Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

NGUYÊN tắc và BIỆN PHÁP sư PHẠM sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG dạy học CHUYÊN đề GIÁO dục đạo đức CÁCH MẠNG TRONG THỜI kỳ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.17 KB, 49 trang )

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP SƯ
PHẠM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG TRONG THỜI KỲ MỚI


Nguyên tắc sư phạm trong thuyết trình dạy học
chuyên đề giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới
Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học
Một nguyên tắc hết sức quan trọng trong hoạt động
nghiên cứu, giảng dạy các môn lý luận, nó đòi hỏi người
giảng dạy phải tuân theo một cách tuyệt đối. Nói đến tính chất
chính trị là nói đến vấn đề tư tưởng, nói đến sự lãnh đạo của
Đảng, là nói đến quan điểm, lập trường. Do đó, trong quá
trình đổi mới phương pháp thuyết trình, giảng viên cần chú ý:
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận
chính trị đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để
không ngừng nghiên cứu, giảng dạy lý luận; đứng trên lập
trường lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; phải phục tùng tổ chức và giữ vững nguyên tắc phát ngôn
của Đảng. Phải tôn trọng các vấn đề khách quan của lịch sử,
sự thật lịch sử và phải hết sức trung thành với lịch sử.
Giảng viên phải sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp
nghiên cứu khoa học, năng lực tư duy khoa học, có thái độ vô
tư, tính công bằng trong công tác đánh giá và phải có trách


nhiệm trước lịch sử, trước sự tiến bộ của khoa học nhằm bảo
vệ chân, thiện, mỹ.
Thực hiện đấu tranh phê phán, dần loại bỏ những quan
điểm phản động, xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch,


bọn cơ hội. Trên cơ sở phương pháp truyền thống, kế thừa, phát
huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt hạn chế bằng
cách kết hợp phương pháp truyền thống với các phương pháp
hiện đại có sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào bài
giảng sẽ phát huy tối đa tính tích cực, giúp phát huy tính chủ
động, khả năng sáng tạo của học viên, góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy các môn lý luận
chính trị.
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu trong hoạt động
giáo dục chính trị là một trong những nguyên tắc yêu cầu
hoạt động giáo dục bắt đầu phải có mục đích và nó phải
được định hướng theo mục đích ấy trong suốt quá trình hoạt
động. Trước khi chuẩn bị buổi thuyết trình, trước tiên cần
xác định thật rõ đâu là mục tiêu mà người giảng viên muốn
hướng tới. Việc xác định đúng mục tiêu sẽ giúp cho giảng


viên hình thành nội dung và cách truyền đạt cho học viên
một cách có hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp
Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp trong dạy học được
quan niệm là quá trình dạy học có tính phù hợp với trình độ,
khả năng tiếp thu tri thức mới của HV, làm thúc đẩy và đi
trước sự phát triển của HV.
Nó phải đảm bảo tính phù hợp trong dạy học chuyên đề
Giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới nói riêng là
nguyên tắc đòi hòi hỏi trong quá trình dạy học người GV
phải đảm bảo dạy sao cho phù hợp với đặc điểm, trình độ
của HV nhằm phát huy tối đa tính năng động, tự giác và

sáng tạo của HV trong quá trình nắm bắt tri thức.
Những yêu cầu của tính phù hợp:
Phải nắm được đặc điểm của từng HV, tùy theo trình độ,
phụ thuộc vào lứa tuổi, có sự thay đổi về tâm lý không chỉ tác
động đến năng lực, thái độ, tình cảm của HV mà trong suốt
quá trình lắng nghe và lĩnh hội của HV. Do đó, đòi hỏi mỗi
GV trước tiên phải chuẩn bị cho mình những kiến thức về tâm


