Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

tiểu luận tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị nâng cao chất lượng hoạt động hội nông dân huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2017 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.55 KB, 42 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
NÔNG DÂN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA,
GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Họ và tên: ĐỖ XUÂN THÁI
Mã số học viên: AP 152375
Chức vụ, Cơ quan công tác: Phó Chủ tịch Hội Nông dân
huyện Nga Sơn, tinh Thanh Hóa
Lớp: cao cấp lý luận chính trị K66- B24.
Khóa học: 2015-2017

THANH HÓA, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong đề an là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đúng quy định. Đề án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của
tôi và chưa được triển khai trong thực tiễn.
Tác giả

Đỗ Xuân Thái


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết đề án
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
2.2. Mục tiêu cụ thể
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng của đề án: Hiệu quả hoạt động công tác Hội và phong
trào nông dân cơ sở
3.2. Giới hạn không gian: Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, gồm có
27 xã, thị trấn và 235 chi hội
3.3. Giới hạn thời gian: Đề án được triển khai và thực hiện theo giai
đoạn 4 năm (2017-2020
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở/ căn cứ xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân cấp huyện
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.3. Cơ sở thực tiễn
2. Nội dung thực hiện đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án
2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện
2.4. Các giải pháp thực hiện đề án
1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ
nhận thức cho Hội viên nông dân
2) Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân cơ sở trong
xây dựng nông thôn mới
3) Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ hội cơ sở
3. Tổ chức thực hiện đề án

3.1- Phân công trách nhiệm thực hiện đề án:
3.2. Tiến độ thực hiện đề án
3.3. Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án:
4. Dự kiến hiệu quả của đề án
4.1- Ý nghĩa thực tiễn của đề án
4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án:

1
1
2
2
3
4
4
4
5
5
5
5
7
7
9
10
10
12
24
25
25
26
29

30
30
31
32
33
33
33


4.3. Những thuận lợi, khó khăn và tính khả thi của đề án
C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
2. Kết luận

33
34
34
37

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề án
Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1. Hội
Nông dân huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua, dưới sự lãnh
đạo của cấp ủy Đảng, sự quan tâm của chính quyền, MTTQ và các ban ngành
1

- Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam



đoàn thể, các cấp Hội Nông dân và toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trong
huyện đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục những khó khăn, đóng vai trò quan trọng
trong việc tổ chức vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế
xã hội, xây dựng nông thôn mới. Công tác chăm lo xây dựng tổ chức Hội Nông
dân huyện Nga Sơn ngày càng vững mạnh, xứng đáng với vai trò là người tổ
chức, hướng dẫn và đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, nông
dân.
Tổ chức cơ sở Hội có vị trí, vai trò rất quan trọng đó là nền tảng của Hội, là
nơi rèn luyện, giáo dục, kết nạp hội viên, là cầu nối giữa Đảng với nông dân; vận
động, giáo dục hội viên, nông dân ở cơ sở phát huy quyền làm chủ, tích cực
học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân
tham gia xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; chăm lo, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân. Phương thức hoạt động
của Hội nông dân cơ sở được thể hiện thông qua công tác vận động, tuyên
truyền, phổ biến kiến thức cho cán bộ, hội viên, nông dân. Các hoạt động của hội
đều được tổ chức triển khai ở cơ sở; chính vì vậy việc nâng cao chất lượng hoạt
động của Hội Nông dân cơ sở là cần thiết và có ý nghĩa sống còn đối với tổ chức
Hội.
Trong những năm qua hoạt động của hội nông dân ở cơ sở không ngừng đổi
mới về nội dung phương thức hoạt động và đã đạt được những kết quả toàn diện
trên tất cả các mặt; công tác tuyên truyền, vận động có nhiều chuyển biến tích
cực và đã có được kết quả khá; Hội đã khẳng định rõ hơn vai trò và vị thế của
mình, xứng đáng là chỗ dựa của Đảng, chính quyền và của nông dân trong
việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tổ chức
cơ sở Hội đã thực sự là nòng cốt trong các phong trào nông dân. Nổi bật là
phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã thu hút được đông đảo nông
dân tham gia; góp phần vào việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội của từng cơ sở.
Tuy vậy, ở một số cơ sở Hội hoạt động còn mang tính hình thức. Các

hoạt động cụ thể đến hội viên chưa được thường xuyên, chưa tạo được phong
trào thi đua sâu rộng trong cán bộ, hội viên nông dân. Chưa có sự phối hợp
chặt chẽ với các ngành có liên quan để thúc đẩy phát triển sản xuất nông


nghiệp trên địa bàn huyện. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng
mới thực hiện ở bề rộng mà chưa có chiều sâu.
Tồn tại trên chủ yếu do đội ngũ cán bộ Hội ở nhiều cơ sở, trình độ năng
lực hạn chế; nội dung, phương thức hoạt động của Hội còn đơn điệu, mờ nhạt;
một số cơ sở Đảng chưa quan tâm đến công tác quy hoạch, bồi dưỡng và đào
tạo cán bộ Hội Nông dân; một số đơn vị chính quyền cơ sở chưa thực sự tạo
điều kiện để tổ chức Hội Nông dân tham gia vào giải quyết khiếu nại, tố cáo
của nông dân. Việc thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn chậm, chưa đồng bộ.
Xuất phát từ các lý do trên việc xây dựng đề án “Nâng cao chất lượng
hoạt động Hội Nông dân huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 20172020” là cần thiết góp phần nâng cao vai trò, vị thế là trung tâm lòng cốt cho
phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới; đáp ứng với yêu cầu hội
nhập quốc tế và khu vực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng Hội
vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, thực sự là
trung tâm và nòng cốt trong phong trào “Nga Sơn chung sức xây dựng
nông thôn mới” vận động hội viên nông dân thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương; tham gia xây
dựng Đảng, chính quyền vững mạnh; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của hội viên nông dân; trú trọng xây dựng đội ngũ làm cán bộ Hội
vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn phong cách làm việc tốt hiệu
quả.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân để hội
viên, nông dân nắm được những chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, Điều lệ Hội Nông dân Việt
Nam, các quy định của địa phương thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của
người công dân và hội viên.


