Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

công tác xã hội với người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
Phần 1: Giới thiệu về địa bàn thực hành...............................................................5
I Giới thiệu về xã Võng Xuyên..........................................................................5
1.1 Vị trí địa lí....................................................................................................5
1.2. Hệ thống chính trị.......................................................................................6
1.3. Tình hình kinh tế-xã hội.............................................................................6
II. Giới thiệu về thôn Bảo Lộc...........................................................................8
2.1. Vị trí địa lí,..................................................................................................8
2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội.............................................................................8
PHẦN II.TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN.........9
2.1 Mô tả ca.......................................................................................................9
2.2 Tiến trình giúp đỡ thân chủ..........................................................................9
2.2.1GIAI ĐOẠN 1 : Tiếp cận đối tượng và thu nhập thông tin sơ bộ.............9
2.2.2. GIAI ĐOẠN 2 : Thu nhập thông tin và xác định vấn đề.......................14
3.2.3. Cây vấn đề............................................................................................18
2.2.3. GIAI ĐOẠN 3: LẬP KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, CAN THIỆP..................23
2.2.4. GIAI ĐOẠN 4:TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH............25
PHẦN III.ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................30
1. Đề xuất, khuyến nghị...................................................................................30
KẾT LUẬN.........................................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................32

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTXH
NVXH


TC
CTXHCN
NCT

Công tác xã hội
Nhân viên xã hội
Thân chủ
Công tác xã hội cá nhân
Người cao tuổi

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong dòng chảy phát triển không ngừng của thời đại, nghề công tác xã
hội đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển nhân
loại, phấn đấu vươn tới một xã hội tốt đẹp với một nền an sinh được nâng cao,
chất lượng cuộc sống của con người được cải thiện, đặc biệt là cuộc sống với
những đối tượng yếu thế. Trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, công tác
xã hội đã xâm nhập sâu vào từng lĩnh vực của cuộc sống trở thành 1 phần không
thể thiếu trong mạng lưới an sinh xã hội quốc gia. Mặc dù ở Việt Nam, nghề
công tác xã hội vẫn còn đang trong quá trình phát triển tuy nhiên không thể phủ
nhận những đóng góp tích cực của nó trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã
hội nảy sinh, gây khó khăn cho cuộc sống người dân nói chung và đặc biệt là
những người dễ bị thương tổn và yếu thế nói riêng.
Công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những
người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội. Trong những năm
gần đây Việt Nam đã xuất hiện nghề mới là nghề công tác xã hội, tuy nhiên
nghề này đang còn rất lạ lẫm đối với rất nhiều người. Nhưng với sự phát triển
của đất nước, nước ta đi lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, đời sống của người dân cũng dần được nâng lên. Đây chính là điều kiện
thuận lợi để ngành công tác xã hội ngày càng phát triển và được mọi người biết
đến nhiều hơn.
Nghề công tác xã hội đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự bình đẵng
và phát triển của các nước trên thế giới. Nghề công tác xã hội đã và đang góp
phần giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình, nhóm nhỏ và những
người yếu thế. Đó là một nghề có thể giúp cho xã hội ngày càng tiến bộ và phát
triển hơn trong tương lai.
Ở tất cả mọi lứa tuổi đều nảy sinh vấn đề cần trợ giúp. Đối với người cao
tuổi cũng không phải là ngoại lệ. Với sự gia tăng của tuổi thọ và sự phát triển
của xã hội, mỗi chúng ta đều được tận hưởng cuộc sống lâu dài hơn, đầy đủ
3


hơn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay không ít những người cai
tuổi bị bạo hành, nghèo đói, sống neo đơn, tổn thuơng về thể chất và tinh
thần.. Chính vì vậy, người cao tuổi luôn cần được trợ giúp, được quan tâm, yêu
thương. Chính chúng ta những nhân viên Công tác xã hội tương lai sẽ làm điều
đó. Để mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
Qua thời gian thực hành tại cụm 7, thôn Bảo Lộc, xã Võng Xuyên, huyện
Phúc Thọ, Hà Nội, qua quá trình tìm hiểu về địa phương, em đã chọn đề tài
“công tác xã hội với người cao tuổi” để làm báo cáo thực hành.
Trong quá trình tìm hiểu về địa phương, em đã được các lãnh đạo và anh
chị bí thư đoàn, các bác hội người cao tuổi quan tâm và giúp đỡ rất nhiều để em
hoàn thành tốt quá trình thực hành. Ngoài các kiến thức em đã được học ở
trường, thì cở sở thực hành cũng đã cung cấp cho em nhiều kiến thức và việc
làm giúp em có thêm kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Liên-Giảng viên hướng dẫn
thực hành bộ môn CTXH cá nhân gia đình đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em
hoàn thành bài báo cáo này!

Trong quá trình giúp đỡ đối tượng giải quyết vấn đề của mình, với kiến
thức và kinh nghiệm còn ít ỏi nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô để
bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

4


Phần 1: Giới thiệu về địa bàn thực hành.

