Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

1 SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT VI MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.06 KB, 7 trang )

LÝ THUYẾT
Câu 1: Chi phí cơ hội là gì? Đường giới hạn khả năng sản xuất phản ánh quy
luật chi phí cơ hội tăng dần như thế nào?
Câu 2: Nêu ba vấn đề kinh tế cơ bản. Trình bày sự khách nhau cơ bản của các
cơ chế kinh tế trong việc giải quyết ba vấn đề kinh tế này.
Câu 3: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cầu? Các nhân tố dẫn đến sự
vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của toàn bộ đường cầu? Vẽ
đồ thị minh họa.
Câu 4: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cung? Các nhân tố dẫn đến sự
vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của toàn bộ đường cung?
Vẽ đồ thị minh họa.
Câu 5: Thế nào là giá trần và giá sàn? Ưu và nhược điểm của giá trần và giá
sàn.
Câu 6: Khái niệm co giãn của cầu theo giá? Công thức tính? Tại sao hệ số này
luôn mang giá trị âm?
Câu 7: Khái niệm co giãn cầu đối với giá hàng hóa khác? Cho biết ý nghĩa hệ
số co giãn?
Câu 8: Khái niệm co giãn cầu đối với thu nhập? Hệ số này mang giá trị âm
hay dương? Tại sao?
Câu 9: Trình bày khái niệm và công thức tính tổng lợi ích và lợi ích cận biên
Câu 10: Nêu nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần và ý nghĩa của quy
luật trong phân tích hành vi của người tiêu dùng.
Câu 11: Nêu khái niệm và tính chất đặc điểm đường bàng quang. Tại sao các
đường bàng quang lại thường xuống dốc về phía bên phải?
Câu 12: Việc phân tích hành vi tiêu dùng bằng hình học phải dựa trên các giả
thiết nào?
Câu 13: Trình bày các xác định kết hợp hàng hóa tối đa hóa lợi ích cho người
tiêu dùng bằng lý thuyết bàng quang – ngân sách.
Câu 14: Phân biệt các khái niệm quá trình sản xuất và hàm sản xuất, năng
suất bình quân và năng suất cận biên
Câu 15: Giải thích sự lựa chọn tối ưu của người sản xuất với hai đầu vào biến


đổi bằng sự kết hợp giữa đồng lượng và đồng phí. Vẽ đồ thị minh họa
Câu 16: Phân tích khái niệm về sản xuất dài hạn và sản xuất ngắn hạn
Câu 17: Phân tích xu hướng vận động của các chi phí sản xuất trong ngắn
hạn và dài hạn. Vẽ đồ thị minh họa
Câu 18: Phân biệt các khái niệm hiệu suất tăng, giảm và không đổi theo quy

Câu 19: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Hãy nêu những đặc điểm của
thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
Câu 20: Quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh trong ngắn hạn và trong
dài hạn khác nhau thế nào?
Câu 21: Phân tích nguyên nhân dẫn tới độc quyền bán? Nêu những đặc điểm
của thị trường độc quyền bán?
Câu 22: Các hãng độc quyền có đường cung không? Tại sao?

1


Câu 23: Tại sao sản lượng của hãng độc quyền được xác định theo nguyên
tắc MR = MC ?

LỜI GIẢI GỢI Ý
Câu 1:
• Chi phí cơ hội (OC) là một khái niệm hữu ích được dùng trong lý thuyết lựa
chọn. Tức là thực hiện sự đánh đổi để nhận được một lợi ích nào đó buộc
chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó.
• Đường giới hạn khả năng sản xuất chỉ ra sự đánh đổi mà xã hội phải đối
mặt. Nó biểu thị chi phí cơ hội cho mỗi đơn vị lợi ích tăng thêm sẽ ngày
càng tăng dần.
Đường PPF phản ánh gần như mội lĩnh vực kinh tế nói chung. VD: trồng
lúa, ban đầu để đạt tới 5 tấn/ha thì khá là dễ dàng nhưng càng về sau thì

càng khó khăn hơn thể hiện bằng chi phí cho mỗi tấn lúa về sau càng
ngày càng tăng
Câu 2:
• Ba vấn đề kinh tế cơ bản:
o Sản xuất cái gì? Khi nào? Bao nhiêu?
o Sản xuất như thế nào? Công nghệ gì? Nhiên liệu gì?
o Sản xuất cho ai? Phân phối cho ai?
• Sự khác nhau cơ bản của các cơ chế kinh tế
o KT thị trường: việc quyết định là của từng thành viên kinh tế
o KT hỗn hợp: duy trì cơ chế thị trường cùng với sự điều tiết của Nhà
nước
o KT kế hoạch hóa tập trung: Nhà nước là chủ thể quyết định, thực hiện
ba vấn đề cơ bản
Câu 3: (đồ thị xem slide)
• Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu: PX,PY, I, sở thích, N (số lượng), E (kỳ vọng)

