Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đề tài: “Vận dụng quy trình đọc sách trong dạy học vật lí” thông qua chương “Năng lượng” vật lí đại cương tập 1 Cơ – nhiệt”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.88 KB, 52 trang )

1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. DANH SÁCH THÀNH VIÊN
ThS. Nguyễn Hồng Nhung
2. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Khoa Vật lí – Trường Đại học Đồng Tháp


2

MỤC LỤC
Mục lục ………………………………………………………… . .…… …………2
Danh mục các chữ viết tắt……………………………… . .………………………..5
Danh mục bảng biểu, sơ đồ ……………………………. … . .…………………….6
Tóm tắt kết quả nghiên cứu bằng tiếng việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .
Tóm tắt kết quả nghiên cứu bằng tiếng anh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .
MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2. Tính cấp thiết của đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9
3. Mục tiêu đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .11
4. Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11
5. Đối tượng và pham vi nghiên cứu . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
6. Nội dung nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẬN DỤNG QUY TRÌNH ĐỌC SÁCH . 12
1.1. Quá trình dạy học đại học . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .12
1.1.1. Khái niệm quá trình dạy học ở đại học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .12
1.1.2. Mục đích và nhiệm vụ dạy học ở đại học . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . ..12
1.1.3. Nội dung dạy học ở đại học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.1.4. Các nhiệm vụ dạy học ở đại học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12


1.1.5. Bản chất của quá trình dạy học đại học . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . .13
1.2. Một số vấn đề về tự học . . . . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.2.1. Khái niệm . . . . .. . . . . . . .. . . . . . .. . . . . .. . . . . . .. . . .. . . .. . . . .. . . . .. . . . 13
1.2.2. Các hình thức của tự học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.3. Nội dung hoạt động tự học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . .14
1.3.1. Chuẩn bị cho hoạt động tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . 14
1.3.2. Tự lực nắm nội dung học vấn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.3.3. Kiểm tra và đánh giá . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.4.1. Nhóm nhân tố bên trong . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.4.2. Nhóm nhân tố bên ngoài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.5. Đọc sách – một dạng tự học quan trọng và phổ biến. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.5.1. Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 16


3

1.5.2. Những ưu điểm của đọc sách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. 16

1.5.3. Chức năng của đọc sách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . 17
1.5.3.1. Chức năng nhận thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .. .. . . . . .. . . . . 17
1.5.3.2. Chức năng trau dồi và phát triển ngôn ngữ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.5.3.3. Chức năng phát triển trí tuệ . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.5.3.4. Chức năng giáo dục . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . . . . .. . 18
1.5.3.5. Chức năng định hướng nghề . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . .. . . .. . . .. . 18
1.5.3.6. Chức năng giải trí . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . . . . . .. . . . . . . . ... . . . 19
1.5.4. Những lưu ý cho việc đọc sách có hiệu quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.6. Quy trình đọc sách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

1.6.1. Giai đoạn chuẩn bị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .. . . . . .. . .. . . . . 21
1.6.2. Giai đoạn thu thập thông tin . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . . .. . .. .. .. . 22
1.6.3. Giai đoạn xử lí thông tin . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. .. . 23
1.6.4. Giai đoạn ứng dụng thông tin . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .. .. . . .. .. . 25
1.6.5. Giai đoạn kiểm tra – đánh giá . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . 25
1.7. Kết luận chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . 28
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG QUY TRÌNH ĐỌC SÁCH THÔNG QUA CHƯƠNG
“NĂNG LƯỢNG” VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG TẬP 1 CƠ – NHIỆT . . . . . . . . . . . . ..29
2.1. Vị trí chương “Năng lượng”. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.2. Mục tiêu chương “Năng lượng” . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.3. Nội dung chương “Năng lượng” . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .29
2.3.1. Sơ đồ cấu trúc logic nội dung chương “Năng lượng”. . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.3.2. Những đơn vị kiến thức cơ bản trong chương “Năng lượng”. . . . . . . . . . . . 30
2.3.2.1. Công . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . 30
2.3.2.2. Công suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
2.3.2.3. Công và công suất của lực tác dụng trong chuyển động quay . . . . . . . .. 31
2.3.2.4. Định luật bảo toàn năng lượng. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 31
2.3.2.5. Định lí về động năng. . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 32
2.3.2.6. Động năng trong trường hợp vật rắn quay . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.3.2.7. Thế năng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.3.2.8. Định luật bảo toàn cơ năng trong trường lực thế . . . . . . . . . . . . . . . . . ... 33
2.4. Xây dựng phiếu điều tra . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... .33


4

2.5. Tìm hiểu tình hình dạy học chương “Năng lượng” . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
2.5.1. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy chương “Năng lượng” . . . . . . .. . . . .34
2.5.1.1. Thuận lợi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.5.1.1. Khó khăn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . 34

2.6. Vận dụng quy trình đọc sách chương “Năng lượng” . . . . . . . . . . . . . . . . . . .34
2.7. Kết luận chương 2 . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . 38
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .40
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
3.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . 40
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... . . .40
3.4. Nội dung đề kiểm tra . . . . . . . . . .. . . . .. . . .. . .. .. . . . .. .. . . .. . . . .. . . . . . . . 40
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm . .. . . . .. . . .. . .. .. . . . .. .. . . .. . . . .. . . . . . ... 40
3.5.1. Mức độ hoạt động tự lực của sinh viên trong giờ học . . . . . . . . . . . . . .. . 40
3.5.2. Đánh giá kết quả định lượng của sinh viên . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . 40
3.5.3. Phân tích số liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
3.6. Kết luận chương 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .44
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .45
PHỤ LỤC


