Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bộ môn kinh tế môi trường- rau an toàn theo VietGAP ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.65 KB, 18 trang )

Bộ môn kinh tế môi trường

Nhóm 4
Đề tài: Phát triển bền vững trồng rau an toàn theo chuẩn
VietGAP


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
A. Cơ sở lí luận về phát triển bền vững, khái niệm rau an toàn
I.Cơ sơ lí luận về phát triển bền vững
1.1 Khái niệm phát triển bền vững
1.2. Nguyên tắc sử dụng tài nguyên và môi trường trong phát tri ển b ền
vững

II Khái niệm: rau an toàn

B.Trồng rau an toàn theo chuẩn VietGAP
I,Giới thiệu sơ bộ về tiêu chuẩn VietGAP trong trồng trọt
1.1.Khái niệm VietGAP
1.2.Lợi ích của việc áp dụng VietGAP trong trồng trọt
1.3.Điều kiện để nhà sản xuất được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP trong
trồng trọt

II.Các tiêu chí đánh giá về tính bền vững của hoạt động trồng
rau an toàn theo chuẩn VIETGAP
2.1.Bền vững về môi trường sinh thái
2.2.Bền vững về kinh tế
2.3.Bền vững về xã hội

III. Hoạt động trồng rau an toàn theo chuẩn VietGAP ở Hà Nội


3.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước vè phát triển bền vững ở nước ta
3.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Hà Nội
3.3.Đánh giả hiệu quả của việc trồng rau theo chuẩn Vietgap ở Hà Nội
3.4.Mạng lưới triển khai VIETGAP tại Hà Nội


3.5.Danh sách các nơi cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn VIETGAP ở Hà Nội
3.6.Khó khăn

IV.Giải pháp để tăng cường sản xuất rau an toàn theo chuẩn
VietGAP ở Hà Nội

KẾT LUẬN


MỞ ĐẦU
"Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát
triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu
của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Đó là
nội dung của thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện đầu
tiên vào năm 1980 trong tác phẩm “Chiến lược bảo tồn thế
giới”. Cho đến ngày nay, phát triển bền vững là yếu tố rất cần
thiết cho sự phát triển đồng đều giữa kinh tế và môi trường,
nhằm đảm bảo việc phát triển trong thời điểm hiện tại và cả
trong tương lai. Tại Việt Nam, cụ thể là ở Hà Nội đã và đang
xuất hiện một mô hình trồng rau mới theo tiêu chuẩn
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices, có nghĩa là
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) được Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành năm 2008
dựa trên 4 tiêu chí về kỹ thuật sản xuất đúng tiêu chuẩn, an

toàn thực phẩm, đảm bảo sức lao động của người dân và
nguồn gốc sản phẩm. Rõ ràng với 4 tiêu chí kể trên, có thể lí
giải được vì sao mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP là
một lựa chọn đúng đắn và phù hợp cho tiêu chí phát triển bền
vững. Với những tiêu chí đảm bảo an toàn thực phẩm, thực
hiện trồng rau theo 10 bước quy định, trồng rau theo tiêu
chuẩn VietGAP đang là sự lựa chọn tin cậy và là một bước đi
đúng đắn cho nông nghiệp Việt Nam.


A. Cơ sở lí luận về phát triển bền vững, khái niệm rau an toàn
I.Cơ sơ lí luận về phát triển bền vững
1.1 Khái niệm phát triển bền vững
-Khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban môi trường và phát tri ển th ế
giới thông qua năm 1987 là: “những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu c ầu
của mình, sao cho không làm hại khả năng các th ế h ệ t ương lai đáp ứng
nhu cầu của họ”.
1.2. Nguyên tắc sử dụng tài nguyên và môi trường trong phát triển
bền vững
1.2.1.Nguyên tắc sử dụng tài nguyên
-Nội dung:“mức khai thác sử dụng tài nguyên phải luôn nh ỏ h ơn m ức tái
tạo tự nhiên của tài nguyên”
Điều kiện: HTrong đó:

H: là mưc khai thác tài nguyên
Y: là m ức tái t ạo c ủa tài nguyên

-Thưc hiện giải pháp hỗ trợ: sử dụng một số tài nguyên tái tạo thay cho tài
nguyên không thể tái tạo được

1.2.2.Nguyên tắc sử dụng môi trường
-Nội dung:“Luôn giữ cho mức thải ra môi trường nhỏ hơn khả năng đồng hoá của môi trường”

