Tải bản đầy đủ (.pdf) (254 trang)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO KHÔI PHỤC, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 254 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LIÊN HIỆP KHOA HỌC KINH TẾ ĐÔ THỊ - NAM BỘ
VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG HP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT
VÀO KHÔI PHỤC, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN
TỈNH TRÀ VINH

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Kinh tế
Chủ nhiệm đề tài:
TS, GV. Nguyễn Chí Tân

Trà Vinh - 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LIÊN HIỆP KHOA HỌC KINH TẾ ĐÔ THỊ - NAM BỘ
VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG HP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT


VÀO KHÔI PHỤC, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, TĂNG THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN
TỈNH TRÀ VINH
Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì đề tài

Sở Khoa học và Công nghệ

Trà Vinh - 2016


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................ vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................ 4
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 23
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .................................. 23
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................... 24
6. Kết cấu đề tài ...................................................................................... 25
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................... 26
1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................ 26
1.2. Khái quát chung về làng nghề ở Việt Nam ................................... 27
1.2.1. Nguồn gốc hình thành các làng nghề ............................................. 27
1.2.2. Lịch sử phát triển các làng nghề .................................................... 29

1.2.3. Đặc điểm của làng nghề ................................................................. 31
1.2.4. Cơ hội và thách thức của phát triển làng nghề ............................... 32
1.3. Cách tiếp cận và lý thuyết áp dụng ............................................... 33
1.3.1. Cách tiếp cận .................................................................................. 33
1.3.2. Lý thuyết áp dụng........................................................................... 35

a


1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 37
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ........................................ 37
1.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp .......................................... 38
1.5. Kỹ thuật sử dụng ............................................................................. 42
CHƯƠNG 2. LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH............................................... 43
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh ....................................... 43
2.1.1. Đặc điểm kinh tế ............................................................................ 43
2.1.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................. 47
2.2. Vai trò làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Trà Vinh ................................................................................... 51
2.2.1. Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời, độc đáo ................. 51
2.2.2. Góp phần giải quyết nhu cầu việc làm,
tận dụng nguyên liệu tại chỗ ................................................................... 54
2.2.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa ................................................................ 58
2.2.4. Đa dạng hóa hoạt động kinh tế,
tạo nguồn sản phẩm phong phú cho xã hội ............................................. 60
2.2.5. Góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch ........................ 61
2.3. Thực trạng hoạt động sản xuất của 10 làng nghề
được công nhận trên địa bàn tỉnh Trà Vinh........................................ 63

2.3.1. Làng nghề tiểu thủ công nghiệp ..................................................... 65
2.3.2. Làng nghề đan đát, thủ công mỹ nghệ
xã Lương Hòa, huyện Châu Thành .......................................................... 72
2.3.3. Làng nghề khai thác, sơ chế biến thủy sản .................................... 75

b


2.3.4. Làng nghề trồng hoa kiểng............................................................. 83
2.3.5. Làng nghề sản xuất rượu Xuân Thạnh,
xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành........................................................... 90
2.3.6. Làng nghề bánh tét Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang ........... 95
2.4. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển
làng nghề của tỉnh Trà Vinh ................................................................. 97
2.4.1. Thuận lợi ........................................................................................ 97
2.4.2. Khó khăn ........................................................................................ 99
CHƯƠNG 3. HÀM LƯỢNG CÔNG NGHỆ, KHOA HỌC
KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH
CỦA LÀNG NGHỀ Ở TỈNH TRÀ VINH ........................................... 102
3.1. Vai trò của tiến bộ khoa học kỹ thuật với sự phát triển
của làng nghề ở Trà Vinh ......................................................................... 102
3.1.1. Quan điểm tiếp cận......................................................................... 102
3.1.2. Vai trò của tiến bộ kỹ thuật với sự phát triển của làng nghề ......... 103
3.2. Hàm lượng công nghệ, khoa học kỹ thuật của
làng nghề tỉnh Trà Vinh ........................................................................... 108
3.2.1. Hàm lượng công nghệ, khoa học kỹ thuật của
làng nghề tỉnh Trà Vinh trong sản xuất ................................................... 108
3.2.2. Hàm lượng công nghệ, khoa học kỹ thuật của
làng nghề tỉnh Trà Vinh trong kinh doanh ............................................... 124
3.2.3. Nhân lực khoa học công nghệ trong làng nghề .............................. 126


