Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

CƠ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP nêu vấn đề TRONG dạy học tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đại đoàn kết dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.59 KB, 42 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN
DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC


Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề
trong dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Quan niệm về phương pháp dạy học và phương pháp dạy
học nêu vấn đề
Quan niệm về phương pháp dạy học
Khái niệm phương pháp dạy học
Nghiên cứu phương pháp dạy học đã được lý luận dạy học
quan tâm từ khi khởi thủy của nó, Johann Amos Comenius (J.A.
Komensky) đã nhấn mạnh:
“Mục tiêu đầu tiên và cuối cùng của Lý luận dạy học của
chúng ta là phải tìm ra và nhận biết phương pháp dạy học, ở
phương pháp nào giáo viên ít phải dạy hơn, tuy nhiên học sinh lại
học nhiều hơn, và ở phương pháp nào mà bầu không khí trong các
trường học ít sự ồn ào, buồn tẻ và nỗ lực vô ích, có nhiều tự do,
niềm vui và tiến bộ thật sự hơn”. [ 3]
Phương pháp dạy học là con đường để đạt mục tiêu dạy học
và giáo dục. Cho đến nay không có sự thống nhất về định nghĩa
phương pháp dạy học. Nhìn chung có thể cho rằng:


Phương pháp dạy học là một khái niệm rất phức hợp, có
nhiều bình diện, phương diện khác nhau. Lothar Klingberg nêu ra
một số đặc điểm của phương pháp dạy học như sau:
-“Định hướng mục tiêu dạy học;
Là sự thống nhất của phương pháp dạy và phương pháp học;
Kết hợp giữa chức năng đào tạo và giáo dục;


Là sự thống nhất của logic nội dung dạy học và logic tâm lý
nhận thức;
Có mặt bên ngoài và bên trong;
Vừa có tính khách quan và chủ quan;
Là sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện
dạy học.”[3, 97-98]
Hibert Meyer đưa ra một định nghĩa phương pháp dạy học
được sử dụng rộng rãi ở Đức:
“Các phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức,
trong đó và bằng cách đó giáo viên và học sinh tiếp thu hiện thực
tự nhiên và xã hội xung quanh dưới những điều kiện khung về
thiết chế”. [3, 98]


Hiện thực tự nhiên và xã hội ở đây có nghĩa là nội dung dạy
học, là đối tượng nhận thức. Các điều kiện khung về thiết chế ở
đây chỉ các điều kiện về cơ sở đào tạo, trường học.
Những nghiên cứu gần đây về dạy học, việc tạo lập môi
trường học tập thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và
sáng tạo của học sinh được đặc biệt nhấn mạnh.
Năng lực hành động của người dạy và người học là khả năng
làm việc định hướng mục tiêu, tự lực tương tác và thông hiểu
nhau trong những tình huống dạy học, luôn thay đổi dưới sự chú ý
các điều kiện dạy học.[14, 99]
Phân loại phương pháp dạy học
Sau đây là mô hình phân loại phương pháp dạy học có ý
nghĩa cho việc vận dụng các phương pháp dạy học một cách đa
dạng. Các mô hình phân loại này không hoàn toàn tách biệt nhau.
Mặt bên ngoài của phương pháp dạy học là hình thức bên
ngoài của hoạt động dạy học, có thể dễ dàng nhận biết qua các giờ

học. Mặt bên ngoài của phương pháp dạy học bao gồm:
+ Các hình thức cơ bản của phương pháp dạy học: Dạy học
thông báo (thuyết trình, biễu diễn trực quan, làm mẫu); cùng làm


