Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 113 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH - BẢNG BIỂU ................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài .............................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .............................................................................. 1
3. Mục đích của đề tài...................................................................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. ................................................................. 2
5. Kết quả dự kiến đạt được............................................................................................. 2
6. Kết cấu của luận văn: .................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN CỦA TỈNH. ...................................... 3
1.1.Tình hình hoạt động đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi của tỉnh trong thời
gian vừa qua..................................................................................................................... 3
1.1.1. Quá trình và kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh . .................................... 3
1.1.2. Quá trình nghiên cứu và phát triển thủy lợi ......................................................... 4
1.2. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. ... 5
1.2.1. Quy mô vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi. .......................................... 5
1.2.2.Vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi theo vùng. ...................................... 6
1.3.Tầm quan trọng của các công trình thủy lợi với sự phát triển ngành nông nghiệp
nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. .................... 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI. ................................................ 12
2.1. Những cơ sở về mặt pháp lý. .................................................................................. 12
2.2.Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình ............................................................ 14
2.3.Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. ...................................... 15
2.4.Các quan điểm đánh giá dự án đầu tư. .................................................................... 16
2.4.1.Quan điểm của chủ đầu tư. ................................................................................... 16



iii


2.4.2.Quan điểm của nhà nước . .................................................................................... 17
2.4.3. Quan điểm của các tổ chức tài trợ. ...................................................................... 17
2.5.Một số phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư dự án xây dựng công trình
thủy lợi........................................................................................................................... 17
2.5.1.Một số phương pháp phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án
đầu tư. ............................................................................................................................ 18
2.5.2.Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi về mặt kinh tế xã hội.25
2.5.3.Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế xã hội. ..................... 26
2.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư dự án xây dựng công trình thủy lợi. . 30
2.6.1.Các nhân tố khách quan. ...................................................................................... 30
2.6.2.Các nhân tố chủ quan. .......................................................................................... 31
2.7. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030. ....................................................................................................... 32
2.7.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung. .............................................. 32
2.7.2.Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ngành thủy lợi nói riêng. ........................ 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 36
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NHỮNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC LÀM CHỦ ĐẦU TƯ. ............................................. 37
3.1. Điều kiện và nguồn lực phát triển. ......................................................................... 37
3.2. Hiện trạng các dự án công trình thủy lợi đã được đầu tư trong mười năm gần đây
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. .......................................................................................... 38
3.2.1.Khái quát hệ thống. .............................................................................................. 38
3.2.2. Hiện trạng công trình........................................................................................... 39
3.3.Thực trạng hiệu quả đầu tư các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
trong mười năm gần đây................................................................................................ 49

3.3.1.Thực trạng đầu tư các công trình trên hệ thống lập thạch. ................................... 49
3.3.2.Thực trạng đầu tư các công trình trên hệ thống Tam Đảo. .................................. 49
3.3.3.Thực trạng đầu tư các công trình trên hệ thống Liễn Sơn. ................................... 49
3.3.4.Thực trạng đầu tư các công trình trên hệ thống Phúc yên.................................... 50
3.3.5. Đánh giá chung.................................................................................................... 50

iv


3.4.Phân tích hiệu quả đầu tư dự án công trình xây dựng trạm bơm tiêu Kiền Sơn – xã
Đạo Đức – huyện Bình Xuyên. ..................................................................................... 52
3.4.1.Giới thiệu chung về dự án. ................................................................................... 52
3.4.2.Tổng quan chung về dự án. .................................................................................. 54
3.4.3.Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án xây dựng trạm bơm tiêu Kiền Sơn.57
3.4.4.Phân tích đánh giá hiệu quả xã hội – môi trường của dự án xây dựng trạm bơm
tiêu Kiền Sơn. ................................................................................................................ 63
3.4.5.Nguyên nhân và những tồn tại của dự án xây dựng công trình trạm bơm tiêu
Kiên Sơn. ....................................................................................................................... 64
3.5.Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của những
dự án công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian gần đây. ........... 64
3.5.1. Những tồn tại hạn chế cơ bản. ............................................................................. 64
3.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế......................................................................... 70
3.6. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho những dự án công
trình thủy lợi sắp tới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. ........................................................ 73
3.6.1. Nhóm giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư, hoàn thiện công tác lập quy kế
hoạch sử dụng vốn cho công tác đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi. .......... 73
3.6.2.Nhóm các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các dự án
công trình thủy lợi. ........................................................................................................ 77
3.6.3.Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và tổ chức chung. ....... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: ............................................................................................. 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 88
1. Kết luận...................................................................................................................... 88
2. Kiến nghị. .................................................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 90