+ Hàng năm có 100% cán bộ Hội, 100% trở lên hội viên được tuyên
truyền, học tập Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, Chỉ thị, Nghị quyết Đại hội
Hội Nông dân các cấp.
+ Có 100% cơ sở Hội, 100% chi hội quản lý, sử dụng báo Nông thôn
ngày nay và một số ấn phẩm của báo có hiệu quả.
+ 95% số cơ sở Hội xây dựng được các mô hình văn hóa, xã hội trong
hội viên nhằm tập hợp, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên, hội viên tích
cực làm nòng cốt trong công tác tuyên tuyền ở địa phương.
+ 100% Hội Nông dân cơ sở nắm chắc tình hình tư tưởng của nông
dân, phản ánh kịp thời với cấp ủy Đảng và Hội cấp trên theo định kỳ.
- Nâng cao chất lượng tổ chức Hội Nông dân các cấp vững mạnh toàn
diện, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, nghiệp vụ
công tác Hội cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp đạt chuẩn theo quy định,
nhằm đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.
+ 100% hộ nông dân có hội viên; tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt
thường xuyên đạt 95% trở lên.
+ 100% cơ sở Hội xếp loại khá và vững mạnh, không có cơ sở trung
bình. 100% cơ sở, chi hội có quỹ: cấp cơ sở thấp nhất là 10.000.000 triệu
đồng/cơ sở; chi hội đạt bình quân từ 100.000đ trở lên/hội viên.
+ 100% Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở có trình độ chuyên môn đạt
chuẩn theo quy định; hàng năm cán bộ chi hội được bồi dưỡng, tập huấn

nghiệp vụ công tác Hội.
- Nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong nông dân,
góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã
hội của huyện trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
+ Hàng năm có 85% trở lên hộ nông dân đăng ký phấn đấu, trên 75% số hộ
đăng ký đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
+ Hàng năm có trên 95% số hộ hội viên nông dân đăng ký phấn đấu,
85% trở lên số hộ đăng ký đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
+ 100% Hội Nông dân cơ sở tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn,
hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất có hiệu quả.


+ Quỹ hỗ trợ nông dân tăng trưởng từ 20% trở lên/năm.
+ Hàng năm phối hợp dạy nghề từ 150 - 200 lao động nông thôn; trong
đó tỷ lệ được đào tạo có việc làm đạt trên 70%.
+ Tỷ lệ hộ hội viên nghèo thoát nghèo 10%/năm so với số hộ hội viên
nghèo. Mỗi chi hội nhận giúp đỡ từ 2-3 hội viên nghèo (Trong đó ít nhất có
1 hội viên nghèo được giúp thoát nghèo).
+ Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp và hòa giải trong
nông dân; thực hiện không có tình trạng khiếu kiện đông người và vượt cấp
trong hội viên nông dân.
+ Giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách phục vụ sản xuất, an
sinh xã hội trong nông dân, nông thôn; phấn đấu 100% cán bộ, hội viên
nông dân thuộc đối tượng đều được hưởng cơ chế, chính sách của Nhà
nước, địa phương.
+ Phấn đấu đến năm 2020 có 90% hộ gia đình hội viên nông dân được
cung cấp kiến thức, kỹ năng phát triển kinh tế hộ gia đình.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng của đề án: Hiệu quả hoạt động công tác Hội và phong trào
nông dân cơ sở

3.2. Giới hạn không gian: Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, gồm có 27
xã, thị trấn và 235 chi hội
3.3. Giới hạn thời gian: Đề án được triển khai và thực hiện theo giai đoạn
4 năm (2017-2020)


B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở/ căn cứ xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm
a. Quan niệm về Hội nông dân cơ sở
Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; kể từ
khi thành lập (ngày 14/10/1930), trải qua các thời kỳ cách mạng với nhiều tên gọi
khác nhau và từ năm 1988 đến nay là Hội Nông dân Việt Nam. Vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước hết sức coi trọng trong
các giai đoạn cách mạng; Đại hội lần thứ V Đảng xác định tạp trung phát triển
nông nghiệp; coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI coi trọng nông nghiệp, nông dân, nông thôn là mặt trận hàng đầu; Đại
hội Đảng toàn lần thứ IX: Đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn, tiếp tục và phát triển đưa nông nghiệp lên một tiến độ
mới; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tập trung khuyến khích phát triển
nông lâm ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và
giải quyết vấn đề nông dân, nông thôn.
Trong giai đoạn 2005-2010 Đảng đặc biệt quan tâm phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn và đáng chú ý nhất là ngày 05/8/2008 BCH
Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 26 – NQ/TW “Về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn” và Kết luận số 61, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân

Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng
giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”;
Tổ chức Hội Nông dân cấp huyện là nơi tập hợp, vận động, giáo dục hội
viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng
lực về mọi mặt; Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước
và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng,
hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân
trong sản xuất, kinh doanh và đời sống. Những đơn vị kinh tế nông, lâm trường,


hợp tác xã nếu có nhu cầu thành lập tổ chức Hội Nông dân và được Hội cấp trên
trực tiếp xem xét, quyết định thì thành lập tổ chức Hội phù hợp.
Phương thức hoạt động của Hội Nông dân được thể hiện thông qua công tác
vận động, tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho cán bộ, hội viên nông dân, bao
gồm các hoạt động: tuyên truyền giáo dục, làm lòng cốt trong các phong trào thi
đua; Nâng cao chất lượng hội viên; xem xét, quyết định kết nạp hội viên; bồi
dưỡng cán bộ Hội; duy trì nề nếp sinh hoạt với nội dung thiết thực; xây dựng
quỹ Hội, thu nộp hội phí đúng quy định; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn,
hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; tham gia xây dựng đảng,
chính quyền trong sạch vững mạnh.
b. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là một khái niệm rộng, khó định nghĩa cũng như khái niệm văn
hóa và uy tín. Theo Westley và Minterberg (1991) ý định đưa ra một quan niệm
chính xác cho khái niệm này là không khả thi. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên
cứu, quan niệm của E. Sallis (1993) là khả dĩ hơn cả khi phân biệt theo chủ
nghĩa tuyệt đối và tương đối. Chất lượng theo nghĩa tuyệt đối là chất lượng cao,
chất lượng cao nhất, Hiểu theo nghĩa này không thực tiễn và trong thực tế rất ít
cơ sở đào tạo có thể cung cấp được sản phẩm đầu ra chất lượng cao. Quan niệm
chất lượng theo nghĩa tương đối xem xét sản phẩm, dịch vụ theo những thuộc
tính mà người ta gắn cho nó. Theo quan niệm này: Sản phẩm, dịch vụ có chất

