Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Luận án tiến sĩ văn hóa học nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông nghiệp nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 210 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
-----------------------

NGUYỄN VĂN QUYẾT

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA CÁC
CỘNG ĐỒNG NÔNG NGHIỆP-NÔNG THÔN TRONG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
(Thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội, 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
-----------------------

NGUYỄN VĂN QUYẾT
Văn Quyết


NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA CÁC
CỘNG ĐỒNG NÔNG NGHIỆP-NÔNG THÔN TRONG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
(Thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai)

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62 31 70 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. ĐẶNG VIỆT BÍCH
PGS.TS. LƯƠNG HỒNG QUANG

Hà Nội, 2013


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án là do tôi viết và chưa công bố. Các cứ liệu nêu ra
trong luận án là trung thực, khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh


năm 2013


4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................3
MỤC LỤC ..............................................................................................................4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................8
Chương 1. PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG TIẾN TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI ............................ 24
1.1. Các cơ sở lý thuyết về biến đổi văn hóa......................................... ….. ….24
1.2. Vài nét về tỉnh Đồng Nai...........................................................................30
1.3. Thành tựu kinh tế văn hóa xã hội............................................................... 37
1.4. Mô tả các cộng đồng được khảo sát...........................................................40
Tiểu kết .................................................................................................................67
Chương 2. CÁC BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÁC CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ KHU CÔNG NGHIỆP .............................................................. 69
2.1. Từ bình diện cộng đồng - sự tham gia của người dân vào các nghi lễ cộng
đồng.................................................................................................................69
2.2. Các nghi lễ tại gia đình..............................................................................91
2.3. Từ bình diện cá nhân - các hưởng thụ văn hóa trong đời sống hàng ngày 101
Tiểu kết ...............................................................................................................113
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CHO CÁC CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN TRONG CÁC KCN...........................116
3.1. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa cho

các cộng đòng nông thôn trong các KCN ....................................................... 116
3.2. Xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô ...........................124
3.3. Xây dựng các mô hình phát triển văn hóa................................................ 127
3.4...... Các biện pháp tăng cường phát triển văn hóa tại các cộng đồng dân cư có
KCN ở bình diện tỉnh Đồng Nai..................................................................... 141
Tiểu kết ...............................................................................................................147
KẾT LUẬN......................................................................................................... 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................. 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................155
PHỤ LỤC............................................................................................................169


5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ÂL

Âm lịch

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ĐTH


Đô thị hóa

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

KCN

Khu công nghiệp

KKT

Khu kỹ thuật

LAPTS

Luận án phó tiến sĩ

LLSX

Lực lượng sản xuất


NCKH

Nghiên cứu khoa học

Nxb

Nhà xuất bản

ODA

Vốn đầu tư nước ngoài

QHSX

Quan hệ sản xuất

TDĐKXDĐSVH

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

TDTT

Thể dục thể thao

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

tr


Trang

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT

Văn hóa Thông tin


6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1:

Quy hoạch phát triển một số KCN lớn của tỉnh Đồng Nai

32

Bảng 2:

Tổng diện tích đất bị thu hồi qua các năm

44

Bảng 3:

Tổng diện tích đất qua các thời kỳ


44

Bảng 4:

Thu nhập bình quân đầu người qua các thời kỳ

45

Bảng 5:

Cơ cấu hộ gia đình phân theo nghề qua các thời kỳ

45

Bảng 6:

Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm cư dân tại chỗ

46

Bảng 7:

Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm dân nhập cư

46

Bảng 8:

Diện tích đất bị thu hồi xã Thạnh Phú


48

Bảng 9:

Nhân khẩu của xã qua các thời kỳ

48

Bảng 10: Dân nhập cư qua các thời kỳ

49

Bảng 11: Cơ cấu hộ gia đình phân theo nghề qua các thời kỳ

50

Bảng 12: Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm cư dân tại chỗ

50

Bảng 13: Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm dân nhập cư

51

Bảng 14: Thu nhập bình quân đầu người qua các thời kỳ

52

Bảng 15: Tổng diện tích đất bị thu hồi qua các năm


53

Bảng 16: Cơ cấu hộ gia đình phân theo nghề qua các thời kỳ

53

Bảng 17: Thống kê dân nhập cư qua các thời kỳ

54

Bảng 18: Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm cư dân tại chỗ

54

Bảng 19: Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm dân nhập cư

55

Bảng 20: Tổng diện tích tự nhiên bị thu hồi để xây dựng các KCN ở 3 xã

57

Bảng 21: Diện tích đất dành cho nhà trọ trên tổng quỹ đất của hộ ở 3 xã

58

Bảng 22: Lương công nhân qua các thời kỳ 3 xã

59


Bảng 23: Khoản tiền trung bình chi cho thuê nhà một năm của người lao động

60

Bảng 24: Thu nhập trung bình của chủ nhà trọ qua các năm

62

Bảng 25: So sánh thu nhập bình quân đầu người qua các thời kỳ

64

Bảng 26: Mức độ đi chùa/nhà thờ trong thời gian rảnh rỗi

68

Bảng 27: Người tham gia sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng tại địa phương

69

Bảng 28: Người tham gia vào các thiết chế văn hóa: Cư dân địa phương

70


7

Bảng 29: Người tham gia vào các thiết chế văn hóa: Người dân nhập cư


71

Bảng 30 : Nghi thức trong lễ Kỳ Yên

76

Bảng 31: Chương trình hoạt động của các giáo xứ trong một năm

87

Bảng 32: Nơi tổ chức tang lễ

94

Bảng 33: Hình thức tổ chức tang lễ

94

Bảng 34 Nơi tổ chức đám cưới

98

Bảng 35 Việc tổ chức cưới: Lý do lựa chọn

98

Bảng 36 Tổ chức đám cưới cho người lao động gần nơi ở

99


Bảng 37 Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa tại nhà máy

102

Bảng 38 Nhà máy của anh chị có tổ chức bất kỳ hoạt động văn hóa nào dưới đây

103

Bảng 39 Tỷ lệ những người biết đến các hoạt động văn hóa do nhà máy tổ
chức và có tham gia các hoạt động này

