Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế xây dựng công trình của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và phát triển nông thôn thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 111 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ I
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................II
MỤC LỤC ................................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................... VI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..............................................................................VII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............................4
1.1. Tổng quan về chất lượng dự án đầu tư xây dựng..................................................4
1.1.1. Chất lượng của dự án đầu tư xây dựng .................................................................4
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án đầu tư xây dựng .............................5
1.2 Tổng quan về chất lượng sản phẩm thiết kế xây dựng công trình ........................7
1.2.1. Vai trò của sản phẩm thiết kế xây dựng đến chất lượng của dự án ......................7
1.2.2. Yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm thiết kế trong hoạt động xây dựng ..........10
1.3. Thực trạng sản phẩm thiết kế xây dựng ...............................................................14
1.3.1. Những sản phẩm tiêu biểu về chất lượng ............................................................14
1.3.2. Những mặt tồn tại của sản phẩm thiết kế xây dựng ............................................19
1.4. Định hướng nghiên cứu đề tài ..............................................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
THIẾT KẾ TRONG XÂY DỰNG .............................................................................23
2.1. Những văn bản pháp quy có liên quan đến chất lượng sản phẩm thiết kế trong
xây dựng ........................................................................................................................23
2.1.1. Các văn bản luật ..................................................................................................23
2.1.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn ..................................................................................25
2.2. Nội dung và yêu cầu chất lượng sản phẩm thiết kế trong các giai đoạn thực
hiện đầu tư xây dựng công trình. ................................................................................25
2.3. Các nhân tố và những tồn tại hiện nay ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
thiết kế ...........................................................................................................................28


iii


2.3.1. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng ....................................................................28
2.3.2. Công tác khảo sát xây dựng ................................................................................29
2.3.3. Công tác thiết kế ..................................................................................................29
2.3.4. Công tác thẩm định, thẩm tra ..............................................................................30
2.3.5. Công tác giám sát tác giả ....................................................................................31
2.3.6. Công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn .....................................................................31
2.4. Phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thiết kế
trong xây dựng ..............................................................................................................32
2.4.1. Giới thiệu về phương pháp phân tích thứ hạng (AHP) ......................................32
Trình tự tiến hành một phân tích thức bậc để lựa chọn phương án ..............................33
2.4.2. Giới thiệu về phương pháp chuyên gia ..............................................................36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................37
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẢM THIẾT KẾ XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN THÁI NGUYÊN ..............................................................................................38
3.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Thái Nguyên .......................................................................................38
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................................38
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ .....................................39
3.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh qua một số năm .....................................................43
3.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế xây dựng của Công ty ...........44
3.2.1. Thực trạng chất lượng sản phẩm thiết kế ............................................................44
3.2.2. Những tồn tại cần khắc phục để nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế ở công
ty. ...................................................................................................................................63
3.3. Sử dụng phương pháp phân tích thứ hạng (AHP) để xác định nguyên nhân ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm thiết kế. ...................................................................64

3.3.1. Thiết lập thứ bậc của vấn đề cần phân tích.........................................................64
3.3.2. Xây dựng ma trận so sánh cặp chỉ tiêu phân cấp thích nghi cho từng nhân tố ..65

iv


3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái
Nguyên ..........................................................................................................................69
3.4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................................69
3.4.2. Giải pháp trang bị năng lực máy móc thiết bị và công nghệ ..............................77
3.4.3. Giải pháp công tác khảo sát ................................................................................80
3.4.3. Giải pháp về tổ chức và quản lý ..........................................................................80
3.4.3. Giải pháp tăng cường năng lực tài chính............................................................85
3.4.5. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ..........................................................88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................92
1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................92
2. Kiến nghị ...................................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................95
PHỤ LỤC .....................................................................................................................97
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC VĂN BẢN LUẬT, TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN
.......................................................................................................................................97

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Hình ảnh hồ chứa nước Cửa Đạt ...................................................................15

Hình 1.2: Hình ảnh công trình thủy điện Sơn La ..........................................................16
Hình 1.3: Hình ảnh đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai ...................................................17
Hình 1.4: Hình ảnh Hầm Thủ Thiêm.............................................................................18
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc thứ bậc (Saaty, T.L., 1980)....................................................33
Hình 2.2: Cây phân cấp AHP ........................................................................................34
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty...................................................39
Hình 3.2: Hình ảnh đập nhìn từ thượng lưu ..................................................................59
Hình 3.3: Hình ảnh đập nhìn từ hạ lưu ..........................................................................59
Hình 3.4. Hình ảnh đập chính hồ 19-5 ..........................................................................63
Hình 3.5: Hình ảnh hồ 19-5 ...........................................................................................63
Hình 3.6 . Sơ đồ tổ chức phòng Kế hoạch kỹ thuật Công ty .........................................82

