Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

phân tích hoạt động kinh doanh tại chi nhánh thương mại dược mỹ phẩm công ty cổ phần dược vtyt thanh hóa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ VĂN HOÀNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI DƯỢC MỸ
PHẨM - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VTYT
THANH HÓA NĂM 2017

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI –2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LÊ VĂN HOÀNG

PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI DƯỢC MỸ
PHẨM - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VTYT
THANH HÓA NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60720412

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Lan Anh
Thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2018 đến tháng 11/2018


HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
tôi đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những
người thân.
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Lan
Anh, người đã gợi ý, tìm hướng đi, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và truyền
đạt những kinh nghiệm cho tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Ban Giám
hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược và các
bộ môn có liên quan đến đề tài của Trường Đại Học Dược Hà Nội đã tận
tình giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tôi chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Công ty cổ
phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa nơi tôi công tác, tạo điều kiện cho tôi
được đi học và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và tra cứu số liệu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp tại Chi nhánh thương mại Dược mỹ phẩm đã luôn luôn bên cạnh
động viên và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin chân
thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 11 năm 2018
Học viên

Lê Văn Hoàng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG1. TỔNG QUAN .......................................................................... 3

1.1.KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3

1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 3
1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh .............................. 3
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh................................... 4
1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

5

1.2.1. Phân tích cơ cấu danh mục nhóm hàng: ............................................. 5
1.2.2. Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua .................................................. 5
1.2.3. Chỉ tiêu doanh thu............................................................................. 6
1.2.5. Thu nhập bình quân và năng suất lao động bình quân của cán bộ
công nhân viên ............................................................................................. 8
1.3. THỰC TRẠNG VỀ KINH DOANH DƯỢC

8

1.3.1. Vài nét về ngành Dược trên thế giới................................................ 8
1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC-VẬT TƯ Y TẾ
THANH HÓA 17

1.4.1. Vài nét về công ty ............................................................................ 17
1.4.2 Chi nhánh thương mại Dược - mỹ phẩm: .......................................... 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ............. 22
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.

22


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ...................................................................... 22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu. ........................................................................ 22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu. ....................................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu.

22

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. .......................................................................... 22
2.2.2. Biến số nghiên cứu. ........................................................................... 22
2.2.3. Phương pháp thu thập ....................................................................... 25


2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: .......................................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 26
3.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU HÀNG HÓA CỦA CHI NHÁNH DƯỢC MỸ PHẨM NĂM 2017.

26

3.1.1. Cơ cấu danh mục hàng hóa theo loại hàng hóa................................. 26
3.1.2. Cơ cấu danh mục hàng hóa theo nguồn hàng .................................. 27
3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc tại chi nhánh ............................................... 28
3.1.4. Cơ cấu danh mục hàng công ty sản xuất tại chi nhánh ..................... 29
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

31

3.2.1. Doanh thu, lợi nhuận bán hàng của chi nhánh .................................. 31
3.2.2. Năng suất lao động và thu nhập bình quân của nhân viên tại chi
nhánh năm 2017. ......................................................................................... 42
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 44

4.1. VỀ CƠ CẤU HÀNG HÓA CỦA CHI NHÁNH DƯỢC MỸ PHẨM NĂM 2017.
4.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
4.3. Hạn chế của đề tài