c


CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TIẾN BỘ
KHOA HỌC, KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG
KHÔI PHỤC, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ............ 140
4.1. Mô hình ứng dụng công nghệ nấu bánh tét bằng nồi nấu hiện đại
thay thế nấu bằng củi tại làng nghề bánh tét Trà Cuôn, xã Kim Hòa,
huyện Cầu Ngang ................................................................................... 141
4.1.1. Thực hiện mô hình ......................................................................... 141
4.1.2. Đánh giá hiệu quả mô hình ........................................................... 149
4.2. Mô hình ứng dụng công nghệ trong làm giường tre tại làng nghề
tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà Cú ........................... 163
4.2.1. Thực hiện mô hình ......................................................................... 163
4.2.2. Đánh giá hiệu quả mô hình ............................................................ 169
4.3. Mô hình ứng dụng máy móc vào sấy, bóc tách tôm khô
tại làng nghề sơ chế biến thủy sản Xóm Đáy xã Đông Hải
huyện Duyên Hải .................................................................................... 181
4.3.1. Thực hiện mô hình ......................................................................... 181
4.3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình ............................................................ 186

CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2025
ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH .......... 197
5.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển làng nghề trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ....................... 198
5.1.1. Quan điểm ...................................................................................... 198

d



5.1.2. Mục tiêu tổng quát ......................................................................... 199
5.1.3. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 199
5.2. Định hướng phát triển làng nghề trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ......... 200
5.2.1. Định hướng chung .......................................................................... 200
5.2.2. Định hướng cụ thể .......................................................................... 201
5.3. Các giải pháp về phát triển làng nghề trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ......... 204
5.3.1. Các giải pháp trước mắt ................................................................. 204
5.3.2. Các giải pháp lâu dài ...................................................................... 215
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 220
1. Kết luận ................................................................................................ 220
2. Kiến nghị .............................................................................................. 222
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 234
PHỤ LỤC
BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .............. 238

e


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nội dung

1


CN

Công nghệ

2

CNN

Cụm công nghiệp

3

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

4

CSSX

Cơ sở sản xuất

5

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

6


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

7

ĐVT

Đơn vị tính

8

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

9

HTX

Hợp tác xã

10

KHKT

Khoa học kỹ thuật

11


LN

Làng nghề

12

MTV

Một thành viên

13

NXB

Nhà xuất bản

14

SP

Sản phẩm

15

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

16


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

17

TP

Thành phố

18

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

19

UBND

Ủy ban nhân dân

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

TÊN BẢNG


TRANG

1

Bảng 1.1: Phân bổ phiếu điều tra đợt 01

40

2

Bảng 1.2: Phân bổ phiếu điều tra đợt 02

41

3

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế qua các năm của tỉnh Trà Vinh

44

4

Bảng 2.2: Tốc độ tăng tổng sản phẩm của tỉnh năm 2015

44

5

Bảng 2.3: Dân số của tỉnh Trà Vinh qua các năm


47

6

Bảng 2.4: Dân số và mật độ dân số theo đơn vị hành chính

48

7

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động ở tỉnh Trà Vinh qua các năm

49

8

Bảng 2.6: Đặc điểm lực lượng lao động tỉnh Trà Vinh năm
2015

50

9

Bảng 2.7: Số lao động được giải quyết việc làm

56

10


Bảng 2.8: Số liệu 12 làng nghề trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
năm 2014

