuất bản
cuốn sách này NXB đã dựa trên cơ sở 2 hợp đồng: liên doanh liên kết xuất bản số
120/11/HĐKT ký với Nhà sách Hương Thủy (trong đó nêu rõ Nhà sách Hương Thủy
chịu trách nhiệm cung cấp bản thảo và bồi hoàn vật chất, tinh thần khi tác giả khiếu
nại về vấn đề bản quyền tác giả): hợp đồng sử dụng tác phẩm ký giữa công ty trách
nhiệm hữu hạn Văn hóa Phương Bắc (tên mới của Nhà sách Hương Thủy) và bà Trần
Nga, về việc sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của bà Trần Nga, để xuất bản
cuốn sách "Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường".
Như vậy, đại diện NXB cho rằng trách nhiệm không thuộc về phía NXB mà thuộc
bên "đối tác" của NXB, vì NXB đã "khoán trắng" cho phía đối tác thực hiện từ khâu
đầu tiên (bản thảo) cho đến khâu cuối cùng (phát hành), nên nghiễm nhiên NXB
không biết tác giả cuốn sách là ai. Đối tác liên kết (Nhà sách Hương Thủy) cũng
không biết tác giả đề trên cuốn sách, là vì đã lấy bản thảo qua một người khác.
Người cung cấp bản thảo này lại lấy bản thảo từ một người khác nữa (với giá
800.000 đồng), và người đầu tiên bán bản thảo khai lấy các bài viết đó là ở trên mạng
Internet! Thêm vào đó, còn có 1 nghịch lý khác là cuốn sách được xuất bản, in xong
và nộp lưu chiểu vào quý 4/2004, trong khi hợp đồng liên doanh liên kết xuất bản số
120/11/HĐKT, lại được xác lập ngày 25/11/2005 (tức là sau 1 năm kể từ ngày xuất
bản cuốn sách!).
Theo đó, NXB VHTT phải chịu trách nhiệm chính về việc vi phạm bản quyền nói
trên và phải đăng báo công khai xin lỗi nguyên đơn trên 3 số báo của báo Nhân Dân;

không được phát hành toàn bộ số sách chưa phát hành hoặc đang chuẩn bị phát hành;
không được phép tái bản cuốn sách nêu trên có tác phẩm của nguyên đơn, nếu không
được sự đồng ý của nguyên đơn.
Mặt khác, theo yêu cầu bổ sung của nguyên đơn Phạm Thị Hà tại phiên tòa, hội
đồng xét xử chấp thuận đề nghị của chị Hà buộc các bên đối tác có liên quan trong vụ
việc (Công ty Văn hóa Phương Bắc, bà Trần Nga...) phải xin lỗi chính thức chị Hà.


Theo nhận định của giới chuyên môn, trường hợp vi phạm bản quyền tác giả của
cuốn sách "Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường", không
phải là trường hợp ngoại lệ trong hoạt động xuất bản hiện nay ở nước ta. Thậm chí
còn khá phổ biến tình trạng thu gom các tác phẩm của người khác, để gắn thêm vào
đó chữ "biên soạn" hay "sưu tầm" rồi ký tên khác, in thành sách để xuất bản.
Tuy nhiên, không phải vụ việc nào cũng bị đưa ra kiện tụng như trường hợp của
NXB-VHTT. Với vụ kiện này, hy vọng là một lời cảnh báo, nhắc nhở, răn đe cho
những trường hợp đang và dự định sẽ có những sai phạm tương tự.
d. Vi phạm quyền liên quan về thu phát tín hiệu vệ tinh mang chương trình được
mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp
pháp.
Ngày 9/8/2006, Công ty TVPlus
ký hợp đồng mua bản quyền phát
sóng độc quyền cuộc thi “Hoa hậu
thế giới 2006” tại Việt Nam với
hang Zeal Television của Anh. Sau
đó công ty này ký hợp đồng
nhượng lại bản quyền phát sóng
độc quyền này cho VTV trong thời
hạn một năm (từ 1/9/2006-31/8/2007). Theo đó chương chình hoa hậu thế giới 2006
do công ty Tvplus nắm bản quyền (Nhà tài trợ: Nhãn hàng Eversoft Total Defence),
phối hợp cới Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng các chương trình:”Hoa hậu bãi

