Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non thực hành, trường cao đẳng sư phạm trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THANH HUẾ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ MẪU
GIÁO
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH,
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THANH HUẾ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ MẪU
GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH,
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
M s : 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngư i hư ng dẫn ho học:
GS TS Ph n Văn Kh


HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của bản
thân. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không
trùng lặp với các đề tài khác và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình
thức nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Th nh Huế


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
tới GS TS Ph n Văn Kh – người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám
hệu, khoa sau đại học và các giảng viên của Trường Đại học sư phạm Hà Nội
2 đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo trường Cao đẳng Sư phạm
trung ương, khoa giáo dục mầm non, Ban giám hiệu các trường mầm non
thực hành và toàn thể giáo viên, cha mẹ học sinh các trường MNTH đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tuy

đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn không tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các quý thầy cô và tất cả những ai quan tâm tới luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Th nh Huế


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2 Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3
3 Khách thể và đ i tượng nghiên cứu ...................................................... 3
4 Giả thuyết ho học ................................................................................ 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3
6 Phạm vi nghiên cứu đề tài ...................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 4
8 Những đóng góp củ đề tài ..................................................................... 5
9 Cấu trúc đề tài ......................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM
SÓC TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƯỜNG MẦM NON................................... 6
Tổng qu n nghiên cứu vấn đề .............................................................. 6

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 6
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 7
2 Một s

hái niệm cơ bản.................................................................... 12

1.2.1. Quản lý.......................................................................................... 12
1.2.2. Giáo dục mầm non ....................................................................... 14
1.2.3. Quản lý giáo dục mầm non.......................................................... 15
1.2.4. Quản lý trường mầm non ............................................................ 16
1.2.5. Hoạt động chăm sóc trẻ mầm non............................................... 16
1.2.6. Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm non ................................. 17


3 Hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo trong trư ng mầm non ............ 17
1.3.1 Mục tiêu của giáo dục mầm non .................................................. 17
1.3.2. .................................... Nội dung hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo
1.3.3. Hình thức tổ chức chăm sóc trẻ trong trường mầm non ........... 28
4 Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo trong trư ng
mầm non..................................................................................................... 30
1.4.1. Xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ mẫu giáo ................................ 30
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc trẻ mẫu giáo.................. 33
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo.................................. 35
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc trẻ ................................ 37
5 Những yếu t ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo
trong b i cảnh hiện n y ............................................................................ 40
1.5.1. Yếu tố khách quan........................................................................ 40
1.5.2. Yếu tố chủ quan............................................................................ 41
6 Kết luận chương 1 .............................................................................. 42
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHĂM SÓC TRẺ MẪU GIÁO...

43
TẠI CÁC TRƯỜNG MNTH, TRƯỜNG CĐSP TRUNG ƯƠNG.............. 43
2.1. Khái quát về các trư ng MNTH, trư ng C o đẳng Sư phạm
Trung ương................................................................................................ 43
2.1.1. Khái quát về Trường CĐSP Trung ương ................................... 43
2.1.2. Khái quát về các trường MNTH của trường Cao đẳng Sư
phạm Trung ương .................................................................................. 46
2.2. Gi i thiệu về hảo sát hoạt động chăm sóc trẻ tại các trư ng
MNTH, trư ng CĐSP Trung ương. ........................................................ 50
2 3 Thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ tại các trư ng mầm non
thực hành, Trư ng C o đẳng Sư phạm Trung ương ............................ 52
2.3.1. Nhận thức của CBQL và đội ngũ giáo viên về vai trò của hoạt
động chăm sóc trẻ trong trường mầm non trong giai đoạn hiện nay..
52

18


2.3.2. Thực trạng về chương trình và nội dung nuôi dưỡng chăm
sóc trẻ ở trường mầm non...................................................................... 53
2.3.3. Thực trạng về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc trẻ
mầm non ................................................................................................. 56
2.3.4. Mức độ hiệu quả thực hiện hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng
cho trẻ mầm non..................................................................................... 58
2 4 Thực trạng quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại
các trư ng mầm non Thực hành, Trư ng C o đẳng Sư phạm
Trung Ương ............................................................................................... 61
2.4.1. Về lập kế hoạch, mục tiêu tổ chức hoạt động chăm sóc tại các
trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương ......................................... 61
2.4.2. Về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc trẻ tại các

trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương ......................................... 64
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ trong
trường mầm non thực hành, Trường Cao đẳng sư phạm Trung
ương ........................................................................................................ 67
2.4.4. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc trẻ
trong trường mầm non thực hành, Trường Cao đẳng sư phạm
Trung ương............................................................................................. 70
2 5 Các yếu t ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các
trư ng MNTH, trư ng CĐSP Trung ương ............................................. 73
2 6 Kết luận chương 2 .............................................................................. 76
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TRẺ
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH, TRƯỜNG CAO
ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG............................................................. 77
3

Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .................................................... 77
3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu ..................................................................... 77
3.1.2. Nguyên tắc toàn diện và hệ thống ............................................... 77
3.1.3. Nguyên tắc phát triển.................................................................... 78


3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi .................... 78
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ............................................... 79
3 2 Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các
trư ng MNTH, Trư ng CĐSP Trung ương........................................... 79
3.2.1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận
thức của CBQL, GVNV và cha mẹ trẻ về công tác chăm sóc trẻ mẫu
giáo tại các trường MNTH, trường CĐSP Trung ương ......................
79
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chăm sóc trẻ cho đội

ngũ GVNV trong các nhà trường.......................................................... 84
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động chăm sóc trẻ.................................................................... 87
3.2.4. Hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo
viên, nhân viên trong các trường mầm non thực hành ....................... 94
3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra để phòng ngừa, ngăn chặn và khắc
phục các hạn chế của hoạt động chăm sóc trẻ .....................................
96
3 3 M i qu n hệ giữ các biện pháp ..................................................... 100
3 4 Tổ chức hảo nghiệm sự cần thiết và tính hả thi........................ 100
3.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo nghiệm ..................... 100
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ................................................................. 101
3 5 Kết luận chương 3 ............................................................................ 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 108
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

ATTP

An toàn thực phẩm

CĐSP

Cao đẳng sư phạm


CBQL

Cán bộ quản lý

CSVC

Cơ sở vật chất

CBGVNV

Cán bộ giáo viên nhân viên

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDMN

Giáo dục mầm non

GVNV

Giáo viên nhân viên

HĐCS

Hoạt động chăm sóc

KNS


Kỹ năng sống

MN

Mầm non

MNTH

Mầm non thực hành

QLGD

Quản lý giáo dục

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nhu cầu về năng lượng củ trẻ ................................................... 23

Bảng 2 Gi ăn củ trẻ ............................................................................... 24
Bảng 3 Nhu cầu ngủ củ trẻ trong một ngày theo độ tuổi .................... 25
Bảng 2

Đội ngũ CBQL, GVNV ................................................................ 48


Bảng 2 2 Th ng ê s l p, s trẻ tại các trư ng MNTH, trư ng CĐSP
Trung ương .................................................................................... 48
Bảng 2 3 Bảng th ng ê s trẻ bình quân trên l p và tỷ lệ giáo viên
trên trẻ tại các trư ng MNTH, trư ng CĐSP Trung ương...... 49
Bảng 2.4. Chuẩn cho điểm ............................................................................ 51
Bảng 2 5: Thực trạng về chương trình và nội dung nuôi dưỡng chăm
sóc trẻ ở trư ng mầm non ............................................................ 53
Bảng 2 6 Thực trạng mức độ hiệu quả phương pháp tổ chức các hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.................................................... 56
Bảng 2 7: Mức độ hiệu quả thực hiện hình thức chăm sóc, nuôi
dưỡng cho trẻ mầm non .............................................................. 58
Bảng 2 8: Về lập ế hoạch tổ chức hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ
ở trư ng mầm non ........................................................................ 61
Bảng 2 9: Về tổ chức thực hiện ế hoạch hoạt động chăm sóc trẻ trong
trư ng ............................................................................................. 64
Bảng 2

: Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ trong
trư ng MNTH, Trư ng CĐSP Trung ương .............................. 67

Bảng 2

: Thực trạng quản lý iểm tr đánh giá hoạt động chăm sóc
trẻ tại các trư ng MNTH, Trư ng CĐSP Trung ương ............ 70

Bảng 2 2: Về các yếu t ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc
trẻ tại các trư ng MNTH, trư ng CĐSP Trung ương ............... 75
Bảng 3