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SV

Sinh viên

GV

Giáo viên

QTDH


Quá trình dạy học

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng

TNSP

Thực nghiệm sư phạm


6

DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1: Quy trình đọc sách . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc logic nội dung chương “Năng lượng”. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

Bảng 3.1: Bảng thống kê số điểm các bài kiểm tra. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
Bảng 3.2: Bảng thống kê số SV đạt điểm Xi trở xuống. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..36
Bảng 3.3: Bảng thống kê số % SV đạt từ điểm Xi trở xuống. . . . . . . . . . . . . . . . . .37
Bảng 3.4: Các thông số thống kê . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .37
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .37
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân loại số SV theo điểm số. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .38


7
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Lãnh., ngày 13 tháng 6 năm 2012

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: “Vận dụng quy trình đọc sách trong dạy học vật lí” thông qua

chương “Năng lượng” vật lí đại cương tập 1 Cơ – nhiệt”
Mã số: CS2011.01.57
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hồng Nhung
Tel.: 09 888 51523

E-mail:

Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Vật lí – Trường Đại học Đồng Tháp
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Khoa Vật lí
Thời gian thực hiện:


từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2012

1. Mục tiêu:
Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về dạy học đại học, tự học và làm
việc với sách – quy trình đọc sách.
Làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến thực tiễn đọc sách và vận dụng
quy trình đọc sách trong tự học.
Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập của giáo
viên, sinh viên.
2. Nội dung chính: Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề cơ bản sau:
- Một số vấn đề lý luận chung về quá trình dạy học ở đại học, tự học.
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đọc sách, vận dụng quy trình đọc
sách.
3.

Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội, …) ...........

Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vận dụng quy trình đọc sách.
Vận dụng quy trình đọc sách trong dạy học vật lí là có tính khả thi, góp phần nâng
cao chất lượng học tập nói chung và tự học nói riêng, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học ở nước ta.
Chủ nhiệm đề tài


8
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Lãnh., ngày 13 tháng 6 năm 2012


SUMMARY
Project Title: Applying of the process of teaching reading in physics in chapter Energy
General Physics Mechanics - thermodynamics
Code number: CS2011.01.57
Coordinator: Nguyễn Hồng Nhung
Tel.: 09 888 51523

E-mail:

Implementing Institution: Department of Physics - University of Dong Thap
Cooperating Institution(s): Department of Physics
Duration: from 6/2011 to 6/2012
1. Objectives:
Clarify some theoretical issues on college teaching, study and work with books - reading
process.
Clarify issues related to practice and apply reading processes in the study read.
Provide additional references for teaching and learning of teachers and students.
2. Main contents: Contents of research topics include the following basic issues:
- A number of general theories about the teaching process at university study.
- The problems of theory and practice reading, applying reading process.
3. Results obtained: Clarify the rationale for the application reading process.
Applying the process of teaching reading in physics is feasible, contributing to improving
the quality of learning in general and in particular study, in accordance with the
requirements of innovative teaching methods in our country.
Chủ nhiệm đề tài


9


MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tự học, nâng cao hiệu quả dạy học thông
qua dạy tự học và cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể, như Nguyễn Cảnh Toàn
– Nguyễn Kỳ (1997), Quá trình dạy tự học. – NXBGD – Hà Nội; Nguyễn Hiển Lê
(2003), Tự học một nhu cầu của thời đại, NXB VHTT; Lê Trọng Dương (2006),
Hình thành và phát triển năng lực tự học cho SV ngành toán học CĐSP – Luận án
tiến sĩ Giáo dục, Vinh; Đỗ Thị Châu (2005), Đánh giá của sinh viên về việc đổi
mới phương pháp dạy học của giáo viên và kỹ năng tổ chức hoạt động tự học của
bản thân. GDĐH chất lượng và đánh giá. NXB ĐHQG Hà Nội, ….Tác giả Thái
Duy Tuyên đã đưa ra quy trình đọc sách nhưng chưa có sự vận dụng, kiểm tra trong
thực tế cũng như chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc vận dụng quy trình đọc
sách.
Ngoài ra còn nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề tự học, dạy tự học,… như
Lê Thuận Thái Trung Hiếu, Nguyễn Hoàng Anh,… nhưng chưa có tác giả nào đi
sâu vào nghiên cứu làm việc với sách cũng như vận dụng quy trình đọc sách sao cho
quá trình tự học có hiệu quả.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết đại hội Đảng lần IX nêu rõ: “…phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ
và sáng tạo của học sinh, SV, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay
nghề…”.
Trong Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2020 có đề cập: Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3
tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học.
Trong thời đại mà khoa học, kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay,
nhà trường dù tốt đến mấy cũng không đáp ứng được nhu cầu đa dạng và đang phát
triển của cuộc sống. Vì vậy, chỉ có tự học, tự bồi dưỡng mỗi người mới có thể bù
đắp được cho mình những lỗ hổng về kiến thức để thích ứng với yêu cầu cuộc sống
đang phát triển.