-Khả năng đồng hoá là khả năng biến đổi chất thải thành ch ất vô hại
trong môi trường, nói cách khác đây là khả năng phân hu ỷ ch ất th ải c ủa
môi trường
Điều kiện: WTrong đó: W : là mức thải ra môi tr ường
A : là khả năng đ ồng hoá c ủa môi tr ường
-Biện pháp hỗ trợ, đảm bảo: tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên, giảm bớt
nhu cầu về tài nguyên


đầu vào cho quá trình sản xuất và giảm được mức th ải ra môi tr ường khi
sản xuất sản phẩm
II Khái niệm: rau an toàn
Rau an toàn (viết tắt: RAT) là một thuật ngữ phổ biến ở Việt Nam chỉ
những sản phẩm rau tươi đảm bảo an toàn vệ sinh thực ph ẩm (bao gồm
tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả) sử dụng làm th ực ph ẩm cho con
người có chất lượng đúng như đặc tính giống, hàm lượng các hoá ch ất độc
và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép,
bảo đảm an toàn cho người sử dụng và môi trường.
B.Trồng rau an toàn theo chuẩn VietGAP
I,Giới thiệu sơ bộ về tiêu chuẩn VietGAP trong trồng trọt
1.1.Khái niệm VietGAP
-VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural
Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với t ừng sản ph ẩm,
nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
-VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá

nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã h ội, s ức kh ỏe ng ười
sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi tr ường và truy nguyên
nguồn gốc sản xuất.
1.2.Lợi ích của việc áp dụng VietGAP trong trồng trọt
-Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các
sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch
xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi ph ạm các quy
định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đ ổi t ập
quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân đ ược
sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao ch ất
lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền v ững của xã
hội.
-Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các
vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua
việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đ ến khi thu
hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất
áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho


nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Ch ứng ch ỉ VietGAP giúp
người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo th ị tr ường tiêu th ụ
ổn định
-Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu : Nguồn nguyên liệu đảm
bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra c ủa s ản ph ẩm, vì th ế
giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên
liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có th ể giảm bớt chi phí
và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Gi ảm nguy c ơ s ản
phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nh ập do không đ ảm
bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.

-Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản
phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính
và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy c ơ và quy
định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của ng ười tiêu
dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng d ễ dàng
nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn th ực phẩm trên thị
trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP,
đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà s ản xu ất ph ải
cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã
hội.
1.3.Điều kiện để nhà sản xuất được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP
trong trồng trọt:
Các tổ chức, doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận VietGAP cần đáp
ứng đầy đủ 4 tiêu chí sau:
-Thứ nhất là về kỹ thuật sản xuất.
-Thứ hai là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đ ảm
bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
-Thứ ba là tiêu chuẩn về môi trường làm việc, mục đích nh ằm ngăn ch ặn
việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
-Thứ tư là truy tìm nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn này cho phép xác đ ịnh
được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
II.Các tiêu chí đánh giá về tính bền vững của hoạt động trồng rau
an toàn theo chuẩn VIETGAP
2.1.Bền vững về môi trường sinh thái:


-Đất sau khi canh tác vẫn có thể sử dụng tiếp, không bị nhiễm các loại
thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật,...
-Nguồn nước xung quanh khu vực canh tác có các chỉ tiêu hóa học ở
mức cho phép.

Đảm bảo được sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lí,
cảnh quan cho người dân sống trong khu vực của dự án cũng như các
sinh vật ở đó.
-Bảo tồn và đa dạng các nguồn gen.
-Duy trì được sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai
thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
-Việc xây dựng hệ thống thủy lợi có nhiều tác động như cung cấp nước
cho người dân, cho cây trồng, làm thay đổi tiểu khí hậu vùng, ...
2.2.Bền vững về kinh tế:
-Giá thu được về rau không ít hơn giá phải trả cho hoạt động sản xuất,
thu hoạch, phân phối.
-Đối với người tiêu dùng: được sử dụng nguồn cung rau an toàn lâu dài,
giúp đảm bảo sức khỏe.
-Đối với địa phương xây dựng mô hình trồng rau sạch VIETGAP:
+Tăng cường cơ sở hạ tầng cho địa phương, điển hình là hệ thống thủy
lợi và hệ thống đường điện.
+Thúc đẩy nền kinh tế của địa phương phát triển hơn, thu hút vốn đầu tư
từ bên ngoài.
2.3.Bền vững về xã hội
- Tạo việc làm giảm thiểu thất nghiệp
- Chất lượng cuộc sống của nông dân: xóa đói giảm nghèo
- Đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người dân
- Góp phần hoàn thành kế hoạch công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
III. Hoạt động trồng rau an toàn theo chuẩn VietGAP ở Hà Nội
3.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước vè phát triển bền vững ở nước
ta


