Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 235 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

TRẦN QUỐC HOÀN

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

TRẦN QUỐC HOÀN

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 09.34.02.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS,TS. DƯƠNG ĐĂNG CHINH

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, góp ý, động
viên của nhiều tổ chức và cá nhân, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
tất cả các tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS,TS. Dương Đăng Chinh đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Sau Đại học, Bộ môn Tài chính
Ngân hàng của Học viện Tài chính đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án.
Tôi xin cảm ơn các ý kiến đóng góp vô cùng quý báu của các nhà khoa
học trong và ngoài Học viện Tài chính để tôi hoàn thiện luận án này.
Trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban ngành, các chi nhánh ngân hàng
thương mại và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ đã cung cấp số
liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Hùng Vương và các
đồng nghiệp tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã góp ý, động viên, tạo
điều kiện về thời gian và hỗ kinh phí học tập để tôi hoàn thành chương trình
đào tạo trình độ Tiến sĩ khóa 2016 – 2019 của Học viện Tài chính.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, vợ và con tôi đã luôn bên cạnh,

giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có đủ nghị lực và sự tập trung để hoàn
thành luận án này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả mọi người!
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Quốc Hoàn

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học do
chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Dương Đăng Chinh. Kết
quả nghiên cứu của luận án là trung thực và không có phần sao chép bất hợp
pháp nào từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Các nội dung mà
tôi có kế thừa, tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn đầy đủ theo
quy định và nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo, mọi sự giúp đỡ được
thể hiện trong lời cảm ơn.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Quốc Hoàn

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii

MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................ x
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ...................................................................... xi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án .............................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án .............. 4
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý thuyết ......................................... 4
2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu thực nghiệm ................................... 8
2.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................. 16
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 18
4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 18
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 19
5.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 19
5.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 19
6. Thiết kế, giả thiết và phương pháp nghiên cứu ...................................... 20
6.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 20
6.2. Giả thiết nghiên cứu ......................................................................... 23
6.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 24
7. Những đóng góp mới của luận án .......................................................... 34
7.1. Những đóng góp mới về lý luận ....................................................... 34
7.2. Những đóng góp mới về thực tiễn .................................................... 36
8. Kết cấu của luận án................................................................................ 36

iii


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN

VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 38
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA . 38
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................... 38
1.1.2. Đặc điểm....................................................................................... 38
1.1.3. Vai trò ........................................................................................... 40
1.2. VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA ................................................................................................... 43
1.2.1. Khái niệm ..................................................................................... 43
1.2.2. Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa.......................................................................................................... 44
1.3. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ........................................................... 45
1.3.1. Khái niệm ..................................................................................... 46
1.3.2. Các hình thức tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp
nhỏ và vừa .............................................................................................. 47
1.3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................... 50
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................... 55
1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC VỀ NÂNG CAO KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .......................................................................... 65
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
của doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................. 65
1.4.2. Bài học nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................ 71
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 74

iv



Chương 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH
PHÚ THỌ .................................................................................................... 75
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
TỈNH PHÚ THỌ ....................................................................................... 75
2.1.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ............................................................. 75
2.1.2. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thực tế hoạt động tại tỉnh Phú
Thọ ......................................................................................................... 75
2.1.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới, tạm ngừng
hoạt động, phá sản, giải thể tại tỉnh Phú Thọ........................................... 78
2.2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH PHÚ
THỌ .......................................................................................................... 80
2.2.1. Mức độ chủ động tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh
nghiệp nhỏ và vừa................................................................................... 80
2.2.2. Mức độ chủ động tiếp cận doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân
hàng thương mại để cấp tín dụng ............................................................ 84
2.2.3. Mức độ chủ động của Chính phủ và tỉnh Phú Thọ nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng ..................... 91
2.2.4. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................... 93
2.2.5. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng ............................................................................................... 97
2.2.6. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng ........................................................................................................ 99
2.2.7. Dư nợ tín dụng bình quân một doanh nghiệp nhỏ và vừa ............ 101
2.2.8. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ
và vừa theo các nhân tố ảnh hưởng ....................................................... 102

v



2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI TỈNH PHÚ THỌ .............................................................................. 119
2.3.1. Kết quả đạt được ......................................................................... 119
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 121
Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 133
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..... 134
TẠI TỈNH PHÚ THỌ ................................................................................ 134
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
TỈNH PHÚ THỌ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ............. 134
3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ134
3.1.2. Định hướng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ tiếp
cận vốn tín dụng ngân hàng .................................................................. 136
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI TỈNH PHÚ THỌ .................................................................... 137
3.2.1. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................... 137
3.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại .............................................. 146
3.3. KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 163
3.3.1. Đối với Chính phủ....................................................................... 163
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước...................................................... 166
3.3.3. Đối với tỉnh Phú Thọ................................................................... 168
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 172
KẾT LUẬN ................................................................................................ 173
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 176