việc (các phương pháp đàmthoại); giao nhiệm vụ (làm việc tự lực
của người học).
+ Các hình thức hợp tác (Hình thức xã hội của phương pháp
dạy học, hình thức tổ chức làm việc trong quá trình dạy học):
“Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, dạy học đối tác (học nhóm đôi)
và dạy học cá thể.” [3, 99]
Mặt bên trong của phương pháp dạy học là những thành
phần không dễ dàng nhận biết ngay thông qua quan sát giờ dạy
mà cần có sự quan sát kĩ và phân tích để nhận biết chúng. Mặt bên
trong của phương pháp dạy học bao gồm:
+ Các bước dạy học: Các bước của quá trình dạy học có
chức năng lý luận dạy học khác nhau, ví dụ: Chuẩn bị, nhập đề,
làm việc với tài liệu mới, củng cố, luyện tập, ứng dụng, kiểm tra,
đánh giá.
+ Các phương pháp logic: Trong các phương pháp dạy học
có thể sử dụng những phương pháp và thao tác logic nhận thức
khác nhau như: Phân tích, tổng hợp so sánh, trừu tượng hóa, khái
quát hóa, cụ thể hóa, phân loại.
+ Các phương pháp theo các bước đã quy định trước hay
phương pháp tìm tòi khám phá, giải quyết vấn đề:


. Giải thích-minh họa: Giáo viên thông báo tri thức thông
qua giải thích và minh họa, người học tiếp thu thụ động, phương
pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình.

. Algorit hóa: Quá trình học tập được thiết kế theo các bước
đã được lập trình sẵn, học sinh thực hiện các thao tác học tập theo
quy trình đã được thiết kế trước. Dạy học chương trình hóa là một
dạng của Algorit hóa. Làm mẫu-làm theo mẫu cũng là một dạng
dạy học theo các bước đã xác định.
. Khám phá-phát hiện: Người học tham gia tích cực, tự lực
vào quá trình tìm tòi, khám phát trí thức.
. Giải quyết vấn đề: “Quá trình dạy học được tổ chức theo
cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề. Sự tham gia của người
học ở những mức độ tự lực khác nhau, ở mức độ cao nhất là tự lực
nhân biết và giải quyết vấn đề.” [3, 100]
Các bình diện hành động của phương pháp dạy học:
Hilbert Meyer đưa ra một mô hình cấu trúc, phân biệt theo năm
khái niệm cơ bản của phương pháp dạy học. Các khái niệm này
được xếp trong ba bình diện:
Phương pháp vi mô: Các tình huống hành động (kỹ thuật
hành động).


Phương pháp trung gian: bao gồm các hình thức xã hội, mô
hình hành động và tiến trình dạy học.
Phương pháp vĩ mô: Các hình thức lớn của phương pháp dạy
học.
Quan điểm dạy học- Phương pháp dạy học- Kĩ thuật dạy
học:
Quan điểm dạy học: là những định hướng tổng thể cho các
hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên
tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở lý thuyết của lý luận dạy
học đại cương hay chuyên ngành, những điều kiện dạy học và tổ
chức cũng như những định hướng về vai trò của giáo viên và học

sinh trong quá trình dạy học. Quan điểm dạy học là những định
hướng mang tính chất chiến lược dài hạn lâu dài, có tính cương
lĩnh. Các quan điểm dạy học không phải các phương pháp dạy học
cụ thể. Có thể kể ra các quan điểm dạy học như:
+ Dạy học phát triển kế thừa;
+ Dạy học điển hình;
+ Dạy học giải quyết vấn đề;
+ Dạy học theo tình huống;


+ Dạy học định hướng hành động;
+ Dạy học định hướng người học;
+ Dạy học khám phá;
+ Dạy học nghiên cứu;
+ Dạy học toàn thể;
+ Dạy học gắn với kinh nghiệm;
+ Dạy học giao tiếp;
+ Dạy học mở…
Phương pháp dạy học: Khái niệm phương pháp dạy học ở
đây được hiểu với nghĩa hẹp, đó là phương pháp dạy học cụ thể,
các mô hình hành động. Đó là những hình thức, cách thức hành
động của giáo viên và người học nhằm thực hiện những mục tiêu
dạy học nhất định cụ thể. Phương pháp dạy học cụ thể quy định
những mô hình hành động của giáo viên và người học. Các
phương pháp dạy học cụ thể bao gồm những phương pháp chung
và các phương pháp đặc thù bộ môn như:
+ Thuyết trình;
+ Đàm thoại;



