Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy luyện từ và câu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.93 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Phương pháp dạy Luyện từ và câu lớp 4
- Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Xuân
- Chức vụ: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học

Phú Xuân, tháng 02 /2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a. Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hòa
- Ngày tháng năm sinh:

17/8/1988

Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Phú Xuân
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hòa
c) Tên sáng kiến: “Phương pháp dạy Luyện từ và câu lớp 4”
- Lĩnh vực áp dụng: Môn Luyện từ và câu lớp 4. Trường Tiểu học Phú Xuân.
- Mô tả sáng kiến:


* Về nội dung của sáng kiến:
1.Nội dung sáng kiến.
1.1 Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng
của phân môn luyện từ và câu.
1.1.1. Nghiên cứu nội dung dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4
Mỗi tuần 2 tiết. Học kì I 32 tiết gồm 5 chủ điểm. Học kì II 30 tiết gồm 5 chủ
điểm. Mỗi chủ điểm học sinh được học một chủ đề tương ứng với từng chủ điểm
đó.
Qua thực tế nghiên cứu và giảng dạy: Với mỗi bài dạy lí thuyết các bài học
về cấu tạo tiếng, cấu tạo từ và từ loại đều gồm 3 phần: Nhận xét, ghi nhớ, luyện
tập.
+ Nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi, gợi ý cho học sinh
phân tích nhằm rút ra kiến thức lí thuyết .
+ Ghi nhớ là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra
từ việc phân tích ngữ liệu. Học sinh cần phải nắm vững kiến thức này.
+ Luyện tập là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng nững kiến thức
đã học, gồm các dạng bài tập như:
-

Nhận biết các bộ phận cấu tạo của tiếng

-

Giải các câu đố chữ liên quan đến cấu tạo tiếng


-

Nhận biết các kiểu cấu tạo từ


-

Nhận biết các từ loại

-

Đặt câu với các từ đã cho

Với các bài học mở rộng và hệ thống hóa vốn từ đều được thể hiện dưới
hình thức bài tập thực hành. Những kiểu bài tập thực hành chủ yếu là:
-

Tìm từ ngữ theo nghĩa và hình thức cấu tạo đã cho

-

Xác định nghĩa của từ và các yếu tố cấu tạo từ

-

Xác định nghĩa của thành ngữ, tục ngữ

-

Phân loại từ ngữ và các yếu tố cấu tạo từ

-

Đặt câu với từ ngữ đã cho


-

Xác định tình huống sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
Thể hiện thông qua những bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó.

Giáo viên cần nắm chắc điều này để đưa ra những phương pháp dạy học
phù hợp nhất. Trên cơ sở đó, tôi đã sử dụng và nghiên cứu một số phương pháp
dạy học tôi cho là khả thi.
1.1. 2. Yêu cầu kiến thức
a. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ : Môn Tiếng Việt có 10 đơn vị học thì
phân môn Luyện từ và câu mở rộng và hệ thống hoá 10 chủ điểm đó.
b. Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu.
* Từ – Cấu tạo tiếng : - Cấu tạo từ : Từ đơn, từ ghép và từ láy.
- Từ loại : Danh từ, Động từ, Tính từ.
* Các kiểu câu: Câu hỏi, Câu kể, Câu cầu khiến, Câu cảm.
* Các dấu câu: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép,
dấu ngoặc đơn.
1.2. Yêu cầu kĩ năng về từ và câu:
a. Từ:
- Nhận biết được cấu tạo của tiếng.
- Giải các câu đố tiếng liên quan đến cấu tạo của tiếng.
- Nhận biết từ loại.
- Đặt câu với từ đã cho.


- Xác định tình huống sử dụng Thành ngữ - Tục ngữ.
b. Câu:
- Nhận biết các kiểu câu.
- Đặt câu theo mẫu.
- Nhận biết các kiểu trạng ngữ.

