Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC LỄ HỘI GÒ THÁP TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.25 MB, 234 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

----------*----------

Trần Văn Thành

LỄ HỘI GÒ THÁP
TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN
CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

----------*----------

Trần Văn Thành

LỄ HỘI GÒ THÁP
TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN
CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành: Văn hóa dân gian
Mã số: 9229041



LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN CHÍ BỀN

Hà Nội – 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, luận án Tiến sĩ Lễ hội Gò Tháp trong đời sống
tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp là của tác giả luận án. Các tư liệu
được sử dụng trong đây là trung thực; kết quả nghiên cứu chưa từng công bố
trong công trình nào khác.
Hà Nội, năm 2018
Tác giả luận án

TRẦN VĂN THÀNH


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................1
MỤC LỤC ..........................................................................................................................2
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................3
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................4
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG

NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...........................................14
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 14
1.2. Lễ hội Gò Tháp trong diện mạo lễ hội của người Việt vùng Tây Nam Bộ .................. 37
1.3. Cơ sở lý luận ..................................................................................................................... 40

Tiểu kết ..............................................................................................................................48
Chương 2. TÍNH THIÊNG VÀ TÍNH THẾ TỤC CỦA LỄ HỘI GÒ THÁP ..50
2.1. Tính thiêng của lễ hội Gò Tháp ....................................................................................... 53
2.2. Tính thế tục của lễ hội Gò Tháp....................................................................................... 70
2.3. Quan hệ giữa tính thiêng và tính thế tục của lễ hội Gò Tháp......................................... 75

Tiểu kết ..............................................................................................................................85
Chương 3. CHỦ/KHÁCH THỂ CỦA LỄ HỘI GÒ THÁP TRONG QUAN HỆ
VỚI TÍNH THIÊNG VÀ TÍNH THẾ TỤC..............................................................87
3.1. Thái độ của người dân với nhân vật thờ và nghi thức thờ cúng .................................... 87
3.2. Ban Hội hương trong quan hệ với tính thế tục................................................................ 99
3.3. Cơ quan Quản lý Nhà nước trong quan hệ với tính thế tục ......................................... 102
3.4. Bàn luận việc ứng xử của chủ/khách thể với tính thiêng và tính thế tục trong lễ hội Gò
Tháp hiện nay ......................................................................................................................... 110

Tiểu kết ........................................................................................................................... 118
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 119
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................ 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 123
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 137


3

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

âl

: âm lịch

BHH

: Ban Hội hương

BQL

: Ban quản lý

BTC

: Ban tổ chức

CN

: Công nguyên

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

GS

: Giáo sư

GS.TSKH


: Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học

GTVT

: Giao thông Vận tải

HCM

: Hồ Chí Minh

KHXH

: Khoa học Xã hội

Nxb

: Nhà xuất bản

PCCC

: Phòng cháy Chữa cháy

PGS.

: Phó Giáo sư

QL

: Quốc lộ


QĐ-BVHTT : Quyết định – Bộ Văn hóa Thông tin
QLDT

: Quản lý di tích

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TK

: Thế kỷ

Tp.

: Thành phố

tr.

: Trang

TS.

: Tiến sĩ

TX:

: Thị xã

TT&DL


: Thể thao và Du lịch

UBND

: Ủy ban Nhân dân

VHTT

: Văn hóa Thông tin


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tỉnh Đồng Tháp nằm ở đầu nguồn sông Tiền, là vùng đất thuộc
Tây Nam Bộ, một trong mười ba tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh
Đồng Tháp có diện tích khoảng 3,275,8 km2; dân số khoảng 1,681,325 người;
phía Bắc giáp tỉnh Pray Veng (Campuchia) với chiều dài biên giới 47,8km và
4 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước; phía Nam giáp
Vĩnh Long và Cần Thơ; phía Tây giáp An Giang; phía Đông giáp Long An và
Tiền Giang. Trung tâm tỉnh Đồng Tháp là thành phố Cao Lãnh, cách Thành
phố Hồ Chí Minh 162km. Đồng Tháp có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều
Khu di tích lịch sử lâu đời, nhiều đình chùa, miếu mạo và nhiều lễ hội có tính
quy mô được tổ chức hàng năm.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp năm
2014, tỉnh Đồng Tháp hiện có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 13 di tích cấp
quốc gia và 55 di tích cấp tỉnh; ngoài ra, còn có rất nhiều di tích cấp xã và cấp
thôn khác. Các di tích là điểm đến tham quan như di tích Gò Tháp, Khu di tích

Xẻo Quýt, Lăng Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn Quốc gia Tràm Chim,
Vườn cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc)... Ở
đây còn có di sản văn hóa phi vật thể thấm đẫm bản sắc cội nguồn, thể hiện ở
các diễn xướng dân gian, văn nghệ dân gian, đờn ca tài tử, truyện kể, thơ ca,
hò, vè, lý…, đặc biệt là các lễ hội, lễ cúng đình, cúng đền... mang đậm màu
sắc dân gian. Cũng theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng
Tháp năm 2014, tỉnh Đồng Tháp hiện có 02 lễ hội Văn hóa du lịch cấp tỉnh; 9
lễ hội cấp huyện, thành phố, thị xã; 106 lễ hội cấp xã, phường, thị trấn. Song,
mỗi lễ hội mang một màu sắc riêng, hòa quyện, tạo nên sự hấp dẫn, trở thành
những tiềm năng xây dựng đời sống văn hóa, để phục vụ và phát triển du lịch
tại quê hương.