- Quan điểm phát triển bền vững của Đảng được nêu trong Chiến l ược
phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là : “Phát triển nhanh, hiệu quả

và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với th ực hiện ti ến b ộ, công
bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là lần đầu tiên trục tam giác
tăng trưởng kinh tế - thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội - bảo v ệ môi
trường với tư cách là những thành tố nằm trong mối liên hệ gắn kết ch ặt
chẽ với nhau tạo nên sự phát triển bền vững được Đảng ta đề cập m ột
cách cụ thể, rõ ràng và trở thành quan điểm chính th ức của Đảng. Đây là
cơ sở lý luận để ngày 17-8-2004 Chính phủ ban hành “Định h ướng chi ến
lược phát triển bền vững ở Việt Nam”.
- Nếu trong văn kiện Đại hội IX và X, Đảng ta chủ yếu đưa ra nh ững
quan điểm có tính chất định hướng cho sự phát tri ển bền v ững đ ất n ước
thì tại Đại hội XI, quan điểm phát triển bền v ững đ ược th ể hiện t ập trung,
xuyên suốt trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng, từ Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm
2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 cho đến Báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại bi ểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng; biểu hiện trên h ầu hết các lĩnh v ực kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường... Giữa phát tri ển nhanh và
phát triển bền vững có mối quan hệ mật thiết với nhau: “ Phát triển bền
vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo ngu ồn
lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và b ền vững ph ải luôn
gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát
triển kinh tế - xã hội”.
3.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Hà Nội
-Tình hình sản xuất rau an toàn (RAT) ở Hà Nội
+Năm 2015 Hà Nội có khoảng 12 nghìn ha rau các loại, trong đó diện tích
chuyên rau là 5,1 nghìn ha (với hệ số sử dụng đất trung bình là 3,5 vụ/năm),
diện tích rau không chuyên đạt hơn 6,6 nghìn ha (với hệ số sử dụng đất bình
quân 1,5 vụ/năm). Trong số 5,1 nghìn ha, RAT có 171 ha rau VietGAP và 17 ha
rau hữu cơ. RAT đạt năng suất 19,5 tấn/ha/vụ và cho sản lượng gần 162 nghìn
tấn.

+Về mùa vụ, rau có thể được trồng nhiều vụ trong năm. Ở Hà Nội, người ta
trồng rau quanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính, đó là vụ mùa và vụ đông
xuân.


+Vụ mùa kéo dài từ tháng tư đến tháng tám hàng năm và chiếm khoảng 1/3 diện
tích rau cả năm của TP. Sở dĩ rau vụ mùa có tỉ trọng thấp là do những hạn chế
về thời tiết trong mùa hè, về đất cũng như các giống rau thích hợp.
+ Vụ đông xuân là vụ rau chính, bắt đầu từ tháng chín đến tháng ba năm sau.
Thuận lợi cơ bản của vụ này là thời tiết thích hợp với nhiều loại rau, trong đó có
hàng loạt rau cao cấp (như súp lơ, bắp cải...) và ít bị sâu bệnh. Do đó, rau vụ
đông xuân chiếm hơn 2/3 diện tích của Hà Nội với nhiều chủng loại và chất
lượng tốt hơn hẳn so với rau vụ mùa.
+ RAT tập trung nhiều nhất tại các huyện Mê Linh, Hoài Đức, Thanh Oai, Đông
Anh, Gia Lâm, Thanh Trì…; trong đó, có một số mô hình tập trung, khép kín
sản xuất và tiêu thụ đang phát triển tốt như mô hình tại xã Văn Đức, Đặng Xá
(Gia Lâm), xã Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì), xã Vân Côn, Tiền Lệ (Hoài
Đức), xã Nam Hồng (Đông Anh), xã Lĩnh Nam (Thanh Trì)...
+ Về hiệu quả kinh tế, giá trị thu được từ sản xuất RAT trung bình ở mức 200 250 triệu đồng/ha/năm. Riêng tại các vùng trồng che phủ nylon, nhà lưới trồng
rau trái vụ đã đạt 3 - 5 vụ/năm (rau cải 5 vụ, su hào 3 vụ), thu nhập tăng thêm
600 triệu đồng/ha/năm; giá trị sản xuất đạt 1 tỉ đồng/ha/năm, có diện tích đạt 2 tỉ
đồng/ha/năm (Yên Viên - Gia Lâm), tổng giá trị sản xuất đạt trên 1.200 tỉ
đồng/năm, tương đương 30.000 ha lúa/vụ. Giá trị sản xuất RAT cao hơn sản
xuất rau thường từ 10 - 20%.
Mức lãi bình quân của sản xuất RAT là 80 - 100 triệu đồng/ha/năm. Ở một số
địa phương được đầu tư khép kín và ứng dụng tốt các thành tựu về khoa học
công nghệ, mức lãi đạt cao hơn (150 - 200 triệu đồng/ha/năm). Cá biệt, có
những xã như Lĩnh Nam (Thanh Trì) hay Vân Nội (Đông Anh), trên m ột s ố
diện tích nhất định trồng rau ăn lá ngắn ngày và rau cao cấp thì m ức lãi lên
tới 300 - 350 triệu đồng/ha/năm .