+ Trình diễn;
+ Làm mẫu;
+ Luyện tập;
+ Thực nghiệm;
+ Thảo luận;
+ Nghiên cứu trường hợp;
+ Đóng vai;
+ Phương pháp kịch bản;
+ Phương pháp điều phối;
+ Nhiệm vụ thiết kế;
+ Nhiệm vụ phân tích;
+ Phương pháp văn bản hướng dẫn;
+ Học theo trạm;
+ WebQuest.
Kỹ thuật dạy học: là những cách thức hành động của giáo
viên và người học trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực
hiện và điều chỉnh quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học chưa


phải là các phương pháp dạy học độc lập. Các kỹ thuật dạy học vô
cùng phong phú về số lượng. Bên cạnh những kỹ thuật dạy học
thông thường (đặt câu hỏi, nhận xét câu trả lời…). ngày nay người
ta đặc biệt chú trọng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực,
sáng tạo của người học [3, 104-106] như:
+ Động não;
+ Kỹ thuật phòng tranh;
+ Hỏi bằng phiếu;
+ Hỏi bằng điểm;
+ Kỹ thuật 635;
+ Kỹ thuật bể cá;

+ Nhóm lắp ghép;
+ Thông tin phản hồi;
+ Tia chớp;
+ Kỹ thuật 3 lần 3;
+ Bắn bia;
+ Kỹ thuật ổ bi;


+ Lược đồ tư duy;
+ Thảo luận ủng hộ và chống đối;
+ Điều cấm kị;
+ Chiếc ghế nóng….
- Quan niệm về phương pháp dạy học nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học đưa người học
vào tình huống có vấn đề và kích thích người học tự lực giải quyết
vấn đề đó một cách sáng tạo.Bàn về phương pháp dạy học nêu vấn
đề đã có nhiều quan niệm khác nhau như:
Nhà giáo dục học Ba Lan V. Ôkôn cho rằng: “Dạy học nêu
vấn đề là toàn bộ các hoạt động như tổ chức tình huống có vấn đề,
biểu đạt các vấn đề, chú ý giúp đỡ người học những điều cần thiết
để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đó và cuối cùng là
quá trình hệ thống hóa và củng cố các kiến thức tiếp thu được”.
[33, 103]
Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Bảo: “Dạy học nêu vấn đề là
hình thức dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức
và cách thức hoạt động một cách sáng tạo, bao gồm sự kết hợp
các phương pháp dạy và học có những nét cơ bản của sự tìm tòi
khoa học; Đảm bảo cho người học lĩnh hội vững chắc những cơ



sở khoa học, phát triển tính tích cực, tính tự lực và năng lực sáng
tạo và hình thành cơ sở thế giới quan cho họ.” [2, 41]
Ia Lence cho rằng: “Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy
học trong đó học sinh tham gia một cách hệ thống vào quá trình
giải quyết các vấn đề và các bài toán có vấn đề được xây dựng
theo nội dung tài liệu học trong chương trình.” [15, 5-6]
Một số đặc điểm phương pháp dạy học nêu vấn đề:
Thứ nhất, tình huống có vấn đề là yếu tố hạt nhân và trọng
tâm của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Vấn đề có thể là một sự
kiện, một tình huống trong bài học hay một hiện tượng đã và đang
diễn ra trong thực tiễn cuộc sống chứa đựng mâu thuẫn cần lý
giải.Tình huống có vấn đề biểu thị mâu thuẫn giữa thực tiễn đang
biến đổi, phát triển và trình độ hạn chế của tri thức vốn có, giữa
giới hạn chật hẹp của tri thức cũ với nhu cầu nhận thức ngày càng
cao của con người. Qua việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ đem lại
cho con người những tri thức mới. Xuất phát từ nội dung, đặc
điểm tri thức và đối tượng nghiên cứu của môn học, giảng viên
tiến hành thiết kế các bài tập nhận thức chứa đựng mâu thuẫn giữa
tri thức đã biết và tri thức cần tìm. Đó là quá trình cấu trúc lại một
cách sư phạm mâu thuẫn khách quan tồn tại trong bản thân tri
thức khoa học của môn học thành mâu thuẫn chủ quan trong quá