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2: Đánh giá các tiêu chí theo cặp dự vào mức độ ưu tiên ................................35
Bảng 2.3: Chỉ số ngẫu nhiên RI.....................................................................................36
Bảng 3.1: Số liệu về doanh thu của Công ty trong 3 năm gần đây ...............................43
Bảng 3.2: Số liệu về các Hợp đồng tư vấn thiết kế của Công ty ...................................44
trong 3 năm gần đây.......................................................................................................44
Bảng 3.3: Thống kê các lỗi trong sản phẩm thiết kế .....................................................56
Bảng 3.4: Các thông số kỹ thuật của hồ chứa ...............................................................57
Bảng 3.5: Các thông số kỹ thuật của hồ chứa ...............................................................60
Bảng 3.6. Các thông số kỹ thuật của hồ chứa ...............................................................61
Bảng 3.7: Xác định mục tiêu nghiên cứu ......................................................................64
Bảng 3.8. Bảng điều tra khảo sát chuyên gia ................................................................66
Bảng 3.9: Các thông số và chỉ tiêu ................................................................................67
Bảng 3.10: Bảng ma trận so sánh tổng hợp ...................................................................68

Bảng 3.11: Trọng số trung bình các chỉ tiêu .................................................................68
Bảng 3.12: Trọng số trung bình các chỉ tiêu .................................................................69

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

- APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

- ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

- ASEM

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

- Công ty CP Tư vấn XD

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Cơ sở hạ tầng Thái

CSHT Thái Nguyên

Nguyên


- DN

Doanh nghiệp

- ISO

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá

- ISO 9001

Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng

- ISO 14000

Tiêu chuẩn liên quan đến quản lý môi trường

- KS ĐC ĐH

Khảo sát địa chất, địa hình

- NĐ - CP

Nghị định Chính Phủ

- QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

- QL CL


Quản lý chất lượng

- QLDA

Quản lý dự án

- TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

- TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

- TKBVTC

Thiết kế bản vẽ thi công

- TVXD

Tư vấn xây dựng

- TV XD DD & CN

Tư vấn xây dựng dân dụng & công nghiệp

- UBND

Uỷ ban nhân dân


- XD

Xây dựng

- WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

1


2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đóng góp chung vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Công ty cổ
phần tư vấn xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên có đầy đủ tư
cách pháp nhân tham gia các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, với năng lực là thực
hiện Tư vấn các công trình xây dựng, và thực hiện chủ yếu tư vấn thiết kế với những
công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn của tỉnh Thái Nguyên và
các tỉnh lân cận.
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, các đồ án thiết kế của
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên
đã đạt được những thành quả tốt đẹp, tiến một bước tiến dài trong quá trình tự chủ và
cơ bản tạo được những diện mạo công trình xây dựng đẹp về thẩm mỹ, bền vững về
kết cấu và có quy mô ngày càng lớn. Có thể nói sản phẩm thiết kế công trình xây dựng
là một khâu quan trọng bởi nó quyết định đến chất lượng và chi phí xây dựng công

trình. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, thời gian qua công tác thiết kế các dự án
đầu tư xây dựng mà sản phẩm là các đồ án thiết kế công trình còn tồn tại một số nhược
điểm làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động đầu tư các dự án đầu tư xây dựng
công trình. Những nguyên nhân dẫn tới những tồn tại hiện nay xuất phát từ cả yếu tố
khách quan và chủ quan như công tác khảo sát, trình độ đội ngũ lập hồ sơ tư vấn, công
tác kiểm tra và kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, công tác thẩm tra và thẩm định hồ
sơ...
Từ những vấn đề về chất lượng sản phẩm thiết kế trên, với những kiến thức đã đạt
được trong quá trình học tập và nghiên cứu ở trường, cùng với những kinh nghiệm
thực tiễn trong quá trình công tác, chính vì vậy em đã chọn đề tài với tên gọi: “Giải
pháp nâng nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế xây dựng công trình của Công ty
cổ phần tư vấn xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm thiết
kế xây dựng công trình của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Thái Nguyên.

1


3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây để giải quyết các vấn đề:
Phương pháp phân tích thứ hạng; Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh;
một số phương pháp khác có liên quan; và một số phương pháp kết hợp khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng sản phẩm thiết kế của Công ty cổ phần
tư vấn xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập chung nghiên cứu chất lượng sản phẩm thiết kế xây dựng công trình trong

nghành Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, của Công
ty cổ phần tư vấn xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Từ những kết quả đạt được theo định hướng nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ góp
phần hệ thống các sản phẩm thiết kế tiêu biểu về chất lượng, những sản phẩm còn tồn
tại khuyết điểm sai phạm trong thiết kế, từ đó trên cơ sở lý luận thực tiễn làm rõ vai
trò, trách nhiệm, sự ảnh hưởng của sản phẩm thiết kế đến chất lượng và hiệu quả của
dự án đầu tư xây dựng công trình bên cạnh những yếu tố tác động, đưa ra giải pháp
nhằm có được sản phẩm thiết kế tốt nhất. Những kết quả nghiên cứu của luận văn có
giá trị tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và sản xuất trong các đơn vị có liên
quan.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Xây dựng một phương pháp luận để đánh giá chất lượng sản phẩm thiết kế xây dựng
công trình, giúp đơn vị có cách nhìn nhận khoa học và áp dụng trong thực tiễn để đát
kết quả tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế đối với Công ty cổ
phần tư vấn xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cần phải đạt được những kết quả sau đây:

2


- Tổng quan những vấn đề về hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng trên cơ sở các nhân
tố ảnh hưởng, trong đó có vai trò của sản phẩm thiết kế công trình xây dựng được sử
dụng;
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận khoa học về quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế;
Những tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thiết kế
xây dựng công trình; Những căn cứ pháp lý của công tác thiết kế xây dựng công trình;
- Phân tích thực trạng các sản phẩm thiết kế của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên; Đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế của công ty;
7. Nội dung nghiên cứu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được cấu trúc với 3 chương nội dung chính như sau:
- Chương 1: Tổng quan về chất lượng dự án đầu tư xây dựng
- Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế trong xây dựng;
- Chương 3: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
thiết kế trong xây dựng.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Tổng quan về chất lượng dự án đầu tư xây dựng
1.1.1. Chất lượng của dự án đầu tư xây dựng
Đầu tư Xây dựng có vai trò vô cùng quan trọng thuộc đầu tư phát triển. Để xây
dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cũng như tạo ra các tài sản cố định chúng ta phải đầu
tư xây dựng. Những năm vừa qua, tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản ở Việt Nam được
chú trọng và đã có những thành quả nhất định, góp phần đáng kể trong công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Đầu tư Xây dựng là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho
nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi
phục các tài sản cố định. Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một
bộ phận của đầu tư phát triển . Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt
động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài
sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy đầu tư Xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở
sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư Xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài

sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội , nhằm thu đựơc lợi ích
với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân
được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi
phục tài sản cố định cho nền kinh tế. Đầu tư xây dựng là hoạt động cụ thể tạo ra các tài
sản cố định ( khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị ) kết quả của các
hoạt động Xây dựng cơ bản là các tài sản cố định, với năng lực sản xuất phục vụ nhất
định.
Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế theo định hướng XHCN nên các dự án chú ý
việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, quan tâm thích đáng đến vấn đề mất quân bình và
chênh lệch trình độ phát triển, chênh lệch thu nhập trong phát triển giữa các vùng, các
ngành và các tầng lớp để bảo đảm ổn định xã hội và giử vững tiến trình phát triển.

4


Bên cạnh đó, chúng ta luôn coi trọng việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, cả ODA và
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư phát triển, coi
đó là yếu tố quan trọng, góp phần tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển, tạo ra cơ cấu
hợp lý để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thực hiện đầu tư xây dựng đã làm kết cấu hạ tầng phát triển mạnh, hệ thống đường
giao thông được cải thiện, bảo đảm giao thông thông suốt trong cả nước; hệ thống
đường sắt được nâng cấp bảo đảm an toàn chạy tàu; một số cảng biển quan trong được
mở rộng và hiện đại hoá; sân bay quốc tế và một số sân bay nội địa được mở rộng và
nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận tải hành khác quốc tế .Hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp
và phát triển ở tất cả các vùng, đăc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng
sông Hồng, diện tích được tưới nước và tiêu úng tăng đáng kể, góp phần tăng diện tích
canh tác và gieo trồng, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Kết
cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở cả thành phố, đô thị và nông thôn được nâng cấp: Mạng
lưới điện đã phủ khắp 100% số xã và tỷ lệ nông thôn đã có điện đạt 97,8%; cung cấp
nước sạch cho nông thôn đạt 65%. Cơ sở vật chất của ngành giáo dục và đào tạo, khoa

học công nghệ, y tế, văn hoá, xã hội, du lịch, thể dục thể thao được tăng cường. Tuy
nhiên chất lượng ở một số công trình còn thấp, gây lãng phí và kém hiệu quả trong đầu
tư. Thất thoát, lãng phí diễn ra ở hầu hết các dự án, các công trình, ở mọi khâu trong
quá trình đầu tư xây dựng tuy mức độ, phạm vi, thủ đoạn, tính chất có khác nhau.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án đầu tư xây dựng
1.1.2.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên xã hội
Xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng của điều
kiện khí hậu. Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, từ đó mà nó
cho phép khai thác các kiến trúc phù hợp với điều kiện thực tế.
1.1.2.2. Nhân tố khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư Xây dựng có hiệu quả
Vốn là yếu tố vật chất quan trọng trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng. Nguồn
vốn đầu tư là một yếu tố đầu vào của sản xuất, muốn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP
theo dự kiến thì cần phải giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn và các yếu tố khác.
Trong nền kinh tế thị trường vốn là một hàng hoá “đặc biệt”, mà đã là hàng hoá thì tât
yếu phải vận đọng theo một quy luật chung là lượng cầu vốn thường lớn hơn lượng
cung về vốn. Do đó, muốn khai thác tốt nhất các nhân tố cung về vốn để thoả mãn như