I Giới thiệu về xã Võng Xuyên.
1.1 Vị trí địa lí.
Xã Võng Xuyên nằm ở phía Bắc trung tâm Thành phố Hà Nội, cách trung
tâm Thành phố Hà Nội 30km, cách trung tâm tâm huyện Phúc Thọ 4km. Phía
Đông giáp xã Long Xuyên, phía Tây giáp xã Thọ Lộc, phía Nam giáp Thị Trấn,
phía Bắc giáp xã Phương Độ.Nơi đây cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế.
Xã Võng Xuyên là xã đông dân nhất của huyện Phúc Thọ bằng 1/10 của
dân số huyện. Hiện nay dân số của xã là 18 600 nhân khẩu,khoảng 4524 hộ sinh
sống ở 12 cụm dân cư,đa số là người Kinh và một bộ phận nhỏ theo đạo Thiên
Chúa giáo.
Xã có diện tích 7,37 km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp là 458,3ha
chiếm 61,3 % tổng diện tích đất tự nhiên, còn lại là đất phi nông nghiệp.
Trên địa bàn không có quốc lộ chạy qua nhưng có một đường tỉnh lộ 418
đi qua đóng vai trò là con đường giao thông huyết mạch nối liền với trung tâm
huyện Phúc Thọ và các vùng lân cận, tạo điều kiện thuận lợi để xã giao lưu,
phát triển kinh tế-xã hội.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, bất chấp mọi thủ đoạn đàn áp, khủng bố khốc liệt của địch, Đảng bộ và

nhân dân xã Võng Xuyên một lòng trung thành với Đảng, anh dũng, kiên trung,
nguyện góp sức người, sức của đồng tâm diệt giặc, chiến đấu bảo vệ quê hương,
giành độc lập tự do cho dân tộc. Hiện nay, toàn xã có 22 Bà Mẹ Việt Nam Anh
Hùng được phong tặng và truy tặng danh hiệu, trong đó có 2 Bà Mẹ còn sống;
238 liệt sỹ; 181 thương binh và bệnh binh.
Về truyền thống văn hóa, trước kia nhân dân xã Võng Xuyên cũng chịu
5


nhiều ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến, tuy nhiên đại bộ phận nhân dân
vẫn giữ vững và bảo tồn được nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Hầu hết ở
mỗi cụm dân cư đều có đình, chùa để phụng thờ các vị có công đức với dân, với
nước và phụng thờ Đạo Phật.
Đời sống văn hóa được phát triển mạnh mẽ, công tác phát triển văn hóa xã
hội được các cấp chính quyền Đảng ủy quan tâm.tính đến năm 2018 có 87% số
hộ đạt gia đình văn hóa và 86% số làng đơn vị đạt văn hóa. Xã đạt chuẩn quốc
gia về Y tế.
1.2. Hệ thống chính trị
Đảng bộ xã Võng Xuyên có 585 đảng viên sinh hoạt tại 23 cơ sở ( có một
chi bộ mới được thành lập) trong đó có 12 chi bộ nông thôn, 6 chi bộ nhà
trường, chi bộ tín dụng,hợp tác xã và chi bộ cơ quan. Đến thời điểm này, gần
300 Đảng viên chiếm tỉ lệ 42,9% trong tổng số Đảng viên trong toàn Đảng bộ.
Đảng ủy luôn quán triệt và chỉ đạo thực hiện chỉ thị, Nghị quyết của Trung
Ương, của Thành Ủy, Huyện Ủy Phúc Thọ, bám sát các nội dung chỉ đạo của
cấp trên, từ đó đề ra các nghị quyết sát với tình hình thực tế của địa phương.
Đồng thời Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Võng Xuyên luôn phát huy tinh
thần đoàn kết, thống nhất , năng động, sáng tạo để vượt qua khó khăn, thử
thách, phấn đấu thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
Các tổ chức chính trị-xã hội từ Mặt trận tổ quốc, Hội Cựu Chiến Binh, Hội
Nông dân, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Liên đoàn lao động và Đoàn Thanh Niên

Cộng sản Hồ Chí Minh ngày càng phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong
công tác, nhiệm vụ được giao.
Trên địa bàn có 7 trường học gồm: 1 trường THPTvà trung tâm giáo dục
thường xuyên (hướng nghiệp và nghề nghiệp), 2 trường THCS (1246 học sinh),
2 trường Tiểu Học (1376 học sinh), 2 trường Mầm non (1286 cháu), số cháu
trường mầm non ra lớp đạt 100%.
1.3. Tình hình kinh tế-xã hội
Là xã điểm của huyện Phúc Thọ thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia
6