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH - BẢNG BIỂU
1. Bảng 1.1: Vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi trong tổng vốn đầu tư XDCB của
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015................................................... .. .........................6
2. Bảng 1.2: Vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi giai đoạn 2011-2015thực
hiện theo vùng trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc.............................................. ... ..................7
3. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ so sánh phát triển KT-XH và phát triển Tài Chính.......... .............29
5. Bảng 3.1: Bảng tổng hợp công trình tưới hiện trạng trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc.... ....40
6. Hình 3.1: Trạm bơm tiêu Kiền Sơn – xã Đạo Đức – huyện Bình Xuyên....... ..........78
5. Sơ đồ 3.1: Sơ đồ đề xuất bộ máy quản lý KTCTTL.................................... . ............85
6. Phụ lục 1: Bảng hiện trạng công trình tưới – Hệ thống Lập Thạch............. .. ...........91
7. Phụ lục 2: Bảng hiện trạng công trình tưới – Hệ thống Tam Đảo....................... . ....93
8. Phụ lục 3: Bảng hiện trạng công trình tưới – Hệ thống Liễn Sơn – Bạch Hạc.. ... ....94
9. Phụ lục 4: Bảng hiện trạng công trình tưới – Hệ thống Phúc Yên................. ...........98
10.Phụ lục 5: Bảng tổng hợp các thông số cơ bản của công trình trạm bơm Kiền Sơn –
xã Đạo Đức – huyện Bình Xuyên...................................................... . ..........................99
11. Phụ lục 6: Bảng tính trị số nội hoàn kinh tế (EIRR%) – Dự án xây dựng công trình
trạm bơm Kiền Sơn – xã Đạo Đức – huyện Bình Xuyên........................... .................101
12. Phụ lục 7: Bảng tính NPV (với i=15%) – Dự án xây dựng công trình trạm bơm
Kiền Sơn – xã Đạo Đức – huyện Bình Xuyên..................................... .......................103
13. Phụ lục 8: Bảng phân tích độ nhạy của dự án (i=15%) - Dự án xây dựng công trình
trạm bơm Kiền Sơn – xã Đạo Đức – huyện Bình Xuyên..................... .......................105
14. Phụ lục 9: Phiếu điều tra thực trạng hiệu quả đầu tư các dự án công trình thủy lợi

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008- 2015................................................ ..........................109

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. NSNN: Ngân sách nhà nước
2. XDCB: Xây dựng cơ bản
3. TKBVTC-DT: Thiết kế bản vẽ thi công dự toán
4. CTTL : Công trình thủy lợi
5. HTX : Hợp tác xã
6. KT – XH : Kinh tế - Xã Hội
7. UBND: Ủy ban nhân dân
8. KTCTTL : Khai thác công trình thủy lợi
9. NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Việt Nam, trong những năm qua luôn được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là một
trong các nước đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Đặc biệt với
các ngành kinh tế, thương mại, dịch vụ và công nghiệp...đã chứng kiến những bước
tiến vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước, trong đó có
ngành nông nghiệp.
Ở nước ta ngành nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng. Vĩnh Phúc có phần lớn dân
số làm nghề nông nghiệp. Quá trình hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển
của kinh tế xã hội. Bước ngoặt của ngành nông nghiệp nông thôn là từ khi có khoán 10

năm 1986, nông dân được chia ruộng đất. Từ đây kinh tế được ổn định và trên đà phát
triển.
Tuy nhiên để phục vụ tốt cho nông nghiệp việc đảm bảo được nguồn nước tưới và
công tác tiêu úng tốt là vô cùng quan trọng. Muốn vậy, hệ thống các công trình thủy
lợi cần phải được đảm bảo đầu tư một cách có hiệu quả. Nhận thấy Vĩnh Phúc là tỉnh
Đồng bằng – Trung du các công trình phục vụ tưới tiêu thuộc các Công ty thủy lợi có
rất nhiều vấn đề về địa giới hành chính, diện tích phục vụ, quy mô, phân cấp công
trình...nên tính hiệu quả tưới chưa cao, gây thất thoát nguồn lực cho Nhà Nước, doanh
nghiệp. Một trong những giải pháp quan trọng nhất là tập trung đầu tư có hiệu quả hệ
thống các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn, đồng
thời áp dụng đúng quy trình, thủ tục pháp lý. Có như vậy, sẽ hạn chế, giảm thiểu
những sự cố, rắc rối phát sinh khi công trình hoàn thành.
Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu
quả đầu tư các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về những dự án công trình thủy lợi đã và đang được đầu tư trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc trong mười năm trở lại đây.
b. Phạm vi nghiên cứu:
1


Luận văn nghiên cứu về hiệu quả đầu tư của những dự án công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Mục đích của đề tài.
Đánh giá lại hiệu quả đầu tư của công trình thủy lợi trong thời gian vừa qua, từ đó kiến
nghị giải pháp để đảm bảo các công trình thủy lợi được đầu tư trong thời gian tới trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc có hiệu quả tốt nhất.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận bằng

phương pháp thực tiễn, tiếp cận trên cơ sở lý thuyết – lý thuyết đánh giá hiệu quả và
những quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng
thời luận văn cũng sử dụng phép phân tích duy vật biện chứng để phân tích, đề xuất
các giải pháp mục tiêu.
5. Kết quả dự kiến đạt được.
Xây dựng được một phương pháp luận để dánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án
công trình thủy lợi;
Đánh giá được thực trạng đầu tư của những dự án công trình thủy lợi trong những năm
vừa qua trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Đề xuất những giải pháp để làm cho những dự án công trình thủy lợi tới đây trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt được đúng hiệu quả đầu tư của dự án.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và kiến nghị. Nội dung luận văn dự kiến gồm 3 chương nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 2: Cơ sở khoa học để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư.
Chương 3: Thực trạng đầu tư và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
những công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN CỦA TỈNH.

XÂY DỰNG CÁC

1.1.Tình hình hoạt động đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi của tỉnh trong
thời gian vừa qua.
1.1.1. Quá trình và kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh .

Sau khi được tái lập, thực hiện chính sách thu hút đầu tư, Vĩnh Phúc đã đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao hơn nhiều so với mức chung của cả nước và các tỉnh thuộc Vùng
kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ.
Nếu như công nghiệp tạo bước đột phá cho sự tăng trưởng, thu ngân sách, thì nông
nghiệp Vĩnh Phúc được quan tâm đầu tư thích đáng, tạo nền tảng vững chắc cho quá
trình CNH, HĐH. Vĩnh Phúc là địa phương đi đầu trong cả nước có Nghị quyết
chuyên đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Đã xây
dựng nhiều chương trình, đề án, dự án để triển khai thực hiện nghị quyết, xây dựng
nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, nông dân như: Miễn thuỷ lợi
phí cho nông nghiệp; hỗ trợ giáo dục mầm non; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, cung
cấp thông tin cho nông dân; hỗ trợ vùng trồng trọt và xây dựng khu sản xuất tập trung;
đầu tư kiên cố hoá kênh mương; cấp đất dịch vụ; hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề...
kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh cho khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn
2006 - 2010 khoảng 1.000 tỷ đồng; đến năm 2015 khoảng 2.000 tỷ đồng. Cùng với sự
phát triển của công nghiệp - nông nghiệp, các ngành dịch vụ và đặc biệt, một số loại
hình dịch vụ chất lượng cao đang hình thành, giá trị sản xuất tăng bình quân
19,7%/năm, giá trị tăng thêm 19,35%. Doanh thu các ngành vận tải, du lịch, bưu
chính, viễn thông, ngân hàng đều tăng mạnh, tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách.
Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế là cơ sở quan trọng, là yếu tố đảm bảo ngày càng
vững chắc để những năm qua, tạo cho Vĩnh Phúc có mức thu ngân sách nhà nước liên
tục tăng nhanh, trong đó, thu nội địa chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng ổn định. Tốc độ
tăng thu ngân sách đạt trên 39% năm, trong đó, thu nội địa chiếm khoảng 80%. Từ
năm 2004, tỉnh đã cân đối được ngân sách và có đóng góp ngân sách cho Trung ương.
Năm 2010, thu ngân sách đạt trên 14 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư xã hội tính đến
năm 2008 đạt trên 32.000 tỷ đồng, năm 2010, lên trên 58 nghìn tỷ đồng, tăng bình

3


quân 30,2 %/năm, trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chiếm trên 20%; thu

nhập bình quân đầu người từ 140USD (năm 1997) tăng lên hơn 1.400 USD năm 2009.
Đó là những con số cực kỳ ấn tượng tại thời điểm không ít khó khăn đối với các nền
kinh tế như hiện nay.
Sau 13 năm phát triển kinh tế, từ một tỉnh nông nghiệp, Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh có
cơ cấu CN - DV - NN. Nhờ đó đời sống của nhân dân trong tỉnh từng bước được cải
thiện. Tính theo chuẩn mới, năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 7.7 % , trong đó khu
vực nông thôn 43.318 hộ, chiếm 19,67% số hộ nông thôn; khu vực thành thị 2.452 hộ,
chiếm 7,16% số hộ thành thị. Khả năng thu ngân sách của tỉnh tăng nhanh và mức độ
tích luỹ trong dân cư khá đã tạo điều kiện huy động các nguồn vốn vào đầu tư sản
xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
1.1.2. Quá trình nghiên cứu và phát triển thủy lợi .
Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu quy hoạch thuỷ lợi do các cơ quan Trung
ương, Viện nghiên cứu, các cơ quan cấp tỉnh lập ra. Mỗi nghiên cứu Quy hoạch đều
xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của từng thời kỳ. Có thể kể ra một số nghiên cứu sau:
- Quy hoạch Thuỷ lợi giai đoạn 1956-1958, Quy hoạch hoàn chỉnh thuỷ nông năm
1973-1975, Định hướng qui hoạch thuỷ lợi năm 1998 do Sở Nông nghiệp &PTNT lập
năm 1995.
- Rà soát quy hoạch nông lâm nghiệp và thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông, lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 do Viện Quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, Viện Qui hoạch thuỷ lợi (trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và PTNT) phối hợp với UBND tỉnh (trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT)
thực hiện năm 2003.
- Quy hoạch phát triển Nông-Lâm nghiệp-Thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 do Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh phúc lập năm 2007.

4


Tồn tại các giai đoạn nghiên cứu:
Các nghiên cứu quy hoạch phát triển nông lâm - thuỷ lợi các giai đoạn trước đây đã

giải quyết được yêu cầu và phương hướng phát triển thuỷ lợi phục vụ phát triển nông
nghiệp và các ngành kinh tế khác, tuy nhiên còn một số tồn tại sau:
Do không thể dự báo chính xác được tốc độ phát triển của kinh tế Vĩnh Phúc nên các
quy hoạch không bám sát được tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế của tỉnh nói
chung và của ngành nông nghiệp nói riêng.
Chưa giải quyết được thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ sản xuất nông
nghiệp sang công nghiệp hoặc trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, cây công nghiệp,
cây ăn quả theo chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Chính phủ và của tỉnh
hiện nay.
Chưa đề xuất được giải pháp thuỷ lợi hợp lý, cải tạo nâng cấp hiện đại hoá công trình
thuỷ lợi hiện có hoặc xây mới nhằm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn. Các nghiên cứu đã có cũng chưa đưa ra được giải pháp khả thi cho
những vùng nhỏ lẻ thiếu nước cục bộ, điển hình ở vùng Bắc Lập Thạch, Bắc Tam
Dương, Bắc Bình Xuyên.
Sự chuyển đổi cơ chế quản lý của các HTX nông nghiệp, Tổ hợp tác dùng nước chưa
được nghiên cứu đầy đủ để gắn vào các quy hoạch thuỷ lợi.
Vấn đề về tiêu thoát, xử lý nước, bảo vệ môi trường của các khu vực nuôi trồng thủy
sản, khu công nghiệp theo tình hình mới chưa được đầu tư nghiên cứu.
1.2. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
1.2.1. Quy mô vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi.
Trong những năm qua, đặc biệt từ sau ngày tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (tháng 1/1997), tỉnh
đã chú trọng phát huy các nguồn lực, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế xã
hội. Những năm đầu sau khi mới tách tỉnh, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
của Tỉnh còn nghèo nàn, lạc hậu, đó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển
kinh tế xã hội. Nắm được điều đó, trong thời gian qua, đặc biệt từ sau năm 2010, tỉnh