63

11

Bảng 2.9: Giải pháp nhằm góp phần tăng cao chất lượng
sản phẩm

67

12

Bảng 2.10: Nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất

79

13

Bảng 2.11: Các sản phẩm chính

79

14

Bảng 2.12: Hiệu quả kinh tế

79


15

Bảng 2.13: Việc áp dụng KHKT vào làng nghề rượu
Xuân Thạnh

93

16

Bảng 2.14: Việc áp dụng KHKT vào làng nghề bánh tét
Trà Cuôn

97

17

Bảng 3.1: Đánh giá hình thức quảng bá của các cơ sở bánh tét

126

ii


18

Bảng 4.1: Hiệu quả kinh tế khi ứng dụng KHKT vào cơ sở
Ba Loan

153


19

Bảng 4.2: Thu nhập 1 ngày của lao động

155

20

Bảng 4.3: Hiệu quả xã hội khi ứng dụng KHKT

156

21

Bảng 4.4: Dung tích các nồi nấu bánh tét

162

22

Bảng 4.5: Các thiết bị thuộc mô hình công nghệ trong làm
giường tre

168

23

Bảng 4.6: Các thiết bị thuộc mô hình ứng dụng máy móc
vào sấy, bóc tách tôm


182

24

Bảng 4.7: Thông số kỹ thuật của tủ sấy tuần hoàn khí nóng

189

25

Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế khi ứng dụng KHKT

190

26

Bảng 4.9: Hiệu quả tăng năng suất, nâng cao chất lượng
sản phẩm

191

iii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

TT

TÊN HÌNH


TRANG

1

Hình 1.1: Mô hình lý thuyết tân cổ điển về tăng trưởng
kinh tế

35

2

Hình 2.1: Đường vào làng nghề thông thoáng, sạch sẽ

80

3

Hình 2.2: Phơi tôm trên nền xi măng

81

4

Hình 2.3: Vườn hoa kiểng hộ sản xuất Nguyễn Văn Triều

89

5

Hình 2.4: Trồng hoa trong nhà lưới


89

5

Hình 3.1: Dệt chiếu tại cơ sở anh Triều

116

6

Hình 3.2 và hình 3.3: Máy khoan và máy cắt tre tại cơ sở
Thành Đạt

128

7

Hình 3.4 và hình 3.5: Máy sấy và máy tách vỏ tôm tại cơ sở
Lân Văn Siên - Làng nghề sơ chế biến thủy sản Xóm Đáy

117

8

Hình 4.1: Nồi nấu bánh tét bằng điện

142

9


Hình 4.2: Chứng nhận của cơ sở bánh tét Ba Loan

143

10

Hình 4.3: Các thùng ngâm trứng vịt muối

146

11

Hình 4.4: Gói bánh tét tại cơ sở Ba Loan

148

12

Hình 4.5: Sản phẩm bánh tét của cơ sở Ba Loan

149

iv


13

Hình 4.6: Củi gỗ - Nguyên liệu đun nấu của cơ sở bánh tét


158

14

Hình 4.7: Nồi nấu bánh tét truyền thống

159

15

Hình 4.8: Ban chủ nhiệm đề tài làm việc cùng đại diện
chính quyền xã Hàm giang và cơ sở Thành Đạt

165

16

Hình 4.9: Giấy chứng nhận của cơ sở Thành Đạt

166

17

Hình 4.10: Sản phẩm giường tre của cơ sở Thành Đạt

180

18

Hình 4.11: Ban chủ nhiệm đề tài làm việc cùng đại diện

chính quyền xã Đông Hải

183

19

Hình 4.12: Giấy phép đăng ký kinh doanh của cơ sở Dương
Thị Bến

184

20

Hình 4.13: Giấy Công nhận của cơ sở Dương Thị Bến

184

21

Hình 4.14: Lò sấy tôm của cơ sở Dương Thị Bến

186

22

Hình 4.15 và 4.16: Máy bóc vỏ và máy lạo tôm cơ sở
Dương Thị Bến

186


v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

TT

DANH MỤC

TRANG

1

Biểu đồ 2.1: Thực trạng các làng nghề tiểu thủ công nghiệp

66

2

Biểu đồ 2.2: Vai trò của làng nghề thủ công mỹ nghệ

73

3

Biểu đồ 2.3: Những hạn chế của làng nghề thủ công mỹ nghệ

74

4


Biểu đồ 2.4: Nguồn khai thác, sơ chế biến thuỷ sản

76

5

Biểu đồ 2.5: Việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất
tại làng nghề

76

6

Biểu đồ 2.6: Mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào
làng nghề

77

7

Biểu đồ 2.7: Thực trạng phát triển của hai làng nghề hoa kiểng

84

8

Biểu đồ 2.8: Thực trạng làng nghề sản xuất rượu Xuân Thạnh

91


9

Biểu đồ 3.1: Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật 10 làng nghề

110

10

Biểu đồ 3.2: Lý do không nên ứng dụng KHKT vào làng
nghề bánh tét

111

11

Biểu đồ 3.3: Lý do không nên ứng dụng KHKT vào làng
nghề rượu

111

12

Biểu đồ 3.4: Trở ngại khi ứng dụng KHKT vào 10 làng nghề

113

13

Biểu đồ 3.5: Đánh giá tình trạng ứng dụng KHKT ở 10

làng nghề

114

vi


14

Biểu đồ 3.6: Tình trạng ứng dụng CN, KHKT ở làng nghề
hoa kiểng

115

15

Biểu đồ 3.7: Tình trạng ứng dụng CN, KHKT ở các làng
nghề TTCN

118

16

Biểu đồ 3.8: Tình trạng ứng dụng KHKT ở làng nghề rượu

119

17

Biểu đồ 3.9: Tình trạng ứng dụng CN, KHKT ở làng nghề

thủy sản

121

18

Biểu đồ 3.10: Tình trạng ứng dụng CN, KHKT ở làng nghề
bánh tét

122

19

Biểu đồ 3.11: Kênh tiêu thụ sản phẩm rượu Xuân Thạnh

125

20

Biểu đồ 3.12: Kỹ năng, tay nghề của thợ làng nghề

128

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông thôn ở Việt Nam.