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt
1

Chữ viết tắt
Agribank

Giải nghĩa
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam

2

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam

3

CIEM

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư)


4

Co-opBank

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

5

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

6

DoE

Khoa Kinh tế của Trường Đại học Copenhagen

7

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

8

ILSSA

Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội)


9

KMO

Kaiser – Meyer – Olkin

10 LienVietPostbank Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
11 Maritime Bank

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

12 MB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

13 Nam A Bank

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

14 NHNN

Ngân hàng nhà nước

15 NHTM

Ngân hàng thương mại

16 OECD


Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

17 Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

18 Sig.

Mức ý nghĩa quan sát

19 SPSS

Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội

20 Techcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

vii


Stt

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

21 UBND

Ủy ban nhân dân


22 UNU-WIDER

Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới của
Trường Đại học Liên Hợp Quốc

23 VCCI

Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam

24 VIB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

25 Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam

26 Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam

27 VPBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
vượng

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ .................... 76
Bảng 2.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ .................... 77
Bảng 2.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới, tạm ngừng
hoạt động, phá sản, giải thể tại tỉnh Phú Thọ ................................................ 79
Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ ........... 93
Bảng 2.5. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng ..................................................................................................... 97
Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng bình quân một doanh nghiệp nhỏ và vừa............ 101
Bảng 2.7. Bảng thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố ...................................... 107
Bảng 2.8. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại tỉnh Phú Thọ .............................................................................. 109
Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả so sánh sự khác biệt về “Khả năng tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa” ..................................... 109

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Diễn biến lãi suất cho vay VND lĩnh vực sản xuất kinh doanh
thông thường bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại ....................... 89
Biểu đồ 2.2. Thị phần tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của các chi nhánh
ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ ........................................................................... 95
Biểu đồ 2.3. Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của
các chi nhánh ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ .................................................... 96
Biểu đồ 2.4. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn tín dụng

ngân hàng phân theo chi nhánh ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ ......................... 99
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng ..................................................................................... 100
Biểu đồ 2.6. Số doanh nghiệp nhỏ và vừa còn dư nợ và dư nợ tín dụng bình
quân một doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo các chi nhánh ngân hàng tại
tỉnh Phú Thọ............................................................................................... 102

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Kiểm định KMO và Bartlett’s ................................................... 103
Hình 2.2. Tóm tắt mô hình ....................................................................... 104
Hình 2.3. Phân tích phương sai................................................................. 105
Hình 2.4. Hệ số hồi quy............................................................................ 106

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Khung thiết kế nghiên cứu của luận án ........................................... I
Phụ lục 2. Các thang đo trong mô hình nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................... II
Phụ lục 3. Danh sách các cá nhân tham gia phỏng vấn sâu ........................... IV
Phụ lục 4. Phiếu khảo sát............................................................................... V
Phụ lục 5. Kết quả mẫu điều tra theo đơn vị hành chính ............................... IX
Phụ lục 6. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia .... X
Phụ lục 7. Tiêu chí xác định và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của
Việt Nam ...................................................................................................... XI
Phụ lục 8. Một số chính sách của Chính phủ một số quốc gia hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng .......................... XII

