Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước trường hợp nghiên cứu tại tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 227 trang )

Trờng đại học kinh tế quốc dân

PhạM THị THU HƯờNG

ảNH hởng của thơng hiệu địa phơng
đến quyết định LựA CHọN ĐịA ĐIểM ĐầU TƯ của
nh% đầu t trong nớc: trờng hợp nghiên cứu
tại tỉnh phú thọ


Trờng đại học kinh tế quốc dân

Phạm thị thu hờng

ảNH hởng của thơng hiệu địa phơng
đến quyết định LựA CHọN ĐịA ĐIểM ĐầU TƯ của
nh% đầu t trong nớc: trờng hợp nghiên cứu
tại tỉnh phú thọ
!"

%& '( )*+,-+./+.*

Ngời hớng dẫn khoa học:

#

$


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi


cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. (Báo
cáo kết quả kiểm tra trùng lắp từ
Hà Nội, ngày
Người hướng dẫn

PGS. TS. Vũ Trí Dũng

tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Phạm Thị Thu Hường


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
Khoa Marketing - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện đào tạo sau Đại học đã tạo
điều kiện để tác giả học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy giáo - PGS.TS.
Vũ Trí Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trương Đình Chiến - Nguyên trưởng
khoa Marketing, PGS.TS. Vũ Huy Thông - Trưởng khoa Marketing, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, đã luôn động viên, chia sẻ kiến thức và tạo mọi điều kiện để tác giả
hoàn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn bàn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn ủng hộ, tạo điều
kiện và chia sẻ khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................................................2
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .............................................................................................6
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................................................7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................................................9
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................................................10
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................................................11
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................ 5
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 5
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 5
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .............................................................. 6
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 7
4. Cách tiếp cận và quy trình nghiên cứu ........................................................................... 7
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu............................................................................................. 7
4.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 8
5. Những đóng góp mới của luận án ................................................................................. 10
5.1. Về mặt lý luận ........................................................................................................... 10
5.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................................ 11
6. Bố cục của luận án .......................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................................12
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về thương hiệu địa phương ..................................... 12

1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................................... 12
1.1.2. Ở Việt Nam............................................................................................................. 16
1.2. Tổng quan một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến
quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư ..................................................... 19
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ .........................31
2.1. Cơ sở lý luận về thương hiệu địa phương ................................................................. 31


2.1.1. Một số khái niệm liên quan .................................................................................... 31
2.1.2. Chức năng và vai trò của thương hiệu địa phương ................................................. 34
2.1.3. Các thành tố tài sản thương hiệu địa phương ......................................................... 36
2.1.4. Ý nghĩa của các thành tố tài sản thương hiệu địa phương ...................................... 42
2.2. Cơ sở lý luận về quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư .................. 43
2.2.1. Một số khái niệm có liên quan................................................................................ 43
2.2.2. Quá trình ra quyết định lựa chọn địa điểm của nhà đầu tư ..................................... 45
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư . 51
2.3. Mối quan hệ giữa thương hiệu địa phương và quyết định lựa chọn địa điểm đầu
tư của nhà đầu tư ................................................................................................................ 55
2.3.1.Mối quan hệ giữa thương hiệu địa phương và nhà đầu tư ....................................... 55
2.3.2. Ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư
của nhà đầu tư ................................................................................................................... 59
2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu của luận án ........................................................ 61
2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................. 61
2.4.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 64
2.4.3. Thang đo dự kiến của các biến ............................................................................... 65
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................................66
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................67
3.1. Phương pháp nghiên cứu của luận án ....................................................................... 67
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................. 67

3.1.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................................... 68
3.1.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................... 68
3.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................................... 69
3.2.1. Mục tiêu và đối tượng............................................................................................. 69
3.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu......................................................................... 69
3.2.3. Kỹ thuật áp dụng .................................................................................................... 70
3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................................. 71
3.2.5. Mô hình nghiên cứu chính thức và thang đo lần 2 ................................................. 76
3.4. Nghiên cứu định lượng ................................................................................................ 79
3.4.1. Mục tiêu .................................................................................................................. 79
3.4.2. Các bước nghiên cứu định lượng............................................................................ 79
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................88
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................ 88
4.1.1. Theo loại hình doanh nghiệp .................................................................................. 89
4.1.2. Theo quy mô vốn .................................................................................................... 89
4.1.3. Theo lao động ......................................................................................................... 90


4.1.4. Theo lĩnh vực hoạt động ......................................................................................... 90
4.1.5. Theo thời gian đầu tư .............................................................................................. 90
4.2. Đánh giá thang đo ........................................................................................................ 90
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo ..................................................................... 90
4.2.2. Kiểm định giá trị của thang đo ............................................................................... 92
4.2.3. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .............................................................................. 94
4.3. Kiểm định giả thuyết và mối quan hệ giữa các biến................................................. 95
4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan ................................................................................... 95
4.3.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 96
4.3.3. So sánh ảnh hưởng của các nhóm trong mỗi biến kiểm soát tới quyết định lựa chọn
địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước ...................................................................... 99
4.4. Thực trạng thương hiệu địa phương tỉnh Phú Thọ ................................................ 105