5


cầu về vốn trong nền kinh tế. Huy động đợpc nhưng cần xây dựng các phương án sử
dụng vốn đúng mục đích và có kế hoạch, tránh thất thoát lãng phí.
1.1.2.3. Nhân tố công tác kế hoạch hoá và chủ trương của dự án
Công tác kế hoạch hoá vừa là nội dung vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường công tác kế hoạch hoá có vai trò rất quan trọng. Nếu
buông lỏng công tác kế hoạch hoá thì thị thường sẽ phát triển tự do, thiếu định hướng
gây ra những tác động tiêu cực, tác động xấu đến nền kinh tế.
Kế hoạch hoá phải quán triệt những nguyên tắc:
- Kế hoạch hoá phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế
- Kế hoạch hoá đầu tư phải dựa vào các định hướng phát triển lâu dài của đất nước,

phù hợp với các quy định của pháp luật
- Kế hoạch hoá phải dựa trên khả năng huy động các nguồn lực trong và ngoài nước
- Kế hoạch hoá phải có mục tiêu rõ rệt
- Kế hoạch hoá phải đảm bảo được tính khoa học và tính đồng bộ
- Kế hoạch hoá phải có tính linh hoạt kịp thời
- Kế hoạch phải có tính linh hoạt gối đầu
- Kế hoạch hoá phải kết hợp tốt kế hoạch năm và kế hoạch dài hạn.
- Kế hoạch hoá phái có độ tin cậy và tính tối ưu
- Kế hoạch đầu tư trực tiếp phải được xây dựng từ dưới lên
- Kế hoạch định hướng của nhà nước phải là kế hoạch chủ yếu
1.1.2.4. Nhân tố quản lý nhà nước về đầu tư Xây dựng
Nhân tố này tác động trên các khía cạnh là:
- Khi xây dựng các dự án phải đúng các chủ trương đầu tư thì mới quyết định đầu tư .
- Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với các doanh nghiệp nói chung
và các doanh nghiệp nói riêng trong hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản
- Đảm bảo tính chính xác trong thiết kế: Trong khâu này cần có tổ chức chuyên môn
có đủ tư cách pháp nhân, uy tín nghề nghiệp lập theo tiêu chuẩn của nhà nước ban
hành. Thực tế có rất nhiều công trình xấu kém chất lượng, do lỗi của nhà thiết kế. Đây
là nguyên nhân gây ra tình trạng thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư Xây dựng.
- Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu: Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầy
đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Lợi

6


ích của hình thức này là chọn được nhà thầu có phương án đáp ứng được các yêu cầu
kỹ thuật của công trình và có chi phí tài chính thấp nhất.
1.1.2.5. Nhân tố Nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho công tác đầu tư Xây dựng cơ
bản
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác Xây dựng cơ bản , hoạt động đầu tư rất

phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp , nhiều lĩnh vực. Vì vậy cán
bộ , công nhân lao động trong xây dựng cơ bản cần phải có khả năng , đào tạo kỹ ,
hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
Ở bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào , con người vẫn là trung tâm của mọi sự phát
triển, nhất là thời đại ngày nay, thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá, việc chăm lo
đầy đủ cho con người là đảm bảo chắc chắn cho sự phồn vinh và thịnh vượng. Công
nghiệp hóa, hiện đại hoá và cách mạng con người là hai mặt của quá trình thống nhất .
Đầu tư Xây dựng cơ bản là một lĩnh vực có vị trí quan trọng trong việc tạo đà phát
triển kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, theo chủ trương chính sách
của Đảng. Thực hiện tốt quá trình đầu tư Xây dựng cơ bản sẽ đem lại được hiệu quả
cao nhất.
1.2 Tổng quan về chất lượng sản phẩm thiết kế xây dựng công trình
Ở các nước có nền khoa học và công nghệ xây dựng phát triển, sản phẩm thiết kế
mang tính lao động trí tuệ, trong đó kỹ sư tư vấn là các cán bộ chuyên môn có trình độ
cao, có năng lực và kinh nghiệm trong nghiên cứu, triển khai, có đạo đức nghề nghiệp
và giữ vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả công việc, có tính độc lập
cao. Hoạt động tư vấn hình thành nên sản phẩm phẩm thiết kế rất đa dạng như: thiết
kế, khảo sát, thẩm định, lập dự án, giám sát kỹ thuật, chất lượng, tư vấn mua sắm thiết
bị, xây dựng…Sản phẩm thiết kế xây dựng ở nước ta đã dần được phát triển và hoàn
thiện, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng về tư vấn kỹ thuật, mỹ thuật, kinh tế, pháp
lý của chủ đầu tư và các cơ quan quản lý xây dựng.
1.2.1. Vai trò của sản phẩm thiết kế xây dựng đến chất lượng của dự án
Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những ích
dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá
trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vô hình.