Phụ lục 9. Lãi suất cho vay giai đoạn 2013 - 2017 tại thời điểm 31/12
hằng năm ................................................................................................... XIII
Phụ lục 10. Hệ thống thể chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam .......................................................................................................... XIV
Phụ lục 11. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng ở Việt Nam .................................................................. XV
Phụ lục 12. Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2016 và
2017 của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ . XVI
Phụ lục 13. Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha.....XVIII
Phụ lục 14. Tổng phương sai được giải thích ............................................. XIX
Phụ lục 15. Ma trận nhân tố xoay ............................................................... XX
Phụ lục 16. Kết quả kiểm định phương sai phần dư thay đổi .................... XXII
Phụ lục 17. Ma trận hệ số nhân tố........................................................... XXIV
Phụ lục 18. Bảng tổng hợp điểm trung bình phân theo biến và loại doanh
nghiệp ...................................................................................................... XXV
Phụ lục 19. Kết quả phân tích sâu ANOVA............................................ XXVI
Phụ lục 20. Bảng mã hóa kết quả khảo sát ............................................. XXVII

xi


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Vốn là điều kiện tiên quyết để DNNVV tồn tại và phát triển. Các
DNNVV thành lập thường không cần nhiều vốn đầu tư ban đầu, có thể dùng
vốn tự có của chủ doanh nghiệp và vốn góp của các cổ đông. Tuy nhiên, để
tồn tại và phát triển các DNNVV phải tìm cách mở rộng thị trường, nâng cao
năng lực hoạt động. Khi DNNVV phát triển càng nhanh thì càng cần đầu tư
nhiều và vì thế cần phải huy động thêm nhiều vốn đầu tư mới. DNNVV phải

tìm kiếm và sử dụng các hình thức tiếp cận vốn phù hợp và có lợi nhất cho
doanh nghiệp. Vốn cho DNNVV gồm hai nguồn chính là vốn bên trong và
vốn bên ngoài doanh nghiệp. Trong đó, vốn tín dụng ngân hàng là nguồn bên
ngoài tài trợ quan trọng cho DNNVV, giúp DNNVV mở rộng và phát triển
sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp DNNVV phản ứng linh hoạt trước những
biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, có một nghịch lý là thị trường tín dụng
DNNVV bao gồm các doanh nghiệp có nhu cầu tài chính quá lớn đối với hoạt
động tài chính vi mô nhưng lại quá nhỏ để tận dụng hiệu quả các mô hình
dịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp lớn [57], do đó các DNNVV sẽ gặp
rất nhiều khó khăn để có thể tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Hiện nay, DNNVV đang chiếm ưu thế về số lượng so với doanh nghiệp
lớn và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội của từng quốc gia, từng địa phương. Tại tỉnh Phú Thọ, tính đến
31/12/2017 toàn tỉnh có 3.680 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó số
DNNVV chiếm 89,3% [5]. Các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ có quy mô vốn
nhỏ, nhưng đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, đã giải quyết tốt vấn đề việc
làm, thu nhập cho người lao động, đặc biệt là người lao động địa phương;
khai thác và phát huy các nguồn lực sẵn có của địa phương, đóng góp đáng kể
vào nguồn thu ngân sách của tỉnh, và góp phần không nhỏ vào quá trình công
1


nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh những thế mạnh của mình, các
DNNVV tại tỉnh Phú Thọ cũng đã và đang bộc lộ nhiều yếu điểm, trong đó
nhiều DNNVV thiếu vốn, khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Đặc biệt, hiện
nay với sự thông thoáng của các quy định pháp lý về điều kiện thành lập
doanh nghiệp cũng như chính sách khuyến khích hộ kinh doanh chuyển lên
hoạt động ở loại hình DNNVV đã giúp gia tăng nhanh chóng số lượng
DNNVV trong thời gian ngắn, nhưng điều này cũng làm số DNNVV không
tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng tăng lên do các DNNVV mới thành lập

này khó đáp ứng được các điều kiện cấp tín dụng của NHTM. Do đó, nếu
không có các giải pháp kịp thời để cải thiện thì đây sẽ trở thành thách thức lớn
đối với sự tồn tại và phát triển của khối doanh nghiệp này.
Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và
phát triển doanh nghiệp yêu cầu NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với các
Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện một số
giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là DNNVV tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng [6]. Bám sát chủ trương của Chính phủ, NHNN đã và đang có
những bước đi đúng đắn, kịp thời ban hành những chính sách hợp lý định
hướng cho các tổ chức tín dụng từng bước nâng cao khả năng tiếp cận các
dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, trong đó chú trọng đẩy mạnh tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng cho DNNVV,... Qua đó, theo Báo cáo Môi trường kinh
doanh (Doing Business Report) của Ngân hàng Thế giới từ năm 2015 đến nay
thì chỉ số tiếp cận tín dụng (getting credit) của Việt Nam đã được cải thiện và
giữ ổn định trong nhóm 30 nước có chỉ số cao nhất, chỉ số tiếp cận tín dụng
năm 2018 của Việt Nam xếp thứ 29 trên tổng số 190 quốc gia, tăng 3 bậc so
với năm 2017, tăng 7 bậc so với năm 2014 [72, tr.204]. Mặc dù vậy, kết quả
cấp tín dụng cho DNNVV còn nhiều bất cập như tỷ lệ dư nợ tín dụng
DNNVV chiếm tỷ trọng thấp (trung bình 22% đến 25%) trong tổng dư nợ tín