- Tình hình tiêu thụ rau an toàn (RAT) ở Hà Nội
+Về tiêu thụ RAT, hiện nay có 6 hình thức chủ yếu. Đó là siêu th ị (chi ếm
khoảng 1,5% sản lượng RAT); cửa hàng phân phối bán l ẻ (1,5%); giao theo
hợp đồng (cho nhà hàng, bếp ăn tập thể, quán ăn... chiếm 1,8%); các
thương lái thu gom rồi đưa đi tiêu thụ (12,6%); người trồng rau t ự bán tại
các chợ dân sinh (26,8%) và bán buôn tại các chợ đầu mối (55,8%).
+Hà Nội đang có 48 cơ sở sơ chế RAT, cũng là 48 chuỗi tiêu th ụ RAT d ưới
dạng liên kết dọc (trồng - sơ chế - phân phối - tiêu th ụ RAT), tuy nhiên,
không có một cơ sở nào thực hiện toàn bộ. Tất cả các chu ỗi đ ều do t ừ 2
đến 4 cơ sở thực hiện; có 9/48 chuỗi tự tổ chức trồng rau nhưng không có


hoạt động thu gom; 23/48 chuỗi vừa sản xuất, vừa thu gom và 16/48
chuỗi chỉ thu gom và không sản xuất.
+Việc thu gom RAT diễn ra dưới 2 hình th ức: kí h ợp đ ồng v ới các h ợp tác
xã (hay cơ sở sản xuất) và kí hợp đồng trực tiếp với các h ộ sản xuất. RAT
có tem, nhãn nhận diện được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 h ợp tác xã
cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, điểm phân ph ối, bếp ăn t ập th ể và h ệ
thống siêu thị với sản lượng gần 20 nghìn tấn/năm. Tuy có nhiều n ỗ l ực
nhưng sản lượng nói trên mới chỉ chiếm 5% sản lượng RAT, 3% s ản l ượng
rau nói chung và đáp ứng được 2% nhu cầu tiêu th ụ. Trong khi đó, RAT
chưa có tem, nhãn nhận diện được tiêu thụ ở các chợ đầu mối, ch ợ dân
sinh, khu dân cư... với sản lượng khoảng 40 nghìn t ấn/năm (chi ếm 93%
sản lượng RAT, 62% sản lượng rau nói chung và 37% nhu cầu tiêu th ụ).
3.3.Đánh giả hiệu quả của việc trồng rau theo chuẩn Vietgap ở Hà
Nội
- Bền vững về mặt sinh thái:
+ Đáp ứng điều kiện: lượng chất thải ra môi tr ường luôn nh ỏ h ơn
khả năng đồng hoá của môi trường: hoạt động trồng rau s ạch an toàn
không những đem lại lợi nhuận kinh tế cao h ơn tr ồng rau truy ền th ống