lý học theo từng lứa tuổi, tâm lý học về cách giao tiếp… để
vận dụng đánh giá đúng HV, phải nhạy khi nắm bắt được tâm
tư nguyện vọng của từng HV.
Nắm rõ trình độ nhận thức và khả năng mà HV lĩnh hội
được. Trình độ nhận thức của từng lớp ở các khóa thường rất
chênh lệch nhau. Trong quá trình dạy học chuyên đề giáo dục
đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới GV cần phải đặc biệt
tìm hiểu kỹ và đánh giá một cách tổng thể về trình độ của
từng HV một cách chính xác, rõ ràng của HV từng lớp qua
quá trình lĩnh hội được kiến thức.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Thuyết trình trong giảng dạy đó là sự kết hợp của nhiều
phương pháp dựa trên cơ sở xác định phương pháp thuyết
trình đóng vai trò chủ đạo. Do đó, để phương pháp thuyết
trình thành công, đòi hỏi giảng viên phải xác định cho được
phương pháp cụ thể đối với từng nội dung đề ra, phải xây
dựng quy trình, đảm bảo tính hệ thống là một trong những
nguyên tắc để giảng viên thực hiện thành công bài giảng.
Muốn vậy giảng viên phải thực hiện chia quy trình dạy học
theo từng giai đoạn cụ thể, từ giai đoạn đầu đến giai đoạn



cuối. Ở mỗi giai đoạn lại bao gồm các bước, các thao tác phản
ánh lôgic tiến trình dạy học. Quy trình này phải phù họp với
quy luật của quá trình nhận thức.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới ở Trung
tâm Bồi dưỡng chính trị huyện liên quan trực tiếp đến những
vấn đề đang diễn ra trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội
trên địa bàn huyện,… Vì vậy, việc giảng dạy và học tập
chuyên đề gắn liền với cuộc sống sinh động của xã hội, nó
làm cho những tri thức của chuyên đề phải thực sự là cơ sở
cho hành vi và hoạt động của học viên chính là bản chất của
nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học chuyên đề Giáo dục
đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới
Những yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn:
Đảm bảo tính thực tiễn vừa là yêu cầu vừa là nguyên tắc,
là phương châm trong quá trình dạy học nói chung và trong
dạy học theo hướng tích cực hóa phương pháp thuyết trình nói
riêng. Một trong những nguyên tắc có tác dụng to lớn đối với
việc dạy học chuyên đề Giáo dục đạo đức cách mạng trong
thời kỳ mới ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện là nguyên


tắc đảm bảo tính thực tiễn, bởi lẽ nội dung kiến thức của
phần Giáo dục đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới có tính
đặc thù mang tính khái quát thực tiễn rất cao. Vì thế để dạy tốt
phần này buộc người học phải nắm vững nguyên tắc đảm bảo
tính thực tiễn, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn những kiến
thức mang tính lý luận với những vấn đề sinh động từ thực
tiễn cuộc sống, áp dụng vào bài giảng để không rơi vào tình

trạng chỉ trình bày “lý luận suông”, thiếu tính thuyết phục,
gây nhàm chán người học.
Quán triệt nguyên tắc tính thực tiễn, nguyên tắc này
cũng xuất phát từ nguyên tắc giáo dục của Đảng ta là “học đi
đôi với hành”, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất,
nhà trường gắn với xã hội. Nếu không những kiến thức sách
vở kia sẽ trở thành một mớ lý luận suông không có giá trị
thực tiễn, cần đảm bảo tính thực tiễn trong hoạt động nhận
thức và các hoạt động rèn luyện phẩm chất đạo đức của học
sinh. Do đó việc giảng dạy các bài học về đạo đức ở các
chuyên đề đặc biệt là chuyên đề giáo dục đạo đức cách mạng
trong thời kỳ mới và thực hiện các hoạt động giáo dục là để
HV phải đạt được cái đích là nắm được chính xác kiến thức
đã học đến mức làm chủ nó và sử dụng thành thạo vào trong