Kết quả hảo nghiệm tính cần thiết củ các biện pháp ......... 101


Bảng 3 2 Đánh giá củ CBQL, GV về tính hả thi củ các biện pháp
quản lý .......................................................................................... 102


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ

Cấu trúc hệ th ng củ hoạt động quản lý ................................. 13

Sơ đồ 2 M i qu n hệ các chức năng quản lý .......................................... 14
Sơ đồ 2

Cơ cấu tổ chức bộ máy trư ng C o đẳng Sư phạm
trung ương ..................................................................................... 45

Biểu đồ 2

Nhận thức củ CBQL và đội ngũ giáo viên về v i trò củ

hoạt động chăm sóc trẻ ................................................................. 52


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
"Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho nền tảng giáo dục tốt" sinh thời
Bác Hồ kính yêu đã từng nói. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của hệ thống giáo dục. Chất

lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến
chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn
đối với con người nhất là tuổi mầm non bởi ở lứa tuổi này trẻ đang được hình
thành lên nhân cách con người, đòi hỏi những nhà giáo dục trẻ phải là những
con người có đạo đức, mẫu mực có trình độ chuyên môn, yêu nghề, mến trẻ,
luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo. Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong
việc hình thành và phát triển nhân cách, là nền tảng cho việc thực hiện các
mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài”
cho đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ X khẳng định “Giáo
dục là một trong những nhân tố quyết định sự nghiệp trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghành học mầm non nhận rõ thấy trách
nhiệm này vì GDMN là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của GD&ĐT ra những con người có
năng lực, phát triển toàn diện không chỉ năng lực và phẩm chất đạo đức mà
còn có sức khoẻ tốt để sẵn sàng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp
hóa -hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
Chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm, là tình thương và hạnh phúc
của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Tinh thần đó được thể hiện
trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn hiện nay đó là nhấn mạnh đến
chất lượng giáo dục toàn diện. Điều 22, Luật Giáo dục khẳng định: “Mục tiêu
của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
em vào học lớp một”. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Đây là độ tuổi hết sức nhạy

1


cảm, trẻ bị tác động mạnh mẽ từ môi trường sống vì khả năng tự bảo vệ bản
thân hạn chế. Hầu hết thời gian trong ngày của trẻ là ở trường mầm non, trẻ

nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ từ các cô giáo, và chịu ảnh
hưởng rất lớn từ các hoạt động tại trường mầm non. Chính vì vậy chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non hết sức quan trọng và cần thiết, là
điều mà phụ huynh học sinh, cả xã hội và đặc biệt là những người làm công
tác giáo dục mầm non cần quan tâm. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ ở trường mầm non tốt có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ.
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non là công việc quan trọng, hết sức cần
thiết để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh “Không thể có một cái đầu minh
mẫn trong một cơ thể ốm yếu”; Nhưng đáng tiếc vẫn còn những tồn tại trong
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi mầm non. Bậc học mầm non còn
nhiều vướng mắc trong quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng do nhiều
nguyên nhân. Nhất là vào thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại
chúng đã đưa tin rất nhiều về những hiện tượng tiêu cực, bạo hành trẻ, đối xử
thiếu công bằng tôn trọng trẻ, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ chưa thực sự bảo đảm
ở một số nơi: Điển hình gần đây là vụ cô giáo ở Thành phố Tuyên Quang tỉnh
Tuyên Quang đạp trẻ gẫy xương đùi do bé không ngủ trưa được báo đưa tin
ngày 19/6/2016 hay vụ cô giáo ở Tứ Hiệp Thanh Trì (Hà Nội) tát xối xả vào
mặt trẻ khi cho trẻ ăn ngày 22/6/2016 , Vụ trường Mầm Xanh Quận 12
Thành phố Hồ Chí Minh và xa hơn nữa là rất nhiều vụ bạo hành trẻ Mầm non
xẩy ra ở khắp nơi trên cả nước như ở Hà Đông, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí
Minh, Lạng Sơn....mà càng kể ra chúng ta càng thấy xót xa và đau lòng,
những sự việc này đã làm dậy sóng dư luận và làm tổn hại nghiêm trọng tới
lòng tin của phụ huynh học sinh cũng như toàn xã hội, ảnh hưởng xấu tới sự
phát triển sức khỏe và tâm lý của trẻ. Một trong những nguyên nhân chính
ảnh hưởng đến hoạt động này là phương pháp cách thức quản lý chế độ chăm
sóc trẻ trong các trường mầm non chưa thực sự hiệu quả.


