Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.85 KB, 50 trang )

TÀI LIỆU
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG
I. KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN, CHUYỂN ĐẢNG CHÍNH THỨC
A. KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên
a. Đối với chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở
Hằng năm đánh giá, phân tích chất lượng quần chúng để xây dựng kế hoạch
tạo nguồn kết nạp đảng viên; tổ chức tuyên truyền, giáo dục; chỉ đạo các tổ chức
đoàn thể giáo dục lựa chọn đoàn viên, hội viên ưu tú giới thiệu với chi bộ.
Trong các kỳ sinh hoạt Đảng, chi bộ xem xét, ra nghị quyết lựa chọn quần
chúng ưu tú vào danh sách cảm tình Đảng, đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra
khỏi danh sách cảm tình Đảng. Chi ủy giao nhiệm vụ cho cảm tình Đảng để thử
thách; chi bộ có nghị quyết phân công đảng viên chính thức giúp đỡ cảm tình Đảng
phấn đấu vào Đảng; xét, đề nghị cảm tình Đảng đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về
Đảng; xét, quyết định cho cảm tình Đảng được làm thủ tục xem xét kết nạp vào
Đảng.
b. Đối với đảng ủy cơ sở
Căn cứ chỉ tiêu phát triển đảng viên mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra,
hằng năm xây dựng kế hoạch kết nạp đảng viên phù hợp với đặc điểm của đảng bộ;
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chi bộ xây dựng và thực hiện kế hoạch kết nạp đảng
viên.
Định kỳ xét đề nghị của chi bộ để bổ sung, điều chỉnh danh sách cảm tình
Đảng của đảng bộ; xét và lập danh sách đề nghị cảm tình Đảng đi học lớp bồi dưỡng
nhận thức về Đảng gửi về Ban Tổ chức Đảng ủy Khối để tổng hợp, khi có đủ học
viên sẽ thông báo chiêu sinh mở lớp.
Định kỳ xét đề nghị của chi bộ, quyết định cho cảm tình Đảng được làm thủ
tục xem xét kết nạp vào Đảng
Kế hoạch kết nạp đảng viên của đơn vị báo cáo về Ban Tổ chức Đảng ủy Khối
trước ngày 20/12 hằng năm.
c. Đối với người xin vào Đảng
Người xin vào Đảng tự viết đơn (không đánh máy), trình bày rõ những nhận


thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng; phải tự
khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, chính xác, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về
các nội dung đã khai (không được nhờ người khác viết hộ).
Ban Thường vụ Đảng ủy Khối kiểm tra nhận thức của người xin vào Đảng
trước khi quyết định kết nạp. Yêu cầu người xin vào Đảng phải nắm được nội dung
của chương trình bồi dưỡng đối tượng Đảng, hiểu biết về các vấn đề liên quan đến
tình hình của đất nước, của tỉnh, Đảng bộ Khối và đơn vị công tác.
1


2. Sử dụng đúng các mẫu tài liệu về kết nạp đảng viên
1- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng;
2- Đơn xin vào Đảng (Mẫu 1-KNĐ);
3- Lý lịch của người xin vào Đảng (mẫu 2-KNĐ);
4- Giấy giới thiệu người vào Đảng của đảng viên chính thức được phân công
giúp đỡ (Mẫu 3-KNĐ);
5- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh cơ sở (Mẫu 4-KNĐ) hoặc Nghị quyết giới thiệu đoàn viên công
đoàn vào Đảng của công đoàn cơ sở (Mẫu 4A-KNĐ);
6- Tổng hợp ý kiến nhận xét của các đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào
Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi cư trú đối với người vào Đảng (Mẫu 5-KNĐ);
7- Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ (Mẫu 6-KNĐ);
8- Báo cáo của đảng ủy bộ phận thẩm định nghị quyết đề nghị kết nạp đảng
viên của chi bộ (nếu có) (Mẫu 7-KNĐ);
9-Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở (Mẫu 8-KNĐ).
3. Một số vấn đề liên quan đến công tác kết nạp đảng viên
3.1. Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng (Điểm 1 Quy định số
29-QĐ/TW và Điểm 1 Hướng dẫn số 01-HD/TW)
a) Về tuổi đời
- Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60

tuổi (tính theo tháng).
- Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung
ương xem xét, quyết định.
b) Về trình độ học vấn
- Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương
trở lên.
3.2. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) Điểm 3 Hướng
dẫn số 01-HD/TW)
3.2.1- Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng
nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không
có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
Đối với đối tượng kết nạp Đảng tại Đảng bộ Khối phải học lớp bồi dưỡng kết
nạp Đảng do Đảng ủy Khối tổ chức (trừ trường hợp chuyển công tác đến mà trước
khi chuyển đến đã học lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng)
3.2.2- Đơn xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về
mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
3.2.2- Lý lịch của người vào Đảng
2


a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu
trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác
thì phải báo cáo với chi bộ.
(Lý lịch người xin vào Đảng khai theo Điểm 1.3, Mục I, Hướng dẫn số 09HD/BTCTW, ngày 05/6/2017 của Ban Tổ chức Trung ương).
- Họ và tên đang dùng: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên dúng như trong giấy
chứng minh nhân dân và hồ sơ cán bộ, viết bằng chữ in hoa, có dấu.
- Quê quán: ghi theo giấy khai sinh, nếu có thay đổi địa danh hành chính thì ghi
cả nơi cũ và hiện nay.

- Hoàn cảnh gia đình:
+ Ông, bà nội ngoại: ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, nơi cư trú, nghề
nghiệp, lịch sử chính trị từng người.
+ Cha mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), cha, mẹ vợ (hoặc chồng), vợ
(chồng), Ghi rõ họ tên, năm sinh, nơi sinh, quê quán, nơi cư trú, nghề nghiệp, thành
phần giai cấp, lịch sử chính trị của từng người qua các thời kỳ.
+ Anh, chị em ruột của bản thân, của vợ (chồng); các con: Ghi rõ họ tên,
năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, việc chấp hành chủ trương,
chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung
chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.2.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
- Người vào Đảng;
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ
hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây
gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra:
- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính
trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện
nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Phương pháp thẩm tra
- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên:
cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ,
rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào
Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị,
em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì
không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). (Nhưng phải đến nơi cấp ủy quản lý

hồ sơ của người thân để xác nhận và đối chiếu với lý lịch của người xin vào Đảng).

3


Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở
(ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung chưa rõ thì
đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
- Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào
Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở
ngoài nước (qua Đảng uỷ ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về
chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.
- Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan
đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có
trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan
đến chính trị của những người này.
d) Trách nhiệm của các cấp uỷ và đảng viên
- Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ cơ sở nơi có người vào Đảng:
+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng
(chi uỷ chưa nhận xét và cấp uỷ cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý
lịch).
+ Cử đảng viên đi thẩm tra hoặc gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người
xin vào Đảng đến cấp uỷ cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; đảng viên đi
thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp uỷ những nội dung được giao bằng văn bản và
chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.
+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý
lịch của người vào Đảng.
- Trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:
+ Chỉ đạo chi uỷ hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) và cơ quan trực thuộc

có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.
+ Cấp uỷ cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch
của người xin vào Đảng do cấp uỷ nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay
chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập
thể cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét
của cấp uỷ, tổ chức đảng…” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng” .
Người thay mặt cấp uỷ xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi
cho cấp uỷ cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá
30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận
được Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.
+ Nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi không có chi ủy): Sau khi có kết quả
thẩm tra, xác minh lý lịch người vào Đảng, chi bộ nhận xét, bí thư hoặc phó bí thư
ghi rõ bản lý lịch đã khai đúng sự thật chưa? Không đúng ở điểm nào? Có vấn đề về
lịch sử chính trị và chính trị hiện nay không? Quan điểm, lập trường, phẩm chất đạo
đức, lối sống và quan hệ quần chúng… của người xin vào Đảng?
4