5



đã chú trọng cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút vốn đầu tư, tạo
điều kiện sản xuất kinh doanh phát triển, trong đó hoạt động đầu tư XDCB cho ngành
Nông Lâm Nghiệp nói riêng vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh, công tác đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư
XDCB cho ngành Nông Lâm Nghiệp nói riêng tại Vĩnh Phúc khá sôi động và phát
triển mạnh mẽ, phạm vi đầu tư rộng khắp ở tất cả các địa bàn thành phố thị xã và các
huyện.
Quy mô vốn đầu tư XDCB nói chung và vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi nói
riêng của Tỉnh tăng mạnh qua các năm. Để thấy rõ điều này, ta xem xét bảng sau:
BẢNG 1.1 : VỐN ĐẦU TƯ CHO CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRONG TỔNG
VỐN ĐẦU TƯ XDCB CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Đơn vị : tỷ đồng )

Năm

Vốn đầu tư XDCB

2011
2012
2013
2014
2015

5,061.00
6,618.00
7,905.000
8,400.00
8,870.00

Vốn đầu tư xây dựng Tỷ lệ (%)

các công trình thủy lợi
725.12
1,105.64
1,092.02
1,178.69
1,332.04

14,3%
16,7%
13,8%
14,03%
15,02%

Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
Như vậy, ta thấy quy mô vốn đầu tư cho công trình thủy lợi từ năm 2011-2015 có xu
hướng tăng liên tục, tăng đều và khá ổn định qua các năm, năm sau cao hơn năm
trước. Điều đó cho thấy Vĩnh Phúc đã làm khá tốt công tác thu hút vốn đầu tư nói
chung cũng như vốn đầu tư xây dựng phục vụ cho ngành nông lâm nghiệp nói riêng.
1.2.2.Vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi theo vùng.
Cách phân loại này cho thấy vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi theo các địa
phương trong tỉnh Vĩnh Phúc; cho thấy cơ cấu vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi
của các huyện, thành phố so với tổng vốn đầu tư xây các công trình thủy lợi của Tỉnh.

6


Nghiên cứu, đánh giá cơ cấu, khối lượng vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi
của thành phố và các huyện trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011-2015
nhằm rút ra những nhận định về công tác xây dựng của từng vùng. Đồng thời dựa trên
cơ sở là các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, quy hoạch của địa

phương, đánh giá đúng đắn, hiệu quả của các công trình thủy lợi trong từng địa
phương, xem xét huyện nào có quy mô đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi lớn
nhất, phần nào đánh giá được nhu cầu phát triển kinh tế của vùng.
Ta xem xét vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi thực hiện theo vùng giai đoạn
2010-2015 thông qua bảng sau :
BẢNG 1.2 : VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THỰC
HIỆN PHÂN THEO VÙNG
(Đơn vị : tỷ đồng )
Năm
STT

Địa điểm

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tp Vĩnh Yên

45.12

99.48


97.53

109.91

131.82

438.74

2

Bình Xuyên

68.24

122.6

120.65

133.03

154.94

531.22

3

Tam Dương

83.37


137.73

135.78

148.16

170.07

591.74

4

Lập Thạch

120.91

175.27

173.32

185.70

207.61

741.9

5

Vĩnh Tường


201.50

255.86

253.91

266.29

288.20

1.064,26

6

Yên Lạc

135.78

190.14

188.19

200.57

222.48

801.38

7


Tam Đảo

70.20

124.56

122.64

135.03

156.92

539.15

725.12

1,105.64

1,092.02

1,178.69

1,332.04

Tổng

Tổng

4.708,39


Nguồn : Sở KH & ĐT tỉnh Vĩnh Phúc
Qua bảng trên ta thấy, Huyện Vĩnh Tường chiếm khối lượng vốn đầu tư cho các công
trình thủy lợi cao nhất trong 7 huyện thị, với tổng vốn đầu tư cho các công trình thủy
lợi giai đoạn 2011-2015 là 1.064,26 tỷ đồng. Tiếp theo là huyện Yên Lạc, Lập Thạch,
Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên và cuối cùng là thành phố Vĩnh Yên. Vốn đầu tư
cho các công trình thủy lợi tập trung vào hai huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc là do hai
huyện này có diện tích nông nghiệp lớn nhất trong tỉnh. Thành phố Vĩnh Yên, Bình