Sự vận động dọc của đường cầu: PX
• Dịch chuyển cả đường cầu: I, PY, sở thích, N, E
Câu 4: (đồ thị xem slide)
• Các nhân tố ảnh hưởng đến cung: PX, T, Pi, tax, N, E
• Sự vận động dọc của đường cung: PX
• Dịch chuyển cả đường cung: T, Pi, tax, N, E
Câu 5:
• Giá trần là mức giá tối đa áp đặt cho một loại hàng hóa nào đó, thấp hơn
giá cân bằng
Ưu: bảo vệ lợi ích NTD
Nhược: xảy ra thiếu hụt hàng hóa
• Giá sàn là mức giá tối thiểu áp đặt cho một loại hàng hóa nào đó, cao hơn
giá cân bằng
Ưu: bảo vệ lợi ích NSX

Nhược: xảy ra dư thừa hàng hóa
Câu 6:
2


Sự co giãn của cầu theo hàng hóa là đại lượng cho thấy mức độ thay đổi
trong lượng cầu hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi khi các yếu tố khác
vẫn giữ nguyên
• Công thức tính:
• Hệ số này luôn âm bởi vì nó thể hiện luật cầu: khi giá tăng, NTD sẽ có xu
hướng mua ít hàng hóa hơn nên cầu giảm
Câu 7:
• Là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu hàng hóa đó trước sự thay đổi của
giá hàng hóa khác khi các nhân tố khác không đổi
• Công thức:
• Ý nghĩa:


Câu 8:
• Là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của thu nhập
khi các nhân tố khác không đổi
• Công thức:
• Hệ số này luôn mang giá trị dương vì khi thu nhập tăng lên thì NTD sẽ có
xu hướng sử dụng nhiều hàng hóa hơn nên cầu tăng
Câu 9:
• Tổng lợi ích(TU – Total Utility): mỗi hàng hóa đều đem lại cho NTD một lợi
ích, cộng tất cả lợi ích do việc tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ với nhau,
đó là tổng lợi ích
• Lợi ích cận biên(MU – Marginal Utility): là lợi ích mang lại từ việc tiêu dùng
thêm một đơn vị hàng hóa, dịch vụ

Câu 10:
• Quy luật: lợi ích cận biên của một hàng hóa có xu hướng giảm càng ngày
càng nhanh đi khi lượng hàng hóa đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một
thời kỳ nhất định
• Ý nghĩa: giúp người tiêu dùng có thể tính toán để đạt được tổng lợi ích
(TU) là lớn nhất
là cơ sở kinh tế để xây dựng nguyên lý về sự lựa chọn tối ưu
của NTD
Câu 11:
• Khái niệm: đường bàng quan là tập hợp các giỏ hàng hóa đem lại cùng
một mức lợi ích cho người tiêu dùng
• Đặc điểm:
Khi tagiỏ
di chuyển
từ điểm A(x1,y1) đến điểm
o Mỗi điểm trên đường đều thể hiện một
hàng hóa
B(x2,y2)

phía
bên
phảinhau
dọc theo đường bàng
o Những điểm cùng thuộc 1 đường thì mức độ lợi ích như
quanđộ
U1,
nhiênnhau
x2 sẽ lớn hơn x1.
o Những đường khác nhau biểu thị mức
lợiđương

ích khác
Nếu
y2
không
nhỏ
hơn
y1,phía
thì theo
o Có độ dốc âm (MRS giảm dần), không cắt nhau, cong về
gốc giả
tọađịnh "thích
độ, cao hơn thể hiện mức lợi ích lớnnhiều
hơn hơn ít", giỏ hàng hóa B sẽ được người tiêu
dùng ưa thích hơn giỏ hàng hóa A. Trong trường
hợp này, A và B không thể cùng nằm trên cùng
một đường bàng quan. Thực tế, vì cùng nằm trên
cùng một đường bàng quan nên y2 phải nhỏ
hơn y1 hay điểm B phải nằm ở vị trí thấp hơn
3
điểm A. Nói một cách khác, khi di chuyển dọc
theo một đường bàng quan từ trái sang phải,
chúng ta cũng đồng thời di chuyển từ trên xuống
dưới. Điều này cho thấy đường bàng quan là một




