Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Báo cáo Thực tập nghành Công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.71 KB, 112 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASXH
BHXH
BHYT
CP
CTXH
LĐXH
NXB
NVXH
TW
TGXH
TGXH ĐX

: An sinh xã hội
: Bảo hiểm xã hội
: Bảo hiểm y tế
: Chính phủ
: Công tác xã hội
: Lao động xã hội
: Nhà xuất bản
: Nhân viên xã hội
: Trung ương
: Trợ giúp xã hội
: Trợ giúp xã hội đột xuất

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1 Kết quả thực hiện trợ giúp đột xuất năm 2019
Bảng 3.1.1 Báo cáo tiếp nhận thông tin thân chủ
Bảng 3.2.1 Thông tin chung của thân chủ
Sơ đồ 3.3.1 Sơ đồ cây vấn đề của Q
Sơ đồ 3.3.2 Sơ đồ phả hệ của Q


Sơ đồ 3.3.3 Sơ đồ sinh thái của em Q
Bảng 3.3.1 Điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn lực
Bảng 3.4.1 Kế hoạch hỗ trợ thân chủ
Bảng 3.5.1 Thời gian biểu chơi điện tử của Q


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Mặc dù có nguồn gốc và lịch sử phát triển hơn một thế kỷ qua trên thế
giới nhưng tại Việt Nam thì Công tác xã hội là một ngành khoa học, một
nghề mới đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Công tác xã hội hướng tới sự
trợ giúp con người trong cuộc sống, nhất là những nhóm đối tượng dễ bị
tổn thương bằng các mô hình can thiệp từ cá nhân, đến nhóm và cộng đồng,
công tác xã hội thể hiện được vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nhất
2


là trong xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp dịch vụ. Trong xã hội ngày nay
có nhiều đối tượng yếu thế, họ đang rất cần sự giúp đỡ, động viên, chia sẻ
của tất cả chúng ta và của cả cộng đồng. Đối tượng trợ giúp của công tác xã
hội tương đối đa dạng, trong đó có trẻ em nghiện game online là một trong
số những đối tượng dễ bị tổn thương cần sự trợ giúp của công tác xã hội.
Với bản chất đó, công tác xã hội có sứ mệnh vận dụng linh hoạt những kiến
thức và kỹ năng cơ bản để tiếp cận đối tượng, lập kế hoạch trợ giúp và giúp
đối tượng trẻ em nghiện game online tiếp cận với các cơ sở dịch vụ hỗ trợ
một cách bền vững.
Trên cơ sở chương trình thực tập chuyên ngành Công tác xã hội; dưới
sự giúp đỡ tận tình của các bên, sự hướng dẫn chu đáo của các thày cô giáo
hướng dẫn, kiểm huấn viên cơ sở và các cô chú, anh chị cán bộ, nhân viên

tại cục Bảo trợ xã hội, tôi đã có những trải nghiệm quý báu trong việc tiếp
xúc, hỗ trợ, làm việc với đối tượng trẻ nghiện game online tiếp cận với các
dịch vụ hỗ trợ, tìm hiểu thực trạng kết quả hoạt động trong lĩnh vực an sinh
xã hội: Trợ giúp xã hội đột xuất; cũng như được làm việc trong một môi
trường cơ quan Nhà nước với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, tài năng
và nhiệt tình.
Đợt thực tập này là cơ sở - nền tảng để cho em tiếp thu học hỏi những
kinh nghiệm thực tế, bồi dưỡng kiến thức, cũng như nâng cao năng lực cho
bản thân để chuẩn bị cho công cuộc tốt nghiệp đại học và bước ra môi
trường làm việc cụ thể. Trong quá trình thực tập, em đã ghi lại những thông
tin thu thập được và các sự kiện đáng chú ý cùng những cảm xúc của thân
chủ và những cảm nhận riêng của bản thân. Bài làm là kết quả của cả quá
trình nghiên cứu và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học và cũng là sự
sáng tạo của bản thân trong thực tập kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy bên cạnh
những ưu điểm, không tránh khỏi những hạn chế và ảnh hưởng đến quá
trình giải quyết vấn đề. Đồng thời do hạn chế về thời gian và nhận thức của
bản thân, cũng như việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vào ứng dụng nên sẽ
3


còn nhiều sai xót. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý
kiến của các thầy cô khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động – Xã
hội cũng như các kiểm huấn viên cơ sở cùng các anh chị phía Cục Bảo trợ
Xã hội cho bài làm của em được hoàn thiện. Thời gian thực tập còn hạn
chế, tuy nhiên, nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình về kiến thức, chuyên môn của
các thầy cô giáo, cũng như những kinh nghiệm thực tế của các anh chị
trong cơ quan, em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các ban ngành, cá nhân đã
tạo điều kiện giúp đỡ nhóm sinh viên thực tập chúng em nói chung và bản
thân em nói riêng có cơ hội được thực hành, trải nghiệm những thực tế quý

báu này; đặc biệt là cô TS. Nguyễn Hồng Linh và thầy ThS. Trần Xuân Kỳ,
khoa Công tác xã hội trường Đại học Lao động xã hội- giảng viên hướng
dẫn trực tiếp em, cùng thầy cô trong khoa công tác xã hội đã trực tiếp
hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ em trong quá trình học tập, làm báo cáo;
đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới Anh Trần Cảnh Tùng – Phó trưởng
phòng Công tác xã hội, Cục Bảo trợ Xã hội đã trực tiếp hướng dẫn em,
cùng toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên cục Bảo trợ Xã hội đã hướng dẫn
hỗ trợ chỉ bảo em rất chu đáo!
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CƠ
SỞ THỰC TẬP
Đặc điểm tình hình ở đơn vị, địa phương thực tập


Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội của cơ sở thực tập
Giới thiệu về cơ sở thực tập:
4


- Tên cơ quan: Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội)
- Địa chỉ: 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà
Trưng, TP. Hà Nội - Việt Nam
- Điện thoại: (+84) 37478675
- Fax: 043 7478674
- Website: />- Tên giao dịch quốc tế: Department of Social Assistance, viết tắt là DSA.
Cục Bảo trợ xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về người tàn tật, người cao tuổi, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, giảm
nghèo trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
1.1.

Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở thực tập
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến việc trợ giúp các đối
tượng xã hội, những người luôn chịu sự thiệt thòi trong cuộc sống. Chính vì
vậy ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9/1945,
Nhà nước ta đã chú trọng xây dựng mạng lưới an sinh xã hội. Coi đó là
nhiệm vụ quan trọng để ổn định và phát triển đất nước.
Các giai đoạn lịch sử



Giai đoạn 1945 – 1964
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
non trẻ phải đương đầu với hai việc quan trọng nhất : “Cứu đói ở Bắc và
kháng chiến ở Nam” (Hồ Chí Minh toàn tập – NXB Sự thật, T4, Tr65).
Chính phủ chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cứu trợ xã hội cho các đối tượng
chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống và những người không may mắn rơi
vào hoàn cảnh thiếu đối do thiên tai lụt bão, mất mùa, trước hết tập trung
giải quyết hậu quả chết đói của 2 triệu người chết đói ở Bắc bộ do chính
sách bóc lột, vơ vét thóc gạo, nhổ lúa trồng đây của phát xít Nhật, kế đố lại
bị lụt lớn, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ. Trước tình
5


hình đó ngày 3/9/1945 theo đề nghị của Hồ Chủ Tịch, Chính phủ đã quyết
định phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất cứu đói. Tiếp đó, ngày
28/9/1945 Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi đồng bào toàn quốc ra sức cứu đói

bằng hình thức “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa.
Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” (Hồ Chí Minh toàn tập NXB Sự thật, T4, Tr. 98).
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Hồ Chủ Tịch, cả nước đã
đấy lên phong trào nhương cơm sẻ áo, lập hũ gạo, lập tổ chức nghĩa thương
tiết kiệm để cứu đói dân nghèo. Cùng với việc đó, Đảng và Nhà nước ta
thực hiện một số chính sách xã hội để ổn định một phần đời sống nhân dân
lao động. Thực tế, hàng chục vạn người nghèo đã được trợ giúp lương thực,
thực phẩm, quần áo và nạn đói được đẩy lùi. Nhờ đó cuộc khangs chiến
trường kỳ chống thực dân Pháp của nước ta giành được từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Nhà nước đề ra hai nhiệm vụ chiến
lược đồng thời : xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải
phòng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Nhiệm vụ của miền Bắc là hàn gắn
vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển đất nước từ một cơ sở kinh
tế nghèo nàn và lạc hậu, chúng ta đã tiến hành cải cách ruộng đất đem lại
người cầy có ruộng. Chính điều này đã đem niềm vui phấn khỏi cho nông
dân nghèo. Đồng thời vẫn tập trung vào giúp đỡ những vùng nghèo, vùng
bị chiến tranh tàn phá, vùng sâu, vùng xa hẻo lánh, cứu trợ thiên tai, trợ
giúp người nghèo. Ở nông thôn tiếp tục duy trì hình thức nghĩa thương mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng phát động trong kháng chiến chống Pháp,
lập quỹ công ích để hỗ trợ thường xuyên và Đảng phát động trong kháng
chiến chống Pháp, lập quỹ công ích để hỗ trợ thường xuyên cho các đối
tượng xã hội. Số người được trợ cấp xã hội ở thời kỳ này lên tới 214.800
người, bình quân mỗi năm chi hết 38.678 tấn thóc.

6


Sau mười năm hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển
kinh tế từ năm 1955 – 1964, miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã thu được những

thành tựu đáng kể. Bộ mặt đất nước thay da đổi thịt. Đời sống của người
dân thực sự được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, năm 1961 là “đỉnh
cao muôn trượng”. Miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho cách mạng
miền Nam.
Giai đoạn 1965 – 1975



Những thành quả của 10 năm phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa
xã hội bị tàn phá nghiêm trọng trong thời kỳ này. Hàng vạn dân thường
chịu hậu quả nặng nề của các cuộc ném bom bắn phá dã man của kẻ thù,
nhà cửa, ruộng nương, tài sản bị hủy hoại; đau thương tang tóc đè nặng,
con mất cha, vợ mất chồng, côi cút, góa bụa… Thêm vào đó là ảnh hưởng
nặng nề của thiên tai, nhất là trận lụt năm 1971 ở cac tỉnh vùng châu thổ
song Hồng, gây nên cảnh mất mùa, đói kém.
Nhiệm vụ của công tác bảo trợ xã hội giai đoạn này tập trung chủ yếu
giúp đỡ nhân dân cùng chịu ảnh hưởng của thiên tai đói kém; những vùng
chịu hậu quả của bom đạn Mỹ gây nên nhằm ổn định đời sống nhân dân;
tiếp tục tăng gia sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng
không quân của Mỹ, đồng thời vẫn chi viện tối đa sức người, sức của cho
tiền tuyến lớn ở miền Nam. Thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ đã ban
hành một số văn bản quan trọng về công tác bảo trợ xã hội, cụ thể :
-

Ngày 25/8/1966, Chính phủ ban hành Thông tư 157/CP nhằm giúp đỡ
những người dân bị tai nạn chiến tranh (mất tài sản, người chết, người bị
thương, sơ tán). Ngoài trợ giúp điều trị, chăm lo sức khỏe miễn phí theo
chế độ chung của Nhà nước, thì tùy theo mức độ hoàn cảnh cụ thể còn
được trợ cấp 1 lầm; trường hợp thiệt hại nặng nề về tài sản như nhà ở, thì
dựa vào cuộc vận động cộng đồng trợ giúp nguyên vật liệu, công lao động

để dựng lại nhà ở.

7


-

Ngày 26/11/1966, Chính phủ ban hành Thông tư 202/CP về Chính sách cứu
trợ cho những người già cả cô đơn không nơi nương tựa và trẻ mồ côi mất
nguồn nuôi dưỡng. Các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải
lập quỹ cứu tế, chủ yếu bằng thóc để trợ giúp cho các đối tượng xã hội với
mức 10-13 kg/người/tháng. Ngoài nguồn trợ cấp này, người già cô đơn
không nơi nương tựa còn có thu nhập từ đất phần trăm (khoảng 100m do
hợp tác xã cấp) và hộ hàng giúp công sản xuất.

-

Cũng trong thời kỳ này Chính phủ còn có chính sách cứu tế cho nạn nhân
của thiên tai bão lụt (Thông tư 08/NV ngày 29/4/1967), chính sách trợ cấp
khó khăn cho những người có thu nhập thấp ( Thông tư 09/NV ngày
18/5/1967).

-

Song song với hình thức trợ cấp xã hội tại cộng đồng, Chính phủ cho phép
thành lập các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước và các tổ chức xã hội từ
thiện để chăm sóc nuôi dưỡng người già cô đơn không nơi nương tựa; trẻ
mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng; người nghèo tàn tật nặng không còn người
thân thích. Chỉ tính từ 1968 đến 1986 cả nước đã có tới 156 cơ sở bảo trợ
xã hội, nuôi dưỡng 13.000 đối tượng, chủ yếu là trẻ em mồ côi, người già

cô đơn.
Nhìn chung chính sách bảo trợ xã hội trong thời kì này tập trung chủ
yếu vào trợ cấp đột xuất(cứu tế) cho những nạn nhân của thiên tai, bão lụt,
mất mùa và những nạn nhân của chiến tranh; trợ cấp xã hội thường xuyên ở
cộng đồng và ở các cơ sở bảo trợ xã hội. Mức trợ cấp xã hội ở cộng đồng
trước những năm 1975 chủ yếu bằng thóc và quỹ được hình thành từ hơp
tác xã nông nghiệp. Chính sách trợ cấp bằng hiện vật và tại chỗ của thời kỳ
này có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo cuộc sống cho các đối tượng xã hội
ở hậu phương. Măt khác nó có tác động rất lớn tới sự yên tâm và quyết tâm
chiến đấu của lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong và dân công hỏa
tiến trên chiến trường.