7


xuyên phát triển theo hướng công nghiệp hóa nên quỹ vốn đầu tư dành cho ngành
nông nghiệp ít đi.
Việc phân chia vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi theo vùng nhằm mục đích
đánh giá xem vùng nào phát triển nền kinh tế theo hướng nông nghiệp nhiều, đánh giá
nhu cầu vốn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi của vùng đó cũng như chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bảng trên cũng cho thấy cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cho các công trình thủy lợi tỉnh
Vĩnh Phúc là tương đối hợp lý, những nơi nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp lớn
sẽ đòi hỏi một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng. Ngoài hai vùng là huyện Vĩnh
Tường và huyện Lạc thì cơ cấu vốn đầu tư giữa các huyện còn lại là tương đối đồng
đều, cho thấy việc phân bổ vốn cho các huyện là tương đối tốt, tạo điều kiện cho các
huyện phát triển kinh tế xã hội, tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững, không quá
chênh lệch kinh tế giữa các vùng trong tỉnh. Huyện Tam Đảo và Lập Thạch có số vốn
đầu tư thấp hơn so với các vùng khác một phần là do hai địa phương này là vùng miền
núi, địa hình khó khăn cho phát triển kinh tế, phần khác là do vốn đầu tư XDCB là có
hạn nên tỉnh cần cân nhắc đầu tư phát triển những địa phương có lợi thế phát triển kinh
tế trước. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư vào hai vùng trên cũng đã có sự cải thiện đáng
kể trong thời gian qua, đó là chính sách đầu tư đúng đắn của tỉnh nhằm tạo sự phát

triển kinh tế bền vững. Cũng qua cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo vùng, ta thấy
cần tập trung đầu tư vào vùng nào cho phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển
trong tương lai, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, tránh tập trung vào một vùng mà bỏ
quên các vùng khác, gây ra hiện tượng mất cân bằng trong phát triển kinh tế giữa các
vùng và không đảm bảo phát triển bền vững nền kinh tế.
1.2.3. Tổng quan về hiệu quả đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua:
Trong thời gian vừa qua tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư rất nhiều các công trình nông nghiệp
và thuỷ lợi bao gồm các công trình như gia cố lại 80km đê đã xuống cấp của các
huyện, thị, xây dựng 18 trạm bơm đảm bảo tưới tiêu cho 8.672 ha, xây dựng 19 điểm
canh đê.Các công trình này có ý nghĩa quan trọng vì trong thời gian gần đây, tình hình
mưa lũ vào mùa mưa khá phức tạp, những công trình này sẽ góp phần vào việc phòng
8


chống lũ lụt trên địa bàn, giảm thiểu hậu quả của thiên tai, lũ lụt tới sản xuất và đời
sống người dân. Hệ thống thuỷ nông đã được hình thành rộng khắp trên địa bàn tỉnh,
đảm bảo tưới tiêu cho trên 80% diện tích canh tác của tỉnh. Các vùng trọng điểm lúa
của các huyện thị đã đảm bảo các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, góp phần làm
tăng năng suất nông nghiệp. Rất nhiều trạm bơm đã được hoàn thành như trạm bơm
Thanh Điền, trạm bơm Đại Thịnh, Liễn Sơn…và hàng trăm trạm bơm nhỏ khác góp
phần tăng năng lực tưới lên 1 vạn ha và trên 9.000ha được tưới bổ sung. Đã kiên cố
hoá được 350 km kênh mương, hoàn thiện hạ tầng hệ thống thuỷ lợi, tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu quả cao.
Nhìn chung thời gian gần đây cùng với sự phát huy tác dụng của hệ thống các công
trình thủy lợi xây dựng từ những năm trước và một loạt các dự án được phê duyệt
trong thời gian qua, trong phát triển kinh tế, xã hội mà các công trình thủy lợi đem lại
là không thể phủ nhận.Việc đầu tư xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian gần đây đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ
sản xuất và dân sinh, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần bảo vệ môi trường và

phòng chống giảm nhẹ thiên tai:
+ Hệ thống thủy lợi được đầu tư tương đối phát triển, góp phần quan trọng để tăng
diện tích hieo trồng, tăng thời vụ cải tạo đất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực.
+ Hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng trong phòng chống thiên
tai, như: phòng chống hạn hán, chống lũ, chống úng, ngập cho khu vực đô thị và nông
thôn. Các hệ thống đê kè, hồ chứa trên toàn tỉnh đóng vai trò quan trọng cho phòng
chống lũ các lưu vực sông. Hệ thống các trục tiêu lớn (tiêu Bến Tre, tiêu Sông Phan...),
các trạm bơm điện quy mô lớn ( Đại Định, Bạch Hạc, Liễu Trì, Kiền Sơn...) đã được
đầu tư xây dựng đảm bảo chống ngập, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu
dân cư nông thôn.
+ Hệ thống thủy lợi đã góp phần đảm bảo nguồn nước để cấp nước sinh hoạt, bảo vệ
môi trường nước, phát triển dịch vụ, du lịch cho các vùng trên cả tỉnh: Một số công

9


trình thủy lợi được xây dựng vừa có giá trị phục vụ nông nghiệp vừa có giá trị du lịch,
tạo cảnh quan môi trường đô thị như Hồ Đại Lải, Hồ Xạ Hương, Đầm Vạc......
+ Công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi đang từng bước đi vào nền nếp, phục
vụ tốt sản xuất, dân sinh. Hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy
lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh.
Tuy nhiên vẫn còn một số các công trình thuỷ lợi do được xây dựng từ những thập kỷ
trước hiện nay đang trong tình trạng xuống cấp mặc dù đã được Nhà nước và nhân dân
quan tâm tu bổ nhưng kết quả rất hạn chế, ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh sản xuất, thâm
canh đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Trong thời gian tới, tỉnh vẫn cần tiếp tục
dành một phần vốn đầu tư vào nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, kênh mương đã xuống cấp
cho các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
1.3.Tầm quan trọng của các công trình thủy lợi với sự phát triển ngành nông
nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng

trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động
chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông
nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành : trồng trọt, chăn nuôi,
sơ chế nông sản; theo định nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm ngiệp, thủy sản.
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp. Sản xuất nông
nghiệp không những cung cấp lương thực thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế
biến lương thực thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu,
tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có
thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động
nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp
phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.
Đối với tỉnh Vĩnh Phúc để phát triển ngành nông nghiệp phải kể đến vai trò quan trọng
của hệ thống các công trình thủy lợi. Quả là không sai nếu nói “ Hệ thống công trình
10


thủy lợi chính là xương sống của nền kinh tế nông nghiệp” . Người dân Vĩnh Phúc
nhiều năm qua sinh sống, trồng trọt canh tác và phát triển dựa vào hệ thống sông ngòi,
kênh, rạch....Nhờ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, các trạm bơm dẫn nước cũng
như hệ thống các hồ đập, đê kè lớn nhỏ ....mà người nông dân có thể trữ nước, dẫn
nước vào đồng bất chấp đặc điểm địa hình phức tạp của tỉnh. Dần dần làm chủ được
thiên nhiên, tăng năng suất lao động, giảm thiểu đáng kể những thiệt hại do thiên tai lũ
lụt gây ra.
Coi trọng phát triển hệ thống công trình thuỷ lợi trong tỉnh , phục vụ cho chuyển đổi
cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực
trước sức ép gia tăng dân số, biến động bất lợi của thời tiết và bất ổn định của thế giới,
đồng thời phải giải quyết nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ du
lịch, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái, khai thác thủy năng là việc làm hết sức

cần thiết để phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế của tỉnh
Vĩnh Phúc nói chung.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả dã khái quát một cách hệ thống tình hình hoạt động đầu tư
xây dựng cũng như phân tích đánh giá tổng quan về hiệu quả đầu tư xây dựng các
công trình thủy lợi của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua. Nhìn nhận được tầm
quan trọng của các công trình thủy lợi đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp nói
riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung . Đây chính là tiền đề để tác
giả lựa chọn phương pháp tính toán, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư ,đánh
giá và tìm hiểu về các nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đầu tư xây dựng
công trình thủy lợi của tỉnh một cách sâu sắc và cụ thể hơn trong chương 2.

11


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI.
2.1. Những cơ sở về mặt pháp lý.
Một số văn bản luật được Quộc Hội thông qua áp dụng trong việc đánh giá hiệu quả
đầu tư. Các văn bản pháp lý dưới đây chính là kim chỉ nam để những cá nhân, đơn vị
tham gia công tác xây dựng đi đúng hướng theo luật pháp và những quy định hiện
hành của Nhà Nước:
- Luật Ngân sách nhà nước năm 2002: Luật số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm
2002 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Đấu thầu 2013: Luật số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc Hội nước
Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Đầu tư công 2014: Luật số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội nước
Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Xây dựng 2014: Luật số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội nước
Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật Đầu tư 2014: Luật số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội nước
Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Để hướng dẫn thực hiện các luật trên, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều
văn bản (Chỉ thị, Nghị định, Thông tư) liên quan đến Quản lý dự án, quản lý chi phí,
đấu thầu và hợp đồng xây dựng....Đây là những văn bản hướng dẫn thực hiện trực tiếp,
có nhiều sửa đổi kịp thời so với các thay đổi thực tế. Theo cách tiếp cận về các nội
dung quản lý dự án đầu tư xây dựng, có thể xem xét các nội dung của một số văn bản
sau:
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý sử dụng nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức ODA;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

12


- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 về hợp đồng trong hoạt động xây
dựng;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số
nội dung về quy hoạch xây dựng ;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng ;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng ;
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 285:2002 – Công trình Thủy lợi – Các quy
định chủ yếu về thiết kế;
Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén 14TCN 157-2005;
Nền các công trình thủy công TCVN 4253 -86;

Quy phạm thiết kế tầng lọc ngược QP-TL-C-5-75;
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công – tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4116-85;
Hệ thống kênh tưới –tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4118-85;
Quy phạm thiết kế các kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép 14TCN 30-85;
Quy phạm tính toán thủy lực cống dưới sâu 14TCN 10-85; QPTL-C6-77;
Hệ số tưới cho ruộng lúa – tiêu chuẩn thiết kế 14TCN61-92;
Hướng dẫn tính toán độ bền thấm của đập đất;
Đường thi công công trình thủy lợi quy phạm thiết kế 14.TCN.43.85;
Quy trình khoan thăm dò địa chất 22TCN-259-2000;

13


Quy phạm thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22TCN-18-79;
Định mức XDCB số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ xây dựng.
Bên cạnh các văn bản kể trên, hiện có rất nhiều văn bản liên quan đến hoạt động đầu
tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng như các Thông Tư, Quyết định, Hướng
dẫn .....do Bộ xây dựng, Bộ Tài Chính và các Bộ có chức năng quản lý chuyên ngành
và các địa phương ban hành. Việc tiếp cận, áp dụng các văn bản này cần được thực
hiện kịp thời trong suốt quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng. Các văn bản pháp lý
kể trên chính là kim chỉ nam để những cá nhân, đơn vị tham gia công tác xây dựng đi
đúng hướng
2.2.Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Để phân loại dự án đầu tư xây dựng, người ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau: theo
người khởi xướng, theo ngành kinh tế - xã hội, theo địa chỉ khách hàng, theo thời gian
thực hiện, theo quy mô dự án, …
Ở Mỹ, dự án đầu tư xây dựng công trình được chia thành 4 loại chủ yếu: dự án xây
dựng nhà ở, dự án xây dựng nhà cao tầng, dự án xây dựng công trình lớn, dự án xây
dựng công nghiệp.
Ở Việt Nam, theo Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý dự

