BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
ĐẶNG HÙNG PHƢƠNG
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH
PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC
NĂM 2017
LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI - 2019
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
ĐẶNG HÙNG PHƢƠNG
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH
PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC
NĂM 2017
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ
DƢỢC
MÃ SỐ : CK 60720412
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Trần Thị Lan Anh
Thời gian thực hiện đề tài luận văn: 02/07/2018 - 02/11 /2018
HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của
thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS. Trần Thị lan Anh
là người luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học DượcHà Nội
đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt những
năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Quản lý
kinh tế dược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận
văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm y tế thành phố
Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Lời cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý
kiến cho tôi hoàn thành luận văn này.
Vĩnh Yên, ngày
tháng
Học viên
năm 2018
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………
1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN……………………………………………………..
4
1.1. Danh mục thuốc của TTYT……………………………………………….
4
1.1.1. Khái niệm Danh mục thuốc…………………………………………….
4
1.1.2. Các bước xây dựng danh mục thuốc bệnh viện…………………………
4
1.2.
Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc…………………………
7
1.2.1 Phương pháp phân tích nhóm điều trị……………………………………
8
1.2.2. Phương pháp phân tích ABC…………………………………………….
9
1.3 Thực trạng việc sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam…………….
10
1.3.1 Cơ cấu và tiền thuốc sử dụng…………………………………………….
10
1.3.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh………………………………. …..
10
1.3.3. Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu………
11
1.3.4. Tình sử dụng thuốc generic, thuốc biệt dược…………………….... …..
13
1.3.5. Cơ cấu thuốc nhập khẩu theo thong tư 11/2016/TT-BYT………. ……
13
1.3.6. Thực trạng sử dụng thuốc ở Vĩnh Phúc…………………………………
14
1.4. Trung Tâm Y Tế thành phố Vĩnh Yên……………………………… ……
16
1.4.1 Chức năng nhiệm vụ……………………………………………….. ……
16
1.4.2. Tổ chức nhân lực bệnh viện………………………………………………
18
1.4.3. Vài nét về Khoa Dược……………………………………………………
19
1.4.4 Mô hình bệnh tật tại TTYT thành phố Vĩnh Yên năm 2017……… ……
21
1.5. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………….. ………..
22
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….. ……
2.1 Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………….
23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………. ...........
23
2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………
23
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………..
23
2.2 Phương pháp nghiên cưú…………………………………………….. …….
23
2.2.1 Các biến số nghiên cứu…………………………………………………….
23
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu.………………………………………………………
27
2.2.3 Mẫu nghiên cứu ………………………………………………………….
27
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………
28
2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu…………………………………………….
28
2.2.6 Trình bày số liệu…………………………………………………… ……
31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………… ……..
3.1 Mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Trung
tâm y tế thành phố Vĩnh Yên theo một số chỉ tiêu……………………............
32
3.1.1 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc tân dược, thuốc từ dược liệu………….. ….
32
3.1.2 Cơ cấu danh mục theo tác dụng dược lý …………………………….. …
33
3.1.3 Các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn………… …
35
3.1.4 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất sứ………………………………… …
36
3.1.5 Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng. …….
36
3.1.6. Phân tích danh mục thuốc theo thong tư 11/2016……………………….
37
3.1.7. Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục sử thuốc dụng ………..
39
3.1.9 Cơ cấu thuốc theo các dạng bào chế……………………………………..
40
3.1.10. Cơ cấu thuốc thường -TGN,HTT………………………………… …..
40
3.2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung Tâm Y Tế thành phố Vĩnh
Yên năm 2017 theo phương pháp phân tích ABC………………………. …….
41
3.2.1 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC…
42
3.2.2. Cơ cấu thuốc hạng A theo tác dụng dược lý…………………………….
42
3.2.3. Cơ cấu thuốc đơn- đa thành phần trong DMT nhóm A…………………… 44
3.2.4. Cơ cấu thuốc về nguồn gốc xuất xứ của nhóm A……………………….
3.2.5. Thuốc hạng A có giá trị cao nhất được sử dụng tại TTYT thành phố
Vĩnh Yên:………………… …………………………………………….……….
3.2.6. Kháng sinh hạng A được sử dụng tại TTYT thành phố Vĩnh Yên… ……
3.2.7. Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết hạng A được sử
dụng tại TTYT thành phố Vĩnh Yên……………………………………….. ….
45
46
47
48
58
Chƣơng 4: BÀN LUẬN
4.1 Về cơ cấu và giá trị của danh mục thuốc sử dụng tại Trung Tâm Y Tế thành
phố Vĩnh Yên năm 2017 theo một số chỉ tiêu……………………… …………
4.1.1 Cơ cấu danh mục thuốc tân dược, thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu……………………………………………………………………………….
