Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

CƠ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG dạy học CHUYÊN đề ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM ở TRUNG tâm bồi DƯỠNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ TUY hòa, TỈNH PHÚ yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.31 KB, 58 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG
PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ ĐƯỜNG
LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


- Cơ sở lý luận
- Các quan niệm về Phương pháp thuyết trình trong dạy
học
Phương pháp thuyết trình là một phương pháp dạy học
(PPDH) đã, đang được sử dụng lâu đời và khá phổ biến, trong
thực tế hiện nay PPTT vẫn là một trong những phương pháp
được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong hệ thống giáo dục
- đào tạo, ở các trường học, các cấp học trong chương trình
giảng dạy trên phạm vi thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng. Để hiểu hơn về phương pháp thuyết trình, cần nghiên
cứu các quan niệm về phương pháp thuyết trình của các nhà
nghiên cứu khoa học cụ thể. Đã có nhiều quan niệm và định
nghĩa khác nhau về phương pháp thuyết trình (PPTT), một số
quan niệm và định nghĩa điển hình như:
Tác giả Nguyễn Văn Cư, trong cuốn sách “Giáo trình
phương pháp dạy - học chủ nghĩa xã hội khoa học” đã trình
bày: “Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng
lời nói để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách có hệ
thống logic, theo chủ đích nhất định, nhờ vậy người học sẽ tiếp
thu bài học một cách có ý thức” [ 8.tr58].


Đối với Tác giả Phùng Văn Bộ, trong cuốn “Lý luận dạy
học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông
định nghĩa như sau: “Thuyết trình là dùng lời nói của giảng
viên để trình bày, thuyết minh, khai thác, phân tích nội dung


lý luận nào đó. Thuyết trình nhằm mục đích: truyền đạt kiến
thức, thông báo hoặc thuyết lý một nội dung khoa học nhất
định” [ 7.tr71].
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh, trong cuốn “Giáo trình
Giáo dục học” có định nghĩa: “Thuyết trình là phương pháp
giáo viên dùng lời nói để trình bày, giải thích nội dung bài học
một cách có hệ thống, logic để học sinh tiếp thu” [ 23.tr207].
Theo tác giả Phạm Viết Vượng, trong cuốn “Giáo dục học
– Tập 1” đã trình bày: “Phương pháp thuyết trình là phương
pháp giáo viên dùng lời nói để mô tả, phân tích, giải thích nội
dung bài học một cách chi tiết giúp cho học sinh nghe, hiểu và
ghi chép được đầy đủ” [ 26.tr181].
Trong Đề cương bài giảng “ Phương pháp dạy học giáo
dục chính trị” có tác giả nêu: “Phương pháp thuyết trình là
phương pháp giáo viên sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để
cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung học


tập. Người học tiếp thu hệ thống thông tin đó từ người dạy và
sử dụng chúng tùy theo chủ thể người học và yêu cầu của
người dạy”; “Thuyết trình là dùng lời nói của giáo viên để
thuyết minh, trình bày một vấn đề có tính lý luận nhằm truyền
đạt, thông báo, bày tỏ nội dung khoa học nào đó” [18.tr 43].
Thực tế đã có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau
về PPTT, nhưng hiểu một cách chung nhất thì có thể xác định
như sau: PPTT là phương pháp người giáo viên sử dụng các
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để truyền đạt, thuyết minh, trình
bày một cách có hệ thống và logic, qua đó làm sáng tỏ nội
dung tri thức của môn học cụ thể tới học sinh nhằm đạt được
mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đã đặt ra.