7


Sản phẩm thiết kế xây dựng được hình thành từ dịch vụ tư vấn xây dựng mang đặc

điểm có trí tuệ, là một hoạt động “chất xám” cung ứng cho khách hàng những lời
khuyên đúng đắn về chiến lược, sách lược, biện pháp hành động và giúp đỡ, hướng
dẫn khách hàng thực hiện những lời khuyên đó, kể cả tiến hành những nghiên cứu
soạn thảo dự án và giám sát quá trình thực thi dự án đạt hiệu quả yêu cầu. Trong đó Tư
vấn xây dựng (TVXD) là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây dựng,
kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn, ... có quan hệ chặt chẽ với tư vấn đầu tư,
thực hiện phần việc tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn đầu tư.
Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình, sản phẩm thiết kế tiêu hao
lượng chi phí là rất nhỏ so với lượng vốn đầu tư xây dựng nhưng tập trung hàm lượng
chất xám lớn. Mức độ ảnh hưởng của giai đoạn thiết kế đến toàn bộ hoạt động xây
dựng là rất lớn và kéo dài đến suốt tuổi thọ công trình.
Sản phẩm thiết kế trong đó thể hiện giải pháp thiết kế có chất lượng tốt nhất là giải
pháp thiết kế tập hợp những tính chất của công trình thể hiện mức độ thoả mãn những
nhu cầu sử dụng với một chi phí hợp lý nhất. Giúp cho khách hàng - chủ đầu tư xây
dựng, các cơ quan và cá nhân có nhu cầu quản lý dự án đầu tư xây dựng (XD): Tổ
chức tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị đầu tư, đấu thầu xây lắp công trình, giám
sát thi công xây dựng, nghiệm thu công việc đã hoàn thành.
Sản phẩm thiết kế trong xây dựng rất đa dạng, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong
mọi giai đoạn của dự án và đòi hỏi không những khả năng về kỹ thuật, quản lý, mà còn
phụ thuộc một cách quyết định vào sự hiểu biết và những kỹ năng khác, bao gồm "cập
nhật", "phát hiện", "sáng tác", "lựa chọn", "chuyển giao".
Sản phẩm thiết kế trong xây dựng đảm bảo các dự án đầu tư xây dựng triển khai hiệu
quả, cân đối giữa các lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội, tránh được thất thoát lãng phí
nguồn vốn đầu tư, đảm bảo thực hiện dự án theo đúng tiến độ và chất lượng. Đồng thời
sản phẩm thiết kế chứa đựng các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh
doanh đóng góp to lớn cho lợi ích của nền kinh tế. Sản phẩm t thiết kế hình thành từ
công tác tư vấn là một hoạt động xuyên suốt trong quá trình xây dựng, là mắt xích
quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, góp phần xây dựng cơ sở
hạ tầng cho đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công
tác tư vấn trong xây dựng có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế cụ thể như sau:


8


+ Sản phẩm thiết kế xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
của ngành xây dựng nói riêng và nền kinh tế thị trường Việt Nam nói chung đồng thời
là động lực trong việc thực hiện yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia. Như đã nói
ở trên, sản phẩm thiết kế hình thành từ hoạt động tư vấn xây dựng là hoạt động chất
xám làm gia tăng giá trị của sản phẩm, giảm tiêu hao vật liệu, năng lượng trong sản
phẩm xây dựng hay các công trình xây dựng, là cấu nối lưu thông giữa chủ đầu tư và
nhà thầu. Theo đà phát triển của khoa học công nghệ, lao động trí tuệ kết tinh trong
sản phẩm xây dựng ngày càng tăng, hàm lượng lao động cơ bắp ngày càng giảm. Điều
này có được là do hoạt động nghiên cứu khoa học và nhờ hoạt động tư vấn xây dựng
thông qua sản phẩm thiết kế - chủ thể trung gian giữa khoa học và thực hiện thi công
công trình xây dựng.
+ Sản phẩm thiết kế được hình thành từ hoạt động tư vấn xây dựng, đây là hoạt động
triển khai công nghệ, nó biến các kết quả nghiên cứu khoa học, các nguyên lý công
nghệ, các sáng chế… thành các giải pháp hoàn toàn thực thi trong thực tế. Không có tư
vấn thì tri thức khoa học về xây dựng sẽ khó phát huy được vai trò động lực của mình.
Một nền kinh tế nếu có năng lực khoa học mạnh cộng với một hệ thống tư vấn tốt thì
sẽ có khả năng đổi mới và phát triển nhanh, đạt hiệu quả và chất lượng cao. Có thể nói
sản phẩm thiết kế xây dựng đã biến tri thức thành giá trị của công trình, tạo ra giá trị
gia tăng cho sản phẩm xây dựng. Chính vì vậy mà phát triển và nâng cao chất lượng
sản phẩm thiết kế xây dựng thực chất là gia tăng sử dụng tri thức phục vụ cho phát
triển góp phần vào bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Như vậy, nâng cao phát triển sản phẩm thiết kế xây dựng không chỉ có ý nghĩa giúp
nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trong một vụ chuyển giao công nghệ cụ
thể, mà quan trọng hơn, nó giúp cho các nước đang phát triển như Việt Nam có được
đội ngũ chuyên gia có trình độ ngày càng cao, nâng cao chất lượng nguồn lực, tạo năng
lực nội sinh, là tiền đề để thực hiện chính sách “nhảy cóc” công nghệ, phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Sản phẩm thiết kế xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu quả đầu tư và sự
thành công của một công trình xây dựng. Một sai sót nhỏ trong sản phẩm thiết kế cũng
có thể dẫn đến quyết định đầu tư không hợp lý, vận hành khai thác công trình kém
hiệu quả, giá thành cao, … Sản phẩm thiế kế là những con người và tổ chức đầu tiên

