Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Các phương pháp xử lí chất thải rắn tại thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.06 KB, 13 trang )

Danh mục từ viết tắt:
CTR : chất thải rắn
TP : Thành phố.
CTTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
CTCP: Công ty cổ phần.

Danh mục hình trong bài:
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình vận hành bãi – trang
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình xử lí rác nhà máy Cầu Diễn – trang
Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức nhà máy Phương Đình – trang
Hình 4.1: Hình ảnh rác thải bị ừn ứ khi khu xử lí rác Nam Sơn bị phong
tỏa – trang


CHƯƠNG III: Vấn đề xử lí chất thải sinh hoạt.
3.1. Kĩ thuật xử lí chất thải.
Hiện nay, ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, các
phương pháp xử lí CTR thường được áp dụng như sau:
-

-

Đối với CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn
được tận dụng để sản xuất phân hữu cơ. Tuy nhiên, do quá trình
phân loại rác thực hiện chưa đồng bộ nên chỉ có một phần rác
thải sinh hoạt được ủ sinh học, phần còn lại vẫn chôn lấp ở các
bãi rác tập trung.
Các thành phần khó phân hủy sinh học nhưng dễ cháy như
giấy vụn, giẻ rách, nhựa, cao su… không còn khả năng tái chế
thì có thể áp dụng phương pháp đốt để giảm thể tích… đưa đi
san nền hoặc chôn lấp trực tiếp ở bãi chôn lấp.



Một số phương pháp xử lí chất thải đang được áp dụng tại Việt
Nam:
-

-

Phương pháp thiêu đốt: Là một phương pháp phổ biến trên
thế giới để xử lí chất thải nói chung, đặc biệt là chất thải công
nghiệp, chất thải độc hại,… Phương pháp này làm giảm bớt tới
mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp
tro, xỉ. Mặt khác, năng lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt
có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công
nghiệp cần nhiệt và phát điện. Nhưng việc xử lí khói thải sinh
ra từ quá trình thiêu đốt là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm.
Phương pháp chôn lấp: phương pháp này là phương pháp
phổ biến và đơn giản nhất, nên được áp dụng hầu hết các nước
trên thế giới. Phương pháp này áp dụng cho đối tượng là chất
thải đô thị, không được sử dụng để tái chế, tro xỉ các lò đốt,
chất thải công nghiệp.


-

-

Phương pháp ủ sinh học: áp dụng với các chất hữu cơ không
độc hại. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là CO 2,
nước và các hợp chất hữu cơ bền vững.
Phương pháp tái chế CTR: các loại có thể tái chế như kim

loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những
người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề.

3.2. Hiện trạng vấn đề xử lí rác ở Hà Nội.
Lượng rác thải rắn sinh hoạt của TP Hà Nội rất lớn khoảng 5000
tấn/ ngày chiếm gần 60% lượng rác toàn TP, và bình quân mỗi năm tăng
15 %[1] . Dự kiến lượng rác thải sinh hoạt phải xử lí năm 2020 là 8500
tấn/ngày, và năm 2030 là 12500 tấn/ ngày.
Lượng rác thải bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau như hộ gia
đình , chung cư, của hàng, chợ, khu văn phòng trường học, .. nên gồm
nhiều thành phần khác nhau chủ yếu là từ thực phầm các loại rau, quả,
đồ ăn thừa,... ngoài ra còn một số loại khác như giấy, vỏ hộp, nilon,
plastic, các loại khó phân hủy,…. Do không được phân loại các loại rác
tại nguồn, hay không có điểm trung chuyển hay nguồn lực để phân loại
rác nên các loại rác này thường được đi chôn lấp cùng với các loại rác
thải khác như rác thải công nghiệp. Do không phân loại nên các loại
CTR có thể tái chế cùng bị chôn cùng, gây ra lãng phí tài nguyên, ngoài
ra mất thêm một lượng diện tích chôn lấp. Nên cần có phương pháp
phân loại rác hợp lí đảm bảo hài hòa về chi phí và môi trường.
Theo thống kê, hiện tại ở TP Hà Nội có khoảng 6000 người thu
mua và nhặt rác, mỗi ngày những người này thu gom được khoảng 180
tấn rác, khoảng 3.6% lượng rác phát sinh.
Phương pháp xử lí chôn lấp ( chiếm khoảng 85 %) đã có từ xưa và
tương lai gần vẫn sẽ là phương pháp chủ đạo. Bởi lẽ phương pháp này
dễ vận hành, chi phí vừa phải phù hợp với điều kiện của nước ta. Hiện


nay bãi rác Nam Sơn là bãi rác chính của TP Hà Nội và đã được mở
rộng ( cụ thể được nói ở phần sau), ngoài ra còn một số nơi xử lí chất
thải có quy mô nhỏ như : Phương Đình ( Đan Phượng), Kiêu Kị ( Gia