+ Chứng nhận của cấp ủy cơ sở: Cấp ủy cơ sở thẩm định lại kết quả thẩm tra,
xác minh và làm rõ những vấn đề chưa rõ hoặc còn nghi vấn trong nội dung lý lịch
của người xin vào Đảng. Nếu người xin vào Đảng có vấn đề cần xem xét về chính trị
(bao gồm cả lịch sử chính trị và chính trị hiện nay) thì phải được cấp có thẩm quyền
kết luận theo Quy định 57 của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
Sau khi tập thể cấp ủy xem xét, kết luận thì đồng chí bí thư cấp ủy ghi rõ
“chứng nhận lý lịch của quần chúng… khai tại đảng bộ (hoặc chi bộ) cơ sở…. là
đúng sự thật; không (hoặc có) vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của
người vào Đảng theo quy định của Bộ Chính trị; quần chúng… đủ (hoặc không đủ)
điều kiện để xem xét kết nạp vào Đảng”; ghi rõ ngày, tháng, năm, chức vụ, họ và
tên, đóng dấu cấp ủy cơ sở.
3.2.5- Đảng viên giới thiệu người vào Đảng

Đảng viên giới thiệu người vào Đảng phải là đảng viên chính thức, cùng công
tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong
cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ cơ sở khác, bị kỷ
luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục thì chi bộ phân công đảng viên chính thức
khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công
tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
3.2.6- Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sơ sở, ban
chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên vào Đảng
Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc chi đoàn
cơ sở xem xét ra “Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng”. Nghị quyết này
được gửi kèm theo nghị quyết đề nghị của chi đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt.
Thủ tục giới thiệu người vào Đảng của ban chấp hành công đoàn cơ sở như thủ
tục giới thiệu người vào Đảng của ban chấp hành đoàn thanh niên cơ sở.
3.2.7- Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào
Đảng sinh hoạt và chi uỷ nơi người vào Đảng cư trú
Chi uỷ tổ chức lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội mà người vào
Đảng là thành viên, lấy ý kiến nhận xét của chi uỷ hoặc chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) nơi
cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ.
3.2.8- Nghị quyết của chi bộ và cấp uỷ cơ sở xét kết nạp người vào Đảng
a) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người
vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn
viên của ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc nghị
quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng
hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và
chi uỷ hoặc chi bộ nơi cư trú.
Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào
Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp trên xem xét, quyết định.
5



Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu,
khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng...
của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành.
b) Ở những nơi có đảng uỷ bộ phận thì đảng uỷ bộ phận thẩm định nghị quyết
của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp uỷ cơ sở.
c) Tập thể đảng uỷ cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai phần ba số cấp uỷ
viên trở lên đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp trên xét kết nạp.
* Thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng
- Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi
bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:
+ Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người
vào Đảng;
+ Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của ban chấp hành Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc của ban chấp hành công đoàn cơ sở;
+ Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với
thời điểm thẩm tra lần trước;
+ Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào đảng
sinh hoạt và chi uỷ hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.
- Quá 60 tháng, kể từ khi người vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp
bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ
phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi
xem xét, kết nạp.
* Thời gian kể từ ngày chi bộ ra nghị quyết đề nghị kết nạp đến khi cấp ủy
cấp trên ban hành quyết định kết nạp không quá 60 ngày làm việc, đề nghị cấp ủy cơ
sở ban hành nghị quyết, hoàn thiện hồ sơ gửi về Ban Tổ chức Đảng ủy Khối kịp
thời.
4. Lễ kết nạp đảng viên
Lễ kết nạp đảng viên phải tổ chức trang nghiêm; phải kết nạp từng người
một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong một buổi lễ).

Trang trí (nhìn từ dưới lên): trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt
Nam quang vinh muôn năm”, cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ
Chí Minh (bên trái), ảnh Mác – Lê nin (bên phải).
Tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”
Chương trình
1. Chào cờ (hát Quốc ca, quốc tế ca);
2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
3. Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi uỷ đọc QĐ kết nạp Đảng;
4. Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ;
5. Đại diện chi uỷ nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm
vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị;
6


6. Đại diện cấp uỷ cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có);
7. Bế mạc (hát Quốc ca, quốc tế ca).
Sau khi tổ chức lễ kết nạp đảng viên, đồng chí bí thư chi bộ ghi ngày tháng
năm kết nạp; ký, ghi rõ họ tên vào góc trái của Quyết định; lưu 1 bản vào hồ sơ đảng
viên, 1 bản trao cho đảng viên được kết nạp.
Ngày vào Đảng: Là ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp
5. Thẩm quyền xét kết nạp Đảng trong một số trường hợp cụ thể
- Người đang học tập trung ở cơ sở đào tạo từ 12 tháng trở lên: do tổ chức ở
cơ sở đào tạo xem xét kết nạp. Người đang công tác biệt phái từ 12 tháng trở lên, do
tổ chức đảng nơi công tác biệt phái xem xét, kết nạp.
- Nếu làm việc hợp đồng có thời hạn, thời gian thực tế làm việc tại cơ quan,
doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét
kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh
nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người vào Đảng đang làm việc.
- Nếu làm hợp đồng liên tục từ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ
quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét kết nạp.

6. Việc xem xét, kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi có thay
đổi đơn vị công tác
a. Người vào Đảng đang trong thời gian được tổ chức đảng xem xét, kết nạp
mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới: Cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi
làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp;
cấp ủy cơ sở nơi đến giao chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không
phụ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng)
theo dõi, giúp đỡ.
b. Người vào Đảng chưa có quyết định kết nạp
- Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị
kết nạp đảng nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng
viên, thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp
đảng viên đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến chỉ đạo cấp
ủy trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét kết nạp.
- Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp
đảng lên cấp có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nhưng chưa có quyết định kết nạp
mà chuyển đơn vị khác, thì trong thời hạn 15 ngày làm việc cấp ủy có thẩm quyền
kết nạp đảng viên làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm
quyền kết nạp đảng viên. Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến
xem xét nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi
nhận được hồ sơ, ban hành quyết định kết nạp. Nếu quá thời hạn trên phải báo cáo
cấp ủy cấp trên.
7


c. Người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, ban
hành quyết định kết nạp
- Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác đến đơn vị mới thuộc phạm
vi lãnh đạo của cấp có thẩm quyền kết nạp đảng viên (trong cùng đảng bộ Khối) thì
Đảng ủy Khối xem xét, thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển

quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến để tổ chức kết nạp.
- Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập ngoài phạm vi lãnh
đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên:
+ Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đi ban
hành quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ
ngày người được vào đảng có quyết định chuyển đến đơn vị mới thì cấp ủy nơi
chuyển đi làm công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên
trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ
chức kết nạp đảng viên. Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi.
+ Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, đã ban hành quyết
định kết nạp sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày người vào Đảng có quyết định chuyển
đến đơn vị công tác mới thì cấp ủy có thẩm quyền nơi chuyển đi hủy quyết định kết
nạp của mình và làm công văn kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm
quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến để xem xét, quyết định.
7. Về kết nạp lại người vào Đảng:
Người được xét kết nạp lại vào Đảng phải có ít nhất 36 tháng kể từ khi ra
khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể
từ khi được xóa án tích); phải được ban thường vụ tỉnh ủy đồng ý bằng văn bản, cấp
ủy có thẩm quyền mới xem xét quyết định.
Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự
bỏ sinh hoạt Đảng; làm đơn ra khỏi Đảng (trừ trường hợp gia đình đặc biệt khó
khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án
về tội nghiêm trọng trở lên.
Chỉ kết nạp một lần. Phải có hồ sơ đảng viên đầy đủ và có quyết định của
thẩm quyền xóa tên hoặc khai trừ ra khỏi Đảng.
* Thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên: Trong thời hạn 30 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền, chi
bộ phải tổ chức lễ kết nạp cho đảng viên. Nếu để quá thời hạn trên phải báo cáo và
được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý.
8. Khai phiếu đảng viên

Sau khi chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên, cấp ủy hướng dẫn đảng viên khai
phiếu đảng viên (Mẫu 2-HSĐV), đồng thời kiểm tra, đối khớp với hồ sơ đảng viên về
các thông tin trong lý lịch và phiếu đảng viên, xác nhận, đóng dấu gửi về Ban Tổ
chức Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày kết nạp.
8