5

1.2. Quần thể di tích và lễ hội Gò Tháp là một di sản văn hóa vô cùng
quý giá của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng Tháp Mười nói chung.
Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm tuổi, di tích, lễ hội Gò Tháp chứa đựng
nhiều giá trị văn hóa của nhiều cộng đồng người, nhiều thời xếp chồng lên
nhau. Di tích, lễ hội Gò Tháp không chỉ là nền văn hóa cổ mà còn là nền văn
hóa đương đại. Dù dưới hình thức tín ngưỡng tâm linh hay dân gian đều biểu
hiện thái độ uống nước nhớ nguồn và lòng biết ơn đối với các vị anh hùng đã
dũng cảm hi sinh xương máu cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc.
Việc đi sâu nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội Gò Tháp nhằm
mục đích phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đã trở nên cấp thiết và
có ý nghĩa quan trọng trong hội nhập và phát triển đất nước ngày nay. Trước
đây do chiến tranh và một số yếu tố khách quan khác nên di tích và nét đặc
trưng của lễ hội ít nhiều bị mai một. Một bộ phận giới trẻ bị ảnh hưởng, lai
căng của một số yếu tố văn hóa du nhập từ bên ngoài vào; đồng thời coi nhẹ
truyền thống văn hóa của dân tộc... làm cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa

tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta gặp không ít khó khăn. Trước
tình hình đó, việc nghiên cứu di tích và lễ hội Gò Tháp để tìm ra những mặt
được và những mặt còn hạn chế, nhằm khắc phục, bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và
phát triển; từ đó góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ hội nhập mở cửa mà một số loại hình văn hóa
dân gian đang có nguy cơ mai một và biến dạng.
Nhận thức được những vấn đề cấp thiết trên, NCS chọn Lễ hội Gò Tháp
trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp làm luận án tiến sĩ
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của luận án là nghiên cứu, làm rõ quá trình hình thành và
phát triển lễ hội Gò Tháp trong tiến trình khai hoang mở mang bờ cõi của


6

người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng Ðồng Tháp Mười
nói riêng;
- Qua nghiên cứu lễ hội, nhằm biết được thái độ của người dân nơi đây
đối với nhân vật thờ tự trong lễ hội này;
- Nghiên cứu lễ hội Gò Tháp để biết được vai trò của nó trong đời sống
tinh thần của người dân Gò Tháp nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung.
- Biết được vai trò của Ban Hội hương và cơ quan quản lý Nhà nước
đối với lễ hội này;
- Nhằm khai thác giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của cha ông trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp, phục vụ nhu cầu tâm linh trong đời sống văn hóa của
người dân nơi đây;
- Tìm ra những mặt tích cực và hạn chế, từ đó đưa ra một số ý kiến nhằm
phát huy và bảo tồn những giá trị của loại hình văn hóa dân gian này trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp nói chung;

- Luận án nghiên cứu, giải mã, mô tả chi tiết về lễ hội Gò Tháp đang diễn
ra trong giai đoạn hiện nay thành một công trình khoa học; cung cấp tư liệu cho
các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm tới lễ hội này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, thuật ngữ nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân
tỉnh Đồng Tháp trên địa bàn xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp;
- Đề tài lấy nơi diễn ra lễ hội thuộc xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh
Đồng Tháp làm không gian nghiên cứu. Lấy không gian thiêng: di tích đền thờ
Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều, miếu bà Chúa Xứ làm cơ sở chính;
- Đề tài lấy lễ hội Gò Tháp diễn ra vào rằm tháng 3 và rằm tháng 11 âm
lịch trong giai đoạn hiện nay để nghiên cứu; tuy nhiên có liên hệ đến quá trình
hình thành và phát triển lễ hội này từ xưa tới nay.


7

3.2. Thuật ngữ nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung của đề tài, luận án sử dụng một số thuật ngữ
nghiên cứu như: lễ hội, đời sống tinh thần; tính thiêng, tính thế tục.
3.2.1. Thuật ngữ lễ hội
Lễ hội (P: carnaval). Lễ hội dân gian (nghĩa hẹp là lễ hội có diễu
hành và mang y phục cải trang) trong các quốc gia theo Thiên chúa
giáo ở Nam Âu và châu Mỹ - Latinh. Tại châu Âu, lễ hội này
thường để đánh dấu thời điểm chuyển mùa và có nguốn gốc từ tín
ngưỡng đa thần, giống như lễ hội maslenitsa của dân Nga (xem từ
mục Văn hóa các dân tộc Slav). Lễ hội ở nông thôn mang tính tín
ngưỡng xưa kia biến thành lễ hội ở đô thị vào thời gian Đế chế La
Mã, rồi định hình và thành tục lệ chung của các nhóm cư dân đô thị.
Lễ hội “Carnaval” của Đế chế La Mã ảnh hưởng đến nền văn hóa

châu Âu thời Trung đại, do mỗi quan hệ giữa đạo Cơ-đốc với các
tín ngưỡng dân gian làm cho thời điểm tiến hành các lễ hội được
gắn vào với những ngày kỷ niệm của đạo Cơ - đốc.
Nhà ngữ văn học Nga thế kỷ XX M.M. Bakhtin (trong cuốn Sáng
tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian thời Trung đại
và thời Phục hưng, in lần thứ hai 1965) nhận thấy trong lễ hội
“Carnaval” có vết tích của tục “đảo ngược vị trí” thời xưa”: trong lễ
hội người ta đảo ngược vị trí xã hội: người giàu cải trang thành
người nghèo, và ngược lại, người nghèo cải trang thành người giàu,
cũng như nhiều hình thức “đảo được” khác. Theo Bakhtin, lễ hội có
vai trò cân bằng lại sự phân biệt giai tầng xã hội trong thời Trung đại.
Trong những năm đầu của nước Nga Xô - Viết, người ta thấy mối
quan tâm của nhân dân và chính quyền (mang động cơ hệ tư tưởng
hóa) tới các hình thức lễ hội, và những hình thức này rất thành công