Thông qua các quan niệm và định nghĩa về phương
pháp thuyết trình nêu trên, có thể khẳng định: PPTT là một
trong những PPDH đã được sử dụng lâu đời và khá phổ
biến. Và từ đó có thể thấy phương pháp thuyết trình có một
số đặc điểm cơ bản sau:
Ngôn ngữ trong thuyết trình là một hệ thống ngôn ngữ
của các khoa học tương ứng, giữa nội dung và hình thức có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong quá trình giảng dạy


người giáo viên mà càng nắm vững nội dung thì các hình thức
diễn đạt càng trở nên phong phú và linh hoạt bấy nhiêu. Hệ
thống các ngôn ngữ của khoa học trong giảng dạy thuyết trình
được người giáo viên diễn đạt, trình bày thông qua lời nói một
cách sinh động, từ đó mà làm cho người học tiếp thu được
các nội dung bài học hiệu quả.
Các hình thức phi ngôn ngữ trong quá trình thuyết trình
được thông qua sự thể hiện ở thái độ, tinh thần nhiệt tình tự
tin, tính niềm nở, sự ân cần gần gũi của người giáo viên với
người học, đồng thời gắn với sự kết hợp của cách ăn mặc lịch
sự gọn gàng phù hợp với đặc điểm chung của từng thời điểm
và của địa phương, thông qua các thao tác biểu đạt của cơ thể
(như giọng nói, ánh mắt, cử chỉ, các tư thế đi đứng trong quá
trình thuyết trình), sẽ tạo nên những tác dụng, hiệu ứng tích
cực trong quá trình thuyết trình của người dạy.
Trong phương pháp dạy học thuyết trình, quá trình thuyết
trình của giáo viên là một quá trình tác động và trao đổi hai
chiều giữa người dạy và người học. Quá trình này người giáo
viên sẽ giữ vai trò chủ đạo, từ đó người giáo viên thực hiện việc
truyền thụ nội dung tri thức theo một hệ thống chặt chẽ, có chủ

đích và người học sẽ đóng vai trò là người tiếp thu tiếp nhận


thông tin từ người truyền thụ.
Thực chất mục đích của PPTT là người dạy thực hiện
truyền đạt một cách có hệ thống và logic các nội dung tri thức
của môn học tới người học để đạt được những mục tiêu dạy
học đã đặt ra.
* Phương pháp dạy học thuyết trình, được thể hiện bằng
các hình thức cụ thể sau: Thuyết trình kể chuyện, Thuyết trình
giảng giải và Thuyết trình diễn giảng.
- Về Thuyết trình kể chuyện: Là một hình thức của phương
pháp thuyết trình, ở đó người giáo viên dùng lời nói biểu cảm
và các thao tác để dẫn dắt người học tiếp cận để làm nổi bật
những nội dung tri thức cần truyền thụ. Thông qua hình thức
này, người giáo viên có thể nêu lên cụ thể những vấn đề, hiện
tượng, nguồn gốc phát sinh, phát triển đối với những tri thức
người học cần nắm. Sao cho nội dung câu chuyện phù hợp nội
dung bài giảng, đồng thời kết hợp với cách thức kể chuyện
sinh động của người giáo viên tạo cho người học tiếp thu bài
học một cách dễ dàng, sâu, tập trung được sự chú ý của người
học ở trên lớp.
- Về Thuyết trình giảng giải: Là một hình thức của PPTT,


hình thức này thường được sử dụng trong giảng dạy các tri
thức mới, ở đó người giáo viên sử dụng lời nói, số liệu, căn cứ
để nhằm giải thích, chứng minh từ đó làm cho người học hiểu
được các khái niệm, các phạm trù, các quy luật và sự vận
dụng của chúng.

- Về Thuyết trình diễn giảng: Là một hình thức của PPTT,
ở đó nội dung tri thức được giáo viên truyền thụ cho người
học theo hệ thống logic chặt chẽ, bao gồm lượng tri thức lớn
và được thực hiện với khoảng thời gian tương đối dài. Hình
thức này được áp dụng phổ biến đối với những vấn đề, những
bài học mang nội dung tương đối phức tạp, trừu tượng và có
tính khái quat cao.
* Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp thuyết trình
trong dạy học
- Ưu điểm: Phương pháp thuyết trình trong dạy học có
các ưu điểm sau:
+ Với một thời gian định lượng, bằng trình độ hiểu biết,
kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, người thầy chủ động thực
hiện việc trình bày bài giảng một cách linh hoạt lưu loát, tạo
sự hấp dẫn, hợp logic đối với khả năng nhận thức của người