hoạt động nhận thức cũng như trong thực tiễn. Chỉ có như thế
mới đạt đến trình độ nắm vững tri thức đặc biệt là những tri
thức về đạo đức. Trên cơ sở đó HV sẽ biết nhìn thẳng vào sự
thật của xã hội để thấy được mặt tích cực và mặt tiêu cực của
xã hội, biến những tri thức về đạo đức đã được học và được
giáo dục qua các hoạt động giáo dục của nhà trường thành
những hoạt động và việc làm thiết thực, hướng những hành
động, việc làm đúng với những chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương
pháp thuyết trình trong dạy học chuyên đề Giáo dục đạo
đức cách mạng trong thời kỳ mới
- Kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương
pháp dạy học tích cực khác
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp

đàm thoại.
Phương pháp đàm thoại trong dạy học đó là quá trình
tương tác giữa người dạy và người học, nó được thực hiện
thông qua hệ thống bộ câu hỏi và các câu trả lời tương ứng
với mỗi chủ đề được đưa ra, mỗi nội dung bài học dưới sự
hướng dẫn, định hướng của người dạy. Thông qua đó, sẽ giúp


người học tự khám phá, lĩnh hội nội dung bài học một cách
sâu sắc nhất.
Ưu điểm của phương pháp đàm thoại:
Kích thích khả năng tư duy độc lập của người học.
Khuyến khích, lôi cuốn người học vào môi trường học
tập, tạo ra không khí sôi nổi, rèn luyện cho người học kỹ năng
tư duy độc lập, kỹ năng trình bày ý tưởng, tính chủ động,
cũng như khả năng vận dụng vấn đề vào thực tiễn cuộc sống
hàng ngày của họ.
Thông qua đó, GV sẽ thu lượm được nhiều thông tin
phản hồi từ người học, góp phần hoàn thiện nội dung bài
giảng hơn.
Một số dạng câu hỏi đàm thoại: Trong dạy học có rất
nhiều dạng câu hỏi đàm thoại và cũng có nhiều cách để phân
loại chúng, như:
Phân loại nội dung bài giảng theo mục tiêu nhận thức có
các dạng câu hỏi: câu hỏi về nhận biết, vận dụng, phân tích,
đánh giá và tổng hợp vấn đề đã đưa ra.


Phân loại theo nội dung có các dạng câu hỏi: câu hỏi về
thông tin, câu hỏi dạng giải thích vấn đề, câu hỏi yêu cầu

chứng minh một nội dung nào đó.
Phân loại theo hình thức có các dạng câu hỏi: câu hỏi
theo hướng đóng và câu hỏi theo hướng mở.
Phân loại theo chức năng nhận thức tài liệu: có câu hỏi
nhớ lại và câu hỏi phát hiện, loại câu hỏi thứ nhất hướng vào
trí nhớ, còn loại câu hỏi thứ hai hướng vào phát triển tư duy
logic của người học.


Phân loại theo chức năng của câu hỏi trong hoạt động
dạy học, ta có thể chia thành ba nhóm: nhóm thứ nhất thuộc
về dạng câu hỏi gợi mở, định hướng, hướng dẫn người học;
nhóm thứ hai thuộc về câu hỏi kích thích động viên người học
trả lời nội dung được đưa ra; nhóm thứ ba thuộc về câu hỏi
thăm dò, chuẩn đoán và đánh giá sự việc.
Thông qua hệ thống câu hỏi dưới sự hướng dẫn của
người dạy sẽ góp phần kích thích tư duy, lối suy nghĩ độc lập
của người học trong việc khám phá vốn tri thức mới. Qua việc
trao đổi, thực hiện các nội dung liên quan đến vấn đề trả lời
các câu hỏi người học sẽ hiểu rõ về bản chất của vấn đề; từ
đó, vốn tri thức, nội dung bài học sẽ được khắc sâu và trí nhớ
của người học. Đồng thời, thông qua việc trao đổi, đàm thoại
sẽ tạo không khí sôi nổi, lôi cuốn người học tham gia một
cách nhiệt tình, chủ động với vấn đề. Với hình thức dạy học
này, sẽ tạo điều kiện để người học hình thành, phát triển kỹ
năng nói, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy và diễn đạt ý
tưởng của mình; thông qua trao đổi giữa người dạy và người
học, giữa người học với nhau sẽ tạo cơ hội để người học có
thể học hỏi lẫn nhau, tăng cường vốn kiến thức của mình.