về xây dựng nông thôn mới và là xã đầu tiên của huyện được UBND thành phố
Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới .Đảng bộ và nhân dân xã Võng
Xuyên chủ động từng bước khắc phục khó khăn, tích cực khai thác tiềm năng,
thế mạnh thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ,đảm bảo
công tác an ninh – quốc phòng địa phương.
Trong những năm gần đây, thì kinh tế có bước phát triển tăng trưởng bình
quân đạt vào mức ổn định của huyện Phúc Thọ. Năm 2018, các chỉ tiêu kinh tế
đều đạt và vượt đạt so với kế hoạch của huyện giao.Thu nhập bình quân đầu
người của xã năm 2018 là 41 triệu đồng/người/năm so với mức sống bình quân
là trung bình không phải là khá. Huyện Phúc Thọ có một số xã đạt mức 46 triệu
đồng/người/năm thì tiến tới 2019 xã Võng Xuyên phấn đấu mức sống bình quân
là 46 triệu đồng/người/năm.
So với năm 2017 thì năm 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 2,5 triệu
đồng/người so với kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng giá trị
sản xuất ngành công nghiệp xây dựng(38,6%), thương mại dịch vụ (34,4%),
giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (27%) và thu ngân sách trên địa bàn 2018 đạt
trên 140% so với dự toán
Vào năm 2018 xã Võng Xuyên đã giải quyết việc làm cho 185 người lao
động.Thực hiện quyết định 49 của Chính Phủ về đào tạo việc làm , quyết định

56 của Chính Phủ về giải quyết việc làm đã mở được 5 lớp đào tạo, mỗi lớp 175
học viên trong đó chủ yếu là nghề may và nghề chăn nuôi, trồng trọt và cây ăn
quả
Hiện nay 2018 tỷ lệ hộ nghèo là 3,36% trên tổng số hộ dân là 4524 hộ,hộ
nghèo còn 152 hộ và 91 hộ cô đơn .Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
giảm còn 1%, tỷ lệ suất sinh thô còn 1 phần nghìn, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên
giảm 0,25%.Thực hiện quyết định 33 của Chính Phủ về hỗ trợ xây dựng cho
việc hộ nghèo trong đó xã Võng Xuyên có 38 hộ được hỗ trợ hộ nghèo và cận
nghèo.

7


II. Giới thiệu về thôn Bảo Lộc
2.1. Vị trí địa lí,
Thôn Bảo Lộc là một thôn thuộc xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành
phố Hà Nội. Thôn Bảo Lộc có khoảng 200 hộ dân và khoảng 1000 nhân khẩu
chia thành chia thành 5 cụm : cụm 7, cụm 8a, cụm 8b, cụm 9, cụm 10.
2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Thôn Bảo Lộc có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp do quỹ đất rộng,
thuận lợi cho việc trồng các cây nông nghiệp như hành, ngô, lúa,…Ngoài ra,
người dân còn phát triển những nghề như mộc, thu gom phế liệu, kinh doanh
nhỏ lẻ góp phần giúp kinh tế của thôn ngày càng phát triển.
Cụm 7 có hệ thống đường xá được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Người
dân chủ yếu làm về nông nghiệp và thu gom phế liệu. Một số đội ngũ thanh niên
di chuyển đến các thành phố tìm việc.Tuy đã có nhiều mặt được cải thiện so với
trước nhưng điều kiện kinh tế nhiều mặt còn khó khăn.

8



PHẦN II.TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN.
2.1 Mô tả ca.
-

Tên thân chủ: Đ.T.V.

-

Tuổi: 80 tuổi.

-

Dân tộc: Kinh.

-

Nơi sinh: Cụm 7, thôn Bảo Lộc, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ,

Hà Nội.
-

Thường trú: Cụm 7, thôn Bảo Lộc, xã Võng Xuyên, huyện Phúc

Thọ, Hà Nội.
Trong quá trình thực hành tại Cụm7, thôn Bảo Lộc, Võng Xuyên, Phúc
thọ.
qua sự giới thiệu của 1 số người dân địa phương tôi có tìm hiểu và biết
đến bà Nguyễn Thị V, năm nay 80 tuổi, hiện đang sinh sống tại cụm 7 , thôn
Bảo Lộc, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.. Bà DTV có hoàn cảnh

sống khá khó khăn, tuổi đã cao, sức khỏe suy giảm, không có con cái , sống
neo đơn 1 mình. Điều kiện kinh tế khó khăn, bà có tuổi không còn sức lao động
để kiếm thêm thu nhập, hàng ngày cụ thường đi nhặt ve chai, sắt vụn bán để lấy
tiền mưu sinh. Về mặt tinh thần bà thường xuyên thấy buồn chán, cô đơn vì
cảnh isống 1 mình, lúc đau yếu không người chăm sóc, cũng như lúc thường
ngày không có ai trò chuyện, tâm sự. Bà thấy vô cùng mặc cảm về hoàn cảnh
sống của bản thân mình. Bà bị họ hàng xa lánh, hàng xóm ghét bỏ chỉ vì bà
không có kinh tế, sống neo đơn 1 mình. Nhiều lúc bà thấy tuyệt vọng và suy
sụp.
Biết được điều này tôi đã chủ động tìm đến cụ và tìm hiểu, trợ giúp cụ
những vấn đề cụ đang gặp phải
2.2 Tiến trình giúp đỡ thân chủ
2.2.1GIAI ĐOẠN 1 : Tiếp cận đối tượng và thu nhập thông tin sơ bộ
9