học, thông qua đó chuyển tải đầy đủ lượng tri thức có tính
trừu tượng, tính khái quát cao mà các PPDH khác khó hoặc
không thể triển khai được.
+ Cung cấp cho người học những thông tin cập nhật so
với tài liệu sách giáo khoa, đồng thời thông qua trình độ và
khả năng sư phạm của mình, bằng phương pháp thuyết trình
người giáo viên sẽ truyền thụ cho người học những tri thức,
nội dung của bài học và cả những kinh nghiệm trong cuộc
sống của bản thân.
+ PPTT có khả năng tác động, kích thích quá trình học
tập, giúp cho việc góp phần giáo dục niềm tin, tình cảm của
người học trong việc tiếp thu lĩnh hội các tri thức. Thông qua
quá trình thuyết trình người dạy thực hiện việc giao tiếp với

người học, bằng ngữ điệu, hình thức, những biểu cảm của
người thầy có tác dụng tạo sự lôi cuốn, làm cho người học có
sự chú ý, tập trung, kích thích cho quá trình phát triển trí nhớ
và tư duy tưởng tượng của người học. Nhờ vậy, tính hiệu quả
của bài học không dừng lại ở việc truyền thụ tri thức mà còn
giáo dục những tư tưởng, tình cảm làm cho niềm tin, sức sáng
tạo và niềm tin của người học được nâng lên.


+ PPTT tạo ra cho người học một cách thức và phương
pháp nhận thức, hệ thống cấu trúc các tài liệu sử dụng trong
học tập. Đồng thời hướng dẫn người học cách thức phương
pháp tự học, tự rèn luyện và phát huy khả năng tích cực sáng
tạo trong học tập . . .
- Bên cạnh những ưu điểm đã nêu, phương pháp thuyết
trình có một số nhược điểm:
+ Trong sử dụng phương pháp thuyết trình, phần lớn giáo
viên tập trung truyền thụ một chiều, học sinh tiếp thu nội
dung bài giảng một cách thu động, ít hoặc không thu được
thông tin phản hồi từ người học. Từ đó làm cho học sinh bị
thụ động, không chịu tư duy, tiếp thu một cách máy móc;
người học phải tập trung lắng nghe, ghi bài làm cho thần kinh
bị ức chế gây mệt mỏi và chán nản.
+ Khả năng tiếp nhận và lưu giữ thông tin của người học
thấp do quá tải. Việc thuyết trình như vậy sẽ làm giảm khả
năng tư duy, tính tích cực, tính cá thể hóa thấp trong việc phát
triển ngôn ngữ nói và trong hoạt động thực tiễn của người
học, làm cho việc đánh giá thực chất về khả năng tiếp thu và
năng lực tư duy của người học gặp khó khăn.



+ Sự thu hút, duy trì tập trung chú ý của người học đối với
nội dung bài học kém. Chính vì vậy, việc tiếp tục sử dụng PPTT
trong dạy học cần được bổ sung bởi những biện pháp để tích
cực hóa người học nhằm hạn chế nhược điểm vốn có của nó.
* Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng PPTT:
- Khi lên lớp giáo viên phải giữ tư cách mẫu mực trước
học sinh.
Vấn đề tư cách mẫu mực của giáo viên (GV) có tác dụng
to lớn đến tình cảm, tâm tư, nhận thức, khả năng tiếp thu kiến
thức, đến suy nghĩ và cả hành động đúng đắn của người học.
Khi đứng vào vị trí là người giảng viên trên bục phải thể hiện
thái độ tự tin, nghiêm túc, nhiệt tình, nhưng phải thật sự niềm
nở, thân ái, kết hợp với trang phục giản dị, gọn gang phù hợp
với phong cách chung của địa phương để tạo được mối liên hệ
tinh thần đẹp đẽ giữa người giàng và người nghe.
Đối với từng môn học, người GV bên cạnh có khả năng
chuyên môn phải xác định lập trường và quan điểm một cách
vững vàng, có sự nhận thức về chính trị và phẩm chất đạo đức
cách mạng. Sự nhất trí giữa lý luận của khoa học và phẩm
chất đạo đức, giữa khả năng chuyên môn và tư cách, giữa lời