Trong những năm qua, hoạt động ngành nghề nông thôn luôn được quan tâm,
chú trọng phát triển với nhiều chủ trương, chính sách được ban hành. Đặc biệt
khi Quyết định số 132/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách
khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn được ban hành, hoạt động
ngành nghề nông thôn đã có nhiều bước phát triển rõ rệt. Trong đó, chú trọng
thực hiện quy hoạch, xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển ngành nghề
nông thôn tập trung vào 3 lĩnh vực: bảo tồn và phát triển làng nghề, phát triển
làng nghề gắn với du lịch và phát triển làng nghề mới.
Thực hiện đổi mới công nghiệp nông thôn theo xu hướng chung của cả
nước, kinh tế nông thôn của tỉnh Trà Vinh đã có những bước phát triển rõ rệt
với tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn định và liên tục. Đóng góp vào sự phát
triển của kinh tế nông thôn của tỉnh có vai trò rất quan trọng của các ngành
nghề, làng nghề với nhiều tiềm năng và lợi thế chưa khai thác hết. Với mục
tiêu tập trung phát triển ngành nghề nông thôn nhằm góp phần tích cực vào
phát triển du lịch và quá trình phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Trà Vinh
đã ban hành Quyết định số 1307/QĐ-UBND ngày 10/7/2009 về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Trà Vinh đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định 1515/QĐ-UBND ngày
15/9/2014 Về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1307/QĐ-UBND ngày
10/7/2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, Quyết định số
2009/QĐ-UBND ngày 25/11/2014 về việc ban hành Đề án Bảo tồn và phát
triển làng nghề tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

1


Đến thời điểm hiện tại, Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành
quyết định công nhận 12 làng nghề. Các làng nghề này chủ yếu sản xuất các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, khai thác sơ chế biến thủy

hải sản và hoa kiểng. Nhiều sản phẩm mang nét đặc thù và phản ánh văn hóa
của tỉnh như mô hình đồ dùng gia đình nông thôn được làm từ mây, tre, các
sản phẩm điêu khắc và một số loại thực phẩm như tôm cá khô, bánh tét, nước
mắm rươi... và một số làng nghề chuẩn bị được thành lập.
Hoạt động của các làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm cho gần
10.000 lao động, tạo ra giá trị sản xuất hàng năm khoảng 130 tỉ đồng, đóng
góp 1,9% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành, tạo ra nhiều sản phẩm
mang những nét đặc trưng của vùng Tây Nam bộ, góp phần tăng kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh, giúp tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho các hộ gia đình
ở khu vực nông thôn. Theo nhận định của các cơ quan hữu quan, tiềm năng
phát triển làng nghề ở Trà Vinh còn rất lớn.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh khốc liệt trên thị
trường, bên cạnh đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề, đòi hỏi các hộ gia đình, cơ
sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề phải đầu tư công nghệ, đổi mới trang
thiết bị ở một số công đoạn sản xuất phù hợp để tăng năng suất lao động, nâng
cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm để
phát triển bền vững trên thị trường. Tuy nhiên, phần lớn các hộ, các cơ sở sản
xuất trong các làng nghề ở tỉnh Trà Vinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, quy mô
sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu thông tin, kiến thức để hành động thích ứng với
những biến đổi của thị trường, hạn chế về công nghệ nên sản phẩm cũng đơn
điệu về mẫu mã, chất lượng và số lượng không ổn định. Do vậy, không đủ khả
năng ký kết cung ứng những đơn hàng lớn cho giá trị kinh tế cao.
Điển hình, ở làng nghề thiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà
Cú (chuyên sản xuất các sản phẩm từ tre gai và tầm vông), chủ yếu sản xuất
các sản phẩm như giường, tủ, bếp, bàn, ghế… đóng theo công nghệ thủ công