4.4.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ ........................................................................ 105
4.4.2. Kết quả đầu tư tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2016........................................ 106
4.4.3. Thực trạng thương hiệu địa phương tỉnh Phú Thọ theo các thành tố tài sản thương
hiệu địa phương .............................................................................................................. 110
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả .............................................................. 111
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................... 121
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 122
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 122
5.3. Một số đề xuất và khuyến nghị ................................................................................. 130
5.3.1. Khuyến nghị từ kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu.................................... 130
5.3.2. Khuyến nghị về các biện pháp thu hút đầu tư khác nhau tùy thuộc đặc trưng doanh
nghiệp ............................................................................................................................. 137
5.3.3. Khuyến nghị khuếch trương thương hiệu địa phương .......................................... 140
5.3.4. Khuyến nghị từ kết quả phân tích thực trạng thương hiệu địa phương của tỉnh Phú
Thọ .................................................................................................................................. 146
5.3.5. Khuyến nghị đối với nhà đầu tư ........................................................................... 148
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án ............................................. 156
5.4.1. Hạn chế của luận án .............................................................................................. 156
5.4.2. Gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án .............................................. 156
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ....................................................................................................................... 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA
TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu


Ý nghĩa

1

ĐĐĐT

2

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

3

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

4

GRDP

5

PCI

6

THĐP


Địa điểm đầu tư

Tổng sản phẩm trên địa bàn
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Thương hiệu địa phương


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tầm quan trọng của các thành phần thương hiệu địa phương ..................... 24
Bảng 2.1. Các thành tố tài sản thương hiệu ................................................................ 37
Bảng 2.2. Các thành tố tài sản thương hiệu địa phương.............................................. 38
Bảng 2.3. Ý nghĩa của các thành tố tài sản thương hiệu địa phương đối với địa phương..... 42
Bảng 2.4. Mô hình đánh giá so sánh các địa điểm ...................................................... 48
Bảng 2.5. Một số tiêu chuẩn đánh giá địa điểm đầu tư ............................................... 51
Bảng 2.6. Tổng hợp những nhân tố thuộc thương hiệu địa phươngảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư ........................................... 54
Bảng 2.7. Tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu
tư của nhà đầu tư theo các thành tố tài sản thương hiệu địa phương .......... 55
Bảng 2.8. Thang đo tài sản thương hiệu địa phương .................................................. 65
Bảng 3.1.Tiêu chuẩn lựa chọn doanh nghiệp/nhà đầu tưtrong nước đang đầu tư tại tỉnh
Phú Thọ cho nghiên cứu định tính............................................................. 72
Bảng 3.2. Mã hóa thang đo lần 2 của luận án ............................................................. 77
Bảng 3.3. Tỷ lệ chọn mẫu theo địa bàn ...................................................................... 84
Bảng 3.4. Tỷ lệ chọn mẫu theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh ..................................... 85
Bảng 4.1. Kết quả thu thập và sàng lọc bảng hỏi ........................................................ 88
Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................ 88
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................... 91
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định KMO & Bartlett’s ........................................................ 92

Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố EFA .................................................................. 93
Bảng 4.6. Ma trận hệ số tương quan........................................................................... 95
Bảng 4.7. Kết quả phân tích hồi quy giữa tài sản thương hiệu địa phương và quyết định
lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước ................................. 98
Bảng 4.8. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm loại hình doanh
nghiệp .................................................................................................... 100
Bảng 4.9. Kiểm định Anova giữa loại hình doanh nghiệp và quyết định lựa chọn địa
điểm đầu tư ............................................................................................. 101


Bảng 4.10. Bảng mô tả giá trị trung bình quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư giữa các
nhóm loại hình doanh nghiệp .................................................................. 101
Bảng 4.11. Kết quả phân tích sâu Anova cho loại hình doanh nghiệp ...................... 102
Bảng 4.12. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm quy mô vốn ..... 102
Bảng 4.13. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm lao động .......... 103
Bảng 4.14. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm lĩnh vực
hoạt động ................................................................................... 103
Bảng 4.15. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm thời gian hoạt động .... 103
Bảng 4.16. Kiểm định Anova giữa thời gian hoạt động và quyết định ...................... 104
lựa chọn địa điểm đầu tư .......................................................................................... 104
Bảng 4.17. Bảng mô tả giá trị trung bình quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư giữa các
nhóm thời gian hoạt động ....................................................................... 104
Bảng 4.18. Kết quả phân tích sâu Anova.................................................................. 105
Bảng 4.19. Vốn đầu tư thực hiện phân theo thành phần kinh tế tại tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2012 - 2016 .................................................................................... 107
Bảng 4.20. Vốn đầu tư trong nước tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2016 .............. 108
Bảng 4.21. Đánh giá của nhà đầu tư về thương hiệu địa phương tỉnh Phú Thọ ......... 111
Bảng 4.22. Kết quả xếp hạng PCI tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2016 .................... 118
Bảng 4.23. Những khía cạnh cần cải thiện điểm đánh giá của tỉnh Phú Thọ ............. 120



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2016 ............ 107
Biểu đồ 4.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành của khu vực kinh tế trong nước
tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2016 .............................................................. 109
Biểu đồ 4.3. Kết quả đánh giá PAPI, PAR INDEX của tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2013 - 2016 ..................................................................................... 115
Biểu đồ 4.4. Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2013 - 2016 ........................................................................................................ 116