104

Bảng 40 Mức độ thường xuyên trong các hoạt động giải trí dưới đây

105

Bảng 41 Mức độ thường xuyên trong các hoạt động giải trí phân theo giới tính 106
Bảng 42 Mức độ thường xuyên trong các hoạt động giải trí của nhóm chưa lập 107
gia đình phân theo giới tính
Bảng 43 Số lần bình quân/người/lần đến các điểm văn hóa dưới đây

108

Bảng 44 Các trang thiết bị chủ yếu trong các gia đình cư dân tại chỗ xã Long Thọ 109
Bảng 45 Các trang thiết bị chủ yếu trong các gia đình cư dân tại chỗ xã Hiệp Phước 110
Bảng 46 Các trang thiết bị chủ yếu trong các gia đình cư dân tại chỗ xã Thạnh Phú 110
Bảng 47 Khu sinh hoạt văn hóa, giáo dục, thông tin

111


Bảng 48 Tham gia hoạt động văn hóa không

112

Bảng 49 Tham gia các hoạt động thể thao

112

Bảng 50 Tổ chức các hoạt động văn hoá trong các dịp lễ, các sự kiện

131

Bảng 51 Tổ chức các hoạt động văn hoá thường xuyên

133

Bảng 52 Tổ chức các hoạt động can thiệp từ trên xuống

133

Bảng 53 Tổ chức tại Trung tâm VHTT xã/phường

135

Bảng 54 Tổ chức tại các khu dân cư có công nhân sinh sống

136

Bảng 55 Các hoạt động can thiệp từ trên xuống


137

Biểu đồ số 1: So sánh thu nhập bình quân đầu người của ba xã

63


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình CNH, HĐH đất nước với sự đầu tư của các đối tác nước ngoài
đã hình thành ở nước ta các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao (gọi chung là KCN), trong đó tập trung vào các tỉnh Đông Nam Bộ vốn
đã có những tiềm lực công nghiệp trước 1975 như Bình Dương, Tp. HCM,
Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ các mô hình này, các KCN đã được mở
rộng ra các khu vực Trung và Bắc Bộ [77]. Các KCN đã tạo nên một nguồn
lực phát triển mới về sức sản xuất, góp phần đưa nước ta tham gia vào quá
trình phân công lao động quốc tế. Phương thức CNH bằng việc phát triển các
KCN đã cho phép khai thác tốt tài nguyên, nguồn lực lao động, sử dụng vốn,
khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý,... của các nước tiên tiến vào
quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị
thương phẩm trên thị trường. Ở bình diện các tỉnh, việc quy hoạch và phát
triển các KCN trên các địa phương đang được xem như một phương thức
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn.
Về mặt xã hội và văn hoá, việc hình thành các KCN đã tạo nên những
luồng di cư mới từ nông thôn ra đô thị, từ các tỉnh có nền kinh tế chậm phát
triển đến các vùng nông thôn của các tỉnh có nền kinh tế phát triển hơn. Từ đó
hình thành ở các địa phương có KCN những vấn đề văn hóa, xã hội mới: tốc

độ đô thị hoá tăng vọt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội được tăng cường hơn
nhiều so với trước, mức sống dân cư được cải thiện thích đáng. Bên cạnh đó,
quá trình này cũng tạo ra những phức tạp trong quản lý xã hội, một số tệ nạn
xã hội phát triển, đời sống văn hoá tinh thần của các cư dân vốn cư trú trong
các cộng đồng làng xã nay bị các luồng di cư làm xáo trộn... Đó là một thực
tiễn phát triển đa diện và phức tạp hơn nhiều của những cộng đồng nông


9

nghiệp – nông thôn và nông dân khi một phần diện tích đất đai của mình bị
chuyển đổi mục đích sử dụng, một bộ phận dân cư phải chuyển dịch nghề,
dân nhập cư xuất hiện, mức sống gia tăng, kèm theo đó là các biến đổi về mặt
đời sống tinh thần.
Cùng với các chuyển đổi kinh tế xã hội là một phần của những biến đổi
văn hoá của các cộng đồng nông thôn khi bị lấy đất làm KCN. Đó là sự thay
đổi trong lối sống, từ nếp ăn, ở, mặc cho đến các sinh hoạt văn hoá như hưởng
thụ các tác phẩm văn hoá, sáng tạo văn hoá, rồi đến tư duy, hệ giá trị, chuẩn
mực, các phong tục tập quán như tang ma, cưới xin, giỗ chạp, hệ thống niềm
tin và tôn giáo… Một quá trình chuyển đổi cơ cấu văn hóa tinh thần đang diễn
ra do những biến đổi kinh tế xã hội, với sự xuất hiện của các KCN.
Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu thực trạng đời sống của các cộng
đồng có tính chất nông nghiệp – nông thôn khi chuyển sang các cộng đồng có
tính chất công nghiệp, đô thị sẽ có ý nghĩa góp phần nhận diện thực trạng đời
sống văn hoá nước ta hiện nay trong bối cảnh đất nước có những chuyển đổi
mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, đồng thời góp phần vào việc
đưa ra các luận cứ khoa học cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cho việc đưa ra các căn cứ thực tiễn và
phát triển chính sách cho ngành văn hoá ở trung ương và các tỉnh.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này lấy thực trạng biến đổi trong đời sống văn hóa của các
cộng đồng dân cư vốn là các cộng đồng nông nghiệp – nông thôn được
chuyển thành các cộng đồng mang tính đô thị do những áp lực của quá trình
CNH, HĐH ở Đồng Nai là việc xây dựng các KCN, làm đối tượng nghiên cứu
chủ yếu của mình.
Do chọn khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng nên một số vấn đề sau đây
sẽ là đối tượng nghiên cứu chủ yếu, đó là:


10

- Sự biến đổi kinh tế - xã hội của các cộng đồng nông nghiệp - nông
thôn sang cộng đồng đô thị - công nghiệp vừa là cơ sở của các biến đổi đời
sống văn hoá, vừa là biểu thị của sự biến đổi đời sống văn hoá cộng đồng;
- Các biến đổi trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng, thể hiện qua các tôn
giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài; các tập tục thờ cúng
tại miếu, đình, đền…;
- Các biến đổi trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng thông qua nghiên cứu
các lễ hội cộng đồng, các nghi lễ mang tính cộng đồng;
- Các biến đổi trong đời sống văn hoá tại gia đình từ đời sống tâm linh
cho đến các lễ tục liên quan đến nghi lễ vòng đời người; nếp ăn, ở, mặc…
- Các xu hướng hưởng thụ/tiêu dùng văn hoá và những biến đổi của nó
dưới tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội như mức sống, học vấn…;
- Các biến đổi trong hệ thống giá trị chuẩn mực, lối sống, nếp sống.
- Các điều kiện và yếu tố tác động đến quá trình biến đổi đời sống văn
hoá; trong đó, đặc biệt chú ý đến các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, sự
giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng miền,
giữa nước ta với các nước trên thế giới…;
- Các vấn đề về quản lý và chính sách phát triển văn hoá có liên quan
trực tiếp đến sự phát triển các KCN, đến việc xây dựng đời sống văn hoá cơ

sở vùng dân cư có KCN, đặc biệt là các xã nông thôn đang chuẩn bị chuyển
nhanh thành thị trấn.
Phạm vi nghiên cứu của luận án lấy tỉnh Đồng Nai như một trường hợp
nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu là từ 1990 trở lại đây, sau khi Luật Đầu tư
nước ngoài ban hành tháng 12 – 1987. Trên thực tế phải đến đầu những năm
90 tốc độ và quy mô đầu tư công nghiệp của các nhà đầu tư trong nước và
quốc tế vào Việt Nam mới gia tăng, trước hết là các tỉnh Đông Nam Bộ, trong


11

đó có tỉnh Đồng Nai, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư của xã
hội vào các KCN.
Do đây là vấn đề mang tính tổng hợp và trải rộng trên nhiều địa bàn,
trong luận án này, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu 3 xã là Hiệp Phước
và Long Thọ (huyện Nhơn Trạch) và xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), với
các mức độ bị ảnh hưởng khác nhau. Đây là 3 cộng đồng dân cư bị lấy đất
nông nghiệp, đất thổ cư ở những mức độ khác nhau, để xây dựng các KCN,
có làn sóng dân nhập cư lớn, có quá trình biến chuyển cơ cấu kinh tế - xã hội
ở những mức độ khác nhau, phù hợp với chủ đề nghiên cứu của luận án. Tuy
nhiên, 3 cộng đồng này lại phản ánh quá trình biến đổi không đồng đều nhau,
với mức độ phát triển khác nhau, trong đó Hiệp Phước là xã có tốc độ ĐTH,
CNH mạnh nhất, tiếp đến là Thạnh Phú, cuối cùng là Long Thọ, thể hiện ở
các chỉ báo: mức độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mức độ chuyển đổi cơ
cấu dân cư, mức sống, tiện nghi sinh hoạt và phương thức tiêu dùng.
3. Về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với chủ đề nghiên cứu của luận án, có 3 nhóm công trình có liên
quan: các nghiên cứu lý thuyết về sự biến đổi văn hóa chung và ở Việt Nam;
các nghiên cứu về tỉnh Đồng Nai và cuối cùng là nhóm các nghiên cứu liên
quan trực tiếp đến đề tài luận án.

Ở bình diện lý thuyết chung, lịch sử nghiên cứu về biến đổi văn hóa đã
cung cấp những lý thuyết rất quan trọng cho các nghiên cứu thực địa về sự
biến đổi của các xã hội đang chuyển đổi, trong đó đáng lưu ý là công trình
Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và sự duy trì những giá trị văn hóa truyền
thống của Ronald Inghart và Waye E. Baker [83], đã cung cấp một cái nhìn
tổng quan và các lý thuyết về sự biến đổi văn hóa trong các xã hội đang trong
tiến trình HĐH.


12

Biến đổi văn hoá đã được đề cập đến từ khá sớm bởi những nhà khoa
học khởi xướng ủng hộ thuyết tiến hoá văn hoá như E. Taylor (1891) hay L.
Morgan (1877) khi họ phân chia xã hội theo thứ bậc đơn tuyến và có chung
một mẫu hình biến đổi xã hội và biến đổi văn hoá. Theo mô hình phát triển
tiến hóa đơn tuyến này, những nền văn hoá ngoài phương Tây được nhìn nhận
là “kém văn minh”, con người sống trong sự ràng buộc chặt chẽ của phong
tục, và vì vậy sự biến đổi diễn ra rất chậm chạp,… đối ngược lại với văn hoá
phương Tây “văn minh”, năng động và biến đổi nhanh. Mô hình tiến hóa luận
đơn tuyến về sự phát triển và biến đổi của văn hóa này bị phản đối rộng khắp
trong giới Nhân học và đây cũng là tiền đề để khá nhiều lý thuyết mới về biến
đổi văn hoá ra đời và phát triển vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX: Thuyết
Truyền bá văn hoá (đại diện là G.Elliot Smith 1911, W.Rivers 1914,…) cho
rằng vấn đề mấu chốt của biến đổi văn hoá là sự vay mượn hoặc sự truyền bá
của các đặc trưng văn hoá từ xã hội này sang xã hội khác; Thuyết Vùng văn
hoá (đại diện là C.L.Wissler 1923, A.L.Kroeber 1925,…) đưa ra các khái
niệm cơ bản về vùng văn hoá, loại hình văn hoá, trung tâm văn hoá, tổ hợp
văn hoá, sự biến đổi văn hoá diễn ra rất đa chiều và nhiều cấp độ tuỳ thuộc
vào việc cộng đồng đó là trung tâm hay ngoại vi hay vùng chuyển tiếp, môi
trường và sự chuyên môn hoá của cộng đồng đó là gì? Thuyết Tiếp biến văn