49
4.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý...............................
50
4.1.3.Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ………………………….. …..
53
4.1.4. Về cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng….
54
4.1.5 Về cơ cấu thuốc sử dụng theo gói thầu………………………………….
55
4.1.6 Về cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục sử thuốc dụng……….
56
4.1.7 Cơ cấu thuốc theo gây nghiện- thuốc hướng tâm thần………………….
57
4.2 Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích
ABC………………………………………………………………………………
57
4.2.1Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC…
57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………………………….....................
60
KẾT LUẬN………………………………………………………………. …….
60
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………….. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Viết Tắt
BHYT
TTYT
BYT
DMT
DMTCY
DMTTY
GN,HT
Generic
GT
HĐT&ĐT
HC
ICD
KM
MHBT
SL
TL
Triệu đ
WHO
YHCT
Nội dung
Bảo hiểm y tế
Trung tâm y tế
Bộ y tế
Danh mục thuốc
Danh mục thuốc chủ yếu
Danh mục thuốc thiết yếu
Gây nghiện, hướng thần
Tên chung quốc tế
Giá trị
Hội đồng thuốc và điều trị
Hóa chất
Phân loại quốc tế về bệnh tật
Khoản mục
Mô hình bệnh tật
Số lượng
Tỉ lệ
Triệu đồng
Tổ chức y tế thế giới
Y học cổ truyền
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Mô hình bệnh tật của TTYT thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2017…………………………………………………………
21
Bảng 2.1. Nhóm các biến số phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng
năm 2017…………………………………………………………
23
Bảng 3.1. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc tân dược - thuốc chế phẩm đông
30
Bảng 3.2. Cơ cấu DMT sử dụng năm 2017 theo nhóm tác dụng dược lý
33
Bảng 3.3. Cơ cấu nhóm thuốc kháng sinh……………………………….
35
Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu……….
36
Bảng 3.5 . Cơ cấu DMT sử dụng theo thuốc đơn/đa thành
phần…………….
Bảng 3.6. Cơ cấu DMT sử dụng theo TT11/2016/TTLT-BYT-BTC……
36
Bảng 3.7 . Cơ cấu DMT sử dụng theo đường dùng……………………...
39
Bảng 3.8 . Cơ cấu DMT sử dụng theo dạng bào chế……………………
40
Bảng 3.9. Cơ cấu DMT sử dụng theo quy chế thuốc gây GN-
37
40
HTT…………
Bảng 3.10. Kết quả phân tích ABC……………………………………..
41
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý………………
42
Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc đơn – đa thành phần trong DMT nhóm A……
44
Bảng 3.12 : Cơ cấu nhóm A về nguồn gốc xuất xứ……………………..
45
Bảng 3.13: Cơ cấu nhóm A có giá trị cao nhất………………………….
46
Bảng 3.14 : Cơ cấu nhóm A về kháng sinh……………………………..
47
Bảng 3.15 : Cơ cấu nhóm A về Hocmon và các thuốc tác động vào hệ
thống nội tiết……………………………………………………………
48
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội. Bảo vê,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ, mục tiêu và là nhân tố
quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ Tổ quốc.Đó
là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong công tác này.
Thuốc là loại hàng hóa dặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Một trong chiến lược quốc gia
phát triển nghành Dược Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
là cung ứng đầy đủ kịp thời, có chất lượng, giá cả hợp lý, các loại thuốc theo
cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội đảm
bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Việc sử dụng thuốc đúng hợp lý có tác
dụng tốt trong công tác phòng và chữa bệnh, đồng thời tiết kiệm được các chi
phí không đáng có
Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc kém hiệu quả và bất hợp lý nói chung và
trong bệnh viện nói riêng đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia.
Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính làm cho gia tăng chi phí điều
trị, tăng tính kháng thuốc và giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe và uy tín của
cơ sở khám. Theo một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc chiếm khoảng 30 %
- 40% ngân sách ngành Y tế của nhiều nước, và phần lớn số tiền đó bị lãng
phí do sử dụng thuốc không hợp lý và hoạt động cung ứng thuốc không hiệu
quả .