- Thêm trạng ngữ cho câu.
- Tác dụng của dấu câu.
- Điền dấu câu thích hợp.
c. Dạy tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Thông qua nội dung dạy Luyện từ và câu ở lớp 4, bồi dưỡng cho học sinh ý
thức và thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu và ý thức sử dụng tiếng Việt
trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hoá.
- Chữa lỗi dấu câu.
- Lựa chọn kiểu câu kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được và cũng
như là nhiệm vụ mà người giáo viên cần nắm vững khi giảng dạy phân môn này.
1.2.1. Nắm vững quy trình dạy luyện từ và câu ở lớp 4.
Cách dạy theo 2 dạng bài lí thuyết và bài thực hành.
a. Đối với các bài hình thành khái niệm (hình thành kiến thức lí thuyết)
Để phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4. Giáo viên cần kết
hợp sử dụng một cách linh hoạt phương pháp phân tích ngôn ngữ với phương
pháp luyện tập theo mẫu, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp thảo
luận nhóm…để giờ học căng thẳng, nặng nề đối với học sinh.
Ví dụ: Ở lớp 2, 3 khái niệm về động từ được diễn đạt đơn giản là những
từ ngữ chỉ hoạt động . Lên lớp 4 các em học khái niệm động từ là những từ chỉ
hoạt động, trạng thái . Khi dạy học giáo viên vận dụng phương pháp luyện tập
theo mẫu để học sinh rễ ràng tiếp thu kiến thức. Cụ thể là giáo viên làm mẫu
bằng cách tìm thêm các từ chỉ hoạt động và các từ chỉ trạng thái rồi xếp thành 2
nhóm từ cho học sinh quan sát tự nhận ra sự khác biệt giữa chúng.
b. Đối với bài Luyện tập về từ và câu.
Tùy từng nội dung luyện tập cụ thể giáo viên vận dụng các phương pháp
dạy học như: phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp thảo luận nhóm,
phương pháp trò chơi học tập…để học sinh có thể thực hành các kiến thức lí


thuyết đã được học, biết cách áp dụng các kiến thức Tiếng Việt được học một

cách linh hoạt vào các tình huống sử dụng ngôn ngữ cụ thể.
Muốn có được hai nguồn kiến thức ấy các em cần phải tập quan sát thực
tế ghi chép vào ký ức, sổ tay của mình để có thể làm bài tốt. Trong quan sát các
em chú ý phải quan sát bằng nhiều giác quan: như mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi
và cả tay sờ nữa. Phải biết tranh thủ những gì quan sát được như trên đường đi
học, một buổi tham gia lao động , một ngày về quê để làm kiến thức khi viết bài.
Về kiến thức sách vở phải biết chọn lựa ,ghi chép hoặc học thuộc để có
thể tái hiện khi làm bài. Để giúp cho việc tích luỹ kiến thức được tốt các em nên
hình thành “cuốn sổ tay văn học” trong đó các em ghi thành từng mục:
- Những kiến thức là từ ngữ theo chủ đề.
- Những từ ngữ hay, câu danh ngôn, châm ngôn
- Những đoạn văn hay, câu thơ hay.
- Những người tốt, việc tốt
Sắp xếp như vậy học sinh dễ tìm, dễ lấy tư liệu làm bài
1.3. Vận dụng một số phương pháp dạy học khi dạy luyện từ và câu ở lớp 4.
1.3.1. Phương pháp vấn đáp
Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra
những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn cho học sinh tư duy từng bước
một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học.
Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kĩ năng suy nghĩ, tư duy
sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như
kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi
kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn.
Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội
dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng
học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ sau
đó cho học sinh trả lời, các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù
hợp với cả hai loại bài lí thuyết và thực hành.
VD: Khi dạy bài Tính từ (tuần 11) mục đích của bài là học sinh phải nắm
được Tính từ là gì?- Biết tìm tính từ trừu tượng trong đoạn văn và đặt câu với

tính từ đó.
- Giáo viên đưa ra ví dụ:


Cậu học sinh ở Ác- boa
Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga,
chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con.
Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc
cầu trắng phau.
Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái
tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn…Thầy cứ
lắc đầu chê Lu-i còn bé quá.
Thế mà chỉ ít lâu sau, Lu-i đã khiến thầy rất hài lòng. Cậu là học sinh
chăm chỉ và giỏi nhất lớp.
Theo Đức Hoài
- Lu-i: Lu-i Pa-xtơ (1822 - 1895), nhà bác học nổi tiếng người Pháp.
- Đồ sộ : hết sức to lớn.
- Nguy nga : (công trình kiến trúc) to lớn, đẹp đẽ.
H : Tìm các tính từ trong truyện trên miêu tả.
a. Tính tình tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ, giỏi.
b. Màu sắc của sự vật:
Những chiếc cầu: trắng phau Mái tóc của thầy Rơ-uê: xám
c. Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật: nhỏ con con, nhỏ bé,
cổ kính hiền hòa nhăn nheo.
H : Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ
nào ?
- Trong cụm từ " đi lại vẫn nhanh nhẹn " từ " nhanh nhẹn" bổ sung ý nghĩa cho
từ "đi lại".
+ H : Những từ đó thuộc loại từ gì? (Tính từ)
+ H: Vậy Tính từ là gì? (Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất

của sự vật, hoạt động, trạng thái, . . . )
Như vậy, qua các câu hỏi gợi mở cho các em hình thành một khái niệm ngữ
pháp mà nội dung của bài đề ra.
Tóm lại phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học và phát
huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh.
1.3.2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là cách mà giáo viên đưa ra những tình
huống gợi vấn đề điều khiển học sinh phát hiện vần đề, tự giác hoạt động, trực


tiếp chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề thông qua đó mà kiến tạo tri
thức, rèn luyện kĩ năng.
Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề
của thực tiễn. Nâng cao kĩ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và
khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề.
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị trước câu hỏi sao cho
phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm, đáp
ứng với các đối tượng học sinh, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức để giải
quyết vấn đề mà học sinh đưa ra.
VD: Khi dạy bài mở rộng vốn từ “Cái đẹp” (tuần 23) Giáo viên đưa ra
một số thành ngữ- tục ngữ sau: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “ Người thanh
tiếng nói cũng thanh. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”, “ Cái nết
đánh chết cái đẹp”, “ Trông mặt mà bắt hình dong. Con lợn có béo thì lòng mới
ngon”, Nêu một trường hợp có thể sử dụng một trong các câu tục ngữ nói trên.
Ví dụ1 : Bà dẫn em đi mua cặp sách. Em thích một chiếc cặp có màu sắc
sặc sỡ, nhưng bà lại khuyên em chọn một chiếc có quai đeo chắc chắn, khóa dễ
đóng mở và có nhiều ngăn. Em còn đang ngần ngừ thì bà bảo : “Tốt gỗ hơn tốt
nước sơn, cháu ạ. Cái cặp kia màu sắc vui mắt đấy, nhưng ba bảy hăm mốt
ngày là hỏng thôi. Cái này không đẹp bằng nhưng bền mà tiện lợi”
Ví dụ2 : Em thích ăn mặc đẹp và rất hay ngắm vuốt trước gương. Bà

thấy vậy thường cười bảo em: “Cháu của bà làm đỏm quá !Đừng quên là cái
nết đánh chết cái đẹp đấy nhé. Phải chịu rèn luyện để có những đức tính tốt của
con gái cháu ạ !”
* Tóm lại: Với phương pháp này người giáo viên cần hiểu rằng trong
từng tình huống cụ thể sẽ có nhiều cách giải quyết hay, thích hợp để học sinh có
thể ứng dụng vào trong học tập, trong cuộc sống.

1. 3.3. Phương pháp trực quan.
Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó giáo viên có sử
dụng các hình ảnh trực quan nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật
và thu nhận được kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung bài học một cách
thuận lợi.
Thu hút sự chú ý và giúp học sinh hiểu bài, ghi nhớ bài tốt hơn, học sinh có
thể khái quát nội dung bài và phát hiện mối liên hệ của các đơn vị kiến thức.


Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo nội dung cần truyền đạt.
VD: Khi dạy bài “Động từ” (tuần 9) ở bài tập 3 giáo viên cho học sinh
chơi trò chơi " Xem kịch câm " để học sinh quan sát các hoạt động, trạng thái
của bạn thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời và tìm ra động từ thích hợp.
*Tóm lại: Sử dụng phương pháp trực quan giảng giải khi dạy phân môn
Luyện từ và câu là rất quan trọng vì sẽ khai thác được triệt để các kênh hình của
bài học, nhờ đó mà giáo viên giúp học sinh nắm bài một cách tốt hơn.
1.3.4. Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể qua đó
hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm của mẫu, cấu tạo mẫu và thực hiện
theo mẫu.
Giúp học sinh có điểm tựa để làm bài đặc biệt là với học sinh trung bình
và yếu còn đối với học sinh khá giỏi không bắt buộc phải theo mẫu để học sinh
có thể phát huy được tính tích cực chủ động.

1.3.5. Phương pháp phân tích.
Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn tổ chức
của giáo viên tiến hành tìm hiểu các dấu hiệu theo định hướng bài học từ đó rút
ra bài học. Giúp học sinh tìm tòi huy động vốn kiến thức cũ của mình ra kiến
thức mới. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức (về nội dung và
hình thức thể hiện).
VD: Khi dạy bài “Câu hỏi và dấu chấm hỏi”, tiến hành như sau:
Bước 1: Cho học sinh tìm ra các câu hỏi trong bài tập đọc “Người tìm
đường tới các vì sao”. Các em sẽ tìm được 2 câu:
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như
thế?
Bước 2: Phân tích:
H: Câu hỏi (1) là của ai? (Xi-ôn- cốp – xki hỏi mình)
H: Câu hỏi (2) là của ai? (Bạn của Xi-ôn-cốp-xki hỏi)
H: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi? (Cuối câu có dấu chấm
hỏi)
Giáo viên nêu: Khi đọc câu hỏi phải nhấn mạnh vào ý cần để hỏi.


Qua phân tích của giáo viên, học sinh rút ra được bài học:
1. Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
VD: - Có phải trái đất quay xung quanh mặt trời không?
- Bạn Hoa là học sinh giỏi à?
2. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác nhưng cũng có những câu để tự hỏi
mình.
VD: - Chiếc bút này mình đã mua ở đâu nhỉ?
- Vì sao Trái Đất lại quay nhỉ?
3. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (có phải, không, phải không, à,…). Khi
viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?).

VD: - Bạn đã học bài rồi à?
- Chú đất trở thành chú Đất Nung phải không?
1.3.6. Phương pháp trò chơi học tập
Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ
yếu là vui chơi, giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Nhưng qua trò chơi, người chơi có thể được rèn luyện thể lực, các giác quan, tạo
cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong nhóm,
trong tổ. Bước vào trường, trẻ làm quen với hoạt động học tập, một loạt hoạt
động được chương trình hoá với những yêu cầu chính rất cao. Vậy nếu sử dụng
hình thức trong trò chơi trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, trò chơi
được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình
thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở lên thoải mái, dễ chịu,
tiếp thu bài của HS tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả.
Mục đích của trò chơi học tập: Không chỉ nhằm giải trí mà còn nhằm
góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho HS.
Nội dung trò chơi học tập gắn với tri thức và kĩ năng của một nhóm
học hoặc một lĩnh vực tri thức kĩ năng nào đó. Vậy khi sáng tạo trò chơi học tập
giáo viên cần dựa vào kiến thức kĩ năng của phân môn, môn học cần củng cố để
xây dựng trò chơi.

Ví dụ: Thi Ai nhanh ai đúng.
Trò chơi Tiếp sức.


Trò chơi Đi tìm đồng đội.
Trò chơi Truyền điện.
1, Trò chơi Ai nhanh ai đúng.
Trong một thời gian cố định, 2 đội ( 5 đến 6 người) thi tìm nhanh từ
phù hợp với chủ điểm, nội dung cho trước.
Sau đó kiểm tra: Giáo viên, Học sinh làm trọng tài.