8

trong các đô thị. Thực tiễn văn hóa Xô - Viết vào thập niên 1920 đã
ảnh hưởng đến Bakhtin và nền văn hóa “carnaval” [1, tr.277].
Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng
Tháp, là một hoạt động tâm linh, tín ngưỡng của người dân tỉnh Đồng Tháp,
được tổ chức trên địa bàn Gò Tháp. Lễ hội Gò Tháp là một chuỗi gồm nhiều
lễ hội được tổ chức nhiều đợt trong năm: rằm tháng 3 là lễ hội vía bà Chúa
Xứ, rằm tháng 11 là lễ hội tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ
Dương và Đốc binh Kiều. Người dân tổ chức lễ hội nhằm tưởng niệm các
nhân vật đã có công đánh giặc giữ nước, giúp dân trong những ngày đầu mở
mang bờ cõi, khai hoang lập nghiệp. Đây là tâm tư, tình cảm, là đời sống tinh
thần của người dân tỉnh Đồng Tháp, được gửi gắm vào các nhân vật thờ tự,
cầu các thần phù hộ độ trì, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân

khang, vật thịnh, mùa màng bội thu, gia đình ấm no và hạnh phúc.
3.2.2. Thuật ngữ đời sống tinh thần
Theo Từ điển tiếng Việt: đời sống được nêu gồm 4 ý chính:
1. Tình trạng tồn tại của sinh vật: Đời sống của cây cỏ. Đời sống
của súc vật. Đời sống của con người. 2. Sự hoạt động của người ta
trong từng lĩnh vực: Đời sống vật chất. Đời sống tinh thần. Đời
sống văn hóa. Đời sống nghệ thuật. 3. Phương tiện để sống: Phải
hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân (HCM). 4. Lối sống
của cá nhân hay tập thể: Đời sống xa hoa. Đời sống cần kiệm. Đời
sống chan hòa. Đời sống cũng cần thơ ca (Phạm Văn Đồng) [78,
tr.194].
Từ điển bách khoa Việt Nam (4) cho biết:
Tinh thần, đối lập với phạm trù vật chất, tuy rất gắn bó với vật chất,
nói lên một phương thức tồn tại của đối tượng được phản ánh trong
tâm lí con người, là chức năng của vật chất có tổ chức cao, là kết


9

quả phản ánh thực tiễn. Với tư cách là cảm tính và lí tính, tinh thần
mang trong nó những đặc điểm lịch sử - xã hội của con người. Về
nguồn gốc, ban đầu tinh thần chỉ là sự phản ánh của vật chất, tuy
nhiên, tinh thần có tính độc lập tương đối của nó và trở thành nguồn
động lực tích cực, quyết định đối với hoạt động sống của con người
và của cộng đồng, xã hội. Nhờ có tinh thần, con người chẳng những
có thể phản ánh hiện thực, mà còn có thể cải biến hiện thực trong ý
thức mình cũng như trên thực tế, ảnh hưởng tích cực đến tồn tại xã
hội, đến hoạt động thực tiễn của con người [58, tr.419].
Theo đó, đời sống tinh thần đối lập với đời sống vật chất, nhưng có mối
quan hệ chặt chẽ với vật chất. Đời sống tinh thần là hoạt động tinh thần, là kết

quả phản ánh thực tiễn của con người, là nguồn động lực tích cực, quyết định
đối với hoạt động sống của cá nhân và cộng đồng xã hội.
3.2.3. Thuật ngữ tính thiêng, tính thế tục
Tính thiêng:Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Thiêng có nghĩa: “1/ Có phép
thuật kỳ lạ, khiến người ta phải nể sợ, tôn kính. 2/ Rất linh nghiệm, nói đến là
thấy hiển hiện, là thấy có thật” [170, tr.1569].
Cái thiêng:
“1/ Cái thiêng - là một hình thái của ý thức tập thể - phải được biểu
hiện bằng tình cảm và hành vi tập thể; 2/ Những gì bằng biểu thị
cho cái thiêng đã được đặc cách hóa ở mức độ cao bằng hệ thống
biểu tượng tính. Nếu như trong tôn giáo, những kỹ thuật tôn giáo
(những nghi lễ) do sự hoàn hảo của nó đã có thể đóng được vai trò
của mình là duy trì sức mạnh của những gì đã trở thành thiêng
liêng thì những nghi lễ, nghi thức trong xã hội mới đã đạt được đến
trình độ biểu tượng đó hay chưa? Nếu làm được cả hai điều đó,
chắc chắn cái thiêng sẽ hiện hữu [139, tr.248 - 249].


10

Thế tục: 1/ Tập tục ở đời: ăn ở phải theo thế tục. 2/ Đời sống trần tục,
phân biệt với đời sống tu hành [170, tr.1558].
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thống kê, phân loại qua các tư liệu liên quan
Trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài lễ hội Gò Tháp trong đời sống
tinh thần của người dân tỉnh Đồng Tháp, NCS đã tiến hành thu thập các tài
liệu, các công trình liên quan đến đề tài đã được công bố; đọc, thống kê và
phân tích dữ liệu, phân loại và thu thập các kết quả liên quan đến đề tài để
nghiên cứu. Các nguồn tài liệu thu thập từ các tác giả trong và ngoài nước
phục vụ cho việc nghiên cứu có nội dung như: Các công trình, các bài báo

đăng trên các tạp chí chuyên ngành viết về lễ hội Gò Tháp; các công trình văn
hóa dân gian, các công trình và các bài báo nghiên cứu về lĩnh vực lễ hội,
đình chùa, miếu, tín ngưỡng, phong tục tập quán,... (về lĩnh vực văn hóa vật
thể và phi vật thể) trong tỉnh Đồng Tháp, trong khu vực đồng bằng sông Cửu
Long nói chung.
4.2. Điền dã, quan sát tham dự
Cùng với việc thu thập, phân tích và lựa chọn những vấn đề liên quan
đến đề tài có trong tư liệu; tác giả đi tới địa bàn nơi tổ chức lễ hội để điền dã,
tham dự - quan sát; quay phim, chụp ảnh; giúp luận án nhận diện rõ hơn về
hiện trạng, quá trình thực hành nghi lễ của người dân, của khách hành hương,
của BHH và của các cơ quan chức năng nhà nước trong suốt mùa lễ hội diễn ra.
4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong những đợt đi tới địa bàn nơi tổ chức lễ hội để điền dã, tham dự lễ
hội; gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn người dân, phỏng vấn khách hành hương
tham dự lễ hội, phỏng vấn Ban Quản lý Khu di tích và lễ hội qua các thời kỳ;
phỏng vấn Ban lãnh đạo, những người làm công tác quản lý văn hóa nói
chung... Những cuộc phỏng vấn sâu này là nguồn tư liệu hữu ích giúp luận án


11

nhận diện rõ hơn về hiện trạng, quá trình hình thành và phát triển di tích, lễ
hội tới giai đoạn ngày nay, và kế hoạch xây dựng, phát triển di tích, lễ hội
trong tương lai. Đồng thời giúp luận án nắm rõ hơn về mặt tâm linh, tín
ngưỡng của người dân đối với lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
4.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Để phân tích, đánh giá toàn diện về lễ hội Gò Tháp, NCS sử dụng
phương pháp nghiên cứu liên ngành: Xã hội học, Nhân học văn hóa, Văn hóa
dân gian trong quá trình hình thành và phát triển, gắn liền với lịch sử khai
hoang mở mang bờ cõi của người Việt vùng Tây Nam Bộ.

