TRƯỜNG THPT CHUYÊN THĂNG LONG
Năm học 2007-2008
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn: Sinh học Khối: 10 Ban: Chuyên Sinh. Ngày kiểm tra:…/…/…
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề này có 1 trang, 6 câu – Học sinh làm bài trên giấy thi
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Nêu các khái niệm sau: mật độ quần thể, lòai đặc trưng, thường biến, mức phản ứng.
b. Trong 1 bể nuôi cá cảnh, người ta thả vào đó vi khuẩn lam, tảo lục, các lòai giáp xác và cá
bảy màu ăn giáp xác
Để duy trì sự tồn tại của hệ thống này trong một thời gian tương đối dài, người ta phải thường
xuyên cung cấp muối dinh dưỡng đủ cho tảo phát triển một cách phong phú, tạo nên nguồn
thức ăn dồi dào cho giáp xác
- Hãy nêu mối quan hệ sinh học giữa các lòai
- Vẽ chuỗi thức ăn của hệ trên
Câu 2: (2,0 điểm)
Một cặp gen Dd tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng . Gen D dài 5100A
o
có A=15%. Gen d dài
4080 A
o
có số lượng 4 lọai nu bằng nhau
a. Tính số lượng nu mỗi lọai của mỗi gen?
b. Tính số lượng nu mỗi lọai ở các kỳ của nguyên phân: Kỳ sau, kỳ cuối?
c. Tính số lượng nu mỗi lọai ở các kỳ của giảm phân: Kỳ giữa I, Kỳ giữa II?
d. Một TB chứa cặp gen nói trên nguyên phân 3 lần tiên tiếp, đòi hỏi môi trường nội bào cung
cấp mỗi lọai nu là bao nhiêu?
Câu 3: (1,5 điểm)
Tìm các phép lai cho kết quả tỷ lệ kiểu hình 1:1 thuộc các quy luật di truyền sau:
- Di truyền theo Menđen
- Di truyền theo Morgan
( Chú ý: mỗi quy luật di truyền chỉ nêu 1 phép lai và không viết sơ đồ lai).
Câu 4: (1,5 điểm)
Phân tử Protein biểu hiện tính trạng đột biến cánh ngắn ở ruồi dấm so với protein biểu hiện tính
trạng cánh dài thì kém 1 axit amin và xuất hiện 2 axit amin mới.
a. Cho biết những biến đổi trong gen quy định cánh dài?
b. Nếu gen cánh ngắn ít hơn gen gen quy định cánh dài 7 liên kết hydro thì khi gen cánh ngắn
nhân đôi 3 lần liên tiếp, nhu cầu về mỗi lọai nu đòi hỏi môi trường cung cấp đã giảm đi bao
nhiêu so với gen cánh dài?
Câu 5: (1,5 điểm)
a. Nêu các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao và tại sao xem TB là
cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống?
b. Khái niệm về giới sinh vật? Có bao nhiêu giới sinh vật theo quan niệm của Whittaker và
Margulis? Kể tên các giới?
Câu 6: (1,5 điểm)
Hãy cho biết những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa giới động vật và giới thực vật?
---------Hết ---------
Trang 1/1 trang
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THĂNG LONG
Năm học 2007-2008
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn: Sinh học Khối: 10 Ban: Chuyên Sinh.
Đáp án
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Nêu các khái niệm sau: (mỗi ý 0,25điểm)
Mật độ quần thể: là khối lượng hay số lượng SV trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích
Lòai đặc trưng: là lòai chỉ có ở một QX hoặc có nhiều hơn hẳn các lòai khác
Thường biến: là những biến đổi ở KH phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của MT
Mức phản ứng: là giới hạn thường biến của 1 KG (hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước MT khác nhau.