nói và hành động của người thày có tác dụng mạnh mẽ tới học
sinh. Chỉ một sự khác biệt, dù là nhỏ, giữa lời nói và và hành
vi của người thày, mà học sinh phát hiện được sẽ làm học sinh
nghi ngờ hoặc không tin vào lí luận khoa học của môn học, và
do đó chất lượng giảng dạy sẽ không hiệu quả, kém chất
lượng và thậm chí đi ngược lại tác dụng. Điều đó cho thấy
chất lượng giảng dạy của người GV không những chỉ phụ

thuộc vào khả năng sư phạm, khả năng chuyên môn, bên cạnh
đó còn phụ thuộc ở cả tư cách của họ. Vấn đề tư cách của
người dạy quyết định quan trọng tới việc tiếp nhận những
kiến thức của người học.
- Nội dung bài giảng của GV phải chính xác, tình cảm, có
ngữ điệu phù hợp.
Trong dạy học sử dụng PPTT, những lời giảng của GV
giữ vai trò quan trọng đối với việc tiếp thu tri thức đối với
người học, lượng thông tin ban đầu cũng như những thông tin
cuối cùng về tri thức và những tư tưởng do GV cung cấp qua
nội dung bài học cho học sinh (HS) đều thể hiện thông qua lời
giảng. Vì vậy:
+ Nội dung của lời giảng phải thật chính xác, cụ thể rõ


ràng: Tính chính xác của lời giảng thể hiện ở việc sử dụng
những từ ngữ (thuật ngữ) phải chính xác, việc phát âm chuẩn
mực (không nói ngọng, nói lắp), câu nói đúng ngữ pháp, ngắn
gọn mà súc tích. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khuyên rằng:
“Chớ sính dùng từ, những từ ngữ không hiểu rõ thì không nên
dùng”. Vì vậy GV phải biết cách làm chủ thực sự trong quá
trình sử dụng từ và các loại thuật ngữ. Trong quá trình giảng
không được sử dụng những từ ngữ mập mờ, không hiểu nghĩa
hoặc không rõ nghĩa, không nên sử dụng nhiều ngôn ngữ của
văn học để thay thế cho thuật ngữ của khoa học. Tuy nhiên
GV cũng không nên hạn chế quá mức việc dùng từ ngữ, làm
cho bài học nghèo nàn, không sinh động, không thể hiện đầy
đủ nội dung của từng bài học.
+ Lời giảng phải có gợi cảm: với sức gợi cảm của lời
giảng sẽ có tác động mạnh mẽ đến tâm tư tình cảm và ý thức

của người học. Nếu GV không có cảm xúc đối với những nội
dung biểu hiện trong lời giảng của mình thì không thể hướng
người học nhận thức đúng đắn tri thức khoa học, say mê tìm
tòi chân lý. Sức gợi cảm của lời giảng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trước hết phụ thuộc vào tính hình tượng của lời giảng.
Nói cách khác trong giảng dạy từng môn học có thể và cần sử


dụng đến ngôn ngữ văn học, có thế sử dụng các thành ngữ, ca
dao, tục ngữ, làm cho nội dung của bài học thêm sinh động,
để từ đó tạo sự cuốn hút cho học sinh. Song không nên lạm
dụng chúng, vì mọi sự lạm dụng đều dẫn đến kết quả không
tốt.
Sức gợi cảm của lời giảng còn thể hiện ở ngữ điệu của
GV, thực tế cho thấy cùng một từ, một ý, được GV diễn đạt
theo những ngữ điệu khác nhau sẽ đem lại kết quả khác nhau.
Đôi khi GV chỉ cần thay đổi giọng nói từ đó có thể làm cho
người học có sự tiếp thu bài học một cách thoải mái, nhẹ
nhàng và sâu sắc hơn.
+ Những ngữ điệu, cách trình bày lời giảng phải phù hợp
từng đối tượng và khả năng, trình độ nhận thức của người
nghe: Yêu cầu của dạy học không chỉ là làm cho HS hiểu kiến
thức mà làm cho họ còn phải hiểu sâu, hiểu rộng, từ đó nắm
vững và có thể vận dụng các kiến thức đó vào hoạt động của
quá trình nhận thức và trong hoạt động thực tiễn, nhất là tri
thức phổ biến, thiết thực của môn học. Do đó trong khi dạy
học GV phải đảm bảo tốc độ lời giảng sao cho người học
nghe được rõ ràng, ghi chép đầy đủ các nội dung kiến thức
cần thiết. Tùy theo nội dung tri thức cần truyền thụ và lĩnh