2


dụng toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 2013 – 2017; số lượng DNNVV tiếp
cận vốn tín dụng ngân hàng còn khá khiêm tốn, chỉ hơn 30% DNNVV tiếp
cận được vốn tín dụng ngân hàng, gần 70% còn lại sử dụng vốn tự có hoặc
vay từ các nguồn vốn khác với chi phí cao và nhiều rủi ro [43]. Các DNNVV
tại tỉnh Phú Thọ cũng không ngoại lệ, khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thì
các DNNVV thường gặp trở ngại như thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp,
lãi suất cho vay còn cao, các điều kiện cấp tín dụng của NHTM vẫn chưa phù

hợp với đặc thù riêng của DNNVV,…
Phú Thọ là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng kinh tế
của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Bám sát sự chỉ đạo của
Chính phủ, của UBND tỉnh Phú Thọ và NHNN Việt Nam trong điều hành
hoạt động tiền tệ ngân hàng, trong những năm qua, ngành ngân hàng trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nhiều chương trình kết nối giữa ngân hàng doanh nghiệp, nhất là các DNNVV, từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo điều
kiện để DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng nhằm phục hồi, phát triển
hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Tính đến 31/12/2017 tổng dư nợ tín dụng DNNVV là
9.449 tỷ đồng (chiếm 19,33% tổng dư nợ) với 2.081 DNNVV còn dư nợ và
2.147 DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trong năm 2017 (chiếm
35,73% tổng số DNNVV đăng ký kinh doanh) [26]. Thực tế này cho thấy dư
nợ tín dụng DNNVV tại tỉnh Phú Thọ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ
tín dụng và thấp hơn trung bình cả nước, số DNNVV chưa tiếp cận được vốn
tín dụng ngân hàng còn ở mức cao. Ngoài ra, trong tổng số 6.402 doanh
nghiệp có đăng ký kinh doanh thì chỉ có 3.680 doanh nghiệp thực tế đang hoạt
động (chiếm 57,5%), số còn lại không phát sinh hoạt động sản xuất kinh
doanh, tạm ngừng hoạt động hoặc chờ làm thủ tục giải thể, phá sản [5]. Đây là
vấn đề đáng quan ngại đối với tỉnh Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói chung,

3


đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng cùng với
những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Điều này đòi
hỏi Chính phủ, các địa phương, ngành ngân hàng và các DNNVV,… cần phải
có những giải pháp để thúc đẩy quan hệ tín dụng giữa NHTM với DNNVV,
giải quyết triệt để những khó khăn, trở ngại trong quá trình tiếp cận vốn tín
dụng ngân hàng của DNNVV.
Những phân tích trên chỉ rõ tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực

tiễn của đề tài nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
DNNVV. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao khả năng tiếp
cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú
Thọ” làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học công bố trong và ngoài nước
có liên quan đến nội dung của luận án. Tác giả chọn lọc và phân loại các công
trình mà luận án có so sánh, kế thừa và phát triển theo 2 nhóm:
(i) Nhóm các công trình nghiên cứu lý thuyết để làm căn cứ khoa học,
tạo nền tảng lý thuyết cơ bản khi nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín
dụng ngân hàng của DNNVV, bao gồm lý thuyết phân bổ tín dụng, lý thuyết
kinh tế học thể chế, lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội và lý thuyết kinh tế có
điều tiết.
(ii) Nhóm các công trình nghiên cứu thực nghiệm gồm các luận án tiến
sĩ, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo được công bố trên các tạp
chí khoa học uy tín mô tả kết quả nghiên cứu thực nghiệm về khả năng tiếp
cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV ở một số nước có những nét tương
đồng với Việt Nam hoặc ở một số tỉnh của Việt Nam.
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết phân bổ tín dụng