Các nghiên đã cho thấy tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý xảy ra tại nhiều
nước trên thế gới. Tại các nước đang phát triển và chậm phát triển, 30% - 60%
bệnh nhân sử dụng kháng sinh hai lần so với tình trạng cần thiết và hơn một nửa
số ca viêm đường hô hấp trên điều trị bằng kháng sinh không hợp lý Trong bối
cảnh nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường và tham gia hội nhập
WTO, thị trường phát triển liên tục với sự đa dạng phong phú về chủng loại
1
cũng như nguồn cung cấp, tình trạng thiếu thuốc phục vụ cho nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân đã được khắc phục. Tuy nhiên do sự mất cân đối
về nhóm dược lý với các thuốc sản xuất trong nước, sản xuất chủ yếu các
nhóm như chống nhiễm khuẩn ký sinh trùng, vitamin, thuốc giảm đau hạ sốt
chống viêm, còn các điều trị chuyên khoa tim mạch, ung thư, nội tiết tố còn
rất ít dẫn đến doanh nghiệp cạnh tranh giá trên thị trường.
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người
bệnh.Một trong yếu tố có ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh trong bệnh
viện là công tác cung ứng thuốc. Trong đó hoạt động lựa chọn, xây dựng danh
mục thuốc là hoạt động đầu tiên trong chu trình cung ứng thuốc, là cơ sở để
mua sắm, tồn trữ và sử dụng thuốc tại bệnh viện.
Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên được tổ chức lại theo Quyết định số
2664/QĐ-UBND, ngày 01/10/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở 3 đơn vị:
Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên, Bệnh viện đa khoa thành phố và Trung tâm An
toàn vệ sinh thực phẩm thành phố. Với chức năng, nhiệm vụ tham mưu và tổ chức
triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống dịch bệnh,
HIV/AIDS, bệnh xã hội; dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản,
truyền thông giáo dục sức khỏe và công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại thành phố
Vĩnh Yên, đơn vị có quy mô 90 giường bệnh, xếp loại hạng III.
Trung tâm có chức năng nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân 9
xã, phường trong toàn thành phố Vĩnh yên và nhân dân ở các khu vực lân
cận. Kinh phí sử dụng cho việc mua thuốc khoảng 9 tỷ đồng/ năm. Điều này
cho thấy kinh phí sử dụng mua thuốc phục vụ trong công tác khám chữa bệnh
tương đối cao so với ngân sách của toàn đơn vị. Tuy nhiên lĩnh vực quản lý
dược hiện đang triển khai chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động cung
ứng thuốc tại bệnh viện, cũng như đánh giá hiệu quả của việc xây dựng DMT
của bệnh viện để tăng cường cho việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả tại
bệnh viện. Với mong muốn tìm hiểu cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng
2
hiện nay tại trung tâm y tế thành phố Vĩnh Yên hiện nay như thế nào?, danh
mục thuốc ABC đã thật sự hợp lý hay chưa ? với mong muốn đó chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài này. “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại
Trung tâm y tế thành phố Vĩnh Yên” năm 2017 với mục tiêu sau:
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại trung tâm y tế thành
phố Vĩnh Yên năm 2017
2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế thành phố Vĩnh
Yên năm 2017 theo phương pháp ABC
3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM DANH MỤC THUỐC VÀ XÂY DỰNG DANH MỤC
THUỐC BỆNH VIỆN
1.1.1. Khái niệm Danh mục thuốc
Danh mục thuốc (DMT) là 1 danh sách các thuốc được sử dụng trong
hệ thống chăm sóc sức khỏe và bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc trong danh mục này
[40]. DMT của bệnh viện là một danh sách các thuốc đã được lựa chọn và phê
duyệt để sử dụng trong bệnh viện [13].
Mỗi bệnh viện có DMT khác nhau, được xây dựng hàng năm theo nhu
cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Xây dựng danh mục phù hợp sẽ
góp phần rất lớn trong công tác điều trị, quản lý của bệnh viện. Một danh mục
thuốc có quá nhiều thuốc không cần thiết sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí nguồn
kinh phí của nhà nước cũng như của bệnh nhân.
1.1.2. Các bước xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Việc xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện phải đảm bảo nguyên
tắc sau: bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí thuốc dùngtrong
bệnh viện; phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; căn cứ vào hướng
dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng được với các phương pháp mới, kỹ thuật
mới trong điều trị, phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện, thống
nhất với DMT thiết yếu, DMT chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành. Việc lựa chọn
và xây dựng danh mục thuốc là 1 nhiệm vụ của HĐT&ĐT [20].