Giai đoạn 1976 – 1985
8


Chiến tranh đã kết thúc nhưng hậu quả của gần 30 năm chiến tranh đã
để lại cho nước ta vô cùng nặng nề, chỉ riêng người tàn tật khoảng 4,7 triệu,
chiếm 6% dân số. Trong đó có đến nửa triệu người bị hậu quả nghiêm trọng
của chất độc hóa học màu da cam; trên 1 triệu người già bị mất người thân
nuôi dưỡng; trên 100.000 trẻ em mồ côi, trong đó có 1 tỉ lệ khá lớn trẻ em
mồ coi cả cha lẫn mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng. Thêm vào đó, thiên tai bão
lụt, mất mùa, nền kinh tế chậm phát triển dẫn đến hang năm có tới gần 1
triệu người rơi vào cảnh thiếu đói gay gắt. Cùng với đó, chế độ ngụy quyền
Sài Gòn cũng để lại hang vạn gái điếm, đối tượng xì ke ma túy, trẻ em lang
thang… Trước bối cảnh ấy, Ngành Lao động Thương binh và Xã hội tiếp
tục thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội, đồng thời đẩy mạnh việc hình
thành mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng các đối tượng xã hội

có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mặt khác, tập trung giải quyết dứt điểm
tình trạng gái mại dâm, xì ke ma túy và trẻ em lang thang kiếm sống trên
đường phố ở miền Nam thông qua các biện pháp giáo dụng tập trung, tạo
cơ hội cho về quê hương làm ăn sinh sống, đưa vào các nông lâm trường,
vùng kinh tế mới. Số trẻ em lang thang không còn gia đình được đưa vào
các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước hoặc cô nhi viện của các tổ chức xã
hội từ thiện. Về hình thức trợ cấp xã hội, thời kì này có them trợ cấp bằng
tiền. Mức trợ cấp xã hội thường xuyên từ 8 – 10 đồng/tháng/người; thành
thị từ 10 – 12 đồng/tháng/người, bằng 1/3 mức lương của người có mức
lương thấp nhất. Số người được trợ cấp lên tới 35 vạn, bình quân mỗi năm
chi hết 76.608 tấn thóc. Ở các vùng nông thôn, năm 1985 có chính sách trợ
cấp 1 khẩu phần lương thực với 15 kg thóc/ tháng / người. Nhìn chung,
chính sách trợ cấp xã hội thời kì này vẫn tập trung vào cứu tế đột xuất
tạm thời cho những người không may gặp rủi ro trong cuộc sống, rơi
vào cảnh thiếu đói và trợ giúp bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu cho các
đối tượng xã hội. Từ nguồn ngân sách Nhà nước và rất chú trọng phát

9


huy sức mạnh của cộng đồng, dựa vào truyền thống nhân ái và sức
mạnh của dân để cưu mang đùm bọc những đối tượng xã hội nói trên.


Giai đoạn 1986 -2000
Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, công tác bảo trợ xã hội
cũng có sự đổi mới về nhận thức trong hoạch định chính sách và tổ chức
thực hiện. Nếu như giai đoạn 1945 – 1985 chính sách bảo trợ xã hội chỉ tập
trung vào trợ giúp, cứu tế để nhằm mục tiêu ổn định cuộc sống cho các đối
tượng xã hội, thì giai đoạn 1986 – 2000 đã thực hiện đầy đủ cả 2 chức

năng: trợ giúp để ổn định và trợ giúp để tự lo, trong đó trợ giúp để tự lo có
ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hệ thống chính sách đã có bước phát triển
mới, nếu như trước năm 1986 chủ yếu là các văn bản đơn hành thì đến giai
đoạn này đã mang tính hệ thống, toàn diện và đa dạng hơn, tiêu biểu là
Chương XI của Bộ luật Lao động qui định chính sách đối với lao động là
người cao tuổi, lao động là người tàn tật và lao động chưa thành niên. Các
chính sách về trợ cấp nuôi dưỡng, cứu trợ đột xuất; các chính sách về chăm
sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, hỗ trợ trong giáo dục đào tạo, dạy nghề
tạo việc làm cũng được ban hành tại Pháp lệnh về Người tàn tật ngày
30/7/1998; Nghị định số 55/1999/NĐ – CP ngày 10 tháng 7 năm 1999;
Nghị định số 07/2000/NĐ – CP ngày 9 tháng 3 năm 2000, Pháp lệnh người
cao tuổi ngày 28 tháng 4 năm 2000.
Trong thời kì này chính sách trợ cấp xã hội, nuôi dưỡng và trợ cấp đột
xuất có 2 lần thay đổi mức trợ cấp.
Lần thứ nhất vào năm 1994 ( Quyết định số 167/TTg ngày 8 tháng 4
năm 1994, sửa đổi bổ sung chế độ trợ cấp cứu trợ xã hội), hình thức trợ cấp
chủ yếu bằng tiền với mức 24.000 đồng/người/tháng ( trợ cấp ở cộng đông)
và mức 84.000-96.000 đồng/ người/ tháng (nuôi dưỡng tập trung). Chính
sách cứu trợ đột xuất cho cứu đói giáp hạt hoặc thiên tai bão lụt chủ yếu
bằng hiện vật (gạo, quần áo, thuốc mên….) với mức 5 kg gạo/ người/
tháng, thời gian 1-3 tháng. Từ năm 1996 do mức sống dân cư đã được nâng
10


cao, nên mức cứu trợ đột xuất cũng được nâng lên từ 8 – 10 kg gạo/ người/
tháng, ngoài trợ cấp cứu đói còn có các khoảng trợ cấp mai táng phí; chữa
trị cho người bị thương nặng, hỗ trợ sửa lại nhà bị sập đổ hư hỏng, trôi mất.
Chính sách cứu trợ xã hội được thay đổi lần thứ 2 vào tháng 7 năm
1999 và tháng 3 năm 2000 (Nghị định 55/1999/NĐ- CP và Nghị định số
07/2000/NĐ- CP). Mức trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng

được được nâng lên 45.000 đông/ người/ tháng; trợ cấp nuôi dưỡng ở
cơ sở bảo trợ xã hội từ 100.000 – 150.000 đồng/ người/ tháng, đối với
trẻ em dưới 18 tháng tuổi trợ cấp nuôi dưỡng cao hơn từ 1,2 -1,5 lần.
Ngoài trợ cấp nêu trên tùy theo tính chất của từng nhóm đối tượng mà
còn hưởng sự trợ cấp hoặc trợ giúp về chăm sóc sức khỏe, phục hồi
chức năng, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm…. Trong giai đoạn này, có
2 sự thay đổi đáng kể trong cơ chế về chính sách. Thứ nhất là thực hiện
“cơ chế mở” và “tự quản” đối với nuôi dưỡng tập trung, đối tượng có
vào song cũng có ra khi có đủ điều kiện hòa nhập cộng đông. Thứ 2 là
phân cấp quản lý, giao quyền chủ động cho Chủ tịch UBND cấp Tỉnh
quyết định 1 số trợ cấp cụ thể về cứu trợ đột xuất và cứu trợ thường
xuyên cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Cũng trong những năm nầy, phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai
bão lụt được dấy lên mạnh mẽ như ủng hộ đồng bào ĐBSCL(1997) và các
tỉnh duyên hải miền Trung (1999). Mỗi lần kêu gọi quyên góp được từ 80 –
115 tỉ đồng và 5 – 7 ngàn tấn hàng hóa. Riêng năm 1999 đã có trên 1,3
triệu lượt người được cứu trợ thiếu đói và trên 40 vạn ngôi nhà bị sập đổ
được hỗ trợ khôi phục lại, tổng chi phí cứu trợ lên tới 337 tỉ đồng(Ngân
sách Nhà nước 237 tỉ, huy động cộng đồng 100 tỉ, chưa tính hỗ trợ trực tiếp
của 1 số tổ chức quốc tế, các tỉnh lân cận và các tổ chức từ thiện khác).
Tính đến cuối năm 1999, cả nước có 164.000 đối tượng hưởng trợ cấp
xã hội, chiếm tỉ lệ khoảng 20% tổng số đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội.
Trong đó tỉ lệ cao nhất thuộc nhóm người già cô đơn 40%; trẻ em mồ côi
11


16%; người tần tật 7%. Xấp xỉ 20 ngàn đối tượng được nuôi dưỡng ở 290
cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó có 156 cơ sở bảo trợ xã hội thuộc ngành Lao
động – Thương binh và Xã hội quản lý.
Thực hiện chủ trương hợp tác và tranh thủ các tổ chức quốc tế và các

nước, từ năm 1990 cho đến nay ngành Lao động – Thương binh và Xã hội
rất quan tâm đến việc mở rộng hợp tác quốc tế về kĩ thuật và nguồn lực để
trợ giúp các đối tượng xã hội. Mỗi năm tranh thủ từ tài trợ được 100 – 120
tỉ đồng(7-8 triệu USD), hơn 30.000 đối tượng xã hội được trực tiếp hưởng
lợi từ sự hợp tác quốc tế này trên các lĩnh vực phục hồi chức năng, học
nghề, trợ cấp vốn để sản xuất, cho vay tín dụng, hỗ trợ trong giáo dục, đào
tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, xây dựng 10 làng trẻ SOS để
nuôi dưỡng trên 1.300 trẻ mồ côi.
Những năn đầu thập kỷ 90 vấn đề hậu quả chiến tranh, nhất là nạn
nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam được dư
luận trong nước và quốc tế quan tâm chú ý. Theo tài liệu của Bộ Quốc
phòng Mỹ thì trong 10 năm từ 1961-1971 đã có 72 triệu lít chất độc hóa
học các loại do quân đội Mỹ rải xuống chiến trường miền Nam Việt Nam,
trong đó có khoảng 42 triệu lít chất độc màu da cam có chứa 170 kg chất
dioxin cực độc. Chất độc hóa học của Mỹ không những hủy diệt môi
trường sinh thái mà còn gây ra những hậu quả nặng nề lâu dài với sức khỏe,
giống nòi của nhân dân ta. Nhiều người sống, chiến đấu, công tác, hoạt
động ở vùng bị rải chất độc hóa học đã sinh ra những đứa con dị dạng, dị
tật, hoặc bản thân mắc những căn bệnh hiểm nghèo khó chữa khỏi. Họ gặp
rất nhiều khó khăn về đời sống, rơi vào diện đói nghèo, đồng thời bị hoảng
loạn về tâm tưởng. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã trình Thủ
tướng Chính phủ đề án tổng thể khắc phục chất độc hóa học do Mỹ dử
dụng trong chiến tranh Việt Nam. Ngày 09/06/1998, Thủ tướng Chính Phủ
đã ban hành Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg cho phép Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam thành lập Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam và trong 2
12


năm (1998-1999) đã huy động được khoảng 20 tỷ đồng. Đồng thời ngày
23/02/2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg về

một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị
nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Theo
những Quyết định đó, những nạn nhân chiến tranh có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, nói chung đã được các địa phương trợ cấp nuôi dưỡng tại cộng
đồng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
Một trong những sự kiện đáng chú ý trong giai đoạn này là sự hình
thành chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Chương trình đi vào hoạt động từ năm 1995-2000 với 5 nội dung cơ bản là:
hỗ trợ nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ( trẻ em mồ côi, trẻ em
tàn tật, trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em nghienj ma túy, trẻ em bị xâm
hại tình dục…) về giáo dục; phục hồi chức năng; dạy nghề; tạo việc làm và
đào tao nhân viên xã hội ở cộng đồng. Mỗi năm có tới 40-50 ngàn trẻ em
được hưởng lợi từ chương trình này. Thông qua các hoạt động của chương
trình đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với công tác chăm
sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Một thành công nổi bật mà trong nước cũng như các tổ chức quốc tế
đều thừa nhận đó là điểm sang về xóa đói giảm nghèo của nước ta trong
những năm của thập lỷ 90. Xuất phát từ quan điểm: “ vấn đề nghèo khó
không được giải quyết thì không mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, cũng
như quốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình,
ổn định, đảm bảo các quyền con người được thực hiện”. ( Tổng Bí thư Lê
khả Phiêu phát biểu tại Hội nghị triển khai chương trình 133 và 135 ngày
06-07/1/1999). Chính vì vậy, xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, là
một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Nghèo đói là vấn đề bức xúc có tính toàn cầu. Hiện nay có khoảng ¼
dân số thế giới đang sống dưới ngưỡng nghèo đói. Ở nước ta xóa đói giảm
nghèo được thực hiện tử năm 1992, mở đầu từ TP HCM sau đó lan rộng ra
13