10

Như vậy, tự học là một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà nhà
trường hiện đại cần trang bị cho người học, vì nó có ích không chỉ khi các em còn
ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi đã bước vào cuộc sống.
Thời gian qua, chúng ta đã chú ý nhiều đến việc tìm kiếm các con đường
nâng cao chất lượng tự học. Để tự học có hiệu quả cần phải làm gì? Theo quy trình
nào? Đó là những vấn đề, những câu hỏi đặt ra cho người học, cho các GV là những
người đang hướng dẫn các em tự học. Vì vậy, đẩy mạnh công tác nghiên cứu về tự
học trong điều kiện hiện nay là hết sức cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả tự học. Các nghiên cứu trước đây cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động tự học của người học. Phải điều khiển, phối hợp những nhân tố ấy
trong quá trình tổ chức tự học mới đạt được chất lượng và hiệu quả mong muốn.
Theo tác giả Thái Duy Tuyên thì làm việc với sách - đọc sách là một dạng tự học
quan trọng và phổ biến. Đọc sách là một trong những công việc quan trọng nhất của
mọi người, nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ và diễn ra ở bất kì chỗ nào trong đời
sống, vì vậy đọc sách thế nào cho có hiệu quả là điều ai cũng muốn biết.
Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ quan trọng. Sự
phát triển của khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự
tiến bộ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức
về vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Vật lí đại cương là một môn học quan trọng nhằm trang bị cho SV những
kiến thức cơ bản về vật lý; góp phần rèn luyện phương pháp suy luận khoa học, tư
duy logic, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học đối với người
nghiên cứu khoa học; góp phần xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng. Đứng
về một khía cạnh nào đó có thể coi vật lí là cơ sở của nhiều môn khoa học tự nhiên
khác như hóa học, sinh học, điện tử viễn thông…

Chính vì thế nên chúng tôi đã chọn “Vận dụng quy trình đọc sách trong dạy
học vật lí” thông qua chương “Năng lượng” vật lí đại cương tập 1 Cơ – nhiệt của
tác giả Lương Duyên Bình làm đề tài nghiên cứu của mình.


11

3. Mục tiêu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm:

- Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về dạy học đại học, tự học và làm
việc với sách – quy trình đọc sách.

- Làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến thực tiễn đọc sách và vận dụng
quy trình đọc sách trong tự học.

- Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập của GV, SV.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu
liên quan, bằng các thao tác tư duy logic để rút ra các kết luận có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát, điều tra.
Phương pháp thực nghiệm: tiến hành thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thống kê toán học.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chung về dạy học ở đại học, tự
học, làm việc với sách, vận dụng quy trình đọc sách và tổ chức điều tra, thực
nghiệm trên một số lớp SV có học môn vật lí đại cương tại trường Đại học Đồng
Tháp.
6. Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề cơ bản sau:
1. Một số vấn đề lý luận chung về QTDH ở đại học, tự học.
2. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đọc sách, vận dụng quy trình đọc
sách.


12

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẬN DỤNG QUY TRÌNH
ĐỌC SÁCH
Quá trình dạy học đại học [8]
Khái niệm quá trình dạy học ở đại học
Dựa trên cơ sở triết học và tâm lí học thì dạy học ở đại học về bản chất là
quá trình nhận thức của SV được diễn ra theo quy luật phổ biến của nhận thức luận
trong triết học và những quy luật đặc thù trong tâm lí học.
Theo quan điểm tiếp cận hoạt động thì dạy học ở đại học là quá trình hoạt
động phối hợp, thống nhất của người dạy và người học nhằm giúp SV chiếm lĩnh
nội dung học vấn đại học.
Theo quan điểm tiếp cận nhân cách thì dạy học ở đại học là quá trình hình
thành, phát triển nhân cách của SV – những cử nhân khoa học tương lai.
Ở phạm vi đề tài, chúng tôi sử dụng khái niệm dạy học đại học theo quan
điểm tiếp cận hoạt động: đó chính là sự thống nhất của người dạy và người học
nhằm giúp SV chiếm lĩnh nội dung học vấn đại học.
Mục đích và nhiệm vụ dạy học ở đại học
Mục đích dạy học ở đại học phản ánh tập trung nhất những yêu cầu của xã
hội đối với QTDH ở đại học. Nó gắn liền với mục đích giáo dục nói chung và mục
đích giáo dục – đào tạo của các trường đại học nói riêng, đặc biệt là với mục tiêu
đào tạo cụ thể của từng trường đại học.
Nhiệm vụ dạy học ở đại học quy định những yêu cầu về bồi dưỡng hệ thống
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo gắn với nghề nghiệp tương lai của SV, phát triển ở họ năng

lực và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là tư duy nghề nghiệp. Trên cơ sở đó hình thành
thế giới quan khoa học, lí tưởng, ước mơ, hoài bão nghề nghiệp v.v …
Nội dung dạy học ở đại học
Nội dung dạy học ở các trường đại học quy định hệ thống những tri thức cơ
bản, cơ sở và chuyên ngành, quy định hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng
gắn liền với nghề nghiệp tương lai của SV.
Các nhiệm vụ dạy học ở đại học
Trang bị cho SV hệ thống những tri thức khoa học hiện đại và hệ thống
những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng về một lĩnh vực khoa học nhất định, bước đầu


13

trang bị cho SV phương pháp luận khoa học, các phương pháp nghiên cứu và
phương pháp tự học có liên quan tới nghề nghiệp tương lai của họ.
Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ của SV.
Bản chất của quá trình dạy học đại học
QTDH ở đại học, về bản chất là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất
nghiên cứu của SV được tiến hành dưới vai trò tổ chức, điều khiển của GV nhằm
thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở đại học.
Một số vấn đề về tự học
Khái niệm
Trong tập bài giảng chuyên đề Dạy tự học cho SV trong các nhà trường trung
học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học GS – TSKH Thái Duy Tuyên viết: “Tự
học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, là tự mình động
não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng
hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực
hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành
sở hữu của chính bản thân người học”.
Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn về

khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức
kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào
tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề,
thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”.
Trong bài phát biểu tại hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tổ chức vào
tháng 11 năm 2005 tại Đại học Huế, GS Trần Phương cho rằng: “ Học bao giờ và
lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoa học tích lũy từ nhiều thế
hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư duy của mình và rèn luyện
cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy”.
Các hình thức của tự học [12]
-

Tự học dưới sự hướng dẫn của thầy như tự học của học sinh, SV, thực tập

sinh, nghiên cứu sinh…
-

Tự học không có sự hướng dẫn của thầy: trường hợp này liên quan đến

những người đã trưởng thành, những nhà khoa học.