4.5. Miêu thuật – khảo tả
Trong quá trình đi điền dã, tham dự lễ hội; cùng với việc ghi chép
những thông tin phỏng vấn của người dân; Luận án ghi chép, miêu thuật –
khảo tả lại hiện trạng thực tế nơi đang diễn ra lễ hội, về không gian tổ chức lễ
hội; mô tả trình tự các bước thực hành lễ hội từ việc chuẩn bị của Ban Quản
lý Khu di tích, Ban Hội hương, các cơ quan nhà nước khác và của người dân.
Tiếp theo, luận án miêu thuật các bước hành lễ khi thực hiện các nghi thức lễ
bái từ lúc mở màn cho đến kết thúc lễ hội. Luận án miêu thuật – khảo tả lại
những hoạt động thực hành tín ngưỡng của người dân và khách hành hương
trong quá trình đến thăm viếng, tham dự lễ hội từ lúc mở màn cho đến lúc kết
thúc lễ hội...
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Tính thiêng, tính huyền thoại trong lễ hội của người Việt ở đồng bằng
sông Cửu Long nói chung, lễ hội Gò Tháp này nói riêng, không được như ở
Bắc Bộ, nhưng tại sao mỗi mùa lễ hội đến, lại thu hút một lượng khách rất
đông về đây tham dự lễ hội? Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu
đến đề tài này hay chưa, và nếu có thì nghiên cứu ở mức độ nào?... là những


12

vấn đề đặt ra cần làm sáng rõ đối với lễ hội này trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Giả thuyết khoa học
Gắn liền với quá trình khai hoang mở mang bờ cõi của người Việt ở
vùng Tây Nam Bộ, lễ hội Gò Tháp có tuổi đời tướng đối ngắn, quá trình
thiêng hóa nhân vật thờ tự chưa trọn vẹn. Người dân tổ chức lễ hội, nhằm bày
tỏ lòng biết ơn của mình đối với nhân vật thờ tự đã có công giúp dân trong
những ngày đầu khai hoang lập ấp.
Cho đến hiện nay, luận án là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu

đầy đủ và chi tiết về Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh
Đồng Tháp; cung cấp tư liệu cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và những
ai quan tâm tới lính vực này dưới góc nhìn văn hóa dân gian.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án là công trình nghiên cứu nhằm sáng tỏ thêm một số đặc trưng
và giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội Gò Tháp ở tỉnh Đồng Tháp dưới góc
nhìn Văn hóa dân gian;
Góp phần lý giải sự tác động qua lại giữa các yếu tố địa lý, sinh thái với
lịch sử tộc người trong quá trình định hình các tín ngưỡng dân gian ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tín ngưỡng người Việt qua góc nhìn văn
hóa dân gian tại tỉnh Đồng Tháp;
Thông qua đề tài nghiên cứu, giúp các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý
thấy được những ưu điểm, khuyết điểm của di tích, lễ hội Gò Tháp ở tỉnh
Đồng Tháp. Từ đó, xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức các hoạt động
nhằm phát huy tính tích cực của loại hình văn hóa dân gian này;
Làm sáng tỏ vấn đề hỗn dung giữa văn hóa gốc và văn hóa của những
người đi khai hoang mở mang bờ cõi, chịu sự tác động và có mối quan hệ chặt
chẽ với văn hóa người Việt ở Nam Bộ nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng;
Thông qua đề tài, người đọc có khả năng nhận thức đầy đủ, khoa học


13

về hệ thống lễ hội Gò Tháp, làm tư liệu tham khảo cho quá trình quy hoạch
bảo tồn và khai thác văn hóa tỉnh Đồng Tháp nói chung.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm hai phần, chính văn và phụ lục.
Phần chính văn: Ngoài mở đầu (10 trang), kết luận (3 trang), danh mục
các công trình đã công bố (1 trang), tài liệu tham khảo (14 trang), nội dung
luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên

cứu, đối tượng nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài (36 trang); Chương 2.
Tính thiêng và tính thế tục của lễ hội Gò Tháp (37 trang); Chương 3.
Chủ/khách thể của lễ hội Gò Tháp trong mối quan hệ với tính thiêng và tính
thế tục (32 trang).
Phần phụ lục: Phụ lục 1. Bản đồ hành chính huyện Tháp Mười (1 trang);
Phụ lục 2. Bản đồ khu di tích Gò Tháp (3 trang); Phụ lục 3. Bảng thống kê tiền
công đức lễ hội từ năm 1992 đến nay (2 trang); Phụ lục 4. Một số bài văn tế (6
trang); Phụ lục 5. Ảnh di tích và lễ hội Gò Tháp (22 trang); Phụ lục 6. Danh sách
những người cung cấp thông tin cho luận án (2 trang); Phụ lục 7. Quy chế tổ
chức hoạt động của BHH và BQL Khu di tích (30 trang); Phụ lục 8. Gỡ băng
phỏng vấn sâu (29 trang).