trở thành phong trào sôi động trong cả nước từ những năm 1994-1995. Với
chức năng là cơ quan hoạch định chính sách, quản lý đối tượng thuộc diện
nghèo đói, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã chủ động hướng dẫn
các địa phương xây dựng và triển khai chương trình xóa đói giảm nghèo, tổ
chức thành lập Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và
xã. Bộ cũng chủ động hợp tác với các tổ chức Quốc tế, huy động trên
180 tỷ đồng cung cấp vốn tín dụng và trợ giúp kỹ thuật cho trên 40 tỉnh,
thành phố trong cả nước để đẩy mạnh các hoạt động xóa đói giảm nghèo.
Mặt khác, Bộ chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu
các chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Ngày 23/7/1998,
Chính phủ đã chính thưc phê duyệt và quyết định Chương trình mục tiêu
quốc gia xóa đói giảm nghèo là một trong 7 chương trình mục tiêu quốc
gia. Điều này đánh dấu bước chuyển biến tích cực về chỉ đạo, điều hành
thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ nghèo đói xuống 10% vào năm 2000 theo
tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội được giao là cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu
quốc gia xóa đói giảm nghèo theo Quyết định số 133/1998/QĐ -TTg và
quyết định số 80/1998/QĐ – TTg.
Mặc dù chương trình ra đời muộn, nhưng ngay từ năm 1996, các địa
phương đã xác định xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ chính trị quan
trọng và đưa thành chỉ tiêu phấn đấu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương. Các tổ chức quần chúng: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,
Đoàn Thanh niên… coi xóa đói giảm nghèo là một nội dung hoạt động
quan trọng của tổ chức Hội. Họ có vai trò rát tích cực trong huy động
nguồn lực, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm sản
xuất hỗ trợ vốn, giống, công lao động cho người nghèo. Các phong trào
“Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ ngheo” của Hội
Phụ nữ, phong trào “Thanh niên lập nghiệp” của Đoàn Thanh niên; “tình
làng nghĩa xóm” của Hội Nông dân đã huy động được nguồn vốn trên 500
14



tỷ đồng trợ giúp vốn cho người nghèo để cung cấp vốn tín dụng ưu đãi cho
hộ nghèo. Năm 1996 nguồn vốn tín dụng huy động được 1.800 tỷ, năm
1997 : 2.400 tỷ; năm 1998 : 3.400 tỷ và cuối năm 1999 đạt 4.080 tỷ đồng
để giải quyết cơ bản tình trạng thiếu vốn của người nghèo.
Từ năm 1999, ngoài nguồn vốn tín dụng, Chính phủ đầu tư trực
tiếp cho chương trình từ 700-1000 tỷ đông hàng năn để hỗ trợ cho các
xã nghèo tập trung 6 nội dung cơ bản: đầu tư hạ tầng cơ sở; hỗ trợ phát
triển sản xuất, phát triển ngành nghề, hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt
khó khăn; định canh định cư di dân kinh tế mới ; hướng dẫn người
nghèo cách làm awnl và đào tạo cán bộ làm làm công tác xóa đói giảm
nghèo. Các hoạc động trợ giúp về y tế, giáo dục và cung cấp tín dụng
có nguồn vốn riêng. Tính đến đầu năm 2000, tổng nguồn vốn huy động
cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo đạt gần 7000 tỷ đồng trong đó có trên
4000 tỷ đông vốn tín dụng.
Trong 8 năm thực hiên chương trình xóa đói giảm nghèo, trên 4 triệu
lượt hộ nghèo được vay vốn, trên 3 triệu lượt người nghèo được tập huấn,
hướng dẫn cách làm ăn, trên 3 triệu lượt người được khám chữa bệnh miễn
phí, trên 1 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí và cấp sách
giáo khoa. Tỷ lệ nghèo đói từ 30% năm 1992, xuống 19,2% năm 1996 và
xuống 13% vào cuối năm 1999. Trong tăm năm (1992-1999) đã giảm được
gần 10 triệu người nghèo đói tương ứng với 1,95 triệu hộ.
Giai đoạn 2001-2005



Cúng với quá trình đổi mới và tăng trưởng kinh tế, chính sách xã hội
nói chung, chính sách bảo trợ xã hội nói riêng cũng có sự đổi mới và hoàn
thiện theo hướng mở rộng đối tượng, nâng cao mức trợ giúp, hoàn thiện và

cải cách thủ tục hành chính tạo thuận tiện hơn đối với đối tượng thụ hưởng.
-

Giai đoạn này, chính sách bảo trợ xã hội được bổ sung, hoàn thiện bằng
những văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 30/3003/NĐ-CP
ngày 26/3/2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều
15


của Pháp lệnh Người cao tuổi; Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày
20/10/2003 của Chính phủ về việc sửa dổi Điều 9 của Nghị định số
30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi
hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi; Nghị định số 25/2001/NĐCP ngày 31/5/2001 của Chính phủ ban hành Quy chế thành lập và hoạt
động của cở sở bảo trợ xã hội; Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai;
Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo
và việc làm giai đoạn 2001-2005; Quyết định số 257/2003/QĐ-TTg và
Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển, hải đảo(xã bãi ngang); Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg
ngày 5/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ giúp đối với hộ gia
đình có từ 2 người trở lên không tự phục vụ được do bị hậu quả chất độc
hóa học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; Quyết định số
38/2004/QĐ-TTg ngày 28/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em mồ côi và trẻ em
bị bỏ rơi; Nghị định 168/2004/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 về chính sách cứu
trợ xã hội; Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ đối tượng xã hội thực hiện phổ giáo dục

trung học cơ sở;Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010. Các văn bản dưới luật
của các Bộ, ngành nhằm hương dẫn tổ chức thực hiện chính sách cũng
được xây dựng, ban hành kịp thời hơn.
Công tác chỉ đạo và thực hiện cứu trợ xã hội thời kỳ này vẫn được chú
trọng thu được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào sản xuất và ổn định
16


cuộc sống của các đối tượng chính sách. Ngành Lao động- Thương binh và
Xã hội đã chủ động tham mưu cho Chính phủ và phối hợp chặt chẽ với các
ngành liên quan để trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật, theo
dõi tình hình thiếu đói, kiểm tra việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí dự
phòng, các mức cứu trợ đột xuất để các địa phương chủ động xây dựng
phương án cứu trợ tại chỗ khi thiên tai xẩy ra. Kết quẻ, năm 2003 tổng
nguồn cứu trợ là 230 tỷ đồng và 6.200 tấn gạo, trong đó nguồn từ Trung
ương hỗ trợ là 214,7 tỷ đồng và 5.600 tấn gạo; năm 2004 là 229 tỷ đồng và
2.731 tấn gọi, trong đó nguồn từ Trung ương hỗ trợ là 196 tỷ đồng và 2.230
tấn gạo; sáu tháng đầu năm 2005, Trung ương đã hỗ trợ 98 tỷ đồng và
15.000 tấn gạo cho 9 tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ khắc phục hạn hán
và cứu đói cho dân.
Cứu trợ xã hội thường xuyên cho các đối tượng đặc biệt khó khăn
cũng được đẩy mạnh thông qua việc kết hợp chặt chẽ hoạt động xã hội hóa
chăm sóc người cao tuổi, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn. Kết quả là: số lượng đối tượng xã hội hưởng trợ cấp năm sau tăng
cao hơn năm trước , tính đến cuối năm 2004 đã có gần 300.000 người được
hưởng trợ cấp, chiếm khoảng 51% tổng số đối tượng thuộc diện xem xét
trợ cấp, tăng hơn 2 lần so với năm 2000; có hơn 30.000 người tàn tận được
phục hồi chức năng, 48.470 người tàn tật được trợ giúp về giáo dục,