4


Lý thuyết phân bổ tín dụng (credit rationing) được đề xuất bởi Stiglitz
& Weiss (1981) trong nghiên cứu “Credit rationing in markets with imperfect
information” (Phân bổ tín dụng trong các thị trường có thông tin không hoàn
hảo). Theo quy luật cung cầu tín dụng, bên cầu tín dụng (người đi vay DNNVV) với mong muốn tối đa lợi ích kỳ vọng của mình từ việc vay tiền của
bên cung tín dụng (người cho vay - NHTM), và để có quyền sử dụng số tiền
vay này, DNNVV phải trả cho NHTM một khoản chi phí (lãi vay) trên cơ sở

thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, nghiên cứu của Stiglitz & Weiss (1981)
cho thấy quy luật cung cầu tín dụng dựa vào lãi suất không thể giải thích khả
năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV do quyết định cấp tín
dụng không chỉ đơn thuần bị điều chỉnh bởi lãi suất trên thị trường, mà quyết
định cấp tín dụng phụ thuộc vào cách mà NHTM lựa chọn, đánh giá DNNVV
dựa trên thông tin của DNNVV mà NHTM thu thập được [69]. Điều này có
nghĩa không phải tất cả DNNVV đều được cấp tín dụng khi có nhu cầu,
NHTM sẽ quyết định cấp tín dụng và cấp bao nhiêu dựa trên một tập hợp các
thông tin mà NHTM có được về DNNVV. Nói cách khác, dòng chảy vốn tín
dụng không chỉ tuân theo lý thuyết cung cầu, nó là một quá trình cân nhắc,
trong đó DNNVV nộp hồ sơ vay vốn, sau đó NHTM xác định số tiền cho vay
dựa trên cách đánh giá của NHTM đối với DNNVV.
Theo Stiglitz & Weiss (1981), thông tin bất cân xứng sẽ dẫn đến việc
các NHTM hạn chế cấp tín dụng cho DNNVV do NHTM khó có thể phân
biệt mức độ rủi ro và khả năng trả nợ giữa các DNNVV [69]. Thông tin bất
cân xứng xuất hiện trong quan hệ tín dụng khi NHTM có ít thông tin hơn
DNNVV về tình hình tài chính, mục đích và quá trình sử dụng vốn vay của
DNNVV,... dẫn đến NHTM ra quyết định cấp tín dụng không còn chính xác.
Thông tin bất cân xứng làm nẩy sinh hai vấn đề làm cho NHTM không sẵn
lòng cấp tín dụng cho DNNVV đó là sự chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Để

5


giảm thiểu rủi ro, NHTM đã thực hiện nghiệp vụ thu thập và xử lý thông tin
về DNNVV và các dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của
DNNVV, việc sử dụng tài sản thế chấp là phương thức phổ biết nhất để giảm
thiểu rủi ro cho NHTM. Trong nhiều trường hợp, NHTM sẽ quyết định không
cấp tín dụng, cấp tín dụng ít hơn nhu cầu của DNNVV hoặc cấp tín dụng
nhưng với lãi suất cao để bù đắp thiệt hại rủi ro mất vốn có thể xảy ra và các

chi phí giao dịch phát sinh khi cấp tín dụng cho DNNVV.
2.1.2. Lý thuyết kinh tế học thể chế
Lý thuyết kinh tế học thể chế (institutional economics) được khởi
xướng trong nghiên cứu của Olson (1971) và nghiên cứu của Hardin (1982).
Sau đó tiếp tục được nghiên cứu bởi North & Thomas (1973) và được phát
triển đầy đủ nhất trong nghiên cứu “Institutions, Institutional Change and
Economic Performance” (Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh
tế) của North (1991). Các nghiên cứu này xuất phát từ một thực tế là có
những hành động mà chỉ có sự hợp tác giữa các bên mới mang lại lợi ích tối
ưu, tuy nhiên mỗi bên tham gia hợp tác đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình
nên điều này có thể ảnh hưởng đến bên còn lại. Việc hành động vì động cơ cá
nhân hay chi phí giao dịch phát sinh làm cho các bên tham gia không muốn
hợp tác, thậm chí cả khi hoạt động hợp tác đem lại lợi ích cho tất cả các bên
tham gia. Thể chế được hiểu là một loạt các quy tắc, quy định (luật chơi) mà
các bên tham gia trong hoạt động hợp tác đặt ra, các bên tham gia phải tuân
thủ luật chơi này.
Lý thuyết kinh tế học thể chế chỉ ra rằng thể chế giúp gia tăng cơ chế
kiểm soát nhằm đảm bảo các bên thực hiện đúng cam kết của luật chơi và làm
gia tăng chi phí nếu không thực hiện đúng cam kết trong quá trình hợp tác.
North (1991) đã chỉ ra rằng hợp tác lần đầu (trò chơi không lặp lại) thì người
chơi phải mất nhiều thời gian và công sức để đảm bảo tài sản của mình không