hoá (đại diện là Redfield 1934, Broom 1954,...) chỉ ra sự biến đổi văn hoá
trong bối cảnh những xã hội phương Tây và ngoài phương Tây đã trải qua
mối quan hệ lâu dài, đặc biệt là sự ảnh hưởng của những xã hội có ưu thế đối
với người dân bản địa. Thuyết Chức năng (đại diện là Brown 1952,
Malinowski 1944,…) nhìn nhận xã hội như một dạng cơ cấu trong đó từng bộ
phận đều có chức năng cụ thể, mỗi chức năng đó có thể xác định được nhằm
để duy trì hệ thống xã hội tổng thể. Vì vậy xã hội và văn hoá thường có sự hội
nhập tốt và ổn định, nếu văn hoá thay đổi thì phần lớn là do tác động từ bên


13

ngoài,... Cùng với các trường phái trên là hàng loạt những luận điểm lý thuyết
về thích nghi văn hoá, hội nhập văn hoá, sinh thái học văn hoá,…
Ở phạm vi Việt Nam, các nghiên cứu của các học giả nước ngoài nghiên
cứu về Việt Nam như Lương Văn Hy, với các công trình Việt Nam thời hậu
chiến: động thái của một xã hội đang chuyển đổi (2003), Cuộc cách mạng
trong làng: Truyền thống và biến đổi của một xã hội đang chuyển đổi ở Bắc
Việt Nam, từ 1925 đến 1988 (1992)[49]. Các công trình nghiên cứu của
Lương Văn Hy đã có những gợi ý về mặt mô hình nghiên cứu về sự biến đổi
các cộng đồng nông thôn, phù hợp với đặc điểm văn hóa và lịch sử phát triển
của Việt Nam.
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Giảm nghèo, di dân, đô thị hóa tại Tp. HCM
trong tầm nhìn so sánh [64] được tổ chức trên cơ sở các kết quả nghiên cứu
của Chương trình nghiên cứu được tiến hành từ năm 1997 đến 2003 bởi Viện
Khoa học Xã hội tại Tp. HCM hợp tác với Hội đồng Khoa học Xã hội Hoa Kỳ
(SSRC), với sự tài trợ của Quỹ Ford, đã cung cấp nhiều nghiên cứu sâu về các
cộng đồng cư dân ven đô dưới góc độ di dân – chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp
và biến đổi văn hóa và lối sống, giúp cho tác giả luận án có những tham khảo
hữu ích.

Cùng hướng nghiên cứu này, các biến chuyển văn hóa xã hội của các
cộng đồng nông thôn khi tiến trình CNH được đẩy mạnh, đã được nhiều học
giả trong nước và quốc tế quan tâm, trong đó có một số công trình đăng trong
tuyển tập Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: những cách
tiếp cận nhân học [50], do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM ấn hành
năm 2010.
Các nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Tp. HCM trong
chương trình giảm nghèo của Tp. Hồ Chí Minh, từ 1995 đến 2005 đã có
những nghiên cứu sâu về các cộng đồng nông thôn ven đô khi trở thành các


14

thị trấn, thị tứ hoặc bị đô thị tác động mạnh. Các nghiên cứu của Tôn Nữ
Quỳnh Trân về chủ đề này cũng cho chúng ta thấy được tiến trình phát triển
của các làng xã ven đô, khi bị mất đất cho các nhu cầu ĐTH, họ đã phải đối
mặt với “sức hút” của đô thị, đã chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp như
thế nào, phát triển được cái gì, đang bắt gặp những khó khăn nào? [118].
Năm 2011, Nguyễn Văn Dân đã công bố công trình Con người và văn
hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập [20] đã nghiên cứu về con
người và văn hóa Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, phân tích các nhân tố
tác động, dự báo những xu hướng phát triển. Công trình này đã cung cấp cho
luận án một cái nhìn tổng quát về văn hóa thời kỳ đổi mới.
Các công trình này đặc biệt chú trọng nghiên cứu đến các tác động của
nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hoá của các cộng đồng dân cư,
chỉ ra các xu hướng phát triển của văn hoá trong bối cảnh kinh tế thị trường
và mở cửa. Các nghiên cứu này chủ yếu được triển khai trên cách tiếp cận xã
hội học hay nhân học văn hoá - xã hội, với các nghiên cứu của Viện Xã hội
học (Tô Duy Hợp, Trịnh Duy Luân, Bùi Thế Cường…), Viện Văn hoá Thông tin, bao gồm các công trình Văn hoá nông thôn trong phát triển
(Lương Hồng Quang, 1997 - 1999) [79], Vai trò hệ thống truyền thông đại

chúng trong việc phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc (Bùi Quang Thắng - 1999) [98]. Gần đây, công trình của Nguyễn
Phương Châm về Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay (trường hợp làng
Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) [13]
hay công trình Câu chuyện làng Giang (các khuynh hướng, giá trị và khuôn
mẫu trong một xã hội đang chuyển đổi) của nhóm tác giả do Lương Hồng
Quang làm chủ biên [82], đã cho thấy các động thái biến đổi của các cộng
đồng nông thôn vùng châu thổ sông Hồng trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh
CNH, HĐH, từ đời sống tôn giáo tín ngưỡng, các quan hệ xã hội cho đến các