2


cũ, giá trị kinh tế không cao. Một số cơ sở chỉ mới trang bị các loại cưa điện,

khoan điện… với mẫu mã đơn giản nên sản phẩm chỉ để phục vụ nông dân.
Hay nhiều cơ sở trong làng nghề đan đát vẫn chưa có máy chẻ nan và nhiều
cơ sở ở làng nghề dệt chiếu thiếu máy dệt… Trong khi đó, ở nhiều nơi khác
trong cả nước, nghề tiểu thủ công nghiệp đã được hiện đại hóa. Hầu hết đều
được trang bị máy móc, công nghệ sản xuất mới để làm ra các mặt hàng tinh
xảo đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trước thực trạng đó, nhu cầu đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở Trà
Vinh là rất lớn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận; đồng thời
góp phần hiện đại hóa làng nghề. Bên cạnh đó, để có được đầu ra ổn định thì
việc cải tiến sản phẩm là vấn đề rất cần thiết. Bởi nếu sản phẩm chất lượng
tốt, cộng thêm mẫu mã đẹp thì sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và việc tìm
kiếm thị trường đầu ra sẽ khả thi hơn.
Để các làng nghề phát triển, Trà Vinh cần đầu tư cơ sở hạ tầng điện,
nước, đường giao thông ở các làng nghề; hỗ trợ mở các lớp đào tạo nghề cho
lực lượng sản xuất, hỗ trợ đầu tư dây chuyền công nghệ mới phục vụ sản xuất
nhằm tạo sức cạnh tranh; tập hợp những hộ sản xuất nhỏ lẻ hoặc thành lập các
tổ kinh tế hợp tác, phát triển và thành lập các làng nghề mới, ngành nghề mới.
Đặc biệt là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo tồn và phát triển các
làng nghề, hình thành các làng nghề mới, nhằm nâng cao năng suất, giảm chi
phí, tính cạnh tranh cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Từ những phân tích
nêu trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho người dân tỉnh Trà Vinh” là việc làm cần thiết
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa ngày càng cao, diện
tích đất nông nghiệp giảm, công nghệ và kỹ thuật đang có nhiều đóng góp
quan trọng vào sự phát triển vượt bậc của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

3



2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.1.1. Các công trình nghiên cứu
- Bộ Công thương, Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam thời
hội nhập, Tạp chí Công nghiệp, tháng 12, 2008
Hiện nay các làng nghề đang đứng trước nhiều khó khăn, đó là phát
triển kiểu phong trào, chưa có quy hoạch; quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ
sản xuất lạc hậu, các thiết bị cũ chắp vá, thiếu đồng bộ, trình độ tay nghề lao
động không đồng đều. Đặc biệt, các làng nghề còn có một điểm yếu quan
trọng dẫn đến bị thua thiệt khi cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước
là chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm
của mình. Các khó khăn trong xây dựng và phát triển làng nghề ở Việt Nam
có thể nêu ra là: Thứ nhất, khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên
thị trường quốc tế còn thấp. Thứ hai, nội lực của các làng nghề nói chung còn
yếu. Thứ ba, phát triển các làng nghề hiện đang làm gia tăng ô nhiễm môi
trường. Các giải pháp chủ yếu để phát triển làng nghề trong thời gian tới: Một
là, quy hoạch phát triển các làng nghề gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hai là, phát triển thị trường cho các làng nghề. Ba là,
tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của làng nghề. Bốn là, phát triển
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các làng nghề.
- TS. Trần Chí Quỳnh, Mô hình thị trường tiêu thụ sản phẩm các làng
nghề Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Sở hữu trí
tuệ và Sáng tạo, số 2, 2009
Bài viết đã khái quát được những đặc điểm và quá trình thành thị
trường của làng nghề Việt Nam qua các nội dung: Vai trò của làng nghề và
các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường làng nghề trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế; Tình hình sản xuất kinh doanh của làng nghề; Tình
hình thị trường của làng nghề; Những khó khăn vướng mắc về thị trường của