4



Câu 12: Các giả thiết
• Sở thích của người tiêu dùng là hoàn chỉnh
• Sở thích có tính chất bắc cầu (tính nhất quán)
• Mọi hàng hóa đều có lợi ích nên NTD luôn mong muốn có được càng nhiều
hàng hóa càng tốt
~> Đơn giản hóa đồ thị để phân tích cũng rất phù hợp với “tính tham lam”
của con người nói chung
Câu 13:
• Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng là điều tiếp xúc giữa đường
ngân sách à đường bàng quan cao nhất có thể
• Tại điểm tiếp xú: độ dốc của đường bàng quan bằng độ dốc của đường
ngân sách
Câu 14:
• Các khái niệm quá trình sản xuất
o Sản xuất: là việc sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, gọi
là yếu tố đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hóa, dịch
vụ mới…
o Công nghệ: cách thức hoặc phương pháp làm (các kỹ thuật) kết hợp
các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm
o Doanh nghiệp/ Hãng: tổ chức kinh tế thuê, mua các yếu tố sản phẩm
đầu vào nhằm tạo ra hàng hóa, dịch vụ để bán cho NTD nhằm thu lợi
nhuận
o Ngắn hạn và dài hạn:
 Ngắn hạn: khoảng thời gian mà trong đó có ít nhất một đầu vào cố
định
 Dài hạn: khoảng thời gian mà trong đó có ít nhất có thể thay đổi tất
cả các yếu tố đầu vào
• Hàm sản xuất: biểu hiện mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa các yếu tố sản
xuất khác nhau theo một công nghệ đã lựa chọn nhất định để tối đa hóa
đầu ra

• Năng suất bình quân (APL or APK): số lượng đầu ra tính theo một đơn vị
đầu vào
• Năng suất cận biên (MPL or MPK): sự thay đổi của tổng sản phẩm đầu ra có
sự thay đổi của một yếu tố đầu vào với giả định các yếu tố khác không đổi
Câu 15:
• Điểm lựa chọn tối ưu của người sản xuất là điểm tiếp xúc giữa đường đồng
lượng và đường đồng phí. Tại điểm đó độ dốc 2 đường bằng nhau


5


Câu 16:
• Ngắn hạn: khoảng thời gian mà trong đó có ít nhất một đầu cố định
• Dài hạn: khoảng thời gian mà trong đó có ít nhất có thể thay đổi tất cả các
yếu tố đầu vào
Câu 17: Trong ngắn hạn




MC và AC
AC giảm ~> MC < AC
AC tăng ~> MC > AC
AC min ~> MC = AC
MC và AVC
AVC giảm ~> MC > AVC
AVC tăng ~> MC > AVC
AVC min ~> MC = AVC


Đường AFC có xu hướng tiệm cận về trục Q
khi Q tăng
• Khoảng cách giữa 2 đường AC và AVC thu
hẹp khi Q tăng
• Đường cung trong ngắn hạn là đoạn MC từ AVC min đi lên
Trong dài hạn
• LMC và LAC
LAC giảm ~> LMC < LAC
LAC tăng ~> LMC > LAC
LAC min ~> LMC = LAC
• Đường cung trong dài hạn là đường LMC tính từ LAC min
Câu 18: Trong dài hạn
• Hiệu suất tăng theo qui mô: LAC dốc xuống
• Hiệu suất giảm theo qui mô: LAC dốc lên
• Hiệu suất không đổi theo qui mô: LAC nằm ngang
Câu 19:


6


Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là một trạng thái tồn tại của thị trường
trong đó mỗi nhà sản xuất đều không có quyền quyết định giá cả của sản
phẩm do họ sản xuất ra
• Đặc điểm:
o Số lượng doanh nghiệp lớn và sản lượng mỗi hãng là không đáng kể
o Sản phẩm đồng nhất
o Thông tin hoàn hảo
o Dễ dàng nhập cũng như rút khỏi thị trường
Câu 20: giống như chương IV

Câu 21:
• Nguyên nhân
o kết quả của quá trình cạnh tranh: cạnh tranh sẽ làm cho những doanh
nghiệp nào kém hiệu quả
o Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường
o Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ
o Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt
o Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất
• Đặc điểm:
o Chỉ có một người cung ứng, mức cung trên thị trường chính là sản
lượng của người bán
o Sản phẩm dị biệt, duy nhất và không có sản phẩm thay thế
o Sức mạnh của thị trường là mạnh nhất trong các loại cấu trúc thị
trường
Câu 22:
Không có vì không phải là người chấp nhận giá, các quyết định về sản lượng
và giá cả của doanh nghiệp độc quyền diễn ra đồng thời. Chúng phụ thuộc
vào vị trí của đường cầu, đường doanh thu biên và chi phí biên
Câu 23:
Vì trong thị trường độc quyền bán, mục tiêu của NSX là tối đa hóa lợi nhuận,
tức là max và nguyên tắc để tối đa hóa lợi nhuận chính là MR = MC


7



×