hội, GV có thể thay đổi tốc độ và cường độ lời giảng để người
học tiếp thu được thông tin một cách rõ ràng, đầy đủ và chính
xác.
- Lựa chọn những kiến thức cơ bản và thiết thực cụ thể để
trình bày chính xác các sự kiện, những hiện tượng, các khái
niệm và phạm trù.
Trong quá trình giảng dạy từng môn học, hiệu quả thực sự
đem lại của việc giảng dạy là ở việc: trên cơ sở sự hiểu biết và
nắm vững các kiến thức cơ bản và thiết thực của môn học,
người học biết cách vận dụng chúng vào giải quyết các vấn đề
trong hoạt động nhận thức của bản thân và cả trong hoạt động
thực tiễn. Do đó việc lựa chọn những kiến thức cơ bản và
thực sự thiết thực trong một bài giảng khi lên lớp là yêu cầu
cao, ở đây đòi hỏi của người GV phải có đầu tư thích đáng, có
suy nghĩ sâu sắc từ đó mới có thể đem lại những hiệu quả theo
yêu cầu.
Trong mỗi một bài giảng đều phải có trọng tâm, trọng
điểm. Đó chính là những nội dung kiến thức cơ bản và có tính
thiết thực của bài học mà GV cần truyền thụ cho người học.
Những nội dung kiến thức cơ bản và có tính thiết thực là


những kiến thức có tính khái quát nhất, nó thể hiện rõ bản
chất của sự vật, hiện tượng và mối quan hệ của chúng với
nhau hoặc với các sự vật, hiện tượng khác và có thể lý giải,
vận dụng vào thực tiễn. Những kiến thức đó là những “điểm
nút”, “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt của bài học, giúp cho người học
tư duy, có sự năng động và sáng tạo. Vì vậy khi thuyết trình
bài giảng GV phải luôn luôn bám sát kiến thức cơ bản và thiết

thực, tránh giảng lan man, không đi sâu vào những chi tiết, dù
đó là chi tiết hấp dẫn, để tạo hứng thú cho người học. Để lựa
chọn chính xác kiến thức cơ bản và thiết thực của từng bài
học, GV phải nắm vững chương trình của bộ môn, hệ thống
kiến thức cơ bản và thiết thực của toàn bộ chương trình, tìm
ra mối liên hệ tất yếu giữa chúng.
* Các bước để thực hiện phương pháp thuyết trình:
Phương pháp thuyết trình được tiến hành thực hiện gồm
ba phần: phần mở đầu (đặt vấn đề), phần nội dung (giải quyết
vấn đề) và phần kết luận.
- Phần mở đầu (đặt vấn đề): Chào hỏi, giới thiệu chủ thể
thuyết trình; nêu cách thức làm việc. Trong thời gian này phải
tập trung tạo được ấn tượng, phải có cách thức khiến người


học phải tập trung phải chú ý vào đề tài thuyết trình. Có thể
tạo sự tập trung, chú ý của người nghe bằng cách nêu các câu
hỏi gợi mở nhận thức, các câu hỏi chứa đựng các tình huống,
sử dụng những hình ảnh, âm thanh, câu chuyện . . . để dẫn dắt
người học đi vào nội dung bài học, tăng dần sự chú ý, sự tập
trung, sự quan tâm của người học, tạo cho người học có một
sự thoải mái, sẵn sàng và chủ động tham gia vào bài giảng.
- Phần nội dung (giải quyết vấn đề): Đây là phần quan
trọng nhất, chiếm nhiều thời gian trình bày, là phần đòi hỏi
người giáo viên phải đầu tư nghiêm túc. Bằng những kiến
thức, những tài liệu, những thông tin, việc thực hiện các nội
dung thuyết trình phải cụ thể, đáng tin cậy, có tính thời sự và
có sự liên kết, xâu chuỗi các vấn đề; các nội dung phải được
phân tích, lập luận một cách sâu sắc, chặt chẽ nhưng rõ ràng,
dễ hiểu, dễ theo dõi, không trình bày chung chung; phải có