Lâm), Xuân Sơn ( Sóc Sơn), …
Việc sử dụng các công nghệ khác như xử lý thành mùn hữu cơ,
sản xuất phân compost, công nghệ đốt,.. chiếm tỷ trọng thấp. Trong
tương lai sẽ được đầu tư và mở rộng quy mô, đảm bảo xử lý rác an toàn,
thân thiện với môi trường. Một số công ty xử lý rác như nhà máy chế
biến phế thải Cầu Diễn – áp dụng công nghệ ủ vi sinh(nhắc đến trong
phần sau), nhà máy xử lí và chế biến rác Phương Đình – áp dụng công
nghệ đốt,..v..v.
3.3. Xử lí rác tại bãi rác Nam Sơn.

Khu liên hiệp xử lí rác Nam Sơn thuộc ba xã Nam Sơn, Hồng
Kì, Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn). Tổng diện tích là 83,4 ha, trong đó
có 53,49 ha dùng cho việc chôn lấp rác thải ( chứa được khoảng
10,7 triệu m3 rác), công suất thực tế 4200 tấn/ngày. Thời gian sử
dụng là 20 năm. Năm 2015, bãi rác được mở rộng thêm 8 ô chôn
lấp hợp vệ sinh với diện tích 73 ha.
 Quy hoạch tổng thể của khu liên hiệp xử lí rác Nam Sơn.
- Khu xử lí chất thải độc hại công nghiệp: 5.15 ha.
- Khu phân bón compost: 9,8 ha, công suất khoảng 700 tấn/
ngày.
- Khu chôn lấp gồm 9 ô.
- Khu xử lí nước thải và hồ vi sinh : 4.1 ha.

-

Về lượng rác thải chuyển về bãi rác tăng nhanh.
Bãi rác bắt đầu hoạt động từ năm 1999 , đến năm 2008 Hà Tây
sáp nhập với Hà Nội, nên lượng rác tăng đột biến.
Theo thống kê, năm 1999 lượng rác xử lý trng một ngày của
bãi rác khoảng 500 tấn/ ngày, nhưng hiện nay là khoảng 3.600





– 4000 tấn/ ngày ( ngoài rác thải sinh hoạt còn có các loại rác
khác như rác thải xây dựng, rác thải y tế, ..) và cao điểm có thể
lên đến 6000 tấn/ngày[2].
Sơ đồ quy trình vận hành bãi.

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình vận hành bãi.
(Nguồn: URENCO).
Cùng xử dụng hình thức chôn lấp rác thải, thì còn 3-4 khu xử lí
rác theo hình thức này, nhưng công suất nhỏ hơn. Ta không thể không
nhắc đến khu xử lí rác Xuân Sơn (chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp).
Có diện tích 25.2 ha , xử lí chất thải sinh hoạt cho 12 huyện và 1 thị xã
của thành phố. Năm 2018, khối lượng rác về khu xử lí trung bình 1.275
tấn/ngày [5].
3.4. Nhà máy xử lí rác thải Cầu Diễn bằng công nghệ lên men vi sinh.


Nhà máy xử lí rác thải sinh hoạt Cầu Diễn thuộc CTTNHH nhà
nước một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội, chỉ xử lí CTR sinh hoạt.
Nhà máy nằm trên địa bàn xã Tây Mỗ và Xuân Phương của huyện Từ
Liêm. Được xây dựng năm 1992 với công suất là 30.000 tấn/ năm sản
xuất ra 7500 tấn vi sinh. Năm 2002 được đầu tư nâng cấp lên công suất
50.000 tấn/năm sản xuất ra 13.260 tấn vi sinh bằng công nghệ kị khí
cưỡng bức. Tổng diện tích 4 ha.
Công nghệ xử lí rác thải là công nghệ tiên tiến Tây Ban Nha, đây là
công nghệ ủ lên men vi sinh có thổi khí để phân hủy các chất hữu cơ
trong chất thải mà không gây ra mùi hôi. Toàn bộ các công đoạn như:

phân loại, tinh chế, đóng bao đều được cơ giới hóa hoàn toàn và có trang
bị máy móc vi tình cho tất cả các công đoạn điều khiển hoạt động của
thiết bị.
Quy trình xử lí rác thành phân hữu cơ tại nhà máy là :


Hình 3.2: Sơ đồ quy trình xử lí rác nhà máy Cầu Diễn.
Kết quả quá trình xử lí rác là mỗi năm nhà máy xử lí được 37.000
tấn/năm ( < 1 % tổng lượng rác thải), do rác ở TP Hà Nội vẫn chưa được
phân loại tại nguồn, lượng rác đầu vào có lượng chất thài vô cơ cao nên
tỉ lệ rác hữu cơ trong rác thấp hơn theo dự án, nên lượng hữu cơ thu hồi
chưa được theo thiết kế. Lượng mùn hữu cơ thu được là 8000 tấn/năm.