Trong quá trình thực hành ở cụm 7 thôn Bảo Lộc, được biết đến hoàn cảnh
éo le của cụ ĐTV, NVXH đã chủ động gặp gỡ. Sau 1 thời gian tiếp xúc, làm
quen, nhân viên xã hội (NVXH) có tâm sự với cụ ĐTV và được cụ kể về hoàn
cảnh cụ. NVXH đã chủ động xin phép cụ đuợc tiếp xúc, và tìm hiểu về cuộc
sống của cụ ĐTV nhiều hơn.
Trong quá trình thực hành và nhiều lần nói chuyện với thân chủ NVXH đã
tạo lập được mối quan hệ giữa NVXH với thân chủ, NVXH đã sử dụng các kỹ
năng trong tạo lập mối quan hệ như: lắng nghe tích cực, khích lệ, đặt câu hỏi
thăm dò trong quá trình thu thập thông tin, tạo ra bầu không khí thân thiện và
cởi mở, tạo niềm tin cho thân chủ.

10



Một số hình ảnh về hoàn cảnh sống của bà Đ.T.V

11


Phúc trình lần 1
- Thân chủ: bà Đ.T.V
.- Tuổi : 80 tuổi
- Giới tính : nữ
- Địa điểm: nhà bà ĐTV
-Thời gian: 1/3/2019
- Sinh viên: Trương Thị Minh Khuê
- Mục đích : Tiếp cận với thân chủ, làm quen và thiết lập mối quan hệ.
- Nội dung phúc trình:
Tôi: (Thấy bà ĐTV đang ngồi một mình ở trước nhà, tay nhặt bó củi cho
gọn gàn, tôi đến gần và hỏi thăm bà ) Cháu chào bà ạ, bà ơi bà cho cháu hỏi bà
có phải bà DTV không ạ?
TC: Vâng, Tôi là ĐTV. (vẫn tiếp tục nhặt củi)
Tôi: dạ, cháu xin tự giới thiệu cháu là Minh Khuê- là sinh viên năm 3
khoa Công Tác Xã Hội, trường Đại học Lao Động Xã Hội ạ. Cháu và 1 số bạn
sinh viên trong lớp được phân công về địa phương cụm7 để thực hành môn
học. Cháu rất vui khi được gặp bà ạ.
(Kỹ năng tóm lược thông tin: Để giúp TC nắm được sơ lược nội dung, tạo
niềm tin cho TC)
TC: À thế ra là các cháu sinh viên đấy hả. Hôm trước bà đi trên đê cũng
gặp 1 tốp các bạn, thấy chào hỏi ngoan ngoãn, lễ phép lắm. (tạm ngưng nhặt
củi)
Tôi: Dạ, chắc là mấy bạn nhóm cháu đấy ạ. À bà ơi, để cháu giúp bà bó
củi 1 tay cho nhanh ạ, chứ cháu thấy trời sắp mưa rồi.
Tc: ấy chết cháu ơi, bẩn lấm lem hết chân tay, quần áo đấy. Cứ để bà làm

thôi, bà làm suốt nó thành quen rồi. Cháu ngồi tạm cái ghế này mà nghỉ ngơi.
( tay chỉ vào chiếc ghế cạnh bếp rồi bó củi tiếp)
Tôi: Dạ bà ơi, không sao đâu bà, cháu làm được mà, tay bẩn lát rửa sau
bà ạ. Để cháu giúp bà cho nhanh kẻo trời mưa.
12


TC: ừ, thế bà cám ơn cháu nhé. Cháu có biết bó củi không đấy?
Tôi : Dạ không có gì đâu bà. Cháu có biết ạ. Ở nhà cháu cháu cũng nhặt
củi đun suốt ý mà. (cười).
TC: Nhà bà mỗi mình thân bà nên cũng cứ nhặt củi đun cho đỡ tốn cháu ạ,
chứ bà không có tiền dùng bếp gas.
Tôi: Dạ. Vậy là bà sống một mình ở đây ạ?
(Kỹ năng đặt câu hỏi: Để thu nhập thông tin về vấn đề của TC)
TC: Ừ, bà có 1 thân già này thôi. Buồn lắm cháu ạ
Tôi: Dạ, thế là bà sống 1 mình lâu chưa ạ?
TC: Mấy chục năm rồi cháu ạ. Từ lúc ông nhà tôi mất là còn có mình tôi
thôi
Tôi: Dạ, sống 1 mình vậy chắc bà cũng buồn lắm.
TC: bà cũng muốn có bóng cháu con cho vui cửa vui nhà, cho lúc ốm đau
có người nương tựa, mà cái số trời không cho cháu ạ.
Tôi: Dạ vầng ạ. Cháu cũng rất thấu cảm cho cuộc sống của bà ạ. Cháu
cũng rất là muốn có thêt sử dụng những kiến thức lí thuyết học trên nhà trường
bận dụng vào thực hành để có thể phần nào trợ giúp vấn đề tâm lí mà bà đang
gặp phải, cũng như là trợ giúp bà giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc
sống ạ.
(kỹ năng thấu cảm, giúp thân chủ cảm nhận được sự đồng cảm từ NVXH)
TC: Thế thì tốt quá cháu ạ, nhiều lúc chỉ mong có ai đến nhà ngồi nói
chuyện cùng mà không có cháu a
Tôi: Dạ vầng ạ. À mà ban ngày bà có thường xuyên ở nhà không ạ?