9


quyết định đến chất lượng của các khâu lập dự án đầu tư, xây dựng, quyết định đúng
hay sai, có lợi hay không có lợi trong việc tạo lập nên công trình. Sản phẩm thiết kế
trong đó đòi hỏi người khảo sát tính toán thiết kế mọi công trình đảm bảo kinh tế hay
không kinh tế, an toàn hay không an toàn, chất lượng hay kém chất lượng đồng thời
cũng là người có đủ điều kiện hiểu rõ hơn ai hết trong quá trình xây dựng ở đâu sai
phạm kỹ thuật hay ở khâu nào gian lận trong khâu thanh toán khối lượng, đơn giá, dự
toán công trình… Không chỉ có vậy, sản phẩm thiết kế còn giúp đề xuất phương án
đầu tư có hiệu quả nhất, đề xuất giải pháp về công nghệ và đưa ra những ý kiến
chuyên môn sắc sảo nhằm đưa công trình đạt chất lượng cao và tư vấn cũng là người
có thể giám sát thi công, kiểm tra chất lượng công trình tốt nhất, đưa công trình vào
vận hành đúng tiến độ, đào tạo cán bộ quản lý…
Tóm lại, sản phẩm thiết kế xây dựng có một vai trò không nhỏ góp phần thúc đẩy sự
phát triển của ngành xây dựng và là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
bền vững của nền kinh tế. Qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm thiết kế hình thành
từ hoạt động tư vấn xây dựng cũng đã đổi mới đóng góp không nhỏ cho sự đổi mới
phát triển của đất nước.
1.2.2. Yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm thiết kế trong hoạt động xây dựng
1.2.2.1. Yêu cầu đối với sản phẩm thiết kế xây dựng chuẩn bị dự án
Sản phẩm thiết kế trong giai đoạn: quy hoạch, lập dự án đầu tư, … yêu cầu các chuyên
gia tư vấn phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và phải có tầm nhìn rất

bao quát, có kiến thức tổng hợp, thông thạo các văn bản pháp quy, các quy trình lập dự
án và phải có hiểu biết về kinh tế, tài chính. Bên cạnh đó, rất cần phải có các cơ sở dữ
liệu về tình hình phát triển kinh tế vĩ mô cũng như của đối tượng xây dựng cụ thể nói
riêng.
1.2.2.2. Yêu cầu đối với sản phẩm thiết kế khi thực hiện dự án
1. Thiết kế, thẩm tra, lập dự toán
+ Đối với thiết kế, thẩm tra:
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định
về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt.

10


- Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình
có thiết kế công nghệ.
- Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới
hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận.
- Nội dung sản phẩm thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng
bước thiết kế, thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá thành
hợp lý.
- An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các
tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên
quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho
người tàn tật.
- Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng
bộ với các công trình liên quan.
- Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu này còn
phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hoá, xã hội của
từng vùng, từng địa phương;

- An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho hoạt
động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các vật
liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình
lân cận và môi trường xung quanh;
- Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng;
- Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm tiết kiệm
năng lượng.
+ Đối với lập dự toán:
- Người lập dự toán phải biết đọc bản vẽ, có sự hiệu biết, kinh nghiệm thông qua
những trải nghiệm trong thực tế thi công xây dựng.
- Phải nắm bắt được những nguyên tắc xác định của công tác đo bóc tiên lượng.
- Phải nắm vững kiến thức cơ bản về tin học và sử dụng thông thạo các phần mềm Lập
dự toán, dự thầu.
+ Quản lý điều hành dự án:

11


Thuê Chủ nhiệm điều hành dự án là một dịch vụ mới, hiện nay một số các công ty tư
vấn xây dựng tham gia quản lý và điều hành dự án, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng
hạ tầng như các dự án điện nông thôn, dự án giao thông, … Đối với các tổ chức tư vấn
quản lý điều hành dự án:
Nắm vững kiến thức chuyên môn từ khâu thiết kế, lập dự toán của công trình đồng
thời phải có kinh nghiệm trong quản lý dự án đầu tư xây dựng mới có thể giải quyết
được những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đảm dự án được
thực hiện đúng với thiết kế kỹ thuật được duyệt, đúng tiến độ kế hoạch dự kiến đảm
bảo chất lượng công trình.
Phải tuân thủ nắm vững các văn bản, quy phạm, pháp luật về quản lý và đầu tư xây
dựng cơ bản của Nhà nước (hoặc của ngành hiện hành).
+ Giám sát thi công:

- Tư vấn giám sát là dịch vụ kỹ thuật có tính tổng hợp trong ngành xây dựng, dịch vụ
này phải được bắt đầu tư lúc chuẩn bị mặt bằng thi công đến lúc đưa công trình vào
khai thác sử dụng và đầy đủ hơn là cả thời gian bảo hành công trình.
- Yêu cầu đội ngũ cán bộ tư vấn giám sát phải hiểu biết toàn diện tổng hợp về chuyên
môn và quản lý, nắm vững các văn bản, quy phạm, pháp luật về quản lý và đầu tư xây
dựng cơ bản của Nhà nước (hoặc của ngành hiện hành) .
- Phải nắm vững về tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật; về công tác xây lắp chủ yếu; biện
pháp và trình tự thi công được áp dụng; về tiến độ và yêu cầu nhân lực, máy móc thiết
bị cần phải có để thực hiện công việc, đặc biệt là yêu cầu trình độ lành nghề của công
nhân tương ứng với công việc họ thực hiện.
- Nắm vững các căn cứ pháp lý về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
hiện hành của Nhà nước và của Bộ, Ngành liên quan.
- Nắm vững nội dung của hồ sơ thiết kế được duyệt, các điều kiện kỹ thuật riêng áp
dụng cho các hạng mục công trình do Tổ chức Tư vấn Thiết kế lập. Hợp đồng giao
nhận thầu xây lắp. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các quy trình, quy phạm về
thi công, nghiệm thu hiện hành của Nhà nước và Ngành có liên quan.
- Tận tâm, trung thực trong công tác giám sát; Khi phát hiện sai lỗi thì lập biên bản
thông báo cho Ban QLDA, cấp trên trực tiếp hoặc cán bộ phụ trách kỹ thuật của nhà

