LeNgocHung_Truong Phan Boi Chau_Nghe An
Câu 1: Điều nào đúng khi nói về gen?
A. Đầu 3
'
của mạch mã gốc của gen có mũ 7-metylGuanin.
B. Các gen của tế bào nhân thực đều có vùng mã hoá không liên tục.
C. Vùng kết thúc của gen cấu trúc nằm ở đầu 3
'
của mạch bổ sung.
D. Gen mới sau khi tạo thành sẽ được cắt bỏ các intron.
Câu 2: Một đoạn exon có 15 bộ ba. Do đột biến đoạn exon đó bị mất 3 cặp nuclêôtit kề nhau. Điều nào sẽ xẩy
ra đối với đoạn đoạn polipeptit tương ứng với xác suất cao nhất?
A. Bị thiếu một axit amin.
B. Bị thiếu một axit amin và thay thế một axit amin.
C. Bị thiếu một axit amin và thay thế 2 axit amin.
D. Bị thiếu một số axit amin do xuất hiện bộ ba kết thúc.
Câu 3: Nói "sự giải mã mARN cũng chính là giải mã ADN", là vì:
A. Trình tự các nuclêôtit trên ADN được sao chép sang mARN.
B. Trong môi trường nhân tạo ADN cũng có thể được dịch mã bởi ribôxôm.
C. Trình tự các bộ ba trên mARN tương ứng với trình tự các bộ ba trên gen.
D. Mã di truyền trong gen (ADN) được phiên mã sang mARN.
Câu 4: Ý kiến nào sau đây đúng nhất?
A. Bộ ba đầu tiên của mạch mã gốc 3
'
-5
'
trên gen cấu trúc là bộ ba mở đầu.
B. Nếu biết số nuclêôtit của vùng mã hoá trên gen cấu trúc sẽ xác định được số axit amin trong chuỗi pôlipeptit
tương ứng.
C. Các phân tử Pr trong tế bào nhân thực đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của gen cấu trúc.
D. Giải mã ADN nghĩa là xác định ý nghĩa thông tin của 64 bộ ba trong bảng mã di truyền.
Câu 5: Trừ các bộ ba UAA, UAG, UGA thì điều nào đúng với mã di truyền?
A. Mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
B Mỗi loại axit amin chỉ được mã hoá bởi một bộ ba.
C. Các bộ ba được đọc từ một điểm xác định trong vùng khởi đầu của mARN.
D. Một mARN của tế bào động vật không thể được dịch mã trong tế bào E.coli
Câu 6: Tại một đơn vị tái bản trên ADN xét thấy ………..
A. Một mạch đơn mới được tổng hợp nhanh hơn mạch mới còn lại.
B. Các mạch mới bổ sung được tổng hợp dài dần ngược với chiều tháo xoắn ADN.
C. Các mạch đơn mới luôn ngược chiều với mạch khuôn tương ứng.
D. Mạch mới thứ nhất không cần đến ADN-ligaza, mạch mới thứ hai hình thành từ các đoạn Okazaki.
Câu 7: Nếu cho rằng có 3 loại ADN-polimeraza, thì trong quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn (theo Sinh học
12 nâng cao) có tất cả mấy loại enzim trực tiếp tham gia?
A. 4 loại B. 5 loại C. 6 loại D. 7 loại.
Câu 8: Trong quá trình phiên mã, điểm quan trọng nhất của enzim ARN-polimeraza là……
A. nó có khả năng tạo sản phẩm là mARN.
B. nó có khả năng nhận biết điểm khởi đầu phiên mã trên gen.
C. nó có khả năng tạo liên kết bổ sung giữa các ribônuclêôtit với các nuclêôtit trên mạch làm khuôn.
D. nó tổng hợp chuối ARN ngược chiều với mạch khuôn.
Câu 9: Điểm nào không phải là điểm khác nhau giữa phiên mã ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. Sự chỉnh sửa ARN ngay sau khi tổng hợp xong.
B. Các loại enzim phiên mã.
C. Các nguyên tắc chi phối sự phiên mã.
D. Sự phối hợp giữa phiên mã và dịch mã.
Câu 10: Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:
1- Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
2- Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu
3- tARN có anticodon là 3
'
UAX 5
'
rời khỏi ribôxôm.
4- Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.
5- Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.
6- Phức hợp [aa
2
-tARN] đi vào ribôxôm.
7- tARN của phức hợp [aa
1
-tARN] tách rời aa
1
đi ra khỏi ribôxôm.
8- Hình thành liên kết peptit giữa aa
1
và aa
2
.
Trình tự nào sau đây là đúng?
A. 2-4-1-5-3-6-8-7. B. 2-5-4-1-3-6-8-7. C. 2-5-1-4-6-3-7-8. D. 2-4-5-1-3-6-7-8.
Câu 11: Điều nào đúng khi nói về sự tương tác giữa ribôxôm và mARN?
A. Ribôxôm thường hoạt động trên mARN theo chu kì.
B. Ribôxôm thứ nhất gặp mã kết thúc thì ribôxôm thứ hai gắn vào mARN tại mã mở đầu.
C. Sau khi dịch mã xong thì ribôxôm tự huỷ.
D. Trong tế bào, ribôxôm không có tính đặc hiệu đối với các loại mARN.
Câu 12: Nhận định nào sai khi nói về hoạt động của opêrôn Lac (ở E.coli)?