TC: Ngày bà hay sang thôn bên nhặt sắt vụn cháu ạ, phải 5-6h chiều mới
về nhà. Cháu có rảnh thì chiều chiều sang đây chơi cho già đỡ buồn.
Tôi: Dạ vầng ạ.
TC: À thế tối nay để bà nấu cơm, cháu ở lại dây ăn với bà bữa cơm cho
vui.
Tôi: Dạ, cháu cám ơn bà ạ. Nhưng bà ơi, tối nay cháu lại có cuộc họp
13


nhóm rồi, để hôm khác cháu ăn cơm cùng bà có được không ạ?
TC: Thôi đừng ngại, cứ ở lại đây ăn cơm. Nhà già cũng không có gì cả,
có gì ăn nấy, mong cháu đừng chê.
Tôi: Dạ, cám ơn bà ạ, cháu không có ý chê gì đâu bà ơi, cháu cũng
muốn ở lại lắm, nhưng thực sự nay cháu có cuộc họp quan trọng ạ. Cháu xin
phép bà mai cháu lại tới chơi với bà ạ
TC : Ừ, thế cháu bận thì để hôm khác vậy. Mai qua già chơi với già, bảo
cả mấy đứa sinh viên kia sang đây nữa.
Tôi: Dạ vâng ạ. Bà ơi, giờ cũng muộn rồi, cháu xin phép bà cháu về,
mai cháu sẽ lại qua chơi với bà ạ.
TC: Ừ, thế cháu về nhé, già cũng nghỉ chút rồi nấu cơm.
Tôi: Dạ, cháu xin phép về, cháu chào bà ạ.
- Lượng giá: Sau buổi gặp đầu tiên với thân chủ, bước đầu em đã làm
quen và xây dựng mối quan hệ tích cực với thân chủ của mình. Cũng trong buổi
đầu tiên tôi đã thu nhập được các thông tin sơ bộ về đối tượng cũng như vấn đề
mà TC gặp phải. Kế hoạch buổi sau của tôi là gặp gỡ, tiếp tục thiết lập mối quan
hệ và thu nhập thêm các thông tin về TC, từ đó bước đầu xác định các vấn đề
mà TC gặp phải.
Các kỹ năng đã sử dụng: kỹ năng hỏi, kỹ năng khích lệ, kỹ năng tóm lược,
kỹ năng thấu cảm.
Kế hoạch buổi sau: tiếp tục xây dựng mối quan hệ tích cực với thân chủ,

chuyển sang giai đoạn thứ hai để thu thập các thông tin về thân chủ, đồng thời
sử dụng các kỹ năng đã được học vào các bước sau.
2.2.2. GIAI ĐOẠN 2 : Thu nhập thông tin và xác định vấn đề
Phúc trình lần 2
- Đối tượng : Đ.T.V
- Giới tính: nữ
- Tuổi: 80 tuổi
- Thời gian: 02/03/2019.
14


- Địa điểm: Nhà bà Đ.T.V
- Sinh viên thực hiện: Trương Thị Minh Khuê
- Mục đích : thu thập thêm thông tin về thân chủ và xác định sơ bộ vấn đề
- Nội dung phúc trình:
Tôi: Cháu chào bà ạ.
TC: Chào cháu, cháu vào nhà uống nước.
Tôi: Dạ vâng ạ, cháu cám ơn bà.
TC: Cháu uống nước đi này ( rót nước).
Tôi: Dạ, cháu mời bà uống nước ạ.
TC: Cháu cứ tự nhiên nhé.
Tôi: Dạ, à bà ơi nay cháu qua bà chơi, cháu cũng rất muốn xin một số
thông tin cá nhân của bà, những thông tin này cháu sẽ đảm bảo bí mật, vì theo
như nguyên tắc làm việc cháu chỉ được phép tiết lộ thông tin của bà khi được sự
cho phép của bà, hoặc những thông tin đó có gây ảnh hưởng đến tính mạng và
pháp luật thôi ạ. Cháu rất mong bà có thể tin tưởng cháu và chia sẻ cho cháu ạ.
TC: Được thôi cháu, tôi thì có gì là tôi nói đấy, không nói điêu bao giờ cả.
Tôi: Dạ, cháu cám ơn bà ạ, cháu cũng mong từ những thông tin này cháu
sẽ tìm ra vấn đề và hướng giúp đỡ bà ạ.
TC: Được vậy bà mừng lắm cháu ạ.