lượng khi chúng đạt được chuẩn mực được quy định từ trước mà cơ sở tạo ra nó
theo yêu cầu của khách hàng, nó làm hài lòng, vượt nhu cầu và mong muốn của
người sử dụng.
c. Quan niệm về chất lượng hoạt động của Hội nông dân cấp huyện
Từ khái niệm về chất lượng ở trên chúng ta có thể hiểu chất lượng hoạt
động Hội Nông dân cấp huyện gắn liền với hiệu quả hay kết quả hoạt động Hội
Nông dân cấp huyện. Nói đến hiệu quả hoạt động tức là nói đến mục tiêu đã đạt
được ở mức độ nào. Chất lượng hoạt động của Hội Nông dân thể hiện trình độ,
tính chuyên nghiệp của cán bộ hội. Chất lượng hoạt động Hội Nông dân huyện
được đánh giá bởi toàn bộ kết quả, hiệu quả đạt được trong quá trình tổ chức
thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra theo không gian, thời gian


nhất định, phù hợp với sự phát triển và thông qua mức độ hài lòng của đối tượng
hưởng lợi đó là hội viên và nông dân.
d. Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động Hội nông dân cấp huyện
Từ cách hiểu về chất lượng hoạt động của Hội nông dân cơ sở như đã trình
bày ở trên có thể xác định hai tiêu chí đánh giá như sau:
- Tiêu chí 1: Đánh giá chất lượng hoạt động Hội nông dân cấp huyện thông
qua kết quả các mặt hoạt động của Hội so với mục tiêu đề ra. Kết quả này ngoài
việc thể hiện ở số lượng ra tăng còn thể hiện ở mức độ ảnh hưởng ngày càng cao
từ các hoạt động của Hội đối với các đối tượng được hưởng lợi.
- Tiêu chí 2: Đánh giá chất lượng hoạt động của Hội nông dân cấp huyện
thông qua năng lực hoạt động của các hội viên (thể hiện ở thái độ tích cực, sự
hiểu biết và kỹ năng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Hội nông dân cấp
huyện).
1.1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân cấp huyện
Nâng cao chất lượng hoạt động Hội Nông dân cấp huyện là làm thế nào để
kết quả hoạt động của Hội Nông dân ở cấp huyện được rõ hơn, nổi bật hơn nữa;
nâng cao chất lượng hoạt động Hội Nông dân cơ sở chính là nâng cao về số

lượng, hiệu quả những hoạt động đó, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra gồm các
nội dung:
- Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội
viên, nông dân nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
- Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội Nông dân cơ sở vững mạnh
toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Nâng cao hiệu quả các phong trào nông dân tham gia phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông
dân phát triển sản xuất.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ của tổ chức Hội và sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Trong những năm qua Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, Hội Nông
dân các cấp rất quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đã


ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận, Quyết định, Chương trình, Kế
hoạch, văn bản hướng dẫn ... nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông
dân , nông thôn. Dưới đây là những văn bản làm căn cứ để xây dựng đề án:
1- Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020.
2- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng;
3- Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng “Về đổi mới, kiện toàn
tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng đổi mớ tổ chức bộ máy nhà
nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội”;
3- Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) của Đảng “Về tiếp tục đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”;
4- Nghị quyết số 26 – NQ/TW, ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương
Đảng “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;
5- Chỉ thị số 59 – CT/TW, ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về “Tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội Nông dân
Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”;
6- Kết luận số 61, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
Đề án”Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân
Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”;
7- Kết luận số 62 – KL/TW, ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị về “Tiếp
tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể
chính trị - xã hội”;
8- Quyết định số 673/QĐ – TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực
hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông
thôn, giai đoạn 2011 – 2020;
9- Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VI, Nghị quyết Đại hội đại biểu
Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI;
10- Nghị quyết số 06-NQ/HNDTW, ngày 19/7/2010 của Ban Chấp hành
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa V) về tiếp tục xây dựng tổ chức
Hội nông dân các cấp vững mạnh;


11- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI;
16- Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa lần thứ
VIII, nhiệm kỳ 2013 – 2018; Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân
huyện Nga Sơn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2012 – 2017;
18- Hướng dẫn số 413-HD/HNDTW ngày 29/5/2012 của Trung ương
Hội Nông dân Việt Nam về đánh giá chất lượng cơ sở Hội.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã trải qua IX kỳ Đại hội, mỗi nhiệm kỳ
của Đại hội đều đề ra nhiệm vụ xây dựng tổ chức Hội và phong trào nông
dân trong huyện là khâu then chốt. Cùng với việc tập trung xây dựng tổ