6


bị mất đi và không bị lừa gạt [64]. Lý thuyết này hàm ý rằng quan hệ tín dụng
giữa NHTM và DNNVV chỉ diễn ra khi các bên tuân thủ luật chơi chung (các
quy định trong hợp đồng tín dụng), các DNNVV sẽ gặp khó khăn trong quá
trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng nếu DNNVV chưa có thương hiệu,
chưa tạo được lòng tin với NHTM hoặc thiếu các mối quan hệ cần thiết. Do

đó, các NHTM thường ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn, doanh
nghiệp thường xuyên giao dịch với NHTM hơn là cho các doanh nghiệp nhỏ,
DNNVV mới thành lập vay vốn do phải mất nhiều thời gian và công sức để
đưa ra “luật chơi” phù hợp nhằm tránh rủi ro không thu hồi được vốn.
2.1.3. Lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội
Trong số các công trình nghiên cứu về lý thuyết mạng lưới quan hệ xã
hội (social network) thì tiêu biểu là nghiên cứu của Granovetter (1973) trong
bài báo khoa học “The strength of Weak Ties” (Sức mạnh của các mối liên
kết yếu). Nghiên cứu chỉ ra rằng mạng lưới quan hệ xã hội dùng để chỉ các
mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc
sống của họ với tư cách là thành viên của xã hội [54]. Lý thuyết này gợi ý
rằng với mạng lưới quan hệ xã hội rộng lớn có thể mang lại cho DNNVV các
cơ hội tiếp cận với các nguồn lực, giảm các chi phí giao dịch, do mối quan hệ
xã hội không những gắn kết các thành viên với nhau mà còn cung cấp thông
tin chính xác, cần thiết cho các bên tham gia mạng lưới.
2.1.4. Lý thuyết kinh tế có điều tiết
Lý thuyết kinh tế có điều tiết (economic regulation) là lý thuyết điển
hình về nền kinh tế có sự can thiệp của Nhà nước do Keynes (1936) khởi
xướng trong nghiên cứu “The General Theory of Employment, Interest and
Money” (Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ).
Keynes (1936) đề cao vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh
tế thị trường thông qua các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó

7


Keynes đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách tài chính, tín dụng. Keynes (1936)
cho rằng Nhà nước cần can thiệp mạnh vào kinh tế bằng cách tăng đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng, sử dụng ngân sách nhà nước để
bảo đảm hiệu quả ở mức có lợi cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp yên

tâm đầu tư và áp dụng những biện pháp như giảm lãi suất, giảm thuế, thực
hiện tín dụng ưu đãi với các doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư,… [59].
Sau đó một số lý thuyết hiện đại khác như lý thuyết kinh tế học thể chế,
lý thuyết điều tiết,… các lý thuyết này cũng tán thành với tư tưởng lý thuyết
của Keynes là Nhà nước cần can thiệp vào kinh tế, nhưng là can thiệp một
cách thích hợp, có mức độ [36].
2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu thực nghiệm
2.2.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về khả năng tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trên thế giới đã có một số kết quả nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng của DNNVV tại một số quốc gia, nhưng để đánh giá một
cách toàn diện, tổng hợp về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
DNNVV thì tiêu biểu là nghiên cứu “The SME Banking Knowledge Guide”
(Cẩm nang kiến thức dịch vụ ngân hàng cho DNNVV) của International
Finance Corporation (2009). Nghiên cứu đã đánh giá các trở ngại, khó khăn
khi NHTM cấp tín dụng cho DNNVV, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm
cho các NHTM muốn mở rộng tín dụng DNNVV. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tiếp cận tài chính là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự tăng
trưởng và phát triển của DNNVV, tỷ lệ các DNNVV gặp trở ngại khi tiếp cận
vốn tín dụng ngân hàng cao hơn gần 1/3 so với các doanh nghiệp có quy mô
lớn. International Finance Corporation (2009) đưa ra nhiều bằng chứng cho
thấy DNNVV vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ về các sản phẩm, dịch vụ tài
chính nói chung và về tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng nói riêng. Rào cản cơ