44

46

51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 52
1. Kết luận

52

2. Kiến nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 54

MỤCLỤCVIẾTTẮT

Chữviết tắt

Thành chữ

BYT

BộYtế

BHYT


Bảo hiểm y tế


CP

Cổ phần

VTYT

Vật tư y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

DSĐH

Dược sĩ đạihọc

DSTH

Dược sĩ trunghọc

DT

Dược tá

ETC


Thuốc kê đơn

GPP

Thực hành tốt nhà thuốc

GDP

Thực hành tốt phân phối thuốc

GSP

Thực hành tốt bảo quản thuốc

GLP

Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc

KQKS

Kết quả khảo sát

KV

Khu vực

OTC

Thuốc không kê đơn


PCCC

Phòng cháy chữa cháy

SOP

Quy trình thao tác chuẩn

TYT

Trạm Y tế


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ................................................................... 22
Bảng 3.1. Cơ cấu hàng hóa của chi nhánh năm 2017 ..................................... 26
Bảng 3.2. Cơ cấu hàng hóa theo nguồn hàng của chi nhánh năm 2017 ......... 27
Bảng 3.3. Cơ cấu danh mục thuốc tại chi nhánh............................................. 28
Bảng 3.4. Cơ cấu danh mụcthuốc theo tác dụng dược lý ............................... 29
Bảng 3.5. Cơ cấu danh mục hàng công ty sản xuất ........................................ 30
Bảng 3.6. Doanh số, lợi nhuận bán hàng theo kênh phân phối....................... 31
Bảng 3.7. Cơ cấu doanh thu, lợi nhuận hàng hóa theo nguồn hàng của chi
nhánh năm 2017. ............................................................................................. 32
Bảng 3.8. Cơ cấu doanh thu, lợi nhuậnhàng hóacủa chi nhánh ...................... 34
Bảng 3.9. Cơ cấu doanh thu lợi nhuận của thuốc tại chi nhánh...................... 35
Bảng 3.10. Cơ cấu doanh thu lợi nhuận theo nhóm hàng công ty sản xuất
tại chi nhánh .................................................................................................... 36
Bảng 3.11. Bảng doanh thu, lợi nhuận bán hàng theo tháng của chi nhánh
năm 2017 ......................................................................................................... .38
Bảng 3.12. Số lượng, và doanh thu các sản phẩm của chi nhánh theo phân

nhóm ABC....................................................................................................... 40
Bảng 3.13. Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên chi
nhánh Dược mỹ phẩm năm 2017. ................................................................... 42
Bảng 3.14. Thu nhập bình quân của CBCNV chi nhánh Dược mỹ phẩm
năm 2017 ......................................................................................................... 43


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Doanh số bán thuốc kê đơn trên toàn thế giới ................................ 9
Hình 1.2. Doanh thu và tăng trưởng ngành dược 2013-2020 ......................... 10
Hình 1.3. Nhập khẩu dược phẩm theo quốc gia năm 2016 ............................. 10
Hình 1.4: Mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người giữa Việt Nam và các
nước giai đoạn 2015 – 2020 ............................................................................ 12
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa......... 20
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu hàng hóa tại chi nhánh năm 2017 .......................... 26
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu nguồn hàng của chi nhánh năm 2017 .................... 27
Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu mặt hàng thuốc tại chi nhánh năm 2017 ................ 28
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ cơ cấu hàng công ty sản xuất..................................... 29
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ doanh thu của chi nhánh theo kênh bán hàng............ 32
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ doanh thu của chi nhánh theo nguồn hàng ................ 33
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ doanh thu hàng hóa tại chi nhánh năm 2017. ............ 35
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ doanh thu thuốc của chi nhánh. ................... 36
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ doanh thu bán hàng theo nhóm hàng công ty sản
xuất tại chi nhánh năm 2017 ........................................................................... 38
Hình 3.10. Biểu đồ doanh thu của chi nhánh qua các tháng trong năm 2017. 40
Hình 3.11. Biểu đồ tỷ lệ số lượng các mặt hàng theo phân nhóm A, B, C tại
chi nhánh năm 2017. ....................................................................................... 41


ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó phát triển ngành Dược Việt Nam trở thành
ngành kinh tế-kỹ thuật mũi nhọn, bên cạnh sự phát triển nội lực, ngành Dược
Việt Nam đã chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng
đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, các
doanh nghiệp Dược hoạt động sản xuất,kinh doanh trong cơ chế thị trường,
môi trường cạnh tranh gay gắt, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp
trong nước mà phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài.
Chính vì vậy phải tự đưa ra các quyết định kinh doanh của mình, đảm
bảo hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Và làm thế nào để duy trì được
sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động và từng bước nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là những vấn đề cấp thiết của doanh
nghiệp.
Công ty Cổ phần Dược VTYT Thanh Hóa kể từ khi thành lập đến nay,
quá trình xây dựng và phát triển của Công ty luôn gắn liền với quá trình xây
dựng và phát triển của nghành Dược Việt Nam cùng với những bước thăng
trầm trong tiến trình lịch sử phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh mục
tiêu kinh doanh hiệu quả, Công ty luôn duy trì thực hiện tốt các nghĩa vụ với
Nhà nước và xã hội… Coi đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát
triển bền vững. Với chiến lược đầu tư mở rộng, phát triển toàn diện, Công ty
đã khẳng định được vị thế ngày càng vững chắc trong ngành Dược.
Hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược VTYT Thanh Hóa
qua mạng lưới các chi nhánh nội tỉnh, ngoại tỉnh, hệ thống các nhà thuốc,