chức Hội vững mạnh, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã tuyên truyền
vận động cán bộ, hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
phù hợp với từng địa phương; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập; tham gia thực
hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư”, xây dựng gia đình nông dân văn hóa. Năm 1995, các cấp Hội nông
dân trong huyện đã triển khai thực hiện “Phong trào nông dân thi đua sản
xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu
chính đáng” trong hội viên, nông dân. Sau 20 năm triển khai thực hiện, đã
có hàng trăm ngàn lượt hộ nông dân đăng ký phấn đấu và đạt danh hiệu hộ
sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Hội Nông dân các cấp đã chủ động phối hợp triển khai các chương
trình, dự án về khuyến nông, khuyến ngư; phát triển ngành nghề nông thôn;
nước sạch, vệ sinh môi trường…, xây dựng các mô hình trình diễn, tập
huấn chuyển giao Khoa học kỹ thuật cho hội viên, nông dân. Liên kết với
các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất thông qua việc tổ
chức các hoạt động dịch vụ như cung ứng thức ăn chăn nuôi, phát triển
chăn nuôi xây dựng hầm Bioga để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hỗ trợ nông dân vay vốn và hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả
trong phát triển sản xuất, kinh doanh. Năm 2003, các cấp Hội phối hợp với
Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác cho hộ nghèo và các đối tượng chính


sách khác vay vốn, đến nay dư nợ đạt trên 35 tỷ đồng cho gần 2 ngàn lượt
hộ vay.
Tổ chức các hoạt động xóa đói giảm nghèo vận động nông dân tương
trợ, giúp đỡ nhau tại cộng đồng về vật tư, giống, vốn… để phát triển sản
xuất, kinh doanh, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện có hiệu quả
chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo. Thông qua các hoạt động
giúp đỡ ngày công lao động, cho vay con giống, vốn không lấy lãi; hội viên

trong toàn huyện đã giúp đỡ 213 hộ hội viên nghèo, khó khăn với 1.153
ngày công lao động, cùng với lương thực và nhiều loại cây, con giống, cho
vay không lấy lãi số tiền 135 triệu đồng để phát triển sản xuất.
Thông qua các phong trào thi đua của Hội, hội viên nông dân tích cực
lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của
nông dân được cải thiện rõ rệt, an ninh lương thực được đảm bảo; khẳng
định vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong công tác tuyên truyền vận
động cán bộ, hội viên tích cực tham gia nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh địa phương.
2. Nội dung thực hiện đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Nga Sơn là huyện ven biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hoá,
thuộc vùng Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý: Từ 19 056’23” đến 200 04’10” độ vĩ
Bắc; Từ 1050 54’45” đến 200 04’30” độ kinh Đông; Phía Bắc giáp huyện Kim
Sơn và Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc, Phía Đông
giáp biển Đông, Phía Tây giáp với huyện Hà Trung và Thị xã Bỉm Sơn.
Thị trấn Nga Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện cách thành
phố Thanh Hoá 40 km về phía Đông Bắc, cách thị xã Bỉm Sơn khoảng 10 km
về phía Đông Nam, cách thị trấn Kim Sơn tỉnh Ninh Bình khoảng 17 km về
phía Nam.
Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính bao gồm 26 xã và một thị trấn
huyện lỵ. Nga Sơn ở vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng với các
huyện ven biển, có đường quốc lộ, hệ thống đường tỉnh lộ chạy qua và được
bao quanh bởi hai con sông Lèn và sông Hoạt nên rất thuận lợi cho giao lưu


kinh tế, văn hoá với các huyện trong và ngoài tỉnh cũng như các địa phương
trong cả nước.
Dân số trung bình của huyện năm 2011 là 136.040 người, năm 2013 là
136.341 người, tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân là 0,755%/năm. Quá

trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỷ lệ dân cư đô thị chiếm khoảng 2,0% dân số
và ổn định trong những năm gần đây. Tỷ lệ nam, nữ trong cơ cấu dân số của
huyện hiện khá cân bằng, nữ chiếm 48,8% tổng dân số, tuy nhiên tỷ lệ nam
giới có chiều hướng tăng dần mỗi năm tăng 1,1%. Mật độ dân số năm 2013 là
859 người/km2 gấp 2,8 lần mật độ dân số trung bình của tỉnh (mật độ dân số
của tỉnh là 306 người/km2). Hầu hết các xã, thị trấn đều có mật độ dân số cao
hơn mức trung bình, trong đó đáng chú ý là xã Nga Bạch mật độ cao hơn 2,9
lần, tương tự thị trấn Nga Sơn 2,8 lần, xã Nga Liên 2 lần, Nga Thanh 1,8 lần.
- Về kinh tế: Trong những năm gần đây bên cạnh những thuận lợi là cơ
bản song cũng gặp không ít những khó khăn như: tình hình kinh tế thế giới
khôi phục chậm, thời tiết diễn biến phức tạp, nước mặn xâm nhập trên diện
rộng. Giá vật tư, nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, giá cói và các mặt hàng xuất
khẩu từ cói giảm mạnh, thị trường xuất khẩu hàng cói không ổn định. Mặc dù
từ năm 2010 trở lại đây, kinh tế của địa phương có tốc độ tăng trưởng khá,
song do xuất phát điểm thấp nên hiện tại quy mô nền kinh tế chưa tương xứng
với tiềm năng phát triển của huyện; thu nhập dân cư thấp, đời sống của các
tầng lớp dân cư còn nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất
kinh doanh và đời sống nhân dân.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2013 là
15,15%/năm. Cơ cấu giữa các ngành chuyển biến tích cực năm 2013: Nông Lâm - Thuỷ sản 37,7% (giảm 3,4%); Công nghiệp - Xây dựng 29,2% (tăng
3,3%); Dịch vụ 33,1 % (tăng 0,1% so với năm 2010). Thu nhập bình quân đầu
người năm 2013 đạt 1,66 triệu đồng tăng 7,1 triệu đồng so năm 2010. Thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2013 đạt 131 tỷ đồng, tăng 34,9 tỷ đồng
so năm 2010.


Cơ cấu thành phần kinh tế của huyện chuyển dịch theo đúng quy luật,
kinh tế ngoài quốc doanh với 142 doanh nghiệp. Toàn huyện hiện có 912
trang trại, trong đó có 74 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT và 1.250 hộ nông dân có thu nhập trên 50 triệu đồng/hộ/năm.