14

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngày nay, trên khắp mọi miền của Tổ quốc, đi tới đâu chúng ta cũng dễ
dàng được trải nghiệm với cuộc sống của người dân thông qua lễ hội, được tổ
chức với nhiều dạng thức, tên gọi, ý nghĩa khác nhau. Nhiều nhất là vào dịp
đầu năm và thứ đến là dịp cuối năm. Mục đích của lễ hội chủ yếu nhằm tưởng
niệm, tôn vinh nhân vật có thật trong lịch sử, hoặc một sự kiện nào đó, hoặc
qua các truyền thuyết được nhân dân thêu dệt, hư cấu, nhằm gửi gắm niềm tin
tín ngưỡng của mình vào nhân vật ấy. Có những lễ hội lên đến hàng ngàn năm
tuổi như ở Bắc Bộ và ít nhất cũng trên cả trăm năm tuổi như ở Nam Bộ.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là dạng lễ hội dân gian, hay lễ hội truyền
thống..., được hình thành dựa trên cơ sở tín ngưỡng của người dân.
Lễ hội Gò Tháp trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Đồng

Tháp thuộc dạng lễ hội dân gian. Để nắm rõ về lễ hội này, trước hết, luận án
tiến hành nghiên cứu tổng quan tình hình dưới đây.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lễ hội của người Việt đồng bằng sông
Cửu Long
Công trình Gia Định thành thông chí [33] là một bộ địa chí ghi chép về
vùng đất Nam Bộ vào những năm 1820 - 1822 của tác giả Trịnh Hoài Đức.
Đây là công trình ghi chép, miêu thuật về không gian, đời sống, vật chất,
phong tục tín ngưỡng..., giúp luận án có tư liệu xác định văn hóa vùng Nam
Bộ nói chung trong việc nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ của mình.
Năm 1992, công trình Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ của các
tác giả: Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh [120] gồm
11 chương; toàn bộ nội dung chương IV nói về đặc điểm và vị trí sinh hoạt lễ


15

hội truyền thống trong đời sống tinh thần của người Việt ở Nam Bộ, trong đó
đề cập đến một số lễ hội tiêu biểu như lễ hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu, lễ hội
Nghinh Cô, lễ vía bà Chúa Xứ ở Núi Sam, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Lăng
Ông. Theo tác giả:
Nhìn trên tổng thể, lễ hội cổ truyền của người Việt ở Nam Bộ vẫn
mang những nét chung tiêu biểu, thống nhất với lễ hội ở miền Bắc,
miền Trung trên nhiều bình diện từ mục đích lễ hội, nghi thức tiến
hành lễ hội, không gian và thời gian lễ hội, đến đối tượng tham dự
hội. Thực tế ấy không có gì là khó hiểu bởi lẽ lễ hội cổ truyền Việt
Nam (dù ở Bắc, ở Trung hay ở Nam) đều được hình thành và xuất
phát từ một nền tảng chung, đó là nền kinh tế nông nghiệp, mà
trung tâm là nghề trồng lúa nước. Tuy nhiên, do sự tác động của
những điều kiện tự nhiên, địa lí – xã hội, lịch sử và kinh tế ở môi
trường mà nó được hình thành và phát triển, lễ hội cổ truyền của

người Việt ở Nam Bộ, bên cạnh những nét chung, còn mang những
nét riêng, những sắc thái đặc thù... [120, tr.73].
Năm 1993, công trình Đình Nam Bộ, tín ngưỡng và nghi lễ của các tác
giả: Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, Hồ Tường [154], đề cập đến
hai vấn đề chính: Đặc điểm lịch sử của đình làng Nam Bộ; nghi thức cúng tế
của đình Nam Bộ. Về lễ hội, các tác giả nghiên cứu các vấn đề: Các lễ đầu
năm và cuối năm; tam nguyên; tứ thời tiết lạp; lễ chính ở đình: Kỳ yên, thượng
điền và hạ điền; lễ cúng tiên sư; tạp tế; giỗ hậu và giỗ các anh hùng lịch sử; lễ
vật cúng mặn; lễ vật cúng chay; lễ vật đặc biệt; lễ vật cúng thần thành hoàng
bổn cảnh; nghi thức cúng; nghi thức tế thần; các nghi lễ khác trong lễ Kỳ yên.
Năm 1994, công trình Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện
đại của các tác giả: Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (Chủ biên) [67], đề cập đến
nhiều vấn đề xung quanh lễ hội – hội lễ trong nước và một số nước trên thế


16

giới như Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia... Nghiên cứu về
lễ hội người Việt ở Nam Bộ gồm có:
- Bài: “Mấy đặc điểm của sinh hoạt lễ hội cổ truyền của người Việt ở
Nam Bộ”, cho rằng:
...Cũng như những hiện tượng văn hóa và tinh thần khác, lễ hội cổ
truyền của một dân tộc thường chịu sự tác động trực tiếp của những
điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội, lịch sử của môi trường mà nó hình
thành và tồn tại. Do vậy, lễ hội cổ truyền của người Việt ở Nam Bộ,
bên cạnh những nét chung, còn có những sắc thái đặc thù mang dấu
ấn địa phương [67. tr.117].
- Bài: “Bàn về việc tổ chức hội lễ ở khu lăng Lê Văn Duyệt trong tình
hình mới”, có nêu:
Trước đây, nhiều đình, miếu được nông dân sùng bái, tu tạo. Dần

dần với sự phát triển kinh tế thị trường, nhiều vùng nông thôn được
đô thị hóa, những sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng ở một số đình,
miếu cần phải được tổ chức phù hợp với nếp sống của người dân
thành thị gồm đa số là tiểu thương, thương gia và nhân sĩ lớn tuổi
[67. tr.169].
Năm 1995, công trình Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt: Nghệ thuật kiến
trúc, trang trí, lễ hội của tác giả Bùi Thị Ngọc Trang [151], ở phần lễ hội,
công trình miêu tả trình tự về nghi thức tế lễ gồm: nghi thức túc yết, nghi thức
đoàn cả; mỗi nghi thức đều có đội lễ sinh (4 người) và đào thài thực hiện dâng
các lễ vật: dâng hương, dâng rượu, dâng trà lên chánh điện. Công trình nhận
định: “Những nghi thức sinh hoạt tín ngưỡng và lễ hội diễn ra tại lăng miếu Tả
Quân Lê Văn Duyệt hiện nay là những tập tục, sinh hoạt văn hóa của nhân
dân, thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với người đã có công với quốc gia,
dân tộc” [151, tr.141].