Việc khai phiếu đảng viên thực hiện theo Điểm 2.2, Mục I, Hướng dẫn số 09HD/BTCTW, ngày 05/6/2017 của Ban Tổ chức Trung ương.
B. CÔNG NHẬN ĐẢNG VIÊN CHÍNH THỨC
1. Thời hạn công nhận đảng viên chính thức
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày đảng viên hết 12 tháng dự bị,
chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên; nếu không đủ điều
kiện công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết
định xoá tên.
Trường hợp để chậm quá 3 tháng (kể từ ngày đảng viên hết thời gian dự bị
đến ngày cấp ủy cơ sở gửi hồ sơ đề nghị công nhận đảng viên chính thức về Ban Tổ
chức Đảng ủy Khối), cấp ủy phải làm văn bản giải trình lý do cụ thể, do lỗi chủ quan
của đảng viên hoặc của cấp ủy. Ban Thường vụ Đảng ủy Khối xem xét, có thể quyết
định xóa tên đảng viên dự bị nếu không có lý do chính đáng.
Thời hạn từ khi chi bộ có văn bản đề nghị đến khi cấp uỷ đảng có thẩm quyền
quyết định công nhận chính thức không được quá 30 ngày làm việc; nếu để quá thời
hạn trên mà không có lý do chính đáng thì phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp ủy
cấp trên.
b) Đảng viên dự bị đủ điều kiện được công nhận là đảng viên chính thức, dù
chi bộ họp chậm, cấp uỷ có thẩm quyền chuẩn y chậm, vẫn được công nhận đảng
viên chính thức đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.
c) Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới đã qua 3 lần biểu quyết nhưng không đủ
2/3 số đảng viên chính thức hoặc cấp uỷ viên tán thành công nhận một đảng viên dự
bị là đảng viên chính thức hoặc đề nghị xoá tên trong danh sách đảng viên, thì báo
cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp và cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính
thức
2.1. Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới
Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp huyện hoặc cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy
chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương.
Lưu ý: Đảng viên mới của các đơn vị trực thuộc Đảng bộ Khối phải học lớp bồi
dưỡng đảng viên mới do Ban Thường vụ Đảng ủy Khối tổ chức (trừ trường hợp
chuyển sinh hoạt Đảng đến, trước khi chuyển sinh hoạt đã học lớp bồi dưỡng lý
luận chính trị cho đảng viên mới).
2.2. Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị (Mẫu 10-KNĐ)
Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm
nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc
phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức.
2.3. Bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân
công giúp đỡ (Mẫu 11-KNĐ)
9


Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản nhận xét đảng viên dự bị nêu rõ ưu
điểm, khuyết điểm về lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống và
mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị; báo cáo chi bộ.
2.4. Bản nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi uỷ nơi
cư trú (Mẫu 12-KNĐ)
Chi uỷ có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã
hội mà người đó là thành viên; ý kiến nhận xét của chi uỷ hoặc chi bộ (nơi chưa có
chi ủy) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ.
2.5. Nghị quyết của chi bộ, đảng uỷ cơ sở và quyết định công nhận đảng
viên chính thức của cấp uỷ có thẩm quyền
a) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét các thủ tục, quy trình đã được quy định

họp xét. Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý công nhận
đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp
uỷ cấp trên xem xét, quyết định.
b) Đảng ủy bộ phận: Đối với những nơi có đảng ủy bộ phận thì đảng ủy bộ
phận thẩm định nghị quyết đề nghị công nhận đảng viên chính thức của chi bộ, báo
cáo cấp ủy cơ sở.
c) Đảng ủy cơ sở: Tập thể đảng uỷ cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai
phần ba số cấp uỷ viên trở lên đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp uỷ cấp trên xét
công nhận đảng viên chính thức.
d) Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính
thức, chi uỷ công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất. (1 bản trao cho
đảng viên, 1 bản lưu vào hồ sơ đảng viên).
2.6. Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách
a) Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết
đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp uỷ cấp trên.
b) Đảng uỷ cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng uỷ viên trở lên biểu quyết
đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xem
xét, quyết định.
2.7. Trách nhiệm của chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời đối với người vào Đảng và
công nhận đảng viên chính thức
- Người đang trong thời gian xem xét kết nạp vào Đảng, được cấp ủy đảng nơi
làm việc chính thức giới thiệu đến, chi bộ cơ quan, đơn vị nơi sinh hoạt tạm thời của
người vào Đảng cử đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ. Khi đủ điều kiện, chi bộ gửi
nhận xét về chi bộ nơi người xin vào Đảng công tác chính thức để xem xét kết nạp vào
Đảng theo quy định.
- Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền kết nạp đảng viên, chi bộ nơi ban
hành nghị quyết đề nghị kết nạp tổ chức kết nạp đảng viên và làm thủ tục giới thiệu
đảng viên đến sinh hoạt đảng tạm thời tại chi bộ nơi học tập, làm việc.
II. PHÁT THẺ ĐẢNG VIÊN, TẶNG HUY HIỆU ĐẢNG
A. PHÁT THẺ ĐẢNG VIÊN

10


1. Quy định về phát và quản lý thẻ đảng viên
1.1. Điểm 6 (6.1) Quy định số 29-QĐ/TW quy định
- Thẻ đảng viên được phát cho đảng viên chính thức, chi bộ tổ chức phát thẻ
cho đảng viên trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất, sau khi có quyết định của cấp có
thẩm quyền.
- Đảng viên được nhận thẻ đảng viên phải thực hiện đúng những quy định về sử
dụng và bảo quản thẻ đảng viên, khi mất hoặc làm hỏng thẻ, đảng viên phải báo cáo
ngay với cấp uỷ để xét cấp lại hoặc đổi thẻ đảng viên.
- Sử dụng thẻ đảng viên: Đảng viên sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết trong
sinh hoạt đảng, trong đại hội đảng bộ các cấp (trừ các trường hợp biểu quyết bằng
phiếu kín).
1.2. Điểm 7, Hướng dẫn số 01-HD/TW quy định
a) Phát và quản lý thẻ đảng viên
- Thẻ đảng viên là chứng nhận quan trọng của đảng viên, được phát khi đảng
viên đã được công nhận đảng viên chính thức.
Đảng viên được công nhận chính thức tại tổ chức đảng thuộc Đảng bộ Ngoài
nước thì do Đảng uỷ Ngoài nước xét, làm thẻ đảng viên; Đảng ủy Ngoài nước có
trách nhiệm quản lý thẻ đảng viên khi chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài nước, khi trở
về nước Đảng ủy Ngoài nước trao thẻ đảng viên
- Đảng viên từ trần, gia đình của đảng viên đó được giữ lại thẻ đảng viên.
- Đảng viên hoặc tổ chức đảng phát hiện việc sử dụng thẻ đảng viên sai quy
định, thẻ đảng bị thất lạc, mất hoặc làm giả thì phải kịp thời báo cáo cấp uỷ.
b) Trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở trong việc phát và quản lý thẻ đảng viên
Lập danh sách đảng viên được đề nghị cấp thẻ xét và làm thủ tục đề nghị cấp
uỷ cấp trên trực tiếp xét phát thẻ đảng viên, cấp lại thẻ đảng viên bị mất hoặc bị
hỏng. Sau khi có quyết định phát thẻ của cấp ủy có thẩm quyền, chi bộ tổ chức phát
thẻ đảng viên tại cuộc họp chi bộ; định kỳ hằng năm chi bộ kiểm tra thẻ của đảng

viên trong chi bộ.
2. Quy trình làm thẻ, phát thẻ và sử dụng thẻ đảng viên (Điểm 2 (2.2), Mục
II, Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW)
2.1. Làm thẻ đảng viên
a) Đối với chi bộ:
Sau khi chi bộ ra nghị quyết đề nghị công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên
chính thức; chi uỷ gửi hồ sơ đề nghị chuyển đảng chính thức, kèm danh sách đề nghị
phát thẻ (Mẫu 1-TĐV) và 2 ảnh chân dung (cỡ 2 x 3 cm) của đảng viên lên cấp ủy cấp
trên.
b) Đối với đảng ủy cơ sở