Các hợp tác xã không ngừng được củng cố về tổ chức và phương thức hoạt
động, có 23/27 hợp tác xã hoạt động ở mức trung bình và khá.
Hội Nông dân huyện Nga Sơn hiện có 27 tổ chức cơ sở Hội (26 xã,
01thị trấn) và 235 chi hội theo địa bàn thôn, xóm với 19.000 hội viên/=
95,4% hộ nông thôn có hội viên. Tổng số cán bộ chuyên trách cấp huyện là
5 đồng chí (5/5 đồng chí là đảng viên), 4 đồng chí có trình độ đại học,1
đồng chí là thạc sỹ, trình độ lý luận chính trị, Trung cấp là 2 đồng chí, 2
đồng chí cao cấp; tổng số cán bộ chuyên trách cấp cơ sở (Chủ tịch Hội
Nông dân xã, thị trấn) là 27 đồng chí, trong đó 13 đồng chí có trình độ đại
học, có 13/27 đồng chí có trình độ lý luận chính trị: trung cấp; Chủ tịch Hội
nông dân cơ sở tham gia cấp ủy là 27/27 đồng chí = 100 %, là đại biểu
HĐND 20/27 đồng chí = 74%. Đội ngũ cán bộ của Hội đảm bảo tiêu chuẩn
theo quy định, có ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, năng động, sáng
tạo trong hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân.
Thực tiễn hoạt động của Hội Nông dân huyện cho thấy: Công tác xây
dựng tổ chức Hội vững mạnh luôn gắn với việc nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức
Hội trong tình hình mới. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động công tác
tuyên truyền, vận động nông dân tham gia thực hiện có hiệu quả các mô
hình phát triển sản xuất và các mô hình thi đua yêu nước, nhằm chăm lo,
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên nông dân cũng
chính là công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Chính vì vậy, để xác
định được thực trạng trình độ, năng lực, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, điều
hành, lãnh đạo tổ chức Hội cơ sở và chất lượng đội ngũ cán bộ Hội thì phải
đi sâu vào việc tổng hợp, phân tích kết quả công tác Hội và phong trào
nông dân của các cấp Hội Nông dân huyện Nga Sơn từ năm 2010 đến nay,
để làm cơ sở cho giai đoạn 2017 - 2020.
2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án



Trong những năm qua các cấp Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã phát
huy tốt truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù chịu khó, tiết kiệm, tự lực,
tự cường, sáng tạo trong lao động, sản xuất. Người nông dân có gắn kết
chặt chẽ nhiều đời trong cộng đồng dân cư; nông dân, nông thôn là nơi lưu
giữ các bản sắc văn hóa dân tộc, nông dân chiếm gần 85,99% dân số của
huyện; luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới của
đất nước, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh
vực, khai thác tiềm năng thế mạnh như: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao
động, vốn, tiếp thu khoa học và công nghệ mới, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi, tiếp cận thị trường góp phần quan trọng trong phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới. Đời sống vật
chất, văn hoá tinh thần của nông dân từng bước được nâng lên rõ rệt, ý
thức chính trị, trình độ dân trí từng bước được nâng cao. Thu nhập bình
quân của người dân khu vực nông thôn ước đạt 18 triệu đồng/năm; vị thế
chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được củng cố và nâng cao, khẳng
định rõ nét là chủ thể trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới.
Tuy nhiên, do đặc điểm và tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, điều
kiện phát triển sản xuất, đời sống của một bộ phận lớn nông dân, nông thôn
còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Việc giải quyết cơ chế, chính sách (đất đai,
hỗ trợ sản xuất, an sinh xã hội...) cho nông dân ở một số địa phương còn
thiếu thống nhất, chưa phù hợp gây bức xúc trong nông dân. Tỷ lệ lao động
nông thôn qua đào tạo có việc làm còn thấp. Sự phân hoá giàu, nghèo ngày
càng có khoảng cách lớn giữa các xã, thị trấn trong huyện (nhất là các xã
điều kiện phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn như: Đường giao thông
không thuận lợi, độc canh cây lúa, không được hưởng ưu đãi của thiên
nhiên ban tặng). Tệ nạn xã hội ở nông thôn có chiều hướng gia tăng và
ngày một phức tạp hơn. Cùng với những khó khăn trên, vẫn còn tồn tại
những hạn chế về đặc điểm, tư tưởng, nhận thức của người nông dân đó là:
Còn một bộ phận nông dân mang nặng tính tư hữu (tư hữu ruộng đất,

nhà ở, tư hữu trong nền sản xuất tự cung, tự cấp, tư hữu trong lợi ích); sự
kết nối lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội còn ít; tính bảo thủ,


trì trệ vẫn còn khá nặng nề; tiếp cận khoa học kỹ thuật, xu thế phát triển
của xã hội chậm và dè dặt; tính kỷ luật đồng tâm trong sản xuất còn thấp.
Đây là mặt hạn chế cơ bản của người nông dân, đồng thời cũng là rào cản
trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phát
động, triển khai các phong trào thi đua trong công tác Hội và phong trào
nông dân.
Hội Nông dân huyện Nga Sơn là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ
thống chính trị của huyện, đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng, hợp
pháp của giai cấp nông dân trong huyện. Hội có chức năng tập hợp, vận
động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập
nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt; đại diện cho giai cấp nông dân
tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ
chức hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.
Tổ chức bộ máy cơ quan Hội Nông dân huyện gồm: Chủ tịch phụ trách
chung và là chủ tài khoản của cơ quan, công tác tổ chức, các phong trào thi
đua; 01 Phó chủ tịch phụ trách Quỹ Hỗ trợ nông dân, công tác Kiểm tra,
Kinh tế - xã hội, Tuyên Huấn và phụ trách phong trào 3 xã,1thị trấn; 3 đồng
chí cán bộ chuyên trách phụ trách phong trào 23 xã. Hệ thống tổ chức Hội
được tổ chức tại 27 cơ sở Hội (Xã, thị trấn); 235 chi hội theo địa bàn dân
cư (Thôn, xóm). Đội ngũ cán bộ Hội chuyên trách cấp cơ sở trong toàn
huyện có 33 người, Ban chấp hành Hội Nông dân các cấp hiện có 356
người (Cấp huyện 31 người); Ban Thường vụ hiện có 88 người (Cấp huyện
7 người và cấp cơ sở 81 người).
Những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội Nông dân tỉnh
Thanh Hóa và Huyện ủy Nga Sơn, các cấp Hội Nông dân huyện đã triển

khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân,
vận động cán bộ, hội viên tích cực tham gia các chương trình, dự án phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Các hoạt động của tổ chức
Hội đã mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên, thu hút nông dân tham gia
tổ chức Hội, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; năng lực hoạt
động của tổ chức Hội được nâng lên. Hoạt động Hội đã góp phần quan


trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương cụ thể là:
* Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ hội viên nông
dân:
Được các cấp Hội xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng
hàng đầu; nội dung tuyên truyền bám sát vào chủ trương, đường lối của
Đảng; Chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chính sách liên quan đến
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các chương trình giảm nghèo; chương
trình xây dựng nông thôn mới; các Chỉ thị, Nghị quyết, Điều lệ của Hội;
các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của tỉnh, của huyện; thực hiện
cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã
được triển khai sâu rộng đến các cấp Hội và hội viên, nông dân với nhiều
hình thức phong phú, hiệu quả. Hình thức tuyên truyền ngày càng được đổi
mới, đa dạng, phong phú như: Sinh hoạt chi hội thường kỳ, sinh hoạt
chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ; nâng cao chất lượng hoạt động các loại
hình câu lạc bộ nông dân, tổ chức tham quan học tập mô hình; các gương
điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực trên các phương tiện thông tin đại
chúng của huyện và địa phương; hệ thống báo, bản tin của Hội.
Tổ chức các cuộc thi viết, thi dưới hình thức sân khấu hoá như: Thi
“Tìm hiểu Hội Nông dân Việt Nam 80 năm xây dựng và trưởng thành”, thi
Giải Bóng chuyền “Bông lúa vàng”, cuộc thi Hội thi "Nhà nông đua tài",
Hội thi “Nông dân với pháp luật", Hội thi “Nông dân với Chương trình

Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” và các cuộc thi do Trung ương
Hội Nông dân Việt Nam, các ngành, đoàn thể phát động. Hoạt động tuyên
truyền đã thu hút 100% cán bộ Hội và trên 85% hội viên tham gia. 100%
cơ sở và chi hội có báo nông thôn ngày nay, bản tin nông dân Thanh Hóa.
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần nâng cao nhận
thức cho hội viên nông dân về vai trò, vị trí của tổ chức Hội, của giai cấp
nông dân, trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính
sách, pháp luật của Nhà nước, ý thức xây dựng Đảng, xây dựng Chính
quyền, tích cực thi đua lao động sản xuất, tham gia các cuộc vận động xã


hội, góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Từ đó, cán bộ, hội viên ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
điều hành của chính quyền, gắn bó chặt chẽ, mật thiết với tổ chức Hội.
* Công tác xây dựng tổ chức - kiểm tra:
Xác định công tác xây dựng tổ chức Hội là nhiệm vụ trọng tâm, có ý
nghĩa then chốt quyết định chất lượng hoạt động của tổ chức Hội và phong
trào nông dân, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Hội Nông dân huyện đã tập
trung đổi mới công tác chỉ đạo, nâng cao chất lượng tổ chức Hội, hướng
mạnh các hoạt động về cơ sở, tích cực phát triển hội viên mới, nâng cao
năng lực của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu của tổ chức Hội. Xây dựng
và ban hành các Quy chế hoạt động, Hướng dẫn công tác thi đua khen
thưởng (Cụ thể hóa tiêu chuẩn xếp loại cơ sở, chi hội) Công tác kết nạp hội
viên mới và nâng cao chất lượng hội viên được các cấp Hội quan tâm chỉ
đạo, từ năm 2010 đến nay đã kết nạp được 7.823 hội viên mới, nâng tổng
số hội viên toàn huyện lên 19.000 hội viên (chiếm 95,4% hộ nông dân có
hội viên). Nội dung, hình thức hoạt động của các chi hội cơ bản bám sát
nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chất lượng hoạt động của các cơ sở
Hội được nâng lên rõ rệt (đến năm 2014 toàn huyện có 9 cơ sở Hội, 89 chi

hội đạt xuất sắc; 2 cơ sở Hội và 15 chi hội đạt khá; nhưng vẫn còn 10 chi
hội trung bình). Công tác quy hoạch, kiện toàn cán bộ được quan tâm, Ban
Thường vụ Hội nông dân các cấp đã tham mưu với các cấp ủy Đảng quy
hoạch đội ngũ cán bộ Hội các cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (từ
năm 2013 - tháng 02/ 2015 đã kiện toàn bầu bổ sung 19 ủy viên Ban chấp
hành, 8ủy viên Ban thường vụ, 5 chức danh Chủ tịch và 6 phó chủ tịch Hội
cơ sở). Hàng năm có trên 80% cán bộ cơ sở, trên 75% cán bộ chi hội được
tập huấn nghiệp vụ và các chuyên đề, chuyên sâu theo lĩnh vực, nghiệp vụ
kết hợp với thực hành để nâng cao kỹ năng điều hành sinh hoạt cho cán bộ
hội... Đội ngũ cán bộ BCH các cấp từng bước được trẻ hoá, chất lượng cao
hơn những năm trước đây (cấp huyện tuổi đời bình quân là 42 tuổi, cấp cơ
sở tuổi đời bình quân là 47 tuổi).
Ban kiểm tra các cấp được kiện toàn đi vào hoạt động nề nếp. Hàng
năm các cấp Hội tổ chức kiểm tra đúng theo Điều lệ quy định (huyện kiểm