trình nhận thức của sinh viên - đây là nhân lõi kích thích sự hoạt
động của tư duy, khơi dậy tiềm năng và năng lực nhận thức của
người học để giải quyết vấn đề đang đặt ra. Dựa vào các kiểu mâu
thuẫn và đặc thù tri thức khoa học của môn học, có thể xuất hiện
một số kiểu tình huống có vấn đề cơ bản sau: Tình huống nghịch
lý, tình huống lựa chọn, tình huống bác bỏ và tình huống tại sao.
Tùy từng bài giảng, phần giảng và trình độ nhận thức của người

học mà giảng viên đưa ra tình huống có vấn đề cho phù hợp.
Thứ hai, người học tự tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn
đề dưới sự dẫn dắt, định hướng của người thầy. Nhiệm vụ giải
quyết các tình huống có vấn đề không phải của người dạy mà là
của người học. Quá trình người học tự giải quyết tình huống có
vấn đề được biểu hiện bằng các thao tác tìm kiếm mối quan hệ
giữa vấn đề được nêu ra với vốn tri thức đang sở hữu của bản
thân. Tuy vậy, người thầy cần lưu ý: có thể người học không đủ
khả năng để giải quyết tình huống có vấn đề đang đặt ra hoặc quá
dễ dàng. Không chú ý tới độ khó của nội dung tri thức cũng như
khả năng tiếp thu của người học thì tình huống có vấn đề đưa ra sẽ
vượt quá khả năng nhận thức của người học, ngược lại, ngay từ
đầu người thầy đã đưa ra những gợi mở hoặc can thiệp quá sâu
vào tình huống có vấn đề sẽ triệt tiêu ý nghĩa và tính chất của tình
huống đặt ra. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn


đề trong quá trình truyền thụ tri thức của môn học, giảng viên nên
giúp đỡ người học, nhưng cần đảm bảo sự tham gia của họ một
cách độc lập để sinh viên phải động não, sử dụng các thao tác tư
duy thông qua việc hoài nghi, dự kiến, tưởng tượng, dự đoán kết
quả, nhờ đó năng lực tư duy được phát triển.Người học giữ vị trí
trung tâm trong phương pháp dạy học nêu vấn đề nhưng không vì
thế mà mâu thuẫn với vai trò chỉ đạo, định hướng của người thầy.
Vai trò này được thể hiện: Dựa vào nội dung bài học để xác định
mâu thuẫn khách quan của các bài toán nhận thức; Xác lập
phương pháp để giải quyết vấn đề; Chuẩn bị các câu hỏi gợi mở;
Tổng kết, khái quát những tri thức mà người học cần lĩnh hội tạo
nền tảng vững chắc để tiếp nhận các đơn vị kiến thức tiếp theo.
Thứ ba, quy trình sử dụng phương pháp nêu vấn đề gồm các

giai như sau:
Xây dựng tình huống có vấn đề - bước quan trọng quyết định
toàn bộ quá trình tổ chức hoạt động dạy - học. Nhiệm vụ của giai
đoạn này là kích thích não bộ người học hoạt động có mục đích,
tạo cho người học trạng thái tâm lý hưng phấn, xuất hiện nhu cầu
nhận thức và thái độ sẵn sàng khám phá tri thức mới. Khi tạo ra
được mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, người thầy cần
đưa mâu thuẫn này vào quá trình nhận thức của người học để họ