11


Lập danh sách đảng viên được đề nghị cấp thẻ (Mẫu 1-TĐV); xét, gửi hồ sơ đề
nghị chuyển đảng chính thức và danh sách đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền công nhận
đảng viên chính thức và xét, quyết định phát thẻ đảng viên.
2.2. Phát thẻ đảng viên
Cấp uỷ cơ sở, sau khi nhận thẻ đảng của đảng viên, giao cho chi bộ tổ chức trao
thẻ đảng cho đảng viên trong cuộc họp chi bộ gần nhất.
2.3. Quản lý và sử dụng thẻ đảng viên
- Tổ chức đảng và đảng viên phải thực hiện đúng quy định về sử dụng và bảo
quản thẻ đảng viên nêu tại điểm 6.1, Quy định 29-QĐ/TW và điểm 7, Hướng dẫn
01-HD/TW.
- Định kỳ hằng năm, chi bộ và cấp uỷ cơ sở tổ chức kiểm tra thẻ đảng viên, kịp
thời xử lý thẻ đảng viên bị mất, bị hỏng của đảng viên.
2.4. Thủ tục xét, cấp lại thẻ đảng viên bị mất, đổi lại thẻ
đảng viên bị hỏng
Khi mất hoặc hỏng thẻ, đảng viên phải kịp thời báo cáo với cấp ủy để xét cấp
lại hoặc đổi lại thẻ đảng viên.

a) Chi bộ căn cứ lý do bị mất, bị hỏng thẻ trong bản kiểm điểm của đảng viên
để xét và thu 2 ảnh chân dung (cỡ 2 x 3cm) gửi cùng danh sách đề nghị cấp ủy cấp
trên.
b) Đảng uỷ cơ sở xét, gửi danh sách (theo mẫu 2-TĐV và 3-TĐV) đề nghị cấp
uỷ có thẩm quyền.
B. TẶNG HUY HIỆU ĐẢNG
1. Tiêu chuẩn, đối tượng tặng Huy hiệu Đảng (Điểm 27 (27.3) Quy định số
29-QĐ/TW)
Những đảng viên hoạt động cách mạng lâu năm, giữ gìn được tư cách đảng
viên, có đủ 30 năm, 40 năm, 45 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75
năm, 80 năm, 85 năm, 90 năm tuổi đảng trở lên thì được tặng Huy hiệu Đảng. Đảng
viên đã từ trần, nếu thời gian tham gia sinh hoạt đảng có đủ tuổi đảng như nêu trên
thì được truy tặng Huy hiệu Đảng. Tại thời điểm xét tặng Huy hiệu Đảng, đảng viên
bị kỷ luật về Đảng từ hình thức cảnh cáo trở lên thì chưa được xét tặng; sau 6 tháng
(đối với kỷ luật cảnh cáo), 1 năm (đối với kỷ luật cách chức), nếu sửa chữa tốt
khuyết điểm sẽ được xét tặng Huy hiệu Đảng. Đảng viên bị bệnh nặng có thể được
xét tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá một
năm so với thời gian quy định.
2. Quy trình xét tặng Huy hiệu Đảng (Điểm 1.1), Mục III, Hướng dẫn số 09HD/BTCTW)
a) Đảng viên
Đảng viên có đủ 30, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng
làm tờ khai (Mẫu 6-HHĐ); đề nghị chi bộ; đảng viên mất Huy hiệu Đảng làm bản
12


tng trỡnh núi rừ lý do b mt Huy hiu ng ngh chi b; i vi ng viờn ó
t trn thỡ ngi thõn trong gia ỡnh lm t khai ngh chi b xem xột.
b) Chi b
Chi b t chc sinh hot xột, nu cú tiờu chun theo quy nh ti im
27.3a, Quy nh s 29-Q/TW v im 18, Hng dn 01-HD/TW thỡ lm biờn bn

ngh ng y cp trờn xem xột tng Huy hiu ng
c) ng u c s
ng y c s sau khi nhn c vn bn ngh ca chi b, t chc sinh
hot xột, lm biờn bn ngh Ban Thng v ng y Khi xột tng.
* H s ngh cp trờn tng HH gm: Danh sỏch ng viờn ngh tng
Huy hiu ng ca cp y c s (Mu 4-HH); Trớch biờn bn sinh hot chi b,
sinh hot ng y ngh tng HH; T khai ngh tng Huy hiu ng ca ng
viờn (Mu 6 - HH); Quyt nh kt np ng ca ng viờn.
H s gi v Ban T chc ng y Khi theo cỏc t: t 3/2 np trc ngy
03/12 nm trc; t 19/5, np trc ngy 19/3; t 02/9, np trc ngy 02/7; t
07/11 np trc ngy 05/9 hng nm.
Tui ng ca ng viờn c tớnh t ngy cp cú thm quyn ra quyt nh
kt np, tr thi gian khụng tham gia sinh hot ng.
3. Trao tng, s dng, qun lý Huy hiu ng (im 18.4) Hng dn s
01-HD/TW)
Sau khi nhn c quyt nh tng Huy hiu ng, cp y kp thi t chc l
trao tng Huy hiu ng cho ng viờn theo quy nh, cú s theo dừi tng Huy hiu
ng, ng viờn c nhn Huy hiu ng ký nhn vo s, cp y ghi b sung vo
h s ng viờn v s danh sỏch ng viờn.
L trao tng Huy hiu ng phi t chc trang nghiờm theo quy nh ti im
1.3, Mc III, Hng dn s 09-HD/BTCTW ngy 05/6/2017 ca Ban T chc Trung
ng.
Thnh phn d l trao tng Huy hiu ng: gm ton th ng viờn ca ng
b, chi b c s (nu ng b cú ụng ng viờn thỡ mi cỏc ng viờn ca chi b
c tng Huy hiu ng v i din ca cỏc chi b khỏc), mi cp y cp trờn v
d, trao tng Huy hiu ng cho ng viờn.
ng viờn c s dng Huy hiu ng trong cỏc ngy l ca ng, ca dõn
tc, trong i hi, hi ngh ca ng, k nim ngy vo ng ca bn thõn.
Lu ý: ng viờn b bnh nng c xột tng Huy hiu ng sm, nhng thi
gian xột tng sm khụng c quỏ 12 thỏng so vi thi gian quy nh v phi cú

bnh ỏn iu tr ti bnh vin.
Chng trỡnh tng Huy hiu ng :
- Chào cờ (hỏt Quốc ca, Quốc tế ca);
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Đại diện cấp ủy cơ sở đọc quyết định tặng HHĐ;
13


- i din cp y cấp trên trao HH cho đảng viên, phỏt biu ý kin;
- i din ảng viên đợc tặng HHĐ phát biểu v ký nhn vo S tng
HH ca ng b, chi b c s;
- Chào cờ, bế mạc.
III. QUN Lí V B SUNG H S NG VIấN
1. Qun lý h s ng viờn
H s ng viờn do cp y c s qun lý.
H s ng viờn bao gm: cỏc ti liu khi kt np ng, chuyn ng chớnh
thc; cỏc quyt nh ca cp cú thm quyn v iu ng, b nhim, khen thng,
k lut; cỏc vn bng, chng ch v chuyờn mụn, lý lun chớnh tr, ngoi ng, tin
hc; h thng giy gii thiu sinh hot ng t khi vo ng n thi im hin
ti; cỏc bn t kim im ng viờn hng nm (5 nm gn nht) v khi chuyn sinh
hot ng ca ng viờn. Ngoi nhng ti liu trờn, nhng ti liu khỏc kốm theo
trong h s ng viờn u l ti liu tham kho.
H s ng viờn l ti liu mt ca ng, khụng c ty xoỏ, t ý sa
cha; t chc ng phi qun lý cht ch h s ng viờn theo ch bo mt. Khi
cú cn c phỏp lý, c cp u cú thm quyn ng ý bng vn bn thỡ cp u
c giao qun lý h s mi c sa cha vo h s ng viờn v úng du ca
cp u vo ch sa cha.
Cỏn b, ng viờn mun nghiờn cu h s ng viờn phi c s ng ý
ca cp u qun lý h s. Vic nghiờn cu h s ng viờn c tin hnh ti
phũng h s. Trng hp cn sao chp h s ng viờn nghiờn cu thỡ phi c