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Quy trình nghiên cứu của luận án ................................................................................ 8
Hình 1.1. Mô hình lục giác thương hiệu quốc gia của Anholt (2006) ................................... 12
Hình 1.2. Mô hình trung tâm thương hiệu địa phương của Zenker and Braun (2010)....... 15
Hình 1.3. Mô hình tài sảnTHĐP trên cơ sở nhà đầu tư của Jacobsen (2009)........................ 19
Hình 1.4. Mô hình của Metaxas (2010) .................................................................................. 21
Hình 1.5. Mô hình khái niệm của Jacobsen (2012) ................................................................ 22
Hình 1.6. Mô hình ảnh hưởng của THĐP đến FDI của Jacobsen (2012) ............................. 23
Hình 1.7. Mô hình nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2011), Phạm Văn Ơn và Trần Phan Đoan
Khánh (2015), Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2016)............................................................ 25
Hình 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ĐĐĐT của nhà đầu tư................ 53
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa thương hiệu địa phương và nhà đầu tư ..................................... 56
Hình 2.3. Marketing hỗn hợp địa phương............................................................................... 58
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của luận án ............................................................................. 64
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu chính thức của luận án .......................................................... 77
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .............................................................................. 94
Hình 4.2. Kết quả kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến ................................. 99

Hình 4.3. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ .......................................................................... 106


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Quá trình ra quyết định .......................................................................................... 48
Sơ đồ 2.2. Quá trình ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư................................................. 49


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, các địa phương đang phải đối mặt với những thách thức lớn về môi
trường, tài chính và kinh tế, đòi hỏi sự thay đổi về cấu trúc và thay đổi tư duy chiến
lược nhằm cạnh tranh và đối phó với những thách thức đó. Đồng thời, các địa phương
cũng phải ganh đua với nhau trong việc thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã
hội. Trong marketing địa phương, nhà đầu tư chính là khách hàng của địa phương, việc
hiểu rõ nhu cầu và hành vi của nhà đầu tư là rất cần thiết. Do đó, để thu hút vốn đầu
tư, lãnh đạo các địa phương cần phải nhận dạng đúng nhu cầu và hiểu rõ hành vi của
nhà đầu tư, từ đó, đưa ra các chính sách tác động đến nhà đầu tư ở tất cả các giai đoạn
của quá trình ra quyết định đầu tư. Trong đó, quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư là
quyết định mang tính chiến lược bởi địa điểm kinh doanh có tác động lâu dài đến hoạt
động và lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến cư dân quanh vùng.
Theo quan điểm marketing địa phương, địa điểm là một trong 6P giữ vai trò
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Đồng thời, môi
trường đầu tư, kinh doanh của địa phươngđược coi là một sản phẩm của địa phương.
Các thị trường mục tiêu của hàng hóa cụ thể này có thể là khách du lịch, thị trường
xuất khẩu, nhà đầu tư trong nước và quốc tế (Kotler và cộng sự, 1993). Trong số
những khách hàng này, nhà đầu tư là khách hàng mục tiêu chính của một địa phương.

Một số nghiên cứu về điều tra môi trường đầu tư cho thấy, mỗi địa phương cần có một
số địa điểm phát triển quan trọng để kích thích dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước
đổ vào, cũng như tạo ra mức độ hài lòng cao cho các nhà đầu tư, nhất là tại các quốc
gia đang phát triển (Nguyen and Haughton, 2002; Mmieh and Owusu-Frimpong,
2004). Một trong những điểm nhấn được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến là thương
hiệu địa phương. Trong một thế giới cạnh tranh quyết liệt về thu hút nguồn vốn đầu tư,
con người, tài nguyên,… cho các địa phương, phần thắng nghiêng về những địa
phương xây dựng được một hình ảnh hấp dẫn, một định vị rõ ràng và một niềm tin
tưởng tuyệt đối. Điều này có được không chỉ bằng các chính sách hành chính, các
chính sách công, mà còn cần một chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương bền
vững. Có chính sách đúng đắn, quy hoạch tổng thể khoa học, nhưng không có một
chiến lược thương hiệu mạnh, thì mọi nỗ lực của chính quyền địa phương khó có thể
được biết đến một cách rộng rãi, và quan trọng hơn khó có thể là điểm đến thực sự đối
với các nhà đầu tư. Để có thể xây dựng thương hiệu mạnh thành công, cần phải hiểu rõ
mô hình tài sản thương hiệu và ảnh hưởng của tài sản thương hiệu đến quyết định lựa
chọn địa điểm của nhà đầu tư.