17

Năm 1997, công trình Tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa dân gian
Bến Tre của tác giả Nguyễn Chí Bền [11] dành gần 20 trang (Chương hai) viết
về các vấn đề lễ hội ở đình làng Bến Tre như: Kiến trúc của đình làng, các vị
thần được phụng thờ, các lễ và hội, nét chung và nét riêng trong diện mạo lễ
hội cổ truyền...
Năm 1997, công trình Văn hóa Nghệ thuật Nam Bộ của nhiều tác giả
[100] đề cập đến nhiều vấn đề xung quanh đời sống văn hóa tín ngưỡng và
nghệ thuật của người dân Nam Bộ nói chung. Tuy nhiên, về di tích và lễ hội Gò
Tháp tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp chưa được công trình quan tâm đề
cập đến.
Năm 1998, tuyển tập Lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam của tác giả Thái Thị
Bạch Liên [81], là cuốn sách mỏng 88 trang, nhưng nội dung đã chuyển tải

được hai vấn đề chủ yếu như: Tín ngưỡng thờ bà Chúa Xứ núi Sam Châu
Đốc, An Giang; lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam, Châu Đốc An Giang. Qua bài
viết của tác giả, luận án nhận thấy lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam gồm hai phần
(Phần lễ và phần hội). Phần lễ bà đã miêu tả và giải mã về các nghi lễ như:
Lịch lễ và ban tổ chức thờ cúng, nghi thức tế lễ (lễ mộc dục, lễ thỉnh sắc
Thoại Ngọc Hầu, lễ túc yết, lễ xây chầu, lễ chánh tế). Phần hội cũng được tác
giả miêu tả và giải mã: Những tục lễ (xin xăm, tục xin khăn bùa, tục vay tiền bà,
tục hầu bóng), những sinh hoạt hội (hát bội, những sinh hoạt hội khác); tín ngưỡng
và lễ hội bà Chúa Xứ trong đời sống kinh tế văn hóa của cư dân hiện nay.
Năm 1999, công trình Lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ (Khía
cạnh giao tiếp văn hóa dân tộc) của tác giả Huỳnh Quốc Thắng [137], đã lược
khảo tổng quan về một số lễ hội như lễ hội thờ cúng thần thành hoàng và các
nhân vật lịch sử, lễ hội nghề nghiệp, lễ hội thờ Mẫu – Nữ thần. Theo tác giả:
Lễ hội dân gian người Việt ở Nam Bộ chỉ mới phát triển trong vòng
trên dưới vài ba trăm năm nay nhưng căn cứ vào thể loại, nội dung


18

và đặc biệt thu hút lượng người tham gia vào các hoạt động của nó,
người ta có thể khẳng định rằng hệ thống lễ hội ấy đã chiếm vị trí
đáng kể trong đời sống văn hóa của người dân địa phương nơi đây
[137, tr.148].
Năm 2004, công trình Đình miễu và lễ hội dân gian miền Nam của tác
giả Sơn Nam [92], là công trình biên khảo, đề cập đến những vấn đề: Đình
miễu và lễ hội dân gian, Lăng ông bà Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian, nghi
thức và lễ bái của người Việt Nam, người Việt có dân tộc tính không? Ở
chương hai (phần thứ nhất), khi bàn về đình, miếu, tác giả trích đoạn của
Nguyễn Văn Tố: “Người có công với dân thì được dân thờ cúng (hữu công tắc
tự chi), vì vậy lập đình từ (đình và đền) để thờ các vị thành hoàng tức là công

thần đời trước. Khi cầu việc gì mà thấy được linh ứng thì cũng dựng cơ ngơi,
gọi đền đài dinh phủ” [92, tr.23]. Ở chương ba (phần thứ nhất), tác giả nói về
nguồn gốc và ý nghĩa của đình ở miền Nam, có đoạn viết: “Ở đình xã Định
Yên (Cái Dầu), huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp, đồng bào bảo thờ ông
“Tam thần tứ”, xưa kia dày công đánh cọp, khẩn hoang nhưng trong sắc chỉ
ghi chức vụ khái quát Bổn cảnh thành hoàng” [92, tr.33].
Năm 2004, công trình Nam Bộ - Đất và người của nhiều tác giả [105],
gồm nhiều tập, nghiên cứu về đất và con người trên vùng Nam Bộ rộng lớn;
tập một nghiên cứu về đời sống con người, đất đai và thiên nhiên, tập hai
nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa tinh thần và vật chất [106]. Năm 2005, hội
tiếp tục cho xuất bản cuốn Nam Bộ đất và người tập ba [107]. Đây là cụm
công trình nghiên cứu một cách đa dạng về mọi mặt xung quanh cuộc sống
của con người Nam Bộ nói chung.
Năm 2005, công trình Đình ở Thành Phố Hồ Chí Minh do tác giả Hồ
Tường (Chủ biên) [157], đề cấp đến các vấn đề: Làng và đình ở Sài Gòn Gia
Định xưa, kiến trúc đình ở TP. Hồ Chí Minh, tín ngưỡng trong đình ở TP. Hồ


19

Chí Minh, lễ hội đình ở TP. Hồ Chí Minh, đình trong đời sống văn hóa ở TP.
Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về lễ hội đình ở TP. Hồ Chí Minh, tác giả miêu tả
và giải mã các nghi thức trong lễ hội kỳ yên như: nghi thức tụng kinh cầu an,
nghi thức rước ban nhạc lễ, nghi thức rước đoàn hát bội, nghi thức lễ thượng
thần kỳ, nghi thức lễ thỉnh sắc và hồi sắc, nghi thức tế thần (nghi thức trình
sanh, nghi thức túc yết và đoàn cả, nghi thức xây chầu đại bội, nghi thức hát
chầu, thụ lộc thần, nhân dân đi lễ đình), nghi thức tế tiên sư tiền hiền, hậu
hiền, tiền bối, hậu bối, liệt sĩ, ân nhân hữu công.
Năm 2005, tuyển tập Lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam và du lịch vùng Châu
Đốc An Giang của tác giả Phạm Côn Sơn [131], là cuốn sách mỏng hơn 100