Một trong những hạn chế của phương pháp thuyết trình
là vấn đề truyền thụ tri thức chỉ theo hướng một chiều. Khi
phương pháp thuyết trình đã có sự kết hợp với phương pháp
đàm thoại sẽ thay thế lối truyền đạt độc thoại, giúp tăng
cường mối quan hệ tương tác giữa GV với học viên, từng
bước khắc phục những hạn chế của phương pháp thuyết trình.
Do đặc thù của sự kết nối thông tin qua lại giữa thầy và trò
được thiết lập nên không khí học tập sẽ được thay đổi theo
hướng tích cực, người học sẽ có điều kiện để thể hiện sự hiểu
biết, ý tưởng học tập của mình đối với vấn đề nào đó; GV sẽ
thu nhận được những thông tin phản hồi tích cực từ người
học; từ đó, góp phần không nhỏ trong việc đánh giá được khả
năng tư duy của người học, dần hình thành nên sự điều chỉnh
phù hợp trong nghiệp vụ sư phạm của giáo viên.


Việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp
đàm thoại theo hướng tích cực trong việc dạy học sẽ góp phần
phát huy những ưu điểm của phương pháp thuyết trình và ưu
điểm của phương pháp đàm thoại, hạn chế thấp nhất những
hạn chế của hai phương pháp này. Thông qua hệ thống bộ câu
hỏi và câu trả lời sẽ giúp hướng người học vào nội dung cơ
bản và trọng tâm của bài học; từ đó, tạo không khí sôi nổi
trong học tập, kích thích tư duy độc lập, sáng tạo và tính tự
giác của người học. Đồng thời, qua đó giúp người dạy có thể
kiểm tra được mức nhận thức của người học để có sự điều
chỉnh một cách phù hợp trong quá trình dạy học đạt kết quả
tốt hơn.
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp

nêu vấn đề
Đây là phương pháp dạy học mà trong đó người dạy chủ
động tạo ra tình huống có vấn đề để người học chủ động, tích
cực và tự giác giải quyết tình huống huống đó; thông qua việc
giải quyết tình huống người học sẽ lĩnh hội tri thức, phát triển
kỹ năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, đúng với
vấn đề được nêu ra.


Ưu điểm của phương pháp nêu vấn đề:
Phương pháp này sẽ cung cấp một môi trường sư phạm
lý tưởng để người học tổ chức các hoạt động học tập của mình
một cách hiệu quả nhất. Giúp người học người học tiếp thu
nội dung học tập gắn với tình huống cụ thể trong cuộc sống
hàng này.
Giúp người học tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập,
giúp phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng vận dụng các kinh
nghiệm đã học được vào giải quyết các vấn đề trong học tập
và trong các lĩnh vực khác của người học.
Về các bước thực hiện phương pháp nêu và giải quyết
vấn đề:
Bước 1: Đặt vấn đề, đưa người học vào tình huống có
vấn đề nào đó: Người dạy cần phải căn cứ vào nội dung bài
học, tiến hành xây dựng tình huống có vấn đề hoặc vận dung
một tình huống có vấn đề nào đó trong thực tiễn cuộc sống để
giải quyết.