tra 100% xã, thị trấn và 50% chi hội; xã, thị trấn kiểm tra 100% chi hội)
với các nội dung: kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội, Chỉ thị, Nghị quyết,
chương trình công tác của Hội; việc sử dụng tài chính, quỹ hội, Quỹ hỗ trợ
nông dân, các loại phí ủy thác... Thông qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện
những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động Hội và triển
khai các phong trào nông dân, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp để
khắc phục những thiếu sót, hạn chế để các cấp tổ chức hoạt động của Hội
đạt hiệu quả cao hơn.
Tập trung xây dựng nguồn quỹ Hội ở cơ sở, đến tháng 12/2014 tổng số
quỹ hội toàn huyện đạt gần 1.045 triệu đồng (bình quân đạt 55.000đ/hội
viên); thông qua nguồn Quỹ hội đã hỗ trợ tích cực cho hội viên nghèo vay
với lãi thấp để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và thăm hỏi động viên
hội viên lúc khó khăn, hoạn nạn, qua đời...; Quỹ Hỗ trợ nông dân, tổng
nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân toàn huyện là 1,2 tỷ đồng đã cho 68 hộ vay, để

phát triển các mô hình kinh tế như: Đầu tư phát triển trang trại, gia trại
chăn nuôi trâu, bò cày kéo, kết hợp sinh sản nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy
điện...
* Các phong trào thi đua của Hội:
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp
nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được các cấp Hội Nông dân trong
huyện phát triển phong trào rộng khắp, bền vững cả về quy mô và chất
lượng, thu hút hàng chục ngàn hộ nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm,
tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ, kinh
tế trang trại, gia trại. Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều nông dân
sản xuất kinh doanh giỏi điển hình tiên tiến ở khắp các địa phương trong
huyện. Hội Nông dân huyện phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển
nông thôn chỉ đạo, đánh giá tổng kết phong trào theo định kỳ 5 năm 1 lần ở
cấp huyện và cơ sở.
Để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh Hội Nông dân các
cấp phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tạo vốn cho nông dân vay;
phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kiến thức sản xuất hàng hóa về kỹ thuật
về trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh... cho hội viên nông dân; thực


hiện cung ứng vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống cây, con cho nông
dân. Hàng năm phối hợp với Ban hỗ trợ nông nghiệp huyện tổ chức Hội
nghị xúc tiến Thương mại cho các chủ hộ nông dân sản xuất kinh doanh
giỏi ở các địa phương trong huyện. Phong trào nông dân thi đua sản xuất
kinh doanh giỏi đã tác động tích cực đến việc vận động hội viên nông dân
tương trợ, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu,
chương trình giảm nghèo của huyện; hội viên nông dân sản xuất giỏi trong
huyện đã ủng hộ Quỹ Trường Sa, quỹ vì người nghèo trị giá trên 100 triệu
đồng.
Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi được các cấp uỷ Đảng,

chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và nông dân tích cực hưởng ứng
mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần không nhỏ vào thành tích chung
trong kết quả phát triển kinh - tế xã hội của huyện nhà: sản xuất lương thực
là huyện dẫn đầu về năng suất lúa của tỉnh. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát
triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đã xuất hiện nhiều gia trại, trang trại
sản xuất hàng hoá theo mô hình tổng hợp với quy mô lớn trên 5 ha, thu hút
nhiều lao động và hoạt động có hiệu quả; ngành nghề nông thôn có bước
phát triển thu hút gần 215 lao động nông thôn có việc làm và thu nhập từ 2
đến 4,5 triệu đồng/người/tháng. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng
cao cả về vật chất và tinh thần. Số hộ khá, giàu tăng 10% (so với năm
2010), số hộ nghèo giảm từ 32,9% năm 2010 xuống còn 15,9% năm 2014,
kết cấu hạ tầng ở nông thôn không ngừng được đầu tư và từng bước hoàn thiện.
Tổ chức Hội được Hội cấp trên và các cấp uỷ Đảng quan tâm, lãnh đạo
chỉ đạo ngày càng được củng cố và lớn mạnh, xứng đáng là trung tâm nòng
cột của giai cấp nông dân huyện nhà. Các hoạt động phối hợp giữa Hội
Nông với các ngành, các doanh nghiệp nhất là ngành nông nghiệp ngày
càng có hiệu quả và thiết thực đối với nông dân. Nhìn chung, phong trào
sản xuất kinh doanh giỏi trong những năm qua liên tục phát triển và có sức
lan tỏa sâu rộng trong hội viên, nông dân. Bằng sức mạnh tổng hợp từ chủ
trương, chính sách, đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các ban,
ngành, đoàn thể và sự chủ động của Hội Nông dân các cấp và phòng nông
nghiệp - phát triển nông thôn, sự nỗ lực vươn lên của nông dân làm chuyển


biến nền sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh, đa canh và chuyên
canh ngày càng cao, phát huy được nội lực, khai thác tốt tiềm năng, thế
mạnh của từng địa phương để sản xuất kinh doanh cho phù hợp; góp phần
trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giảm hộ nghèo, xây dựng
nông thôn mới, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông
dân, từ đó củng cố lòng tin của nông dân với Đảng, Nhà nước, tăng cường

sức mạnh của tổ chức Hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng tổ
chức Hội vững mạnh.
* Phong trào xây dựng gia đình nông dân văn hóa, xây dựng nông
thôn mới: Thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn
mới” và Nghị quyết số 05/NQ-HU ngày 01/3/2011 của Ban chấp hành
Đảng bộ huyện, Kế hoạch số 29 ngày 12/2/2010 của Uỷ ban nhân dân
huyện “Về việc xây dựng nông thôn mới” giai đoạn (2010 - 2015), Hội
Nông dân huyện đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện
phong trào “Xây dựng nông thôn mới” tới cán bộ, hội viên nông dân trong
toàn huyện, thông qua hội nghị tập huấn và sinh hoạt chi hội, đã tạo bước
chuyển biến nhận thức trong cán bộ hội viên nông dân về ý nghĩa mục đích
và tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là công tác
dồn điền đổi thửa; đồng thời chủ động lựa chọn những nhóm nội dung
trọng tâm để tập trung chỉ đạo và hướng dẫn các cấp Hội thực hiện như:
Phối hợp với Ủy ban nhân dân và các đoàn thể cùng cấp vận động nông dân
tham gia hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công lao động để xây dựng hạ
tầng nông thôn, các công trình phúc lợi công cộng, tích cực thực hiện dồn
điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế trang trại, gia trại, sản
xuất theo hướng hàng hóa. Từ nhận thức đó cán bộ hội viên nông dân đã
phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới; đặc
biệt là phát huy được tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia xây dựng kết
cấu hạ tầng nông thôn, thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, hiến đất làm
đường giao thông nội đồng, đóng góp kinh phí để làm đường bê tông thôn,
xóm. Kết quả 63 hộ hiến 13,6 ha đất, đóng góp hàng ngàn ngày công lao
động, nạo nét 863m 3 kênh mương, trên 500 km đường trục được xây dựng
và nâng cấp 16,3 km đường thôn, xóm, đào đắp 535.113 m 3 nền đường nội