Theo thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 của Bộ Y Tế quy
định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện, các bước xây
dựng danh mục thuốc được tiến hành như sau:
Khoa Dược (KD) sẽ xây dựng DMT bệnh viện và thông qua Hội đồng
thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) góp ý chỉnh sửa, sau khi HĐT&ĐT thống nhất,
khoa Dược tổng hợp thành danh mục dự thảo và trình lên Giám đốc bệnh viện
4
xem xét và ký duyệt ban hành danh mục chính thức. Việc lựa chọn danh mục
thuốc trong bệnh viện phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Mô hình bệnh tật (MHBT) của địa phương và cơ cấu bệnh tật do bệnh
viện thống kê hàng năm;
- Trình độ cán bộ và theo danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực hiện;
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ
Y Tế (BYT) ban hành;
- Khả năng kinh phí của bệnh viện: ngân sách Nhà nước, thu một phần
viện phí và Bảo Hiểm y tế (BHYT);
- Xem xét một số tiêu chí như an toàn, hiệu quả điều trị, hiệu quả - chi
phí hoặc nguồn cung ứng tạichỗ.
DMT bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho
phù hợp với tình hình thực tế điều trị.
Các yếu tố liên quan đến hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc
được khái quát trong hình 1.1 như sau:
Mô hình bệnh tật
Phác đồ điều trị
Danh mục
thuốc thiết yếu
Trình độ chuyên
môn, kỹ thuật
Danh mục
thuốc chủ yếu
K/n chi trả của BN,
quỹ BHYT, kinh phí
Hội đồng thuốc và
điều trị
DANH MỤC
THUỐC BỆNH
VIỆN
Hình 1.1. Các yếu tố làm căn cứ để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
5
Việc thống nhất một cách rõ ràng các tiêu chí chọn lựa khi xây dựng
DMTBV là rất quan trọng và cần phải được thực hiện một cách bài bản nhằm
tạo dựng giá trị cũng như sự tin tưởng của thầy thuốc khi sử dụng. Tổ chức Y
tế thế giới đã xây dựng một quy trình để xây dựng DMT trong bệnh viện bao
gồm 4 giai đoạn với 19 bước. Cụ thể các bước được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các bước xây dựng và thực hiện danh mục thuốc bệnh viện
Giai đoạn 1: Quản lý hành chính
Bước 1
Giới thiệu các khái niệm cần thiết để có được sự ủng hộ của Ban
giám đốc bệnh viện
Bước 2
Thành lập HĐT&ĐT
Bước 3
Xây dựng các chính sách và quy trình
Giai đoạn 2: Xây dựng danh mục thuốc
Bước 4
Xây dựng hoặc lựa chọn các phác đồ điều trị
Bước 5
Thu thập các thông tin để đánh giá lại danh mục thuốc hiện tại
Bước 6
Phân tích mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc
Bước 7
Đánh giá lại các nhóm thuốc và xây dựng phác thảo DMTBV
Bước 8
Phê chuẩn danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
Bước 9
Đào tạo cho nhân viên trong viện về DMTBV: quy định và quá
trình xây dựng, quy định bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi danh mục,
quy định sử dụng thuốc không có trong danh mục và kê đơn thuốc
tên generic.
Giai đoạn 3: Xây dựng cẩm nang danh mục thuốc
Bước 10
Quyết định xây dựng cẩm nang danh mục thuốc
Bước 11
Xây dựng các quy định và các thông tin trong cẩm nang
Bước 12
Xây dựng các chuyên luận trong cẩm nang danh mục thuốc
Bước 13
Xây dựng các chuyên luận đặc biệt trong cẩm nang
Bước 14
Xây dựng các hướng dẫn tra cứu cẩm nang
Bước 15
In ấn và phát hành cẩm nang danh mục thuốc
Giai đoạn 4: Duy trì DMTBV
Bước 16
Xây dựng các hướng dẫn điều trị chuẩn
6
Bước 17
Thiết kế và tiến hành điều tra sử dụng thuốc
Bước 18
Thiết kế và tiến hành theo dõi các phản ứng có hại của thuốc
Bước 19
Cập nhật các thuốc trong cẩm nang danh mục thuốc
Trong giai đoạn 1, Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) thu thập một
số thông tin để giúp Ban giám đốc bệnh viện thấy rõ hiệu quả của việc quản
lý tốt DMT từ đó thuyết phục các nhà quản lý ra quyết định về DMT và xem
đây là quy định của bệnh viện [1].
Bước tiếp theo của HĐT&ĐT là xây dựng hoặc lựa chọn các nhóm
thuốc cho DMTBV. Trước khi xây dựng danh mục, cần thu thập những dữ
liệu cần thiết để phân tích các mô hình sử dụng thuốc hiện có. Các thông tin
cần thu thập trước khi xây dựng DMTBV: Tổng giá trị tiền thuốc đã sử dụng
trong năm trước, tỷ lệ giá trị tiền thuốc so với tổng chi phí của bệnh viện, số
lượng các thuốc, các nhóm thuốc đang sử dụng tại bệnh viện, giá trị của thuốc
bị huỷ trong năm, tên của thuốc sử dụng nhiều nhất, các phản ứng có hại của
thuốc đã được thu thập, số lượng các ca tử vong do thuốc, các thuốc bị cấm sử
dụng, thuốc giả, thuốc kém chất lượng đã được thông tin [6].