Xuất phát từ những lí do trên, bản thân là người quản lý trong trường

mầm non cùng với trách nhiệm lớn lao của người nhà giáo em luôn suy nghĩ
làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ được tốt tạo tiền đề vững
chắc cho tương lai trẻ cũng như sự phát triển của đất nước do đó xin lựa chọn
đề tài “Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non
thực hành, Trường cao đẳng sư phạm trung ương” làm đề tài nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ bản chất vấn đề quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mầm non
trong điều kiện phát triển của nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất được
các biện pháp thực hiện quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường
MNTH, Trường CĐSP Trung ương nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục
mầm non ở Thủ đô Hà Nội nói chung và của các trường MNTH Trường
CĐSP Trung ương nói riêng.
3 Khách thể và đ i tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường MNTH, Trường CĐSP Trung
ương
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ của các trường MNTH, Trường CĐSP
Trung ương
4 Giả thuyết ho học
Chất lượng chăm sóc trẻ sẽ được nâng cao và góp phần hoàn thành tốt
mục tiêu cụ thể của giáo dục mầm non nếu trường mầm non có những biện
pháp quản lý cụ thể, khả thi về hoạt động chăm sóc trẻ.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các
trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ tại các
trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương



5.3. Nghiên cứu các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
chăm sóc tại các trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương và khảo nghiệm
tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp.
6 Phạm vi nghiên cứu đề tài
6.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lí chăm sóc trẻ mẫu giáo trong bối
cảnh đổi mới và đánh giá thực trạng để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt
động chăm sóc trẻ tại các trường MNTH - Trường CĐSP Trung ương nhằm
thực hiện tốt mục tiêu GDMN.
6.2. Thời gian: Từ năm học 2016 - 2017 đến năm 2017-2018
6.3. Địa bàn khảo sát: Các trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và khái quát chủ trương của Bộ GD&ĐT về hoạt động chăm
sóc, giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.
Nghiên cứu và phân tích những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề
tài nghiên cứu: biện pháp, biện pháp quản lí, hoạt động chăm sóc trẻ mầm
non, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu chăm sóc, giáo dục của trẻ
mầm non…
Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhóm cán bộ quản lí, giáo viên
mầm non, nhân viên, giảng viên; phiếu đánh giá chất lượng chăm sóc.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ban giám hiệu, giảng
viên, giáo viên và nhân viên trong trường.
7.2.3. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động thực hiện chăm sóc trẻ của
giáo viên, nhân viên mầm non theo các yêu cầu của Qui chế nuôi dạy trẻ,
Điều lệ trường mầm non, các thông tư về chăm sóc sức khỏe và an toàn của



trẻ mầm non, yêu cầu của đề án nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Thành phố Hà Nội.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu phân tích
các sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, biểu đồ tăng trưởng, sổ tính khẩu phần ăn
cho trẻ, sổ ghi nhật kí hàng ngày, sổ theo dõi công tác y tế học đường….
7.3. Phương pháp toán thống kê:
Xử lý các số liệu khảo sát bằng thống kê toán học.
8 Những đóng góp củ đề tài
Về mặt lý luận: Xác định được khung lý thuyết về chăm sóc trẻ và để
quản lý hoạt động này tại trường mầm non.
Về mặt thực tiễn: Đưa ra các biện pháp chăm sóc trẻ mẫu giáo phù
hợp có hiệu quả giúp trẻ trong trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương
được chăm sóc tốt hơn.
9 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:


Chương
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƯỜNG MẦM NON
Tổng qu n nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Việc “lấy trẻ làm trung tâm” và “tất cả cho trẻ em” được đặt lên đầu
tiên của các nền giáo dục nước ngoài. Trong hoạt động quản lý của nhà
trường, nhà quản lý và nhà giáo dục phối hợp chặc chẽ với nhau, cùng chung
một tiếng nói.
Với kinh nghiệm trong việc quản lý nhà trường, V.A. Xukhomlinxki,
trong tác phẩm của cuộc đời mình “Vấn đề quản lý và lãnh đạo nhà trường‟‟