8


bản khiến các NHTM khó mở rộng tín dụng DNNVV là do thiếu hụt thông
tin, DNNVV không đủ tài sản thế chấp và chi phí phục vụ cao hơn các doanh
nghiệp lớn do cần phải thực hiện các giao dịch có quy mô nhỏ. Ngoài ra,

nghiên cứu cũng chỉ ra rằng DNNVV ở các quốc gia phát triển dễ dàng tiếp
cận tài chính hơn ở các quốc gia đang phát triển, một mặt do ngành dịch vụ
ngân hàng dành cho DNNVV ở các quốc gia đang phát triển còn non yếu, khi
mà các NHTM thường cố gắng tránh rủi ro khi cấp tín dụng cho DNNVV;
mặt khác, do NHTM ở các quốc gia đang phát triển có nhiều yêu cầu thế chấp
hơn, quy mô tín dụng thấp và mức lãi suất cho vay cao hơn ở các quốc gia
phát triển [57].
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá về khả năng tiếp cận
vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại một số tỉnh, thành phố khác
nhau, điển hình là các nghiên cứu của Nghiêm Văn Bảy (2010), Trần Trọng
Huy (2013), Đặng Thị Huyền Hương (2016), Ngô Thị Mai Linh (2015),
Nguyễn Thị Kim Lý (2013).
Nghiên cứu của Nghiêm Văn Bảy (2010) trong luận án tiến sĩ “Các giải
pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV ở Việt Nam” đã làm rõ
những lý luận về tín dụng đối với sự phát triển của DNNVV trong nền kinh tế
thị trường; kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các DNNVV Việt Nam gặp phải rất
nhiều trở ngại về quy trình, thủ tục đi vay, do đó rất ít DNNVV có thể vay
được vốn từ NHTM, còn lại đa phần DNNVV đi vay ngoài theo các mối quan
hệ và với lãi suất rất cao so với lãi suất cho vay của NHTM [1]; từ đó, luận án
đề xuất 6 nhóm giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNNVV.
Nghiên cứu của Trần Trọng Huy (2013) trong luận án tiến sĩ “Tín dụng
ngân hàng đối với DNNVV tại các Chi nhánh Agribank trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh” đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về tín dụng
ngân hàng và DNNVV; kết quả nghiên cứu thực trạng quy mô và chất lượng

9


tín dụng trong giai đoạn 2008 – 2012 cho thấy nguyên nhân dẫn đến các
DNNVV tại thành phố Hồ Chí Minh không tiếp cận được vốn tín dụng ngân

hàng thì có tới 96,9% thuộc về DNNVV (không đủ điều kiện cấp tín dụng,
năng lực tài chính thấp,…), các nguyên nhân từ phía NHTM chiếm khoảng
2,1% (thiếu vốn, khả năng thẩm định thấp), còn lại chỉ 1% nguyên nhân thuộc
về cơ chế chính sách [15]; từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp đối với
DNNVV và các NHTM để mở rộng quy mô tín dụng đối với DNNVV.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lý (2013) trong luận án tiến sĩ
“Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn cho các DNNVV ở tỉnh Thái Bình” đã hệ
thống được các vấn đề lý luận về nguồn vốn và khả năng tiếp cận vốn của
DNNVV; nghiên cứu đã đánh giá tình hình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
của các DNNVV tỉnh Thái Bình giai đoạn 2004 – 2010 qua việc phân tích
theo 09 điều kiện cấp tín dụng của NHTM, qua đó nghiên cứu nhận định ở
tỉnh Thái Bình thì lý do làm cho NHTM không yên tâm khi cấp tín dụng cho
DNNVV là do năng lực của nhà quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, doanh
nghiệp chưa xây dựng được dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh khả
thi, tình hình tài chính thiếu lành mạnh, báo cáo tài chính thiếu minh bạch, tài
sản đảm bảo không đủ về mặt giá trị và thiếu tính pháp lý [23]. Từ đó, nghiên
cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn của
DNNVV tỉnh Thái Bình.
Nghiên cứu của Ngô Thị Mai Linh (2015) trong luận án tiến sĩ “Giải
pháp tài chính phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ
hội nhập” đã tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp tài chính đối
với phát triển DNNVV. Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng giải pháp tài
chính để phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 –
2014 đã chỉ ra rằng, chỉ gần 21% số DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội
cho rằng thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, số còn lại gặp rất

10


nhiều khó khăn, điều này xuất phát từ cả hai phía NHTM và DNNVV [20].

Nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng các
giải pháp tài chính từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đối với sự phát triển
DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
Nghiên cứu của Đặng Thị Huyền Hương (2016) trong luận án tiến sĩ
“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV trên
địa bàn Hà Nội” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nguồn vốn và các
nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV; trên cơ sở
phân tích thực trạng nguồn vốn vay và sự tiếp cận nguồn vốn vay của các
DNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015, nghiên cứu đã chỉ ra các
nhân tố thuộc về DNNVV có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng của DNNVV trên địa bàn Hà Nội, đồng thời nghiên cứu cũng nhận
định rằng DNNVV Hà Nội có xác suất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cao
hơn DNNVV cả nước nhưng lượng vốn vay được của mỗi doanh nghiệp lại
thấp hơn so với DNNVV ở các địa phương khác [17]. Từ đó, nghiên cứu đã
đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tiếp cận nguồn vốn vay của các
DNNVV trên địa bàn Hà Nội.
2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong các nghiên cứu trước đây đã công bố, ngoài các phân tích định
tính thì các nghiên cứu cũng sử dụng khá đa dạng các mô hình kinh tế lượng
để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng của DNNVV như mô hình hồi quy đa biến, mô hình Probit, mô hình
Tobit, mô hình EFA,… Nền tảng của các nghiên cứu thực nghiệm này mô
hình 5C của Jankowicz & Hisrich (1987) trong nghiên cứu “Intuition in small
business lending decisions” (Phán xét và cảm nhận trong việc ra quyết định
cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ).

11



Jankowicz & Hisrich (1987) chỉ ra rằng khả năng tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng của doanh nghiệp phụ thuộc vào 5 nhân tố đó là Vốn của doanh
nghiệp (Capital), Tài sản thế chấp (Collateral), Năng lực trả nợ (Capacity),
Phẩm chất của chủ doanh nghiệp (Character) và Các điều kiện cấp tín dụng
của ngân hàng (Conditions) [58]. Mô hình 5C đã được áp dụng phổ biến trong
công tác thẩm định tín dụng ở các NHTM tại Việt Nam nhằm đánh giá độ tin
cậy của khách hàng, qua đó có cơ sở ra quyết định cấp tín dụng. Dựa trên mô
hình 5C, nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện kiểm định ảnh hưởng của các
nhân tố đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV ở các
quốc gia, địa phương khác nhau. Ngoài ra, dựa trên lý thuyết về mạng lưới
quan hệ xã hội của Granovetter (1973), nhiều nghiên cứu gần đây cũng đề
xuất thêm nhân tố mối quan hệ xã hội, quan hệ nghiệp vụ của DNNVV trong
quá trình vay vốn ngân hàng.
(1) Vốn của doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư càng lớn thì khả năng tiếp cận
vốn sẽ cao hơn các doanh nghiệp khác [25]. Các doanh nghiệp lớn thường có
tính minh bạch tài chính cao, có uy tín tốt hơn các DNNVV trên thị trường
vốn, nhờ vậy các doanh nghiệp lớn thường dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng với mức lãi suất thấp [11]. Các NHTM thường hạn chế cấp tín
dụng cho DNNVV vì các dự án vay vốn của họ đa phần quy mô nhỏ, rủi ro
cao hơn các doanh nghiệp lớn [70].
(2) Tài sản thế chấp:
Các NHTM thường có xu hướng dựa vào tài sản đảm bảo để giảm thiểu
rủi ro, đảm bảo an toàn vốn cho NHTM. Vì vậy, tài sản thế chấp trở thành
nhân tố được các NHTM xem xét hàng đầu khi cấp tín dụng cho DNNVV
([14], [16], [60], [67], [70], [71]). Đối với các doanh nghiệp nhỏ và doanh
nghiệp siêu nhỏ, khi thẩm định để cấp tín dụng các NHTM thường quan tâm

12



×