Trong giai đoạn tiếp theo, HĐT&ĐT cần xây dựng một cuốn Cẩm nang
DMT. Thông tin trong cuốn cẩm nang nhằm giúp cán bộ Y tế trong bệnh viện,
đặc biệt là bác sỹ hiểu được hệ thống DMT và chức năng của HĐT&ĐT [3].
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng DMTBV là duy trì
DMT.Việc sử dụng thuốc không hợp lý vẫn xảy ra ngay cả khi có một DMT
lý tưởng. Vì vậy để tăng cường kê đơn hợp lý cần có hướng dẫn điều trị chuẩn
hay phác đồ điều trị [6].
1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC
Để giải quyết vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong bệnh viện, bước
đầu tiên cần phải đo lường, phân tích và hiểu được nguyên nhân sâu xa của các
vấn đề. Theo tổ chức Y tế thế giới, có 3 phương pháp chính để làm rõ các vấn đề
sử dụng thuốc tại bệnh viện mà HĐT&ĐT nên thường xuyên sử dụng, đó là:
7
- Thu thập thông tin ở mức độ cá thể: những dữ liệu này được thu thập từ
người không kê đơn để có thể xác định được những vấn đề xung quanh liên quan
đến sử dụng thuốc. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thường không
có đủ thông tin để có thể điều chỉnh thuốc sử dụng phù hợp với chẩn đoán.
- Các phương pháp định tính: nhưtập trung thảo luận nhóm, phỏng vấn
sâu vấn đề và bộ câu hỏi sẽ là những công cụ hữu ích để xác định nguyên
nhân của vấn đề sử dụng thuốc.
- Các phương pháp tổng hợp dữ liệu: phương pháp này liên quan đến
các dữliệu tổng hợp mà không phải trên từng cá thể, và dữliệu có thểthu thập
dễ dàng. Phương pháp xác định liều DDD, phân tích ABC và phân tích
VEN…Những phương pháp này sẽ được sử dụng để xác định các vấn đềlớn
liên quan đến sử dụng thuốc.
Trong số các phươngpháp trên, phân tích danh mục thuốc gồm phân
tích ABC và phân tích VEN là giải pháp hữu ích và cần được áp dụng để xác
định các vấn đề lớn liên quan đến sử dụng thuốc.Phương pháp phân tích này
sẽ trở thành công cụ cho HĐT&ĐT quản lý danh mục thuốc [2].
1.2.1. Phƣơng pháp phân tích nhóm điều trị
Các bước thực hiện:
- Sử dụng dữ liệu thống kê chi phí sử dụng, % chi phí của từng thuốc
sử dụng trên tổng chi phí sử dụng thuốc toàn viện.
- Phân loại nhóm điều trị cho từng thuốc: phân loại này có thể dựa vào
phân loại trong Danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới hoặc theo
các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại Dược lý – Điều trị của
hiệp hội Dược thư Bệnh viện của mỹ (AHFS) hoặc hệ thống phân loại Giải
phẫu – Điều tri – Hóa học ( ATC) của Tổ chức Y tế thế giới… Trong đề tài
này chúng tôi phân tích nhóm điều trị theo thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày
17/11/2014 Ban hành và hướng dẫn về thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử
dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.
8
- Tổng hợp chi phí, phần trăm chi phí các thuốc trong mỗi nhóm, từ đó
xác định tình hình kê đơn thuốc thực tế đang tập trung vào những nhóm thuốc
nào thông qua việc xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất.
- Đối chiếu với mô hình bệnh tật, từ đó phân tích đánh giá tính hợp lý
của mối tương quan giữa các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị và mô hình
bệnh tật thực tế tai Bệnh viện.
Ý nghĩa: Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp xác định những
nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất. Trên cơ sở
thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp
lý…Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao
nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay
thế.
1.2.2. Phương pháp phân tích ABC
1.2.1.1. Khái niệm phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong chi phí dành cho thuốc của bệnh viện [2].
1.2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của phân tích ABC
Từ phân tích ABC có thể chỉ ra các thuốc được sử dụng nhiều mà thuốc
thay thế có giá thấp hơn sẵn có trong danh mục hoặc trên thị trường, có thể
lựa chọn các thuốc thay thế có chỉ số chi phí - hiệu quả tốt hơn, hoặc xác định
các liệu pháp điều trị thay thế, tiếp đến có thể đàm phán với các đơn vị cung
cấp với mức giá thấp hơn.