3.5. Nhà máy xử lí rác Phương Đình bằng phương pháp đốt.
Nhà máy xử lí rác Phương Đình thuộc huyện Đan Phượng, TP Hà
Nội có chủ đầu tư dự dán là CTCP đầu tư Thành Quang. Được vận hành
năm 2015 với tổng diện tích là 4.75 ha, công suất dự kiến là 200 tấn/
ngày/đêm.
Cơ cấu tổ chức nhà máy xử lí rác Phương Đình:

Hình 3.3: cơ cấu tổ chức nhà máy Phương Đình.
Công nghệ đốt của nhà máy Đan Phượng dựa trên công nghệ martin
của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhà máy được thiết kế khép kín hoàn
toàn, dây chuyền công nghệ được kết nối bởi các module thiết bị xử lí
rác thải, khí thải tiên tiến nhất hiện nay đảm bảo đốt các loại rác không
gây hại. Công nghệ đốt lò đứng mắt xích kiểu đẩy ngược khứ hổi ( lò đốt
ghi dịch chuyển lùi kiểu Martin cải tiến) được tích hợp công nghệ làm
sạch khói khí hiện đại ( sấy khô – phun than hoạt tính - hệ thống lọc bụi



kiểu túi) , hệ thống xử lí mùi, xử lí nước rỉ rác,.. và toàn bộ dây chuyển
công nghệ được điều khiển tự động bằng hệ thống DCS là một hệ thống
dây chuyền tiên tiến.
Công nghệ lò đứng mắt xích ( Martin) có các ưu điểm sau:
1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.

Đốt rác ổn đinh và hiệu quả cao, biến động lưu lượng hơi không
quá 1 tấn/giờ, biến động phụ tải điện không quá 500 kW.
Khi nhiệt trị rác chuyển vào nhà xưởng cao hơn 500 kcal/kg, hoặc
nhiệt trị rác đầu vào lò cao hơn 800kcal/kg, lò đốt có thể vận hành
tự động mà không cần phun thêm nhiên liệu hỗ trợ.
Tận dụng nhiệu năng để phát điện.
Tỷ lệ chôn lấp tro bã sau đốt thấp ( < 15%).
Chu kì vận hành một lò đốt có thể đạt 6 tháng liên tục.
Sử dụng diện tích nhỏ.
Không gây ô nhiễm thứ cấp.
Chi phí vận hành thấp[3].

Nhà máy đáp ứng các mục tiêu đề ra của dự án là xây dựng nhà
máy xử lí rác theo tiêu chuẩn công nghệ ứng dụng xử lí về rác thải, giảm
thiểu tối đa ô nhiễm thứ cấp góp phần thực hiện chương trình bảo vệ môi

trường, phát triển đô thị bền vững; giản hóa vôi hóa tài nguyên hóa ở
mức độ cao nguồn rác thải ô nhiễm phát sinh, nâng cao hiệu quả kinh tế
an sinh xã hội trong quá trình xử lí rác đảm bảo môi trường xanh- sạch –
đẹp, tạo giải pháp xử lí hiệu quả ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu
toàn cầu hiện nay.
Cùng với nhà máy xử lí rác Phương Đình thì nhà máy xử lí rác thải
Đông Anh tại huyện Đông Anh xử dụng công nghệ đốt Plasma, tiên
phong trong công cuộc xử lí rác thải ( xử lí được nhiều loại rác như rác
sinh hoạt, rác công nghiệp, rác y tế) bằng các phương pháp công nghệ
cao. Với công suất 300 tấn/ ngày đêm với chi phí vận hành nhỏ nhất


(16USD/1 tấn rác thô), chiếm mặt bằng nhỏ nhất (10m 2 / 1 tấn rác thô) ,
tỷ lệ rác thải phải chôn lấp là 0% [4].

CHƯƠNG IV: TỔNG KẾT VÀ NHẬN XÉT ĐẤNH GIÁ.
4.1.

Đánh giá kết quả chung.

