Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY TNHH HOA HƯỚNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.77 KB, 28 trang )

BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY TNHH HOA HƯỚNG
DƯƠNG

3.1 Phương hướng kinh doanh của công ty TNHH du lịch Hoa
Hướng Dương
3.1.1 Bối cảnh hoạt động của công ty
Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương được hình thành và phát triển
trong hơn 5 năm gần đây là khoảng thời gian mà ngành du lịch non trẻ
Việt Nam được ghi nhận tăng trưởng khá nhanh. Vậy quá trình và vị thế
của ngành trong nền kinh tế Việt Nam và trong khu vực hiện như thế nào?
Quá trình phát triển. Hoạt động của ngành du lịch Việt Nam được Diễn
đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ghi nhận từ năm 1995, bắt đầu với con số
khiêm tốn 1.35 triệu khách quốc tế, tăng lên 4.2 triệu du khách với doanh
thu 3.5 tỷ USD vào năm 2008 (6). Trong tiến trình phát triển này, số
lượng chỉ bị suy giảm vào năm 1998, thời điểm xảy do cuộc khủng kinh
tế Châu Á.
Theo xu hướng chung trên thế giới, phần lớn nguồn khách quốc tế đến
Việt Nam từ các quốc gia trong vùng. tổng kết bao gồm các nước có lượng
khách du lịch đến Việt Nam trên 100 ngàn năm 2007. Hoa Kỳ là một
ngoại lệ của các quốc gia ngoài khu vực có số lượng khách quốc tế lớn
đứng hàng thứ tư, do số lượng Việt kiều chiếm tỷ lệ quan trọng trên tổng
số du khách đến từ quốc gia này.
Mức tăng trưởng trong thập niên qua của ngành du lịch khá cao. Việt
Nam được xếp vào danh sách “Các điểm đến mới hàng đầu thế giới giai
đoạn 1995-2004“, và là một trong số các nước có mức tăng trưởng cao
của Châu Á - Thái Bình Dương, vốn là khu vực có mức tăng trưởng
ngành du lịch cao hơn hầu hết các khu vực khác trên thế giới.
Nguồn: tài liệu UNWTO
Triển vọng phát triển của ngành du lịch Việt Nam được đánh giá là khả
quan, theo như dự báo của WEF cho giai đoạn 2009-2018. Tuy nhiên, vì


dự báo này được soạn thảo vào đầu năm 2008, khi cuộc khủng hoảng
kinh tế giới chưa thực sự khởi đầu, do đó, mức tăng truởng sẽ thấp hơn
các số liệu trong bảng dưới đây.
Vị thế của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc gia. Cán cân thanh toán
quốc tế của Việt Nam yếu kém và thiếu ổn định, với mức thâm hụt 12 %
GDP năm 2008, do lệ thuộc nặng nề vào nguồn xuất khẩu, đầu tư nước
ngoài, và vì sự thâm hụt của cán cân thương mại. Sự thâm hụt này được
bù đắp bằng các nguồn ngoại thu khác, trong đó có sự đóng góp đáng kể
của nguồn thu nhập du lịch.
Từ góc độ khác, vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam còn biểu hiện qua tỷ phần doanh thu của ngành trên
tổng sản lượng quốc gia (GDP) và tỷ lệ số lượng lao động hoạt động
trong ngành trên tổng lực lượng lao động của cả nước.
Vị thế ngành du lịch Viêt Nam trong khu vực. Mặc dù đạt được mức
tăng trưởng khá cao, số liệu về tỷ lệ lượng du khách đến của mỗi nước
trên tổng số khách đến trong khu vực cho thấy thành quả của ngành du
lịch Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, đặc biệt so sánh với hai nước láng giềng
Thái Lan và Malaysia - là những quốc gia có lợi tức trung bình, đối thủ
cạnh tranh lớn, và cũng là những đối tượng Việt Nam muốn bắt kịp trong
trung và dài hạn của những thập niên tới.