15

biểu hiện văn hóa cụ thể. Đây là các công trình không chỉ là mô tả các biến
đổi mà đã chỉ ra các xu hướng, các mối liên hệ hữu cơ giữa các nhân tố phát
triển của các cộng đồng dân cư vốn là nông nghiệp đang trong tiến trình
HĐH. Các công trình này là một tham khảo tốt cho đề tài luận án về định
hướng nghiên cứu, về việc cần phải gắn biến đổi văn hóa với tiến trình biến
đối cơ cấu kinh tế - xã hội, đặc biệt là xu hướng biến đổi văn hóa có tính hai
mặt: vừa phụ thuộc vào sự biến đổi kinh tế xã hội, vừa có tính độc lập và đôi
khi, độc lập với tiến trình biến đổi kinh tế.
Liên quan tới những hiểu biết chung của đề tài, là các công trình nghiên
cứu mang tính tổng hợp về tỉnh như Địa chí Đồng Nai, do nhà xuất bản Đồng
Nai ấn hành vào 2000 và 2001 [114], cung cấp một cái nhìn tổng quát về địa
lý, sinh thái, lịch sử, phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của tỉnh, trong đó
có mô tả những nét khái quát về các cộng đồng nông thôn và nông dân trên
mảnh đất Đồng Nai trong hơn 300 năm lịch sử.
Liên quan tới các cộng đồng nông dân - nông thôn trên tỉnh Đồng Nai
sau 1975 là các công trình nghiên cứu của Diệp Đình Hoa viết về các làng cổ
của tỉnh Đồng Nai, đó là các cuốn Làng Bến Gỗ xưa và nay [38], xuất bản

năm 1995, Làng Bến Cá xưa và nay [39], xuất bản năm 1998. Hai công trình
này đều là ấn phẩm của nhà xuất bản Đồng Nai. Công trình của Diệp Đình
Hoa cung cấp một bức tranh mô tả về những cộng đồng nông thôn Việt
phương Nam, với tất cả thăng trầm của nó trong lịch sử, với các biểu hiện văn
hóa vật chất và tinh thần của các cộng đồng cư dân Việt trong một vùng dân
cư mang tính hỗn dung văn hóa. Đây là những mô tả dân tộc học rất công
phu, chi tiết, có thể làm cơ sở tư liệu đầu vào khi các nghiên cứu về biến đổi
văn hóa làng xã Việt tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ CNH, HĐH.
Về nhóm tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài, có thể kể tới công trình
nghiên cứu của nhóm tác giả do Lương Hồng Quang (chủ biên). Năm 1998,


16

Viện Văn hóa Thông tin đã nghiên cứu về làng Hiệp Phước, huyện Nhơn
Trạch - một làng trong đối tượng khảo sát của đề tài. Đây là một nghiên cứu
nhỏ, chỉ tập trung vào một xã, do đó chưa thể đại diện được tính đa dạng của
sự phát triển ở Đồng Nai, nhất là tính đến thời điểm hiện nay. Nhưng vào thời
điểm đó, làng Hiệp Phước là một làng thuần nông nghiệp, với tất cả những
biểu hiện của một văn hóa nông nghiệp - nông dân và nông thôn, đã là một tư
liệu đầu vào quan trọng để có thể thấy được bức tranh của sự biến đổi văn hóa
của một làng quê thuần nông.
Đầu những năm 2000, trong khuôn khổ chương trình khoa học công
nghệ cấp nhà nước về phát triển văn hoá - con người và nguồn nhân lực, đề
tài KX 05.03 về Đời sống văn hoá và xu hướng phát triển văn hoá vùng đô thị
và KCN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá được triển khai ở Hà
Nội, Đà Nẵng, Tp. HCM và tỉnh Bình Dương, đã cung cấp những phương
pháp luận và cách tiếp cận vấn đề trong nghiên cứu đời sống văn hoá KCN và
đô thị, nhất là từ góc độ nghiên cứu phát triển chính sách quản lý đời sống văn
hoá. Đây là đề tài liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của luận án,

song góc tiếp cận của nó là nghiên cứu trực tiếp về KCN và đời sống văn hóa
tinh thần của công nhân KCN, chưa phải là nghiên cứu vào các cộng đồng
nông dân – nông thôn dưới tác động của KCN.
Trong phạm vi đề tài nhà nước KX.05.03, nhóm tác giả do Đình Quang
chủ biên đã xuất bản công trình Đời sống văn hóa của các đô thị và KCN Việt
Nam [77], do nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2005, trong đó có
những nghiên cứu tại tỉnh Đồng Nai. Đây là một nghiên cứu có một phần đi
chuyên sâu về đời sống văn hóa tinh thần của công nhân KCN hai tỉnh Bình
Dương và Đồng Nai, gắn với các cộng đồng nông thôn bị mất đất cho KCN,
cung cấp một bức tranh khá toàn diện về đời sống văn hóa tinh thần của công
nhân các KCN, trong đó thiên về sự tiêu dùng văn hóa của người dân.


17

Cùng với Bình Dương, Đồng Nai cũng có những vấn đề tương tự trong
quá trình CNH, HĐH. Cách đây 5 năm, vào các năm 2005 và 2006, Sở VHTT
Đồng Nai có kết hợp với Viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật đã xây dựng
đề tài Khảo sát về Đời sống Văn hóa Công nhân các KCN ở Đồng Nai [81],
nghiên cứu trên nhiều huyện của tỉnh, tập trung vào các KCN trên địa bàn
tỉnh. Đề tài đã chỉ ra nhiều tồn tại trong việc tổ chức đời sống văn hóa tinh
thần cho công nhân các KCN, khuyến nghị các chính sách về tổ chức đời
sống văn hóa tinh thần cho công nhân KCN với hai mô hình: Mô hình tại các
cộng đồng dân cư và Mô hình tại các doanh nghiệp. Nghiên cứu này là một cơ
sở tham khảo hữu ích cho nghiên cứu của chúng tôi khi muốn mở rộng diện
khảo sát và nghiên cứu.
Năm 2010, công trình hợp tác giữa Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
và Viện Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc về Nghiên cứu các giải pháp nhằm
giảm thiểu xung đột giữa chủ Hàn Quốc và công nhân Việt Nam tại Việt Nam
[138], cũng lấy địa bàn Đồng Nai làm đối tượng khảo sát, đã cho thấy một