biển”( phát sóng 22h50 ngày 25/9, kênh VTV3); “Hoa hậu tài năng”(phát sóng
22h50 ngày 29/9, kênh VTV3); Đêm chung kết (phát sóng 20h-22h ngày 1/10, kênh
VTV3) . Và chương trình “Bình chọn Hoa hậu Khu vực châu Á-Thái Bình Dương”
(phát sóng lúc 20h ngày 30/9, kênh VTV1).
Tuy nhiên khi VTV3 mới phát sóng được 2 buổi thi “Hoa hậu bái biển” và “Hoa
hậu tài năng” thì VTC đã thu lại chương trình đêm chung kết từ kênh StarWorld và


phát vào trưa 1/10 trên VTC1. Sự việc nêu trên của VTC đã vi phạm bản quyền phát
sóng của VTV cùng với các bên đối tác của VTV là các nhà tài trợ và quảng cáo. Sự
độc quyền phát sóng chương trình của VTV không còn nữa nên 2/3 nhà quảng cáo,
tài trợ đã hủy hợp đồng nên con số bị thiệt hại là rất lớn.
Trước việc vi phạm bản quyền phát sóng của VTC, phía đối tác nước ngoài là hãng
Zeal Television (Anh) cũng đã có những phản ứng chính thức. Zeal Television thông
báo họ chưa ký hợp đồng về bản quyền phát sóng chương trình này với VTC và cũng
đã thông báo vụ việc này tới kênh với Star World (kênh mà VTC đã tự thu tín hiệu để
phát chương trình này). Đồng thời, Zeal Television cũng yêu cầu TV Plus phải giải
quyết vụ việc dứt điểm.
Ngày 4/10 VTC đã chủ động “đàm phán” với các bên liên quan để giải quyết vụ
việc bản quyền truyền hình phát sóng chương trình chung kết “Hoa hậu Thế giới
2006” tại Việt Nam. VTC thừa nhận đã vi phạm bản quyền, VTC cũng đã thừa nhận
khuyết điểm trong vụ việc này và cam kết sẽ đền bù những thiệt hại cho các đối tác
của TV Plus.
e. Vi phạm quyền liên quan đối với các chương trình truyền hình trên VTV
Đại diện VTV cho rằng, việc vi phạm bản quyền VTV biểu hiện ở nhiều dạng thức
với các mức độ khác nhau: sử dụng chương trình truyền hình mà không xin phép,
thỏa thuận; tiếp phát sóng chương trình của VTV nhưng tự ý chèn quảng cáo của
mình vào hoặc tự ý chèn banner quảng cáo trong chương trình; các chương trình
truyền hình đặc sắc như hài (Táo Quân, Gala Cười), phim truyện, truyền hình thực tế
(The Voice, Đồ rê mí, Vietnam’s Got Talent…) với chi phí bản quyền và chi phí sản

xuất cực tốn kém nhưng bị sao chép và phát tràn lan trên Internet hoặc in thành băng
đĩa bán trên thị trường. Một số đài truyền hình địa phương thu chương trình của VTV
(nhất là các chương trình giải trí trên kênh VTV3) sau đó phát lại trên kênh sóng của
mình vào khung giờ khác.
Các hành vi vi phạm đã khiến VTV phải chịu tổn thất lớn, khiến một số đối tác
quốc tế của VTV quyết định ngừng hợp tác. Chẳng hạn vụ cắt sóng các trận đấu của


giải bóng đá Champions League và
Europa League những ngày đầu tháng
5/2017, trên báo điện tử Tiền phong,
ngày 9/5/2017 đưa bài “Vì sao VTVcab
ngừng phát sóng Champions League?
VTVcab là đơn vị sở hữu bản quyền
chính thức phát sóng Champions
League (UCL) và Europa League
(UEL) tại Việt Nam trong 3 mùa giải từ
2015/2016 tới 2017/2018. Tuy nhiên,
sau rất nhiều nỗ lực hợp tác và đảm bảo vấn đề bản quyền xuyên suốt các mùa giải,
VTVcab buộc phải ngừng phát sóng các giải UCL và UEL trên dịch vụ truyền hình
của VTVcab và VTV tại Việt Nam do phát hiện tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt
Nam, đơn vị cung cấp bản quyền UEFA Champions League đã cắt sóng.
VTVcab nêu rõ: "VTVcab đã rất nỗ lực, bằng mọi biện pháp, mọi cách thức nhằm
bảo vệ bản quyền các chương trình truyền hình để tiếp tục phát sóng các giải này
phục vụ khán giả, người hâm mộ. Thế nhưng, tình trạng xâm phạm bản quyền
chương trình phát sóng giải UCL và UEL vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức, bất
chấp cảnh báo từ VTVcab, đơn vị cung cấp bản quyền và các cơ quan chức năng.
Thậm chí, các đơn vị này còn sử dụng nhiều cách thức tinh vi nhằm chống đối lại các
biện pháp bảo vệ của VTVcab. Nhiều đơn vị sở hữu trang tin điện tử có hành vi vi
phạm bản quyền phát sóng nghiêm trọng khi đăng tải các đoạn video cắt ghép về trận