Tính theo tỷ phần doanh thu của mỗi quốc gia trên tổng thu của ngành du
lịch trong khu vực, vị trí của ngành du lịch Việt Nam còn thấp hơn. Có thể
lý giải sự tụt hạng này, một phần nào đó do giá cả của Việt Nam thấp,
song quan trọng hơn nữa là những mặt hạn chế của các dịch vụ du lịch về
giải trí và mua sắm. Khi so sánh hai biểu đồ về tỷ phần lượng khách quốc
tế và doanh thu trong vùng trên đây, có thể lấy Philippines như một
trường hợp điển hình đáng lưu ý. Nhờ thu nhập bình quân từ mỗi du
khách cao hơn, doanh thu của Phillippines đã vượt Việt Nam đáng kể
(2.2% - 1.8%), mặc dù lượng khách quốc tế của nước này thấp hơn Việt

Nam khá nhiều (1.7% - 2.3%).
Nguồn: tài liệu WNWTO
3.1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty
Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương phấn đấu trong năm 2010 đạt
được những mục tiêu cụ thể như sau:
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp năm 2010 sẽ là
330.000.000 tăng so với năm 2009 là 30.164.698.
- Mục tiêu chương trình sản phẩm năm 2010 là:
+ Ngoài các tour du lịch đường bộ mở thêm các tour du lịch đường
sông.
+ Mở các tour du lịch dài ngày và ngắn ngày hướng vào các đôi
tượng công nhân viên chức Nhà nước, học sinh, sinh viên những đối
tượng có mức thu nhập tương đối vừa phải mà trước đây công ty chưa
chú trọng.
+ Xây dựng các tour du lịch chuyên đề: tham quan, nghỉ dưỡng, trao
đổi văn hóa…
+ Tăng 20% đến 30% lượng khách outbound với các tour du lịch đã
được xây dựng trước đó.
+ Đa dạng hóa chương trình tour du lịch inbound thêm 5 chương trình
so với năm 2009.
+ Tăng lượng khách đến nhà hàng thông qua thiết kế bài trí lại nhà
hàng, thu hút chủ yếu là khách có thu nhập cao.
+ Tăng đầu xe ô tô lên 2 chiếc để đáp ứng kịp thời lượng khách tăng
vọt trong thời gian mùa vụ.
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân viên về nghiệp vụ chuyên môn và
trình độ giao tiếp với du khách nước ngoài.
3.1.3 Phương hướng kinh doanh của công ty TNHH du lịch Hoa
Hướng Dương
Trong giai đoạn ngành du lịch non trẻ của Việt Nam đang có những
bước chuyển biến đáng nể thì công ty được xác định là có tiềm năng

phát triển khá mạnh trong thời gian tới. Để phát triển hoạt động kinh
doanh lữ hành, công ty đã đề ra những phương hướng sau:
- Phát huy những tiềm năng hiện có, khai thác chiều sâu thế mạnh du
lịch, mở thêm các tour du lịch mới, làm đa dạng hóa các loại hình du
lịch, mở thêm các tour đêm.
- Thực hiện tốt khâu nghiên cứu thị trường để có thể dự báo trước được
luồng khách, đón trước vận hội.
- Đổi mới cách nghĩ, cách làm ở các bộ phận để tăng hiệu quả hoạt
động kinh doanh:
+ Phòng kinh doanh: tăng cường hơn nữa các biện pháp bán sản phẩm
tour thông qua các hình thức hiện đại như đặt tour trực tuyến hay gặp gỡ
trực tiếp với khách hàng qua các hội nghị truyền thông.
+ Phòng hành chính nhân sự: thực hiệm nghiêm chỉnh cơ cấu phân cấp
của công ty, báo cáo đúng đủ, hạch toán chính xác cho từng bộ phận.
- Đảm bảo mức vốn cao hơn cho cán bộ nhân viên cụ thể là tăng
thu nhập cho nhân viên thông qua duy trì ổn định công việc
cũng như tăng thưởng trích từ hoạt động kinh doanh của công ty
để họ yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy của công ty, xem xét lại các nghiệp vụ
kinh doanh từ khâu tổ chức, phân công bố trí lại lao động, tổ chức
sản xuất kinh doanh cho hợp lý.
- Có các chương trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân
viên của công ty để họ có đủ các kiến thức chuyên môn và nghiệp
vụ để xử lý, phản ứng nhanh nhạy trong quá trình làm việc.
* Khách du lịch nội địa
Doanh thu từ thị trường khách du lịch nội địa được dự kiến trong
năm 2010 là 3.120.000.000. Công ty chủ yếu khai thác kinh doanh
tại thị trường Hà Nội do lợi thế là nằm tại khu vực Hà Nội, xu hướng
chi tiêu của cư dân hướng nhiều hơn vào hoạt động du lịch. Bên cạnh
đó, có nhiều cơ quan tổ chức phát triển mạnh hoạt động trên địa bàn