phần đời sống văn hóa tinh thần của công nhân KCN sinh sống trong các cộng
đồng ven KCN. Đó chưa phải là các nghiên cứu trực tiếp về các cộng đồng
nông nghiệp – nông dân khi các KCN hình thành trên mảnh đất của mình mà
là nghiên cứu trực tiếp vào người công nhân các KCN.
Về các đề tài có liên quan tới công nhân KCN, đặc biệt là các vụ đình
công của công nhân nhập cư và công nhân tại các cộng đồng địa phương tại
chỗ. Vấn đề này gắn liền với các cộng đồng dân cư nông thôn có đất, được
trưng dụng vào việc xây dựng các KCN, tiêu biểu là các công trình của Chang
Hee Lee xuất bản năm 2006 về Quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp
lao động tại Việt Nam [146]; của Jang Jung Min Sunoo: Một số giải pháp
phòng ngừa đình công tại các doanh nghiệp ở Việt Nam [150], tổ chức lao
động quốc tế xuất bản năm 2007. Các công trình này đã báo động những bất


18

ổn về mặt văn hóa xã hội của các cộng đồng dân cư “hội” vào các KCN. Một
mặt, các KCN luôn phải thiếu nhân công hay nhân công không ổn định,
nhưng mặt khác, các xã có KCN sẽ phải đối mặt với những thách thức về
lượng người sinh sống gia tăng đột biến.
Có một số hội nghị, hội thảo liên quan tới sự phát triển các KCN cũng
như các vấn đề về đời sống văn hóa xã hội của KCN. Năm 2010, Bộ Kế
hoạch Đầu tư đã phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức hội
thảo: Xây dựng môi trường sống cho công nhân xung quanh các KCN tại Việt
Nam, trong đó ghi nhận những đóng góp của các cộng đồng dân cư nông thôn
vào việc cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho bản thân công nhân và gia
đình của họ. Trong năm 2011, Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng đã tổ chức hội thảo:
Vấn đề lao động và điều kiện sống của công nhân KCN, khu kỹ thuật trong
khuôn khổ chương trình tổng kết đánh giá 20 năm phát triển KCN, khu kỹ
thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hội thảo chỉ ra những mối liên

hệ nông thôn – đô thị khi phát triển các KCN, với những đề xuất chính sách
để hạn chế những tác động tiêu cực của tiến trình phát triển KCN vào các
cộng đồng nông thôn.
Tháng 11 năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội thảo: Xây dựng đời sống văn
hóa công nhân lao động ở các KCN đến 2015, cho thấy tầm quan trọng của
công tác này đối với việc phát triển các KCN cũng như gắn các KCN với các
cộng đồng dân cư xung quanh KCN. Năm 2010, Ban Chỉ đạo Trung ương về
chính sách nhà ở và thị trường bất động sản đã tổ chức Hội thảo Quốc gia về
Nhà ở công nhân - Thực trạng và giải pháp với sự phối hợp của Bộ Xây
dựng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và UBND tỉnh Bình Dương. Hội
nghị đã đưa ra thông tin là: hiện mới có 20% công nhân các KCN có chỗ ở ổn
định, còn khoảng 80% phải thuê nhà ở trọ chật chội và thiếu tiện nghi tại các


19

cộng đồng dân cư có KCN. Như vậy số công nhân, lao động tại các KCN cả
nước có nhu cầu về nhà ở đến năm 2015 khoảng 2,65 triệu người và cần
khoảng 21,2 triệu m2 nhà ở và năm 2020 con số tương ứng là 4,2 triệu người
và 33,6 triệu m2 nhà ở. Tháng 4/2001, hội thảo: Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Đồng Nai và những vấn đề đặt ra đã được tổ chức, nhấn mạnh đến
những tác động của KCN vào các cộng đồng nông dân - nông thôn, sự phát
triển các KCN là những cơ hội song cũng chứa đựng những thách thức đối
với chúng trên con đường phát triển.
Về các văn bản pháp quy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
nhiều văn bản liên quan tới việc phát triển các KCN. Gần đây nhất, liên quan
trực tiếp tới việc xây dựng đời sống văn hoá công nhân ở các KCN, Thủ
tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Xây dựng đời sống văn hoá công nhân
ở các KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số

1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011, với mục tiêu xây dựng đội ngũ công nhân có
nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm việc công nghiệp, năng suất,
chất lượng và hiệu quả. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 70% công
nhân và người sử dụng lao động ở các KCN được phổ biến pháp luật về xây
dựng đời sống văn hoá, 100% địa phương (có KCN) hoàn thành việc phê
duyệt quy hoạch phát triển thiết chế văn hoá, thể thao phục vụ công nhân.
Phấn đấu 50% công nhân ở các KCN tham gia các hoạt động văn hoá, thể
thao và 50% “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”. Các chỉ tiêu trên sẽ tiếp tục
được duy trì, củng cố và nâng cao để đến năm 2020, 100% công nhân và
người sử dụng lao động ở các KCN được phổ biến pháp luật về xây dựng đời
sống văn hoá. Lượng công nhân ở các KCN tham gia các hoạt động văn hoá,
thể thao được nâng lên 70%, đặc biệt là số “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”
nâng lên 80%.