thấy được sự tồn tại hiển nhiên của mâu thuẫn trong bài toán nhận
thức. Tình huống có vấn đề gồm nhiều dạng khác nhau, song dù
dạng nào cũng có cấu trúc: Cái cần tìm và cái đã biết. Để xây
dựng được tình huống có vấn đề, người thầy phải quán triệt được
mục tiêu của từng bài dạy, xác định rõ từng đơn vị kiến thức, phân
tích cấu trúc nội dung bài giảng và sắp xếp theo một trật tự. Khi
những vấn đề học tập biến thành nhu cầu nhận thức của người học
thì họ là chủ thể của quá trình nhận thức. Do đó, người dạy cần
tạo sự chuyển hóa mâu thuẫn của quá trình dạy thành mâu thuẫn
của quá
trình học.
Giải quyết vấn đề - giai đoạn cơ bản, cần đầu tư nhiều thời
gian nhất. Mục đích của giai đoạn này là làm sáng tỏ bản chất của
vấn đề đặt ra trong bài toán nhận thức. Dưới sự định hướng của
người dạy, người học phải đưa ra được các phương án, biện pháp
để giải quyết tình huống có vấn đề trong tư duy một cách trọn vẹn.
Giai đoạn này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: Tổ chức
tranh luận cả lớp; Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ; Bản thân cá
nhân mỗi người học độc lập suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề.
Hệ thống hóa và tổng hợp tri thức - giai đoạn cuối của quy

trình áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Mục đích của giai


đoạn này là củng cố, khắc sâu những tri thức khoa học mà người
học đã lĩnh hội. Đồng thời, hướng dẫn người học trong thực tiễn.
- Đặc điểm dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.
Nên giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chấn hưng dân tộc.
Giáo dục lý luận chính trị là một công tác căn bản trong đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước, Đoàn thể nhằm
phục vụ việc thực hiện đường lối, chiến lược phát triển kinh tế- xã
hội của Đảng, Nhà nước ta.Triết lý, quan điểm và mục tiêu công
tác giáo dục lý luận chính trị nằm ngay trong luận điểm của Lênin
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc lại với cán bộ, Đảng viên”
[16]:
“Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách
mạng” và “Chỉ có một Đảng có lý luận tiền phong hướng dẫn thì
mới có thể làm tròn được vai trò chiến sĩ tiền phong”. Do đó,
Người khẳng định:
“Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ là để nâng
cao trình độ lý luận của Đảng ta đặng giải quyết sự đòi hỏi của
nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng ta


có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm
vụ cách mạng vĩ đại của mình”. [16]
Triết lý giáo dục lý luận chính trị Hồ Chí Minh thể hiện rõ
trong lời ghi của Người ở trang đầu cuốn sổ vàng của Trường
Nguyễn Ái Quốc Trung ương tháng 9 năm 1949:

“Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự
Đoàn thể, Giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt
mục đích, thì phải Cần, kiệm, liêm, chính, Chí công vô tư.” [16]
Mỗi bài giảng về tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân
tộc phải làm sao góp phần vào việc giúp cho người học có phương
pháp làm việc tốt hơn khi chưa học. Và đối với bàiTư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc này được giảng dạy trong 4 tiết,
trong 4 tiết này người dạy phải truyền tải đến người học một số
nội dung chính như: Quan điểm của Hồ Chí minh về đại đoàn kết
dân tộc cũng như đại đoàn kết có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng
trong cách mạng Việt Nam ra sao. Và sẽ trình bày lực lượng, hình
thức tập hợp, nguyên tắc và phương pháp đại đoàn kết của Chủ
tịch Hồ Chí Minh; tình hình thế giới, tình hình trong nước tác
động đến khối đại đoàn kết, cũng như những thành tựu, hạn chế
của khối đại đoàn kết và nêu lên những mục tiêu của đại đoàn kết,
quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ta và có thể áp


dụng phương pháp nêu vấn đề ở những phần, mục trong bài như:
Nguyên tắc của đại đoàn kết dân tộc, phương pháp đại đoàn kết
dân tộc và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Đặc điểm đối tượng học bài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc: Là những cán bộ cấp xã, đã qua đào tạo chương
trình sơ cấp chính trị và đạt chuẩn về chuyên môn; Họ được bầu
cử hoặc bổ nhiệm vào các vị trí khác nhau của Đảng ủy, HĐND,
UBND, Mặt trận và các hội đoàn thể theo nhiệm kỳ; Trình độ học
vấn, trình độ chuyên mônvà độ tuổi của họ không đồng đều nhau;
Họ xuất phát từ những vùng miền khác nhau nên sẽ có những
phong tục tập quán khác nhau, có những quan niệm về tín