cp u qun lý h s ng ý.
Trong quỏ trỡnh nghiờn cu h s ng viờn tuyt i khụng c ty xoỏ,
sa cha, ghi thờm, a thờm hoc rỳt bt ti liu trong h s. Khi ng viờn xem
h s ca mỡnh, nu thy cú vn gỡ cha ng tỡnh thỡ phi bỏo cỏo vi cp u
qun lý h s xem xột, gii quyt.
Cỏn b c giao qun lý h s ng viờn phi lu giy gii thiu, cú s
theo dừi, ghi rừ ngy thỏng nm, h tờn, n v ca ngi n nghiờn cu h s.
Ngi c cp u cho mn h s nghiờn cu phi ký mn vo s theo dừi v
tr li h s ỳng thi gian.
Ni lu gi h s ng viờn, phi cú phng tin chng mi mt, m t,
phũng ha, l lt; thc hin ỳng ch bo mt.
nh k 6 thỏng phi i chiu danh sỏch ng viờn vi s lng h s ng
viờn; kp thi phỏt hin nhng ti liu trong h s ng viờn b h hng x lý
ngay. Khi thay i cỏn b qun lý h s phi cú biờn bn giao nhn cht ch, ỳng
quy nh.
2. B sung h s ng viờn
nh k cui nm v khi chuyn sinh hot ng chớnh thc, ng viờn phi ghi
y nhng thay i v: trỡnh (lý lun chớnh tr, hc vn, chuyờn mụn, nghip
v, ngoi ng, vi tớnh), chc v, n v cụng tỏc, ngh nghip, khen thng, k
14


luật, hoàn cảnh gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, các con…) vào phiếu bổ sung hồ sơ
đảng viên (Mẫu 3-HSĐV); cấp ủy cơ sở có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận, đóng dấu
cấp ủy vào phiếu, bổ sung những thay đổi vào danh sách đảng viên, lý lịch đảng viên
và đóng dấu cấp ủy vào chố đã bổ sung, photo 1 bản gửi về Ban Tổ chức Đảng ủy
Khối để bổ sung vào phiếu đảng viên và dữ liệu đảng viên, lưu bản gốc vào hồ sơ
đảng viên.
Khi có đảng viên từ trần, cấp ủy kịp thời cập nhật vào danh sách đảng viên,
sau đó viết phiếu báo đảng viên từ trần (Mẫu 6-HSĐV) kèm theo hồ sơ đảng viên gửi

về Ban Tổ chức Đảng ủy Khối.
Khi có đảng viên ra khỏi đảng, sau khi chi bộ công bố quyết định của cấp có
thẩm quyền thi hành kỷ luật khai trừ đảng viên (hoặc xóa tên, cho đảng viên ra khỏi
Đảng), cấp ủy cơ sở phải viết phiếu báo (Mẫu 5-HSĐV), kèm hồ sơ đảng viên và thẻ
đảng viên gửi về Ban Tổ chức Đảng ủy Khối.
Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức, kỷ luật cán bộ, đảng viên..., cấp ủy cơ sở photo 1 bản gửi về Ban Tổ chức
Đảng ủy Khối để bổ sung, cập nhật vào phiếu đảng viên và dữ liệu đảng viên.
3. Thay đổi họ, tên, ngày tháng năm sinh
Đảng viên cần thay đổi họ, tên khác với đã khai trong lý lịch đảng viên thì
thực hiện như sau: đảng viên gửi đến cấp ủy cơ sở đơn đề nghị và văn bản chính
thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép được thay đổi họ, tên. Cấp ủy
cơ sở xem xét và đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định. Khi có quyết
định của cấp ủy có thẩm quyền cho thay đổi họ, tên thì tổ chức đảng quản lý hồ sơ
thực hiện chỉnh sửa đồng bộ họ, tên trong các tài liệu và cơ sở dữ liệu đảng viên do
cấp ủy các cấp quản lý.
Thực hiện Thông báo số 13-TB/TW, ngày 17/8/2016 của Ban Bí thư: kể từ
ngày 18/8/2016, không xem xét điều chỉnh tuổi của đảng viên; thống nhất xác định
tuổi của đảng viên theo tuổi khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được
kết nạp vào Đảng.
IV. CHUYỂN SINH HOẠT ĐẢNG
1. Chuyển sinh hoạt đảng chính thức (giấy giới thiệu loại 10 ô, nền hoa
văn, màu xanh lá mạ)
Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang đơn vị
khác, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc; đảng viên đi công tác biệt phái hoặc
đến nơi khác làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn…, trong thời hạn 60
ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt
đảng chính thức đến đơn vị mới hoặc nơi cư trú.
Đảng viên phải xuất trình quyết định hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền cho
chuyển công tác, nghỉ hưu, thôi việc... và bản tự kiểm điểm của đảng viên về những

ưu khuyết điểm thực hiện nhiệm vụ đảng viên trong một năm trước thời điểm
chuyển sinh hoạt đảng, báo cáo chi ủy, chi bộ làm thủ tục chuyển sinh hoạt.
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày giới thiệu chuyển đi, đảng viên phải
15


xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt đảng với cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến để được
sinh hoạt đảng. Nếu quá thời hạn trên, đảng viên hoặc tổ chức đảng vi phạm phải
báo cáo lý do cụ thể để cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
a. Đối với chi bộ cơ sở
Chi ủy viết vào ô số 1 giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng; nhận xét, ký tên đóng
dấu vào bản tự kiểm điểm của đảng viên; bí thư hoặc phó bí thư chi bộ ký tên, đóng
dấu vào bản tự kiểm điểm, giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt Đảng; bổ sung hồ sơ
đảng viên, đóng dấu chốt thời gian công tác đến thời điểm chuyển đi, chuyển toàn
bộ hồ sơ lên Đảng ủy Khối để làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng.
b. Đối với đảng bộ cơ sở
Chi ủy viết vào ô số 1 giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt Đảng, nhận xét vào
bản kiểm điểm của đảng viên, bí thư hoặc phó bí thư chi bộ ký vào bản tự kiểm
điểm của đảng viên và giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.
Đảng ủy bộ phận (nếu có), viết vào ô số 2 giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng, bí
thư hoặc phó bí thư đảng ủy bộ phận nhận xét, ký vào bản kiểm điểm và giấy giới
thiệu chuyển sinh hoạt Đảng.
Đảng ủy cơ sở viết ô số 3 giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng; nhận xét vào bản
kiểm điểm đảng viên; bổ sung hồ sơ, lý lịch, chốt thời gian công tác trong lý lịch
đảng viên; bí thư (hoặc phó bí thư, ủy viên ban thường vụ đảng ủy) ký, đóng dấu
vào bản tự kiểm điểm đảng viên và giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt Đảng; chuyển
hồ sơ lên Đảng ủy Khối để làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng.
* Khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng, cấp uỷ nơi đảng viên chuyển đi làm
đầy đủ thủ tục, niêm phong hồ sơ, giao cho đảng viên trực tiếp mang theo để báo
cáo với cấp uỷ nơi chuyển đến; trường hợp đặc biệt thì tổ chức đảng trực tiếp

chuyển hồ sơ cho đảng viên.
* Khi tiếp nhận đảng viên chuyển đến, cấp ủy cơ sở phải kiểm tra hồ sơ đảng
viên theo bản mục lục các tài liệu có trong hồ sơ, vào sổ theo dõi danh sách đảng
viên. Nếu chưa có xác nhận của cấp uỷ quản lý hồ sơ đảng viên (nơi đảng viên
chuyển đi) trong bản mục lục hồ sơ đảng viên và chưa chốt thời gian công tác đến
thời điểm chuyển đi trong lý lịch và phiếu đảng viên thì cấp ủy chưa tiếp nhận sinh
hoạt đảng. Nếu hồ sơ đầy đủ, Đảng ủy Khối đã tiếp nhận vào ô số 7 thì đảng ủy cơ
sở tiếp nhận và đóng dấu vào ô số 8, đảng ủy bộ phận (nếu có) tiếp nhận vào ô số 9,
chi bộ tiếp nhận vào ô số 10, chuyển giấy giới thiệu về cấp ủy cơ sở để lưu vào hồ
sơ đảng viên.
2. Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời (giấy giới thiệu loại 8 ô, nền hoa văn,
màu vàng chanh)
Khi đảng viên thay đổi nơi công tác trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 12
tháng; khi được cử đi học tập trung ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng đến 24
tháng, sau đó lại trở về đơn vị cũ làm việc, cấp ủy làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng
tạm thời đến đơn vị mới.
Đảng viên xuất trình quyết định kèm theo bản tự kiểm điểm đảng viên, thẻ
16