(Kỹ năng khuyến khích tự bộc lộ: khuyến khích TC chia sẻ về mình)
Tôi: Dạ, vậy cháu xin phép bà được bắt đầu ạ.
TC: Ừ cháu.
Tôi: Bà ơi, họ tên đầy đủ của bà là gì ạ?
TC: Tôi tên đầy đủ là ĐTV.
Tôi: Dạ vâng ạ, bà ơi năm nay bà bao nhiêu tuổi rồi ạ.
TC: Năm nay bà tròn 80, mới được mừng thọ hôm Tết vừa rồi xong cháu
ạ.
Tôi: Dạ vầng ạ. Bà ơi, thế bà sống 1 mình lâu chưa ạ.
TC: Mấy chục năm rồi cháu ạ, từ ngày ông ý mất là còn có 1 thân 1 mình.
15


Ông ý đi sớm quá cháu ạ.
Tôi: Dạ vầng ạ. Vậy bà có con cái hay họ hàng ở gần đây không bà?
TC: Già không có con cáu cháu ạ, họ hàng có, nhưng mà ở xa, họ chê
mình nghèo họ cũng không màng nhận họ.
Tôi: Dạ vầng ạ, thế khi bà ốm đau thì phải làm sao ạ?
TC: Ốm đau già toàn 1 mình tự túc cháu ạ làng xóm ở đây thấy già nghèo
họ cũng không muốn gần thân gì cả. Nhưng cũng may là có cái Bảo Hiểm Y Tế
của nhà nước, không thì không có tiền mà khám chữa cháu ạ.
Tôi: À, dạ vầng ạ, vậy may quá ạ. Mà bà ơi, ngoài Bảo hiểm y tế thì ở địa
phương mình có những chính sách gì hỗ trợ cho bà không ạ?
TC: À, bà được diện người cao tuổi nghèo neo đơn, nên cũng được tiền
trợ cấp hàng tháng.
Tôi: Dạ, vậy mỗi tháng thì được trợ cấp bao nhiêu ạ bà
TC: Già cũng nói thật, không giấu cháu làm gì. Trước là già được
350.000đ/tháng. Còn vừa rồi mới tăng lên là được 520.000đ/tháng cháu ạ.
Tôi: Dạ vâng ạ.
TC: Bà cũng già rồi, chẳng làm được việc gì, cũng may là nhà nước còn

hỗ trợ cho, chứ không thì không biết xoay sở kiểu gì để chi tiêu cháu ạ.
Tôi: Dạ vầng ạ. Bà ơi, ngoài vấn đề về kinh tế khó khăn, sức khỏe suy
giảm thì bà còn vướng mắc hay gặp phải khó khăn, vấn đề gì không ạ?
TC: Thực ra bà già rồi, tiền cũng chẳng tiêu đáng bao nhiêu, ăn uống cũng
chẳng đáng bao nhiêu, sống có được bao lâu nữa đâu mà, tiền bạc vật chất bà
cũng không thấy quý bằng tình cảm.
Tôi: Dạ vầng ạ.
TC: Giờ bà chỉ thấy buồn và tủi thân vì phải sống một mình thôi con ạ.
Cũng cứ mong hàng ngày có người đến trò chuyện thế này là già vui và hạnh
phúc lắm rồi, có tiền cũng không thể mua tình cảm này được.
Tôi: Dạ vầng ạ, bà nói rất phải ạ.
TC: Nên là già cứ mong các cháu qua chơi hàng ngày với già, cho già đỡ
16


buồn.
Tôi: Dạ vâng ạ. Theo như những thông tin mà bà vừa chia sẻ cho con thì
con nhận thấy bà đang gặp vấn đề về tâm lý là chủ yếu. Con rất mong có thể
vận dụng những kiến thức đã học để giúp đỡ bà.
TC: Đến chơi với bà như này là vui lắm rồi cháu ạ. Bà không mỏi gì hơn.
Tôi: Dạ vâng ạ, vậy là cháu đã có khá nhiều thông tin về bà rồi, nhưng mà
muốn giải quyết các vấn đề thì phải hiểu rõ về nó đã. Trong ngành mà học thì
học có một số công cụ, xây dựng các công cụ này sẽ giúp bà cháu mình hiểu rõ
vấn đề của mình hơn ý. Từ đó sẽ có kế hoạch để khắc phục.
TC : Liệu cái này có khó không cháu?
Tôi: Dạ, không khó bà ơi, bà cháu mình cùng, mình sẽ làm từng bước một
ạ.
TC: Ừ cháu.
Sau đó tôi và TC cùng xây dựng các công cụ để làm rõ vấn đề. Vấn đề
của thân chủ đã được xác định qua một số công cụ: cây vấn đề, sơ đồ phả hệ, sơ

đồ sinh thái, bảng phân tích điểm mạnh điểm yếu, và xác định vấn đề ưu tiên cụ
thể như sau:
a. Cây vấn đề