Áp dụng phương pháp này giúp đo lường mức độ tiêu thụ thuốc, phản
ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vì vậy có thể xác định được việc
sử dụng thuốc chưa hợp lý dựa vào lượng thuốc tiêu thụ và mô hình bệnh
tật. Bên cạnh đó phân tích ABC có thể xác định việc mua sắm các thuốc
9
không nằm trong DMT thiết yếu của bệnh viện, ví dụ các thuốc không nằm
trong DMT bảo hiểm.
Tóm lại, phân tích ABC có ưu điểm là có thể xác định được những
thuốc nào chiếm phần lớn chi phí dành cho thuốc, nhưng nhược điểm lớn nhất
của phương pháp này là không cung cấp được các thông tin để có thể so sánh
các thuốc về sự khác biệt hiệu quả điều trị.
1.3. Tình hình sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
1.3.1. Cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng
Theo các nghiên cứu trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử
dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kinh phí của bệnh viện có thể chiếm
40- 60% đối với ngân sách đang phát triển và 15-20% đối với các nước phát
triển. Tuy nhiên tại Việt Nam con số này cao hơn nhiều, theo báo cáo kết quả
công tác khám chữa bệnh năm 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ y
tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện là 47,9% (năm 2009) và
58,7% tổng giá trị viện phí hàng năm trong bệnh viện [23].
Khảo sát tại bệnh viện E cho thấy kinh phí sử dụng tiền thuốc chiếm
50% kinh phí chi tiêu trong bệnh viện [21], tại bệnh viện Hữu Nghị chiếm 41,
2% tổng kinh phí toàn bệnh viện [22] tại bệnh viện đa khoa Vĩnh Lộc, Thanh
hóa năm 2015 là 49,12% tổng kinh phí toàn bệnh viện [14].
Tuy nhiên việc quản lý, sử dụng thuốc trong các bệnh viện hiện nay gặp
nhiều khó khăn, bất cập.Hiện nay thuốc điều trị luôn gắn với quyền lợi BHYT
đang có nhiều bất cập trong công tác quản lý, sử dụng. Chi phí về thuốc ngày
càng tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi của quỹ BHYT. Năm 2015 tổng
chi tiền thuốc của quỹ BHYT 11.564 tỷ đồng chiếm 60% tổng chi phí năm
2011 là 15.568 tỷ đồng chiếm 61,3% [16].
1.3.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong vấn đề sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu của các bệnh viện kinh
10
phí mua thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Theo các báo cáo kết
quả công tác khám chữa bệnh của Cục quản lý - khám chữa bệnh năm 20092010 kinh phí sử dụng thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi từ 32,3% đến
32,4% trong tổng kinh phí sử dụng tiền thuốc [16].
Theo thống kê của Bộ y tế về báo cáo sử dụng kháng sinh của các bệnh
viện tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh trung bình tại 22 bệnh viện đa khoa
Trung ương là 28%, tại 15 bệnh viện viện chuyên khoa tuyến tỉnh là 32%, tại
54 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh cao nhất 43% [13].
Phân tích thực trạng thanh toán BHYT trong số 30 hoạt chất có giá trị
thanh toán BHYT nhiều nhất chiếm 43,7% thì kháng sinh chiếm 10 hoạt chất
chiếm tỷ lệ cao nhất 21,92% tiền thuốc BHYT [13].
Thuốc kháng sinh chiểm tỷ lệ lớn trong giá trị sử dụng tiền thuốc của
bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật của Việt Nam có tỷ lệ mắc
bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng thuốc
kháng sinh vẫn còn phổ biến [13]
Tại bệnh viện Bắc Cạn tỷ lệ tỷ lệ kinh phí sử dụng thuốc chống nhiễm
khuẩn ký sinh trùng chiếm 51,5% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [8] tại bệnh
viện đa khoa Vĩnh Lộc, Thanh Hóa tỷ lệ sử dụng kháng sinh chiếm 36,48%
giá trị sử dụng [14].
1.3.3. Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
trong danh mục thuốc
Trong năm 2012 Cục quản lý dược đã tổ chức diễn đàn “ Người Việt
Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những giải pháp quan
trọng hỗ trợ trong ngành dược Việt Nam phát triển bền vững, đảm bảo nguồn
cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn
nhập khẩu từ nước ngoài [5].