20

Để đạt các mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức phát
động, đăng ký thi đua xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các địa phương
(có KCN). Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh
nghiệp trong việc thực hiện các chính sách pháp luật về lao động, bảo hiểm và
các chế độ an sinh xã hội đối với công nhân. Thực hiện nghiêm việc phê
duyệt phát triển các KCN phải có quy hoạch xây dựng nhà ở và các công trình
văn hóa, xã hội phục vụ công nhân làm việc ở các KCN. Chủ các doanh
nghiệp phải cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc chăm lo xây
dựng đời sống văn hóa của công nhân.
Với các công trình nghiên cứu có liên quan cũng như các công trình
liên quan trực tiếp đến đề tài, chúng ta có thể thấy những điểm cần lưu ý sau:
- Với chủ đề biến đổi văn hóa của cư dân KCN tỉnh Đồng Nai, các
nghiên cứu về các cộng đồng nông thôn trước tác động của tiến trình công

nghiệp hóa, cụ thể ở đây là các KCN, là chưa nhiều.
- Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ có được từ các KCN như chuyển
đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, gia tăng mức sống..., là những khó khăn và thách
thức đang đứng trước các các cộng đồng dân cư tại chỗ, đó là sự quá tải về cơ
sở hạ tầng, dân số tăng đột biến, các phức tạp về an ninh trật tự, phá vỡ một
phần lối sống - nếp sống của vùng thôn quê để chuyển sang lối sống đô thị
của một bộ phận dân cư… Đó là những hệ quả của tiến trình phát triển dưới
tác động của các KCN.
- Các cư dân tại chỗ, về mặt đời sống tinh thần, bên cạnh quá trình
chuyển đổi mang tính tự nhiên do các nhu cầu về phát triển kinh tế, đã và
đang có những “khoảng cách”, “dị ứng” với tiến trình này, đòi hỏi sự làm
quen và thích nghi với những yếu tố mới từ bên ngoài xâm nhập vào.
- Tìm ra một giải pháp hoàn chỉnh, toàn diện cho các cộng đồng dân cư
tại chỗ thích nghi với một tiến trình phát triển mới, đòi hỏi phải có những


21

nghiên cứu, tìm tòi, thời gian và công sức để đưa ra những mô hình tổ chức
đời sống văn hóa tinh thần hữu hiệu cho các cộng đồng dân cư tại chỗ, vẫn là
một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung vào việc khảo sát những xu hướng
biến đổi trong đời sống văn hoá các cộng đồng dân cư nông nghiệp có liên
quan tới quá trình phát triển các KCN ở tỉnh Đồng Nai. Từ đây, đề ra các căn
cứ khoa học cho việc xây dựng và quản lý văn hoá của các cộng đồng dân cư
này, góp phần vào sự phát triển chung của KCN cũng như các cộng đồng có
liên quan tới KCN.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát các biến đổi đời sống văn hóa của 3 cộng đồng dân cư nông

nghiệp - nông thôn sau khi bị cắt một phần đất nông nghiệp, đất thổ cư để xây
dựng các KCN tập trung, đã bị biến đổi như thế nào trong một bối cảnh phát
triển nhanh chóng, phát triển “nóng”, mang tính “cưỡng bức” từ trên xuống.
- Thông qua sự khảo sát này, cùng với các trường hợp khác mà tác giả
luận án đã thâm nhập trong quá trình công tác tại tỉnh, khái quát lên một bức
tranh phát triển đời sống văn hóa của những cộng đồng dân cư có KCN tập
trung, với tất cả những lợi thế, hạn chế, thời cơ và thách thức đối với họ.
- Xây dựng một số giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn để góp
phần vào việc hình thành các quan điểm, cơ chế chính sách phát triển văn hóa
của các cộng đồng nông thôn Đồng Nai có KCN, từ đây, cung cấp các luận
giải khoa học và căn cứ thực tiễn cho việc quản lý văn hóa nông thôn ở tầm vĩ mô.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn này được phát triển trên cơ sở các luận điểm
của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH đất nước, về quá trình xây dựng và
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó


22

nhấn mạnh đến vai trò của phát triển kinh tế, vị trí của việc phát triển các lĩnh
vực xã hội – văn hoá như là nền tảng của sự phát triển.
Luận án cũng dựa vào một số lý thuyết của xã hội học và nghiên cứu văn
hoá khi đề cập tới vấn đề biến chuyển văn hoá, trong đó nhấn mạnh đến lý
luận cho rằng sự biến đổi văn hoá cần được nghiên cứu trong những bối cảnh
lịch sử, kinh tế, chính trị và xã hội cụ thể, trong những tương tác văn hoá giữa
truyền thống và hiện đại, giữa trong nước và quốc tế. Trong các lý thuyết biến
đổi văn hóa này, cần cân bằng hai quan điểm: Những nhà lý thuyết hiện đại
hoá, ví dụ như Ronald Inglehart và Wayne E. Baker trong công trình: Hiện
đại hoá, biến đổi văn hoá và sự duy trì những giá trị văn hoá truyền thống
[84] đã cho rằng: từ Karl Marx tới Daniel Bell đã cho rằng sự phát triển kinh

tế - xã hội sẽ mang tới những biến đổi văn hoá phong phú, nhưng những
người khác từ Max Weber tới Samuel Huntington lại tuyên bố rằng những giá
trị văn hoá là những ảnh hưởng lâu dài và tự trị lên xã hội, nghĩa là sự phát
triển văn hóa mang yếu tố nội sinh. Quan điểm lý thuyết của luận án là: Sự
biến đổi văn hóa là kết quả của cả hai tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và
tiến trình tự thân vận động bên trong của văn hóa, biến đổi văn hóa không thể
và không chỉ là kết quả của một quá trình.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Thống kê: trong đó tập trung vào các dữ liệu phát triển kinh tế xã hội,
dân cư, mức sống, cơ sở hạ tầng…
- Điều tra xã hội học: đã được tổ chức điều tra tại 3 xã, với 500 phiếu,
với mục tiêu là khảo sát đời sống văn hóa tinh thần của bộ phận dân nhập cư
trên địa bàn. Luận án cũng đã có những dữ liệu được phân tích thông qua
phương pháp phân tích thứ cấp các số liệu điều tra khảo sát của các đề tài
nghiên cứu về công nhân KCN Đồng Nai gần đây.