trang miêu tả những vấn đề như: tượng bà Chúa Xứ, từ đâu tới, đặt pho tượng
trên đỉnh núi Sam bằng cách nào, vấn đề đem xuống, giới tính của pho tượng,
các truyền thuyết về pho tượng, cảnh quang ngày nay, những nẻo đường đến,
ngôi miếu thờ bà, diễn tiến lễ nghi vía bà (lễ mộc dục, lễ túc yết), Thoại Ngọc
Hầu là ai, kinh Vĩnh Tế... Mục đích của công trình là nhằm quảng bá, giới
thiệu về du lịch tại vùng đất Châu Đốc, An Giang là chủ yếu.
Năm 2006, công trình Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt
Nam của tác giả Nguyễn Chí Bền [12], nghiên cứu nhiều vấn đề xung quanh
lĩnh vực văn hóa dân gian người Việt nói chung. Với bài “Tổng quan về tình
hình sưu tầm, nghiên cứu lễ hội truyền thống của người Việt”, công trình đã
dành gần 55 trang nhìn nhận về tình hình sưu tầm và nghiên cứu lễ hội truyền
thống của người Việt trên khắp mọi miền của Tổ quốc từ trước cho đến năm
công trình được xuất bản. Về lễ hội ở Nam Bộ, các bài viết trong công trình
đề cập đến các vấn đề: Tiếp cận lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ, lễ
hội và nguồn truyện dân gian của người Khơ Me Nam Bộ, tục thờ cúng thành
hoàng với người Việt ở Nam Bộ, tục thờ mẫu với người Việt Nam Bộ, tục thờ
cúng cá voi của cư dân ven biển ở Bến Tre, nhìn lại tình hình sưu tầm nghiên


20

cứu tín ngưỡng và lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam. Ngoài bài tổng quan, công
trình còn có một số bài đi vào nghiên cứu, giải mã cụ thể như:
- Bài: “Tiếp cận lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ”, nhận định:
“Từ trước đến nay, lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ chưa được khảo
sát, miêu thuật cũng như nghiên cứu cặn kẽ” [12, tr.518]. Về phần lễ trong lễ
hội của người Việt ở Nam Bộ, tác giả cho biết:
Phần lễ của ngày hội đình diễn ra trong 3 ngày 2 đêm với các nghi
thức: ngày đầu tiên làm lễ nghênh thần; lễ túc yết và lễ tiền vãng,
tức là lễ tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ; giữa đêm là lễ tiên

tế, ngày hôm sau là ngày hát xướng vui chơi, chiêu đãi và giao
nghĩa, nửa đêm của ngày này làm lễ chánh tế. Ngày thứ ba là ngày
họp mặt hương chức và dịch mục trong làng để bàn về việc làng xã
và hoàn tất lễ kỳ yên [12, tr.529].
- Bài: “Lễ hội Nghinh Ông ở xã Bình Thắng, một cách tiếp cận” [12,
tr.585], đề cập đến những vấn đề như lời mở, biển với ngư dân, diện mạo xã
Bình Thắng, thần cá voi – vị thần nơi biển cả, việc thờ cúng cá ông của ngư dân,
lễ nghinh ông nhìn từ vấn đề tổ chức, thử lý giải một số nguyên nhân, lời kết.
- Bài: “Tục thờ cúng thành hoàng với người Việt ở Nam Bộ”, cho rằng:
“Về phía người dân, sự thờ cúng thành hoàng dẫn tới sự xuất hiện của một
loại lễ hội, đó là lễ kỳ yên. Đồng thời, người dân cũng tác động tới diện mạo
thần linh ở Nam Bộ, đưa những nhân vật lịch sử vào thế giới thần linh, để
phụng thờ, để mong nhận được sự bảo trợ của các vị này, từ cõi thiêng của
làng” [12, tr.655].
- Bài: “Tục thờ mẫu với người Việt Nam Bộ”, có nêu: “Đầu tiên là thời
gian làm lễ cúng miễu, đa số các nơi đều tổ chức vào dịp tháng ba âm lịch
hàng năm như các miễu ở Bến Tre, ở Sông Bé. Đáng lưu ý, thời điểm này là
thời điểm người dân chuẩn bị bước vào mùa vụ mới. Nghĩa là một vòng quay


21

của thiên nhiên và mùa vụ lại sắp bắt đầu” [12, tr.655]. Liên hệ với lễ hội bà
Chúa Xứ Gò Tháp, luận án thấy những nhận định trên hoàn toàn phù hợp với
lễ hội này, được tổ chức vào rằm tháng ba âm lịch hàng năm. Không những
về thời gian, mà còn rất nhiều yếu tố khác mà trong bài viết này đề cập đến
giống với lễ hội Gò Tháp được tổ chức vào tháng ba, trong đó có múa hát
bóng rỗi: “ở các nơi thờ bà tại miễu hay tại gia, việc thờ cúng mẫu bao giờ
cũng gắn với hát bóng rỗi” [12, tr.655]. Để người đọc nắm rõ hơn về tục thờ
mẫu với người Việt Nam Bộ, bài viết đã đi vào nghiên cứu cụ thể lễ vía bà