11
Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong năm 2012 là 2.600 triệu USD tăng
9,1 so với năm 2011. Trị giá thuốc nhập khẩu năm 2012 là 1.750 triệu USD
và bình quân tiền thuốc đầu người là 29,5 USD[4]
Tình hình sử dụng thuốc trong nước sản xuất tại các cơ sở khám chữa
bệnh và trên thị trường.
Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc nhập ngoại của
bệnh viện các tuyến: Tổng số tiền mua thuốc năm 2010 của 1018 bệnh viện là
15 tỷ nghìn đồng, trong đó tỷ lệ tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam chiếm 38,7%
- Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam tại bệnh viện Trung Ương :
Tổng giá trị mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 34 bệnh viện trung ương
năm 2010 là 11,9% trong năm 2009 là 12,3%.
- Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt nam tại bệnh viện tỉnh/ thành phố:
Tổng giá trị tiền mua thuốc sản xuất tại Việt nam của 307 bệnh viện
tỉnh/thành phố năm 2010 là hơn 2,232 tỷ đồng (33,9%) tăng nhẹ so với năm
2009 (33,2%)
- Tỷ lệ dùng thuốc sản xuất tại Việt Nam tại các bệnh viện huyện.
Đến 2015 thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ gần 50 % đáp ứng 2/3
số hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam lần thứ V. Thực
hiện đề án” Người Việt nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” nhiều bệnh viện
đã sử dụng tới 80% thuốc nội, góp phần giảm chi phí cho người bệnh, quỹ
BHYT [8]
Năm 2010, tổng giá trị tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559
bệnh viện huyện là 2.900 tỷ đồng, chiếm 61,5% so với tổng số tiền mua
thuôc, tỷ lệ này tăng hơn so với năm 2009 (60,4%) [5]
Kết quả phân tích DMT sử dụng tại các bệnh viện, tỷ lệ trung bình của
thuốc sản xuất trong nước chiếm khoản 35% tổng số khoản mục và giá trị sử
dụng. Việc sử dụng trong nước và thuốc nhập khẩu tại tuyến huyện trong năm
2009 số khoản mục và giá trị sử dụng cao hơn tuyến Trung Ương và tuyến
12
tỉnh. Tỷ lệ thuốc nội chiếm 48,2 đến 55,5% khoản mục, giá trị sử dụng 39,3
đến 53,2% [13]
Thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ 85,5 đến 93% số khoản mục nhưng
giá trị sử dụng 78,3 đến 86%, thuốc Generic từ 35,5 đến 47,8% khoản mục và
từ 17,8% đến 21,8% giá trị sử dụng, thuốc tiêm chiếm 51,7% đến 61% so với
giá trị sử dụng từ 41,1 đến 52, 2 % [13]
1.3.4. Tình hình sử dụng thuốc generic, thuốc biệt dược
Trong thông báo của Bộ y tế tại một số các bệnh viện các thuốc biệt
dược thường chiếm tỷ lệ cao trong danh mục thuốc bệnh viện. Bệnh viện đa
khoa Đông Anh năm thuốc biệt dược chiếm 54,21% tổng số lượng tiền thuốc
sử dụng. Tại bệnh viện Trung Ương Huế năm 2012 tỷ trọng thuốc mang tên
biệt dược gốc chiếm 12,2% SKM và 9,96% giá trị sử dụng, trong khi đó thuốc
mang tên thương mại chiếm 87,8% SKM và 90,04% GTSD. Tại bệnh viện đa
khoa huyện Vĩnh Lộc năm 2015tỷ lệ thuốc mang tên thương mại 76% trong
tổng số lượng thuốc sử dụng [17]. Sử dụng các thuốc generic là một trong
những cách làm giảm chi phí cho điều trị.Đây cũng là một trong những tiêu
chí Bộ Y tế đưa ra trong việc lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện.
1.3.5. Cơ cấu thuốc theo Thông tư 11/2016/TT-BYT
Theo quy định tại thông tư 11/2016/TTLT-BYT-BTC ngày 11/05/2016
của liên Bộ Y tế - Bộ tài chính, đấu thầu thuốc chia thành các gói như sau: gói
thầu thuốc theo tên Generic, gói thầu thuốc theo tên biệt dược, gói thầu thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu[23].
* Nguyên tắc:
DMT được xây dựng trên cơ sở các thuốc sản xuất tại các cơ sở sản xuất
trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị cuả cơ sở khám, chữa bệnh theo tiêu chí
kỹ thuật của thuốc, giá thuốc hợp lý và có khả năng đảm bảo cung cấp cho
các cơ sở điều trị trên cả nước.