mà còn đảm bảo được môi trường đất, nước luôn được trong sạch, không
có trữ lượng thuốc bảo vệ thực vật dư thừa, không bị ô nhiễm, góp ph ần
tạo ra môi trường sống lành mạnh cho các sinh vật có l ợi phát tri ển ,t ạo
hiệu quả tốt hơn cho các loại cây trồng vật nuôi trong quá trình phát
triển. Không những thế con người là sinh vật trực tiếp h ưởng l ợi t ừ các
hoạt động này .
- Bền vững về kinh tế:
+ Hoạt động trồng rau sạch an toàn chuẩn VietGAP tạo s ự ổn đ ịnh v ề
mặt kinh tế cho các hộ dân hưởng ứng phong trào này.
+ Về lâu dài thì hoạt động trồng rau theo chuẩn VietGAP này đã đem
lại công việc ổn định và nguồn thu kinh tế cho người nông dân tr ồng rau
sạch tại Hà Nội bởi nhu cầu về rau an toàn đang ngày càng lớn
+ Thu ngoại tệ nước ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu: bởi
không chỉ người nông dân có công việc ổn định lâu dài hoạt đ ộng này còn
thu hút các doanh nghiệp đầu tư mở rộng với khao khát xu ất kh ẩu các
mặt hàng rau sạch tại Việt Nam ra nước ngoài nhằm thu lợi nhuận kh ổng
lồ.


-

Bền vững về mặt xã hội:
+ Tạo việc làm ổn định cho người dân, giảm thiểu thất nghiệp cho
xã hội
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân.

+ Đảm bảo sức khỏe an toàn cho mọi người trong xã hội khi tiêu
dùng thực phẩm rau.
+ Tạo ra thị trường rau uy tín, ch ất lượng mang th ương hi ệu Ng ười
Việt.

+ Góp phần hoàn thành công cuộc Công nghiệp hoá, Hi ện đ ại hóa đ ất
nước
3.4.Mạng lưới triển khai VIETGAP tại Hà Nội
Hiện nay ở Hà Nội đã có 60 cơ sở được cấp ch ứng nhận VietGAP.Trong
đó một số những cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP trồng trọt là:
-Hộ kinh doanh Vương Sỹ Thành
+Mã số VietGAP: VietGAP-TT-15-03-01-0078
+Sản phẩm: Rau (Cải xanh, cải ngọt, cải ngồng, rau muống, rau mồng t ơi,
rau dền, cải bó xôi, cải chíp, cải cúc, rau thơm các loại)
-Nguyễn Thị Thanh Lan (Thành viên HTX Phước An)
+Mã số VietGAP: VietGAP-TT-13-06-79-0575
+Sản phẩm: Rau (Rau ngót)
-Trang trại sản xuất nông nghiệp sạch Thái Nguyên- Chi nhánh Doanh
nghiệp Tư nhân Cao Bắc
+Mã số VietGAP: VietGAP-TT-14-05-19-0002
+Sản phẩm: Rau (xà lách, cà chua)
-Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ tổng hợp Đạt Thắng
+Mã số VietGAP: VietGAP-TT-15-03-01-0076
+Sản phẩm: Rau (Măng tây)


-Hộ sản xuất kinh doanh Bùi Thị Thanh Hà
+Mã số VietGAP: VietGAP-TT-15-03-01-0075
+Sản phẩm: Rau (Các sản phẩm rau mầm, rau xà lách, c ải bó xôi, rau
babyleaf, dưa leo, rau muống, mồng tơi)
-Công ty TNHH thương mại và sản xuất nấm tươi Ba Vì
+Mã số VietGAP: VietGAP-TT-15-03-01-0074
+Sản phẩm: Rau (Nấm hương, nấm đùi gà, nấm ngọc trâm, n ấm kim phúc,
sò trắng, sò nâu, sò yến, linh chi)
-Công ty cổ phần thực phẩm Ngôi sao xanh

+Mã số VietGAP: VietGAP-TT-15-03-01-0072
+Sản phẩm: Rau (Cải xanh, cải ngọt, cải ngồng, bắp cải, su hào, c ải chíp,
mồng tơi, cà chua, quả bí đỏ, bí xanh, mướp, bầu)
-Công ty TNHH MTV Thực phẩm Thái Bình
Mã số VietGAP: VietGAP-TT-13-06-30-0001
Sản phẩm: Rau (Hành lá, cà rốt)
-Công ty cổ phần rau an toàn Hà Nội
+Mã số VietGAP: VietGAP-TT-15-03-01-0070
+Sản phẩm: Rau (cà chua, cải bắp, đậu đũa, đậu trạch, dưa chuột, bàu bí
các loại, mướp các loại, cải các loại, rau gia v ị, rau ăn lá các lo ại, su hào,
súp lơ, cà tím, cà pháo)
-Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Headway Việt
+Mã số VietGAP: VietGAP-TT-13-02-01-0016
+Sản phẩm: Rau (Rau cải các loại, rau gia vị các loại, rau mu ống, m ồng t ơi,
rau dền (dền xanh, dền tía, dền đỏ, dền cơm)
-Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn
+Mã số VietGAP: VietGAP-TT-15-03-01-0069