b. Trong 1 bể nuôi cá cảnh, người ta thả vào đó vi khuẩn lam, tảo lục, các lòai giáp xác và cá bảy
màu ăn giáp xác
Để duy trì sự tồn tại của hệ thống này trong một thời gian tương đối dài, người ta phải thường
xuyên cung cấp muối dinh dưỡng đủ cho tảo phát triển một cách phong phú, tạo nên nguồn
thức ăn dồi dào cho giáp xác
- Mối quan hệ sinh học giữa các lòai: (0,5điểm)
+ VK lam và tảo lục: SVSX: là thức ăn cho giáp xác
+ Giáp xác: động vật ăn thực vật (SVTT bậc 1), là thức ăn cho cá bảy màu
+ Cá bảy màu: là SV ăn thịt (SVTT bậc 2)
- Vẽ chuỗi thức ăn của hệ trên (0,5điểm)
VK lam
Giáp xác Cá bảy màu
Tảo lục
Câu 2: (2,0 điểm)
Một cặp gen Dd tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng . Gen D dài 5100A
o
có A=15%. Gen d dài 4080
A
o
có số lượng 4 lọai nu bằng nhau
a. Tính số lượng nu mỗi lọai của mỗi gen? (0,5điểm)
Gen D: N= 5100 . 2 / 3,4 = 3000 nu
A = T = 15 %, G = X = 35%. Suy ra: A = T = 3000 . 0,15 = 450 nu
G = X = 3000 . 0,35 = 1050 nu
Gen d: N= 4080 . 2 / 3,4 = 2400 nu
A = T = G = X = 2400: 4 = 600 nu.
b. Tính số lượng nu mỗi lọai ở các kỳ của nguyên phân: (0,5điểm)
Kỳ sau: A = T = 450.2 + 600.2 = 2100
G = X = 1050.2 + 600.2 = 3300
Kỳ cuối: A = T = 450 + 600 = 1050
G = X = 1050 + 600 = 1650
c. Tính số lượng nu mỗi lọai ở các kỳ của giảm phân: (0,5điểm)
Kỳ giữa I: A = T = 450.2 + 600.2 = 2100
G = X = 1050.2 + 600.2 = 3300
Kỳ giữa II: có 2 tế bào DD và dd:
Tế bào DD:
A = T = 450.2 = 900
G = X = 1050.2 = 2100
Tế bào dd:
A = T = G = X = 600 . 2 = 1200
d. Một TB chứa cặp gen nói trên nguyên phân 3 lần tiên tiếp, đòi hỏi môi trường nội bào cung
cấp mỗi lọai nu là: (0,5điểm)
A = T = (2
3
– 1)(450 + 600) = 7350
G = X =(2
3
– 1)(1050 + 600) = 11550
Câu 3: (1,5 điểm)
Tìm các phép lai cho kết quả tỷ lệ kiểu hình 1:1 thuộc các quy luật di truyền sau:
( Chú ý: mỗi quy luật di truyền chỉ nêu 1 phép lai và không viết sơ đồ lai).
a. Di truyền theo Menđen
Lai 1 tính: (0,25điểm)
Quy ước: A: đỏ: trội a: trắng: lặn
P: Đỏ x trắng
Aa x aa
Lai 1 tính trội lặn không hòan tòan: (0,25điểm)
Quy ước: Aa: đỏ, Aa: hồng, aa: trắng
P: hồng x trắng
Aa x aa
Lai 2 tính: (0,25điểm)
Quy ước: A: đỏ: trội a: trắng: lặn
B: cao: trội b: thấp: lặn
P: Đỏ cao x trắng thấp
AaBB x aabb
Lai 2 tính trội lặn không hòan tòan ở 1 tính trạng: (0,25điểm)
Quy ước: Aa: đỏ, Aa: hồng, aa: trắng
B: cao: trội b: thấp: lặn
P: hồng cao x trắng thấp
AaBB x aabb
Lai 2 tính trội lặn không hòan tòan ở 2 tính trạng: (0,25điểm)
Quy ước: Aa: đỏ, Aa: hồng, aa: trắng
BB: cao, Bb: trung bình, bb: thấp
P: hồng thấp x trắng thấp
Aabb x aabb
b. Di truyền theo Morgan: (0,25điểm)
Quy ước: A: đỏ: trội a: trắng: lặn
B: cao: trội b: thấp: lặn
P: Đỏ cao x trắng thấp
AB/aB x ab/ab
( HS có thể nêu các phép lai có P khác, nếu thỏa thì vẫn cho điểm)
Câu 4: (1,5 điểm)
Phân tử Protein biểu hiện tính trạng đột biến cánh ngắn ở ruồi dấm so với protein biểu hiện tính
trạng cánh dài thì kém 1 axit amin và xuất hiện 2 axit amin mới.