4



làng nghề hiện nay; Các giải pháp và dự báo về thị trường trong đó gồm các
quan điểm phát triển làng nghề trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập
quốc tế; Phương hướng phát triển thị trường cho làng nghề; Dự báo về thị
trường tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố nguồn lực phát triển các làng nghề
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Giải pháp nhằm phát triển thị trường
cho làng nghề.
- Nhóm tác giả Bạch Quốc Khang, Nguyễn Thị Thu Quế và Bùi Đình
Toái, Quy trình xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp
có sự tham gia của cộng đồng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2010
Nhóm tác giả đã xây dựng hệ thống các tiêu chí, quy trình, kế hoạch
phát triển các làng nghề. Trong đó mỗi quy trình, công đoạn đều có sự tham
gia của người thợ, người dân, nhà quản lý, khách hàng hay nói cách khác sự
tham gia của cộng đồng. Ở nước ta nông thôn, nông nghiệp chiếm tới 70% về
quy mô, cơ cấu dân số và thu nhập nên hầu như các làng nghề đều có nguồn
gốc từ các nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Cho nên việc ban hành sổ tay
hướng dẫn về kỹ năng, trình độ, an toàn lao động, môi trường… trong việc
phát triển các làng nghề có sự tham gia của cộng đồng là việc làm hết sức
quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nhóm tác giả Mai Văn Nam và Đinh Công Thành, Hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Khoa
học 2011:18a 298-306, Trường Đại học Cần Thơ
Mục tiêu của bài viết nhằm phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu làm rõ hoạt động
sản xuất của các làng nghề mang lại hiệu quả tài chính và cả về mặt xã hội
cho tỉnh Bạc Liêu. Bên cạnh đó, bài viết đã phân biệt tính chất hộ (hộ chuyên
và hộ kiêm), số lao động hộ, vốn lưu động và cố định, tính chất làng nghề (đã
được công nhận hay chưa) là những yếu tố tạo nên sự khác biệt thu nhập của
các hộ làng nghề. Kết quả của mô hình cho thấy tính chất hộ, số lao động


5


tham gia sản xuất và vốn lao động là 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ. Từ đó, tác giả đã trình bày một số giải pháp cơ bản cũng như nêu lên
các kiến nghị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các làng nghề ở
địa phương. Tuy nhiên, những giải pháp chỉ mang tính lý thuyết chưa có giải
quyết tình hình hoạt động sản xuất của làng nghề hiện nay.
- TS. Vũ Quốc Tuấn, Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước,
Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2011
Công trình nghiên cứu về làng nghề trong công cuộc phát triển đất
nước, thể hiện trong những bài viết chọn lọc, chuyên đề đã đăng báo, bài phát
biểu tại các cuộc hội thảo trong thời gian gần đây của tác giả về làng nghề
cùng những bài viết có liên quan về đổi mới thể chế kinh tế, cải cách hành
chính... là những điều kiện không thể thiếu để bảo tồn và phát triển làng nghề.
Những bài viết trong tập sách có thể còn chưa toàn diện, song đó là những
nhận thức, giải pháp tâm huyết của tác giả về làng nghề sau nhiều năm nghiên
cứu, khảo sát tại nhiều làng nghề trong cả nước và qua tiếp thu nhiều ý kiến
của những chuyên gia, nhà quản lý có kinh nghiệm cùng những người thợ
làng nghề mà tác giả được tiếp xúc.
- TS. Hồ Kỳ Minh, Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi,
Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội, Đà Nẵng, 2011
Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về làng nghề cũ,
làng nghề mới; những tiêu chí phân loại làng nghề; chuỗi giá trị làng nghề;
quyết định và tiêu chí phát triển làng nghề, vai trò của việc phát triển nghề
và làng nghề nói chung trong phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương trong nước và một số nước
trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi. Giới
thiệu tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi

nói chung và 06 huyện đồng bằng, trung du, thành phố Quảng Ngãi nói
riêng. Phân tích thực trạng phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh

6


Quảng Ngãi. Đồng thời tập trung điều tra khảo sát và đi sâu phân tích thực
trạng, đánh giá sự phát triển của 30 nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng
bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi. Từ đó, phân loại và lựa chọn 10
ngành nghề để nghiên cứu sâu trong giai đoạn tiếp theo. Trình bày các cơ sở
quan trọng, đề xuất các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển, từ đó
đưa ra hệ thống các giải pháp phát triển đồng bộ, khả thi nhằm phát triển 10
nghề và làng nghề tại 06 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng
Ngãi. Lựa chọn 02 làng nghề tiêu biểu, có nhiều tiềm năng phát triển để xây
dựng đề án phát triển. Đây là đề tài nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu rộng,
không gian nghiên cứu trải dài trên nhiều địa phương, có liên quan đến
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
- PGS, TS. Đặng Kim Chi, Tài liệu hướng dẫn áp dụng các biện pháp
cải thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, Nxb. Tri
thức, Hà Nội, 2012
Đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội. Công
trình đề cập đến kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy quá trình phát
triển kinh tế mà không quan tâm tới các vấn đề môi trường sẽ đưa lại hiệu quả
kinh tế thấp, chi phí cho các hoạt động xử lý ô nhiễm sẽ cao hơn chi phí đầu
tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Việc thực hiện các công trình cải tạo,
phục hồi môi trường sớm sẽ tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ảnh hưởng tới sức
khỏe cộng đồng. Công trình gồm các nội dung: Giới thiệu chung về làng nghề
chế biến nông sản thực phẩm; Các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm; Giải pháp quản lý môi
trường tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm; Hướng dẫn quan trắc

kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm.
- TS. Lương Ngọc Hương, Phát triển bền vững du lịch làng nghề sinh
thái - văn hóa, Nxb. Văn hóa dân tộc, 2012
Nghiên cứu cho thấy du lịch làng nghề nước ta có nhiều lợi thế, tiềm
năng để phát triển. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có bước phát triển

7


đáng ghi nhận, thể hiện những nỗ lực của những cơ quan quản lý ngành du
lịch cũng như của các địa phương, du lịch làng nghề đã ngày càng đóng góp
tích cực hơn so với tỷ trọng các loại hình du lịch. Tuy nhiên nhìn chung, loại
hình du lịch làng nghề còn phát triển manh mún, tự phát và chưa xứng tầm
với tiềm năng. Chính vì thế, vấn đề tìm và ứng dụng các phương hướng, biện
pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề ở nước ta là một vấn đề lớn, không
chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành du lịch, mà còn cần sự phối hợp
của nhiều ban ngành như các cơ quan quản lý văn hóa, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công thương… Vấn
đề phát triển, quảng bá du lịch làng nghề đã khó, gìn giữ được bản sắc, những
nét tinh hoa của làng nghề cũng như môi trường sống của người dân còn khó
hơn. Nếu chỉ chú trọng tới làm du lịch, làm kinh tế mà quên mất những điều
căn bản đó thì sẽ tự làm mất đi một phần di sản văn hóa lớn nhất của mình đó
là các làng nghề.
- ThS. Nguyễn Phước Quý Quang, Du lịch làng nghề ở Đồng bằng
sông Cửu Long - Một lợi thế, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 2013
Bài viết đã đưa cụ thể thực trạng du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông
Cửu Long như: với các ngành nghề phù hợp với khả năng lao động tại địa
phương, làng nghề chính là “kênh” tạo việc làm đáng kể cho lao động tại chỗ;
nhất là vùng nông thôn. Tuy nhiên, thực tế là số làng nghề sản xuất - kinh
doanh ổn định, “ăn nên làm ra” trong tình hình hiện nay chưa nhiều. Sau một

quá trình hoạt động, nhiều làng nghề vì thiếu vốn, thiếu thông tin, thiết bị máy móc lạc hậu và sản phẩm ngày càng khó tìm “đầu ra” do tính cạnh tranh
kém. Về phương diện du lịch, hiện nay trên địa bàn các tỉnh khu vực ĐBSCL,
du lịch làng nghề vẫn chưa được phát triển, các tour du lịch rời rạc làm cho
người dân không thu được lợi nhuận gì sau một chuyến tham quan của du
khách, sản phẩm họ bán ra tiêu thụ không được. Từ đó, tác giả cũng đưa ra
giải pháp trước mắt và lâu dài cho làng nghề tại ĐBSCL. Một trong những

8


giải pháp giúp du lịch làng nghề sẽ thực sự hấp dẫn, có hiệu quả khi các cấp
ủy, chính quyền địa phương và ngành du lịch quan tâm tổ chức thực hiện
những chủ trương, chính sách đúng đắn, thiết thực và mang tính chiến lược
lâu dài. Bên cạnh đó là chú trọng công tác quảng bá, thu hút khách, nâng cao
chất lượng sản phẩm và đội ngũ những người làm công tác du lịch làng nghề.
- TS. Hoàng Anh Thư, Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch
bền vững, Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo, số 3, 2013
Đề tài đã nghiên cứu, phân tích và khái quát một số vấn đề quan trọng
như nhằm phát triển du lịch làng nghề bền vững: Thứ nhất, là công tác quy
hoạch làng nghề. Thứ hai, là vấn đề môi trường làng nghề. Thứ ba, là vấn đề
định hướng phát triển làng nghề nhằm mục đích phục vụ du lịch. Thứ tư, là sự
liên kết giữa các làng nghề, để phát triển du lịch làng nghề đòi hỏi phải có sự
kết nối sâu rộng hơn giữa các làng nghề để khai thác triệt để những tiềm năng
còn bỏ ngỏ. Thứ năm, là nâng cao hoạt động của các làng nghề gắn với hoạt
động du lịch. Thứ sáu, là tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để
hình thành một đội ngũ làm du lịch tại chỗ. Thứ bảy, là đa dạng hóa sản phẩm
làng nghề, tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị nghệ thuật, phù hợp với
thị hiếu của du khách. Thứ tám, là quảng bá du lịch làng nghề.
2.1.2. Một số văn bản liên quan
- Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về “Chương trình bảo tồn và phát triển
làng nghề”
Mục tiêu của chương trình là phát triển làng nghề, ngành nghề, dịch vụ,
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo
việc làm, phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Các chương trình cụ thể như:
bảo tồn và phát triển làng nghề; phát triển làng nghề gắn với du lịch; phát
triển làng nghề mới, phấn đấu thực hiện mỗi làng một nghề.