ng v tham gia xõy dng cỏc cụng trỡnh phỳc li khỏc; xây mới 9
phũng hc, 62 nhà văn hoá xóm, thôn, nâng tổng số nhà văn

hoá xúm, tổ dân phố lên nhà = 48,81 % thôn, xóm có nhà
văn hoá, Tổng kinh phí nhân dân đóng góp xây dựng
nông thôn mi hàng chc tỷ đồng.
Tuyờn truyn, vn ng nụng dõn thc hin Cuc vn ng ton dõn
on kt xõy dng i sng vn húa khu dõn c. 100% chi hi t chc
cho cỏn b, hi viờn, nụng dõn ng ký thc hin gia ỡnh vn húa. Hng
nm cú t 95 - 100% hi viờn ng ký thc hin; Kt qu bỡnh xột cú t 75
- 80% h gia ỡnh t danh hiu gia ỡnh vn húa, cht lng cuc vn
ng Ton dõn on kt xõy dng i sng vn húa khu dõn c c
nõng lờn so vi 5 nm trc, s gia ỡnh nụng dõn t tiờu chun gia ỡnh
nụng dõn vn húa tng t 1- 5% so vi nm trc. Cỏc cp Hi Nụng dõn
trong huyn ó vn ng hi viờn ng dng tin b khoa hc, k thut v
cụng ngh mi vo sn xut, nõng cao nng sut, cht lng, giỏ tr sn
phm nụng nghip trờn n v din tớch nh mụ hỡnh nuụi trõu, bũ sinh sn .
Duy trỡ thc hin cỏc d ỏn nh to vic lm cho hi viờn nụng dõn. Cỏc
mụ hỡnh trờn ó c hi viờn nụng dõn thc hin cú hiu qu v nhõn ra
din rng trờn a bn huyn.
Thc hin Kt lun 61-KL ngy 03/12/2009 ca Ban Bớ th Trung
ng ng v ỏn "Nõng cao vai trũ, trỏch nhim ca Hi Nụng dõn Vit
Nam trong phỏt trin nụng nghip, xõy dng nụng thụn mi v xõy dng
giai cp Vit Nam giai on 2010-2020"; Quyt nh s 673/Q-TTg ngy
10/5/2011 ca Th tng Chớnh ph v vic "Hi Nụng dõn Vit Nam trc
tip thc hin v phi hp thc hin mt s Chng trỡnh ỏn phỏt trin
kinh t, vn húa, xó hi nụng thụn giai on 2011-2020", T chc tuyờn
truyn, vn ng hi viờn, nụng dõn tham gia hc ngh ngn hn di 3
thỏng; phi hp vi cỏc ngnh chc nng t chc kho sỏt, la chn, t vn
v tham gia t chc o to, dy ngh cho lao ng nụng thụn theo Quyt
nh 1956 ca Th tng Chớnh ph. Trong 5 nm (T 2010-2015) ó t
chc 35 lp hc ngh ngn hn cho 1.625 hi viờn nụng dõn v nuụi trng
thy hi sn, chn nuụi gia sỳc, gia cm. Tp trung huy ng cỏc ngun lc



xây dựng các mô hình chi hội Nông dân bảo vệ môi trường, vận động hội
viên nông dân thực hiện cải tạo nơi ăn ở, xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh, di
chuyển sắp xếp chuồng trại gia súc, gia cầm đảm bảo hợp lý và đẹp khuôn
viên gia đình, thu gom xử lý rác thải, thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực
vật, xây dựng trên 500 hầm Biogas, cống thoát nước bảo vệ môi trường
nông thôn; xây dựng bể chứa rác thải trên cánh đồng...
Bên cạnh các hoạt hướng dẫn nông dân tập trung phát triển kinh tế,
các cấp Hội đã tích cực vận động nông dân tham gia thực hiện có hiệu quả
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; tích
cực tham gia phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, xóm văn
hóa, nông thôn mới”, xây dựng “Xã nông thôn mới”. Hàng năm có trên
26.000 hộ hội viên đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Các phong trào văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển rộng rãi trong từng thôn,
xóm; hội viên nông dân là lực lượng nòng cốt chính trong các hoạt động lễ
hội tại địa phương tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao
đời sống tinh thần cho hội viên nông nông dân. Hoạt động của các cấp Hội
Nông dân, đặc biệt là cấp cơ sở đã góp phần tích cực thực hiện Chương
trình Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
* Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh:
Các cấp Hội Nông dân trong huyện phối hợp với các lực lượng vũ trang
trên địa bàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ,
hội viên nông dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Tổ
chức 138 buổi tuyên truyền phổ biến cho 20.718 lượt cán bộ, hội viên nông
dân về phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục kiến
thức quốc phòng an ninh trong tình hình mới, Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm
2013, Luật đất đai, Luật hôn nhân gia đình, Luật phòng chống buôn bán
người, Luật bình đẳng giới. Vận động nâng cao nhận thức cho hội viên nông

dân về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn bán người, vận
chuyển trái phép chất ma tuý, chất nổ, trộm cắp tài sản công dân, gây mất trật
tự an ninh ở khu vực nông thôn; góp phần quan trọng trong phong trào bảo vệ
an ninh tổ quốc, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.


×