2, Trò chơi Tiếp sức – Tìm từ, điền từ…
Diễn ra 2 nhóm, khi có hiệu lệnh xuất phát, từng em lần lượt thay nhau
lên bảng tìm từ, điền từ.
Sau đó kiểm tra, đội nào làm đúng, tìm nhiều từ là thắng.
Ví dụ: Thi tìm nhanh từ chỉ đặc điểm.
3, Trò chơi Truyền điện.
Hai đội (5người/ 1 đội), (2 đội) cùng tham gia.
Đội 1 nêu 1 từ chỉ sự vật, đội 2 nêu 1 từ khác chỉ đặc điểm của sự vật đó.
Nếu đúng được đố ngược lại.
4, Trò chơi: Đi tìm đồng đội.
Một, hai học sinh cầm chủ điểm.
Số học sinh còn lại cầm bảng ghi từ.
Sau hiệu lệnh 2 phút các từ tìm về đúng chủ điểm của mình.
Kiểm tra nhận xét. phân tích ngữ liệu:
-Việc phân tích ngữ liệu của bài tập giúp học sinh nắm vững yêu cầu của
bài tập và thực hành tốt nhằm rút ra kiến thức. Giáo viên cần cho học sinh đọc
thầm, trình bày yêu cầu của bài tập, giải thích thêm cho học sinh nắm rõ yêu cầu
bài tập. Tổ chức cho học sinh làm bài tập bằng nhiều hình thức như: cá nhân,
nhóm. Sau đó báo cáo kết quả, cả lớp cùng tham gia trao đổi, nhận xét, học sinh
tự rút ra kết luận. Giáo viên chỉ khẳng định kết luận đúng hoặc bổ sung. Trao
đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức cho học sinh góp ý và đánh
giá cho nhau trong quá trình làm bài. Giáo viên không nhất thiết phải giải nghĩa
từ mà gợi ý cho học sinh liên tưởng, so sánh để tìm nghĩa của từ. Với những từ
ngữ trừu tượng, ít gần gũi học sinh, giáo viên cần đưa vào hoàn cảnh cụ thể để
học sinh hiểu nghĩa. Cuối cùng giáo viên sơ kết, tổng kết ý kiến của học sinh.


* Ví dụ : Khi dạy bài "Động từ" ( tuần 9), ở phần nhận xét sau khi cho
học sinh: đọc kĩ, thảo luận theo cặp tìm các từ chỉ hoạt động của người, các từ
chỉ trạng thái của vật, rồi trình bày kết quả trước lớp. Giáo viên sẽ chốt lại: Các

từ nêu trên là động từ. Vậy động từ là gì? Học sinh trả lời – giáo viên khẳng
định và ghi bảng. (Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật )
Tóm lại, trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi đã áp dụng trong
giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng không
có một phương pháp dạy học nào là tối ưu. Mỗi phương pháp thường có mặt
mạnh - mặt yếu của nó. Mặt mạnh của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho mặt yếu
của phương pháp kia. Cho nên để tránh nhàm chán cần phối hợp nhiều phương
pháp giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, có như vậy tiết học mới
đạt kết quả tốt.
* Khả năng áp dụng của sáng kiến
Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi chủ yếu nghiên cứu về phân môn
Luyện từ và câu lớp 4. Cùng với đồng nghiệp xây dựng thành chuyên đề chuyên
môn ở tổ chuyên môn lớp 4+5, chúng tôi đã cùng nhau tìm hiểu xây dựng
chuyên đề chuyên môn từ những năm học trước.
Việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng phân môn "Luyện từ và câu" sẽ
giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Từ đó, các em tích luỹ cho
mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn
khác trong tiếng Việt như: Chính tả, Tập làm văn,...Đồng thời học tốt các môn
học khác như: Toán, Tự nhiên-xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật,...Đặc biệt là khơi dậy
trong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú của tiếng Việt, có ý
thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần giúp học sinh học tập tốt hơn
ở các môn học khác.
Xuất phát từ nhu cầu của bản thân, xác định tốt, đúng phương pháp giảng
dạy phân môn "Luyện từ và Câu", người giáo viên sẽ tìm ra những giải pháp tối
ưu để nâng cao chất lượng giáo dục.
Qua triển khai công tác giảng dạy phân môn và đánh giá khả năng tiếp
thu kiến thức của các em thông qua việc kiểm tra đánh giá hàng ngày và đặc biệt
là bài kiểm tra cuối học kì I vừa qua đã thu được kết quả như sau:
Lớp