quầy thuốc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chi nhánh Dược mỹ phẩm trên địa
bàn thành phố Thanh Hóa, là một mắt xích nhỏ cho mạng lưới cung ứng thuốc
của công ty. Với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo cung ứng thuốc đầy

đủ, kịp thời thuốc phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên
địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Hoạt động của chi nhánh Dược mỹ phẩm phải đảm bảo đúng quy định
chuyên môn và hiệu quả kinh tế. Với mong muốn có được đánh giá tổng quát
về thực trạng tổ chức và hoạt động cung ứng thuốc của chi nhánh Dược mỹ
phẩm, nhằm tìm ra các ưu nhược điểm để từ đó đưa ra được cac giải pháp
khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc của chi nhánh;
chúng tôi thực hiện đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh tại chi nhánh
thương mại Dược mỹ phẩm – Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh
Hóa năm 2017” với mục tiêu sau:
1. Phân tích cơ cấu danh mục hàng hóa kinh doanh của chi nhánh
thương mại Dược Mỹ phẩm năm 2017.
2. Đánh giá một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của chi nhánh
thương mại Dược Mỹ phẩm năm 2017.


CHƯƠNG1. TỔNG QUAN
1.1.KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm
Phân tích là chia nhỏ sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận khác
nhau,trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành để hiểu các hiện
tượng đó. Mà hiện tượng đó được phân tích theo những phạm trù kinh tế và
theo những phương pháp đặc thù riêng. [1]
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứa đánh giá toàn
bộ quá trình kết quả hoạt động ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt
động kinh doanh và các tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra
phương án và áp dụng giải pháp nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp.
Do vậy "Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức cải tạo

hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ
thể với qui luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn".
[2]
1.1.2. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ để phát triển những
khả năng tiềm tàng và công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. [2]
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết
định kinh doanh. Thông qua các tài liệu phân tích, cho phép các doanh nghiệp
nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong
doanh nghiệp.[9] [19]
Phân tích hoạt động kinh doanh còn là phương pháp quan trọng để
phòng ngừa rủi ro. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và hạn chế xảy ra
rủi ro,doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình,


đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra
chiến lượng kinh doanh cho phù hợp.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các
nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tác bên
ngoài khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua
phân tích họ mới có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay
với doanh nghiệp.
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ
tiêu kinh tế. Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái
quát giữa kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán định mức,…
đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng.
Xác định nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây
nên các mức ảnh hưởng đó. Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp
các nhân tố gây nên do đó ta phải xác định trị số của các nhân tố và tìm

nguyên nhân gây nên biến động của trị số nhân tố đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những
tồn tại, yếu kém của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích hoạt
động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung mà cũng không chỉ
dừng lại ở chỗ xác định nguyên tố và tìm nguyên nhân mà phải từ cơ sở nhận
thức đó phát hiện các tiềm năng cần khai thác và những chỗ còn tồn tại, yếu
kém nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại ở doanh
nghiệp mình.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ mục tiêu đã định. Nếu kiểm tra và
đánh giá đúng sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời, phù hợp, đưa ra các
giải pháp có hiệu quả trong tương lai.[2]