14

-

Tự học trong cuộc sống: thường gặp ở các nhà văn, các nhà văn hóa, các

nhà kinh tế, các nhà chính trị xã hội…
Nội dung hoạt động tự học

Nội dung tự học phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể nhưng ta có thể nêu lên
những nội dung cơ bản cần thiết cho mọi đối tượng như sau:
Chuẩn bị cho hoạt động tự học
Giai đoạn này gồm những bước cơ bản sau đây:
-

Xác định nhu cầu và động cơ, kích thích hứng thú học tập.

-

Xác định mục đích và nhiệm vụ học tập.

-

Xây dựng kế hoạch.

Tự lực nắm nội dung học vấn
Đây là giai đoạn quan trọng nhất và chiếm nhiều thời gian nhất, là giai đoạn
quyết định khối lượng kiến thức, kỹ năng tích lũy được cũng như sự phát triển của
con người, nghĩa là quyết định sự thành công của tự học.
Giai đoạn này gồm nhiều bước, sau đây là những bước cơ bản:
-

Lựa chọn tài liệu và hình thức tự học.

-

Tiếp cận thông tin

-


Xử lí thông tin

-

Vận dụng thông tin để giải quyết vấn đề

-

Phổ biến thông tin

Kiểm tra và đánh giá
Kết quả tự học phải được kiểm tra và đánh giá. Tự kiểm tra và đánh giá thế
nào cho có hiệu quả cũng là một loại vấn đề đặt ra cho công tác tự học.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học [7]
1.4.1. Nhóm nhân tố bên trong
- Năng lực tự học: Trong các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình tự
học, năng lực tự học của bản thân người học là quan trọng nhất, vì người học là chủ
thể chiếm lĩnh tri thức, chân lí bằng hành động của chính mình.
- Động cơ, hứng thú học tập: Động cơ học tập quyết định kết quả học tập của
SV.
- Phương pháp tự học: Để tự học mang lại hiệu quả cao đòi hỏi mỗi người
học phải có phương pháp tự học, tự nghiên cứu theo phương pháp của mình.


15

1.4.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
Nhóm nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến tự học, đó là:
- Phương pháp giảng dạy của GV: QTDH ở đại học là dạy cho SV cách tự

học. Chính sự thay đổi cách dạy đòi hỏi mức độ làm việc độc lập của SV rất cao.
Nếu GV làm thay, ít khuyến khích SV làm việc độc lập, không đề ra yêu cầu cao
SV, thì dù GV có tích cực đến đâu mà SV không nỗ lực học thì dạy học không có
kết quả.
- Yêu cầu của xã hội, nhà trường: Xã hội hiện đại, cộng nghệ thông tin phát
triển cần phải có phương tiện, phương pháp giao lưu mới. Đồng thời tri thức của
loài người đang tăng nhanh về khối lượng, đổi mới nhanh về chất lượng và nội
dung. Dù kéo dài thời gian học trong nhà trường bao nhiêu cũng chưa đủ để thích
ứng với cuộc sống luôn thay đổi, mà phải biết cách học để tiếp tục tự học suốt đời.
- Cơ sở vật chất: Trong tự học, tự nghiên cứu điều quan trọng là phải có sách,
đồ dùng và trang thiết bị học tập cần thiết.
- Thời gian: Trong quá trình đào tạo, SV phải học nhiều môn, mỗi môn có vị
trí, tính chất, nội dung, khối lượng thông tin khác nhau. Để học tốt SV phải quản lí
thời gian hợp lí.
Hai nhóm nhân tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ, bổ
sung cho nhau tạo điều kiện để tự học đạt kết quả cao.
Tóm lại, SV muốn tự học tốt cần có những điều kiện sau:
- Phải được trang bị chuẩn kiến thức môn học, kiến thức ngoại ngữ, tin học
làm cơ sở cho việc hiểu biết, luyện tập, hoạt động theo đúng mục đích yêu cầu.
- Phải được hướng dẫn phương pháp tự học.
- Có tài liệu phục vụ cho tự học.
- Có thời gian cho tự học.
- Có đủ sức khỏe cho tự học.
- Có nhận thức đúng và quyết tâm cao trong tự học.
- Có quy trình đào tạo, cơ chế thuận lợi, cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt cho
tự học.
Như vậy, một trong những yếu tố giúp cho SV tự học tốt đó là các em phải
được hướng dẫn phương pháp tự học. Theo tác giả Thái Duy Tuyên thì đọc sách là