A. Khi có mặt lactozơ thì gen điều hoà bị bất hoạt.
B. Vùng promoter là vị trí tương tác của ARN-polimeraza.
C. Gen điều hoà và cụm opêrôn cùng nằm trên một nhiễm sắc thể (NST) hoặc thuộc 2 NST khác nhau.
D. Chất ức chế có bản chất là prôtêin.
Câu 13: Cho các sự kiện về hoạt động của tế bào nhân thực:
1- sự đóng xoắn cục bộ trên sợi cơ bản của NST ở kì trung gian.
2- sự tổng hợp chất ức chế của gen điều hoà.
3- tốc độ cắt bỏ intron trên tiền mARN (Pre-mARN)
4- prôtêaza phân giải prôtêin nội bào
5- sự đóng xoắn của NST ở kì đầu nguyên phân.
6- dòng vận chuyển các loại prôtêin vào nhân.
7- sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể ở kì đầu giảm phân I.
Sự kiện nào không liên quan đến điều hoà hoạt động của gen.
A. 6; 7 . B. 4; 3 C. 1; 5. D. 5; 7.
Câu 14: Ý kiến nào không chính xác?
A. Đột biến gen (ĐBG) nhân tạo có tần số cao hơn ĐBG tự nhiên.
B. ĐBG còn gọi là đột biến điểm, vì xẩy ra tại một phạm vi nhỏ.
C. Các bazơ nitơ dạng hiếm thường gây đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
D. Những gen có nhiều alen thường là những gen kém bền vững.
Câu 15: Đột biến điểm mất hay thêm một cặp nuclêôtit trong vùng mã hoá có thể dẫn đến biến đổi nào?
A. Dịch khung đọc và xuất hiện bộ ba đồng nghĩa, sai nghĩa hay vô nghĩa.
B. Dịch khung đọc và xuất hiện bộ ba sai nghĩa hay vô nghĩa.
C. Xuất hiện bộ ba mở đầu mới, bộ ba kết thúc mới.
D. Chắc chắn dẫn đến biến đổi trong chuổi pôlipeptit tương ứng.
Câu 16: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. ĐBG xảy ra do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học hay sự rối loạn nội bào.
B. ĐBG xảy ra do tế bào bị nhiễm phóng xạ, chất độc, rối loạn nội bào.
C. Ađênin dạng hiếm (A*) có 3 vị trí cho phép hình thành liên kết hiđrô.
D. Tế bào sử dụng một nuclêôtit chứa bazơ dạng hiếm qua 2 lần nhân đôi ADN sẽ xuất hiện gen đột biến.
Câu 17: Điểm cơ bản trong vai trò của ĐBG là:
A. Cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
B. Cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
C. Đổi mới vật chất di truyền, làm cho mỗi loài đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D. Làm xuất hiện loại biến dị di truyền được qua sinh sản hữu tính.
Câu 18: Ở một loài động vật bậc cao, các cá thể con mang gen đột biến với tỉ lệ cao nhất trong trường hợp đột biến
gen xẩy ra ở đời bố mẹ vào ……..
A. giai đoạn tiền phôi. B. quá trình giảm phân tạo giao tử cái.
C. quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng. D. quá trình giảm phân tạo giao tử đực.
Câu 19: Tính đặc trưng của bộ NST mỗi loài biểu hiện cao nhất ở ………
A. số lượng NST. B. hình thái và kích thước NST.
C. cơ cấu và trình tự các gen D. kiểu NST giới tính.
*Dữ kiện cho Câu 20; Câu 21; Câu 22:
Một đoạn sợi cơ bản (của NST) gồm 10 nuclêôxôm và 9 đoạn ADN nối, mỗi đoạn nối trung bình có 50 cặp
nuclêôtit.
Câu 20: Chiều dài của đoạn sợi cơ bản đó là bao nhiêu?
A. 263 nm. B. 164 nm C. 280 nm D. 184 nm.
Câu 21: Tổng chiều dài của đoạn ADN xoắn kép có trong đoạn sợi cơ bản đó là:
A. 6494 nm B. 649,4 nm C. 6664 nm D. 666,4 nm
Câu 22: Tổng số phân tử prôtêin histon là
A. 40 B. 49 C. 89 D. 81
Câu 23: Điều nào sau đây là không đúng về kĩ thuật ADN tái tổ hợp :
A. ADN tái tổ hợp chỉ được hình thành khi đầu đính của ADN cho và nhận phù hợp nhau, với trình tự nucleotit
tương ứng theo nguyên tắc bổ sung.
B. Có hàng trăm loại enzim ADN restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt các phân tử ADN thích
hợp ở các vị trí đặc hiệu, các enzim này chỉ được phân lập từ tế bào động vật bậc cao.
C. Các đoạn ADN được được cắt ra từ hai phân tử ADN cho và nhận sẽ nối lại với nhau nhờ xúc tác của enzim
ADN – ligaza.
D. ADN dùng trong kĩ thuật tái tổ hợp được phân lập từ các nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng
hợp nhân tạo.
Câu 24: Một gen có tỷ lệ
XG
TA
+
+
= 2/ 3. Một đột biến không làm thay đổi số lượng nuclêôtit nhưng tỷ lệ
XG
TA
+
+
= 65,2 % . Đây là dạng đột biến .
A. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. B. Mất cặp nuclêôtit.
C. Thay thế cặp A –T bằng cặp G – X. D. A và C
Câu 25: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi
3 đợt và đã sử dụng của môi trường 4193 ađênin và 6300 guanin. Số liên kết hiđrô của gen sau khi bị đột biến
là:
A. 3902 B. 3898 C. 3903 D. 3897