Hà Nội và dân số có mức thu nhập cao nhất miền Bắc. Trung bình 1
năm các cơ quan du lịch nghỉ mát ít nhất 1-2 lần. Ngoài ra Hà Nội là
trung tâm kinh tế, văn hoá và thủ đô do vậy lượng khách trong nước
và ngoài nước hàng năm đến Hà Nội để công tác và du lịch với số
lượng rất lớn.
Bảng 3.2. Dự kiến các loại khách của từng tháng trong năm 2008
Thời gian Nhu cầu Đối tượng Điểm đến
Tháng 1 Du lịch
lễ hội
Du lịch
outbout
Du lịch
inbout
Du lịch
tham
quan
tổng
hợp
Cá nhân, nhóm
cơ quan, các
đoàn nối tour từ
các công ty du
lịch, khách Việt
kiều và khách lẻ
quốc tế tại Hà
Nội
Các đền chùa
lăng tẩm
Tháng 2
Tháng 3 Du lịch


Tháng 4 Các điểm nghỉ
mát tại bãi biển
và trên núi
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7 Du lịch
tham
quan,
mua
sắm
Tháng 8 Các trung tâm du
lịch, kinh tế đặc
biệt là các trung
tâm du lịch tại
các cửa khẩu.
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Ngoài ra, Hà Nội có thể tổ chức các tour inbound và outbound một cách
thuận tiện thông qua sân bay quốc tế nội bài và là điểm kết nối các tour từ
miền Bắc đến các vùng miền khác trên toàn quốc.
Ta còn có thể nhận thấy nhu cầu du lịch của du khách ngày càng tăng
không chỉ tập trung vào mục đích tham quan giải trí mà còn là trao đổi
văn hóa, đi công tác, nghiên cứu thị trường..mở ra nhiều cơ hội cho sự
phát triển sản phẩm của công ty Hoa Hướng Dương.
* Khách du lịch quốc tế
Với khách du lịch quốc tế, công ty đang chủ chương thu hút khách với
dự kiến sau : tổng doanh thu outbound năm 2010 là 1.600.000.000, tổng

doanh thu outbound năm 2010 là 1.300.000.000.
Công ty sẽ xây dựng toàn bộ các chương trình du lịch cho phù hợp với
nhu cầu với mức giá tại thị trường Hà Nội. Riêng với chương trình
outbound Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông sẽ
khảo sát giá tại Hà Nội và trong khu vực.
3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH du
lịch Hoa Hướng Dương.
3.2.1 Nhóm biện pháp tăng kết quả kinh doanh.
* Các giải pháp về Marketing
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing:
Để tăng kết quả kinh doanh thì một trong những vấn đề quan tâm là làm
sao sản phẩm chương trình du lịch của công ty được tiêu thụ trên thị
trường và du khách tìm đến khách sạn của công ty ngày một đông đảo.
Chính vì lý do đó mà công ty cần phải tổ chức một phòng ban chuyên làm
về marketing, vì đây là một mảng khá quan trọng nên tránh tình trạng
kiêm nhiệm trong công việc dẫn đến giải quyết không hết, không kịp thời,
thiếu chính xác những vấn đề xảy ra trong quá trình kinh doanh, không
những thế còn thể hiện được tính chuyên môn hoá trong công việc. Chi
phí ban đầu cho việc thành lập phòng Marketing mới sẽ là tốn kém nhưng
bù lại nó góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Hoa
Hướng Dương trên thị trường.
Marketing là công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao và nhanh nhạy vì vậy
khi tổ chức bộ phận chuyên làm về Marketing cần phân công cho nhưngc
cán bộ có chuyên môn, có kinh nghiệm và sự nhạy bén phụ trách công
việc đó. Công ty có thể áp dụng cơ cấu mô hình Marketing như sau:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Marketing
GIÁM ĐỐC
Phòng Marketing
Bộ phận nghiên cứu thị trường
Bộ phận phối tiêu thụ