12


thầu (đối với sai lỗi của thi công) hoặc cho tổ chức thiết kế (đối với sai lỗi thiết kế) để
khắc phục.
+ Khảo sát địa chất, địa hình:
Trong lĩnh vực này, ngoài trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên gia,
các điều kiện về thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất là tối cần thiết. Theo điều tra, nhiều tổ
chức tư vấn nhận làm dịch vụ này nhưng trên thực tế họ phải thuê lại dịch vụ từ các tổ
chức tư vấn chuyên sâu hoặc có quy mô lớn hơn.
- Phải có đủ trang thiết bị máy móc để thực hiện khảo sát địa chất địa hình.

- Yêu cầu các cán bộ tham giá quá trình khảo sát phải có kiến thức chuyên môn về
khảo sát địa chất, địa hình đồng thời cũng phải nắm được các kiến thức tổng hợp của
các chuyên ngành liên quan như kết cấu, nền móng, ...
- Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế;
- Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải phù hợp với
nhiệm vụ khảo sát, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; Bảo đảm tính trung thực, khách
quan, phản ánh đúng thực tế. Đồng thời Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm
thu theo quy định của pháp luật.
- Đối với khảo sát địa chất công trình, ngoài các yêu cầu trên còn phải xác định độ
xâm thực, mức độ dao động của mực nước ngầm theo mùa để đề xuất các biện pháp
phòng, chống thích hợp. Đối với những công trình quy mô lớn, công trình quan trọng
phải có khảo sát quan trắc các tác động của môi trường đến công trình trong quá trình
xây dựng và sử dụng.
2. Các dịch vụ cho tư vấn nước ngoài
Phổ biến là vẽ kỹ thuật, thiết kế, tư vấn giám sát và khảo sát đo đạc. Đối với các dịch
vụ này yêu cầu các tổ chức tư vấn phải có tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trình
độ chuyên môn và trình độ quản lý cao. Thông thạo ngoại ngữ và thông lệ quốc tế.
1.2.2.3. Các sản phẩm thiết kế hình thành từ tư vấn chuyên ngành khác
Đối với công tác nghiên cứu khoa học công nghệ của các tổ chức tư vấn được xếp vào
hàng thứ yếu. Ngoài ra, các cơ quan tư vấn cũng tham gia vào những dịch vụ chuyên
sâu về môi trường, đánh giá điều tra xã hội, dân cư, … Nhìn chung các tổ chức tư vấn
cử chuyên gia thực hiện theo hợp đồng như một công việc có tính chất thời vụ. Do
vậy, rất khó có điều kiện để hình thành được các tổ chức, đội ngũ tư vấn lành nghề,

13


chuyên sâu. Đối với các dịch vụ tư vấn chuyên ngành này yêu cầu năng lực chuyên
môn sâu, khả năng phân tích, tổng hợp và phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Như vậy các dịch vụ tư vấn khác nhau sẽ có những yêu cầu chuyên môn tương đối

khác. Trong khi công tác tư vấn thiết kế, thẩm tra yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu
thì các công việc khác như giám sát, quản lý dự án, … lại đòi hỏi rất nhiều đến kiến
thức về quản lý, khả năng nhanh nhạy và nắm bắt các văn bản pháp quy.

1.3. Thực trạng sản phẩm thiết kế xây dựng
1.3.1. Những sản phẩm tiêu biểu về chất lượng
Nhận thức được vai trò quan trọng sản phẩm của tư vấn xây dựng, mấy năm gần đây
các cấp quản lý Nhà nước cũng như các nhà đầu tư đã quan tâm nhiều hơn đến chất
lượng sản phẩm thiết kế xây dựng thông qua hoạt động tư vấn. Nhìn toàn cảnh bức
tranh tư vấn xây dựng nước ta thì chất lượng tư vấn xây dựng nước ta thuộc loại trung
bình so với khu vực. Thời gian đầu tư vấn xây dựng Việt Nam chưa thực sự phát huy
được vai trò người tiên phong trong ngành xây dựng, nhưng trong bối cảnh hiện nay,
chất lượng tư vấn xây dựng cũng đã có những đổi thay và chuyển mình bước những
bước tiến trên con đường hội nhập của nền kinh tế. Nhìn tổng thể các dịch vụ tư vấn
ngày càng đa dạng và có xu hướng tiệm cận đối với bối cảnh quốc tế. Các doanh
nghiệp đã vươn lên từ những sản phẩm thiết kế hiệu quả trở thành những nhà thầu
vững vàng như Tổng công ty tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam - CTCP, Công ty tư
vấn và thiết kế điện I, II… Chúng ta đã làm chủ những doanh nghiệp tư vấn lớn mạnh
với lĩnh vực tư vấn phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị
trường xây dựng trong nước. Mặt khác nghiên cứu cho thấy: thông qua quá trình hợp
tác với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp tư vấn xây dựng Việt Nam đã
có những bước phát triển nhanh, có thể tự đảm nhận và làm chủ một số loại hình công
việc như khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn, thiết kế vỏ bao che cho các công trình
công nghiệp, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, đường sá, cầu cống, … Có thể
điểm một số công trình tiêu biểu được thực hiện từ những sản phẩm thiết kế xây dựng
trong những năm trở lại đây:
+ Hệ thống công trình đầu mối Cửa Đạt: có chiều cao 119m được thiết kế , được thiết
kế thi công theo công nghệ đập đá đổ bê tông bản mặt, hò có dung tích 1,45 tỷ m3