17


3.2.3. Cây vấn đề
Thân chủ cô đơn, buồn
chán.

Không có người chăm
sóc,nuôi dưỡng

Không có con
cái

Chồng mất sớm

Hàng xóm xa lánh,

Vì bà nghèo

Họ hàng thiếu quan tâm

Họ hàng ở xa

Mâu thuẫn họ
hàng


Nhìn vào cây vấn đề trên có thể thấy vấn đề cốt lõi nhất của thân chủ là sự
cô đơn, buồn chán. Nguyên nhân của vấn đề này đầu tiên là do:
-

Thứ nhất TC là người cao tuổi sống neo đơn, chồng mất sớm và không

có con cái, không có người chăm sóc, nuôi dưỡng.
-

Thứ hai TC và hàng xóm gặp những bất đồng trong cuộc sống vì hàng

xóm chê bai bà nghèo, họ không muốn làm thân.
-

Thứ ba TC không có con cái, họ hàng sống xa cách, thiếu quam tâm

chăm sóc.
18


b. Sơ đồ phả hệ

Bố

Em trai

Cháu trai
( 27 tuổi)

Mẹ


Bà V (80
Tuổi)

Cháu gái(30
tuổi) 30

19


Qua sơ đồ phả hệ ta thấy bà ĐTV đã 80 tuổi, chồng bà đã mất, và bà không
có con cái. Bà sống neo đơn 1 mình. Họ hàng của bà và bà ĐTV có mối quan
hệ xa cách nhau
Chú thích

: Thân thiết
: Quan hệ xa cách
: Quan hệ 2 chiều

: Đã kết hôn

đã mất

20


Sơ đồ sinh thái

Hàng xóm


Chi hội Người cao
tuổi Cụm 7

Bà V (80 Tuổi)

Chi hội Phụ nữ Cụm 7

Chính quyền địa
phương Cụm 7

Chú thích

:

Thân thiết

: Quan hệ xa cách
: Quan hệ 2 chiều

21


Qua sơ đồ sinh thái ta thấy bà ĐTV
- Có mối quan hệ tác động 2 chiều với chính quyền địa phương cụm 7, với
chi hội phụ nữ cụm 7, chi hội người cao tuổi cụm7, trạm y tế Xã Võng
Xuyên.
- Bà ĐTV có mối quan hệ xa cách với hàng xóm
- Chính quyền và các cơ quan đoàn thể có những tác động 2 chiều và mạnh
đến TC.
c. Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu

Nội
Thân chủ bà ĐTV
dung
Điểm -Là người hiền hòa,

Môi trường xung
quanh
-Chính quyền địa

mạnh nhân hậu, sống tình

phương cụm 7 thôn

cảm, chân thành.

Bảo Lộc có sự

-Hay chia sẻ, tâm sự

quan tâm, chăm lo

Họ hàng

đến đời sống của
bà ĐTV
-Chính quyền luôn
tạo những điều
kiện thuận lợi,
những chính sách
Điểm -Bà ĐTV tuổi đã cao,


quan tâm
-Khu dân cư xung

-Họ hàng sống xa cách,

yếu

sức khỏe suy giảm

quanh bà ĐTV khá

thiếu sự quan tâm, chăm

-Thuộc diện hộ gia

phức tạp, người

lo.

đình NCT nghèo neo

dân sống khá thờ ơ, -Thái độ hắt hủi, bỏ mặc

đơn.

lạnh nhạt.

bà ĐTV


-Tự ti, mặc cảm về
hoàn cảnh sống của
bản thân.
 Từ những công cụ trên, và những nhu cầu của thân chủ, em có thể xác
22


định nhu cầu ưu tiên như sau:
-

Các nhu cầu của thân chủ:.

+ tham vấn để ổn định tâm lí cô đơn, buồn chán
+ giúp thán chủ bớt tự ti, mặc cảm về hoàn cảnh sống.
+ cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe NCT
Lượng giá: Buổi làm việc thứ hai với thân chủ đã diễn ra thành công tốt
đẹp. Trong buổi này em đã biết được thêm một số thông tin về bà ĐTV, bao
gồm cả những thông tin về các mối quan hệ. Cùng với các thông tin thu được từ
người thân quen của TC, NVXH bước đầu có thể xây dựng các công cụ để làm
rõ vấn đề của TC.
Các kỹ năng đã sử dụng: Kỹ năng thấu cảm, kỹ năng khuyến khích tự bộc
lộ, kỹ năng hỏi.
Kế hoạch buổi sau: Cùng TC xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề.
2.2.3. GIAI ĐOẠN 3: LẬP KẾ HOẠCH HỖ TRỢ, CAN THIỆP.
Sau khi xây dựng các công cụ, NVXH đã xác định được sơ bộ các
vấn đề mà TC gặp phải. Sau đó NVXH đã tham khảo các nguồn tài liệu để xây
dựng 1 kế hoạch sơ bộ nhằm giúp TC giải quyết vấn đề
STT

Mục tiêu


Hoạt động cụ thể

1

Giúp TC bớt mặc
cảm, tự ti về hoàn
cảnh sống.