9


- Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030”
Đề án đề cập tới các nhiệm vụ chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường làng
nghề như: hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường làng nghề, thực
thi có hiệu quả các công cụ quản lý môi trường, triển khai các mô hình công
nghệ, các biện pháp kỹ thuật nhằm định hướng cho việc xử lý ô nhiễm môi
trường làng nghề. Công tác truyền thông, đào tạo và nâng cao năng lực bảo vệ
môi trường làng nghề. Các nhóm giải pháp thực hiện: cơ chế, chính sách,
nhận thức, triển khai xây dựng, thực hiện quy hoạch, di dời, chuyển đổi ngành
nghề sản xuất, giải pháp về tài chính.
- UBND tỉnh Trà Vinh, Quyết định số 1307/QĐ-UBND ngày
10/7/2009 về việc Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Trà Vinh
đến 2015 tầm nhìn đến năm 2020, và Quyết định số 1515/QĐ-UBND ngày
15/9/2014 Về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1307/QĐ-UBND ngày
10/7/2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Quy hoạch nhóm ngành nghề chế biến nông - lâm - thủy hải sản; nhóm
ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, đan lát, dệt may và cơ khí; sản

xuất hàng thủ công mỹ nghệ; gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; nhóm
nghề xây dựng, vận tải và ngành nghề khác; xây dựng chương trình bảo tồn
và phát triển làng nghề. Trong đó, chú trọng bảo tồn và phát triển các nghề,
làng nghề truyền thống lâu đời, mang bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện
cho các nghề này phục hồi và phát triển, như: Làng nghề Tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề đan đát - Thủ công mỹ nghệ v.v.
- UBND tỉnh Trà Vinh, Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày
25/11/2014 Ban hành Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 2014 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020:
Bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển hài hòa giữa sản
xuất hàng hóa với bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa

10


truyền thống theo hướng bảo tồn và phát triển; phải kết hợp phát triển hài hòa
các cơ sở ngành nghề quy mô vừa và nhỏ, đa dạng hóa các hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, chú trọng phát triển các hợp tác xã,
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở làng nghề; phát huy sự tham gia của cộng đồng
gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
và phát triển nông thôn mới; phải gắn với thị trường và hội nhập kinh tế quốc
tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp phát triển kinh tế xã hội và phát huy lợi thế
so sánh của mỗi địa phương, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói
giảm nghèo, giảm dần khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
2.1.3. Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển làng nghề của một số tỉnh khu vực
đồng bằng sông Cửu Long
2.1.3.1. Tỉnh Bến Tre
Du lịch làng nghề ở Bến Tre nhanh chóng trở thành một xu hướng thu
hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Một trong những làng nghề được
chú ý nhất ở Bến Tre là làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phước Long, huyện

Giồng Trôm. Ngoài ra còn có làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh là một trong
những làng nghề mới phát triển sau này với các sản phẩm phong phú, đa dạng
được làm từ cây dừa. Hiện nay, Bến Tre đã đẩy mạnh công tác đào tạo nâng
cao tay nghề cho các nghệ nhân đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức,
văn hóa ứng xử cho cộng đồng. Nhờ vậy, chất lượng sản phẩm không những
được nâng cao mà còn phản ánh giá trị nhân văn sâu sắc, tạo điều kiện thuận
lợi để du khách tiếp cận làng nghề.
Song song với đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề thì việc đầu tư cơ
sở hạ tầng đang được chính quyền tỉnh Bến Tre tập trung xây dựng. Đến nay,
tỉnh đã xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đến các làng nghề ngày càng
hoàn chỉnh, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để vận chuyển sản phẩm làng nghề
tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.

11


×