+Sản phẩm: Rau (Rau họ thập tự, Rau ăn quả họ bầu bí, Rau h ọ cà, Rau ăn
lá và rau thơm các loại khác)
-Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Trì
+Mã số VietGAP: VietGAP-TT-15-03-01-0067
+Sản phẩm: Rau (Bắp cải, súp lơ, cà chua, su hào, rau mu ống, rau c ải các
loại, rau bí)
-Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn
+Mã số VietGAP: VietGAP-TT-15-03-01-0069
+Sản phẩm: Rau (Rau họ thập tự, Rau ăn quả họ bầu bí, cà chua, khoai tây;
Rau ăn lá các loại khác ; Rau thơm
3.5.Danh sách các nơi cấp chứng chỉ đạt tiêu chu ẩn VIETGAP ở Hà

Nội


STT Tên tổ chức chứng nhận
1

2
3

4

5
6

Địa chỉ

Công ty cổ phần Chứng Tầng 4, Tòa nhà
nhận

giám
định 130 Nguyễn Đức
VinaCert
Cảnh,
phường
Tương Mai, Hoàng
Mai, Hà Nội
Trung tâm chứng nhận phù Số 8, Hoàng Quốc
hợ ( Quacert)
Việt, Cầu Giấy, Hà
Nội

Trung tâm giám định và Phòng 702- Tòa
chứng nhận hợp chuẩn nhà F5- Trung
hợp quy (VietCert)
Kính- P.Yên HòaQ.Cầu Giấy- Hà
Nội
Trung tâm Khào Kiểm 6 Nguyễn Công
nghiệm giống sản phẩm Trứ. Q.Hai Bà
cây trồng và phân bón Trưng, Hà Nội
Quốc gia
Viện nghiên cứu rau quả
Trâu Qùy, Gia Lâm,
Hà Nội
Viện môi trường nông Phú Đô, Mễ Trì,Từ
nghiệp
Liêm,Hà Nội

Mã số chỉ định
VietGAP-TT-1302

VietGAP-TT-1303
VietGAP-TT-1305

TCCN-VietGAP
10-03
TCCN-VietGAP
10-01

3.6.Khó khăn: Tuy sản xuất rau an toàn (RAT) đã thu được một số kết
quả cụ thể, nhưng trước mắt vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể:
- Sản xuất rau nói chung và RAT nói riêng trên địa bàn Hà Nội ch ưa có quy

hoạch; diện tích còn nhỏ bé, manh mún. Các vùng trồng rau t ập trung có
quy mô hạn chế, trong khi diện tích có thể trồng rau là rất lớn, nh ất là các
vùng bãi ven sông Hồng và sông Đáy.
-Cơ sở hạ tầng cho vùng trồng rau còn thiếu và ch ưa đồng bộ, các d ự án
phát triển vùng sản xuất RAT thường bị vướng mắc v ề quy hoạch chung
của Thủ đô. Sản phẩm cuối cùng là rau tươi sử dụng trong ngày, nh ưng s ố
cơ sở sơ chế, chế biến rau còn ít và nhỏ bé, chưa đáp ứng được yêu c ầu.
- Sản xuất, kinh doanh RAT gặp nhiều rủi ro, vì thế, các doanh nghiệp đ ầu
tư vào lĩnh vực này còn hạn chế. Nếu có thì cũng ch ỉ là m ột số doanh
nghiệp nhỏ, thiếu bền vững. Ngoài ra còn thiếu mạng lưới kinh doanh
RAT, sản lượng RAT tiêu thụ qua hệ thống cửa hàng còn thấp. Mối liên k ết