1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP.
1.2.1. Phân tích cơ cấu danh mục nhóm hàng:
Phân tích cơ cấu nhóm hàng để tìm ra sản phẩm nào thuộc nhóm nào có
số lượng bán nhiều nhất trong năm, sản phẩm nào có số lượng bán ít nhất để
đưa ra giải phát nhằm thúc đẩy doanh số cho sản phẩm đó.
Phân tích danh mục nhằm nhóm hàng công ty khai thác có doanh thu
lớn nhất để từ đó có thể đưa vào sản xuất hoặc đi gia công về để bán ra thị
trường từ đó mang lại lợi nhuận cho công ty và còn chủ động hơn nữa trong
việc cung ứng cho thị trường.
1.2.2. Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh
nghiệp. Cơ cấu nguồn mua là chỉ tiêu đánh giá nguồn hàng cho lợi nhuận cao
và thể hiện cái nhìn sắc bén nhạy camrcuar những người làm công tác kinh
doanh. Việc phân tích nguồn mua và cơ cấu nguồn mua là một tiêu chỉ tiêu
phân tích trong hoạt động doanh nghiệp.
Hệ số tiêu thụ mua hàng =


Doanh số bán hàng (giá bán)

Tổng doanh số mua (giá mua)

Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa mua vào và bán ra
- Chỉ tiêu này >1và tăng lên thì đánh giá hàng trong kì tốt vì tồn kho cuối kì
giảm
- Chỉ tiêu này<1 và giảm thì mua vào quá nhiều, bán ra chậm, hàng tồn kho
cuối kì tăng lên là không tốt.
+ Tổng doanh số mua của doanh nghiệp.
+ Các nguồn mua phải được đảm bảo được yêu cầu chất lượng.
+ Mua của các xí nghiệp sản xuất.
+ Mua nguồn khác: Thường là mua của các hãng, các công ty nhà
nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn khác.


+ Các quầy, cửa hàng của công ty tự mua.
+ Riêng với doanh nghiệp dược trung ương và một số doanh nghiệp
dược buôn bán tại thành phố lớn có chức năng xuất nhập khẩu còn có nguồn
nhập khẩu.[2]
1.2.3. Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ
sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của
doanh nghiệp. Doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản
lượng hàng hóa hay dịch vụ.[13] [2]
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ ngành nghề chính của
doanh nghiệp: Là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp
đã bán ra trong kỳ. Theo đó doanh thu từ ngành nghề chính của doanh nghiệp
dược là: sản xuất, bán buôn, xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ kiểm

nghiệm, dịch vụ thử lâm sang thuốc và dịch vụ bán lẻ thuốc.[20]
- Doanh thu thuần vê bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là khoản doanh
thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như các khoản giảm giá hàng bán,
chiết khấu, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế...
- Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ
tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh
nghiệp.
Ý nghĩa: Doanh thu phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn
vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó ta có thể đánh giá được hiện
trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. [12] [13]
1.2.4. Chỉ tiêu lợi nhuận
Bất kỳ một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ
khácnhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức
phi lợinhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không


mang tínhchất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường nóiđến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay
quanh mụctiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận lợi nhuận chính và chủ
yếu tạo nên toàn bộ lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
thường được xem xét thông qua 2 chỉ tiêu: Lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh.
- Lợi nhuận gộp: phản ánh chênh lệch giữa tổng doanh thu thuần về
tiêuthụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với tổng giá vốn sản phẩm, hàng hóa,
dịchvụ đã tiêu thụ. Chỉ tiêu này được tính bằng doanh thu bán hàng và cung
cấpdịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ
hoạtđộng kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả
hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được

tínhtoán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụtrừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng
hóa,dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo, cộng doanh thu hoạt động tài chính
vàtrừ đi chi phí hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự
tínhtrước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế bao gồm lợi nhuận thuần từ
hoạtđộng kinh doanh và lợi nhuận khác.
- Lợi nhuận kế toán sau thuế: là lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi
trừđi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản suất kinh
doanh của doanh nghiệp. Phân tích, xem xét mức độ biến động của tổng số lợi
nhuận, đánh giá bằng con số tương đối, thông qua việc so sánh giữa tổng lợi
nhuận trong kỳ so với vốn sản xuất sử dụng để sinh ra lợi nhuận.