đảng viên, cấp ủy nhận xét vào bản tự kiểm điểm đảng viên, làm thủ tục giới thiệu
trực tiếp đến đơn vị mới; bí thư (hoặc phó bí thư, ủy viên ban thường vụ) ký, đóng
dấu vào bản tự kiểm điểm và giấy giới thiệu, giao cho đảng viên nộp cho đơn vị
mới. Hồ sơ đảng viên do đơn vị cũ quản lý.
Đảng viên sinh hoạt tạm thời được tính đảng số nơi sinh hoạt chính thức (đơn
vị cũ), đóng đảng phí ở nơi sinh hoạt tạm thời (đơn vị mới). Nếu đảng viên là cấp ủy
viên khi chuyển sinh hoạt tạm thời thì vẫn là cấp ủy viên ở nơi sinh hoạt chính thức.
3. Chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài nước

(Thực hiện QĐ 228-QĐ/TW ngày 07/02/2014 của Ban Bí thư về nhiệm vụ của

đảng viên và công tác quản lý đảng viên ở nước ngoài và Hướng dẫn 09-HD/TW,
ngày 05/6/2017 của BTC Trung ương)
Đảng viên ra nước ngoài phải chấp hành Điều lệ Đảng và các quy định hiện
hành của Đảng, Nhà nước, pháp luật của Việt nam và nước sở tại.
Đảng viên phải báo cáo cấp ủy quản lý trực tiếp của mình về mục đích, nhiệm
vụ, nội dung, thời gian ra nước ngoài trước chuyển đi. Khi về nước phải báo cáo kết
quả chuyến đi.
- Đảng viên được cử đi công tác, học tập, lao động, được cơ quan có thẩm
quyền đồng ý cho đi thăm người thân… ở ngoài nước từ 12 tháng trở lên thì phải
chuyển sinh hoạt đảng chính thức qua Đảng ủy Ngoài nước.
- Đảng viên đi công tác, học tập, lao động, chữa bệnh, đi thăm người thân ở
nước ngoài…(được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép) từ 3 tháng đến
dưới 12 tháng, sau đó lại trở về nước và sinh hoạt ở đơn vị cũ thì chuyển sinh hoạt
đảng tạm thời.
Đảng viên đi công tác, học tập, lao động, chữa bệnh, đi thăm người thân ở
nước ngoài... (dưới 3 tháng), phải làm văn bản báo cáo về Ban Thường vụ Đảng ủy
Khối (qua Ban Tổ chức) để bộ phận bảo vệ chính trị nội bộ theo dõi.
4. Chuyển sinh hoạt đảng nội bộ (giấy giới thiệu loại 5 ô, nền hoa văn, màu
nõn chuối)
Đối với đảng bộ cơ sở, khi có đảng viên được điều động, luân chuyển nhận
nhiệm vụ từ chi bộ này sang chi bộ khác trong đảng bộ thì cấp ủy viết giấy giới thiệu
chuyển sinh hoạt đảng nội bộ. Chi bộ viết ô số 1; đảng ủy bộ phận (nếu có) viết ô số
2; đảng ủy cơ sở viết ô số 3; đảng ủy bộ phận (nếu có) viết ô số 4; chi bộ nơi tiếp
nhận đảng viên viết ô số 5; sau đó chuyển giấy giới thiệu về đảng ủy cơ sở lưu hồ sơ
đảng viên.
5. Viết giấy giới thiệu sinh hoạt đảng
a) Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng do cấp ủy hoặc đồng chí được ký giấy giới
thiệu viết. Trong một ô chỉ viết bằng một thứ mực và một kiểu chữ, chữ viết phải rõ
ràng, chính xác, không tẩy xoá sửa chữa, không viết mực đỏ và bút chì. Đối với cả 4
loại giấy giới thiệu sinh hoạt đảng, nếu viết sai ô số 1 thì phải thay giấy khác để viết

lại, các ô còn lại bị sai sót nhỏ thì cán bộ viết giấy giới thiệu sinh hoạt đảng có thể
sửa chữa như sau: gạch bỏ chỗ viết sai (nhưng bảo đảm vẫn đọc được chữ sai đó),
viết lại cho đúng lên phía trên chỗ viết sai, đóng dấu của cấp uỷ vào chỗ sửa chữa.
17


b) Một số điểm chú ý khi viết giấy giới thiệu sinh hoạt đảng
- Số TĐV: Viết theo số trong thẻ đảng được đổi hoặc phát thẻ đảng viên mới
của đảng viên.
- Số LL: Viết theo số lý lịch của đảng viên.
- Số sổ đảng viên (SĐV): Viết theo thứ tự trong danh sách đảng viên của chi bộ.
- Số.................. (GTSHĐ): viết theo số thứ tự trong sổ giới thiệu sinh hoạt đảng
của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
- Mục “đã đóng đảng phí hết tháng”: Viết giấy giới thiệu sinh hoạt đảng cho
đảng viên tháng nào thì thu tiền đảng phí hết tháng đó.
- Mục “kính gửi”, “kính chuyển” hoặc “thay mặt (TM)”: Chi bộ, kể cả chi bộ
cơ sở, viết tiếp sau chữ kính gửi, kính chuyển hoặc (TM) là "chi uỷ, chi bộ..."; đảng
uỷ viết: "Ban Thường vụ..." hoặc "Đảng uỷ..."; viết chức vụ, ký tên, họ tên và đóng
dấu của cấp uỷ theo quy định.
- Mục hồ sơ kèm theo: Giao cho đảng viên chuyển sinh hoạt đảng mang theo
tài liệu nào trong hồ sơ đảng viên thì ghi vào mục “Hồ sơ kèm theo” trong giấy giới
thiệu sinh hoạt đảng loại tài liệu đó.
V.
BỔ SUNG CẤP ỦY CƠ SỞ
Khi có biến động về công tác cán bộ dẫn đến thiếu số lượng cấp ủy viên so
với số lượng cấp ủy đầu nhiệm kỳ, tập thể cấp ủy thảo luận, thống nhất đề nghị cấp
ủy cấp trên về số lượng, nhân sự cụ thể để cấp ủy cấp trên quyết định.
Việc bổ sung cấp ủy viên, ủy viên thường vụ, bí thư, phó bí thư nói chung
thực hiện theo quy trình: chỉ định vào ban chấp hành đảng bộ, ban chấp hành đảng
bộ bầu các chức danh cụ thể.