giữa sản xuất và kinh doanh RAT còn lỏng lẻo dẫn đến sản xuất ra sản
phẩm nhưng lại khó tiêu thụ được.
- Công tác quản lí Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ RAT còn có nh ững b ất
cập làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sản xuất chân chính và gây
thiếu lòng tin của người tiêu dùng...
4.Giải pháp để tăng cường sản xuất rau an toàn theo chuẩn VietGAP
ở Hà Nội
- Ban hành một thể chế thống nhất, cụ thể về lộ trình triển khai sản xuất RAT
theo GAP, VietGAP trong cả nước.
- Ban hành hệ thống chính sách riêng, đồng bộ cho chương trình sản xuất -tiêu
thụ RAT, bao gồm các nội dung về đầu tư công; công tác khuyến nông; nội
dung thanh, kiểm tra, giám sát chất lượng; Nâng cao năng lực các HTX;
Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất - tiêu thụ RAT; hỗ trợ về vốn
phát triển sản xuất; hoàn thiện hệ thống quản lý, chỉ đạo sản xuất và đẩy mạnh
thông tin, phổ biến chính sách.
- Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cần sớm được phê duyệt và nhanh chóng công
bố đến các đối tượng quan tâm.

- Đầu tư có trọng điểm, có chất lượng, đồng bộ, tập trung ưu tiên đầu tư hệ
thống thủy lợi, hệ thống sơ chế. Thực hiện đầu tư trên cơ sở có sự tham gia của
cộng đồng, đầu tư có sự tham gia của Nhà nước, địa phương, nhân dân, các tổ
chức khác…
- Tập trung hỗ trợ kỹ thuật để triển khai nhanh sản xuất rau theo VietGAP, GAP
trên các diện tích đã được quy hoạch và đủ điều kiện về đất,nước và nhân lực
theo quy định. Xây dựng cơ chế đặc thù cho công tác khuyến nông trong phát
triển bền vững RAT.
- Trong thời gian tới hai loại hình HTX sản xuất - tiêu thụ RAT và doanh nghiệp
sản xuất - tiêu thụ RAT vẫn là hai loại hình chính trong phát triển RAT của Hà
Nội, vì vậy những tác động để phát triển bền vững hai loại hình này cần thực
hiện song song, có sự phối hợp chặt chẽ của hai giải pháp hỗ trợ từ phía Nhà
nước và phát huy nội lực, ý thức tự giác của các tổ chức, cá nhân tham gia sản
xuất - kinh doanh RAT.
- Giải pháp tiêu thụ RAT gồm: Củng cố, xây dựng hệ thống tiêu thụ RAT; Tiêu
chuẩn hóa, xây dựng và phát triển thương hiệu RAT; Tiến hành các hoạt động
marketing; Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết trong tiêu thụ RAT;
Có chính sách khuyến khích đầu tư các chợ đầu mối, các cơ sở tiêu thụ RAT.


- Thực hiện rà soát, hoàn thiện các quy định về quản lý kinh doanh RAT. Tổ
chức nhiều hình thức giám sát như thanh, kiểm tra thường xuyên, đột xuất; giám
sát cộng đồng; giám sát nội bộ. Củng cố sự phối hợp giữa các cơ quan chức
năng và tiến hành đào tạo nguồn nhân lực về quản lý giám sát sản xuất.
- Đầu tư thỏa đáng có công tác tuyên truyền. Phát huy sức mạnh của các đài
phát thanh tại địa phương (huyện, xã). Nâng cao chất lượng tuyên truyền,
chuyển tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức nhiều
hình thức tuyên truyền về RAT cho người tiêu dùng.
- Phối hợp, liên kết chặt chẽ các vùng rau xung quanh Hà Nội về sản xuất, tiêu
thụ RAT.



KẾT LUẬN

An toàn thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của con
người và được sự quan tâm của cả thế giới cũng như ở Việt Nam. Rau
xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn, là thực
phẩm được sử dụng hàng ngày và tiêu thụ với số lượng lớn. Chính vì
thế, việc nghiên cứu sản xuất RAT ở TP Hà Nội là vấn đề thời sự, cấp
thiết. Vsiệc sản xuất RAT ở Thủ đô mới xuất hiện trong những năm
gần đây và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, đáp ứng
được phần nào nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, con đường phía
trước cho RAT vẫn còn rất gian nan. Để việc sản xuất RAT ở TP Hà
Nội thật sự trở thành một phân ngành mũi nhọn, có vị thế quan trọng
trong cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng và cơ cấu ngành nông nghiệp
nói chung, cần phải có sự quan tâm của xã hội, từ lãnh đạo TP cho
đến người sản xuất và người tiêu dùng với những giải pháp quyết liệt.
Có như vậy, người dân Thủ đô mới bớt nỗi lo về thực phẩm bẩn như
hiện nay.



×