1.2.5. Thu nhập bình quân và năng suất lao động bình quân của
cán bộ công nhân viên
Đối với doanh nghiệp dược kinh doanh thì năng suất lao động bình
quân là năng suất bán ra trung bình. [2]
Năng suất lao động bình quân của CBCNV được thể hiện bằng chỉ tiêu
doanh số bán ra chia cho tổng số CBCNV trong sản xuất và kinh doanh. Năng
suất lao động bình quân thể hiện hoạt động của doanh nghiệp Dược có hiệu
quả hay không và ngược lại.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp không phải
chỉ tính đến lợi nhuận thu được mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống
CBCNV thông qua thu nhập bình quân của họ. Thu nhập bình quân của
CBCNV là lương và các khoản thu nhập khác, ví dụ các khoản tiền thưởng
quý, năm, lễ... Thu nhập bình quân của CBNV thể hiện lợi ích, sự gắn bó của
người lao động với doanh nghiệp và chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn

định.
1.3. THỰC TRẠNG VỀ KINH DOANH DƯỢC
1.3.1. Vài nét về ngành Dược trên thế giới.
Theo EvaluatePharma, doanh số bán thuốc kê đơn trên toàn thế giới dự
báo tăng trưởng ở mức 6,5% (CAGR) đến năm 2022. Theo đánh giá dự báo,
công nghiệp dược phẩm đang tăng trưởng ở mức 6,5% mỗi năm (CAGR) đạt
1,06triệu USD vào năm 2022. Sự tăng trưởng này có thể do mở rộng các liệu
pháp hiện có như thuốc ức chế PD-1 / PD-L1 Opdivo và Keytruda và J & J's
Darzalex, cũng như sự ra mắt của các liệu pháp mới, chẳng hạn như Dupixent
của Sanofi/Regeron trong viêm da dị ứng.
Thị trường thuốc “Orphan” dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong thời gian giai
đoạn 2016-22, đạt đỉnh 209 tỷ đô la vào năm 2022. [10]


1Hình 1.1. Doanh số bán thuốc kê đơn trên toàn thế giới
1.3.2. Thực trạng kinh doanh thuốc trên thị trường Việt Nam.
Theo IMS Health, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thị trường
dược phẩm phát triển nhanh nhất châu Á, đứng thứ 17 trên thế giới
(Pharmerging markets).
Tổng doanh thu của ngành là 5,2 tỷ USD tăng 11% so với năm 2016. Tỷ
lệ tăng trưởng ngành từ năm 2012-2017 là 14%, dự báo tăng trưởng năm
2017-2020 là 12,5%. [5]


Hình 1.2. Doanh thu và tăng trưởng ngành dược 2013-2020.
Theo thống kê sơ bộ, năm 2017 nhập khẩu thuốc của 11 tháng là 2.540
triệu USD tăng 8,5% so với năm 2016; nhập khẩu nguyên liệu, dược liệu của
11 tháng là 332 triệu USD, giảm 2% so với năm 2016.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thuốc từ các thị trường Pháp chiếm 13%,
sau đó là thị trường Ấn Độ 11%, Đức 9%,…


Hình 1.3. Nhập khẩu dược phẩm theo quốc gia năm 2016.


Nước ta hiện nay chỉ mới đạt trình độ sản xuất thuốc thành phẩm từ
nguyên liệu nhập khâu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu hóa dược và chưa
tự phát minh được thuốc.
Các doanh nghiệp Dược Việt Nam đa số sản xuất thành phẩm từ nguyên
liệu nhập, nguyên liệu để sản xuất thuốc trong nước được nhập khẩu đa số từ
Trung Quốc và Ấn Độ. Về nguyên liệu đông dược, khoảng gần 90% được
nhập từ Trung Quốc, còn lại là thảo dược được trồng ở Việt Nam, phổ biến
như Atiso, Đinh lăng, Cam thảo, Ích mẫu, Diệp hạ châu,…Hầu hết sản phẩm
dược trong nước đều là thuốc phổ biến, có giá rẻ nên doanh nghiệp trong
nước cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc thị trường hạn hẹp, trong khi phân
khúc biệt dược có giá trị cao đều do doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Dược trong nước có xu hướng nâng cấp
nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế như PIC/S-GMP, EU-GMP để sản
xuất thuốc Generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng thâm nhập của kênh
phân phối ETC và xuất khẩu, đồng thời gia công và sản xuất thuốc nhượng
quyền là con đường ngắn nhất và hiệu quả để theo kịp ngành dược thế giới.
Theo cục Quản lý Dược, tính đến ngày 6/12/2017, Việt Nam có 205
doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt theo tiêu
chuẩn GMP-WHO, 8 doanh nghiệp trong nước đạt tiêu chuẩn PIC/S –GMP
và EU-GMP trong đó có 2 doanh nghiệp nội địa đáp ứng được tiêu chuẩn này
là Imexpharm và Pymepharco, còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.[6]
Theo thống kê của cục thống kê, tính đến năm 2016 Việt Nam có 13.591
cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước trong đó có khoảng 1077 bệnh viện và
11.102 trạm y tế các xã phường. [6]
Theo thống kê của bộ y tế, cả nước hiện có trên 42.169 cơ sở bán lẻ