Bộ phận quảng cáo khuếch trương
Mô hình trên thể hiện tính chuyên môn hóa và sự hợp tác chặt chẽ giữa
các bộ phận nhỏ trong phòng Marketing, cụ thể là:
+ Bộ phận nghiêm cứu thị trường: làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường
trong nước và quốc tế về nhu cầu thị trường, sản phẩm, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh….nhằm xác định chính xác thi trường mục tiêu của công ty.
+ Bộ phận phân phối và tiêu thụ sản phẩm: làm nhiệm vụ lựa chọn, xây
dựng và quản lý các kênh phân phối các sản phẩm chương trình du lịch
của Công ty phù hợp với mục tiêu. Bên canh đó, bộ phận này còn thực
hiện công tác tổ chức phân phối và tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh
phân phối thích hợp. Một nhiệm vụ khác là tạo dựng mối quan hệ với các
công ty, tổ chức du lịch khác, nhận và gửi khách.
+ Bộ phận quảng cáo: thực hiện xúc tiến bán các sản phẩm du lịch và thu
hút sự chú ý của du khách đối với khách sạn. Các chương trình xúc tiến:
khuyến mãi giảm giá, quan hệ công chúng, tham gia hội chợ, triển lãm về
ngành du lịch…
Cán bộ làm Marketing phải có trình độ chuyên môn cao về nghiệp vụ
du lịch, am hiểu về tâm lý xã hội thì mới có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ
này. Ngoài ra họ cần thành thạo ngoại ngữ, đồng thời phải hiểu rõ sản
phẩm của Công ty, nhạy bén với thông tin thị trường. Thực trạng hiện nay
đội ngũ nhân viên của Công ty hầu hết đều có khả năng sử dụng ngoại
ngữ song kiến thức về Marketing du lịch thì chưa được chuyên sâu, đào
tạo một cách bài bản. Chính vì vậy công ty cần chú trọng nâng cao nghiệp
vụ chuyên môn của nhân viên.
- Xây dựng kinh phí cho hoạt động Marketing một cách có kế hoặch:
+ Trước tiên kế hoặch về kinh phí Marketing Công ty chủ động lập kế
hoạch kinh phí marketing sau đó trình nên ban lãnh đạo phê duyệt. Ngân
sách dành cho hoạt động marketing có thể được tính theo phương pháp
trích một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng doanh thu của Công ty. Kinh
phí hoạt động marketing thay đổi theo kết quả kinh doanh lữ hành của bộ

phận du lịch. Điều đó giúp cho Ban lãnh đạo trực tiếp nhìn nhận mức độ
hợp lý của ngân quỹ marketing và thấy được mối quan hệ giữa chi phí
cho hoạt động marketing với doanh thu cũng như lợi nhuận của hoạt động
lữ hành, từ đó có những điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt
động của Công ty. Ngân sách cần được phân bổ rõ cho từng mảng hoạt
động :
Kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, khảo sát thị trường, xây dựng các
chương trình du lịch.
Kinh phí tham gia các tổ chức liên hoan, hội thảo du lịch của ngành.
Kinh phí cho hoạt động xúc tiến bán và quảng cáo…
Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh cũng như sự biến động của
thị trường mà có sự điều chỉnh ngân sách một cách linh hoạt, phù hơp với
hoạt động marketing. Việc phân bổ ngân sách cho từng bộ phận nhỏ cũng
có thể được điều chỉnh nhằm đảm bảo hiệu quả chung của hoạt động
marketing của Công ty.
- Thiết kế về mặt chiến lược Marketing của công ty
Chiến lược Marketing là một chiến lược toàn diện, được xây dựng và
thực hiện trên mối quan hệ hợp tác giữa các phòng ban khác trong công
ty. Chiến lược Marketing bao gồm: Chiến lược sản phẩm, cạnh trạnh…

×