đã nói lên tầm quan trọng của một hiệu trưởng trong công tác quản lý nhà
trường. Hiệu trưởng là người chỉ đạo các hoạt động quản lý, phối hợp với các
hiệu phó và đội ngũ giáo viên, nhân viên. Tác giả nhấn mạnh tính quản lý tập
thể trong các hoạt động của trường mầm non.
Tác giả cho rằng để nâng cao chất lượng quản lý, chuyên môn nghiệp
vụ giáo viên thì cần tổ chức các hội thảo khoa học. Thông qua hội thảo, giáo
viên có những điều kiện trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ để
nâng cao trình độ của mình.
Tác giả Xverxlerơ, ông nhấn mạnh đến biện pháp dự giờ, phân tích bài
giảng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn. Xverxlerơ cho rằng việc dự giờ và
phân tích bài giảng là rất quan trọng trong công tác quản lý chuyên môn
nghiệp vụ của giáo viên nhìn thấy và khắc phục các thiếu sót, phát huy điểm
mạnh.
Những nghiên cứu khác của tác giả nước ngoài đã đề cập đến vấn đề
cốt lõi của quản lý và quản lý giáo dục như: F.W. Taylor, G. Mayor, P.
Druckev…Liên quan đến các vấn đề tâm lý trẻ em có các công trình như:
Tác giả V.X. Mukhina với công trình “Tâm lí học mẫu giáo” nghiên
cứu về đặc trưng tâm lí của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo.


Tác giả Erik Erikson với “Trẻ em và xã hội” nghiên cứu về sự phát
triển của trẻ em, cách đối xử và giáo dục trẻ.
Jonh. B. Watson với công trình “Chăm sóc về tâm lí cho trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ” đã nghiên cứu về tâm lí của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm
sóc chúng.
Một số nhà tâm lý học Xô viết như: L.X. Vuwgotsxki, A.N. Lêônchiev
đã nghiên cứu quá trình hình thành hành động trí tuệ ở trẻ em, nhờ đó đã phát
hiện ra cơ chế chuyển từ hành động vật chất bên ngoài thành hành động trí tuệ
bên trong và đặc điểm, các giai đoạn của sự hình thành các hành động trí tuệ
ở trẻ em.

1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về GDMN, đặc biệt có một số công
trình đề cập đến những vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm
non. Điển hình như:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số: B2004-CTGD-02: “Các
giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục mầm non” do tác giả Trần Thị
Lan Hương (2005) [34] làm chủ nhiệm đã xác định những yếu tố cơ bản nâng
cao chất lượng giáo dục mầm non; xây dựng tiêu chí và công cụ đánh giá chất
lượng giáo dục mầm non; tổ chức đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục
mầm non; xây dựng tiêu chí lựa chọn những giải pháp cơ bản nâng cao chất
lượng giáo dục mầm non và đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng
giáo dục mầm non.
“Cẩm nang một số vấn đề chăm sóc – giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng,
môi trường cho trẻ mầm non” (2005) [57] do Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT ban
hành. Công trình đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn chăm sóc, giáo
dục trẻ, đồng thời hướng dẫn cho các giáo viên ở các trường mầm non trong
các hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số: B2009-37-71TĐ: “Nghiên
cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0


đến 6 tuổi ở gia đình” do tác giả Trần Thị Bích Trà (2011) [51] làm chủ
nhiệm đã tổng quan và phân tích những vấn đề lí luận cốt yếu về chất lượng
chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình: Một số quan niệm về giáo
dục gia đình đối với trẻ từ 0 đến 6 tuổi; chất lượng giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi
ở gia đình; tổng quan một số kinh nghiệm quốc tế ở Singapore, Úc, Mĩ, cộng
hòa liên bang Đức về giáo dục mầm non gia đình. Đề tài đã đánh giá thực
trạng thực hiện các biện pháp giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình; đi sâu
phân tích một số nét về thực trạng phát triển giáo dục mầm non ở nước ta và
giáo dục mầm non gia đình tại các tỉnh điều tra; khảo sát thực trạng một số