minh họa cụ thể. Trong quá trình thuyết trình phải gây sự chú
ý của người học, kích thích người học bằng các tương tác: đặt
vấn đề trao đổi, yêu cầu người học cùng tham gia cùng tương
tác với người dạy, kích thích người học tiến hành các thao tác
tư duy để đi đến kết luận khoa học cần thiết.
- Phần kết luận: Người giáo viên phải nhắc lại mục đích


của nội dung bài học, tóm tắt nội dung chính của bài học ngắn
gọn, đầy đủ và từ đó xác định rút ra kết luận một cách logic
và nhắc nhở lưu ý, nhấn mạnh các vần đề cốt lõi của bài học
để học sinh ghi nhớ.
- Quá trình sử dụng PPTT trong dạy học chuyên đề
“Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam” tại
* Đặc điểm của chuyên đề “Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng Sản Việt Nam”:
- Mỗi một môn khoa học đều có đối tượng để nghiên cứu
riêng, chuyên đề “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản
Việt Nam” là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu là quá
trình thành lập của Đảng, hệ thống các quan điểm, đường lối,
Nghị quyết của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời cho đến nay,
trong đó có vấn đề tổng kết lý luận, thực tiễn của cách mạng
Việt Nam. Đây là môn học có mối liên hệ chặt chẽ với những
nội dung liên quan đến nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa MácLênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, vì đường lối cách mạng của
Đảng là sự vận dụng sáng tạo Học thuyết của Chủ nghĩa MácLênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn của


cách mạng Việt Nam.
- Mục tiêu của nội dung chuyên đề “Đường lối cách mạng

của Đảng Cộng Sản Việt Nam” là tập trung làm rõ sự hình
thành, quá trình phát triển của Đảng Cộng Sản Việt Nam,
đường lối lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam
qua các thời kỳ. Đồng thời khẳng định sự lãnh đạo của Đảng
là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam,
qua đó góp phần đánh giá và tổng kết những kinh nghiệm
trong quá trình lãnh đạo của Đảng nhằm phục vụ cho mục tiêu
xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa của đất nước. Thông
qua đó, tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc, niềm tin
của mọi người vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam
và chế dộ XHCN.
- Về nội dung của chuyên đề “Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng Sản Việt Nam” là những kiến thức đã được xác
định trong nội dung qui định bắt buột và trong giáo trình
mang tính pháp lệnh. Đây là môn lý luận chính trị cơ bản của
Đảng từ khi Đảng ra đời, trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam thực hiện khởi nghĩa giành chính quyền và xây
dựng và phát triển đất nước, nội dung môn học đã thể hiện rõ
nhất cách mạng Việt Nam hình thành và phát triển trên cơ sở


vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Chủ nghĩa MácLênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn của
cách mạng Việt Nam. Hơn nữa, với do nội dung, đặc điểm của
môn Đường lối cách mạng của Đảng là một môn lý luận
chính trị cơ bản của Đảng, nên các tri thức của môn học tương
đối trừu tượng và mang tính khái quát cao. Trong quá trình
giảng dạy cần phải dùng sức mạnh và khả năng tư duy mới
nhận thức được dễ dàng các khái niệm và mới hiểu được
cách phân tích những nội dung môn học.
Xuất phát từ nội dung và đặc điểm của môn học, trong

giảng dạy phải nắm vững để vận dụng và lựa chọn PPDH phù
hợp với từng vấn đề của bài, từng nội dụng cụ thể.
Như vậy chúng ta thấy rằng PPDH chuyên đề “Đường lối
cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam” không chỉ phải
tuân theo qui luật chung nhất của quá trình giảng dạy, bên
cạnh đó còn phải tuân thủ những qui định riêng đặc trưng
của mục tiêu, đối tượng, phương pháp chức năng nghiên cứu
của chuyên đề “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản
Việt Nam”. Qui trình PPDH chuyên đề “Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam” phải trên cơ sở nội
dung, lịch sử của quá trình phát triển môn học, Lênin đã