thuốc, tính bình quân có khoảng 4,6 cơ sở bán lẻ thuốc trên 10.000 dân, góp


phần đảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên để phòng, chữa bệnh cho người
dân. [6]
Mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam theo ước tính của IMS
Health chỉ vào khoảng 33 USD năm 2015, dù được dự báo sẽ tăng lên gần 50
USD vào năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung ở
mức gần 78,3 USD của các nước pharmeging và mức 180 USD của cả thế
giới. [4]

Hình 1.4. Mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người giữa Việt Nam và
các nước giai đoạn 2015 – 2020
Những cơ chế mới về ngành dược có tác động tích cực đến ngành dược
trong ngắn hạn:
Trong khoảng tháng 4 năm 2017, cục Quản lý Dược-Bộ Y tế đã thông
báo hiện có 698 thuốc biệt dược gốc, trong đó 447 thuốc đã hết hạn độc
quyền. Đây chính là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp sản xuất trong
nước có cơ hội sản xuất thuốc Generic và có cơ hội trúng thầu vào kênh bệnh
viện cao hơn trước.
Theo thông tư 11/2016/TT-BYT quy định đối với thuốc thuộc danh
mục sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng
cung cấp do Bộ Y tế công bố thì trong hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu


không được chào thuốc nhập khẩu thuộc nhóm đó. Điều này cơ hội đầy tích
cực hỗ trợ cho hoạt động đấu thầu của các công ty dược nội địa.
Sửa đổi Luật dược số 105/2016/QH13 về ưu tiên phát triển dược liệu,
thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền. Luật Dược sửa đổi đã đưa ra một loạt các
chính sách, giải pháp nhằm khôi phục lại vị thế cho dược liệu, thuốc dược liệu

và thuốc cổ truyền Việt Nam, trong đó có vấn đề hỗ trợ phát triển nuôi trồng,
quản lý chặt chẽ hơn về nhập khẩu dược liệu, đồng thời cho phép chỉ định
thầu để ngành dược trong nước có điều kiện phát triển. Đây chính là cơ hội
cho những doanh nghiệp nội địa hoạt động sản xuất trong mảng đông
dược.[6]
Luật Dược sửa đổi mang đến cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp dược,
đặc biệt là các doanh nghiệp có nhà máy đạt chuẩn PIC/S và GMP-EU khi các
điều khoản đều theo hướng tạo điều kiện phát triển thuốc nội địa, nhất là
trong bối cảnh sản xuất trong nước hiện mới chỉ đáp ứng được 48% nhu cầu
tiêu thụ.[3]
Dù vậy, cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, sự đa dạng của thị
trườngdược phẩm đã làm cho hoạt động kinh doanh ngày càng phong phú và
phứctạp. Để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh, các doanh nghiệp
cầnphải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng
cácđiều kiện vốn có về các nguồn nhân lực, vật lực. [8]
Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng, mức
độ và xu hướng tác động của từng yếu tố đến kết quả kinh doanh. Vì vậy,
việcphân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết.
Từ thực tế đó, các đề tài về phân tích hoạt động kinh doanh đã
đượcnhiều học viên, sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu:
➢ Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kỳ Sơn
- Hòa Bình năm 2016”
Kết quả đề tài phân tích cho thấy:


Cơ cấu hàng hóa: Thuốc tân dược là mặt hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất
(72,9%) tiếp theo là Thực phẩm chức năng (16,1%), mặt hàng Mỹ phẩm và
Vật tư y tế chiếm một tỷ lệnhỏ (6,0% và 5,0%).
Về cơ cấu thuốc tân dược theo tác dụng dược lý: Nhóm thuốc
đường tiêu hóa, thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

chiếm tỷ lệ lớn nhất (31,4%), tiếp đến là Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt; chống
viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp (27,7%), thứ 3
là Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (11,7%), Thuốc tác
dụng trên đường hô hấp, thuốc tim mạch đứng thứ 4 với tỷ lệ 9,0%, Nhóm
khoáng chất và vitamin đứng thứ 5 với tỷ lệ 8,1%. Nhóm Hocmon và các
thuốc tác động vào hệ thống nội tiết, Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng
(7,1%), cuối cùng là Nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, thuốc tẩy trùng và sát
khuẩn (5,0%).
Về doanh thu: Doanh thu bán Thuốc chiếm tỷ lệ lớnnhất (76,7%), Thực
phẩm chức năng có doanh thu đứng thứ 2 (20,6%).Vật tư y tế là nhóm hàng
có doanh thu đứng thứ 3 (2,2%) đứngcuối là doanh thu từ kinh doanh Mỹ
phẩm (0,5%). [16]
➢ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thương
mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Hoàng Thành năm 2016
Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
Về cơ cấu nguồn hàng:hàng công ty nhập khẩu chiếm tỷ lệ 34,2 %,
hàng công ty khai thác chiếm tỷ lệ cao là 65,8 %.
Về cơ cấu hàng hóa: Thuốc tân dược là 74 mặt hàng tỉlệ 93,7% chủ yếu
là các thuốc thiết yếu trong công tác phòng và chữa bệnhđang được trị trường
chấp nhận. Còn lại là thực phẩm chức năng gồm 5 sảnphẩm chiếm tỉ lệ 6,3%.
Về cơ cấu thuốc theo tác dụng dược lý: nhómthuốc chống rối loạn tâm
thần chiếm tỷ lệ cao nhất 18,9%. Ít nhất là nhóm thuốc chống dị ứng chiếm tỉ
lệ5,4% trên tổng số lượng sản phẩm của công ty.


Năng suất lao động bình quân của cán bộ trong năm 2016 đạt 1.620
triệu đồng.
Thu nhập bình quân năm của cán bộ công nhân viên trong công ty năm
2016 là 140,4 triệu đồng. [14]
➢ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Dược VTYT

Đăk Nông –tỉnh Đăk Nông năm 2016
Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
Về cơ cấu doanh số bán hàng hóa: Doanh số bán thuốc chiếm 51,8 %
tổng doanh số, thực phẩm chức năng chiếm tỷ lệ 34,8%, còn lại là vật tư y tế
chiếm 13,4%.
Về cơ cấu doanh số bán thuốc theo nhóm tác dụng dược lý: Doanh số
bán thuốc nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 34%; đứng thứ 2 là nhóm
vitamin, khoáng chất chiếm tỷ lệ 21,4%; thứ 3 là nhóm hô hấp chiếm tỷ lệ
13,4%; giảm đau xương khớp và kháng vi rút cùng có tỷ lệ khoảng 10%, còn
lại là các nhóm khác.
Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên trong năm
2016 đạt 1.482 triệu đồng.
Thu nhập bình quân năm của cán bộ công nhân viên trong công ty năm
2016 là 78,6 triệu đồng, chia đều cho mỗi tháng là 6,55 triệu đồng. [17]
➢ Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh dược phẩm
huyện Ngọc Lặc – Công ty cổ phần Dược VTYT Thanh Hóa năm 2014.
Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
Về cơ cấu doanh thu theo nguồn hàng: Doanh thu hàng công ty sản
xuất là 7.174 triệu đồng chiếm tỷ lệ 34,2% tổng doanh thu, doanh thu hàng
công ty khai thác là 13.787 triệu đồng chiếm tỷ lệ 65,8% tổng doanh thu.
Về cơ cấu bán ra: Doanh số bán cho bệnh viện chiếm tỷ trọng cao nhất
trongtổng doanh số bán của Chi nhánh chiếm tỷ lệ 60,24% tổng doanh