2

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư nói chung và thu
hút vốn đầu tư dưới góc độ marketing địa phương, trong đó sử dụng thương hiệu địa
phương nhằm thu hút đầu tư cũng được các học giả quan tâm nghiên cứu. Luận điểm
lý thuyết được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến, đó là thương hiệu địa phương có tác
động tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư (Pantzalis and Rodriguez,
1999; Florida, 2002; Jansson and Power, 2006; Kavaratzis, 2004; Jacobsen, 2009,
2012; Metaxas, 2010; Cleave và cộng sự, 2016), trong đó có một số học giả tập trung
vào khía cạnh tài sản thương hiệu địa phương và đã đưa ra luận điểm lý thuyết về tài
sản thương hiệu địa phương có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư
của nhà đầu tư (Jacobsen, 2009, 2012; Metaxas, 2010). Theo đó, những nghiên cứu

thực nghiệm để kiểm định tài sản thương hiệu địa phương ảnh hưởng như thế nào đến
quyết định của nhà đầu tư còn khá khiêm tốn (Jacobsen, 2012), mới chỉ nghiên cứu ở
đối tượng các nhà đầu tư FDI và được thực hiện ở những quốc gia có nền công nghiệp
phát triển, đây là những quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Vì vậy,
một nghiên cứu để kiểm định tài sản thương hiệu địa phương có thực sự tác động đến
quyết định của đối tượng nhà đầu tư trong nước hay không là thực sự cần thiết.
Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu về thương hiệu địa phương, đặc biệt là ảnh
hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà
đầu tư còn hạn chế. Trong đó chia thành hai hướng nghiên cứu chính, hướng nghiên
cứu thứ nhất là khai thác thương hiệu địa phương là một trong những nhân tố có tác
động đến quyết định của nhà đầu tư (Đinh Phi Hổ, 2011; Phạm Văn Ơn và Trần Phan
Đoan Khánh, 2015; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2016); hướng nghiên cứu thứ hai
khai thác khía cạnh thuộc tính thương hiệu địa phương ảnh hưởng đến sự hài lòng của
nhà đầu tư (Nguyễn Đình Thọ, 2009; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang,
2009; Nguyễn Anh Tuấn và Lê Kim Long, 2013; Đào Trung Kiên và cộng sự, 2014).
Những nghiên cứu này đã có những tổng kết về mô hình cũng như tìm ra được các
biến có tác động trực tiếp đến quyết định của nhà đầu tư và đến sự hài lòng của nhà
đầu tư. Tuy nhiên, nhóm công trình nghiên cứu thứ nhất mới chỉ dừng lại ở việc khẳng
định thương hiệu địa phương có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư mà chưa đi
sâu vào nghiên cứu các khía cạnh của thương hiệu địa phương. Nhóm công trình
nghiên cứu thứ hai đã tập trung khai thác nội dung của thương hiệu địa phương, tuy
nhiên, mới chỉ nghiên cứu về khía cạnh thuộc tính thương hiệu địa phương, chưa
nghiên cứu đến khía cạnh tài sản thương hiệu địa phương. Đồng thời, nhóm công trình
này tập trung đánh giá ảnh hưởng của thuộc tính thương hiệu địa phương đến sự hài
lòng của các nhà đầu tư (là phản ứng diễn ra sau quyết định đầu tư). Hơn nữa, trong
các nghiên cứu này, một số nghiên cứu tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các nhà


3


đầu tư kinh doanh nói chung bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài; một số nghiên cứu tập trung vào đối tượng là các nhà đầu tư nước ngoài; chưa
có nghiên cứu nào tập trung vào đối tượng là các nhà đầu tư trong nước. Những kết
quả nghiên cứu này chưa chắc đã đúng đối với đối tượng các nhà đầu tư trong nước.
Xét về phạm vi không gian, những nghiên cứu trên chủ yếu được thực hiện ở các tỉnh
thuộc khu vực phía Nam (Tiền Giang, Đồng Nai, Nha Trang). Tại khu vực phía Bắc,
ngoài một nghiên cứu tại Hải Dương, các nghiên cứu khác chủ yếu tập trung vào đánh
giá thực trạng marketing địa phương thông qua các công cụ của marketing địa phương
và đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh của địa phương dưới góc nhìn của nhà
đầu tư, còn thiếu những đánh giá về mức độ ảnh hưởng giữa thương hiệu địa phương
tới quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư.
Xuất phát từ vai trò của vốn đầu tư trong nước, nhà đầu tư trong nước sẽ tạo ra
dòng vốn đầu tư trong nước, từ đó, vai trò của nhà đầu tư trong nước có thể được xem
xét dựa trên vai trò của nguồn vốn đầu tư trong nước. Nguồn vốn trong nước đóng vai
trò quyết định tới việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tới tăng trưởng của nền kinh
tế. Những năm qua, vốn đầu tư trong nước là bộ phận quan trọng của vốn sản xuất với
tỷ trọng vốn đầu tư của từng năm trong nước giai đoạn 2012 - 2016 luôn chiếm từ 76 79%/năm, và là yếu tố quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam với tỷ
trọng GDP của từng năm trong giai đoạn 2012 - 2016 luôn chiếm trên 70%. Vì vậy,
việc hiểu thấu đáo về quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước
và các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong
nước là thực sự cần thiết để thu hút vốn đầu tư trong nước cho một địa phương.
Lý thuyết và thực tiễn marketing đều khẳng định vai trò của thương hiệu trên
thị trường B2C lẫn B2B, cả đối với người bán và người mua. Trong marketing địa
phương, thương hiệu địa phương và các thành tố tài sản thương hiệu địa phương là
những nhân tố quan trọng, có tác động đến sự lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư.
Thương hiệu địa phương phản ánh tổng hợp các hoạt động, các điều kiện mà địa
phương dành cho nhà đầu tư. Thương hiệu địa phương mạnh sẽ thúc đẩy sự gắn bó,
trung thành của nhà đầu tư đối với địa phương, từ đó sẽ giúp địa phương giữ chân các
nhà đầu tư hiện tại và thu hút hơn nữa các nhà đầu tư tiềm năng, góp phần vào sự phát
triển bền vững của địa phương.

Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, có bề dày lịch sử trên
4000 năm. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, Việt Trì từng là kinh đô Văn Lang
xưa, là trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội suốt một thời gian dài. Điều này cho thấy
vị trí thuận lợi cũng như tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa của thành phố Việt Trì nói riêng


4

và tỉnh Phú Thọ nói chung đối với nhiều địa phương khác trong vùng Bắc Bộ. Ngày
nay, tỉnh Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc;
đồng thời, là cầu nối giữa các tỉnh vùng Tây - Đông Bắc với cả nước và quốc tế. Trong
thời gian qua, kinh tế Phú Thọ phát triển khá, cơ cấu kinh tế, lao động chuyển dịch
theo hướng tích cực, vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, kết cấu hạ tầng có bước phát
triển, luôn đứng đầu về thu hút đầu tư của các tỉnh khu vực Tây Bắc Việt Nam, thu
ngân sách tăng 1,34 lần so với năm 2010, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
luôn ổn định. Về cơ cấu vốn đầu tư, giai đoạn 2012 - 2016, vốn đầu tư trong nước
chiếm tỷ trọng cao (chiếm 95,13%), vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khá thấp
trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh (chiếm 8,87%). Cơ cấu vốn đầu tư này thể hiện ưu thế
của nguồn vốn đầu tư trong nước. Những năm qua, nguồn vốn đầu tư nói chung,
nguồn vốn đầu tư trong nước nói riêng tại tỉnh Phú Thọ đã và đang đóng góp cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tham gia tích cực vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư… Tuy nhiên, vốn đầu tư trên địa bàn
tỉnh những năm qua còn ở dưới mức tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tỉnh Phú Thọ đang
trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã
hội là rất lớn. Kế hoạch thu hút tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt
trên 95 nghìn tỷ đồng. Vốn đầu tư toàn xã hội của Phú Thọ liên tục tăng qua các năm,
tuy nhiên, do tỷ lệ tích lũy thấp nên tỉnh không thể tự đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày
càng tăng lên. Ngoài ra, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh rất hạn chế, đặc biệt trong thời
gian qua, Phú Thọ luôn trong tình trạng thâm hụt ngân sách và phải nhận trợ cấp từ
ngân sách Trung ương để chi tiêu. Trong khi đó, ngân sách Trung ương có hạn, nguồn

vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên cả về giá trị và cơ cấu trong tổng vốn đầu
tư, song ở thời điểm hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng chưa cao (chiếm 14,1% năm 2016).
Hơn nữa, để phát triển bền vững thì phải dựa vào nội lực của quốc gia. Do vậy, thu hút
vốn đầu tư trong nước, đặc biệt là của khu vực kinh tế tư nhân là thực sự cần thiết đối
với Phú Thọ để giải quyết những khó khăn về vốn và khai thác tiềm năng, thế mạnh
của tỉnh.
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
của Thủ tướng Chính phủ (2008) đã xác định: “Mục tiêu là xây dựng Phú Thọ trở thành
trung tâm kinh tế vùng và là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ”. Đến nay, Phú Thọ là một trung tâm công nghiệp
của miền Bắc Việt Nam, được coi là một trong 14 trung tâm vùng của cả nước, hiện
đang giữ vị trí trung tâm vùng về công nghiệp, sản xuất và chế biến các sản phẩm nông
nghiệp như chè, nguyên liệu giấy, thủy sản. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVII đã đặt ra nhiệm vụ là tập trung thu hút mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, của


5

các thành phần kinh tế và toàn xã hội cho đầu tư phát triển, phấn đấu đưa Phú Thọ trở
thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Người Việt Nam đầu tư vào Phú Thọ chính là thể
hiện tình cảm “Cả nước hướng về Đền Hùng và Đất Tổ”, xây dựng mảnh đất cội nguồn
các dân tộc Việt Nam trở thành trung tâm kinh tế lớn của khu vực và của cả nước.
Với tình hình nghiên cứu lý thuyết về ảnh hưởng của thương hiệu địa phương
đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư và sự cần thiết phải thu hút đầu tư cho tỉnh
Phú Thọ như trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của thương hiệu
địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước:
Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận án tiến sĩ.

2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận án được thực hiện nhằm đo lường mức độ tác động của thương hiệu địa
phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước để đưa ra
một số khuyến nghị khuyếch trương và gia tăng tài sản thương hiệu địa phương cho
tỉnh Phú Thọ; đồng thời, đề xuất khuyến nghị đối với các nhà đầu tư để họ lựa chọn
đúng các thành tố tài sản thương hiệu của tỉnh cho quyết định đầu tư của họ. Do vậy,
luận án có các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất là đề xuất mô hình tài sản thương hiệu địa phương ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước trong bối cảnh Việt Nam.
Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của các thành tố tài sản thương hiệu địa
phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước tại tỉnh
Phú Thọ.
Thứ ba, sử dụng kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các thành tố tài sản
thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong
nước tại tỉnh Phú Thọ để đề xuất một số khuyến nghị khuyếch trương và gia tăng tài
sản thương hiệu địa phương của tỉnh, nhằm giữ chân và thu hút các nhà đầu tư trong
nước lựa chọn Phú Thọ làm điểm đến đầu tư, kinh doanh.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu
1) Các thành tố tài sản thương hiệu địa phương nào ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước?
2) Chiều hướng và mức độ tác động của các thành tố tài sản thương hiệu địa
phưng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước tại
tỉnh Phú Thọ như thế nào?
3) Có hay không sự khác biệt về quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư giữa các nhà
đầu tư trong nước theo đặc trưng của doanh nghiệp đầu tư?
4) Những khuyến nghị nào có thể rút ra cho chính quyền địa phương tỉnh Phú Thọ