a. Cho biết những biến đổi trong gen quy định cánh dài:
ĐB gen cánh ngắn ít hơn gen cánh dài 1 aa và đổi mới 2 aa . Vậy gen cánh dài bị ĐB mất 3 cặp nu ở 3 bộ 3 liền
nhau. (0,5điểm)
b. Nếu gen cánh ngắn ít hơn gen gen quy định cánh dài 7 liên kết hydro thì khi gen cánh ngắn
nhân đôi 3 lần liên tiếp, nhu cầu về mỗi lọai nu đòi hỏi môi trường cung cấp đã giảm đi so với
gen cánh dài là:
Gen cánh ngắn ít hơn gen cánh dài 7 liên kết H, mà ĐB mất 3 cặp nu. Vậy 3 cặp nu mất gồm 2 cặp AT và 1 cặp
GX. (0,5điểm)
Vì vậy khi gen cánh ngắn nhân đôi 3 lần liên tiếp, nhu cầu về mỗi lọai nu đòi hỏi môi trường cung cấp đã giảm
đi so với gen cánh dài là: (0,5điểm)
A = T = (2
3
– 1) . 2 = 14 nu
G = X =(2
3
– 1) .1 = 7 nu
Câu 5: (1,5 điểm)
a. Nêu các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao: (0,25điểm)
TB, cơ thể, QT – lòai, QX, HST – sinh quyển
Tại sao xem TB là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống? (0,5điểm)
Tất cả VK, NSV, Nấm, TV, ĐV đều cấu tạo từ TB
Các họat động sống đều diễn ra trong TB
b. Khái niệm về giới sinh vật
Là đơn vị phân lọai lớn nhất, bao gồn những SV có chung những đặc điểm nhất định (0,25điểm)
Các giới sinh vật theo quan niệm của Whittaker và Margulis: 5 giới (0,25điểm)
Kể tên các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, TV, ĐV (0,25điểm)
Câu 6: (1,5 điểm)
Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa giới động vật và giới thực vật:
Giống: (0,5điểm)
TB nhân thực
Đa bào phức tạp
Có sự phân hóa các mô, cơ quan khác nhau
Rất đa dạng và phong phú về cá thể, lòai, vùng phân bố
Có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người
Khác: (1,0điểm)
Điểm Thực vật Động vật
(0,125điểm) TB có thành xenlulo Không có thành xenlulo
(0,125điểm) Nhiều TB có lục lạp chứa sắc tố chlorophyll TB không có lục lạp
(0,125điểm) Tự dưỡng quang hợp: sử dạng NLASMT tổng
hợp CHC từ chất VC.
Không có khả năng QH, sống dị dưỡng nhờ
CHC sẳn có của cơ thể khác
(0,125điểm) Không có hệ thần kinh, tuy nhiên đa số TV ở
cạn có đđ thích nghi với đời sống ở cạn:
Có lớp cutin phủ ngòai
Phát triển hệ mạch
Thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng
Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhũ để
nuôi phôi phát triển
Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ, nuôi
phôi, phát tán, duy trì tiếp nối thế hệ
Thân cành cứng chắc, vươn cao tỏa rộng tán
lá để hấp thu nhiều AS. Rễ đâm sâu, lan rộng
lấy nước và dd
Có hệ thần kinh phát triển nên phản ứng
nhanh, điều chỉnh họat động cơ thể, thích
ứng cao với biến đổi của MT sống
(0,125điểm) Không có Có hệ cơ quan vận động
(0,125điểm) Có đời sống cố định Di chuyển tích cực tìm kiếm thức ăn
(0,125điểm) Nguồn gốc từ tảo lục đa bào nguyên thủy Nguồn gốc: tập đòan đơn bào dạng trùng roi
nguyên thủy
(0,125điểm) 4 ngành chính: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín 2 nhóm chính: ĐV không XS (gồm các
ngành: thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun
tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai)
và ĐVcó XS ( chỉ có 1 ngành được phân
chia thành các lớp: nửa dây sống, cá miệng
tròn, cá sụn cá xương, lữơng cư, bò sát,
chim, thú)