đấy khi không có sự đồng ý của VTVcab.
Một trong số đó là báo điện tử VietNamNet, đơn vị này đã truyền hình trực tiếp
(live streaming) trận đấu trên trang web của họ. Nhằm thu hút người xem để câu
view, bán quảng cáo để thu về lợi nhuận. Cách hình thức xâm phạm bản quyền như
chỉ dẫn các loại link xem sopcast bóng đá, cắt xén, đăng tải, truyền dẫn mà không có
bất cứ một sự đồng ý nào của người nắm bản quyền.


Việc lấy nguồn tín hiệu từ kênh phát sóng chính thống hoặc từ các kênh phát sóng
nước ngoài; lấy hình ảnh giải đấu nhưng che đi logo các kênh phát sóng chính thống;
trích dẫn đăng nguồn video clip về trận đấu… là những hình thức vi phạm bản quyền
đã diễn ra công khai trên nhiều trang mạng trước đây.
Chính vì vậy, đơn vị cung cấp bản quyền chương trình phát sóng giải UCL và UEL
đã thông báo ngừng cung cấp tín hiệu, yêu cầu VTVcab ngừng truyền dẫn, phát sóng,
quảng bá, phân phối các chương trình UCL và UEL. Bởi lẽ, về nguyên tắc, khi bán
bản quyền cho bất kỳ đơn vị nào, đơn vị đó ngoài việc kinh doanh (phải trả tiền để
mua bản quyền phát sóng) cũng phải có trách nhiệm bảo vệ bản quyền. Cụ thể, hai
giải bóng này chỉ được phép phát trên các kênh truyền hình của Đài Truyền hình Việt
Nam và không được phép xuất hiện trên bất cứ trang thông tin điện tử, trang web hay
trang mạng xã hội không thuộc quản lý của đài truyền hình Việt Nam.
Những hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra. Trước tiên, đó là thiệt hại rất lớn cho
VTVcab khi phải dừng phát sóng chương trình giải UCL và UEL, đồng thời phải chịu
trách nhiệm cho toàn bộ các hành vi vi phạm bản quyền chương trình phát sóng giải
UCL và UEL của nhiều đơn vị tại Việt Nam. Sau đó, đáng tiếc hơn cả là thiệt hại cho
các khán giả truyền hình Việt Nam, không được tiếp tục theo dõi các trận đấu trong
các giải này nữa. Và rộng lớn hơn, đó là sự ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia trong
mắt bạn bè quốc tế.
6. Đề xuất giải pháp
Một là, thiết lập, nâng cao hiệu quả của các cơ quan, tổ chức trong phòng chống, xử
lí có hiệu quả các hành vi xâm phạm tác quyền. Tăng cường quyền hạn của cơ

quan thanh tra chuyên ngành trong xử lý các hành vi vi phạm quyền tác giả.

Hai là, tổ chức nghiên cứu xây dựng và ban hành riêng biệt Luật quyền tác giả,
quyền liên quan.
Ba là, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan có ý thức bảo vệ tác
phẩm của mình, sử dụng công cụ pháp luật để tự bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.


Bốn là, khi đưa các tác phẩm, bản gốc hoặc bản sao tác phẩm lên mạng xã hội phải
gắn với ba nhóm thông tin: về tác giả, chủ sở hữu, các thông tin về địa chỉ, điện thoại,
email, địa chỉ nhà ở; những thông tin về việc đàm phán, cấp phép cho tác phẩm; phải
dùng các mã hóa ký tự đẻ khóa lại tài sản của mình để ngăn chặn các hành vi xâm
phạm.
III.Kết luận
Từ khảo sát, có rất nhiều những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cụ thể là vi phạm về
quyền tác giả và quyền liên quan vì vậy các cá nhân, tổ chức phải có ý thức bảo vệ
quyền lợi chính đáng của mình đối với các tác phẩm do mình lao động, sáng tạo ra.
Đồng thời luật pháp cần hoàn thiện hơn nữa các quy định về quyền tác giả và quyền
liên quan, có những biện pháp xử lý hiệu quả đối với những hành vi vi phạp để tạo ra
hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện có hiệu quả.



×