Bước 2: Thực hiện nghiên cứu và giải quyết vấn đề:
Trước tình huống có vấn đề mà người dạy đã định hướng,

hướng dẫn, người học sẽ từng bước thực hiện các kiến thức đã
học, đã thu thập được để tiến hành tháo gỡ, giải quyết vấn đề.
Người học cần vận dụng một cách tối đa tri thức đã học để
thực hiện phân tích, tìm tòi và giải quyết từng vấn đề liên
quan đến tình huống có vấn đề mà người dạy đặt ra.
Bước 3: Kết luận vấn đề
Trên cơ sở giải quyết các tình huống có vấn đề của
người học, người dạy tiến hành tổng kết lại và đưa ra kết luận
để chốt lại vấn đề, phân tích những mặt mà người học làm
được, chưa làm được để người học nắm bắt, có cách làm hiệu
quả nhất đối với vấn đề đã được nêu ra đó.


Trong quá trình dạy học chuyên đề Giáo dục đạo đức
cách mạng trong thời kỳ mới việc sử dụng phương pháp
thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, thì cách kết
hợp này thường thì GV sẽ tiến hành đưa ra câu hỏi hay vấn đề
cụ thể nào đó có tính nghịch lý, tính mâu thuẫn giữa kiến
thức, kinh nghiệm đã có của người học với vấn đề mà GV sẽ
trình bày hoặc cũng có thể GV sẽ tiến hành diễn đạt vấn đề
dưới dạng câu hỏi nghi vấn để người học tìm cách trả lời. Tuy
nhiên, việc sử dụng những câu hỏi hoặc vấn đề có tính nghịch
lý đó đòi hỏi GV phải bố trí một cách hợp lý, đảm bảo tính
lôgic, sát với nội dung bài học, khả năng nắm bắt vấn đề của
người học, phù hợp với những nội dung thuyết trình mà GV
đưa ra cho người học. Có như vậy, thì sự kết hợp giữa phương
pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề mới có khả
năng phát huy tốt nhất mặt tích cực, cũng như hạn chế tối đa
mặt hạn chế. Việc thực hiện tốt hai phương pháp này sẽ có tác
dụng như một công cụ hiệu quả để giúp truyền tải thông tin

giữa GV và người học, làm cho người học từ chỗ chưa có nhu
cầu, hoặc còn ngại ngùng trong việc tìm kiếm tri thức sẽ có
ham muốn cao độ trong việc tìm kiếm tri thức.


Việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp
nêu vấn đề theo hướng tích cực trong hoạt động dạy học sẽ
góp phần kích thích tư duy sáng tạo, tạo hứng thú cho người
học thông qua giải quyết các tình huống, hướng người học
vào những tình huống cụ thể, những mâu thuẫn đòi hỏi người
học cần phải giải quyết. Khi đã giải quyết được các tình
huống đó, người học sẽ tự lĩnh hội được tri thức bài học; đồng
thời, qua đó sẽ góp phần hình thành và phát triển kỹ năng lập
luận, bào chữa để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Thông qua việc kết hợp hai hình thức này, người học có thể
mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày, giải quyết vấn đề trong
học tập cũng như trong cuộc sống của mình. Qua đó, người
dạy sẽ nhận được thông tin phản hồi nhanh nhất, chính xác
nhất từ người học trong việc lĩnh hội vốn tri thức từ bài học,
từ đó, hình thành kỹ năng cần thiết để giải quyết tình huống
có vấn đề.
Việc kết hợp giữa phương pháp thuyết trình với phương
pháp nêu vấn đề theo hướng tích cực trong dạy học sẽ góp
phần không nhỏ vào việc phát huy những mặt ưu điểm và
khắc phục đến mức thấp nhất những hạn chế của phương pháp
thuyết trình.


- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương
pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học
trong đó dưới sự hướng dẫn của giảng viên lớp học được chia
thành nhiều nhóm nhỏ cho phù hợp để tiến hành nghiên cứu,
thảo luận, trao đổi để cùng nhau bàn bạc đưa ra nội dung để
làm rõ vấn đề cần thảo luận, giúp cho HV tự lĩnh học tri thức
một cách chủ động và hiệu quả.
Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm:
Thông qua việc tiến hành thảo luận nhóm người học sẽ
bỏ tính chủ quan, tính phiến diện, làm tăng tính khách quan
khoa học. Người học sẽ rèn được kỹ năng diễn đạt, phương
pháp tư duy, khả năng lôgic, khả năng trình bày trước đám
đông.
Căn cứ vào nội dung tri thức bài học được đưa ra, căn cứ
vào số lượng người học trong lớp, người dạy có thể chia ra thành
các nhóm để thảo luận, cụ thể:
+ Nhóm nhỏ thông thường;
+ Nhóm rì rầm;