110.000 người tần tật được dạy nghề, 158.000 người cao tuổi nhận được trợ
cấp xã hội; đã có 210.000 người bị ảnh hưởng chất độc hóa học được
hưởng chế độ theo Quyết định 120/2004/QĐ-TTG ngày 5/7/2004 trong đó
68.300 người được trực tiếp và 141.700 người gián tiếp; gần 3.400 gia đình
có người không tự phục vụ được do bị hậu quả độc hóa học nhận được trợ
giúp theo Quyết định 16/2004/QĐ-TTg ngày 5/2/2004; đã có 61 tỉnh có
Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, số tiền vận động được gần 100 tỷ
đồng v à có trên 220.000 nạn nhân chất độc da cam được trợ giúp bằng
nhiều hình thức như chăm sóc đời sống, sức khỏe, phục hồi chức năng,
17


giáo dục, học nghề, tạo việc làm; nhiều phong trào như hưởng ứng ngày
quốc tế người cao tuổi; chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn, hoạt động văn
hóa, văn nghệ và thể dục, thể thao của người tàn tật được phát động và tổ
chức thực hiện tốt.
Hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội được tăng cương quản lý, nâng cao cả
về chất lượng và số lượng, công tác tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ
xã hội và trở về gia đình, cộng đồng được tổ chức chặt chẽ hơn, hiệu quả
hơn. Nhất là sau khi có Nghị định số 25/CP của Chính phủ về việc thành
lập và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng những
đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Kết quả, đến cuối năm 2003, cả
nước có 317 cơ sở bảo trợ xã hội đang nuôi dưỡng, chăm sóc 23.320 đối
tượng (trong đó 138 cơ sở thuộc Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội
quản lý, số còn lại do các ngành, các tổ chức đoàn thể, nhà thờ và tư nhân
quản lý).
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo cũng được triển
khai thực hiện đạt hiệu quả hơn cao góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ
nghèo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Giai
đoạn này đã điều chỉnh chuẩn nghèo gấp 1,5 lần so với giai đoạn trước đó

Cụ thể hơn, chúng ta đã đạt được các kết quả sau:
a.

Thông qua việc thực hiện chương trình, nhận thức về trách nhiệm của các
cấp, các ngành và người nghèo được nâng cao. Xóa đói giảm nghèo được
xác định là một nội dung chính trong Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng
và xóa đói giảm nghèo; coi các chỉ tiêu về xóa đói giảm nghèo là một trong
các chỉ tiêu thiên niên kỷ góp phần ổn định xã hội, tạo môi trường cho phát
triển nền kinh tế.

b.

Đạt các mục tiêu giảm nghèo, thể hiện qua tỷ lệ nghèo đói của cả nước
giảm nhanh, từ 30% năm 1992 xuống còn 8% năm 2004 và ước tính còn
dưới 7% vào năm 2006, về trước 1 năm so với kế hoạch (Mục tiêu là giảm
tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% vào năm 2005).
18


Thực hiện được mục tiêu này đã làm cho các xã nghèo, xã đặc biệt
khó khăn có sự thay đổi đáng kể, nhất là về hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát
triển sản xuất hàng hóa; thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo nhất
năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng khoảng 1,45 lần vào năm
2005. Chi tiêu bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 là 121.000
đồng/người/tháng và tăng 8-9%/năm trong giai đoạn 2002-2005.Đời sốn
của đại đa số người dân được cải thiện, đặc biệt là nhóm hộ nghèo, đồng
bào dân tộc ở miền núi và phụ nữ.Tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.
-

Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, góp phần tăng thu

nhập, giảm nghèo như:
Tín dụng ưu đãi hộ nghèo: tính chung trong giai đoạn 2001-2004,
ngân hàng chính sách xã hội đã cho 3,573 triệu lượt hộ vay vốn, dư nợ cho
vay bình quân một hộ tăng từ 2,2 triệu đồng năm 2001 lên 2,5 triệu đồng
năm 2002; 2,8 triệu đồng năm 2003 và 3 triệu đồng năm 2004. Dư nợ cho
vay hộ nghèo đạt 11.600 tỷ đồng, Ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch
lãi suất là 1.782 tỷ đồng. Hiện nay có khoảng 28 triệu hộ đang vay vốn,
chiếm 15,8% tổng số hộ trong cả nước. Phần lớn hộ nghèo sử dụng vốn vay
có hiệu quả, trả vốn đúng hạn cho ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp
(4%). Chính sách tín dụng đã có tác động quan trọng tới giảm nghèo, hơn
một nửa số hộ được vay vốn cho rằng vốn vay có tác động tích cực đến
tăng thu nhập có điều kiện mua sắm them các phương tiện, công cụ sản
xuất như trâu, bò, ngựa… mở rộng sản xuất.
Hỗ trợ đất sản xuất: tính đến cuối năm 2004 đã có 10.455 hộ ở Tây
Nguyên được hỗ trợ với tổng số 5.139 ha đất. Ngoài ra các tỉnh thuộc đồng
bằng song Cửu Long như Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, đã hỗ trợ cho
4.325 hộ nghèo chuộc lại đất sản xuất bị cầm cố, nhượng bán.
Khuyến nông, lâm, ngư cho người nghèo: đã tập trung chỉ đạo xây
dựng các mô hình để chuyển giao tiến bộ về giống mới, quy trình kỹ thuật
chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Tổ chức trên 50.00 lớp tập huấn
19


chuyển giao kỹ thuật và trên 6.000 mô hình trình diễn giống cây con có
năng suất cao cho trên 2 triệu lượt người nghèo. Ngoài ra còn tổ chức được
65 lớp tập huấn ký thuật cho trên 2.000 cán bộ và nông dân ở các xã nghèo.
Hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề: đã hỗ trợ xây dựng được 103
mô hình về bảo quản, chế bến nông lâm sản và phát triển ngành nghề nông
thôn cho hộ và nhóm hộ ở 37 địa phương. Trong đó, có 52 mô hình chế
biến và bảo quản nông sản; 44 mô hình ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; 4