* Tiêu chí:
13
Các mặt hàng thuốc đưa vào danh mục phải đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:
- Thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu
- Đã có tối thiểu từ 3 (ba) số đăng ký của 3 (3) nhà sản xuất trong nước
theo nhóm tiêu chí kỹ thuật
- Giá của các thuốc sản xuất trong nước không cao hơn sơ với thuốc
nhập khẩu có tiêu chí kỹ thuật tương đương
- Đảm bảo khả năng cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế khi không mua
thuốc nhập khẩu sản xuất tại cơ sở có tiêu chí kỹ thuật tương đương với
thuốc sản xuất trong nước [5]
Phân tích các thuốc có trong Thông tư 10/2016/TT-BYT là rất cần thiết
vì nó là cơ sở để xây dựng DMT trong những năm tiếp theo. Nhằm hạn chế
việc lạm dụng các thuốc ngoại nhập không thật sự cần thiết.Đây là vấn đề cấp
bách của ngành Dược hiện nay.
1.3.6. Thực trạng sử dụng thuốc của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc
Tại Vĩnh phúc,sau 20 năm tái lập tỉnh, mạng lưới y tế đã được quan tâm,
đầu tư phát triển rộng khắp, từ trung tâm tới các thôn, bản với 2 bệnh viện đa
khoa cấp tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh và 9 bệnh viện đa khoa
tuyến huyện đã trở thành những địa chỉ tin cậy trong khám chữa bệnh cho
nhân dân. Để hoàn thành chức năng quan trọng đó, các Bệnh viện trong tỉnh
đã trú trọng tới công tác quản lý và sử dụng thuốc [36].
Từ 2014-2016, qua khảo sát cho thấy giá trị tiền mua thuốc tại 5 bệnh
viện gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Khu vực phúc Yên,
Trung tâm Y tế Yên Lạc, Trung tâm Y tế Bình Xuyên và Trung tâm Y tế Tam
Đảo chiếm từ 40-57% tổng kinh phí toàn viện mỗi năm. Tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và nhiễm khuẩn là nhóm có giá
trị sử dụng lớn nhất, chiếm tới 38,68%, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên
là 46,63% và 3 trung tâm Y tế tuyến huyện là 33-40%. Bên cạnh đó, các
14
nhóm thuốc điều trị ung thư, điều trị các bệnh mãn tính như tim mạch,
hocmon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết cũng là các loại thuốc chiếm
tỷ lệ cao về số lượng và giá trị trong danh mục thuốc sử dụng. Điều này cho
thấy gánh nặng từ các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, tiểu
đường…đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói
riêng. Theo phân tích ABC/VEN phát hiện một số thuốc không thật sự cần
thiết nhưng giá trị sử dụng lớn như nhóm thuốc tiêu hóa, thuốc giải độc và
dùng trong trường hợp ngộ độc và nhóm thuốc tim mạch, các thuốc này
chiếm tới 5,34% giá trị tiền thuốc sử dụng.
Đánh giá cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ cho thấy, ở hai bệnh viện
tuyến tỉnh, giá trị thuốc nhập khẩu chiếm 86,65-88,07% tổng, gấp 7 lần giá trị
thuốc sản xuất trong nước. Trong đó chủ yếu thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ, Ba
Lan, Trung Quốc…Ở các bệnh viện tuyến huyện, tỷ lệ này ít hơn.
Các thuốc được sử dụng chủ yếu là ở dạng đơn thành phần, mang tên
thương mại và đa phần đều có hoạt chất nằm trong danh mục thuốc chủ yếu
được quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Tại bệnh viện tuyến tỉnh có 31% đơn thuốc kê
chứa kháng sinh, trong khi tỷ lệ này ở các bệnh viện tuyến huyện là 22,56%.
Kháng sinh được kê nhiều ở các nhóm bệnh lý: hô hấp (87,5%), răng hàm mặt
(83,33%), tai mũi họng (80%)…Bệnh viện tuyến tỉnh có 21,67% đơn thuốc có
kê vitamin, chỉ số này ở các Bệnh viện tuyến huyện là 42,22%.
Việc sử dụng thuốc trong các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất
cập: Chi phí mua thuốc tại các Bệnh viện vẫn còn chiếm tỷ lệ cao; có hiện
tượng lam dụng kháng sinh trong điều trị; tổng số thuốc điều trị trong một
đơn còn nhiều; giá trị thuốc nhập khẩu chiếm đa số, vì vậy các Bệnh viện cần
có các biện pháp giảm thiểu tiền thuốc, đầu tư máy móc trang thiết bị phục vụ
bệnh nhân hơn nữa [36].
15