Chúa Xứ núi Sam với trình tự các nghi thức trong lễ hội như: Lễ tắm bà, lễ
thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu bà, lễ túc yết, lễ xây chầu, lễ chánh tế.
- Bài: “Về hai hình thức hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu của người
Việt ở Nam Bộ”, nhận định: “Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt ở Nam Bộ
có hai dòng cùng tồn tại: một là dòng tín ngưỡng gắn với lớp cư dân thời khai
phá; hai là dòng tín ngưỡng gắn với lớp cư dân đến Nam Bộ thời Pháp thuộc và
năm 1945. Hai dòng này, có hai hình thức hầu đồng khác nhau” [12, tr.723].
- Bài: “Tục thờ cúng cá voi của cư dân ven biển ở Bến Tre”, cho thấy lễ
vật cúng chánh tế này có phần giống với lễ vật cúng chánh tế trong lễ hội bà
Chúa Xứ núi Sam và bà Chúa Xứ Gò Tháp: “một con heo trắng, hai mâm xôi,
có rượu và trà” [12, tr.730]. Về hình thức và không gian tổ chức lễ hội này có
phần khác so với các lễ hội cúng đình, cúng đền, cúng miếu khác, nhưng
chung quy thì vẫn có điểm giống nhau là đều có phần lễ và phần hội như bao
lễ hội khác.
Năm 2010, công trình Lễ hội của người Việt đồng bằng sông Cửu
Long, truyền thống và phát triển của tác giả Nguyễn Xuân Hồng [61], là luận
án tiến sĩ, theo bảng thống kê cho thấy, ở ĐBSCL hiện có 683 cơ sở tín
ngưỡng gồm đình, đền, miếu, lăng thờ cá ông, dinh, lăng mộ, gò... có tổ chức
lễ hội hàng năm. Ở nhóm lễ hội tại dinh, lăng mộ, gò, theo tác giả:


22

ĐBSCL có 6 lễ hội tại dinh, lăng mộ, gò (chiếm tỷ lệ 0,8%). Đối
tượng được tôn vinh trong các lễ hội này có hai loại: Một là các
danh nhân, với các lễ hội được diễn ra tại các cơ sở thờ tự như lăng
Tứ Kiệt (thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang); lăng Nguyễn Văn Tồn
(Trà Ôn, Vĩnh Long); lăng Bùi Hữu Nghĩa (An Thới, Tp Cần Thơ);
lăng Mạc Cửu (Bình Sơn, thị xã Hà Tiên); dinh Đốc binh Vàng –
Trần Văn Năng (Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp). Hai là, các danh

nhân phối tự với bà Chúa Xứ, chẳng hạn như lễ hội Gò Tháp (xã
Tân Kiều, Tháp Mười, Đồng Tháp) [61, tr.54].
Để phục vụ cho đề tài, tác giả đã chọn một số lễ hội tiêu biểu của người
Việt ở ĐBSCL để nghiên cứu, mô tả quá trình thực hiện lễ hội như: Lễ hội
đình thần Tân Phước Tây (huyện Tân Trụ, tỉnh Long An), lễ hội bà Chúa Xứ
núi Sam (Châu Đốc, An Giang), lễ hội lăng ông Nam Hải (Kinh Cùng, xã
Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) [61].
Năm 2012, công trình Diện mạo văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân gian
Trà Vinh của hai tác giả: Trần Dũng, Đặng Tấn Đức [29], nghiên cứu những
vấn đề về văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân gian trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
như: Tín ngưỡng và lễ hội dân gian tộc người Việt, tín ngưỡng và lễ hội dân
gian tộc người Hoa, tín ngưỡng và lễ hội dân gian tộc người Khmer, kiến họ
và văn hóa kiến họ, các làng nghề truyền thống và sản vật chủ yếu, các di tích
lịch sử văn hóa, địa danh, nhân vật tiêu biểu, văn học dân gian, ẩm thực dân
gian, nguồn gốc và lễ hội cúng biển Mỹ Long, miếu bà Chúa Xứ, tổ chức lễ
hội chùa miễu và lai lịch các thần, lễ hội cúng biển Mỹ Long...
Năm 2013, công trình Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam [113],
là công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam của
nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng trong nước. Các bài viết được
sắp xếp theo hệ thống vùng miền, tạo cho bạn đọc dễ dàng tiếp cận khi muốn


23

tìm hiểu một vấn đề nào đó của một dân tộc hay một vùng liên quan đến lễ
hội truyền thống. Nghiên cứu về lễ hội vùng Nam Bộ gồm có 19 bài nghiên
cứu các vấn đề như: Lễ hội bà Chúa Xứ, lễ hội Chùa Bà, lễ hội Chùa Ngọc
Hoàng, lễ hội Chùa Ông, lễ cúng Yang của người Ch’ro, lễ hội Dinh Cô, lễ
hội đình làng ở Bến Tre, lễ Đôn Ta của người Khmer, lễ hội Giỗ tổ giới hát
bội và cải lương Nam Bộ, lễ hội Giỗ tổ nghề Kim hoàn, lễ kỳ yên ở đình Châu

Phú, lễ hội Lăng ông, lễ hội miếu ông địa, lễ hội Oc – om – book của người
Khmer, lễ Roya Idil Adha, lễ hội thờ Cá Ông ở Bến Tre, lễ hội vía bà ở Côn
Đảo, lễ hội vía bà ở Thạch An, lễ hội vía Linh Sơn Thánh Mẫu.
Năm 2013, công trình Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ do tác giả
Trần Ngọc Thêm (Chủ biên) [141], là sản phẩm của đề tài khoa học cấp trọng
điểm của trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thực hiện từ năm 2009
đến 2011 và nghiệm thu năm 2012. Nội dung của công trình được thiết kế
gồm 5 chương, nghiên cứu đến các vấn đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
nghiên cứu văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, văn hóa nhận thức và văn
hóa tổ chức của người Việt vùng Tây Nam Bộ, văn hóa ứng xử với môi
trường tự nhiên của người Việt vùng Tây Nam Bộ, văn hóa ứng xử với môi
trường xã hội của người Việt vùng Tây Nam Bộ, các đặc trưng tính cách văn
hóa của người Việt vùng Tây Nam Bộ. Công trình đã đi sâu nghiên cứu tất cả
mọi mặt trong đời sống văn hóa của người dân Tây Nam Bộ nói chung.
Năm 2013, công trình Lễ hội cổ truyền của người Việt – Cấu trúc &
thành tố của tác giả Nguyễn Chí Bền [14], là công trình đồ sộ với khối lượng
kiến thức phong phú, được chia làm 8 chương (chưa kể 6 phần phụ lục). Ở
chương 1 với tiêu đề Lịch sử sưu tầm, nghiên cứu lễ hội cổ truyền của người
Việt, theo dòng thời gian, công trình phân nội dung này ra thành ba giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1954 trở về trước, giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1986,
giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2012. Tác giả nhận định:


×