Tổng
số bài

Tổng số
bài

Trướ
c tác
động

Trước
tác động

Hoàn thành tốt
Trước tác
động

Sau tác động

Hoàn thành
Trước tác
động

Sau tác động

Chưa hoàn thành
Trước tác
động

Sau tác

động


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

4A

36


36

5

13,9

12

33,3

25

69,4

24

66,7

6

16,7

0

0

4B

38


38

4

10,5

10

26,3

26

68,4

28

73,7

8

21,1

0

0

4C

36


36

4

11,1

12

33,3

26

72,2

23

63,9

6

16,7

1

2,8

Kết quả cho thấy: Khi được áp dụng phương pháp giảng dạy mới vào
phân môn thì kết quả thu được khả quan hơn, khả năng vận dụng kiến thức của
học sinh có tiến bộ hơn , số học chưa hoàn thành đã giảm đi rõ rệt.

- Nhờ áp dụng các biện pháp trên nên chất lượng môn tiếng Việt so với
đầu năm có nhiều tiến bộ rõ nét. Trước đây các em chưa hiểu nghĩa từ, vận dụng
từ còn sai, đặt câu còn khô khan, rời rạc, chưa đủ ý hoặc dài dòng. Nay các em
đã hiểu nghĩa của từ theo từng chủ điểm, biết giải nghĩa từ, vận dụng từ vào
trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Các em đã biết dùng từ hay, giàu hình ảnh, biết
phát hiện câu chưa đúng. Đặc biệt các em đã biết vận dụng để làm các bài tập
làm văn hay.
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
+ Đánh giá của tác giả
Sau khi thực hiện đổi mới phương pháp vào giảng dạy phân môn Luyện từ và
câu lớp 4. Tôi thấy kết quả đạt được như sau:
- Học sinh nắm chắc hơn về từ, mở rộng được vốn từ.
- Học sinh có kĩ năng tốt trong việc sử dụng từ, đặt câu.
- Học sinh có khả năng vận dụng thực hành tốt hơn.
- Các em có thể kiểm tra, rà soát lại bài làm của mình và của bạn.
- Đặc biệt khả năng giao tiếp, tác phong nhanh nhẹn hơn trong học tập,
trong vui chơi. Thích học phân môn này hơn.
Tuy kết quả đó là hết sức bé nhỏ, song nó cũng động viên tôi rất nhiều trong
công tác giảng dạy tại nhà trường.
+ Đánh giá của tổ chuyên môn
Sáng kiến có tác dụng rõ rệt trong việc giúp HS hình thành và lĩnh hội kiến
thức mới. Tạo không khí hứng thú học tập trong mỗi tiết học Luyện từ và
câu góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho HS.
d. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trước hết giáo viên phải là người nắm vững chương trình, kiến thức, kĩ
năng tiếng Việt, có vốn sống phong phú.


- Thực sự yêu nghề, có tâm huyết với nghề.
- Thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, nghiên cứu tài liệu, sách báo...

giao lưu học hỏi đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm đề ngày càng làm phong
phú thêm vốn kiến thức, kĩ năng cho mình.
- Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, thiết kế bài học một cách
khoa học, sáng tạo, linh hoạt.
- Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói,
việc làm, thái độ, cử chỉ. Có tâm hồn trong sáng lành mạnh để học sinh noi theo.
- Giáo viên là người khơi dậy niềm say mê hứng thú của học sinh với phân
môn Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung. Luôn phối hợp với
gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập.
đ. Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu :
- Đề tài này có thể áp dụng, vận dụng trong phạm vi ở tiết “Luyện từ và
câu” môn Tiếng Việt của học sinh lớp 4 trong trường tôi đang công tác.
Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Phú Xuân, ngày 29 tháng 1 năm 2018.
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Nguyễn Thị Hòa



×