nêu: “Phương pháp không phải là hình thức bên ngoài, mà là
linh hồn và khái niệm của nội dung”. Căn cứ đặc điểm của
những nội dung vị kiến thức cần để giảng dạy trong chuyên
đề “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam”,
mà xác định PPDH cũng như phương pháp học cho phù hợp.
* Vai trò của việc áp dụng PPTT:
Công tác giáo dục, giảng dạy lý luận chính trị là một nội
dung hết sức quan trọng trong công tác chính trị tư tưởng. Nó
đem những quan điểm, tư tưởng, những kiến thức và chân lý
đến với các tầng lớp cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên và
nhân dân, biến những quan điểm tư tưởng ấy thành sức mạnh
vật chất. Do vậy, để thực hiện việc giáo dục và giảng dạy lý
luận chính trị đạt được chất lượng, hiệu quả cao phải có nghệ
thuật truyền đạt đến người học, người nghe. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đánh giá: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân
hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục
đích đó, là tuyên truyền thất bại. Muốn thành công phải biết

cách tuyên truyền” [20.t5, tr162].
Việc thực hiện bồi dưỡng giáo dục LLCT ở nước ta hiện
nay tập trung vào những nội dung cơ bản và mang tính khái,


bao gồm hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng trên
các lĩnh vực xây dựng và phát triển đất nước kể từ khi Đảng
Cộng Sản Việt Nam ra đời đến nay. Đảng ta luôn xác định lấy
Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng, định hướng hành động của Đảng, là nền tảng tư
tưởng lý luận của Đảng ta. Việc làm cho Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống tinh thần của toàn xã hội là một yêu cầu và là quy luật
tất yếu của quá trình tiến hành xây dựng chế độ XHCN ở
nước ta. Quá trình đó xác định về vai trò tiên quyết của việc
thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục lý luận chính trị,
trong đó công tác thực hiện giảng dạy các môn LLCT lý luận
chính trị nói chung và giảng dạy chuyên đề “Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” ở các cơ sở giáo dục đào
tạo hiện nay luôn được coi trọng.
Căn cứ nội dung và công tác giảng dạy, giáo dục LLCT.
Nhằm xác định rõ PPDH để có thể và sử dụng trong quá trình
giảng dạy LLCT, trước hết cần phải nắm vững những đặc
trưng của các môn lý luận chính trị, nắm vững những vấn đề
có tính nguyên tắc trong giảng dạy LLCT. Đây là vấn đề trực


tiếpliên quan đến quá trình của việc lựa chọn PPDH thích hợp
với từng môn học và nội dung dạy học.
- Trong thực hiện công tác giảng dạy, việc sử dụng PPTT

trong thực tế đã và đang được áp dụng phổ biến, có hiệu quả
trong thực hiện giảng dạy giáo dục chính trị ở tất cả các cơ sở
sở giáo dục đào tạo và các trung tâm đào tạo bồi dưỡng Chính
trị trong cả nước. Xuất phát từ đặc điểm nội dung của các
môn học LLCT và chuyên đề “Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam”, là sự khái quát những vấn đề cơ
bản nhất về thế giới quan, phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin; nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa Tư tưởng Hồ Chí
Minh; những nội dung về “Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam” qua các thời kỳ. Trong đó nội dung các
phạm trù, các khái niệm, quy luật … được kết cấu chặt chẽ,
logic trong mối quan hệ biện chứng với nhau, chuyển hóa lẫn
nhau cùng vận động phát triển, với chức năng của môn học là
giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục lòng yêu nước, tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và con đường
đi lên Chủ nghĩa xã hội được Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh
vĩ đại đã lựa chọn. Qua đó PPTT đã tỏ rõ với những ưu thế
vượt trội trong việc truyền đạt đối với những nội dung lý luận