yếu tố cơ bản của gia đình ảnh hưởng tới giáo dục mầm non và thực trạng
giáo dục mầm non ở gia đình cùng thực trạng thực hiện phối hợp các biện páp
giáo dục gia đình đối với trẻ mầm non. Đề tài tổng kết những quan điểm,
nguyên tắc chỉ đạo phát triển giáo dục mầm non, đồng thời đưa ra 7 nguyên
tắc đề xuất biện pháp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng và
những nguyên tắc đã đề ra, đề tài đề xuất 5 nhóm biện pháp nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình.
Tác giả Nguyễn Thúy Hiền (2005) trong luận văn thạc sĩ giáo dục
học: “Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ
trong các trường mầm non ngoài công lập thành phố Hải Phòng trong giai
đoạn hiện nay” [29] đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc - giáo dục trẻ trong các trường mầm non ngoài công lập thành phố
Hải Phòng, bao gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức đúng về loại hình giáo
dục mầm non ngoài công lập; định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của các cấp
quản lý đối với các trường mầm non ngoài công lập; tham mưu xây dựng các
chính sách cụ thể hỗ trợ các trường mầm non ngoài công lập có điều kiện hoạt
động tốt hơn đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ; củng cố,
tăng cường công tác quản lý các trường mầm non ngoài công lập; tăng cường
công tác đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý - giáo viên ở các
trường mầm non ngoài công lập; phối hợp các lực lượng xã hội, làm tốt công
tác chăm sóc - giáo dục trẻ.


Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền (2009) trong luận văn thạc sĩ QLGD:
“Các biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các
trường mầm non công lập quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh” [32] đã
đánh giá thực trạng quản lý của hiệu trưởng ở các trường mầm non quận Phú
Nhuận thành phố Hồ Chí Minh đối với các hoạt động nuôi dưỡng trẻ, đề xuất
các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng
trẻ.

Tác giả Lê Minh Hà (2010) trong công trình nghiên cứu: “Tiếp tục đổi
mới công tác quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ” [24] đã đề
cập đến thực trạng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non, đề xuất các
giải pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ ở các trường mầm non. Tác giả đã đề xuất những phương hướng đổi
mới công tác quản lý từ đổi mới kế hoạch; đổi mới quản lý giáo viên tới đổi
mới đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường.
Tác giả Nguyễn Thị Ly (2010) trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành
QLGD: “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ của các trường mầm non ngoài công lập tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long” [40] đã đánh giá thực trạng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở
các trường mầm non ngoài công lập thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, đề
xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
như nâng cao chất lượng hoạt động của giáo viên mầm non, quản lý chặt chẽ
nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ; tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất cho các trường mầm non ngoài công lập....
Tác giả Lê Thị Thái Hạnh (2013) trong luận văn thạc sĩ QLGD: “Biện
pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non
thành phố Hạ Long”[27] đã đề xuất các nhóm biện pháp quản lý hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, gồm:
Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường; nhóm biện pháp nâng cao năng lực


chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và nhóm
biện pháp bổ trợ.
Tác giả Vũ Thị Hồng Loan (2014) trong luận văn thạc sĩ QLGD:
“Hiệu trưởng trong quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non
công lập quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” [38] đã đề xuất 6 biện pháp quản
lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non

công lập quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, bao gồm: Kế hoạch hóa quản lý
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quy
hoạch và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non của trường;
chỉ đạo đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng an toàn, chất
lượng và hiệu quả; chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên
môn; quản lý các điều kiên bảo đảm cho việc thực hiện nhiêm vụ chăm sóc,
giáo dục trẻ; kiểm tra đánh giá, lấy ý kiến phản hồi từ phụ huynh học sinh.
Tác giả Dương Thị Hiền (2014) trong luận văn thạc sĩ QLGD: “Quản
lý hoạt động chăm sóc - giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non thành
phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” [30] đã đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm
nâng cao hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên mầm non Thành phố
Vĩnh Yên: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ; tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên về chăm
sóc, giáo dục trẻ; tăng cường quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm
sóc, giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên; đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá
giáo viên; tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên phát
huy năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ của mình.
Tác giả Bùi Thị Băng Tuyết (2015) trong luận văn thạc sĩ QLGD:
“Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của giáo viên ở các
trường mầm non quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” [50] trên cơ sở
luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của giáo viên ở các trường mầm non
quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Nâng cao nhận thức về


hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; đổi mới tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; đổi mới kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ; đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Qua việc nghiên cứu, tham khảo các công trình nghiên cứu nêu trên,
có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Một là, các công trình nghiên cứu và các luận văn nêu trên đã luận
giải ở nhiều khía cạnh khác nhau về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các
trường mầm non trên những địa bàn, địa danh cụ thể của cả nước. Các công
trình đều khẳng định tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường
mầm non. Đã làm rõ được nhiều vấn đề cơ sở lý luận thực tiễn của quản lý
hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non.
Hai là, vấn đề giáo dục và quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo ở
các trường mầm non được nhiều tác giả nghiên cứu chủ yếu ở góc độ lý luận.
Còn ít những công trình quan tâm giải quyết những đòi hỏi cấp bách của thực
tiễn để quản lý một cách khoa học chăm sóc trẻ mẫu giáo ở các trường mầm
non, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của các bậc phụ huynh và của toàn xã hội.
Ba là, vấn đề giáo dục và quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo ở
các trường mầm non tuy đã có những công trình nghiên cứu ở các khía cạnh
khác nhau về quản lý nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; quản lý chăm sóc
giáo dục trẻ… nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý hoạt động
chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương.
Do đó, đề tài: “Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các
trường mầm non thực hành, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương” là
một nội dung mới, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết từ thực tế hoạt động chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non và quản lý hoạt động chăm sóc trẻ mẫu giáo tại
các trường MNTH, Trường CĐSP Trung ương hiện nay.


2 Một s

hái niệm cơ bản


1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Các quan điểm truyền thống hay các học thuyết quản lý cổ điển, học
thuyết
Các quan điểm truyền thống hay các học thuyết quản lý cổ điển, học thuyết
quản lý thời văn minh công nghiệp, hay hậu công nghiệp đều có những nét
chung của tổ chức quản lý là: cai quản, chỉ huy, lãnh đạo. Theo góc độ điều
khiển quản lý là: điều chỉnh, điều khiển. Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản
lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm tổ chức phối
hợp các quá trình sản xuất, phát triển xã hội để đạt được mục đích đã định.
Theo Henry Fayon (1841-1925) người Pháp: Trong tác phẩm “Quản lý
công nghiệp và quản lý tổng quát, Ông khẳng định “Quản lý là quá trình đạt
đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế
hoạch hóa, tố chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”. "Khi con người lao động
hiệp tác thì điều tối quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà họ
phải hoàn thành, và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt nên
mục tiêu của tổ chức”
Các tác giả như Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, cho rằng:
„„Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thế quản
lý (người quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt
được mục tiêu đề ra” [21].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong cuốn Quản lý hành chính nhà
nước và quản lý ngành giáo dục đào tạo thì “Quản lí là sự tác động có ý thức
của chủ thế quản lí lên đối tượng quản lí nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn
các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động
chung và phù hợp với quy luật khách quan” [44]
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có ý thức thông qua kế
hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để chỉ huy, điều khiển các quá trình xã



hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu, đúng ý chí
của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan
Theo cách tiếp cận trên thì quản lý có các thành tố cơ bản sau: Chủ thể
quản lý; Đối tượng quản lý; Mục tiêu quản lý; Công cụ quản lý; Phương pháp
quản lý.

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hệ th ng của hoạt động quản lý
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là các chức năng gắn với hoạt động quản lý của chủ
thể quản lý làm sao cho hoạt động của từng đối tượng quản lý và cả tổ chức
đạt được mục tiêu đã đề ra.
Một cách khái quát: chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý
chuyên biệt mà thông qua đó chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý
nhằm đạt mục tiêu đề ra. Quản lý bao gồm các chức năng sau: Kế hoạch hóa,
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
Chức năng thứ nhất: Kế hoạch hóa là khởi điểm của một quá trình quản
lý. Kế hoạch hóa là quá trình vạch ra các mục tiêu và quy định phương thức
đạt được mục tiêu.
Chức năng thứ hai: Tổ chức là một quá trình phân công và phối họp
các nhiệm vụ, sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo
thực hiện tôt các mục tiêu đã được vạch ra.


×