6


để giữ chân và thu hút các nhà đầu tư trong nước lựa chọn Phú Thọ làm địa
điểm đầu tư?
5) Những khuyến nghị nào có thể rút ra cho các nhà đầu tư để xem xét và lựa chọn
đúng các thành tố tài sản thương hiệu địa phương của tỉnh Phú Thọ cho quyết
định đầu tư?

2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đồng thời trả lời các câu hỏi nghiên cứu,
nội dung luận án phải giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về thương hiệu địa
phương và tài sản thương hiệu địa phương ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa
điểm đầu tư của nhà đầu tư. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án.
- Điều tra, thu thập, phân tích những nhận định và đánh giá của nhà đầu tư trong
nước về thương hiệu địa phương và tài sản thương hiệu địa phương ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước tại Phú Thọ.
- Kiểm định mô hình nghiên cứu của luận án.
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu làm căn cứ đề xuất khuyến nghị khuếch trương
thương hiệu và gia tăng tài sản thương hiệu địa phương của tỉnh Phú Thọ nhằm nâng
cao sự trung thành, giữ chân các nhà đầu tư hiện tại và thu hút các nhà đầu tư mới. Bên
cạnh đó, cũng đề xuất khuyến nghị đối với các nhà đầu tư để họ quan tâm đến thương
hiệu và chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp và địa phương; đồng thời, nhận biết
các thành tố tài sản thương hiệu nhằm tạo lập và phát triển các thành tố tài sản thương
hiệu của doanh nghiệp trong con mắt của chính quyền địa phương; Thực hiện liên kết
thương hiệu giữa doanh nghiệp và địa phương.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu thương hiệu địa phương,
đặc biệt là tài sản thương hiệu địa phương và mối quan hệ của tài sản thương hiệu địa
phương với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước.

Đối tượng khảo sát: Để làm rõ ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến
quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước, luận án xác định đối
tượng khảo sát những người đã đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư - đó là
những nhà đầu tư trong nước đang đầu tư tại tỉnh Phú Thọ (nhà đầu tư tổ chức), trong
đó bao gồm cả những nhà đầu tư bản địa (nhà đầu tư trong tỉnh) và nhà đầu tư ngoài
tỉnh (từ địa phương khác đến Phú Thọ đầu tư). Đây là những cá nhân có quyền ra
quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, như chủ doanh nghiệp, chủ tịch, phó chủ tịch hội
đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc... của các doanh nghiệp được lựa chọn khảo sát.


7

Luận án lựa chọn đối tượng khảo sát là những nhà đầu tư tổ chức (doanh
nghiệp) được xuất phát từ nguyên nhân sau: (i) Do luận án tiếp cận nghiên cứu dưới
góc độ marketing địa phương, trong đó, marketing địa phương gần với marketing B2B
(marketing cho khách hàng doanh nghiệp) hơn marketing B2C (marketing cho khách
hàng cá nhân): (ii) Các cá nhân khi đầu tư phải thực hiện dưới danh nghĩa là các doanh
nghiệp, các công ty; (iii) Quan điểm trong thu hút đầu tư của tỉnh Phú Thọ: Phú Thọ
xác định doanh nghiệp là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, do vậy, các cấp các ngành tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển với tốc độ
tăng trưởng cao. Định hướng thu hút đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh là đẩy mạnh thu
hút các dự án vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ; thu
hút các tập đoàn lớn, các tổng công ty lớn có tiềm lực về vốn, công nghệ, thương hiệu
đầu tư vào cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
(1) Về không gian:
Không gian nghiên cứu của luận án là nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ.
(2) Về thời gian nghiên cứu:
Phân tích bối cảnh nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2016.
Nghiên cứu định tính, điều tra xã hội học được thực hiện trong năm 2017 để đảm bảo

tính thời sự của kết quả nghiên cứu.

4. Cách tiếp cận và quy trình nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
- Luận án tiếp cận nghiên cứu ảnh hưởng của thương hiệu đến quyết định lựa
chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu từ góc độ của chuyên ngành marketing; trọng tâm là
marketing lãnh thổ/địa phương, mà cụ thể là tỉnh Phú Thọ.
- Tiếp cận vấn đề thương hiệu địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ góc độ
vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện
các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu địa phương nhằm gia tăng sự trung
thành của các nhà đầu tư hiện tại và thu hút các nhà đầu tư mới vào địa phương.
- Vấn đề thương hiệu địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được giải quyết chủ
yếu từ góc độ coi thương hiệu và tài sản thương hiệu là một trong những nhân tố cơ
bản có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Sự nâng
cao uy tín, hình ảnh và tài sản thương hiệu tỉnh Phú Thọ là chỉ số phản ánh quan trọng
và có ý nghĩa hàng đầu đối với khả năng giữ chân nhà đầu tư hiện tại và thu hút nhà
đầu tư mới, nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, luận án cũng tiếp
cận thương hiệu địa phương dưới góc độ của các nhà đầu tư. Việc xây dựng thương


8

hiệu và gia tăng giá trị tài sản thương hiệu địa phương là trách nhiệm của tất cả các
bên liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp, nhà đầu tư.