+ Nhóm kim tự tháp;
+ Nhóm khép kín và nhóm mở rộng;
Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có giá trị bổ
sung, hỗ trợ rất cần thiết cho việc sử dụng phương pháp
thuyết trình của giảng viên. Thảo luận nhóm giúp các thành
viên trong nhóm trao đổi những băn khoăn, kinh nghiệm của
mình, cùng nhau tìm hiểu những kiến thức mới. Tuy nhiên,
nếu chỉ tổ chức thảo luận nhóm mà không có thuyết trình của
giảng viên sẽ làm cho HV hiểu sai, hiểu lệch kiến thức đã
học; HV sẽ tự cho rằng quan điểm mình đưa ra là đúng, sẽ
dẫn đến không có sự thống nhất về nội dung, kiến thức của

bài học. Sau khi kết thúc nội dung thảo luận, giảng viên phải
thuyết trình, giảng giải và đưa ra kết luận cuối cùng.


Đối với phương pháp thảo luận nhóm thì bản thân nó đã
là một phương pháp dạy học tích cực, khi có sự kết hợp với
phương pháp thuyết trình theo hướng tích cực hóa thì càng
làm cho quá trình lĩnh hội tri thức của người học được thuận
tiện, nhanh chóng và hiệu quả. Với hình thức dạy học này
người học được chia thành nhóm, họ tự phân, công hợp tác
với nhau để giải quyết vấn đề thảo luận, khi trình bày họ sẵng
sàng trao đổi thẳng thắn vấn đề, qua đó giúp người học hình
thành thói quen hợp tác trong học tập cũng như trong đời sống
thực tiễn. Đồng thời, không ngừng kích thích, tạo động lực
trong công tác thi đua giữa các cá nhân và các nhóm; qua đó,
dần dần hình thành nội dung bài học, dần phát triển kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng trình bày trước đám đông đối với
người học. Qua thảo luận giũa các nhóm, người dạy có thể
trực tiếp nhận thông tin phản hồi, nắm bắt được mức độ
nhận thức của người học, từ đó người dạy sẽ có được sự
điều chỉnh một cách phù hợp để quá trình dạy học đạt kết
quả cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, người
dạy phải luôn có sự giám sát và điều chỉnh một cách phù
hợp, kịp thời khi người học thảo luận chệch hướng vấn đề
đã được nêu ra, đảm bảo nội dung bài học. Tuy nhiên, sự


can thiệp của người dạy chỉ mang tính định hướng, tránh
việc can thiệp quá nhiều ảnh hưởng đến quá trình thảo luận,
đến tâm lý của người học.



Việc thực hiện thảo luận nhóm có giá trị lớn trong việc
bổ sung, hỗ trợ rất lớn cho quá trình thuyết trình. Thảo luận
nhóm giúp các thành viên trong nhóm có thể dễ dàng chia sẻ
những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân mình để cùng
nhau tìm hiểu, lĩnh hội những kiến thức mới. Tuy nhiên, nếu
thảo luận nhóm mà không có thuyết trình của GV có thể
làm cho người học hiểu sai vấn đề, hiểu lệch kiến thức; tự
cho rằng quan điểm của mình là đúng và sẽ không có sự
thống nhất về nội dung, chuẩn kiến thức khi bài học kết
thúc. Sau khi người học kết thúc quá trình thảo luận, GV
phải tiến hành thuyết trình, giảng giải, kết luận để đưa ra
những tri thức cuối cùng, đảm bảo hiệu quả nhất. Như vậy,
phương pháp thuyết trình giữ một vai trò hết sức quan trọng,
không thể thiếu khi người dạy sử dụng phương pháp thảo
luận nhóm. Do đặc thù của phương pháp thảo luận nhóm là
tạo ra không khí sôi nổi trong lớp học, GV có thể thu nhận
được nhiều nguồn thông tin phản hồi từ phía người học nên
việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp
thảo luận nhóm sẽ phần nào khắc phục được những hạn chế
nhất định của phương pháp thuyết trình.


- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp
trực quan:
Trực quan là phương pháp dạy học mà trong đó GV sử
dụng các dụng cụ, các phương tiện dạy học nhằm mục đích
minh họa, bổ sung thêm các cho kiến thức cho bài giảng.
Trong quá trình dạy học, phương pháp trực quan có thể thực

hiện bằng nhiều hình thức, như: Sử dụng tranh ảnh, bản đồ,
biểu đồ, số liệu thống kê; Sử dụng các phương tiện nghe nhìn;
tham quan thực tế.
Ngày nay, hầu như mọi người đều chú chú ý đến việc sử
dụng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ để hỗ trợ vấn đề dạy
học, áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới cho
hoạt động dạy học.
Phương tiện dạy học là một trong những công cụ vật
chất mang lại thông tin qua hiệu ứng âm thanh hoặc ngôn
ngữ, hình ảnh tĩnh hoặc động hoặc có thể kết hợp giữa âm
thanh và hình ảnh.
+ Những phương tiện tạo ra hình ảnh bao gồm: Bảng
đen, bảng trắng, tranh/biểu, mô hình…


+ Những phương tiện khuyếch đại hình ảnh như: các loại
máy chiếu, máy chiếu phim dương bản.
+ Phương tiện ghi phát và khuyếch đại âm thanh: băng
từ tính và máy ghi âm, đĩa nhựa và máy quay.
+ Phương tiện tạo ra tiếng lẫn hình ảnh: máy chiếu phim
nhựa, băng ghi hình, máy chiếu hình, màn ảnh, đĩa hình
CD/DVD…
Công dụng phổ biến của phương tiện dạy học là hỗ trợ
cho GV ở trên lớp như: làm chức năng trực quan và chức
năng điều khiển đồng thời có thể nâng cao và thúc đẩy việc
học của người học.
Sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật nhằm thay
đổi phương pháp dạy truyền thống, học truyền thống; giúp
học viên tiếp cận được vấn đề một cách hiệu quả. Việc sử
dụng công nghệ thông tin vào dạy học có vai trò quan trọng

trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường
tính trực quan trong dạy học.


Những năm gần đây, máy vi tính sử dụng trong hoạt
động dạy học có thể giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản của
quá trình dạy học như: truyền thụ kiến thức, góp phần phát
triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành, triển khai ôn tập,
kiểm tra đánh giá,… Các khả năng đó của máy vi tính có
được là nhờ vào các chức năng như: thực hiện lưu trữ, thực
hiện xử lý và cung cấp thông tin, minh họa, trực quan hóa
bằng mô hình mô phỏng. Phương tiện dạy học cũng được sử
dụng có hiệu quả cho việc tự học của mỗi cá nhân, nhóm
thông qua mạng internet, sách giáo khoa điện tử,…
Đây là một trong những phương tiện hỗ trợ đắc lực, có
hiệu quả nhất cho việc đổi mới các phương pháp giảng dạy
của giảng viên. Máy vi tính giúp cho giảng viên soạn giáo án
một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian, có thể giới thiệu giáo
trình, tài liệu tham khảo, hình ảnh hay thước phim mang tính
minh hoạ ngay tại lớp cho người học. Tuy nhiên, phương
pháp nào cũng có những ưu khuyết điểm nhất định của nó, do
đó, chúng ta không nên lạm dụng việc sử dụng máy vi tính
một cách quá mức trong việc giảng dạy.
Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết trình với phương
pháp trực quan:


×