án đầu tư xây dựng thì dự án được phân loại như sau:
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính
của dự án gồm:
- Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư;
- Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo phụ lục đính kèm Nghị định
59/2015/NĐ-CP.
Theo nguồn vốn đầu tư, gồm có:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;

14


- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn
vốn.
Theo lĩnh vực: Xã hội; kinh tế; tổ chức hỗn hợp
Theo loại hình: Giáo dục đào tạo; nghiên cứu và phát triển đổi mới; tổng hợp
Theo thời hạn: Ngắn hạn (1-2 năm), trung hạn (3-5 năm), dài hạn (5 năm)
Theo khu vực: Quốc tế; quốc gia; vùng; miền liên ngành địa phương
Theo chủ đầu tư: Nhà nước; doanh nghiệp; cá thể riêng lẻ
Theo đối tượng đầu tư: dự án đầu tư tài chính, dự án đầu tư vào đối tượng cụ thể.

[ 2]
2.3.Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.
Các dự án thuỷ lợi có các đặc điểm sau:
- Sản phẩm của các dự án xây dựng thuỷ lợi là những công trình cụ thể như hồ chứa,
đập, tràn công, kênh… là tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như:
các ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, hoá

chất,luyện kim... tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành năng lượng,
hoá chất,luyện kim...
- Các dự án xây dựng thuỷ lợi cũng có những đặc điểm giống như các công trình xây
dựng nói chung, tuy nhiên còn có những đặc tính riêng. Đó là:
1. Các công trình thuỷ lợi phần lớn đều xây dựng trên sông suối, điều đó dẫn đến:
Các công trình thuỷ lợi đòi hỏi chất lượng cao, đặc biệt các công trình có bộ phận nằm
ở dưới nước thường xuyên.

15


Việc thi công sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với các công trình khác. Một trong những
khâu quan trọng là công tác dẫn dòng thi công. Nếu tính toán không chính xác, hoặc
chọn phương pháp dẫn dòng không đúng sẽ dẫn đến sẽ làm cho giá thành công trình
tăng lên, có trường hợp còn gây ra đổ vỡ, không an toàn cho công trình
2. Sản phẩm xây dựng thuỷ lợi thường có kích thước lớn, nhiều chi tiết phức tạp, chi
phí lớn, thời gian xây dựng dài, có khi đến hơn 8 năm. Tuổi thọ của công trình thuỷ lợi
có thể từ 30 năm đến 50 năm, cá biệt có những công trình đến trên 70 năm. Vì vậy nếu
tính toán thiết kế và thi công không đúng sẽ gây ra lãng phí rất lớn.
3. Sản phẩm xây dựng thuỷ lợi có vốn đầu tƣ lớn, từ vài chục triệu đồng đến hàng
nghìn tỷ đồng.
4. Sản phẩm xây dựng thuỷ lợi phải làm theo đơn đặt hàng trước, hiện nay do nhà
nước xây dựng và quản lý. Do đó không thể sản xuất hàng loạt để bán như các ngành
công nghiệp và ngành khác; phải xác định giá trị sản phẩm trước khi đấu thầu hoặc
trước khi ký hợp đồng xây dựng các đơn vị xây dựng phải có nhiều kinh nghiệm trong
việc xác định giá tranh thầu để tránh bị lỗ.
5. Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, có nhiều đơn vị cùng tham gia thi công
trong điều kiện hiện trường thi công chật hẹp và thời gian có hạn.
7. Sản xuất xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết, điều kiện
tự nhiên, thuỷ văn khí tượng. [8]

2.4.Các quan điểm đánh giá dự án đầu tư.
2.4.1.Quan điểm của chủ đầu tư.
Khi đánh giá dự án chủ đầu tư thường có các quan điểm sau:
- Dự án phải mang lại lợi ích cho nhà đầu tư;
- Tuân theo đường lối chung phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Tuân theo pháp luật của Quốc gia, các luật về đầu tư, luật bảo vệ môi trường... [9]

16


2.4.2.Quan điểm của nhà nước .
Nói chung, khi đánh giá các dự án đầu tư nhà nước phải xuất phát từ lợi ích tổng thể
của quốc gia và xã hội, từ đường lối chung phát triển đất nước và phải xem xét toàn
diện các mặt kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh, và quốc phòng cũng
như bảo vệ môi trường.
- Đối với dự án do vốn ngân sách đầu tư, sự đánh giá của Nhà Nước phải toàn diện và
sâu sắc hơn. Trường hợp này sự phân tích của dự án đứng trên quan điểm vĩ mô và
phải coi trọng phần phân tích kinh tế - xã hội của dự án.
- Đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sự đánh giá của
Nhà Nước chủ yếu chỉ hạn chế ở các mặt tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường, sự
phù hợp với đường lối phát triển chung của đất nước và của dự án đầu tư.
- Đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sự đánh giá của
nhà nước cũng sâu sắc và toàn diện hơn so với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh. [9]
2.4.3. Quan điểm của các tổ chức tài trợ.
Các tổ chức tài trợ trước hết quan tâm đến lợi ích của mình trong khuôn khổ pháp luật
cho phép, đặc biệt quan tâm tới hiệu quả của dự án, tính bảo đảm chắc chắn của dự án,
đảm bảo trả nợ đúng hạn. [9]
2.5.Một số phương pháp phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư dự án xây dựng công
trình thủy lợi.