a. Đối với chi bộ cơ sở
Chi ủy và lãnh đạo cơ quan căn cứ vào tiêu chuẩn, cơ cấu, danh sách quy
hoạch cấp ủy trong nhiệm kỳ để định hướng về nhân sự cấp ủy cần bổ sung. Tổ chức
sinh hoạt chi bộ lấy phiếu giới thiệu bổ sung cấp ủy. Cấp ủy làm văn bản đề nghị
Ban Thường vụ Đảng ủy Khối chỉ định bổ sung cấp ủy.
Trường hợp bổ sung bí thư, phó bí thư, thực hiện bổ sung cấp ủy như trên.
Sau khi có quyết định chỉ định bổ sung cấp ủy, chi bộ tổ chức sinh hoạt bầu bí thư,
phó bí thư trong số cấp ủy viên; làm văn bản đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối
chuẩn y.
b. Đối với đảng bộ cơ sở
Ban Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo cơ quan (nơi không có ban thường vụ thì
các đồng chí bí thư, phó bí thư đảng ủy và lãnh đạo cơ quan) căn cứ vào tiêu chuẩn,
cơ cấu, danh sách quy hoạch cấp ủy trong nhiệm kỳ để định hướng nhân sự cấp ủy
cần bổ sung; tổ chức lấy phiếu giới thiệu bổ sung cấp ủy tại chi bộ nơi đảng viên dự
kiến bổ sung cấp ủy đang công tác; tổ chức họp ban chấp hành đảng bộ, thảo luận,
lấy phiếu giới thiệu nhân sự bổ sung cấp ủy, làm văn bản đề nghị Ban Thường vụ
Đảng ủy Khối chỉ định bổ sung cấp ủy.
Trường hợp bổ sung bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ thì thực hiện bổ
18


sung cấp ủy như trên, sau khi có quyết định chỉ định bổ sung cấp ủy, ban chấp hành
đảng bộ tổ chức họp, bầu ủy viên thường vụ, phó bí thư, bí thư trong số cấp ủy viên
của đảng bộ, làm văn bản đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối chuẩn y.
Hồ sơ đề nghị kiện toàn cấp ủy cơ sở gồm có: Tờ trình đề nghị bổ sung cấp ủy
hoặc chuẩn y các chức danh; trích biên bản họp chi bộ, biên bản họp ban chấp hành
đảng bộ; danh sách trích ngang cấp ủy đề nghị bổ sung: ghi rõ họ tên, ngày tháng
năm sinh, quê quán, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, chức vụ chuyên môn,
đoàn thể, quá trình công tác.
VI. HƯỚNG DẪN SINH HOẠT CHI BỘ

(Theo Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 02/03/2012 của BTC Trung ương
và một số văn bản khác của cấp trên)
Trong các buổi sinh họat chi bộ, cần thực hiện các nội dung chủ yếu sau:
1. Nội dung sinh hoạt thường kỳ hằng tháng
a. công tác chuẩn bị
- Đồng chí bí thư chi bộ (hoặc đồng chí được chi ủy phân công) dự kiến nội
dung, chương trình, thời gian sinh hoạt chi bộ đưa ra họp chi ủy. (đối với những chi
bộ đồng chí Bí thư chi bộ không đồng thời là người đứng đầu cơ quan thì mời người
đứng đầu cơ quan cùng tham dự)
- Chi ủy thảo luận, thống nhất đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng
trước, đề ra nhiệm vụ tháng tới, phân công chuẩn bị các nội dung, quyết định thời
gian họp chi bộ và lựa chọn hình thức sinh hoạt phù hợp.
- Chi ủy thông báo cho đảng viên biết nội dung, thời gian, địa điểm sinh hoạt
chi bộ (nếu chưa quy định ngày họp định kỳ hàng tháng)
b. Sinh hoạt chi bộ
• Phần mở đầu
+ Thông báo tình hình đảng viên của chi bộ (chính thức, dự bị); số đảng viên
được miễn sinh hoạt, công tác; số đảng viên có mặt dự họp; số đảng viên vắng mặt
và lý do vắng
+ Thông qua chương trình, nội dung sinh hoạt chi bộ và những vấn đề trọng
tâm cần tập trung thảo luận
+ Cử thư ký cuộc họp (chú ý chọn những đồng chí có năng lực và kinh
nghiệm tổng hợp để ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của
đảng viên, kết luận của đồng chí chủ trì hoặc nghị quyết của chi bộ).
• Phần nội dung
- Thông tin tình hình thời sự nổi bật trong nước, quốc tế và của địa phương,
cơ quan, đơn vị; phổ biến các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
.- Nhận xét tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ
quan, đơn vị; việc thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/ĐUK của BCH Đảng bộ Khối về
tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước. (nêu rõ những
việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân); tình hình đảng viên thực hiện chủ
19


trương, đường lối, chính sách của Đảng và của nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của cấp
ủy cấp trên và nhiệm vụ của chi bộ phân công.
- Đánh giá việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh gắn với thực hiện Chỉ thị 35, Kết luận 05, Chỉ thị 20 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy; việc thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐUK về tăng cường lãnh đạo xây dựng văn
hóa công sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của tỉnh đến năm 2020 và những
năm tiếp theo”; việc thực hành tiết kiệm phòng chống tham nhũng lãng phí; biểu
dương những đảng viên tiền phong gương mẫu, có việc làm cụ thể, thiết thực về học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời giáo dục,
giúp đỡ những đảng viên có sai phạm (nếu có). Tự phê bình và phê bình theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII).
- Thông báo ý kiến của đảng viên, quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ và
vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên (nếu có) để chi bộ có biện pháp phát
huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với những biểu
hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiện
trong tháng tới theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp
trên (về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo
các tổ chức đoàn thể); đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực
hiện.
- Chi bộ thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung trên.
Trong quá trình thảo luận, đồng chí chủ trì cần phát huy dân chủ, lắng nghe ý
kiến của đảng viên và gợi ý những nội dung quan trọng để đảng viên tham gia thảo
luận, thể hiện chính kiến của mình. Khi có những vấn đề cần biểu quyết mà đang có
ý kiến khác nhau, chi bộ cần trao đổi kỹ trước khi biểu quyết.

• Phần kết thúc
- Đồng chí chủ trì tóm tắt ý kiến phát biểu của đảng viên và kết luận những
vấn đề lớn, quan trọng mà chi bộ đã thảo luận, thống nhất.
- Chi bộ biểu quyết thông qua kết luận (nghị quyết) của chi bộ. Đồng chí thư
ký ghi rõ số đảng viên đồng ý, không đồng ý và số có ý kiến khác.
- Đồng chí chủ trì và thư ký ký vào biên bản cuộc họp. Sổ biên bản phải được
quản lý theo quy định
2. Sinh hoạt chuyên đề
Ngoài các buổi sinh hoạt với nội dung nêu trên, ít nhất mỗi quý một lần, chi
bộ có thể chọn một trong những vấn đề sau để sinh hoạt chuyên đề:
- Các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy cấp trên
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tạo nguồn phát triển đảng viên;
- Công tác quản lý và phân công công tác cho đảng viên
- Phương pháp tự nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao trình độ, kiến
thức cho cán bộ, đảng viên.
- Chuyên đề về xây dựng văn hóa công sở.
20


- Sự lãnh đạo của chi bộ và tinh thần ý thức trách nhiệm của đảng viên trong
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị và chức
trách, nhiệm vụ được giao.
- Việc xây dựng và thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan.
- Việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí…

ĐẢNG BỘ:……………
CHI BỘ:…………………..