mô hình sản xuất muối; và 3 mô hình cơ khí. Đồng thời tổ chức 106 lớp tập
huấn cho 9.000 nông dân biết cách bảo quản, chế biến nông sản quy mô
nhỏ với tổng kinh phí của dự án và lồng ghép của Ngành Nông nghiệp lên
tới 280 tỷ đồng, trong đó vốn dự án là 68 tỷ đồng. Những mô hình này đã
giúp người dân có việc làm ổn định và có mức thu nhập bình quân khoảng
250.000 đồng/người/tháng. Nhiều hộ có tay nghề thành thạo trong các nghề
truyển thống có thu nhập từ 550.000-700.000 đồng/người/tháng.
Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo: đã triển khai thực hiện ở 83 xã
thuộc 20 tỉnh với sự tham gia của 40.000 hộ, trong đó 55% là hộ nghèo; 64
xã xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ nghèo và các
xã phát triển vùng nguyên liệu, 19 xã xây dựng mô hình xã đặc thù thuộc 3
vùng sinh thái (vùng cao – đồng bằng dân tộc ở Lai Châu, Lào Cai; vùng
ngập lũ sâu ở Đồng Tháp và vũng bãi ngang ven biển ở Thanh Hóa). Tổng
nguồn vốn huy động lên tới 170 tỷ đồng trong đó ngân sách trung ương hỗ
trợ 20 tỷ đồng, chiếm 9%, phần còn lại do các doanh nghiệp cho dân vay và
hỗ trợ xã đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ để phục vụ phát triển vùng
nguyên liệu. Hàng năm thu nhập của các hộ tham gia dự án tăng 16-19%,
năng suất lao động tăng 19-20% và 26% hộ nghèo tham gia dự án đã thoát
nghèo, diện tích trồng cây nguyên liệu (bông, chè, thuốc lá, mía) ở các xã
tham gia dự án đều tăng 9-11%.
Dự án hỗ trợ hạ tầng các xã nghèo: trong những năm qua bằng nguồn
vốn lồng ghép từ các chương trình dự án, ngân sách địa phương, vốn huy
20


động cộng đồng, các tỉnh đã đầu tư hơn 1.000 công trình hạ tầng cơ sở thiết
yếu (thủy lợi nhỏ, đường dân sinh, nước sinh hoạt, trạm điện, trường học,
chợ xã) cho 997 xã nghèo với kinh phí 776 tỷ đồng, trong đó huy động từ
cộng đồng gần 200 tỷ đồng. So với kế hoạch 5 năm mới đạt gần 40% nhu
cầu về cơ sở hạn tầng thiết yếu của các xã nghèo. Hiện nay còn khoảng 172

xã nghèo thiếu 4-5 công trình thiết yếu và 157 xã đặc biệt khó khăn vùng
bãi ngang ven biển và hải đảo còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2005, ngân
sách trung ương đã bố trí hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho 157 xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theoQuyết định số
257/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mức hỗ trợ là 500 triệu
đồng một xã.
Định canh định cư ở các xã nghèo: đã triển khai trên 200 dự án, định
canh định cư cho 9 vạn hộ với tổng số vốn đầu tư là 480 tỷ đồng; trồng
mới được 5.300 ha rừng theo quy hoạch, chăm sóc và bảo vệ 454.375 ha,
trồng cây công nghiệp, cây ăn quả 7.090 ha, khai hoang 7.760 ha, làm mới
752 km và 39 công trình đương giao thông nông thôn, đào đắp 310 km và
40 công trình mương, xây dựng 100 cầu cống, 106 trạm bơm và đập thủy
lợi nhỏ, 20 hệ thống cấp nước và 823 giếng nước, xây dựng 104 trường học
và trạm xá, xây dựng 8 trạm điện. Kết quả này đã giúp cho trên 50.000 hộ
dân tiếp cận dễ dang với các dịch vụ phát triển sản xuất và dịch vụ xã hội
tại chỗ.
Ổn định dân di cư và xây dựng các vùng kinh tế mới: đã di giãn
10,6 vạn hộ với 631.000 khẩu, trong đó di, giãn dân nội tỉnh chiếm 90%,
với nguồn vốn trên 311 tỷ đồng. Triển khai gần 300 dự án xây dựng vùng
kinh tế mới trong đó có 20 dự án lớn ở các vùng trọng điểm do Bộ Quốc
phòng quản lý, đã khai hoang được gần 4 vạn ha, xây dựng 300km đường
giao thông, gần 1000 công trình thủy lợi với nguồn vốn khoảng 1.500 tỷ
đồng. Đã tổ chức sắp xếp vào vùng quy hoạch và ổn định sản xuất cho gần
6 vạn hộ du dân tự do ở các vùng trọng điểm như Tây Bắc, Tây Nguyên.
21


-

Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản:

Hỗ trợ người nghèo về y tế: năm 2004 có 3,9 triệu người nghèo được
cấp thẻ bảo hiểm y tế và 4,5 triệu người nghèo được cấp giấy khám chữa
bệnh miễn phí; 14 triệu lượt người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí
trong giai đoạn 2001-2004. Tổng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo
trong 3 năm (2003-2005) đạt 2.304 tỷ đồng. Các điều kiện đáp ứng và trợ
giúp cho người nghèo về dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe được nâng lên
đáng kể so với những năm trước, đảm bảo cung cấp dịch vụ khám chữa
bệnh tại chỗ cho trên 80% số người nghèo sống ở nông thôn và miền núi.
Tuy vậy chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến xã và số lượng người nghèo
tiếp cận với dịch vụ y tế ở tuyến tỉnh và Trung ương còn rất hạn chế, định
mức chi phí khám chữa bệnh còn thấp, việc cấp bảo hiểm y tế hoặc thẻ
khám chữa bệnh miễn phí còn chậm.
Hỗ trợ người nghèo về giáo dục: hàng năm có trên 3 triệu lượt học
sinh nghèo và dân tộc thiểu số được miễn giảm học phí và các khoản đóng
góp xây dựng trườngl 2,5 triệu lượt học sinh nghèo dân tộc thiểu số được
cấp, mượn sách giáo khoa và hỗ trợ vở viết với tổng kinh phí bình quân
hàng năm trên 100 tỷ đồng. Tỷ lệ trẻ em đi học trong độ tuổi tăng lên 11%.
Nếu chỉ xét đến những hộ được miễn, giảm học phí thì mức gia tăng về tỷ
lệ đi học sẽ là 16,5%. Kết quả hỗ trợ về giáo dục đã có tác động tích cực,
bình quân giảm 25% chi phí cho học sinh nghèo đi học so với học sinh
không nghèo.
Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Tính đến tháng 12/2004 đã hỗ trợ cho
293.137 hộ nghèo về nhà ở (trong đó sửa chữa 83.551 nhà và làm mới
209.586 nhà) với tổng kinh phí trên 1.198 tỷ đồng. Ước tính đến hết năm
2005 sẽ hỗ trợ làm mới và sửa chữa được khoảng 350.000 căn nhà (Vào
thời điểm tháng 6/2005 đã có 7 tỉnh tuyên bố về cơ bản đã xóa xong nhà
tạm như: Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà

22



Nội và Hưng Yên). Đây là một hoạt động mang tính đột phá quan trọng của
Chương trình trong giai đoạn 2001-2005.
c. Tạo được phong trào xóa đói giảm nghèo sôi động sâu rộng trong cả
nước, thu hút sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cấp các ngành, các
tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang, cộng đồng, các
tầng lớp dân cư, người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế ở Việt
Nam. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu
chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xóa đói giảm
nghèo ngày càng được đề cao.
d. Trong 5 năm (2001-2005) đã tổ chức đào tạo cho 130.374 lượt cán
bộ, trong đó 95% là cán bộ cấp xã, thôn, bản về công tác xóa đói giảm
nghèo với nguồn kinh phí là 63 tỷ đồng. Các lớp tập huấn được tổ chức với
phương tiện hiện đại phong phú. Nội dung đào tạo tập trung nhiều vào nâng
cao các kỹ năng tổ chức thực hiện như phương pháp tham gia của người
dân; tổ chức nhóm tín dụng, tiết kiệm; giám sát và đánh giá nghèo đói,
nhằm giúp cho cán bộ xóa đói giảm nghèo cở cơ sở không chỉ biết cách
triển khai các dự án, chính sách, huy động nguồn lực, mà còn tham gia có
hiệu quả vào quá trình ra quyết định, giám sát và đánh giá chương trình.
Đồng thời bổ sung những kiến thức mới về lập kế hoạch phát triển thôn bản
và xã có tính đến vấn đề giới. Tài liệu tập huấn về xóa đói giảm nghèo cũng
được dịch ra 6 thứ tiếng dân tộc: Tày, Nùng, Khơ Me, H’Mông, Thái, Gia
Lai và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ nêu trên đã góp phần quan trọng vào
việc thực hiện thành công chương trình Xóa đói giảm nghèo và vươn lên
làm giàu ngày càng được thấm sâu vào đội ngũ cán bộ và người dân. Nhiều
tấm gương quyết tâm thoát nghèo vươn lên làm giàu xuất hiện ở hầu hết
các địa phương, điển hình ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bình
Phước; hơn 80 xã đặc biệt khó khăn có thể không còn trong chương
trình135; 44 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nghèo dưới 10%.

23


e. Nguồn lực được huy động qua các kênh, các hình thức cho mục tiêu
xóa đói giảm nghèo, trong 5 năm (2001-2005) khoảng 41.000 tỷ đồng.
Trong đó, trực tiếp cho chương trình khoảng 21.000 tỷ đồng (ngân sách
trung ương 3.000 tỷ đồng chiếm 14,28%; ngân sách địa phương 2.500 tỷ
đồng chiếm 11,90%; cộng đồng 1.500 tỷ đồng chiếm 7,14%; lồng ghép các
chương trình, dự án 2.000 tỷ đồng chiếm 9,52%; tín dụng 12.000 tỷ đồng
chiếm 57,14%)
g. Tạo được bước đột phá quan trọng, tháo gỡ khó khăn trong quá
trình thực hiện chương trình đối với các tỉnh nghèo về việc giải quyết xóa
nhà tạm, kham chữa bênh cho người nghèo thông qua Quỹ “Ngày vì người
nghèo”.
1.1.1.

Bài học kinh nghiệm:
Thứ nhất, bảo trợ xã hội phải luôn quán triệt hai chức năng cơ bản đó
là cứu tế và trợ giúp phát triển, song phải coi trợ giúp phát triển là nhân tố
cơ bản, là nội dung quan trọng hàng đầu.Đó là sự hỗ trợ cho các đối tượng
xã hội có điều kiện tự vươn lên khẳng định mình trong xã hội, hòa nhập
cộng đồng. Đối với những người không có khả năng lao động thì phải trợ
giúp thường xuyên cho họ để họ có cuộc sống ổn định.
Thứ hai, bất kỳ lúc nào, ở đâu cũng phải quán triệt thế kiềng 3 chân
trong công tác bảo trợ xã hội, đó là bản thân đối tượng, cộng đồng và Nhà
nước. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của cộng
đồng và quyết tâm vươn lên của chính các đối tượng xã hội.Những vấn đề
bảo trợ xã hội phát sinh tại cộng đồng phải dựa vào cộng đồng để giải
quyết tại chỗ là chính, Nhà nước luôn luôn quan tâm và hỗ trợ tới mức tối
đa.Mặt khác phải tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (cả tổ chức

Chính phủ và phi Chính phủ) để hỗ trợ các đối tượng xã hội ổn định cuộc
sống và phát triển.
Thứ ba, phải coi trọng bảo trợ xã hội trên cả hai mặt, trước mắt và lâu
dài.Cứu trợ không chỉ lo cứu tế trước mắt mà phải tính đến sự phát triển lâu
24


dài ổn định.Hỗ trợ phát triển vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu và phương
châm chỉ đạo thực hiện trong suốt 60 năm qua. Tùy từng lúc, từng nơi mà
mục tiêu cứu tế hay hỗ trợ phát triển được đặt lên hàng đầu.
Thứ tư, cần phát huy truyên thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta, đó
là truyển thống: “Lá lành đùm lá rách”; “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
người trong một nước phải thương nhau cùng”; “Một miếng khi đói bằng
cả gói khi no”. Khuyến khích các tổ chức quần chúng, các tổ chức xã hội từ
thiện, các tôn giáo, các nhà hảo tâm làm việc từ thiện.Thực hiện xã hội hóa
công tác bảo trợ xã hội.
Thứ năm, đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, vấn đề quan trọng
hàng đầu là nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm vượt nghèo và vươn lên
làm giàu của chính chủ hộ nghèo và xã nghèo. Nhà nước tạo cơ chế, tạo
môi trường thuận lợi để hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tiếp
cận bình đẳng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản theo phương châm “cho
cần câu hơn xâu cá”.
1.1.2.

Định hướng phát triển
Phát huy những kinh nghiệm và kết quả đạt được trong những năm
qua, công tác bảo trợ xã hội từ nay đến năm 2010 cần thực hiện được một
số chính sách, chương trình, mục tiêu sau:

-


Chỉ đạo, theo dõi, đánh giá việc thực hiện chính sách và nghiên cứu xây
dựng, bổ sung hoàn thiện chính sách/ đề án:
Nâng mức trợ cấp cho các đối tượng xã hội như trẻ em mồ côi, trẻ em
bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, người tàn tật nặng hoàn cảnh khó
khăn, người già cô đơn và người lang thang; chính sách trợ giúp đối với gia
đình có 02 người trở lên không tự phục vụ được do bị hậu quả chất độc hóa
học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; chính sách trợ giúp kinh
phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ
rơi, chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Chỉ đạo và tổ chức triển khai Đề án “Phát triển các hình thức chăm
sóc thay thế đối với trẻ em đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng”; Chương
25


×