thu;doanh số bán lẻ và bán cho đại lý, trạm y tế, cơ quan, xí nghiệp chiếm
39,76% tổng doanh thu.
Về doanh số bán ra theo nhóm hàng hóa: doanh số bán thuốc tân dược
chiếm tỷ lệ khá cao 76,51% tổng doanh thu; doanh số bán thuốc đông dược
chiếm tỷ lệ 18,49% tổng doanh số; thực phẩm chức năng chiếm 4% và Bông
băng, cồn gạc chiếm tỷ lệ 1%.

Về doanh số bán ra theo các nhóm thuốc: Doanh số bán của nhóm
kháng sinh có tỷ trọng cao nhất(41,0%), sau đó đến nhóm giảm đau chống
viêm chiếm tỷ lệ 25%, nhóm vitamin vàkhoáng chất chiếm tỷ lệ 17%, còn lại
các nhóm khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
Năng suất lao động của CBCNV Chi nhánh năm 2014 là87,34 triệu
đồng.
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty năm 2016
là 5.042.000 VNĐ/người/tháng. [11]
➢ Phân tích danh mục và doanh thu hàng sản xuất của công ty cổ phần
dược VTYT Thanh Hóa năm 2014
Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
Về cơ cấu hàng công ty sản xuất: số lượng thuốc tân dược
chiếm đa số với tỷ lệ 84,04%;mặt hàng thuốc đông dượcchiếm 15,96%.
Về cơ cấu nguồn hàng: Hàng công ty sản xuất có số lượng lớn nhất 124
mặt hàng chiếm tỷ lệ 58,2%; hàng công ty liên doanh chiếm tỷ lệ 39,9% còn
lại là hàng cắt lô chiếm tỷ lệ nhỏ 1,9%.
Về doanh thu theo nguồn hàng: Doanh thu hàng công ty sản xuất chiếm
tỷ trọng lớn nhất 82,93% tổng doanh thu; hàng công ty liên doanh chiếm tỷ lệ
12,19%; hàng cắt lô chiếm tỷ lệ 4,88%.
Về doanh thu theo kênh bán ra: Doanh thu của công ty theo kênh bán
bảo hiểm là 49,34 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 15,85% tổng doanh thu; doanh thu theo
kênh bán OTC là 261,98 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 84,15 tổng doanh thu. [15]


1.4. MỘT VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC-VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA
1.4.1. Vài nét về công ty
Hình thức sở hữu vốn
Công ty Cổ phần Dược-Vật tư y Thanh Hóa là Công ty được thành lập
từ việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo Quyết

định số 3664/QĐ-UBTH do Uỷ ban nhân tỉnh Thanh Hóa cấp ngày
05/11/2002. Công ty hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số
2800231948 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp, trong quá trình
hoạt động công ty có 12 lần thay đổi đăng ký kinh doanh. [18]
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Vốn điều lệ của Công ty là
74.716.140.000 đồng tương ứng 7.471.614 cổ phần.
Trụ sở Theo đang ký kinh doanh: 232 Trần Phú-Thành Phố Thanh Hóa.
Lĩnh vực kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2800231948 thay đổi lần
thứ 11 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 30/12/2016, lĩnh
vực hoạt động của Công ty là:
- Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược, tân dược.
- Kinh doanh thuốc tân dược, cao đơn hoàn tán.
- Kinh doanh hóa chất dược dụng, hóa chất xét nghiệm, mỹ phẩm.
- Kinh doanh và sửa chữa thiết bị y tế.
- Kinh doanh thuốc nam, bắc.
- Kinh doanh nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật tư
y tế.
Kinh doanh thiết bị khoa học kỹ thuật, vật tư dân dụng, văn phòng
phẩm, công nghệ phẩm.
Đầu tư hoạt động phòng khám đa khoa-phòng mạch. Kinh doanh sản
xuất thuốc, thực phẩm chức năng, sản xuất dinh dưỡng. [18]


×