Mẫu Biên bản sinh hoạt chi bộ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BIÊN BẢN
HỌP CHI BỘ THÁNG……..NĂM………..
- Khai mạc vào lúc……giờ….. phút, ngày …..tháng…..năm…..;
- Địa điểm: Tại……………………………………………………
Tổng số đảng viên của chi bộ....... đồng chí. Trong đó, đảng viên chính
thức…….đồng chí, đảng viên dự bị………..đồng chí, đảng viên sinh hoạt tạm
thời……….đồng chí.
+ Số đảng viên được miễn sinh hoạt………..đảng viên.
+ Số đảng viên giới thiệu sinh hoạt tạm thời đi nơi khác:………đảng viên.
- Số đảng viên dự sinh hoạt…………đồng chí.
Trong đó, đảng viên chính thức………đồng chí, đảng viên dự
bị………….đồng chí, đảng viên sinh hoạt tạm thời:…… đ/c.
- Số đảng viên vắng mặt………..đồng chí.
+ Có lý do: (ghi rõ họ tên từng đồng chí và lý do vắng mặt).
+ Không có lý do: (ghi rõ họ tên từng đồng chí vắng mặt không có lý do).
* Đại biểu cấp ủy cấp trên tham dự (nếu có)
* Chủ tọa: Đồng chí……………………………..
* Thư ký: Đồng chí………………………………
I. NỘI DUNG SINH HOẠT CHI BỘ
1. Thông tin tình hình thời sự nổi bật trong nước, quốc tế và của địa phương,
cơ quan, đơn vị; phổ biến các văn bản chỉ đạo của cấp trên. (ghi rõ tên; số, ngày,
tháng, năm; trích yếu nội dung các văn bản)
- Nhận xét tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ
quan, đơn vị; việc thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/ĐUK của BCH Đảng bộ Khối về
tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên.
- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước về thực hiện
nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể;
những việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân; tình hình đảng viên thực hiện

chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp
trên và nhiệm vụ được chi bộ phân công (ghi cụ thể đánh giá tình hình của chi ủy).
21


- Đánh giá việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh gắn với thực hiện Chỉ thị 35, Kết luận 05, Chỉ thị 20 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy; việc thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐUK về tăng cường lãnh đạo xây dựng văn
hóa công sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của tỉnh đến năm 2020 và những
năm tiếp theo”; việc thực hành tiết kiệm phòng chống tham nhũng lãng phí; biểu
dương những đảng viên tiền phong gương mẫu, có việc làm cụ thể, thiết thực về học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời giáo dục,
giúp đỡ những đảng viên có sai phạm (nếu có). Tự phê bình và phê bình theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII). (ghi rõ những nội dung được
cấp ủy đánh giá).
- Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiện
trong tháng tới theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp
trên; đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực hiện. (ghi rõ các
nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới)
2. Chi bộ thảo luận (ghi rõ ý kiến phát biểu của từng người)
– Ý kiến đồng chí…………………………………………………………
– Ý kiến đồng chí…………………………………………………………
...........................................................................................................................
3. Kết luận của chủ tọa
(ghi rõ ý kiến kết luận về từng nội dung)
II. BIỂU QUYẾT THÔNG QUA CÁC KẾT LUẬN
(HOẶC) NGHỊ QUYẾT CỦA CHI BỘ
Chủ tọa kết luận xong nếu có ý kiến bổ sung cho kết luận thư ký phải ghi ý
kiến bổ sung. Khi hết ý kiến, chủ tọa tóm tắt ý kiến bổ sung sau đó lấy biểu quyết
của chi bộ, thông qua.

+ Tổng số đảng viên đồng ý:……………….., tỷ lệ……….%.
+ Tổng số đảng viên không đồng ý:…………, tỷ lệ……….%
• Cuộc họp kết thúc vào lúc……giờ, ngày……tháng ……năm………
THƯ KÝ
CHỦ TỌA
(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Chú ý:
- Thư ký ghi cụ thể, chính xác diễn biến của cuộc họp, thứ tự và họ tên đảng viên phát
biểu ý kiến, nội dung phát biểu của từng đồng chí; những vấn đề nhất trí, không nhất trí và kiến
nghị, ý kiến kết luận của chủ tọa.
- Kết thúc sinh hoạt chi bộ,chủ tọa xin ý kiến Chi bộ, có những vấn đề nổi côm, trọng tâm,
nếu Chi bộ yêu cầu thì thư ký phải đọc toàn văn biên bản để đảng viên tiếp tục tham gia ý kiến
bổ sung, ghi chép đầy đủ phản ánh đúng tinh thần, nội dung đã đề ra trong buổi sinh hoạt chi bộ.
- Chủ tọa kiểm tra lại lần cuối biên bản ghi chép nội dung sinh hoạt chi bộ còn vấn đề gì
sai sót về kỹ thuật yêu cầu thư ký chỉnh sửa, sau đó chủ tọa, thư ký ký vào biên bản sinh hoạt chi
bộ.

22


PHỤ LỤC
MỘT SỐ MẪU TÀI LIỆU VỀ CÔNG TÁC ĐẢNG VIÊN
I. KẾT NẠP ĐẢNG, CHUYỂN ĐẢNG CHÍNH THỨC
1. Đơn xin vào Đảng (Mẫu 1-KNĐ)
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƠN XIN VÀO ĐẢNG
Kính gửi: Chi uỷ (hoặc chi bộ):.........................................................

Đảng uỷ:............................................................................
Tôi là:………………….., sinh ngày…………..tháng……….năm.............
Nơi sinh:.......................................................................................................
Quê quán:.....................................................................................................
Dân tộc:…………………………..…Tôn giáo:..........................................
Trình độ học vấn:.........................................................................................
Nơi cư trú:....................................................................................................
Nghề nghiệp:................................................................................................
Đơn vị công tác……………………………………………………………
Chức vụ chính quyền, đoàn thể:..................................................................
Vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày ..…tháng…..năm…...
tại.................................................................................................................
Được xét là cảm tình Đảng ngày….tháng……năm…..tại chi bộ...........…
Qua nghiên cứu Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; được sự giáo dục, bồi
dưỡng của chi bộ, của tổ chức Đoàn, Công đoàn (nếu có) tôi đã nhận thức được:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Tôi nguyện trung thành với lý tưởng và mục tiêu cách mạng của Đảng, phấn
đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là đảng viên của Đảng cộng sản
Việt Nam.
…………, ngày…tháng…năm……
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

23


2. Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-KNĐ)
Mẫu 2-KNĐ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

LÝ LỊCH
CỦA NGƯỜI XIN VÀO ĐẢNG

Họ và tên đang dùng:……………………………
Họ và tên khai sinh:……………………………..
Quê quán
:………………………………

Số lý lịch:……………………………..
- Kích thước: 20,5x 14,5 cm.
- Nội dung trong lý lịch của người xin vào Đảng (gồm 32 trang) cụ thể như sau:

* Trang 1: Sơ lược lý lịch;
* Trang 2-8: Lý lịch bản thân và những công tác đã qua;
* Trang 9: Đặc điểm lịch sử;
* Trang 10: Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua và đi nước ngoài;
* Trang 11: Khen thưởng và kỷ luật;
* Trang 12-24: Hoàn cảnh gia đình;
* Trang 25: Tự nhận xét, cam đoan và ký tên;
* Trang 26-31: Nhận xét của chi uỷ, tổ chức đảng nơi đến thẩm tra lý lịch của
người vào Đảng;
* Trang 32: Nhận xét của chi ủy hoặc của chi bộ và chứng nhận của cấp ủy cơ
sở.
24


4. Giới thiệu người ưu tú vào Đảng (Mẫu 3-KNĐ)
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

GIẤY GIỚI THIỆU
Người vào Đảng
Kính gửi: Chi bộ:......................................................................................
………..........................................................................
Tôi là:........................................, sinh ngày............ tháng.............. năm ..........
Vào Đảng ngày.....tháng.....năm...., chính thức ngày.... tháng.....năm ..........
Chức vụ trong Đảng:....................................................,
Chức vụ chính quyền......................................................
Quê quán:..........................................................................................................
Đang sinh hoạt tại Chi bộ: ...............................................................................
Ngày..........tháng........năm............... được Chi bộ phân công giáo dục, giúp đỡ
quần chúng...........................................................................phấn đấu vào Đảng; nay
xin báo cáo với Chi bộ những vấn đề chủ yếu về người phấn đấu vào Đảng như sau:
- Về lý lịch:
Những đặc điểm chính cần lưu ý:......................................................................
………………………………………………………………………….......................
...................................................................................................................................
- Những ưu, khuyết điểm chính:
(Về chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng)

................................................................................................................................... ...
................................................................................................................................
................................................................................................................................... ...
................................................................................................................................
Đối chiếu với tiêu chuẩn và điều kiện kết nạp đảng viên, tôi giới thiệu với Chi
bộ xem xét, đề nghị kết nạp quần chúng.............................................vào Đảng.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Đảng về sự giới thiệu của mình.
.............., ngày.............tháng............năm 20.........
ĐẢNG VIÊN GIỚI THIỆU

(ký, ghi rõ họ và tên)

25


×