16

một trong những hoạt động nhận thức cơ bản của con người, một loại hình tự học
quan trọng và phổ biến.
Đọc sách – một dạng tự học quan trọng và phổ biến
Định nghĩa [12]
Sách là một công cụ để chứa đựng hệ thống tri thức. Sách là hình thức vật
chất, còn nội dung của nó là tri thức, mà cốt lõi của tri thức là hệ thống khái niệm.
Do đó, khi đọc sách, con người dùng năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ và toàn bộ
kinh nghiệm xã hội vốn có của mình để tách khái niệm ra khỏi hệ thống từ ngữ mà
lĩnh hội chúng, đó là một con đường nhận thức, con đường tái tạo lại tri thức, một
phương thức lĩnh hội khái niệm.
Khả năng lĩnh hội khái niệm qua con đường đọc sách phụ thuộc vào nhiều
yếu tố.
- Trước hết, trình độ năng lực ngôn ngữ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Năng
lực ngôn ngữ thể hiện ở khả năng nắm bắt được nghĩa của từ, tách được nghĩa ra
khỏi từ, liên kết được nghĩa của chúng để hiểu toàn bộ thông tin toát ra từ văn bản.
- Thứ hai, năng lực tư duy có ý nghĩa quyết định đối với việc lĩnh hội khái
niệm, thể hiện ở khả năng xử lý những thông tin cảm tính thu được từ sự tri giác
bằng mắt và ở các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, trừu
tượng hóa, hệ thống hóa, ... một cách nhanh, nhạy, chính xác và linh hoạt.
Những ưu điểm của đọc sách [12]
So với những hình thức học tập khác, học tập bằng con đường đọc sách có
nhiều ưu thế.
- Trước hết, nguồn thông tin chứa đựng trong sách là ổn định đã được lựa
chọn, kiểm nghiệm nên có độ chính xác, độ tin cậy và giá trị khoa học cao. Hơn
nữa, thông tin đã được sắp xếp có hệ thống, trình bày ngắn gọn, ngôn ngữ được trau
dồi, hợp với lứa tuổi người học, làm cho quá trình lĩnh hội chúng trở nên dễ dàng.
- Thứ hai, sách là nguồn thông tin phong phú, đa dạng. Đặc biệt, trong thời
đại bùng nổ thông tin và sự phát triển của công nghệ thông tin như ngày nay, thì

sách báo rất nhiều về số lượng và chủng loại, có khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu
cầu về thông tin của người học. Họ có nhiều thuận lợi trong việc lựa chọn sách báo,
... không bị gò ép vào khuôn khổ của tài liệu học tập hay giáo trình cơ bản.


17

- Thứ ba, SV đọc sách là chủ thể thực sự của hoạt động học tập. Lúc này, họ
không chịu sự kiểm soát và tác động trực tiếp của người thầy, mà có thể độc lập tổ
chức làm việc của mình theo điều kiện, khả năng và nhịp độ riêng. Tính tích cực, tự
giác, độc lập, sáng tạo,... của cá nhân được phát huy ở mức độ cao.
- Thứ tư, nguồn thông tin mà các em thu được qua con đường đọc sách với
sự nỗ lực trí tuệ và ý chí ở mức độ cao, sẽ làm cho việc thu nhận trở nên sâu sắc và
vững chắc. Đó là những ưu điểm nổi trội của đọc sách so với các hình thức học tập
khác.
Chức năng của đọc sách [12]
1.5.3.1. Chức năng nhận thức: đọc sách là con đường thu lượm tri thức nhanh và
có hiệu quả.
Tri thức mà các em thu được thông qua bài giảng trở nên quá ít ỏi và “áp
đặt” một chiều. Các em phải đọc sách để mở rộng, đào sâu, bổ sung những tri thức
đã có, tìm kiếm những tri thức mới, tiếp cận những lí thuyết mới, những quan điểm
mới mà khuôn khổ bài giảng không cung cấp được.
Khi đọc sách các em sẽ tìm kiếm tri thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập
sau đây:
-

Độc lập nắm tri thức trong nội dung chương trình, theo yêu cầu, hướng

dẫn của thầy giáo mà không nhất thiết phải thông qua bài giảng.
-


Bổ sung tri thức cho bài giảng (mở rộng, đào sâu, thay thế những tri thức

không phù hợp).
-

Chuẩn bị nội dung cho thảo luận, xemina.

-

Viết báo cáo cho hội thảo hay chuyên đề.

-

Viết các tổng thuật lược thuật tài liệu.

-

Giải quyết các bài tập lí thuyết, thực hành.

-

Viết các bài phê bình, nhận xét cho tài liệu.

-

Phục vụ cho công trình nghiên cứu khoa học của SV như niên luận, khóa

luận, luận văn,...
Tùy theo từng nhiệm vụ học tập cần giải quyết mà SV đặt ra các mục đích

đọc sách cũng như việc lựa chọn sách và phương pháp đọc sách cho phù hợp.
Hơn nữa, thông qua con đường đọc sách các em sẽ được nâng cao trình độ
văn hóa chung, nâng cao hiểu biết lí luận chính trị, xã hội, khoa học kĩ thuật, pháp


18

luật,... những lĩnh vực tri thức nói trên đều cần thiết cho người kĩ sư, người chuyên
gia bất kể anh ta làm việc trong lĩnh vực nào. Nó vừa là nền tảng cho chuyên môn
và nghề nghiệp, đồng thời là nền móng cho sự phá triển nhân cách.
1.5.3.2. Chức năng trau dồi và phát triển ngôn ngữ: đọc sách là một con đường
tốt để trau dồi và phát triển năng lực ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng mẹ đẻ.
Đó là thứ công cụ quan trọng giúp cho mỗi cá nhân giao tiếp trong đời sống,
trong công việc, trong quản lí, điều hành, trong tuyên truyền, trong giảng dạy.
Đọc sách bằng tiếng nước ngoài là một con đường tốt để phát triển năng lực
ngoại ngữ (kỹ năng nói, đọc, viết).
1.5.3.3. Chức năng phát triển trí tuệ: đọc sách giúp các em phát triển mạnh mẽ
các năng lực trí tuệ.
Đặc biệt là các năng lực tư duy, năng lực ghi nhớ, năng lực tri giác, năng lực
chú ý, năng lực tổ chức, năng lực tự điều khiển, điều chỉnh, năng lực kế hoạch, năng
lực tự kiểm tra, đánh giá v.v... cùng với nó là các phẩm chất trí tuệ và thể chất như
tính kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, tính khoa học, tính tổ chức, tính trung thực, tính phê
phán, tính ham hiểu biết, tính khẩn trương, tính tiết kiệm, tính kế hoạch, tính tích
cực độc lập, sáng tạo... được phát triển ở mức độ cao.
1.5.3.4. Chức năng giáo dục: đọc sách là một con đường rèn luyện các phẩm chất
nhân cách.
Chức năng này thể hiện ở việc hình thành, củng cố cho các em thế giới quan
khoa học, nhân sinh quan và tư tưởng đúng đắn. Sách còn có chức năng định hướng
giá trị, đặc biệt là giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, giá trị thẩm mĩ và hướng dẫn cho
các em những phương thức để chiếm lĩnh giá trị.