tương đối khó, mang tính trừu tượng, sự phức tạp, chứa đựng
những thông tin mà với người học không có khả năng tự
nghiên cứu, tìm hiểu được so với việc sử dụng một số PPDH
khác.
* Nhân tố tác động đến việc sử dụng PPTT trong giảng dạy
chuyên đề “Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt
Nam” ở TTBDCT Thành phố Tuy Hòa:
Trong quá trình giảng dạy đối với các môn khoa học xã
hội, đặc biệt đối với các môn Lý luận chính trị thì việc áp
dụng PPTT trong giảng dạy có nhiều ưu thế và phù hợp với

quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, cũng sẽ chịu tác động bởi
những nhân tố nhất định, cụ thể là sự tác động, sự ảnh hưởng
từ đội ngũ trực tiếp giảng dạy, đối tượng người học, môi
trường, cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình dạy và học.
- Đối với người dạy: Muốn đảm bảo đạt chất lượng trong
giảng dạy đối với các môn LLCT, giảng dạy chuyên đề “Đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”, người giảng
viên có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến chất lượng
dạy và học. Trong từng nội dung môn học, từng bài học cụ thể
khi được thực hiện nếu người giáo viên trực tiếp giảng dạy có


trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt, nắm vững nội
dung môn học, có kinh nghiệm giảng dạy và áp dụng PPDH, có
trách nhiệm, có tâm với nghề, tận tâm với học trò thì không
những sẽ truyền thụ những tri thức khoa học của môn học, bài
học một cách sâu sắc, đầy đủ cho người học, mà còn thông qua
quá trình giảng dạy môn học sẽ tạo được niềm tin cho người
học, tạo được sự đam mê, định hướng học tập đúng đắn trong
học tập và từ những tri thức đó được người học nghiên cứu, áp
dụng hiệu quả vào thực tế hoạt động công tác. Từ đó chất lượng
hiệu quả của quá trình giảng dạy và học tập kết quả đem lại là
rất lớn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy đặt ra.
- Đối với người học: Thực tế diễn biến của quá trình dạy
học là một quá trình tương tác hai chiều giữa chủ thể dạy
(giáo viên) và chủ thể học tập (học viên). Do đó, việc sử dụng
PPTT trong dạy học nói chung, trong việc áp dụng giảng dạy
chuyên đề “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt
Nam” nói riêng, thì đòi hỏi người học phải có phẩm chất đáp
ứng và năng lực nhất định để thích ứng với PPDH đó, nó

được thể hiện cụ thể như: sự nhận thức một cách đúng đắn
mục đích học tập, sự cần thiết trong tham gia học tập đối với
người học, có khả năng biết kết hợp những tri thức từ giáo


viên truyền thụ đồng thời chủ động trong việc tích cực nghiên
cứu, tìm hiểu, tự giác học tập, đồng thời tiếp nhận PPDH mà
người giáo viên sử dụng để thực hiện việc giảng dạy môn học.
Về thực tế thì việc áp dụng PPTT vào giảng dạy các môn
khoa học xã hội, các môn lý luận chính trị nói riêng đã trở
thành PPDH truyền thống trong các nhà trường và các
TTBDCT của từng địa phương. Với PPDH truyền thống như
vậy, đã tạo thói quen cho người học chủ yếu tập trung vào
thực hiện chức năng là chủ thể tiếp nhận tri thức một chiều là
chủ yếu, ít khi hoặc không có sự phản hồi đối với chủ thể dạy
(giáo viên). Do vậy việc sử dụng PPTT trong giảng dạy thì
người dạy cần xác định một cách cụ thể về đối tượng học tập,
như: về trình độ, khả năng nhận thức, trình độ tiếp thu kiến
thức môn học, những đặc điểm phong tục của địa phương.
Đồng thời phải căn cứ vào các về tài liệu học tập, môi trường
học tập giảng dạy và các nội dung liên quan nhằm đảm bảo
cho quá trình giảng dạy và học tập một cách cụ thể, từ đó làm
cơ sở áp dụng PPTT vào quá trình giảng dạy môn học đạt
được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy, người giáo viên
cần luôn kết hợp giáo dục cho người học về phẩm chất và khả


×