4.2. Quy trình nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu

Đề xuất mô hình nghiên

cứu và thang đo lần 1

Nghiên cứu định tính

Thang đo lần 2

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Phân tích hệ số
Cronbach’s Alpha

Bước 3

Bước 2

Bước 1

Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện thông qua các bước như sau
(hình 1.1):

Thang đo chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức

Kiểm định giá trị và đánh
giá độ tin cậy của thang đo
chính thức, mô hình nghiên
cứu điều chỉnh

Bước 4

Bước 5

Phân tích nhân tố EFA
Hệ số Cronbach’s Alpha

Kiểm định mô hình nghiên cứu và
các giả thuyết nghiên cứu

Phân tích nhân tố tương quan
Phân tích hồi quy đa biến

Kiểm định so sánh nhóm

Phân tích ANOVA và T-test

Kết luận và đề xuất khuyến nghị

Hình 1. Quy trình nghiên cứu của luận án


9

Luận án được tiến hành theo năm bước: Bước 1 là tổng quan nghiên cứu để xây
dựng mô hình nghiên cứu và thang đo lần 1, bước 2 là nghiên cứu định tính, bước 3 là
nghiên cứu định lượng sơ bộ, bước 4 là nghiên cứu định lượng chính thức, và bước 5
là kết luận và đề xuất khuyến nghị.
Bước 1: Tổng quan nghiên cứu
Trong bước này, tác giả tiến hành tổng quan các tài liệu liên quan đến nội dung
đề tài của các học giả trong và ngoài nước dựa trên việc tìm kiếm dữ liệu ở các cơ sở
dữ liệu Proquest; Credo Reference; Emerald; cơ sở dữ liệu luận văn, luận án… nhằm

thiết lập mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết
định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước; đồng thời, tác giả kế thừa
thang đo cho các biến trong mô hình từ các nghiên cứu trước đó. Kết quả của bước 1 là
hình thành mô hình nghiên cứu thang đo lần 1 của luận án.
Bước 2: Nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng ở thời kỳ đầu của cuộc nghiên
cứu nhằm khám phá mối quan hệ (chủ yếu là ảnh hưởng) của thương hiệu địa phương
với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư, qua đó, xây dựng mô hình
nghiên cứu của đề tài. Để thực hiện nghiên cứu định tính, người nghiên cứu có thể sử
dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống. Theo đó, trong
nghiên cứu này, từ thang đo lần 1, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính thông qua kỹ
thuật phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung với hai đối tượng, đó là: (i) Các
chuyên gia trong lĩnh vực marketing địa phương, lĩnh vực thương hiệu; (ii) Các nhà
đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, bao gồm nhà đầu tư hiện tại đang đầu tư
tại tỉnh (cả nhà đầu tư trong tỉnh và ngoài tỉnh), nhà đầu tư đã từng hoạt động, đầu tư
tại tỉnh nhưng hiện nay đã dừng đầu tư và nhà đầu tư có ý định đầu tư tại tỉnh trong
thời gian tới. Kết quả nghiên cứu định tính để đánh giá độ phù hợp của mô hình nghiên
cứu. Từ đó, điều chỉnh mô hình và thang đo của các biến cho phù hợp với bối cảnh
nghiên cứu tại Việt Nam và tại địa bàn nghiên cứu. Qua đó, thang đo lần 1 được điều
chỉnh trở thành thang đo lần 2.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Ở bước này, luận án sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ dựa trên nghiên cứu thử
nghiệm, kết quả đánh giá sơ bộ là căn cứ để điều chỉnh lại bản câu hỏi khảo sát cho
phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ, tác giả
tiến hành phát phiếu khảo sát thử với 40 nhà đầu tư trong nước tại tỉnh Phú Thọ. Dữ