Để phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư của một dự án xây dựng nói chung và dự án xây
dựng công trình thủy lợi nói riêng thì phải đánh giá tất cả các chỉ tiêu, kể cả kinh tế tài chính cũng như kinh tế - xã hội. Trong đó chỉ tiêu về kinh tế - tài chính mang tính
định lượng, còn chỉ tiêu kinh tế - xã hội lại mang tính định tính nhiều hơn. Sau đây tác
giả sẽ trình bày một số phương pháp chính đánh giá hiệu quả đầu tư của một dự án
theo hai chỉ tiêu kinh tế - tài chính và kinh tế - xã hội.

17


2.5.1.Một số phương pháp phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của dự
án đầu tư.
Mục đích của việc đánh giá kinh tế là để đảm bảo vốn đầu tư của nhà nước vào dự án
phải có hiệu quả cao. Phân tích kinh tế dự án là một công cụ để so sánh chi phí và lợi
ích của dự án được lựa chọn với các phương án khác. Điều đó rất quan trọng trong
việc khẳng định những chi phí và lợi ích của dự án mang lại. Sự tồn tại kinh tế của các
dự án có thể được thiết lập thông qua tính toán hệ số nội hoàn EIRR. Theo ADB, thì
giá trị của hệ số EIRR khoảng 15% cho các tiểu dự án. [8]
Khi đánh giá kinh tế các dự án thủy lợi thường gặp các trường hợp sau: Đánh giá kinh
tế các dự án tưới tiêu; Đánh giá kinh tế các dự án thủy điện; Đánh giá kinh tế các dự án
phòng lũ; Đánh giá kinh tế các dự án cấp nước công cộng [8]
Để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của một dự án đầu tư xây dựng
nói chung có rất nhiều phương pháp như: Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính
kinh tế tổng hợp; Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo; Phương pháp
phân tích giá trị và giá trị sử dụng; Phương pháp sử dụng công cụ toán học để tính toán
so sánh kinh tế các phương án; Phương pháp phân tích chi phí lợi ích.
Trong khuôn khổ bài luận này đối với các dự án công trình thủy lợi tác giả tập trung
tìm hiểu phương pháp ‘‘ Phân tích chi phí - lợi ích“ đi sâu vào các nhóm cơ bản
như:
+ Nhóm ‘‘ Giá trị tương đương‘‘ bằng phương pháp dùng chỉ tiêu hiệu số thu chi: quy
đổi tương đương toàn bộ chuỗi dòng tiền tệ của dự án (chi phí và lợi ích) trong suốt

thời kỳ phân tích thành giá trị hiện tại của hệ số thu chi hay còn gọi là thu nhập ròng
hiện tại (NPV)
+ Nhóm ‘‘ Suất thu lợi nội tại“ : Người ta gọi mức lãi suất làm cho giá trị tương
đương của phương án bằng không là suất thu lợi nội tại (IRR) của phương án. Đây là
một độ đo hiệu quả hay được dùng nhất hiện nay.
+ Nhóm ‘‘tỷ số lợi ích – chi phí (B/C)‘‘: Đó là tỷ số giữa giá trị tương đương lợi ích và
giá trị tương đương của chi phí.
2.5.1.1. Các bước đánh giá phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án đầu tư.
Việc đánh giá phân tích đánh giá dự án thường được tiến hành trong bước báo cáo đầu
tư và lập dự án đầu tư.

18


Đối với các dự án nhóm A và đặc biệt quan trọng thì phải lập báo cáo đầu tư đánh giá
kinh tế - tài chính. Ở bước này cũng đơn giản vì các thông số còn thiếu nhiều và chưa
có độ tin cậy cao.
Hầu hết các dự án nhóm B đều phải thông qua việc đánh giá phân tích tài chính, kinh
tế dự án trong bước lập dự án đầu tư. Đây là việc làm quan trọng và hết sức cần thiết
vì thông qua việc này sẽ biết được dự án có hiệu quả hay không, làm cơ sở vững chắc
cho việc quyết định đầu tư.
Khi đánh giá phân tích kinh tế tài chính các dự án đầu tư phải thông qua các bước sau
đây:
a) Đề xuất phương án:
Để đánh giá tài chính, kinh tế dự án đầu tư các nhà thiết kế cần đưa ra từ 3 đến 4
phương án khác nhau để so sánh và lựa chọn. Tùy từng trường hợp cụ thể, các phương
án có thể có nhiều dạng khác nhau như: tuyến xây dựng; Cao độ đặt công trình; Quy
mô vốn đầu tư; Nguồn vốn đầu tư; Phương thức trả nợ vốn vay; Dây chuyền công
nghệ sản xuất, công suất trình độ hiện đại. Các dự án tưới có thể khác nhau về hình
thức đầu tư (tưới tự chảy, tưới bằng động lực). Các dự án tưới tiêu có thể giống nhau

về hình thức đầu tư nhưng lại khác nhau về phương án canh tác (có thể canh tác trồng
lúa, hay cây công nghiệp hoặc màu...).....vv
b) Xác định thời kỳ tính toán ( thời kỳ phân tích) của dự án :
Thời kỳ tính toán (thời kỳ phân tích) của dự án là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh
giá, phân tích kinh tế dự án. Việc chọn thời kỳ phân tích các phương án phải đảm bảo
tính so sánh được của các dự án. Nếu các phương án có các thời kỳ tính toán khác
nhau phải tìm cách đưa chúng về giống nhau.
c) Ước lượng dòng tiền tệ cho từng phương án:
Để đánh giá kinh tế tài chính một dự án xây dựng nói chung và dự án xây dựng công
trình thủy lợi nói riêng cần xác định được dòng tiền tệ bao gồm hai phần chính: thu
nhập và chi phí.

19


×