Thực hiện tham vấn tâm lí
Khuyến khích, động viên cho TC

2

Giúp thân chủ ổn
định tinh thần, bớt
cảm giác cô đơn,
buồn chán.
Nâng cao khả năng
tự chăm sóc sức
khỏe NCT.

Tham vấn tâm lí
Khích lệ

3

Bổ sung kiến thức về y tế, chăm sóc sức khỏe NCT

23



Phúc trình lần 3:
Thân chủ: ĐTV.
Thời gian: Ngày 15/03/2019.
Địa điểm: Nhà bà ĐTV.
Tuổi : 80 tuổi.
Giới tính : Nữ.
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Minh Khuê.
Mục đích : Lập bảng kế hoạch.
Nội dung phúc trình:
Tôi: Hôm trước thì cháu và bà đã cùng nhau hoàn thiện các công cụ rồi, từ
đó thì cháu đã tìm ra nguyên nhân khiến bà thấy cô đơn, buồn chán ạ. Thì buổi
hôm nay cháu mong sẽ cùng bà thảo luận về kế hoạch để giải quyết vấn đề đó ạ.
(Kỹ năng tóm lược thông tin: Tóm lược ngắn gọn thông tin để nhắc cho Tc
nhớ lại nội dung của buổi làm việc trước)
TC: Kế hoạch là bao gồm những cái gì vậy cháu?
Tôi: Dạ, nó như 1 cái lịch trình, trong đó cháu sẽ ghi những việc mà bà
cháu mình sẽ làm để giúp bà khắc phục những vấn đề bà đang gặp phải ạ.
TC: Ừ cháu.
Tôi: Đây là bảng kế hoạch sơ bộ mà cháu đã xây dựng (đưa kế hoạch cho
TC xem) bà xem thử có chỗ nào khó hiểu không ạ? Có cần cháu giải thích chỗ
nào không ạ?
TC: Những cái này đều phải làm hết à cháu?
Tôi: Dạ vâng bà ơi
TC :Không biết bà có làm được không cháu ạ.
Tôi : Dạ bà đừng lo, nhìn thấy có vẻ nhiều nhưng mà mình có thể làm từ
từ mà Cháu còn ở đây 2 tuần nữa mà, bà không phải lo đâu ạ. Bà cháu mình
cùng cố gắng(cười)
(Kỹ năng khích lệ)

TC: Ừ cháu(cười)
24


Tôi: Dạ, bây giờ bà cháu mình sẽ đi sâu vào kế hoạch, bà xem có chỗ nào
cần hỏi không ạ?
TC: Nhưng nây giờ bà không biết phải làm thế nào để bớt mặc cảm và tự
ti về hoàn cảnh cả.
Tôi: Dạ, bà phải nghĩ tích cực lên chứ ạ. Theo như con thấy thì tuy gia
cảnh bà rất khó khăn, éo le nhưng bà lại rất hiền lành, nhân hậu, bà rất mến
khách và siêng năng lao động dù tuổi cũng đã cao. Đâu phải ai cũng có được
điều này đâu ạ. Gia cảnh tốt, điều kiện tốt nhưng phẩm chất không tốt mới đáng
xấu hổ ạ.
TC: Ta thấy cháu nói cũng chí phải. Ta tuy nghèo nhưng đói cho sạch, rách
cho thơm, còn sức khỏe ta còn lao động, ta cũng không ăn trộm, ăn xin ai cả.
Tôi: Dạ đúng rồi bà ạ.
TC: Bà chỉ sợ mọi người chê mình nghèo đói.
Tôi: Dạ bà ơi, đâu có ai muốn như vậy đâu ạ, nhưng mà nghèo khổ không
có lỗi, chỉ những người phạm pháp mới đáng xấu hổ, tự ti thôi ạ. Hơn nữa ai
cũng có điểm mạnh điểm yếu, bà hãy cứ tự tin lên ạ!
(Kỹ năng khuyến khích, khích lệ: Tạo cho TC niềm tin vào bản thân và khả
năng thực hiện kế hoạch)
TC: Cám ơn cháu nhé!
Tôi : Dạ vâng.
Lượng giá: Trong bước thứ 3 này, tôi đã cùng làm việc với thân thủ để
thảo luận về bảng kế hoạch cho việc giải quyết vấn đề cùng với những nội dung,
hoạt động cụ thể. NVXH cũng đã giải đáp 1 số vấn đề liên quan đến kế hoạch
để TC nắm được rõ ràng
Kỹ năng đã vận dụng: kỹ năng hỏi, kỹ năng tóm lược, kỹ năng khai thác
suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, kỹ năng khuyến khích, khích lệ.

2.2.4. GIAI ĐOẠN 4:TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Trong giai đoạn này, NVXH và TC cùng thực hiện các hoạt động theo
kế hoạch đã đề ra. Cứ 2-3 ngày NVXH và TC lại lượng giá lại những hoạt động
25


×