23

- Nghiên cứu trường hợp: trực tiếp nghiên cứu 3 cộng đồng dân cư (3
xã), với sự phát triển khác nhau sau khi bị mất một phần đất để nhà nước xây
dựng các KCN, trong đó Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch) và Thạnh Phú
(huyện Vĩnh Cửu) là 2 xã bị tác động của KCN mạnh nhất, xã Long Thọ
(huyện Nhơn Trạch) là xã ít bị tác động hơn. 3 xã đều có một điểm chung là
các cộng đồng dân cư nông nghiệp - nông thôn tiêu biểu cho tỉnh Đồng Nai.
- Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: Luận án đã có những dữ liệu sâu
là do đã phỏng vấn trực tiếp và thảo luận với nhiều người cao tuổi am hiểu về
văn hóa cộng đồng, các công nhân nhập cư sinh sống tại 3 xã, các cấp chính
quyền, các cơ quan quản lý văn hóa ở xã, huyện, tỉnh.
- Quan sát thâm nhập: tác giả luận án đã trực tiếp sinh sống và quan sát

các hiện tượng văn hóa tiêu biểu của 3 cộng đồng dân cư trong nhiều năm,
qua đó, thấu hiểu đời sống và những biến đổi của cư dân tại chỗ. Các quan sát
này được tiến hành trước khi làm luận án, do tác giả có thời gian dài công tác tại
các địa phương, cũng như sau này, trong suốt quá trình thực hiện viết luận án.
- Phương pháp chuyên gia: Trực tiếp xin sự tư vấn của các chuyên gia
về phát triển KCN, về văn hóa nông thôn, về phát triển văn hóa gắn với phát
triển kinh tế xã hội, bao gồm các chuyên gia của tỉnh và trung ương.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu (16 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo
(14 trang) và Phụ lục (40 trang), luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Phát triển các KCN trong tiến trình CNH, HĐH ở tỉnh Đồng
Nai (45 trang).
Chương 2: Các biến đổi trong đời sống văn hoá của các cộng đồng dân
cư KCN (47 trang).
Chương 3: Phương hướng, giải pháp về xây dựng đời sống văn hóa cho
các cộng đồng KCN (33 trang).


24

Chương 1
PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG
TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở TỈNH ĐỒNG NAI

1.1. Các cơ sở lý thuyết về biến đổi văn hóa
Các lý thuyết về biến đổi văn hóa được hình thành chủ yếu dựa trên các
lý thuyết về biến đổi xã hội được các học giả phương Tây xây dựng trong
ngành nhân học và xã hội học, ở đó biến đổi xã hội là một quá trình qua đó
các khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội

và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian. Với quan điểm
này, văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, cũng tự không ngừng biến
đổi. Sự ổn định chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng
thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào,
cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự
biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn. Mọi cái đều biến
đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực khách quan khác, không ngừng
vận động và thay đổi, với một thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục.
Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không giống
nhau giữa các xã hội; với những khác biệt về phạm vi, thời gian và hệ quả. Đó
là một quá trình mang tính chủ động của các lực lượng trong xã hội hay mang
tính phi kế hoạch, nghĩa là đó là một tiến trình tự nhiên, khách quan. Thường
thì có sự phân chia giữa biến đối vĩ mô và vi mô, để chỉ những tầm mức biến
đổi khác khau trong đời sống xã hội. Khái niệm biến đổi là một thuật ngữ
không chỉ định hướng giá trị mà thể hiện một sự mô phỏng của một nền văn
hóa hay cấu trúc xã hội hiện hữu, không hàm nghĩa là một phán quyết giá trị
chứ không phải là một lời tường thuật về một sự kiện hay hiện tượng xã hội.


25

Các nhà nhân học và xã hội học khi xem xét đến sự phát triển của xã hội,
đã đưa ra một số lý thuyết để giải thích tại sao biến đổi xã hội lại xảy ra và dự
đoán những biến đổi sẽ diễn ra trong tương lai. Một số cách tiếp cận chủ yếu
về biến đổi xã hội thường được xem xét đến là:
(1) Cách tiếp cận theo chu kỳ: Trong lịch sử loài người, sự hiểu biết về
chu kỳ của những biến đổi xã hội đã ăn sâu vào ý nghĩ của con người, chu kỳ
của tự nhiên, mặt trời mọc và lặn, quy luật bốn mùa thay đổi của một năm và
sự lặp lại của tự nhiên, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến những khái niệm, nhận
thức của con người về sự biến đổi xã hội. Nhân loại hiểu rằng, lịch sử được

lặp lại mãi trong những chu kỳ không bao giờ kết thúc. Các nhà khoa học và
sử học trước đây nhìn chung đều phản đối những tư tưởng này, mặc dù họ cho
rằng các xã hội có những chu kỳ sống của nó, và mỗi xã hội được sinh ra
trưởng thành, rồi sau đó biến mất. Một số nhà lý thuyết, như Amold Toybee
lại có quan điểm tương tự, nhưng ông phản đối "sự không thể tránh được" của
sự suy tàn và cho rằng "những nỗ lực được tạo nên bởi con người có thể cho
phép văn minh hóa đối với sự sống". Trong khi đó Pitirim Sorokin lại đưa ra
lý thuyết chu kỳ về sự biến đổi với một bước tiến xa hơn, và cho rằng sự văn
minh hóa được dao động trong ba kiểu của "những trạng thái tâm lý" hoặc
rộng hơn - kiểu hệ tư tưởng, kiểu cảm giác và kiểu lý tưởng - trong tất cả các
hệ thống văn hóa, sự biến đổi xuất hiện khi mô hình cụ thể của suy nghĩ nắm
được giới hạn logic của nó.
(2) Các quan điểm tiến hóa: với hai mô hình kinh điển và quan điểm tiến
hóa mới. Mô hình kinh điển là những mô hình được lấy từ khoa học sinh học,
đã giành được vị trí ở thế kỷ XIX, nhiều nhà xã hội học đã tán thành với lý
thuyết phổ biến được gọi là sự tiến hóa một chiều, sự tiến hóa theo lộ trình
dọc, chỉ tiến về phía trước chứ không lùi hoặc đi ngược về phía sau cho rằng
tất cả các hình thức sống, tất cả các xã hội đều tiến hóa từ những hình thức


×