Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phương pháp giá trị thu được (EVM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.29 KB, 4 trang )

PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC
(EARNED VALUE METHOD)

1. Phương pháp giá trị thu được (EVM)
1.1. Tổng quan về phương pháp EVM
-

-

EVM cần thiết bởi vì:
Giúp kiểm soát phạm vi công việc
Tăng mức độ truyền thông và rõ ràng với các bên liên quan
Thực hiện kiểm soát và dự báo
Có thể đo lường cho nhiều loại công việc (Activity Type - được phân chia trong các ứng dụng phần mềm
quản lý dự án như MS Project và Oracle Primavera)
Giúp đo lường cho Gói công việc/Hạng mục/Gói thầu/Dự án bằng cách tổng hợp từ công việc (Activity)
trong các ứng dụng phần mềm quản lý dự án MS Project và Oracle Primavera.
Yêu cầu đơn vị đo lường thống nhất (đơn vị tiền tệ hoặc giờ làm việc-work hour).
….
EVM có thể trả lời các câu hỏi ảnh hưởng tới thành công của mỗi dự án:
Chúng ta đang bị trễ hay đúng tiến độ.
Chúng ta đã sử dụng thời gian, nguồn lực hiệu quả?
Khi nào dự án kết thúc.
Chúng ta đang chi dưới/vượt ngân sách
Chúng ta còn bao nhiêu ngân sách.
….
EVM là gì:

- EVM là một phương pháp mà nó kết hợp phạm vi công việc, tiến độ và đo lường nguồn lực để đánh giá hiệu quả
dự án. Nó thường là một phương pháp được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả cho dự án.
- EVM tích hợp phạm vi cơ sở với chi phí cơ sở và tiến độ cơ sở để tạo thành một hiệu quả cở sở (Performance


baseline), từ đó đội dự án sử dụng EVM để đánh giá hiệu quả của dự án. Đây là một kỹ thuật quản lý dự án đòi hỏi
sự hình thành của một cơ sở tích hợp, dựa vào đó hiệu suất có thể được đo lường trong suốt thời gian của dự án.

Hình 1

Page | 1


Hình 2
+

Planned value (PV) – giá trị theo kế hoạch: PV là giá trị ngân sách được duyệt theo tiến độ công việc. Nó
là một ngân sách đã được duyệt để thu được một hoạt động hoặc một gói công việc nhưng không bao gồm
dự phòng quản lý (management reserve). Trong một thời điểm nhất định, PV xác định mang tính tính toán
cho công việc cần hoàn thành theo kế hoạch. Tổng các PV cho dự án được hiểu là ngân sách tại thời điểm
hoàn thành công việc (Budget at comlepletion– BAC).

+

Earned value (EV) – giá trị thu được: EV cho biết dự án thức tế thu được bao nhiêu tại một thời điểm xác
định.

+

Actual cost (AC) – chi phí thực tế: AC cho biết chi phí thực tế của dự án tại một thời điểm xác định. Nó là
tổng chi phí đã sử dụng để thực hiện công việc.

1.2. Xây dựng hiệu quả cơ sở (Performance Baseline)

Hình 3

2. Chênh lệch tiến độ và chi phí (The Time and Cost Variance)
-

Schedule variance (SV) – Chênh lệch tiến độ: SV = EV- PV; SV là biến số phản ánh hiệu quả thực hiện dự
án theo tiến độ.


SV > 0: Dự án đang đạt tiến độ, mỗi đơn vị SV lớn hơn 0 là giá trị mà dự án kiếm được do làm đạt và
vượt tiến độ dự án.



SV < 0: Dự án đang bị chậm tiến độ, mỗi đơn vị SV nhỏ 0 là giá trị mà dự án mất đi do thực hiện chậm
tiến độ
Page | 2


-

Cost variance (CV) – Chênh lệch chi phí: CV = EV – AC; CV là biến số phản ánh hiệu quả thực hiện dự án
theo chi phí


CV > 0: Dự án đang thực hiện với chí phí nằm trong ngân sách.



CV < 0: Dự án đang thực hiện với chí phí bị vượt ngân sách.
CV


Tiến độ chậm
Chi dưới ngân sách

Tiến độ nhanh
Chi dưới ngân sách

SV

0

Tiến độ chậm
Chi vượt ngân sách

Tiến độ nhanh
Chi vượt ngân sách

Hình 4
3. Các chỉ số thực hiện dự án (The project key performance indicate)
-

-

-

Schedule performance index (SPI) – chỉ số hiệu quả dự án theo tiến độ, SPI = EV/PV


SPI > 1: Dự án thực hiện được nhiều công việc hơn tiến độ đã lập




SPI < 1: Dự án thực hiện được ít công việc hơn tiến độ đã lập

Cost performance index (CPI) – chỉ số hiệu quả dự án theo chi phí, CPI = EV/AC


CPI > 1: Dự án thực hiện trong giới hạn ngân sách để hoàn thành công việc



CPI < 1: Dự án thực hiện vượt quá ngân sách để hoàn thành công việc

Chỉ số hiệu quả để hoàn thành dự án – To-complete Performance Index (TCPI)
TCPI là một thước đo hiệu quả chi phí của việc thu được các mục tiêu của dự án với các nguồn lực còn lại
tại một thời điểm xác định. Nó được thể hiện bằng tỷ lệ của chi phí cho việc hoàn thành các công việc còn
lại với ngân sách còn lại của dự án.


Nếu dự án đang thực hiện mà chi phí vẫn nằm trong ngân sách, TCPI được tính toán dựa trên BAC.




Nếu dự án thực hiện với chi phí vượt quá ngân sách, đội dự án cần phải ước lượng lại EAC và TCPI
được tính dựa trên EAC

Page | 3


Hình 5

4. Dự đoán tình trạng tại thời điểm hoàn thành dự án
-

Khi dự án đang được thực hiện, đội dự án cần xây dựng một dự đoán cho việc ước lượng tại thời điểm hoàn
thành (estimate at completion – EAC), nó có thể khác với ngân sách tại thời điểm hoàn thành (Budget at
completion – BAC) và được dựa trên hiệu quả thực hiện dự án. Dự đoán EAC đòi hỏi việc tạo ra những
điều kiện và sự kiện trong tương lai của dự án dựa trên thông tin hiệu quả dự án và mức độ hiểu biết có sẵn
khác tại thời điểm dự đoán.

-

EAC dựa trên cơ sở là các chi phí thực tế đã thực hiện để hoàn thành công việc, cộng với một ước lượng
chi phí để hoàn thành (Estimate to complete – ETC) các công việc còn lại. Đội dự án dựa trên những kinh
nghiệm của mình, dự đoán những gì có thể gặp phải để lập ra ETC.

Hình 6

Page | 4



×