Sách còn giúp rèn luyện thói quen, nền nếp sinh hoạt, học tập, lao động có
văn hóa, có khoa học.
1.5.3.5. Chức năng định hướng nghề: đọc sách có nhiều khả năng định hướng
nghề cho các em.
Qua đọc sách những hứng thú, say mê khoa học về những lĩnh vực nào đó
được hình thành, củng cố hay phát triển, đến mức có thể lôi cuốn học đi vào những
lĩnh vực khoa học ấy một cách tự giác và đam mê, có niềm tin vững chắc. Có tác
dụng:
- Củng cố niềm tin vào nghề đã chọn.


19

- Định hướng khoa học, lôi cuốn các em vào các lĩnh vực khoa học mà họ
say mê, hứng thú.
- Điều chỉnh nghề.
Sách trở thành “cửa dẫn vào đời” cho các em. Nhiều nhà khoa học, nhà cách
mạng, nhà tư tưởng, nhà văn,...đã vào nghề bắt đầu từ những cuốn sách mà họ đã
đọc.
1.5.3.6. Chức năng giải trí: làm việc với sách là một phương thức giải trí hữu hiệu.
Ngoài ra, đọc sách còn là một phương thức chữa bệnh mà trong y học gọi là
“thư liệu pháp”.
Tóm lại, đọc sách nếu được tổ chức tốt sẽ làm giàu kho tàng tri thức, văn
hóa, ngôn ngữ, phát triển tư duy cũng như các phẩm chất nhân cách cho người học
ở mức độ cao.
1.5.4. Những lưu ý cho việc đọc sách có hiệu quả [11]
Hãy cố gắng kiên trì theo đuổi 5 chiến lược đọc sau:
- Gạch dưới những ý/ những câu cần thiết nhất;
- Ghi lại thật vắn tắt những điều quan trọng nhất (theo ý mình);
- Tự vẽ một sơ đồ logic sau khi đọc (theo ý mình);

- Tự tóm tắt bài đọc;
- Tự đặt câu hỏi về nội dung của bài.
Hãy đọc tích cực và hiệu quả.
Phải tập trung tư tưởng và có chủ định khi đọc (đọc để học không phải là chỉ
đọc cho vui, cho biết, mà đọc để hiểu, để phân tích, tổng hợp, để ghi nhớ và vận
dụng).
Biết “tìm” và “phát hiện” những ý tưởng chủ đạo, cốt lõi, những điều quan
trọng của bài đọc.
Biết ghi chép, tóm tắt theo ý của mình.
Biết tự xác lập một hình ảnh trong tâm trí (dàn bài, sơ đồ, mô hình, mối liên
hệ,...) để dễ ghi nhớ và vận dụng sau này.
Ngoài ra, đọc sách là hoạt động của não. Trong quá trình đó có sự tham gia
với cường độ cao của các chức năng thần kinh, các thao tác tư duy, trí nhớ, cảm
giác, tri giác và các cơ quan vận động, cơ bắp. Sự tập trung cao độ các cơ quan thần
kinh, nội tiết, cơ bắp làm cho cơ thể chóng mệt mỏi sau một thời gian làm việc lâu


20

dài. Để cho hoạt động này có hiệu quả mà không làm tổn thương đến các chức năng
tâm sinh lí, các em cần được đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh lao động trí óc. [1]
- Trước hết là các điều kiện, không gian nơi làm việc: nhiệt độ, ánh sáng, độ
ẩm, độ thoáng khí, tiếng ồn…theo các nhà khoa học về vệ sinh lao động trí óc thì
tiêu chuẩn tối ưu về nhiệt độ phòng làm việc là 180  200 C , độ ẩm tương đối từ
50  70%, ánh sáng từ 75 – 100 lux (tương đương một bóng đèn từ 40 – 60W).

Phòng đọc thoáng khí, độ bụi và độ ồn tối thiểu. Tác dụng của các yếu tố kể trên là
làm cho mắt, thần kinh và cơ thể ít bị mệt mỏi.
- Hai là, đọc sách phải kết hợp với nghỉ ngơi hợp lí nhằm làm cho thần kinh
và các cơ quan khác của cơ thể phục hồi lại chức năng sau một thời gian làm việc

căng thẳng và mệt mỏi để có thể tiếp tục làm việc lại có hiệu quả.
- Ba là, bảo đảm giấc ngủ nhằm giúp con người phục hồi các chức năng thần
kinh và cơ bắp sau một thời gian làm việc mệt nhọc.
- Đặc biệt, cần chú ý thỏa mãn những nhu cầu về dinh dưỡng vì đọc sách là
loại hoạt động hao phí năng lượng lớn. Vì vậy, duy trì chế độ ăn uống điều độ, đủ
lượng và các giá trị dinh dưỡng cần thiết có ý nghĩa lớn trong việc bảo đảm cho việc
học tập được lâu dài và hiệu quả.
Tóm lại, để việc đọc sách đem lại hiệu quả cao thì cần thiết phải có một quy
trình đọc sách khái quát nhất dành cho tất cả đối tượng đọc sách, tùy theo mục đích,
yêu cầu cụ thể của từng người mà kế hoạch và phương pháp đọc sách khác nhau.
Quy trình đọc sách [12]
Quy trình này sẽ đi từ cái chung nhất đến cái chi tiết nhất với ba dạng cơ bản
các giai đoạn, các khâu, các bước như sau:
Các giai đoạn: có thể chia quy trình đọc sách thành năm giai đoạn:
- Chuẩn bị
- Thu thập thông tin
- Xử lí thông tin
- Ứng dụng
- Kiểm tra đánh giá
Các khâu: trong mỗi giai đoạn có các khâu:
- Giai đoạn chuẩn bị có ba khâu:


21

+ Xác định sự cần thiết, tầm quan trọng, mục đích, nhiệm vụ đọc
sách
+ Lựa chọn sách
+ Lập kế hoạch đọc sách
- Giai đoạn thu thập thông tin có ba khâu:

+ Đọc nhanh tài liệu
+ Đọc kĩ tài liệu
+ Tóm tắt tài liệu
- Giai đoạn xử lí thông tin có bốn khâu:
+ Lập sơ đồ
+ Phân tích – tổng hợp
+ So sánh
+ Trừu tượng hóa – khái quát hóa
- Giai đoạn ứng dụng thông tin có một khâu:
+ Giải quyết các nhiệm vụ học tập
- Giai đoạn kiểm tra đánh giá có hai khâu:
+ Kiểm tra
+ Đánh giá
Các bước: trong mỗi khâu có nhiều bước. Tùy theo tính chất của mỗi khâu
mà hình thành các bước khác nhau.
Sau đây quy trình đọc sách sẽ được giới thiệu tỉ mĩ hơn.
1.6.1. Giai đoạn chuẩn bị
Trước khi đọc sách đặc biệt là khi đọc sách để giải quyết một vấn đề lớn,
việc chuẩn bị cần được tiến hành cẩn thận mới bảo đảm tính khoa học và sự thành
công.
Công tác chuẩn bị gồm nhiều khâu và nhiều bước, cụ thể như sau:
Khâu 1: Xác định sự cần thiết, tầm quan trọng, mục đích, nhiệm vụ đọc
sách. Cụ thể phải trả lời câu hỏi: Đọc sách để làm gì? Cần giải quyết những nhiệm
vụ gì? Đến mức độ nào?
Các bước:
Bước 1: Xác định sự cần thiết, tầm quan trọng, tự kích thích, tạo động lực
cho bản thân. Ghi lại mục đích mà thầy giáo đặt ra hoặc tự mình xác định.


22


Bước 2: Xác định những nhiệm vụ cần đọc trên cơ sở tính toán đến mục
đích, khả năng và điều kiện thực tế.
Bước 3: Xác định các yêu cầu về số lượng, chất lượng: đọc nhiều hay ít, đọc
kĩ để phát hiện vấn đề hay đọc qua để biết, để hình dung được các vấn đề và dung
lượng cuốn sách.
Khâu 2: Lựa chọn sách
Sách vở, tài liệu thường rất nhiều mà thời gian và sức lực con người thì có
hạn. Vì vậy phải lựa chọn sách sao cho chỉ đọc một số lượng ít nhất mà vẫn thu
nhận được một hệ thống thông tin phong phú, đa dạng và có chất lượng cao.
Khi chọn sách phải chú ý đến các trường phái khoa học khác nhau, các nhà
khoa học đầu ngành, các loại sách báo tiêu biểu, các sách lí luận, các tài liệu điều
tra khảo sát,…
Các bước:
Bước 1: Tập hợp một số lượng đủ lớn các danh mục sách, báo. Phân loại.
Bước 2: Chọn sách, lập thư mục, lúc này cần có sự giúp đỡ của thấy giáo
hướng dẫn.
Khâu 3: Lập kế hoạch đọc sách
Để việc đọc sách có hiệu quả cần xác định rõ thứ tự sách, thời lượng dành
cho mỗi cuốn… Có trường hợp phải đọc nhiều cuốn sách đồng thời để có thể so
sánh tư tưởng của nhiều tác giả đối với một vấn đề nào đó. Có lúc đọc toàn bộ cuốn
sách, có lúc chỉ đọc một phần nào đó.
Các bước:
Bước 1: Xác định tên sách cần đọc.
Bước 2: Xác định thời điểm và thời lượng dành cho mỗi cuốn sách. Những
việc làm này là cần thiết để tránh tình trạng làm việc tùy tiện, không có hiệu quả.
Nhưng trong quá trình làm việc kế hoạch làm việc luôn luôn được điều chỉnh cho
phù hợp với thực tế.
1.6.2. Giai đoạn thu thập thông tin
Giai đoạn này thường chiếm rất nhiều thời gian và phải làm việc tương đối

tập trung nhằm đảm bảo các yêu cầu:
- Thu thông tin đầy đủ, có hệ thống, cơ bản, có trọng tâm.
- Đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác.


23

- Thông tin cập nhật, hiện đại.
Khâu 4: Đọc nhanh tài liệu
Điều này rất cần thiết để có thể định hướng khi đọc sách, tập trung sự chú ý
vào đâu, cần ghi chép kĩ phần nào.
Các bước:
Bước 1: Xem mục lục.
Bước 2: Lướt qua toàn bộ cuốn sách, chú ý đến các sơ đồ, mô hình, biểu
bảng, dung lượng các chương.
Bước 3: Đọc qua mở đầu và các kết luận.
Khâu 5: Đọc kĩ tài liệu
Lúc này nên đọc với tốc độ chậm. Nên đánh dấu, ghi lại những tư tưởng cơ
bản. Có thể nêu câu hỏi, nêu những ý kiến mới nảy sinh trong quá trình đọc sách.
Các bước:
Bước 1: Đọc kĩ.
Bước 2: Ghi lại những tư tưởng chính, những ý cơ bản.
Bước 3: Nêu câu hỏi, ghi lại những tư tưởng mới nảy sinh trong đầu.
Khâu 6: Tóm tắt tài liệu
Sau mỗi phần, khi kết thúc thời gian làm việc nên tóm tắt lại những điều đã
đọc, những tư tưởng đã đọng lại trong đầu. Việc làm này rất quan trọng, vì nó chốt
lại phần công việc vừa làm xong, giúp ta hệ thống hóa một cách ngắn gọn những
vấn đề vừa nghiên cứu nên dễ nhớ. Các sáng kiến cũng thường nảy nở lúc này, lúc
các biểu tượng, các mô hình được giới thiệu từ cuốn sách còn tươi mới.
Các bước:

Bước 1: Ghi lại bên lề sách (nếu là sách của mình) những nội dung cơ bản,
gạch, đóng khung những chỗ quan trọng, đặt câu hỏi những vấn đề thắc mắc nảy
sinh.
Bước 2: Ghi tóm tắt những tư tưởng nảy sinh trên tờ giấy vàng rồi dán vào
bên cạnh.
Bước 3: Tóm tắt nội dung chính đã tồn tại trong đầu.
1.6.3. Giai đoạn xử lí thông tin
Đây là giai đoạn rất quan trọng, nhất là đối với trường hợp đọc sách vì mục
đích nghiên cứu: cái mới thường được phát hiện trong quá trình xử lí thông tin.


24

Khâu 7: Lập sơ đồ
Các thông tin đã được tập hợp trước hết nên xây dựng thành những sơ đồ,
những mô hình, làm rõ cấu trúc của chúng dưới một dạng đơn giản và trực quan.
Điều đó làm cho thông tin dễ hiểu, dễ nhớ và dễ lưu giữ.
Các bước:
Bước 1: Xác định những tư tưởng, những nội dung cơ bản.
Bước 2: Xác định những mối liên hệ cơ bản.
Bước 3: Sắp xếp các nội dung và mối liên hệ lại theo mô hình, sơ đồ.
Khâu 8: Phân tích – tổng hợp
Phân tích, chia nhỏ sự vật, hiện tượng, quy trình để tìm hiểu cấu trúc, bản
chất của chúng. Quá trình phân tích thường kèm theo quá trình tổng hợp để kết hợp
các bộ phận rời rạc lại thành một chỉnh thể.
Các bước:
Bước 1: Chia nhỏ các sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận căn cứ vào
mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
Bước 2: Tổng hợp các bộ phận riêng rẽ để hình thành các mô hình, các quy
luật mới...

Khâu 9: So sánh
Là một thao tác tư duy rất quan trọng để làm bộc lộ sự giống nhau và khác
nhau giữa các sự vật và quá trình, nhằm nhận thức rõ hơn bản chất và khả năng của
chúng.
Các bước:
Bước 1: Xác định nội dung so sánh: số lượng hay chất lượng, nội dung hay
hình thức, đạo đức hay thẩm mĩ, nguyên nhân hay kết quả...
Bước 2: Xác định đối tượng so sánh: phổ thông hay đại học, cấp THCS hay
cấp THPT...
Bước 3: Xác định môi trường hay điều kiện ban đầu. Chỉ tiến hành so sánh
khi các đối tượng tồn tại và phát triển trong những môi trường và điều kiện như
nhau.
Bước 4: Xác định chuẩn so sánh.
Bước 5: Tiến hành so sánh và rút ra kết luận.
Khâu 10: Trừu tượng hóa – khái quát hóa


25

Việc xếp các thông tin thành từng nhóm, từng loại, từng lớp,…có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong quá trình nhận thức. Muốn thế phải tiến hành các bước sau
đây:
Bước 1: Tìm các dấu hiệu, các tính chất chung.
Bước 2: Chọn các thông tin, các vật, các hiện tượng có những tính chất
chung vào một nhóm.
Bước 3: Tìm mối liên hệ giữa các nhóm, xếp các nhóm trong một cấu trúc
chung của hệ thống.
Xử lí thông tin là giai đoạn rất quan trọng đối với một quá trình nghiên cứu.
Mọi sáng tạo, phát minh thường nảy sinh trong quá trình này. Vì vậy, khi đọc sách
cần dành cho nó sự tập trung đặc biệt.

1.6.4. Giai đoạn ứng dụng thông tin
Là giai đoạn vận dụng các thông tin đã thu nhận được để giải quyết các vấn
đề thực tiễn, các nhiệm vụ được đặt ra.
Khâu 11: Giải quyết các nhiệm vụ học tập
Trong quá trình dạy học, các em có những hình thức vận dụng thông tin để
giải quyết những nhiệm vụ học tập sau đây:
- Mở rộng, đào sâu tri thức đã thu nhận được trước đó.
- Viết báo cáo, viết bài cho các cuộc thảo luận, xemina hoặc bài báo khoa
học…
Tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ học tập khác nhau, khả năng, điều kiện của mỗi
cá nhân mà lựa chọn những hình thức ứng dụng khác nhau.
Các bước:
Bước 1: Xác định mục đích ứng dụng tri thức (ứng dụng tri thức vào giải
quyết các nhiệm vụ học tập nào) và những yêu cầu, nhiệm vụ cần phải giải quyết.
Bước 2: Đề xuất các phương án giải quyết nhiệm vụ.
Bước 3: Lựa chọn một phương án giải quyết tốt nhất, phù hợp nhất – tức là
quyết định một phương án tối ưu trong điều kiện cho phép.
Bước 4: Huy động vốn kinh nghiệm đã có và vốn tri thức thu được từ sách
để giải quyết nhiệm vụ theo phương án đã chọn.
Bước 5: Kiểm tra lại kết quả.
1.6.5. Giai đoạn kiểm tra – đánh giá


×