10

liệu thu thập được sẽ được phân tích thông qua kỹ thuật phân tích hệ số tin cậy

Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để điều chỉnh thang đo.
Trong kỹ thuật phân tích Cronbach’s Alpha, tác giả dựa theo Nunnally and
Burnstein (1994), với các biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng < 0,3 sẽ bị
loại. Sau đó, tác giả dựa trên quan điểm của Anderson and Gerbing (1988) trong phân
tích EFA, các biến quan sát nào có kết quả trọng số tải về nhân tố < 0,3 thì loại bỏ và
kiểm tra tổng phương sai trích có đạt yêu cầu không (tổng phương sai trích ≥ 50% là
đạt yêu cầu). Các biến quan sát còn lại sẽ tạo thành thang đo hoàn chỉnh và được đưa
vào phiếu điều tra trong nghiên cứu định lượng chính thức.
Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức
Sau khi đã hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát, tác giả tiến hành nghiên cứu định
lượng chính thức để kiểm định mô hình nghiên cứu. Trong giai đoạn này, tác giả tiến
hành khảo sát chính thức trên đối tượng là 450 nhà đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ (gồm cả nhà đầu tư trong tỉnh và nhà đầu tư từ địa phương khác đến). Sau khi
thu thập bảng câu hỏi khảo sát chính thức thì tiến hành mã hóa, làm sạch dữ liệu để
phục vụ nghiên cứu định lượng. Trong đó, để kiểm định mô hình nghiên cứu và các
giả thuyết nghiên cứu, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố tương quan và
phương pháp hồi quy đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Để kiểm định so
sánh nhóm, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích Anova.
Bước 5: Kết luận và đề xuất kiến nghị
Sau khi đã kiểm định kết quả của mô hình và giả thuyết nghiên cứu, tác giả tiến
hành nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu để thảo luận kết quả
nghiên cứu định lượng, từ đó, đề xuất khuyến nghị cho nghiên cứu.

5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp về mặt lý luận, cụ thể:
(1) Trên cơ sở nghiên cứu và phát triển lý thuyết marketing địa phương, luận án
đã xác định được sáu thành tố tài sản thương hiệu địa phương ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước, bao gồm: (i) Tính cách
thương hiệu địa phương; (ii) Nhận biết thương hiệu địa phương; (iii) Chất lượng cảm

nhận; (iv) Ấn tượng thương hiệu địa phương; (v) Niềm tin thương hiệu địa phương;
(vi) Hình ảnh thương hiệu địa phương. Qua đó, góp phần làm phong phú thêm cơ sở
dữ liệu trong lĩnh vực marketing địa phương, đặc biệt là nội dung lý luận liên quan đến


11

thương hiệu địa phương, đồng thời, bổ sung khung lý thuyết cho việc nghiên cứu ảnh
hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà
đầu tư trong nước.
(2) Luận án kiểm định lại một số giả thuyết trong mô hình nghiên cứu của
Jacobsen (2012) và rút ra các thành tố tài sản thương hiệu địa phươngảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước trong bối cảnh Việt
Nam (cụ thể tại tỉnh Phú Thọ) theo thứ tự là: (i) Nhận biết thương hiệu địa phương; (ii)
Hình ảnh thương hiệu địa phương; (iii) Tính cách thương hiệu địa phương; (iv) Niềm
tin thương hiệu địa phương.

5.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, thương hiệu địa phương là nhân tố
thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư trong nước vào một địa phương. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu cũng góp phần giúp các nhà lãnh đạo tỉnh Phú Thọ có những thông tin
chính xác và hiểu biết sâu sắc hơn về quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu
tư trong nước. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất những khuyến nghị đối với chính
quyền địa phương tỉnh Phú Thọ trong việc khuyếch trương và gia tăng tài sản thương
hiệu địa phương nhằm giữ chân các nhà đầu tư hiện tại, thu hút các nhà đầu tư tương
lai, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh. Đồng thời, luận án cũng đề xuất
khuyến nghị đối với các nhà đầu tư để giúp họ xem xét và lựa chọn đúng các thành tố
tài sản thương hiệu địa phương của Phú Thọ khi quyết định đầu tư.

6. Bố cục của luận án

Với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu như trên, ngoài phần mở đầu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết
định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


12

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về thương hiệu địa phương
1.1.1. Trên thế giới
Trong những năm gần đây, thương hiệu địa phương đã trở thành một khái niệm
quan trọng được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Trong
đó, những nghiên cứu lý thuyết về tài sản thương hiệu địa phương cũng được kế thừa
và phát triển từ quan điểm về tài sản thương hiệu của Aaker (1991). Liên quan đến
thương hiệu địa phương, nhiều học giả trên thế giới đã nghiên cứu về thương hiệu
quốc gia và thương hiệu địa phương.
(1) Nghiên cứu của Anholt (2006)
Anholt là người đầu tiên nghiên cứu và đưa ra khái niệm về thương hiệu quốc
gia. Vào cuối những năm 90, xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, Anholt (2006) đưa ra
luận điểm, thương hiệu quốc gia được cấu thành từ hình ảnh của sáu nhóm nhân tố có
tác động qua lại với nhau, ông gọi đó là sáu chiều kích của thương hiệu quốc gia; từ
đó, ông đã phát triển một mô hình gồm sáu yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh thương
hiệu quốc gia, được đại diện bởi một hình lục giác, bao gồm: văn hóa và truyền thống,
xuất nhập khẩu, du lịch, đầu tư, con người và năng lực điều hành.
Văn hóa và

truyền thống
Du lịch

Đầu tư

Xuất nhập khẩu
Thương
hiệu quốc
gia

Con người

Năng lực điều
hành

Hình 1.1. Mô hình lục giác thương hiệu quốc gia của Anholt (2006)
Nguồn: Anholt,2006
Trong đó: (i) Văn hóa và truyền thống: phản ánh di sản văn hóa vật thể, phi vật
thể và truyền thống văn hóa quốc gia; (ii) Xuất nhập khẩu: phản ánh quy mô tiêu thụ
sản phẩm của quốc gia này sang thị trường quốc tế và sản phẩm từ các quốc gia khác
được tiêu thụ trên thị trường nội địa; (iii) Du lịch: phản ánh tiềm năng cuốn hút của tài


×