14



nước với nhiệm vụ giảm lũ cho vùng hạ du, tưới 87.000ha, tạo nguồn nước sinh hoạt
cho 2,5 triệu dân, cấp nước với lưu lượng 8 m3/s cho sản xuất công nghiệp, phát điện
với công xuất lắp máy 97 MW.

Hình 1.1: Hình ảnh hồ chứa nước Cửa Đạt
+ Thuỷ điện Sơn La: Hoàn thành vào tháng 12/2012 sau 7 năm xây dựng, là thuỷ điện
của những kỷ lục như kỷ lục về công suất (10,2 tỷ kwh/năm), có hồ chứa nước rộng
nhất (gần 44.000 km2, trên địa phận 3 tỉnh, dung tích chứa 9,2 tỷ m3 nước), tiến độ thi
công nhanh nhất, lực lượng lao động đông nhất (thường xuyên duy trì 12.000 lao động
trên công trường)… Hiện đập thuỷ điện Sơn La là đập thuỷ điện lớn nhất Đông Nam
Á, cung cấp 1/10 tổng lượng điện năng cho nền kinh tế đất nước.

15


Hình 1.2: Hình ảnh công trình thủy điện Sơn La
+ Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai: Được xây mới hoàn toàn, đường cao tốc Nội Bài Lào Cai là một trong những dự án cao tốc có quy mô lớn nhất Việt Nam. Bắt đầu triển
khai năm 2007, sau 7 năm xây dựng, cao tốc Hà Nội - Lao Cai hoàn thành với 245 km
đường cao tốc loại A, đi qua TP Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và
Lào Cai. Tuyến đường giúp lưu thông từ Hà Nội đi Lào Cai còn 3,5 giờ so với 7 giờ
như trước đây và rút ngắn thời gian đến các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang. Cao tốc Nội
Bài - Lào Cai đặc biệt quan trọng thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng,
nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Me Kong, đó là Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc.

16



Hình 1.3: Hình ảnh đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai
+ Hầm Thủ Thiêm: Được chính thức khởi công vào 2/2005 và hoàn thành
11/2010, hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe. Hầm Thủ Thiêm là hạng mục
quan trọng nhất trong dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây của TP HCM. Công trình hầm
vượt sông Sài Gòn này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km,
rộng 33 m, cao 9 m gồm 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy.
Ngoài ra còn có 2 làn đường thoát hiểm hai bên. Tốc độ thiết kế đạt 60 km/giờ.

17


Hình 1.4: Hình ảnh Hầm Thủ Thiêm
Cho đến nay các nhà thầu tư vấn xây dựng trong nước cũng đã từng bước chuyển từ
vai trò thầu phụ sang tham gia hợp đồng đấu thầu chính với nhà thầu nước ngoài và
giành được nhiều gói thầu về giao thông đường bộ, cầu và gói thầu về công trình công
nghiệp, dân dụng trong các dự án đấu thầu quốc tế. Trong các dự án đầu tư nước
ngoài, tư vấn trong nước kết hợp với hãng tư vấn quốc tế đã khẳng định được vai trò
không thể thiếu của mình. Họ thông hiểu luật lệ trong nước, các điều kiện cụ thể ở
từng địa phương, biết đề xuất những giải pháp thích hợp với điều kiện Việt Nam còn
các chuyên gia nước ngoài thì xây dựng phương án tổng thể, thực hiện những phần
việc có liên quan đến luật quốc tế. Chính nhờ sự kết hợp đó mà chất lượng sản phẩm
thiết kế từ công tác tư vấn các công trình có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đạt tiêu
chuẩn cao.
Về mặt khoa học công nghệ và trang thiết bị trong các công ty tư vấn Việt Nam cũng
đã được đổi mới. Trong những năm gần đây hầu hết các doanh nghiệp tư vấn xây dựng
đã trang bị máy tính và những công nghệ máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động tư
vấn xây dựng. Các tổ chức tư vấn đã nhận thức tầm quan trọng của công nghệ thông
tin và dành một phần đầu tư đáng kể cho công nghệ thông tin và sử dụng nó trong hoạt
động tư vấn với mức độ khác nhau. Một số công ty đã lắp đặt mạng tin học nội bộ,
khai thác và sử dụng mạng tin học đồng thời nhập ngoại một số thiết bị ngoại vi hiện

đại và thiết bị phụ trợ kèm theo để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn. Họ

18


×