ngưỡng, tôn giáo khác nhau; Về thành phần dân tộc của đội ngũ
cán bộ xã cũng rất phong phú; Về cơ bản họ đã được đào tạo, bồi
dưỡng các kiến thức thuộc ngành nghề đang công tác, về quản lý
nhà nước, về tiếng dân tộc thiểu số….
Đặc điểm bài học Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc: Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm có 56 tiết với 5 chuyên
đề chính: Chuyên đề nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển
Tư tưởng Hồ Chí Minh (4 tiết); Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (4 tiết);


Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết (4 tiết);
Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân
và vì dân (4 tiết); Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và
công tác cán bộ (8 tiết) và 3 buổi thảo luận (12 tiết) và 5 buổi
người học tự nghiên cứu. Trong đó bài Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết dân tộc xoáy sâu vào những quan điểm cơ bản của
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết trong sự nghiệp hiện nay. Yêu cầu chính của
bài học là người học có thể nắm được nguyên tắc, phương pháp
của đại đoàn kết dân tộc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh và việc vận
dụng, phát triển tư tưởng đại đoàn kết của Đảng ta trong điều kiện
hiện nay như thế nào.
Đặc điểm người dạy bài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc: Giảng viên đảm nhận dạy môn Tư tưởng Hồ
Chí Minh nói chung và người dạy bài Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết dân tộc nói riêng phải tốt nghiệp thạc sỹ, có trình
độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, có thâm niên giảng dạy
và được bồi dưỡng về phương pháp dạy học và thành thạo về
phương pháp dạy học. Ngoài ra, họ còn là những người có kiến

thức sâu rộng về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp cách mạng của
Hồ Chí Minh, có tinh thần và trách nhiệm trong quá trình giảng


dạy, có đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sáng và đặc biệt là
phải trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng ta.
Đặc điểm phương pháp dạy học thường được sử dụng khi
dạy bàiTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: Phương
pháp thường được sử dụng để dạy học bàiTư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết dân tộc cho cán bộ xã tại trường Chính trị tỉnh Phú
Yên là phương pháp thuyết trình. Phương pháp thuyết trình có đặc
điểm nổi bật là thông báo lời giảng của người dạy và tái hiện sau
khi lĩnh hội của người học. Những kiến thức đến với người học
theo phương pháp này như đã được người dạy chuẩn bị sẵn để
người học thu nhận. Họ chỉ nghe, nhìn, cùng tư duy theo lời giảng
của người dạy, hiểu, ghi chép và ghi nhớ. Chính vì thế mà phương
pháp này thường xuyên được áp dụng tại trường đối với tất cả các
môn học và môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như bàiTư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc cũng không nằm ngoại lệ. Vì
phương pháp này phù hợp với điều kiện vật chất, phương tiện dạy
học và đối tượng học tại trường. Tuy nhiên, việc sử dụng phương
pháp thuyết trình không có sự kết hợp với các phương pháp dạy
học tích cực khiến cho hiệu quả, chất lượng giảng dạy không được
đảm bảo. Đây chính là lý do cần vận dụng thêm một số phương
pháp dạy học tích cực như phương pháp nêu vấn đề trong giảng


dạy tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết dân tộc nói riêng.
- Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp nêu

vấn đề trong dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc
- Đặc điểm Trường Chính trị tỉnh Phú Yên
Trường chính trị Phú Yên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Yên.
Trường chính trị Phú Yên có chức năng tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở;
cán bộ, công chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành
chính....
Nhiệm vụ chính của Trường chính trị Phú Yên (được công
bố công khai trên website của Nhà trường) là:
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính
quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở và một số đối tượng khác về
Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về nghị quyết, chỉ
thị của Đảng và Nhà nước và một số lĩnh vực khác. [35]


Đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công
chức, viên chức ở địa phương [35].
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên
môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán
bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền,
đoàn thể nhân dân cấp cơ sở. [35]
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đại biểu hội đồng nhân
nhân cấp xã, cấp huyện. [35]
Đào tạo tiền công vụ đối với công chức dự bị; bồi dưỡng
chuyên viên và các chức danh tương đương. [35]
Phối hợp với ban tuyên giáo tỉnh uỷ, thành uỷ hướng dẫn và

bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng
viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. [35]
Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở. [35]
Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoài các đối tượng đã nêu
trên theo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương. [35]
Đảng bộ Trường Chính trị Phú Yên gồm có 02 chi bộ trực
thuộc: 01 Chi bộ Khối Giảng viên và 01 Chi bộ Khối phục vụ.


Ban Chấp hành Đảng bộ có 07 đồng chí, trong đó nữ 02 đồng chí.
Tổng số đảng viên là 32 với 29 đồng chí đảng viên chính thức và
dự bị là3 đồng chí. Trong đó có: 14 đảng viên nam, 18 đảng viên
nữ. [35]
Trình độ nghiệp vụ: Thạc sĩ 17 đồng chí; đại học 12 đồng
chí; trung cấp 03 đồng chí. Lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh gồm
có: Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng. Cơ cấu tổ chức của
Trường Chính trị tỉnh: Có 04 Khoa và 03 Phòng:
+ Khoa Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
+ Khoa Xây dựng Đảng;
+ Khoa Dân vận;
+ Khoa Nhà nước và pháp luật;
+ Phòng Đào tạo;
+ Phòng Nghiên cứu khoa học – Thông tin – Tư liệu;
+ Phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị. [35]
- Thực trạng của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề
trong dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
cho đội ngũ cán bộ xã tại Trường Chính trị tỉnh Phú Yên



Nghiên cứu thực trạng việc dạy học cũng như việc vận dụng
phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết dân tộc cho đội ngũ cán bộ xã tại Trường Chính trị
tỉnh Phú Yên, tôi xem xét từ phía chủ thể đó là đội ngũ người dạy.
Việc giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân
tộc cho đội ngũ cán bộ xã tại Trường Chính trị tỉnh Phú Yên, đa số
người dạy thường chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ
yếu. Mặc dù phương pháp này có nhiều ưu điểm, khắc phục được
tình trạng khan hiếm tài liệu, giáo trình trong giảng dạy, người học
chỉ cần đến lớp đã lĩnh hội được đầy thông tin do giảng viên cung
cấp. Song, phương pháp này cũng làm cho người học thụ động
hơn, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập và
nó cũng không khơi dậy được khả năng chủ động, tự giác của
người học làm cho mỗi giờ học trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Do
vậy để đổi mới nhận thức cho người học cần có phương pháp dạy
thích hợp và một trong những phương pháp được áp dụng nhiều
nhất hiện nay là phương pháp nêu vấn đề.
Để tìm hiểu thực trạng việc vận dụng phương pháp nêu vấn
đề trong dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
cho đội ngũ cán bộ xã tại Trường Chính trị tỉnh Phú Yên, tôi tiến


hành điều tra, thăm dò ý kiến giảng viên của Trường Chính trị tỉnh
Phú Yên qua những câu hỏi sau:
Đồng chí có hiểu về bản chất của phương pháp dạy học nêu
vấn đề không?
Trong quá trình dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết dân tộc cho đội ngũ cán bộ xã, đồng chí có sử dụng phương
pháp nêu vấn đề không?
Trong quá trình dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn

kết dân tộc cho đội ngũ cán bộ xã, đồng chí thường sử dụng
phương pháp nêu vấn đề vào trong chương trình lý luận chính trị
nào? ( Trung cấp hay sơ cấp lý luận chính trị).
Khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong giờ học Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc cho đội ngũ cán bộ
xã, đồng chí nhận thấy mức độ tích cực của người học như thế
nào?
Theo đồng chí, việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn
đề trong giờ học Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
cho đội ngũ cán bộ xã dưới hình thức nào thì đạt kết quả cao?


×