Do nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng tăng, lượng rác thải
cũng tăng theo năm tháng. Hình thức chôn lấp hiện đang còn là hình
thức xử lí rác chủ yếu, đơn giản tốn ít chi phí, nên lượng rác về đây
nhiều, gây quá tải ( đặc biệt các ngày lễ, tết ), gây mùi ảnh hướng đến
người dân vùng lân cận .Ngoài ra, do ý thức của người dân không phân
loại rác tại nguồn, không tái sử dụng các loại rác có thể sử dụng, nên
một số nhà máy sử dụng công nghệ khó khăn trong việc xử lí như nhà
máy xử lí rác Cầu Diễn không đạt công suất mong muốn, Đông Anh ,
Phương Đình,…Lượng rác còn tồn đọng chưa được xử lí vẫn còn. Vùng
ngoại thành nhiều mương, ao trở thành khu tập trung rác không được xử

lí.
4.2.

Hậu quả của các khu xử lí rác để lại.

Phương pháp chôn lấp chất thải chiếm quá nhiều diện tích, ngoài ra
dây ra ô nhiễm môi trường những vùng xung quanh, do nước rỉ rác và
khí thải rác. Ảnh hưởng đến các dùng dân cư sinh sống gần khu vực ( từ
500 – 1000 m). Cụ thể rác bốc mùi hôi thối ( đặc biệt là mùa hè ), ảnh
hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt khu dân cư,.. Hậu quả một số
vùng chôn lấp rác bị người dân địa bàn ngăn không cho xe rác vào khu
xử lí trong nhiều ngày, gây ra ùn ứ rác trên nhiều tuyến phố Hà Nội. Cụ
thể 10/2017, người dân cạnh khu xử lí rác Nam Sơn chặn xe chở rác
nhiều ngày liên tiếp khiến hàng trăm tấn rác tồn đọng khắp các thị xã
Sơn Tây & các quận huyện nội thành. Gần đây nhất vào giữa tháng


1/2019 xảy ra sự việc tương tự, lãnh đạo TP Hà Nội và lãnh đạo các
Quận, huyện trao đổi với người dân và thuyết phục người dân cho xe
vào khu xử lí rác Nam Sơn.

Hình 4.1: Hình ảnh rác thải bị ùn ứ khi khu xử lí rác Nam Sơn bị
phong tỏa.
4.3.

Một số vấn đề cần giải quyết trong tương lai.
 Theo ý kiến cá nhân thì ban đầu ta cần xử lí rác tại nguồn bằng
một số phương pháp sau:
+ Phân chia thùng rác thành nhiều ô ( ngăn) chứa các loại rác vô
cơ và hữu cơ riêng biệt để khi đưa đến khu xử lí thì xử lí dễ dàng

hơn.
+ Tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân để người dân phân
loại rác ngay từ ban đầu.




+ Phải có phương pháp đền bù, di chuyển các khu dân cư gần
vùng bị ảnh hưởng một cách nhanh nhất, không ảnh hưởng đến
đời sống nhân dân trong thời gian dài.
Đề xuất của TP Hà Nội để nâng cao chất lượng xử lí rác thải:
+ Theo như Quy Hoạch Xử lý chất thải rắn TP Hà Nội đến năm
2030, Hà Nội có 17 khu xử lý chất thải rắn ( trong đó có 8 khu
hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và 9 khu đầu tư mới); 5 trạm
trung chuyển, 26 bãi đổ chất thải rắn xây dựng; 03 bãi chôn lấp
bùn thải thoát nước.
+ TP đã và đang tập trung đầu tư xây dựng một số dự án sử dụng
công nghệ cao như: nhà máy xử lí rác thải công nghiệp theo công
nghệ đốt – phát điện, xử lí chất thải rắn bằng công nghệ đốt
plasma,công nghệ tái chế thành dầu diesel … mở rộng hơn các
nhà máy đang sử dụng công nghệ cao như nhà máy xử lí rác Cầu
Diễn sử dụng công nghệ ủ men vi sinh, ... và cũng hạn chế và
không nên mở rộng xử lí bằng chôn lấp.
+Sớm giải quyết các các vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù cho
các hộ dân các vùng lân cận khu xử lí rác để tránh ảnh hưởng đến
đời sống nhân dân.
+ Nghiên cứu đưa ra giải pháp xử lí rác thải phù hợp với điều
kiện, phù hợp với loại rác sinh hoạt của thủ đô.

Tài liệu tham khảo.

[1]
Số
liệu
lấy
từ
trang
Web
/>%C3%BD-r%C3%A1c.aspx
[2] />

[3] />[4] />[5]
/>


×